Thị trường du lịch

173 0 0
Thị trường du lịch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

PTS NGUYỄN VĂN LUU

THỊ TRUÔNG DU LỊCH

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI -1998

Trang 3

2 Đốitượngnghiên cứu của môn thị trườngdulịch 7 3 Phương pháp nghiên cứumôn thị trường đu lịch 11

Phần thứ nhất

LÝ LUẬN TỔNG QUANVE THỊTRƯỜNG DULỊCH

Chương I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM, CHỨC

NÀNG VÀ PHÂN LOẠI THỊTRƯỜNG DU LỊCH 17 1.1 Phạm trù thị trường và thị trường đulịch 17

1.1 1 Kháiniệm, vai trò và chức năngcủa thị tníồng 17

1.2 Đặcđiểm và chức năngcủa thị trường du lịch 24

1.2.1 Dặcđiểmcủa thị trường dulịch ' 24

Trang 4

Tóm tát nộidung chương I 41

Chương II. CẨU TRONGDU LỊCH 44

2 ỉ Đàn chất và nộidung của cầu du lịch 44 2.2 Đặc trưngcủa cầu trên thị trường dulịch 51

2.3 Cácyếutố ành hườngđếncầu đu lịch 53

Chương III. CUNGTRONG DU LỊCH 66 3.1 Bin chất, nội dung của cung du lịch 66 3.2 Đặc trưng của cungdulịch 71 3.3 Những yếutố xácđịnh cơ cấu, khảnăngcủacung 4.1.3 Thị trường gửi khách (out bound) 123

4.1.4 Xu thế phát triểncủa thị trường dulịchthế giối 125

Trang 5

4.2 Thịtrườngdulịch khu vực ASEAN 132 4.2.1 Khái quát vềdu lịch ASEAN và thị trườngdu

4.2 2 Thị trường Du lịch của cácnướcthành viên

Chương V.THỊ TRƯỜNG DƯ LỊCH VIỆT NAM 151 5 1 Kháiquát về thị trường du lịchViệtnam lõi 5.2 Nhữngđặc điểm cơ bản của cầudulịch Việt nam 153

5.3 Khái quát vể cungdulịch Việt Nam 156 5.4 Dự báo, chủ trương và giải pháp đẩy mạnh khai thác

Trang 6

LỜIGIỚI THIỆU

Xã hội càng uăn minhthì nhu cầu tham quan ■ du lịch

càng giatăng Việc nghiêncứuThị trường dulịch ngày càngtrở nên bức thiếtđôĩ với cácdoanhnhânhaydoanh nghiệp dulich (khách sạn và lữ hành, quốctế và nội địa) Hoạtđộng kinh doanhdu lịchchỉcó thể thànhđạt khi am hiểutường tậnvề

Thị trường dulịch Do vậy, Thị trường du lịch đượcxem là

một bộ mônquan trọngtrongcông tác đào tạo sinh viên ngành

du lịch.

Giáotrình Thị trường du lịch doPTSNguyễnVăn Lưu

biên soạnsẽ cung cấp cho chúng tanhững kiến thứccơ bản,cốtlõi về bản chất, đặc điểm, chức năngvàcác loạithịtrường du

lích Đặcbiệt lá môi quan hệcung- cầu và các mối quan hệthông tin kinh tế - kỹthuật gắnvới mốiquanhệ cung- cầu trên

thị trường du lịch (thị trường du lịch thế giới, khu vực, trongnước) Những tri thức nàykhôngnhững chỉ cần thiết đôìvới cácnhàn viên tiếpthị, các chủ doanhnghiệp, các nhà đầu tư mà cả

với các nhà hoạch định chính sách, các cán bộquảnlý Nhà nước

trong lĩnh vựcdulịch.

Nền kinh tế Việt Namđang vậnhành theo cơ chẻ thị

trường, có sự quản lý củaNhà nước,theo định hướngXã hội chủ

Trang 7

nghĩa,do vậylý luậnvề thị trườngở các ữnh vựctrong đó có du lịch, cần điiỢc phổ biến rộng rãi Tập sáchnày sẽmanglại những điều bồíchvà lýthú cho nhữngai quan tâm đến lĩnh

Trang 8

1 VỊ TRÍ VÀ NHIỆM vụ MÔN HỌC

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tê đất nước đang vận

hành theo cơ chê thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hộichủ nghĩa, thìlý luận vềthịtrưòng ỏ các lĩnh vực, trong đócó du lịch, cần phải được phổ biến rộng rãi Các tổ chứcvà cá nhân tham gia thị trường buộc phải có hiểu biết vê thị trường mới có thể len chân và trụ vữngđược trên thị trường

Vìvậyviệchọc tập nghiên cứu mônthị trường du lịch không chỉ cần thiếtđốivới các sinh viên chuyên ngành du lịch, mà còn rất cần thiết đốì vối sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, các chuyên ngành liên quan đến việc nghiên cứu

và quản lý hoạt động kinh tế, xã hội cũng như đôngđảo các

độc giả muốn tìmhiểuvề hoạtđộng du lịch và dịch vụ.

1.1 Đối với sinh viên chuyên ngành Du lịch

Trước hết đổì vói sinh viênchuyên ngành Du lịch thì môn

Thịtrườngdu iịch là một bộ phận cấu thành lý luận chung về kinh tế và tổ chức du lịch Trong chương trình đào tạo ngành du lịch của trưòngĐạihọc Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc

Trang 9

Đạihọc quốc gia Hà nội, môn Thị trường du lịch là môn chuyên

ngành, cung cấpmột hệ thống kiến thứcmang tính tổng hợp về

thị trường du lịch, tạo điềukiện để sinh viênđi sâu nghiên cứu vàvận dụng giảiquyết các vấn đề lý thuyết liên quan, trang bị

kiến thức ban đẩu cho các cử nhân du lịch tiếp cận công việc thực tế, giải quyết cảc vấn đềthịtrường trong nghề nghiệp của

1.2 Đốì với sinh viên khác

Thị trườngDulịch trang bị cho sinh viên nhũng kiến thức

cơ bản về thị trường du lịch bao gồm khái niệm, bản chất, đặc

điểm, chức năng, loại hình thị trường du lịch, 2 thành phầnthị trường du lịch là cung, cầu và quan hệ giữa chúng, các yếu tò’ tác động vào thị trường du lịch và xu thế phát triển của nó

Dựa trên các kiến thứccơbản;môn Thị trường dulịch cung cấp chosinh viên phương pháp vậndụnglý luận Thị trường Du lịch

để xem xét một thị trường du lịch cụ thể, phân tích đánh giá thực trạng thị trường du lịch thế giới, khu vực, thị trường du

lịch cùa nước ta, của từng địa phương, cũng như của từng

doanh nghiệp, làm cơ sỏ để áp dụng vào thực tiễn sau khi ra

Cùng vói các môn học khác Thị trườngDu lịch giúp cho

sinh viên nắm được bản chất của kinh tế du lịch trong thời kỳ

mới, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và hiệu lực quản lý đổimới và phát triển dulịch, chuẩnbịtốt cho việc tham gia vào

quảnlý kinh doanh và quản lý Nhà nước trong lĩnh vựcdu lịch

và các lĩnhvực gần gũivớidu lịch.

Trang 10

1.3 Đổì với các doanh nghiệp

Thị trường Du lịch giúp các nhà kinh doanh có thể lựa chọn được thị trưòng mà họ cần phát động, củng cô và mà rộng, quyết định loại hình dịch vụ, phương thức sản xuất, khuyếch trương và tiêu thụ sản phẩm du lịch của mình với giá cả, thời

gian và nhịp độ cung cấp phù hợp, nhằm phát triển ổn định,

bển vững và đạt được nhiều doanh lợi.

