BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC TRƯƠNG THỊ LAN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HS LỚP 6 TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN TÓM TẮT LUẬ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
TRƯƠNG THỊ LAN
PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HS LỚP 6 TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Văn – Tiếng Việt Mã số: 8 14 01 11
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Thị Anh
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 2MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
1.1 Đổi mới GD Phổ thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng của nền GD Việt Nam, trong đó chú trọng đến phát triển năng lực người học Bên cạnh mục tiêu phát triển các năng lực chung như; năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực tính toán , môn Ngữ văn còn hướng tới năng lực đặc thù cho HS Năng lực đặc thù được thể hiện qua năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học Năng lực ngôn ngữ, theo cách hiểu khái quát nhất, được thể hiện qua việc phát triển bốn kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe
1.2 Nếu như nghe, đọc là hai kỹ năng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói, viết là hai kỹ năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và phát triển trong nhà trường
Để phát triển kỹ năng viết cho HS, SGK Ngữ văn 6 tập trung giới thiệu các kiểu bài: VB (VB) tự sự, VB biểu cảm, VB miêu tả, VB nghị luận, VB thông tin Như vậy, VB tự sự là một trong 5 kiểu loại VB trong CT, SGK Ngữ văn 6, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng nghe, đọc, nói và viết Đây cũng là loại VB được dạy học ở lớp 6 và lớp 9 theo CT, SGK Ngữ văn trước 2018 Điều đó thuận lợi cho GV khi dạy học theo CT, SGK mới sau 2018
Tuy nhiên, phát triển kỹ năng viết VB tự sự theo CT, SGK Ngữ văn 6 có các nội dung mới hơn, gắn với mục tiêu dạy theo theo định hướng năng lực HS: kể lại trải nghiệm của bản thân (bài 1, bài 3 – kỳ 1); kể lại một truyện cổ tích (bài 7 – kỳ 2); viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích (Bài 2- kỳ 1) Các mức độ viết bài văn kể lại câu chuyện cổ tích cũng có những yêu cầu khác nhau: viết đoạn văn ngắn; viết bài văn ngắn kết hợp với tái hiện và tưởng tượng; viết bài văn kể sáng tạo, mở rộng, tiếp nối các sự kiện dựa trên câu chuyện có sẵn; tự sáng tạo lại cốt truyện và trình bày lại một câu chuyện với nhiều tình tiết phong phú, sinh động Ở mức độ 3 (viết bài văn kể sáng tạo, mở rộng, tiếp nối các sự kiện dựa trên câu chuyện có sẵn), CT còn chú ý đến mối quan hệ mức độ giữa viết mô phỏng và viết sáng tạo Điều đó đòi hỏi GV cần có sự đổi mới trong cách dạy HS kỹ năng viết với các yêu cầu cụ thể, phù hơp với đối tượng HS và với kiểu văn bản, xác định rõ quy trình viết ở từng mức
Trang 3độ khác nhau, cần có sự phân hóa đối tượng HS để xây dựng nội dung viết cũng như kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực
1.3 SGK Ngữ văn 6 đã thực hiện được một năm Thực tế đã ghi nhận nhiều thành công khi áp dụng CT, SGK mới, trong đó có phát triển kỹ năng viết cho HS trong dạy học VB tự sự Bên cạnh đó, cũng còn nhiều tồn tai: GV phần lớn còn mơ hồ trong cách dạy học theo hướng phát triển năng lực, việc phát triển năng lực viết VB tự sự còn chung chung, chưa xây dựng được hệ thống bài tập rèn kỹ năng, chưa xây dựng được rublic đánh giá hoạt động viết theo hướng tiếp cận tiến trình nhằm mục tieey viết bài văn tự sự theo các mức độ khác nhau…
Về phía HS, bài viết văn tự sự còn chưa đạt yêu cầu; quy trình viết bài văn còn mang tính đối phó, nội dung bài văn còn mang nặng tính kể lể, chưa thực sự thể hiện được cách nhìn riêng của mình, năng lực ngôn ngữ chưa đạt yêu cầu…
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn làm đối tượng nghiên cứu
của luận văn
2 Lịch sử nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu về phát triển kỹ năng viết cho HS trong dạy học môn Ngữ văn