1.4 Đối với các nhà quản lý và nghiên cứu

Môn Thị trường du lịch sẽ trở thành công cụ giúp việc cần thiết để hoạch địnhchính sách quản lý phát triểndu lịch thích

hợp thông qua thị trường và thông qua các môi trường khác;

định hướng và điều tiết được sự phát triển cung, cầu du lịch

nhằm sử dụng hợp lý các tài nguyên du lịch, thiết lậpđược môi trường pháp lý thuận lợi nhưng chặt chẽ đảm bảo cho các hoạt

động du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt và bểnvững.

2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA MÔNTHỊ TRƯỜNG DU LỊCH

Cũng như các môn học khác, môn Thị trường Du lịch hình thành và phát triển do yêucầu bức xúc của hoạt động kinh tế

và đòi sông xã hội Khoa học về thị trưòngđã có từ lầu, nhưng

Thị trường du lịch là một bộ môn khoa học mới thực sự hình

thành khi du lịch trỏ thành hiện tượng phổ biến trong hoạt

động sản xuất, đời sông xã hội và phát triển mạnh sau chiến tranh thế gói lẫn thứII, nhất là từ năm 1950, trong bối cảnh

kinh tế thếgiới dần được hồi phục, nhu cầu du lịch được hình

thành và phát triển rộng khắp cácchâu lục.

Trang 11

2.1 Bản chất và nội dung của khái niệm thị trường du lịch

Thị trường du lịch -là nơi "gặp gd" giữa cung và cầUj phù hợp về chủng loại, chất lượng, sô' lượng, thời gian cung cấp, nhịp độ cungcấp cũngnhư cácloại dịch vụ phục vụ khác trong lĩnh vực du lịch Thị trường du lịch là một bộ phận của thị

trường chung nên khái niệm thị trường du lịch cũng gắn liền với quan hệ sản xuâ't và trao đổi hàng hoá, tồn tại trong điều kiệnsảnxuấthàng hoá Thịtrường du lịch được xemlà nơi trao đổi hànghoá và dịch vụ du lịch, nơi tập trung và thựchiện của

cung và cầu du lịch về một loại hàng hoá và dịch vụ nào đó, là

tổng thể của cácmối quan hệ kinh tê hình thành giữa khách du

lịch và người kinh doanh du lịch, khi mà lao động xã hội tiêu phí để sản xuất ra hàng hoả và dịch vụ đó được công nhận là

lao động xã hội cầnthiết.

Thị trường du lịch có vai trò quan trọng đỗi với sản xuất, lưu thông hàng hoá, quyết đậih kinh doanh và quản lý trong

lĩnh vực du lịch Thị trường du lịch là môi trưồng của kinh doanhdu lịch và cáchoạt động kinh doanh khác liên quan đên

du lịch Mỗi doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp liên quan

đến du lịch không thể tồn tại nếu không tiếp cận để thích ứng

với thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng Thông qua thị trưòng, các doanh nghiệp nhận biết được nhu cầu xã hội, tiến hành kinhdoanh và biết được hiệu quả cùa mình.

Đôi với những ngườichuẩn bị cho chuyên đi du lịch ở trong

vàngoài nưóc, thị trường du lịch cung câp cho họ những thông tin về khả năng cung cấp các dịch vụ của các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường, phục vụ chochuyên đi du lịchvới các

Trang 12

thông số cần thiết như sô lượng, chất lượng, nơi cungcấp, nhịp độ cung câp, giá cả và cácđiều kiện khác.

Đối vói lĩnh vực quản lý Nhà nước về du lịch, thị trường phản ánh thực trạng phất triển của Ngành du lịch quốc gia, ở mỗi vùng, mỗi địa phương và mỗi điểm du lịch; thông tin cả trong mặt mạnh lẫn mặt yếu, cả vể các yếu tô' tích cực và tiêu cực vê ngành du lịch, Trên cở sỏ đó giúp cho việc hoạch định

chính sách, xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát

triển, các giải pháp, chính sách điều tiết hoạt động trên thị trường.

2.2 Chửc năng của thị trường du lịch

Thị trường du lịch thực hiện các chức năng cơ bản là thực

hiện, công nhận, thông tin và điều tiết Trên thị trưồng dulịch, tất cả các hàng hoá (cảhàng hoá vật chất và dịchvụ) sản xuất ra phảiđược thực hiệnkhâu cuôì cùng là bán ra Qua đó mới có thể tải tạo được các điều kiện cần thiết đảm bảo quá trình tái

sản xuấtđượctrôi chảy Trong quá trình chuyển đổi hàng-tiền,

hay nói cách khác, chức nâng thực hiện của thị trường du lịch được tiến hành, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá sản xuất ra được xã hội công nhận Trên thị trường du lịch, khi cung cầu gặp nhau, nảy sinh các thông tin về thị trường

Những thông tin này vô cùng quan trọng đôì với tất cả các tổ

chức và cá nhân tham gia vào thị trường - Nhà nước, Chính

quyền địa phương, cộng đồng dân cư nơi khách đến, các doanh

nhân và khách du lịch để triển khai các chức năng, nhiệmvụ

và mong muốh của mình Thị trường có một chức năng quan trọngkhác là chức năng điều tiết Thị trường có thể tạo ra sự

kích thích kinh tế, thúc đẩy việc mở rộng sản xuất và tiêu 9

Trang 13

dùng, tập trung mỏ rộng thị trường mang lại lợi nhuận, thông

qua các đòn bẩy kinh tế như giá cả, tỳ giá, lợi nhuận, lãi

suất ;đồng thòi thị trường cũng điều tiết giảm đi hoặc ngừng

hẳn việc sản xuấtmặt hàng, loại dịch vụ du lịch nào đó khi nó

không còn có ý nghĩa đốivớithị trường.

2.3 Cung và cầu du lịch

Thị trường du lịch cấu thành bởi cung và cầu Khi nói đến

thị trường làphải nóiđến cả 2 thành phần này và môì quan hệ

giữa chúng Mỗi thành phần riêng biệt bị tác động bỏi nhiều

yêu tố với các phương thức và cường độ tác động khác nhau Khimột thành phần biến động sẽ kéo theo sự biến động về sự hìnhthành, cơcấu và khốilượng của thành phần kia.

2.4 Loại hình thị trường du lịch

Thị trưòng du lịch không đồng nhất, mà bao gồm nhiều

loại Mỗi loại có những đặc thù khác nhau Nếu phân loại thị

trường du lịch theo khả năng kinh tếcủa bên bán và bên mua ta có thị trường cung , thị trường cầu và thị trường cân bằng cung cầu Phân loại thị trưòng căn cứ một số tiêu thức theo

thông lệ sẽ có các loại thị trường quốc tê vâ nội địa, thị trưòng nhận khách và gừi khách, thị trường mùa đông và mùa hè Mỗi cáchphân loại có những thuận lợivà khó khăn khác nhau Cách phân loại thứ nhất phản ánh toàn diện bản chất của thị

trưòng, nhưng rấtkhó đánh giá sátđúngkhả năng của bên bán và bên mua Cách thứ hai, thông dụng và dễ tìm được các tiêu

thức phân loại, nhưng chỉ phản ánh những mặt cá biệt của thị trường.

Tất cả những vấn đề đó của thị trường du lịch đểu là đôì

tượng nghiên cưucủa môn Thị trường du lịch Tómlại Môn học

Trang 14

Thị trường du lịch là mônkhoa học nghiên cứu mốiquan hệ cung cầu,các môĩ quan hệ vàthông tin kinh tế kỹ thuật gắnvới

môĩquanhệ cung cầu trênthị trường dulịch.

3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứư MÔN THỊ TRƯỜNGDU LỊCH

3.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hỢp và lý thuyết hệ thông hoá

Thị trường du lịch là một hệ thốngmỏ, vừa có tính đặcthù,

vừa chịu tác động chiphôi của các quy luật thị trường chung Vì

vậy khi nghiên cứu môn học thị trưồng du lịch cần sử dụng

phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp và lý

thuyết hệ thông hoá Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng

phổ biến trong quá trình nghiên cứu môn học Thị trường Du lịch. (Phươngpháp này được sử dụng phổ biến trên thê giói từ

những nảm 30 của thế kỷ này; du nhập và sử dụng ỏ Việt nam

vào những năm 90) Lĩnh vực nghiên cứu kinh tế du lịch đã tích

lũy được những kiến thứcvể lý thuyết và thực tiễn khá phong phú, nhất là lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch: công nghệdu lịch Mặt khác Du lịch là ngành kinh tếtổng hợp nên rất gắn bó và liên quan đến các ngành khác, mà các kiến

thức, các môn học về các ngành này đã rất phong phú Bỏi vậy

trong khi học môn Thị trường Du lịch cần phải dí sâu phân

tích, tổng hợp và sử dụng thừa kế các kết quả nghiên cứu cùa

những công trình khoa học vể du lịch học, kính doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hànhvà kinhdoanh các dịchvụkhác, trên cơ sở ápdụng phươngpháp luận và kiến thức về kinh tế chính trị học vàcác môn khoa họckhácnhư Thị trường học, Marketing

Trang 15

3.2 Phương pháp thực địa và điểu tra tại chỗ

Cung và cầu du lịch, là hai thành phần cấu thành của thị

trường du lịch, có mối quan hệ khăng khít với tự nhiên, xã hội vối tất cả các thành tố của nó Vì vậy phương pháp thực địa và điểu tra tại chỗ được coi trọng trong môn Thịtrường du lịch.

Phương pháp thựcđịa và điều tra tại chỗ giúp thuthập tư liệu

mới, kiểm tra lại những tư liệu đã có để có những quyết định chính xác, phù hợp với động thái của thị trường du lịch và các

thị trường liên quan.

3.3 Phương pháp toán học và thông kê du lịch

Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình

nghiên cứu về lượng trong các mối quan hệ chặt chẽ với chất của các hiện tượng và quả trình vận động của thị trương du

lịch Phương pháp này phục vụ cho việc nhận định, đánh giá,

dự báo thị trường.

3.4 Phương pháp dự báo và phương pháp chuyên gia

Trong nghiên cứu và tiên hành các hoạt động trên thị trường du lịch thìviệc đánh giá thực trạngvà dự báo có một ý nghĩa quyết định sự sông còn đối với doanh nghiệp và sự tồn

vong hay phát triển của ngành công nghiệp du lịch quô'c gia.

Ngoài những phương pháp tự thân của người nghiên cứu thì phương pháp chuyên gia đóng một vai trò hết sức quan trọng

dưói nhiều hmh thức như phỏng vấn trực tiếp, hội thảo, hội nghị đểtranh thủ ý kiến chuyên gia nhiều kinh nghiệm ở các

lĩnhvực rất hẹpvà chuyênsâu.

Trang 16

3.5 Các phương pháp khác

Ngoài các phương pháp chủ yếu nêu trên, môn học Thị

trường dulịch còn sử dụngcác phương pháp khác của các môn

học Địa lý Kinh tế, Địa lý Du lịch, Lịch sử, Chính trị kinh tế

học, Xã hội học, Tâm lý học Tuy vậy không nên đồng nhất các

nộidung và tư liệu của môn học Thị trường Du lịchvới các môn

học trên, nhất là môn Marketing Du lịch Trong khi môn Thị

trường Dulịch nghiên củu lý luận về thị trường, thì môn Marketing Du lịchnghiên cứu cách thức tổ chức thị trường.

Ngoài bài mở đầu, giáo trình tập trung vào 2 phần (õ chương):

Phần thứnhất. LÝ LUẬN VÊ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH.

Chương ỉ. Khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phânloại thịtrườngdu lịch.

Chương II. Cầu du lịch

Chương ỉII Cung dư lịch

Phần thứ hai THỊ TRƯỜNG DU LỊCH THẾ GIỚI, ASEAN VÀVIỆT NAM.

Chương IV. Thịtrưòng du lịch Thế giới và ASEAN

Chương V Thị trường du lịch Việt Nam và một sô

Có thểcoi phầnthứ hai là việc vận dụng cơsở lý luận ve thị

trường ỏ phần thứ nhất để xem xét thị trường du lịch cụ thể trên thực tê ở cấp độ toàn cầu, khuvựcvà một quốc gia.

Trang 17

5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG GIÁO TRỈNH

Chương trình quy định nội dungvà thời gian cùa từng bài Tuy vậy trong quá trình giảng dạy chi tiết, nội dung và thời gian có thể điều chỉnh cho phù hợp.

Đây là môn chuyên ngành, nên giảng vào năm thứ 3 hoặc năm cuối để sinh viên vậndụng kiến thức tổng quan ỏ các môn khác, nắm được lý luận chuyên ngành làm cơ sỏ trực tiếp để viết luậnvăn tốt nghiệp.

Ngoài 45 tiết giầng, có thể bốtríthời gian để sinh viên tiếp

cận vớithực tê kinh doanh du lịch trong lĩnh vực hoạt động lưu trú, lữ hành, vận chuyển, vuichơi giải trí

Sinh viên cần nghiên cứu kỹ các tài liệu tham khảo cần

Giảng viên trong khi giảng nên lưu ý sinh viên chú ý tiếp

thu từng phần một cách chắc chắn Cùng cốkiến thức lý luận

cơ bản vế thị trường du lịch sau mới chuyển sang phần vận dụng phân tích thị trường thực tế thông qua việc làm tốt

Seminar, tự học, tự đọc tài liệu và giải đáp thắc mắc, xem xét

các địnhhưdng, các để xuấtcủa sinh viên.

Thị trưởng du lịch nghiên cúu khái niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng, loại hĩnh thị trường du lịch, các yếu tố tác động vào thị trường du lịch và xu thế phát triển của nó; đống thời xem xét một thị trường du lịch cụ thể, phân tích đánh gỉá thực trạng'thị trương du

lịch thế giới, khu vực và của nước ta.

Trang 18

Môn thị trường du lịch không chỉ cần thiết đối với các sinh viên chuyên ngành du lịch, sinh viên chuyên ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khác mà còn đối với cà đông đảo các độc giả là các nhà nghiên cứu, nhà quản lỹ muốn tìm hiểu về hoạt động du lịch và dịch vụ.

Du lịch là ngành kình tế tổng hợp nên khi học môn Thị trường Du lịch phải sử dụng thừa kế các kết quả nghiên cúu của những công trinh khoa học lĩnh vực khác, sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tổng hợp và lý thuyểt hê thống hoá; Phương pháp thực địa và điều tra tại chỗ; Phương pháp toán học và thống kê du lịch; Phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia và các phương pháp của các môn học khác Tuy nhiên phải phân biệt rỏ các nội dung và tư liệu của môn học Thị trưởng Du lịch với các môn học trên, nhất là môn Marketing Du lịch, mói đạt kết quả.

CÂU HỎI

1 Môn thị Trường Du lịch hình thành vào thời gian nào và tại sao chì phát triển mạnh vào sau chiên tranh thế giới thứ II ?

2 Đối tượng nghiên cứu của mônThịtrườngDulịch là gì?