Các nghiên cứu đều thống nhất: viết là một trong bốn kỹ năng cần phát triển cho HS (nghe, đọc, nói, viết) Đây là một kỹ năng quan trọng, có mối quan hệ chặt chẽ với các kỹ năng còn lại, nhằm phát triển năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ cho HS
- Theo CT Ngữ văn phổ thông 2018, việc phát triển kỹ năng viết cho HS căn cứ vào từng cấp học Với cấp học THCS, viết đoạn văn và viết văn bản là hai yêu cầu cần rèn luyện Dạy viết ở từng kiểu VB, do đặc trưng riêng, sẽ có những cách rèn luyện khác nhau, nhưng về cơ bản vẫn là: phân tích bài mẫu, thực hành viết theo mẫu,
Trang 4- Các tài liệu, trong đó chủ yếu là SGK, SGV Ngữ văn 6 đã có một số định hướng để phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS nhưng chủ yếu chỉ dừng lại ở mức độ chung chung
- Biện pháp để phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 vẫn còn là vấ đề mới mẻ, cần được nghiên cứu công phu, kỹ lưỡng hơn, giúp GV và HS hiểu đúng được bản chất của việc dạy viết ở nhà trường hiện nay, đồng thời góp phần năng cao năng lực giao tiếp, năng lực ngôn ngữ cho HS
3 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu xác định được các yêu cầu, tiêu chí cụ thể của kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
- Đề xuất được nội dung, nguyên tắc, cách thức phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khái quát hóa những vấn đề lí luận về kỹ năng viết VB tự sự; mối quan hệ giữa phát triển kỹ năng viết VB tự sự với các kỹ năng khác theo hướng phát trển năng lực giao tiếp
- Khảo sát thực trạng dạy và học phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 - Khảo sát CT môn Ngữ văn năm phổ thông 2018, xác định các yêu cầu, tiêu chí cụ thể của kỹ năng viết HS lớp 6 cần đạt được trong dạy học VB tự sự
- Đề xuất mục tiêu, nội dung, cách thức, biện pháp phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6
- Thực nghiệm thiết kế giáo án và tổ chức dạy học phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về tự, VB tự sự đã được nghiên cứu khá kỹ trong các giáo trình, tài liệu tham khảo Vì vậy, những vấn đề này chỉ được luận văn giới thuyết
Trang 5để hướng tới mục tiêu chính là phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
- Phạm vi khảo sát:
+ Trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát phát triển kỹ
năng viết cho HS ở SGK Ngữ văn 6, Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
+ Thực trạng dạy học phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự cho HS lớp 6 tại một số trường THCS trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa như: trường THCS Lý Tự Trọng, trường THCS Minh Khai, trường THCS Quảng Thành
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết
6.1.1 Phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa 6.1.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu
6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 6.2.2 Phương pháp thống kê-phân loại 6.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7 Đóng góp của luận văn
7.1 Về lý luận
Kết quả nghiên cứu góp phần xác định được cấu trúc, tiêu chí đánh giá viết bài văn tự sự của HS lớp 6; biện pháp phát triển kỹ năng viết bài văn tự sự cho HS lớp 6
7.2 Về thực tiễn
Đề tài xác định rõ các yêu cầu cần đạt, mức độ cần đạt về kỹ năng viết; biện pháp phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6
8 Bố cục, kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phát triển kỹ năng viết cho học sinh lớp 6
trong dạy học kiểu văn bản tự sự
Chương 2: Tổ chức phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho học sinh lớp 6
trong dạy học môn Ngữ văn
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Trang 6Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG DẠY HỌC KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Khái quát về kỹ năng viết
1.1.1.1 Viết và kỹ năng viết
- Viết là một trong 4 kỹ năng chính của năng lực ngôn ngữ, bên cạnh các kỹ