3 Nghiêncứu Thị trường Du lịch mang lại những kêt quả thiết thực nhưthếnào ?

4 Những phươngpháp nào được sử dụng thông dụng nhất

trongnghiên cứu môn Thịtrường Du lịch

15

Trang 19

Sản xuất hàng hoá xuất hiệnvà tồn tại do việc phân công

lao động xã hội Phân công lao động xã hội càng cao thì sản xuất hàng hoá càng phát triển, ngày một đi vào chuyên môn

hoá Đây là điều kiện cần của sản xuất hàng hoá Điểu kiện

thứ hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế giữa những ngưòi sảnxuất do các quãli hệ sò hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định Dựa vào điều kiện này, người chủ tư

Trang 20

liệu sản xuất có quyền quyết định việc sử dụng tư liệu sản xuất và các sản phẩm do họ sản xuất ra Trong điều kiện đó người

sản xuất này muốn sử dụng sản phẩm của người sản xuất kia thì phải trao đổi sản phẩm cho nhau Sản phẩm lao động trỏ thành hàng hoá và sự trao đổi hàng hoá cũng nảy sinh Trong

khi trao đổi hàng hoá diễnratrong quá trình lưu thông, thì sản

xuất hàng hoá tồn tại tương đôìđộc lập Ở đây cũng cần phân biệt 2 khái niệm: trao đổi và trao đổi hàng hoá Khi nói đến phạm trù trao đổi trong quá trình tái sản xuâ't phải được hiểu là việc trao đổi hoạt động, kinh nghiệm, công nghệ và kết quả của quá trình lao động dưới dạng sản phẩm và hàng hoá Còn traođổi hàng hoả chỉ giói hạn trong việc mua và bán hàng hoá

dựa trên sựhỗ trợ cùa phương tiện thanh toán Ở đâucó quan

hệ tiền - hàng, ở đó có trao đổi hàng hoá diễn ra trên thị

trường Khi phân tích vâh đề thị trường trong môi quan hệ với

sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản, Lê-Nin đã viết: "Hễ ờ đàu khi nàocó phâncông lao động xã hội và sản xuất hàng hoá, thì

ở đó và khi ấy cũng có thị trường Thị trường chảng qua là sự biểu hiện cùa phân công xã hội và do đónó có thể phát triểnvô cùng tân." (V.L Lênin - Toàn tập - Tiếng Việt, Nhà xuất bản

tiếnbộ Maxcơva 1974, Tập I Tr 114) Bởi vậyđiểu kiện để tồn

tạivà pháttriển của hànghoá cũng là điều kiện để tồn tại và

phát triển củathị trường.

Trên thị trường, trong quá trình lưu thông, hàng hoá sản xuất ra được trao đổi thông qua việc mua và bán Thị trường

bao hàm cả điều kiện mua và điểu kiện bán Đối với người bán,

thị trường chứa đựng điểu kiện thực hiện hàng hoá của họ Còn

đối với ngưòi mua, họ từn thấy ỏ thị trường những điểu kiện mua sắm, Tại đây đã diễn ra sự "gặp gỡ" giữa cung và cầu, phù

Trang 21

hợp về chủng loại, chất lượng, số lượng, thòi gian cung cấp,

nhịp độ cung cấp cũngnhự cácloại dịch ,vụ phục vụ khác.

Khái niệm thịtrường gắn liềnvới quan hệ sản xuất và trao

đổi hàng hoả, tồn tại trong điểu kiện sản xuất hàng hoá Thị

trường có thể xemnhưlànơi trao đổi hànghoá vật chất vàdịch

vụ Vìvậy nói đến thị trường là nói đến địa điểm, nơi trao đổi

hàng hoá Điểm cố định này có thể là cái chợ, của hàng, cửa

hiệu, sỏgiao dịch Tuy nhiên ỏ một vài trưòng hợp, ngưòi mua

và ngưòi bán không phải lúc nào cũng gặp nhau trực tiếp mà

giao dịch thông qua các phương tiện thông tin hiện đại, ví dụ

như trong thịtrường chứng khoản người ta giao dịch thông qua

những phương tiện như Fax, điện thoại, Internet Ở khía cạnh thứ hai, khi nói đến thị trường là nói đến cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tếđể xác định giá trị và khối lượng hàng hoá Vì

vậy thị trườnglà nơi tậptrung và thực hiện của cung vàcầuvề

một loại hàng hoá và dịch vụ nào đó, là tổng thể của các mõì quan hệ kinh tếhình thành giữa ngưòi mua và người bán, khi mà lao độngcá biệt tiêu phí để sản xuất rahàng hoá và dịchvụ đó được coi là lao động xã hộicần thiết Kinh tế hàng hoá càng phát triển thì khái niệm thị trường càng được mỏ rộng, từ dó

kéo theo sự thay đổi cùa khái niệm người mua và người bán.

Trong thời kỳ đầu của sự hình thành thị trường, ngưòi bán

đồng thời là người sản xuất, còn ngưòi mua đồng nghĩa vối

người tiêu dùng Khi thị trường được mỏ rộng, sản xuất phát

triển, sự chuyên môn hoá ngày một cao, khái niệm người mua và người bán baogồm: người tiêu dùng, ngườimua, người trung gian, người bán và ngườisản xuất.

Trang 22

Trong kinh tê chính trị học có nhiều khái niệm khảc nhau vệ thị trường Có thểđưa ra một định nghĩa chung : Thị trường

là phạm trù của nềnsản xuất vàlưu thônghànghoá, phản ánhtoàn bộ quan hệ trao đồi giữangười mua và người bán, giữa

cung và cầu vàtoànbộ các mối quan hệ, thôngtinkinh tế, kỹ

thuật gắnvới các môĩ quan hệ đó.

.Từ khái niệm trên cho thấy: Thịtrưòng chứa tổng cung và

cầu, cơ cấu của chúng về một loại hàng, nhóm hàng và dịch vụ

nào đó Thị trướng bao gồm cả yếu tô' không gian và thời gian, chịu ảnh hưỏng cùa các yếu tô kinh tế, chính trị, văn hoâ, tâm

lý Thị trường có vai trò quan trọng đổi vói sản xuất, lưu thông

hàng hoá, quyết định kinh doanh và quản lý Người ta coi thị trường là môi trường của kinh doanh Mỗi doanh nghiệp không

thể tồn tại nếu không tiếp cận để thích ứng với thị trường

Thông qua thịtrường các doanh nghiệp nhận biết được nhucầu

xã hội, tiên hành kinh doanhvà biết đượchiệu quả củamình.

Thị trường thực hiện các chức năng cơ bản là thực hiện,

công nhận, thông tin và điều tiết Trên thị trường, tất cả các

hàng hoá sản xuất ra phải được thực hiện khâu cuốỉ cùng là bán ra Qua đó mới có thể tái tạo được các điều kiện cần thiết

đảm bảo quá trình tái sản xuất được diễn ra trôi chảy Trong quá trình chuyểnđổi hàng-tiền, hay nói cách khác, chức năng thực hiện của thị trường được tiến hành, giá trị và giá trị sử

dụng cùa hàng hoá sản xuất ra được xã hội công nhận Như

vậy, chức nâng thực hiện và chức năng công nhận thường gắn

liền với nhau Trên thị trườngkhi cung cầu gặp nhau, nảy sinh

các thông tin vể thị trường Những thông tin này vô cùng quan

trọng đôi với tất cả những doanh nghiệp và doanh nhântham

Trang 23

gia vào thị trường Một chức năng quan trọng khác của thị trường là chức năng điều tiết Thị trường tạo ra sự kích thích kinh tế, thúc đẩy việc mỏ rộng sản xuất và tiêu dụng, tập trung mỏ rộng thị trường mang lại lợi nhuận, thông qua các đòn bẩy kinh tế như giá cả, tỷ giá, lợi nhuận, lãi suất Nhưng khi một loại hoặc một nhóm hàng hoá dịch vụ không còn có ý nghĩa đôì vói thị trường, thì bản thân thị trường sẽ điều tiết giảm di hoặc ngừng hẳn việc sản xuất mặt hàng, loại dịch vụ này.

1.1.2 Thị trường du lịch

Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì các dịch vụ phải được tạo ra, các hàng hoá dưói nhiều dạng phải được mua và bán, và phải được tiêu dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường Như vậy trong du lịch cũng tổn tại thị trường.

Trong lịch sử phát triển của du lịch, lúc đầu khách đến một vùng nào đó rất ít ảnh hưỏng đến cư dân điểm du lịch Việc đi lại do khách du lịch tự lo Nơi ăn chốn ỏ do những người hảo tâm hoặc bà con nơi du lịch sắp xếp bế trí Nhưng cùng vdi quá trình phát triển, du lịch dần trỏ thành một hiện tượng phổ biến, đã xuất hiện những tổ chức chuyên doanh dịch vụ vận chuyển, ăn uống và lưu trú Khách du lịch trả tiền cho những cơ sỏ chăm lo cho họ việc đi lại, ăn, nghỉ, lưu trú và vui chơi giải trí Thị trường du lịch đã dược hình thành như vậy trong quá trình chuyển đổi tiền-hàng giữa khách du lịch và các cơ sỏ chuyên doanh.

Một mặt, những dịch vụ, hàng hoá trên thị trường du lịch là do các cơ sỏ chuyên doanh về du lịch tạo ra hoặc chuyển bán, nhằm đáp ứng nhu Gấu du lịch một cách trực tiếp, ví dụ các

Trang 24

dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, các tour du lịch, thực

phẩm, điện, nước, dịch vụ thông tin liên lạc Những hàng hoá này(dưới dạng hànghoá vật chất hoặc dịch vụ) đáp ứng những

nhu cầu chung của khách du lịch và cả những người không phải làkháchdu lịch (cóthể là người địa phương hoặcngười nơi

khác đến nhưng không phải là khách du lịch) và đượcmua bán, trao đổi trên thị trường hàng hoá chung và trên thị trường chỉ

dành riêng cho du lịch Vì vậy có thể nói rằng: Thị trường du lịchlà bộphận của thị trường hànghoà chung, chịu sự chiphối

của quy luật kinh tếtrong nền sảnxuất hàng hoá như quy luật

giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh

Có thể biểu diễn thị trưòng du lịch trong mối quan hệ với thị trưòng chung bằngsơ đồ (sơ đồ 1) Tuynhiên việcphân định

ranh giới giữa các thị trường thành phần rất khó Ranh giới

giữa chúngkhông cô' định mà rất linh hoạt, có những vùng đan

xen lẫn nhau giữa các thị trường, tác động qua lại và ảnh hưởug lẫn nhau.

Sơ đổ 1: Thị trưởng du lịch li một bộ phân của thị trường chung

Trang 25

Dưới góc độ của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trương du lịch là các nhóm khách hàng đang có mong muốn và sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưa được đáp ứng Một nưóc, một nhóm nước là nơi cư trú của nhóm khách hàng nói trên được các nhà kinh doanh gọi là nước gửi khách hay thị trường

Tuy nhiên, nói về thị trường du lịch cũng như các loại thị trường khác, không thể chỉ nói đến cung hoặc cầu một cách

riêng biệt, mà cùng lúc phải có cả hai thành phần thị trường nói trêncũngnhư các mối quan hệ giữachúng.

Nhưvậy về bản chất, thị trưòng du lịch đượccoilà bộ phận cấu thành tương đối đặc biệt của thị tntòng hàng hoá nói chung Nó bao gồm toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế

liên quan đến địa điểm, thôi gian, điều kiện và phạm vi thực

hiệncác dịchvụ, hàng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội vể du

lịch Các mối qủàn hệ và cơ chế kinh tế này được hình thành

trên cơ sỏ của các quy luật kinh tế thuộc nền sản xuất hàng

hoá và các quyluật kinh tế đặc trưng cho từng hình thái kinh

tế xã hội.

Ta có thê hiểu thị trường du lịch là bộ phận của thị trường

chung,một phạmtrù của sản xuất vàlưu thông hàng hoá, dịch

vụ dulịch, phảnánhtoànbộ quan hệ trao đồi giữa người mua

và người bán, giữa cungvà cầu và toànbộcác môĩ quanhệ,

thông tin kinhtế, kỹ thuật gắn với mối quan hệđó tronglĩnh

vực dulịch.

Từ khái niệm cơ bản trên, khi nghiên cứuvểthị trường du

lịch chúng ta cần chú ýtớibakhía cạnh;

Trang 26

Mậtlà: Thị trường du lịch^là một bộ phận cấu thành cùa thị trường hàng hoá nói chung, nó cũng chịu sự chi phối của các quy luật kính tế trong nền sản xuất hàng hoá như quy luật

cung cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh

*Hai là: Thị trường du lịch là nơi thực hiện hàng hoá ( cả hàng hoá dưới dạng vật chất và hàng hoá dưới dạng dịch vụ) nhằm đáp úng nhu cầu xã hội về du lịch, đo vậy nó có sự độc lập tương đqì đôì với thị trường hàng hoá Ví dụ: Sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật chất nên việc thực hiện chúng khác vói việc thực hiện hàng hoá mang tính vật chất cụ thể.

Balà: Toàn bộ các mổì quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du lịch đều phải được liên hệ với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng hoá Như vậy để bàn được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đốì với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng.

1.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ CHỨC NÀNG CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH

1j2.1. Đặc điểm của thị trường du lịch

Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trưòng hàng hoá nói chung nên nó có dầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng biệt này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trưòng hàng hoá Thị trường du lịch có những đặc trưng cơ bản sau:

Trang 27

Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với thị trường

hàng hoá nói chung Nó chỉ được hình thảnh khi du lịch trở

thành hiện tượngkinh tê xãhộiphổbiến, khi mà các nhucầu

thiết yếu của conngười đã được thoả mãnvà khi khách du lịch

vói sự tiêu dùng của mình tác động đến "sảnxuất" hàng hoá du

lịch ở ngoài nơi mà họ thường trú.

Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hoá vậtchất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến địaphương thường trú của khách hàng Hay nói cách khác là không thê’ vận chuyển hàng hoá dulịch đến nơi có nhu cầu du lịch Việc mua, bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện khi người tiêu dùng

vói tưcách là khách du lịch phải vượt qua khoảng cách từ nơi ờ hàng ngày đến các địa điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du

lịch; nói một cáchchính xác hơn là đến nơi "sản xuất" hànghoá

du lịch Khách hàng hoặc tự phải lo cho chuyên đi dựa vào sự hiểu biết của mình, hoặc tìm đến các đại lý du lịch (Travel

Agency), thông qua các phương tiện thông tin quàng cáo Bỏi vậy trên thị trường du lịch, xúc tiến và quảng bá du lịch đóng

vai trò cite kỳ quantrọng, trong những trưòng hợp nhâ't định nó quyết định sự mất, còn, tồn tại và phát triển của một doanh

Trên thị trường du lịch, cung - cầu chù yếu về dịch vụ Hàng hoá vật châ't cũng được mua bán trên thị trường dư lịch, nhưng chiêm tỉ lệ ít hơn Đặc điểm nay do đặc điểm của sản phẩm du lịch chủ yếu dưới dạng dịch vụ quyết định Dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uốhg vui chơi, giải trí, môi giới, hướng

dẫn là những đối tượng mua, bán chủ yếu trên thị trường du

lịch Tấtnhiên trênthịtrưòng du lịch hàng hoávật chất nhưđồ

Trang 28

ăn, thức uống, hàng chuyển bán cũng được trao đổi Hàng lưu niệm là đối tượng đặc biệt và hầu như chỉ được thực hiện trên

thị trường du lịch nói chung, nhất là trên thị trường du lịch quốc tế Doanh thu dịch vụ trên thị trường du lịch thông

thưòng chiếm khoảng 50% đến 80% tổng doanh thu Dịch vụ -

đôi tượng mua, bán trên thị trường du lịch thường được phân

làm hai loại: dịch vụ chủ yếu hay cơ bản và địch vụ bổ sung Khi du lịch chưa phát triển, tỳ trọng giữa hai loại dịch vụ

thườnglà 7/3 Tỷ trọng này đang có xu thế thay đổi theo hướng

tăng dần dịch vụ bổ sung Ở những nước du lịch phát triển như

Pháp, TâyBan Nha, Thụy Sĩ đã đạt được tỳ trọng 3/7 giữa hai loại dịch vụ chính và dịch vụ bổ sung Một mặt, nước nhận

khách phấnđấu giảm chì phí cho việc đi lại, lưu trú bằng nhiêu

biện pháp và tăng thu ỏ những nơi vui chơi giải trí, mua sắm

của khách Tỷtrọng giữa dịch vụ chính và dịch vụ bơ sung càng

nhỏ, càngchứng tỏ sự hâp dẫn du lịch lớn, hiệu quả kinh doanh và nguồn thu toàn xã hội từ du lịch sẽ tảng lên, dẫn đến hiệu

ứng có lợi khác như xuâ'tkhẩu tại chỗ hàng hoá của các ngành

kinh tê khác, tạo được nhiều việc làm cho xã hội.