năng khác như đọc, nói và nghe Theo quan niệm của CT Ngữ văn phổ thông 2018, năng lực ngôn ngữ chủ yếu thể hiện ở việc sử dụng tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ tự nhiên qua giao tiếp hằng ngày, thể hiện qua các kỹ năng đọc, viết, nói và nghe các VB thông thường
- Viết là một phương tiện quan trọng để lưu giữ, lưu truyền các thông tin qua hệ thống ký hiệu theo quy định của từng ngôn ngữ
- Trong nhà trường, viết được thể hiện qua các yêu cầu chính: 1) Kĩ thuật viết: tư thế viết, kĩ năng viết chữ và viết chính tả, kĩ năng trình bày bài viết, 2) Viết câu, đoạn, văn bản: các yêu cầu về quy trình tạo lập VB và yêu cầu viết theo đặc điểm của các kiểu văn bản Viết là hoạt động tạo lập văn bản, bao gồm viết chữ và viết văn
bản Viết trong dạy học môn Ngữ văn theo diễn giải của CT mới là kĩ năng tạo lập văn bản, gồm ky thuật viết và viết câu, đoạn, văn bản Dạy viết trong môn Ngữ văn là hình thành và phát triển kĩ năng tạo lập các kiểu VB theo quy trình và đặc điểm thể loại văn bản, trong đó có VB tự sự
Kỹ năng viết là một trong những kỹ năng quan trọng trọng dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS theo CT Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 Đây chính là quá trình HS vận dụng những kiến thức cơ bản về hành động viết, về nghiên cứu nội dung, lập kế hoạch và dàn ý, chỉnh sửa, sửa đổi, chính tả và ngữ pháp, thời gian… để sáng tạo VB theo các yêu cầu khác nhau Vì vậy, kỹ năng viết là được hiểu là khả năng lựa chọn từ ngữ, kiểu câu, cách diễn đạt đúng, hay, để biểu đạt chính xác nội dung “thông điệp” theo một mục đích nhất định, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp,
- Kỹ năng viết của HS chỉ được hoàn thiện và phát triển qua quá trình luyện tập, thực hành, tùy thuộc vào đối tượng, chủ thể của quá trình viết Ở phổ thông, kỹ
Trang 7năng viết giúp HS biết tạo lập các loại VB theo các phương thức biểu đạt khác nhau, từ đó nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ đến mức thành thao Kỹ năng viết ở nhà trường nhằm mục đích phát triển và năng lực năng lực tiếng Việt, cụ thể là năng lực tạo lập VB ở dạng viết
1.1.1.2 Tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng viết cho HS
- giúp cho HS biết sử dụng kỹ năng ngôn ngữ để tạo lập các loại văn bản: tự
sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh và hành chính –công vụ;
- Mục đích của việc rèn kỹ năng viết VB cho HS phổ thông còn góp phần quan trọng trong việc phát triển tư duDạy viết còn góp phần bộc lộ con người cá nhân của chính mình Bởi, sản phẩm của quá trình viết là văn bản, trong đó, HS sẽ thể hiện đầy đủ các năng lực của mình: năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực văn học, vốn sống, khả năng diễn đạty
Dạy viết chú trọng đến quá trình nhận thức của người viết và phát triển các kỹ năng viết
1.1.1.3 Mối quan hệ giữa phát triển kỹ năng viết cho HS với các kỹ năng khác trong dạy học Ngữ văn
Như vậy, viết là sự thể hiện quá trình rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc nói chung và các kỹ năng thành phần (viết đúng chính tả, viết câu, viết đoạn, ) của viết nói riêng Đây là khâu cuối cùng của việc phát triển năng lực giao tiếp
Chính sự kết nối mang tính hệ thống của các kỹ năng ngôn ngữ mà việc dạy học ngôn ngữ theo hướng tích hợp nội bộ trong môn học là tất yếu Nhưng tích hợp như thế nào để các kỹ năng ngôn ngữ được rèn luyện, được phát triển và đạt được mục đích cuối cùng là HS có thể viết, có thể tạo ra VB hoàn chính theo các kiểu loại khác nhau lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
1.1.2 Cấu trúc của kỹ năng viết
Phương pháp dạy viết theo quy trình tập trung vào tiến trình luyện viết hơn việc chỉ chú ý đến sản phẩm cuối cùng Những người ủng hộ phương pháp dạy kỹ năng viết theo quy trình thường chú ý đến các giai đoạn khác nhau mà bất kỳ một bài viết nào cũng trải qua
Bước 1: Trước khi viết
Trang 8Vì vậy, để chuẩn bị, người viết cần xác định các yêu cầu sau: - Xác định mục đích viết và đối tượng đọc bài viết của mình - Lựa chọn kiểu VB sử dụng trong bài viết
- Đọc bài mẫu về kiểu loại VB cần viết - Thu thập thông tin cho bài viết.
- Lập dàn ý cho bài viết
Bước 2 Viết: Viết phần mở đầu; Viết phần thân bài; Viết phần kết bài; Lựa chọn cách diễn đạt, hành văn
Bước 3 Chỉnh sửa bài viết Bước 4 Sau khi viết
1.1.3 Những vấn đề chung về VB tự sự
1.1.3.1 Khái niệm
Là kiểu VB sử dụng phương thức biểu đạt chính là tự sự Ở phương thức này, yếu tố kể giữ vai trò quan trọng, tức là cách kể có đầu có đuôi, có bắt đầu, có diễn biến, có kế thúc
- Sự việc là yếu tố cốt lõi của tự sự Các sự việc trong VB tự sự có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành diễn biến của câu chuyện
- Câu chuyện được kể lại phải có ý nghĩa, hướng tới mục đích nhất định: khen, chê; thể hiện quan điểm, thái độ của người kể chuyện; nhận thức về cuộc sống, con người trong hiện thực khách quan
1.1.3.2 Các yêu cầu khi viết VB tự sự
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Khảo sát nội dung chương trình, SGK Ngữ văn 6 về phát triển kỹ năng viết trong dạy học VB tự sự
Tổng 44 tiết cho VB tự sự, bao gồm cả đọc, viết, nói nghe, trong đó có 10 tiết dành cho việc rèn luyện kỹ năng viết, chiếm 21% tổng số tiết của CT
Tuy nhiên, trong các tiết dành cho kỹ năng đọc, ở phần viết kết nối với đọc ở cuối bài thường có yêu cầu viết đoạn văn 5-7 câu kể lại một sự việc trong đoạn trích
bằng lời của một nhân vật do em tụ chọn( bài đọc: Bài học đường đời đầu tiên- Tô
Hoài); viết đoạn văn(5-7 câu) về một hình ảnh hay hành động của Thánh Gióng đã để
lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất(bài Đọc: Thánh Gióng); viết đoạn văn (5-7 câu) kể về một người dũng sỹ mà em gặp ngoài đời hoặc qua sách báo (Bài đọc: Thạch
Trang 9Sanh); tưởng tượng một kết thúc khác cho truyện Cây khế bằng đoạn văn 5-7 câu (Đọc: Cây khế)
1.2.2 Khảo sát cách dạy của GV về phát triển kỹ năng viết cho HS lớp 6 trong dạy học VB tự sự
1.2.2.1 Nhận thức của GV về tầm quan trọng của việc phát triển kỹ năng viết cho HS lớp 6 trong dạy học VB tự sự
1.2.2.2 Thực trạng tổ chức rèn kỹ năng viết cho HS lớp 6 trong day học VB tự sự
1.2.3 Khảo sát thực trạng phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự của HS lớp 6
Chúng tôi tiến hành khảo sát bài làm của HS qua một số đề văn sau:
Đề 1: Viết đoạn văn kể về một trải nghiệm đáng nhớ của em
Đề 2: Đóng vai một nhân vật, em hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích bằng lời văn của em
Tiểu kết chương 1
Viết là một trong bốn kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho HS theo định hướng phát triển năng lực HS theo CT Ngữ văn phổ thông 2018 Đối với dạy học VB tự sự, viết là kỹ năng chiếm 21% trong tổng số tiết dành cho kiểu loại VB này Vì vậy, trong chương 1, chúng tôi đã tập trung giải quyết hai nội dung: Những vấn đề chung về kỹ năng viết và kỹ năng viết VB tự sự; Thực trạng dạy học viết VB tự sự cho HS lớp 6 Đây chính là những tiền đề lý luận và thực tiễn quan trọng để chúng tôi đề xuất giải pháp nhằm phát triển kỹ năng viết VB kiểu tự sự cho HS lớp 6 theo CT giáo dục phổ thông môn Ngữ văn phổ thông
Trang 10Chương 2
TỔ CHỨC PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG VIẾT KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ CHO HỌC SINH LỚP 6 TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
2.1 Nguyên tắc tổ chức phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 trong dạy học môn Ngữ văn
2.1.1 Đảm bảo các yêu cầu cơ bản của một VB tự sự
2.1.2 Phát triển kỹ năng viết VB tự sự cho HS lớp 6 cần tiến hành theo tiến trình viết văn bản
2.1.3 Kỹ năng viết VB tự sự phải được phát triển đồng thời với các kỹ năng ngôn ngữ khác
2.2 Biện pháp phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6 2.2.1 GV hướng dẫn HS nắm vững các yêu cầu của bài văn tự sự
- Bài văn tự sự bao giờ cũng có nhân vật
- Muốn kể lại một câu chuyện nào đó, bao giờ người kể cũng phải dựa trên một ngôi kể nhất định
- Khi kể lại câu chuyện, GV lưu ý cho HS cách viết lời kể, chú trọng tới lời kể người, lười kể việc
2.2.2 Xây dựng hệ thống bài tập phát triển kỹ năng viết kiểu VB tự sự cho HS lớp 6
2.2.2.1 Bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn tự sự
a Viết đoạn văn tự sự theo cấu trúc và theo chức năng * Đoạn mở bài:
Đoạn mở bài thường có nhiệm vụ giới thiệu về câu chuyện, dẫn dắt người đọc đi vào nội dung câu chuyện
Căn cứ vào nội dung khảo sát ở chương 1, chúng tôi xây dựng hệ thống bài tập bổ sung để phát triển kỹ năng viết VB tự sự (mở bài) cho HS lớp 6 với các kiểu, dạng sau:
- Mở bài bằng đoạn văn giới thiệu nhân vật;
Trang 11Ví dụ:
Khi đóng vai nhân vật, kể lại truyện cổ tích Vua Chích Chòe, một HS viết:
Ta là vợ của vua Chích Chòe Người dân ai cũng khen ngợi ta là một vị hoàng hậu vừa xinh đẹp lại đoan trang, hiền thục Nhưng để có được như ngày hôm nay, ta đã phải trải qua những bài học đát giá Mọi người hãy lắng nghe về hành trình hoàn thiện bản thân của ta nhé!