Đõì tượng mua bán trên thị trường du lịch không có dạng

hiện hữu trước người mua Khi mua sản phẩm du lịch, khách

hàng không được biết thực chất cùa nó Khác với thị trường hànghoá vật chất, người bán thường có hàng mẫu đểchào bán,

trên thị trường Du lịch, người bán không có hàng hoá du lịch

tại nơi chào bán, không có khả năng mang được hàng cần bản

đếnvối khách hàng Việc hiện hữu hoả, vật chất hoá đổi tượng

mua, bán trên thị trường du lịch chủ yêu dựa vào xúc tiên

quảng cáo Quan hệ mua, bán trên thị trường là quan hệ mua bán giản tiếp.

26

Trang 29

Các khâu chào giá, lựa chọn, cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán thông qua ấn phẩm quảng cáo và kinh nghiệm, khác hẳn với việc muabản thôngthường.

Trên thị trường du lịch, đối tượng mua, bán rất đa dạng.

Ngoài hàng hoá vật chất và dịch vụ, còn có cả những đối tượng

mà ở các thị trường khác không được coi là hàng hoá, không đủ các thuộc tính của hàng hoá Đó là những giá trị nhân văn, tài

nguyên du lịch thiên nhiên Những "hàng hoá" này, sau khi

bán rồingười chủ vẫn chiếm hữu nguyên giá sứ dụngcủa nó, có

chăng chỉ hao tổn rất ít Ta có thể nêu hàng loạt ví dụ về đặc điểm này của thịtrường du lịch: cảnh quan thiên nhiên, di tích

lịch sử, ánh sáng mặt trời, bãi biển đã "bán" rồi, sau đó vẫn tiếp tục được "bán" cho khách du lịch khác Bỏi vậy, trong du

lịch thường dùng khái niệm "xuâ't khẩu vô hình" đốỉ vói đối tượngmua bánnày.

Quan hệ thị trường giữa người mua và người bán bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng đến khikhách trở về

nơi thường trú cùa họ Đây là một đặc thù khác hẳn so với thị

trường hàng hoá khác Trên thị trường hàng hoá chung, quan

hệ thị trưòng sẽ chấm dứt khi khách mua đã trả tiền, nhận hàng, nêu có kéo dài cũng chỉ thêmthời gian của công việc bảo

hànhmà thôi.

Các sản phẩm du lịch nếukhông được tiêu thụ, không bán

được sẽ không có giá trị và không thể lưu kho Việc mua, bán,

tiêu dùng du lịch được gắn với không gian nhất định và thời

gian cụ thể Trên thị trường du lịch diễn ra việc sản xuất, lưu thông vàtiêu dùng sản phẩm cùng một thời gian, cùng mộtđịa điểm.

Trang 30

Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt Điều đó thể

hiện ỏ chỗ cung hoặc cầu du lịch chì xuất hiện trong một thòi

gian nhất định của một năm Tính thòi vụ của thị trường du

lịch do các yêu tô khách quan cũng như chủ quan quyết định và

là một bàitoán rất khótìm ralờigiải.

Những đặc thù trên thị trường du lịch cần phải được nắm vững và lưu ý khi nghiêncứu và xây dựng chiến lược thị trường

cùa mỗi doanh nghiệp, mỗi vùng, mỗi quốc gia.

1.2.2 Chức năng của thị trường du lịch

Cũng như thị trường hàng hoá chung, thị trường du lịch có

các chức năngthựchiện, công nhận, thôngtin và điều tiết.

Chức năngthực hiện và côngnhận: Thị trường du lịch thực hiện giá trị hàng hóa dịch vụ thông qua giả cả Việc trao đổi

mua bán nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch và thực hiện giá cả, giá trị sử dụng sản phẩm du lịch Chi phí sản xuất sản phẩm

du lịchcủa từng doanh nghiệp chỉ đượccông nhận là chi phíxã

hội cần thiết khi hành vi mua và bán được tiến hành và kết

thúc trên thị trưòngdu lịch, sản phẩm du lịch không được tiêu thụ dẫn đến thất thu và khi quá trình này kéo dài, doanh

nghiệp sẽ lâm vào thua lỗ, phá sản Đối với một quổc gia, khi

sản phẩm du lịch không được công nhận, không được thực hiện

sẽ dẫn đến sự đixuốngcủa Ngành Dulịch

Chức năng thông tin: Thị trường cung cấp hàng loạt các thông tin về số lượng, cơ cấu, chất lượng của cung và cầu du lịch, thông tinvề quan hệ cung - cầu du lịch Từ đặc thù cùa thị trường du lịch ta dễ nhận thấy chức năng thông tin của thị

trường du lịch vô vùng quan trọng Đối vói người bán, thị

Trang 31

trường cưng cấp những thông tin về cầu du lịch, thông tin vể

cung du lịch của các của các đối thủ cạnh tranh để quyết định

tổ chức hoạt độngkinh doanh Còn đối vói người mua, thôngtin mà thịtrường cung cấp có giá trị quyết định trong việc lựa chọn chuyên đi, nhất là chuyến đi du lịch ra ngoài biên giói quổc gia,

mà để chuẩn bị nó, họ đã phải dành dụm, tính toán nhiều hơn

so vối sự mua bán khác So vói các thị trường ở lĩnh vực khác,

người mua trên thị trương du lịch cũng cần những thông tin có

tính chất toàn diện hơn, khối lượng thông tin lớn hơn và được

càn nhắc kỹ hơn so với khi họ mua sắm hàng hoá kể cả hàng hoá cao cấp.

Chức năng điều tiết, kíchthích:Thị trường du lịchtác động đến người sản xuất và người tiêu dùng du lịch Một mặt, thông qua các quy luật kinh tế, thị trường du lịch tác động trực tiếp

đên người sản xuất, buộc họ phải tổ chúc sản xuất tương ứng với nhu cầu của khách du lịch, liên tục đổi mối, khắc phục

những lạc hậu lỗi thời trong công nghệ và trong sản phẩm du lịch để theo kịpnhu cầu thị trường Quá trình cạnh tranh trên

thị trường du lịch làm cho sản phẩm du lịch ngày càng được nâng cao về chất lượng và có giá cả hợp lý, phù hợp với từng loại đối tượng khách du lịch Hơn nữa, thông qua sự thay đổi

của nhu cầu khách hàng du lịch trên thị trường mà các doanh nghiệp sẽ có biện pháp, phương hướng kinh doanh thích hợp tạo

ra những sản phẩm hàng hoá dịch vụ đáp ứng thoả mãn được

đúng yêu cầu của du khách, nhằm đạt được mục đích kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận tối đa Hiệu quả kinh tế đã cuốn

hút, huy động vốn nhàn rỗi trong dân đưa vào sản xuất du lịch,

điều tiết nguồn vốn từ lĩnh vực khác đầu tư vào du lịch Khi vòngđòi của sản phẩm du lịch kết thúc, nhu cầu vể sản phẩm