“Ngày cưới, trong nhà Sọ Dừa cỗ bàn thật linh đình, gia nhân chạy ra chạy vào tấp nập Đúng lúc rước dâu, không thấy Sọ Dừa đâu cả Bỗng một chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng cô út của phú ông từ phòng cô dâu đi ra Mọi người đều sửng sốt, mừng rỡ Còn hai cô chị của vợ Sọ Dừa thì vừa tiếc, vừa ghen tức.”
- Mở bài bằng đoạn văn giới thiệu tình huống:
Trong câu chuyện, nhân vật và sự việc không xuất hiện, tồn tại ngẫu nhiên mà bao giờ cũng xuất hiện trong một tình huống nhất định Tình huống truyện càng độc đáo thì câu chuyện càng hấp dẫn Trong khá nhiều trường hợp, người kể chuyện đã bắt đầu bằng cách nêu tình huống để rồi sau đó mới dẫn dắt người đọc vào diễn biến câu chuyên
Ví dụ:
Khi yêu cầu viết đoạn văn kể về một trải nghiệm, một HS viết mở bài sau:
Trong cuộc sống tình yêu thương và chia sẻ là điều vô cùng quý giá Như cây cần ánh sáng, con người cần tình yêu thương để nuôi dưỡng tâm hồn.Vậy mà tôi đã ích kỷ với chính người em sinh đôi với mình chỉ vì nó được 10 điểm toán còn tôi chỉ được 7 trong bài kiểm tra giữa kỳ 2 cô trả hôm qua \
- Mở bài bằng đoạn văn giới thiệu chủ đề câu chuyện
Chủ đề là vấn đề cốt lõi, cơ bản mà người viết muốn thể hiện trong bài viết của mình Viết đoạn mở bài cho một bài văn tự sự bằng cách nêu chủ đề, tuy có hạn chế
Trang 12tính hồn nhiên của câu chuyện mà mình sẽ kể, khó với HS lớp 6 nhưng câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn Bài tập này chỉ nên dành cho HS khá, giỏi
Ví dụ:
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ điều gì làm các em thích nhất trên đời Cô thầm nghĩ: chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những li kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của học sinh tên là Đắc- gờ- lớt: bức tranh vẽ một bàn tay
(Bài tham khảo 2 Ngữ văn 6,
* Đoạn văn (các đoạn văn) thân bài:
Đoạn thân bài có nhiệm vụ triển khai nội dung câu chuyện Các đoạn thân bài thường kể lại diễn biến của các sự việc, tạo nên cốt truyện
Tuy nhiên, ngoài việc dựa trên tiêu chí về bố cục để chia văn thành ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), tương ứng với mỗi phần là các đoạn văn, còn có thể chia đoạn văn dựa trên tiêu chí chức năng – phong cách, có hai loại đoạn văn chính khi tạo lập VB tự sự: đoạn kể người và đoạn kể việc
- Đoạn văn giới thiệu, thuyết mình về nhân vật
Nhân vật, khi được kể lại thường được người viết giới thiệu qua một số chi tiết: tên gọi, lai lịch, hoàn cảnh sống
Ví dụ:
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại Người ta gọi cậu là Thạch Sanh Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông
(Thạch Sanh)
- Đoạn kể việc là loại đoạn kể về các việc làm, hành động, lời nói, kết quả và sự thay đổi do các hành động ấy đem lại Như vậy, có thể chia loại kể việc thành nhiều dạng thức nhơ hơn, nhằm kể lại những việc xảy ra với nhân vật hoặc do nhân vật làm ra: đoạn kể về các chi tiết tạo nên sự việc; đoạn kể về sự bắt đầu – sự phát triển – sự kết thúc của sự việc trong diễn biến câu chuyện Một câu chuyện càng