Trang 32

du lịch này giảm đi hoặc triệt tiêu, thì người sản xuất sẽ

chuyển dịch dần vôh sang sản xuất loại sản phẩm khác Thị trường du lịch đã điều tièt thu hẹp hoặc triệt tiêu sản xuàt loại

sản phẩm, dịch vụ du lịch này Mặt khác, thị trường dulịch tác động đên người tiêu dùng, hướng sự thoả mãn các nhu cầu cùa khách du lịch đến sản phẩm du lịch đã tồn tại trên thị trường,

thúc đẩy họ tạo nguồn kinh phí chi cho chuyến du lịch Hiệu

ứng nhiều ý nghĩa về vấn đê này là: Năng suất lao động ỏ các

ngành khác sế đượcnâng cao trưóc khi ngườilao động ở những ngành này đi du lịch (vì mục đích kiếm tiền đi du lịch) và cả

sau khi khách du lịch quay về nơi thường trú đi làm, do chất lượng cuộc sôìig của họ đã nâng cao Chức năng điều tiết, kích thích kinh tê, mỏ rộng sản xuát và tiêu dùng du lịch của thị

trường dulịch thôngqua việc sử dụng hệ thống đòn bẩy kinh tê

như giácả, tỷ giá, lợi nhuận, lãi suất

1.3 CÁC LOẠI THỊ TRƯỜNG DƯ LỊCH VÀ TÁC ĐỘNG TƯƠNG HỖ GIỬA CHÚNG

1.3.1 Các loại thị trường du lịch

Thị trường du lịch không đồng nhất, mà bao gồm nhiêu loại Mỗi loại có những đặc thù khác nhau Đe có cơ sở nhận

thức về vai trò đặc điểm của từng loại, giúp cho việc nghiên

cứu, phân tích thị trường du lịch và xây dựng chiêh lược thị

trường chính xác, phù hợp thì việc phân loại thị trường du lịch là cần thiết và quan trọng Có thể phân loại thị trường du lịch theo hai cách: một là phân loại thị trường theo khả năng kinh tê của bên bán và bên mua; hai làcăn cứ vào một số tiêu thức theo thông lệ Mỗi cách phân loại có những thuận lợi và khó

30

Trang 33

khăn khác nhau Cách phân loại thứ nhất phản ánh toàn diện bản chết của thị trường, nhưng râ't khó đánh giã sát đúng khả năng của bên bán và bên mua Cách thứ hai, thông dụngvà dễ

tìm được các tiêu thức phân loại, nhưng chì phản ánh những

mặt cá biệtcủa thị trường.

1.3.1.1 Phấn loại thịtrườngdu lịch theokhả năng

kinh tế của bên bánvà bén mua: Đây là cách phân loại thể hiện tính chất VÔÌ1 có của bản thân thị trường nói chung và thị trường du lịch nói riêng Theo kinh tế chính trị học thì người

sản xuất và tiêu dùng hàng hoá là chú thể thị trường; mà chủ

thể thị trường lại do người mua và người bán tạo ra Trên thị

trường du lịch, bên mua gồm tất cả những người tiêu dùng du lịch và cac môi giỏi trung gian, như các hãng tổchức Tour, các đại lý du lịch, tạo nên một sức mạnh kinh té O một cực khác,

bên bán gồm tất cả những người sản xuất du lịch và các môi giới trung gian (các hãng tổ chức Tour, các đại lý du lịch ) tạo nên một sức mạnh kinh tê khác, về bản chất đây là hai sức

mạnh kinh tê hoàn toàn khác nhau, với lợi ích kinh tê khác nhau, đôi ỉúc có thể trái ngược nhau, nhưng lệ thuộc vào nhau.

Bên bán cần bên mua bên mua không có bên bán không thể

thực hiệnlợi íchcủa mình.

Có thế dành giá 2 sức mạnh kinh tê của bên bán và bên

mua trên thị trường du lịch là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập thiêu bất cứ khả năng kinh tê nào đêu không thê có thị

trường du lịch Một khi khả năng kinh tê của bên mua đạt tói mứchưóng tói thịtrường du lịch sẽ làm chonhu cầu du lịch nảy sinh và trên cd sở đó sẽ hình thành cầu dulịch Bên bán đủ khả năng hướng tới thị trường du lịch sẽ tạo ra khả năng cung cấp.

Trang 34

Giá thị trường du lịch tâng sẽ có lợi cho người bán, tăng khả năng kinh tê cùa bên bán; ngược lại, khi giá thị trường du lịch giảm sẽ có lợi đổìvới ngưòi mua, tăng khả năng kinh tế của bên mua Trên thị trường du lịch diễn ra sự cạnh tranh giữa ngưòi bảnvới nhau và sự cạnh tranh giữa người mua với nhau Loại cạnh tranh thứnhất có lợi đối vói người mua, ở đây là khách du lịch và các môi giói trung gian tiêu dùng du lịch Trong khi loại

cạnh tranhthứ hai, cạnh tranh giữa người mua với nhau, sẽ có

lợi cho người bán Tuy nhiên do biến độngvà điều tiết của thị trường, các trạng thái cạnhtranh nàysẽ dần được điều chỉnh đi

vào mức trung hoà Tương quan giữa khả năng kinh tế giữa bên mua và bên bán trên thị trường du lịch sẽ tạo ra 3loại thị trường du lịch khác nhau:

Thị trường bên bán hay thị trườngcầu: Là thị trường du lịch mà ỏ đó bên bán ỏvào vị tríchi phối, người mua bị chi phối vì giữa họ tồn tại sự cạnh tranh vói nhau Nói một cách khác

trên thị trường du lịch này cầu lớn hơn cung, người bán không thể thoả mãn được nhu cầu vê dịch vụ, hàng hoá du lịch Ngươi mua không có khả năng hoặccó rất ít khả năng lựa chọn hàng

hoádu lịch.

Thị trường bên mua haythị trườngcungi Là thị trường mà

ở đó cung lớn hơn cầu; trên thị trường này mọi nhu cầu về dịch

vụ hàng hoá du lịch được thoả mãn một cách đầy đủ, kể cả

trong nước và quốc tế Khả năng kinh tế cùa bên mua chi phối

khả năng kinh tếcủa bên bán Vì giữa những người bản có sự canh tranh rất khổc liệt để tiêu thụhàng hoá của mình Trong

hoạt động kinh doanh khách sạn ở Thái Lan hiện nay đang tồn

tại thị trường cung Nhiều chủ khách sạn phải hạ giá cho thuê

Trang 35

buồng xuống 50% do khách sạn quả nhiều, nhất là Thủ đô

Thịtrường thế cân đoi hay thị trường cănbằng cung - cầu:

Đây là trạng thái lý thuyết của thị trường Trên thực tế rất ít khi tồn tại tình huống này Trên thị trường du lịch cân đôì khôngcó sức ép của bên mua và khôngcó sự lũng đoạn của bên bán Xét theo mức độ diễn biến của hành vi mua bản trên thị trường, ngưòi ta đưa ra một loại thị trưòng tích cực, tại đónhu cầu cao, cung cấp dồi dào, mua bán đáp ứng sôi động và được đẩy mạnh Thị trưòng tích cực có thể hiện thời, trước mắt và

lâu dài.

1,3.1.2.Phăn loại thị trường du lịch theomột số tiêu

- Phânloại thịtrường du lịch theo tiêu thức địa lý chinh trị

Dưới góc độ một quốc gia, căn cứ vào không gian địa lý

chính trị, thị trưòng du lịch đượcphân chia thành thị trưòng du

lịch quốc tê và thị trườngdu lịch nội địa(sơ đồ 2).

Thịtrường du lịch quốc tếìầ thị trường mà ở đó cung thuộc

một quốcgia, còn cầuthuộc một quốc gia khác Trên thị trường

du lịch quốc tế, các doanh nghiệp du lịch của một quốc gia kết hợp với doanh nghiệp nưóc khác đáp ứng nhu cầu du lịch của

các công dân nước ngoài Quan hệ tiển - hàngđược hình thành

và thực hiệnvượt qua biên giớiquốc gia.

Thị trường du lịch nội địa là thị trường mà đó cung và cầu du lịch đều nằm trong biên giói lãnh thổ cùa một quốc gia.

Trên thị trường nội địa, mối quan hệ nảy sinh do việc thực

Trang 36

hiện dịch vụ hàng hoá du lịch là mối quanhệkinh tê trong một

quổc gia; nó phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế của quốc gia đó và phản ánh sựphân công lao động trong nưỏc Vận động tiền -hàngchỉdi chuyển từ khu vực này đếnkhu vực khác.

Sữđổ 2: Phân toại thị trường du lịch theo tiêu thức địa lý, chinh trị

(dưởi góc độ một quốc gia)

Căn cứ vào tiêu thức địa lý, chính trị theo cáchnhìntoàn cục thì hoạt động du lịch thê giới có thể chia thị trường du lịch

thành thị trường quốc gia, thị trương du lịch khu vực và thị

trường du lịch thê giói (Sơ đồ 3)

Thịtrường du lịch quốc gia là phần thị trường mà mỗi nước

chiếm lĩnh được.

Thị trường du lịch khu vực: Thị trường du lịch quôc tế của

một sô nước ở vùng địa lý nào đó, như thị trường du lịch Đông

Âu, Tây Âu, Châu Á-Thái bìnhdương

Thị trườngdu lịchthế giới: Là tổng thị trường du lịch của các quốc gia.

Trang 37

Sơ đó 3: Phân loại thị truờng du lịch thế giói theo địa lý, chinh trị

- Phânloại theo đặc điểmkhông gian của cung và cầu: Căn cứ vào đặc đỉểm không gian cùa cung và cầu có thể chia thị trường du lịch thành thị trưòng gửi khách và thị trường nhận

khách (Sơđồ 4).

Sơ đồ 4: Phân loại theo đặc điểm không gian của cung và cáu.

Trang 38

Thị trường gửi khách: Là thị trường mà tại đó xuất hiện

nhu cầu du lịch Khách du lịch xuất phát từ đó để đi đến nơi

khác tiêu dùng các sản phẩm du lịch Trong chiến lược phát triểndu lịch quốc tếchủ động của một quốc gia, một vùng, một

địa phương, thị trường gửi khách đóng một vai trò quyết định Thị trưòng gửi khách lại có thểchia thành thịtrường gửikhách trực tiệp và thị trường gửi khách trung gian Thị trưòng gửi

khách trực tiếp ở chừng mực nào đó có thể coi chính là nơi cư trú hàng ngày của khách Còn thị trường gửi khách trung gian

là nơi chuyển tiếp, khách đến nơi này du lịch rồi đi tiếp Khi

công dân Singapore sangViệt Nam du lịch thìSingapore là thị 'trưòng gửi khách trực tiếp của Việt nam Khi công dân nước

thứ ba sang Singapore du lịch sau đó đi du lịch tiếp sang Việt nam, thì Singapore là thịtrường gửi khách trung gian của Việt Nam Tươngtự như vậy nhân dân Thủ đô đi dulịch Ninh Bình thì Hà Nội là thịtrường gửi kháchtrực tiếpcủa Ninh Bình Khi

khách du lịch đến Hà Nội sau đó đi tiếp đến Ninh bình du lịch thì Hà nội là thị trường gủi khách trung gian của Ninh Bình

Thị trưòng gửi khách trung gian đang có xu hướng ngày càng

đóng vai trò quan trọng.

Thị trường nhận khách: Là thị trường mà tại đó đã có cung du lịch, nơi có điều kiện sẵn sàng cung ứng các dịch vụ tiêu

dùng sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu du lịch của khách nước ngoài, khách các địa phương khác đến Thị trường nhận

khách cóý nghĩa quan trọng đốivới việc tổ chức du lịch quốc tế

thụ độngcủa một quốc gia hoặc tổ chức du lịch gửi khách cúa

một vùng, một địa phương; đồng thòicung cấp những thông tin

cần thiết về đõì thủ cạnh tranh trong du lịch quô'c tế chù động

Trang 39

của một nưỏc, hoặc trong việc tổ chứcđón khách đến du lịchcủa

một vùng, một địa phương.

Như vậy, dễnhận thấy rằng tổng lượng khách du lịch của tất cả các thị trường nhận khách sẽ bằng tổng lượng khách du lịch của thị trưòng gửi khách Một nước, một vùng, một địa phương có thể vừa là thị trựòng gửi khách lại vừa là thị trường nhận khách Khi nghiên cứu thị trường, cần phải nghiên cứu thông tin vềcả hai loại thịtrưòng này.

-Phân loại theo thực trạng thịtrường: Căn cứvào thủi hình

thực tế vàtiềm nàng chưa khaitháchết, chúng ta cóthịtrưòng

du lịch thực tế và thịtrường du lịch tiềm nàng.

Thị trường du lịch thựctê'là thị trường mà dịch vụ hàng hoá du lịch thực hiện được Trên thịtrường này có đủ điềukiện

đểthựchiện dịch vụ hàng hoá du lịch.

Thị trường du lịch tiềm năng là thị trườngmà ở đó thiếu

một số điều kiện đểcó thể thực hiện được dịch vụ hàng hoá du

lịch Tiềm năng có thể có cảỏ cung và cầu du lịch Do thiếu một

số điểu kiện cần thiết mà cung và cầu không thể gặp nhau Ví dụ: Loạikiểu, chất lượng sản phẩm du lịch chưa đáp ứng được

nhu cầudu lịch, hoặcgiá cả vượt quá khả năng thanh toán của ngườitiêu dùng Loại thịtrườngnàycó một ý nghĩa quantrọng đôivói câc cơ sở sản xuấtkinh doanh du lịch.

Để khai thác các tiềm năng đó, người bán trên thị trường

du lịch phải biết và có nghệ thuật phối hợpvới các biên sốthị

trường Người ta phân biệt các biến sốthị trưòng thành những

biến sốkhông thể kiểm soát được đốivôi các doanh nghiệp (hhư môi trường vănhoá xã hội, môitrường kinh tế và công nghệ ký

Trang 40

thuật, môi trường cạnh tranh, chính trị và phápluật, các nguồn

lực của đơn vị kinh doanh) và các biến số kiểm soát được ( như sản phẩm gì, đặc trưng của nó, các kênh phân phôi như thế

nào, bán ỏ đâu, vào lúc nào, cho ai, những ngưòi trung gian

nào) Cácbiến số kiểm soát được nằm trong tầm tay của đơn vị

kinh doanh, họ phải tìm cách phôi hợp 2 loạibiến số thỉ trường một cách tốt nhất để biến thị trường tiềm năng thành thị trường thực tế của mình.

- Phân loạitheo thờigian: Căn cứ chỉ tiêu thòi gian có thể phân loại thị trường du lịch thành thị trường du lịch quanh năm và thịtrường du lịch thòi vụ.

Thị trường dulịch quanh năm: Thị trường mà ỏ đó hoạt động du lịchkhông bị gián đoạn;việc muavà bán các sản phẩm du lịch diễn ra quanhnăm.

Thị trườngdu lịch thờivụ: Thị trường mà ỏ đó hoạt động du lịch bị giới hạn theo mùa Cung hoặc cầu du lịch chỉ xuất hiện vào thòi gian nhất định nào đó Tính chất thời vụ của cung

- cầudu lịch tác động sâu sắc đến việc tổ chức lao động củacác cơ sỏ kinh doanh du lịch Một sô bãi biển của nước ta chỉ hoạt động vài tháng mùa hè Đây là thị trường cùa mùa hạ Nhiều nước dựa vào băng tuyết màu đông, tổ chức du lịch thể thao mùađông ngoài trời Họ có thị trưòng mùa đông.

- Phân loại theodịch vụ du lịch: Căn cứ dịch vụ du lịch để

phàn ra các loại thị trường du lịch gắn với việc tổ chức nhằm tạo ra và tiêu thụ các dịch vụ đó Theo cách phân chia này thì có bao nhiêuloạidịch vụdu lịch sẽ có bấy nhiêu loại thị trường

du lịch Vídụ: Thị trường du lịchvận chuyển, thị trường du lịch lưu trú, thị ta -lờngdu lịch vui chơi giải trí (Sơ đồ 5)

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan