TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA DU LỊCH
Ho và tên : Lê Minh Hoàng - K23HD
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC Đề tải :
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
Trang 2Muc luc PHAN MO DAU 1 Tính cấp thiết của đề tài Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ của đê tài 2 qg Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ce Oo Sa ao ˆ Đề xuất của khóa luận
5 Kết cấu của khóa luận ox
CHƯƠNG 1: CO SO LY THUYET VE DU LICH VA THI TRUONG DU LICH 10 Ll Dulịch „10 1.11 Khái nệm 10 1.1.2 Kinh doanh du lịch 11 1.1.3 Các loại hình kinh doanh du lịch 12 1.1.4 Các loại hình du lịch 13 1.2 Khách du lịch va tam ly khach du lic! 15 1.2.1 Khach du lich 15 1.2.2 Phân loại Khách dù lịCh l6 1.2.3 - Tâm lý khách du lịch 1.3 Thị trường du lịch và phân đoạn thị trường du lịch 1.3.1 Thị trường du lịch 1.3.2 Đặc điêm thị trường du lịcl 1.3.3 Phân đoạn thị trường du lịch
1.4 Xu hướng tiêu dùng du lịch và ý nghĩa của việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch 1.4.1 Xu hướng tiêu dùng 1.4.2 Xu hướng tiêu dùng du lịch
1.4.3 _ Ý nghĩa của việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch
1.4.4 Phần mềm SPSS ứng dụng trong nghiên cứu thị trường du lịch 34
Két luận chương |
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XU HƯỚNG TIÊU DÙNG DU LỊCH CỦA THỊ TRUONG KHACH DU LICH TRE TUOI (BO TUOI 20-30) TẠI HÀ NỘI 36
Trang 3
2.2 Tổng quan thị trường khách du lịch trẻ tuổi tại Hà Nội
2.3 Kết quả khảo sát xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch
Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát
2.3.2 Phân tích nhu cầu du lịch của thị trường khách du lịch trẻ tu:
(độ tuôi 20-30) tại Hà Nội
2.3.3 Phân tích sự lựa chọn kênh thông tin du lịch và các yêu tô ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn điểm đến của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
2.3.4 Xu hướng tiêu dùng du lịch và các yêu tô ảnh hưởng đên xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi
(độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
2.4 Đánh giá chung về xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) 63 Két luận chương 2
CHƯƠNG 3: MỘT SÓ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC THỊ TRƯỜNG KHÁCH DU LỊCH VIỆT NAM TRẺ TUỎI (ĐỘ TUÔI 20-30) TẠI HÀ NỘI
3.1 Định hướng phái tiền thị/iwägltiÄchiBội
Việt Nam
ja dia nant du lich Ay Ha
3.2 Một sô đê xuât, giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả khai thác thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi tại Hà Nội
Kết luận chương 3
KET LUẬN VÀ KHUYÉN NGHỊ TAI LIEU THAM KHẢO PHU LUC 1
PHU LUC 2
Trang 4DANH MUC BANG, BIEU DO
Bang
Bang 2.1: Thống kê khách du lịch nội địa giai đoạn 2010 - 2017 36
Bang 2.2: Tần suất đi du lịch hằng năm theo các đặc điểm cá nhân Bảng 2.3: Lựa chọn kênh thông tin du lịch theo các đặc điểm cá nhân 46 Bảng 2.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến đu lịch
theo đặc điểm cá nhân
Bảng 2.5: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch trọn gói theo đặc điểm cá nhân s32 Bang 2.7: Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch tự do theo đặc điểm cá nhân
: Mức độ yêu thích các Töại hình dư lịch theo cá nhân S9
Bảng 2.9: Tần suất sử dụng các loại hình dịch vụ lưu trú theo đặc điểm
Bảng 2 ac
Trang 5Biểu đồ Biểu đồ 2.I: Biểu đồ 2.2: Biểu đồ 2.3: Biểu đồ 2.4: Biểu đồ 2.5: Biểu đồ 2.6: Biểu đồ 2.7: Biểu đồ 2.8: Biểu đồ 2.9: QGTOE CAIN sscconarersneneertnnssonsnssenconsoannnnentennveendntnevenssesanassonsconesonnseses: 39 D6 tudi Nghé nghiép
CA suiôtiể đu HH ¡essuannnsnnandeianiantiadntidtiiadrditaiaiggisnnoo 41
Khoảng thời gian đi du lịch c6 0n k2 2 sa 4
'Độ dài chuyển đi đu TỊềH:rossuusssnnsniniitiiiddidiiddidiatiNH0nag0 44
Mụ€ đích đi du lÍGH:.:.¿issyc60 0688666616088 0001258613136 45 Kênh thông tin du lịch
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến trong chuyền đi du lịch của người trẻ tuôi - ccc:-¿£522c22cvvcccccerrr 48
Biểu đồ 2.10: Hình thức đi du lịch
Biểu đồ 2.11: Các yêu tố ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch trọn gói 5l
Trang 6PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của đi du lịch của con người ngày
càng trở lên phổ biến, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi Du lịch đang
trở thành hoạt động yêu thích của giới trẻ và luôn trở thành chủ đề nóng dé bàn luận trên mạng xã hội Ngày nay giới trẻ cả nước nói chung và giới trẻ tại Hà Nội nói riêng đã không còn quá xa lạ với những bài viết chia sẻ về kinh
nghiệm đi du lịch, điểm đến hấp dẫn hay những điều cần lưu ý khi đi đến một
điểm du lịch cụ thể nào đó trên các trang mạng xã hội Theo thống kê của Buzzmetrics trong 3 thang (1/3/2016 — 31/5/2016) thì trên các diễn đàn và mạng xã hội có gần 4.2 triệu bài viết và thảo luận về du lịch Cũng từ thống kê đó Buzzmetrics đã phân tích các bình luận và đưa ra số liệu thống kê lý do vì sao giới trẻ thích đi du lịch Lý do chính khiến các bạn trẻ thích đi du lịch
đó là đề tận hưởng'ähững ngày lễ 3ä thời giàn tảhđ rỗi (ehÌễwà!26%) Ngồi ra
thì còn nhiều lý do chủ quan khác như : muốn tìm niềm vui, giải tỏa căng thẳng (chiếm 17%); muốn tận hưởng thời gian cũng gia đình bạn bè, người yêu (chiếm 16%); muốn khám phá, trải nghiệm (chiếm 11%); muốn thỏa mãn đam mê, sở thích (chiếm 10%); vì thích một địa danh nào đó (chiếm 6%); muốn đi một mình (chiếm 3%) Bên cạnh lý do chủ quan thì còn có lý do khách quan tác động đến quyết định đi du lịch của giới trẻ đó là: quyết định đi
du lịch vì được truyền cảm hứng từ những bài viết giới thiệu điểm du lịch hấp
dẫn trên mạng xã hội (chiếm 11%)
Số liệu trên tuy đã được thống kê từ 2 năm trước nhưng nó đã phần nào cho thấy giới trẻ hiện nay rất yêu thích đi du lịch và có muôn vàn lý do khiến họ quyết định đi du lịch Việc thích đi du lịch đồng nghĩa với việc họ phải sử dụng những dịch vụ của ngành du lịch Trước đây việc đặt dịch vụ du lịch không hề dễ dàng, người đi du lịch thường đặt mua những tour du lịch
Trang 7
trọn gói, bao gồm tất cả những dich vụ gói gọn trong đó Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thì việc đặt các dịch vụ du lịch trở lên vô cùng dễ dàng và thuận tiện Cùng với các bài viết nhận xét về địa điểm tham quan, vui chơi giải trí thì xu hướng tự đặt dịch vụ khi đi du lịch của giới trẻ trở lên vô cùng phổ biến Xu hướng đó có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đến các hoạt động tổ chức tour trọn gói của các công ty lữ hành và buộc các đơn vị kinh doanh lữ hành phải thiết kế thêm những sản phẩm du lịch dành riêng cho đối tượng khách này Đề thiết kế được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của giới trẻ thì việc đầu tiên các công ty lữ hành phải làm đó là tìm hiểu xu hướng tiêu dùng du lịch của giới trẻ Nhận thức được điều này nên em quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường
khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuỗi 20 — 30) tại Hà Nội” cho khóa
luận tốt nghiệp
2 Mục đích, giới han và nhiệm vụ của đề tài
2.1 MWdwfchiện Trường Đại học Mở Hà N
Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lich của giới trẻ để doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thêm những thông tin hữu ích trong việc thiết kế những sản phẩm du lịch phù hợp với đối tượng khách này
2.2 Giới hạn
Vi thoi gian hoàn thành khóa luận và lượng thông tin tiếp cận có phan hạn chế nên khóa luận của em xin được giới hạn tập trung nghiên cứu vào những xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội Trong đó tập trung chủ yếu vào các phần:
—_ Nghiên cứu và phân tích nhu cầu tiêu dùng du lịch của thị trường du khách trẻ tuổi
~_ Nghiên cứu và tìm hiểu những yếu tố ảnh hướng đến xu hướng tiêu
dùng du lịch của thị trường du khách trẻ tuôi
Trang 8
— Nghién ctru va tim ra nhiing yêu cầu chất lượng dịch vụ mà thị trường du khách trẻ tuổi mong muốn khi đi du lịch
2.3 Nhiệm vụ
Xác định cơ sở lý luận thực tiễn của đề tài
— Phan tích xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường du khách trẻ tuôi
—_ Đề xuất những giải pháp giúp doanh nghiệp kinh doanh lữ hành khai
thác có hiệu quả thị trường khách du lịch trẻ tuổi 3 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
~ Xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường du khách trẻ tuổi (độ tuổi 20 — 30)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
— Phuong phdp luận cứ lý thuyết (xây dựng cơ sở lý luận) đưa vào thực tiễn
~—._ Phương phẩp tmikiếni Úä'ữlu tệp thông lu) ri — Phương pháp xử lý thông tin
—_ Phương pháp quan sát và thực nghiệm
—._ Phương pháp điều tra thực tế qua phỏng vấn dựa theo bảng hỏi — _ Phương pháp tổng hợp va phân tích thông tin, dữ liệu — Phương pháp so sánh và đánh giá thông tin
4 Đề xuất cúa khóa luận
—_ Cách tiếp cận thị trường du khách trẻ tuổi và những biện pháp khai thác hiệu quả thị trường khách này
Trang 9
5 Kết cấu của khóa luận
Khóa luận ngoài phần mở đầu, lời cảm ơn, phần kết luận, tài liệu tham khảo, các phần phụ lục về câu hỏi và kết quả khảo sát thì nội dung chính của khóa luận được chia thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý thuyết về du lịch và thị trường du lịch
Chương 2: Thực trạng xu hướng sử tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
Chương 3: Một số đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
Trang 10
CHUONG 1: CO SO LY THUYET VE DU LICH VA THI TRUONG DU LICH
1.1 Du lich 1.1.1 Khai niém
Du lich đã trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phố biến của con người trong thời đại ngày nay Tuy nhiên, thế nào là du lịch? Xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lich là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí và các mục đích khác ”
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Ðw lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay
một việc kiếm tiền sinh sống,
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 thì: “Dư /ch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhầm đáp ứng nhu câu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với muục đích hợp pháp khác ” [3 7]
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: “Đu !ịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc ”
Trang 11
Nhìn từ góc độ kinh tế: “Dw lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có
nhiệm vụ phục vụ cho nhu câu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhụ câu khác ”
Như vậy, có thể thây được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Nó vừa mang đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa, xã hội
1.1.2 Kinh doanh du lịch
Về bản chất, hoạt động kinh doanh du lịch là tổng hòa mối quan hệ
giữa các hiện tượng kinh tế với kinh tế của hoạt động du lịch, hình thành trên
cơ sở phát triển đầy đủ sản phẩm hàng hóa du lịch và quá trình trao đổi mua và bán hàng hóa du lịch trên thị trường
Sự vận hành kinh doanh du lịch là lấy tiền tệ làm môi giới, tiến hành trao đổi sản phẩm du lịch giữa người mua (du khách) và người bán (nhà kinh doanh du lịch), sự vận hành này lấy vận động mâu thuẫn giữa hai mặt cung cấp và nhu cầu du lịch làm đặc trưng chủ yếu
Trong điều kiện thị trường, việc thực hiện thông suốt hoạt động kinh doanh du lịch được quyết định bởi sự điều hòa nhịp nhàng giữa hai đại lượng cung và cầu du lịch
Khác với các loại hàng hóa thông thường sản phẩm hàng hóa trao đổi giữa hai bên cung cau trong du lịch không phải là vật cụ thể, cái mà du khách có được là sự cảm giác, thể nghiệm hoặc hưởng thụ, vì thế trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch, giao lưu hàng hóa và giao lưu vật là tách rời nhau Sự
trao đổi sản phẩm du lịch và tiền tệ do hai bên cung cầu du lịch tiến hành
không làm thay đổi quyền sở hữu sản phẩm du lịch, trong quá trình chuyển đổi cũng không xảy ra sự chuyển dịch sản phẩm, du khách chỉ có quyền
chiếm hữu tạm thời sản phẩm du lịch tại nơi du lịch Cùng một sản phẩm du
lịch vẫn bán được nhiều lần cho nhiều du khách khác nhau sử dụng, sản pham
Trang 12
du lịch chỉ tạm thời chuyển dịch quyền sử dụng, còn quyền sở hữu vẫn nằm trong tay người kinh doanh, đây chính là đặc điểm cơ bản của kinh doanh du lịch
1.1.3 Các loại hình kinh doanh du lịch
Các loại hình kinh kinh du lịch là yếu tố quan trọng và không thể thiếu được trong ngành du lịch Về cơ bản thì có những loại hình kinh doanh sau:
** Kinh doanh dịch vụ lưu trú
Theo Luật du lịch Việt Nam năm 2017 cơ sở lưu trú du lịch bao gồm: Khách sạn Biệt thự du lịch Căn hộ du lịch Tàu thủy lưu trú du lịch Nhà nghỉ du, lịch rờng Ð Nhà ở có khòng cho khách du lich thuê Bãi cắm trại du lịch + + + + + + + + Các cơ sở lưu trú du lịch khác ** Kinh doanh lữ hành
Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hay văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch Dựa theo phạm vi và tính chất hoạt động thì kinh doanh lữ hành được chia thành:
+ Kinh doanh lữ hành quốc tế
+ Kinh doanh lữ hành nội địa
+ Đại lý lữ hành
Trang 13
“> Kinh doanh dịch vụ vận chuyển
Kinh doanh vận chuyển du lịch là cung cấp dịch vụ vận tải giao thông cần thiết để giúp khách di chuyển từ vùng này sang vùng khác, quốc gia này sang quốc gia khác trong quá trình đi du lịch
** Kinh doanh dich vu du lich bỗ sung
Dịch vụ bổ sung làm sống động hơn cho chuyến đi du lịch của du
khách Dịch vụ bổ sung là các dịch vụ: vui chơi giải trí, cung cấp đồ lưu niệm,
chăm sóc sắc đẹp, spa, massage 1.1.4 Các loại hình du lịch
Hoạt động du lịch có thể phân nhóm theo các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu chí đưa ra Hiện nay du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
s* Phân loại theo môi trường - tài nguyên
+ Du lichlthién\ihién! rong Dai hoc Mo Ha}
+ Du lich van hoa
Trang 15+ Du lich trung nién + Du lịch người cao tuổi
s* Phân loại theo độ dài chuyến đi + Du lịch ngắn ngày + Du lịch dài ngày s* Phân loại theo hình thức tổ chức + Du lịch tập thể + Du lịch cá nhân + Du lịch gia đình s* Phân loại theo phương thức hợp đồng + Du lịch trọn gói + Du lịch từng phần (dịch vụ riêng lẻ) 1.2 Khách du lịch và tâm lý khách dy lịch : ởHàN 1.2.1 Khách du lịch
Trong hoạt động du lịch khách du lịch là một người có nhu cầu đi du lịch Để trở thành khách du lịch thì con người phải có đầy đủ 3 điều kiện sau:
- Có thời gian rảnh rỗi
- Có khả năng thanh toán - Có nhu cầu được thỏa mãn
Cũng như khái niệm về du lịch thì khái niệm về khách du lịch cũng có nhiều cách hiểu khác nhau đứng ở trên các góc độ khác nhau
Hội nghị Roma do Liên hợp quốc tổ chức năm 1963 cho rằng: “Khách du lịch Quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú của họ trong thời gian 24h hay hơn ”
Theo Uỷ ban xem xét tài nguyên Quốc gia của Mỹ: “Du khách là người đi ra khỏi nhà it nhất 50 dặm vì công việc giải trí, việc riêng trừ việc đi lại hàng ngày, không kế có qua đêm hay không ”
Trang 16
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 thì: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập
ở nơi đến ” [3, 7]
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, khách du lịch bao gồm khách
du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch trong lãnh thô Việt Nam
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngo ài
1.2.2 Phân loại khách du lịch
Khách du lịch bao gồm nhiều nhóm, cư trú tại nhiều địa phương, quốc gia khác nhau, có mục đích du lịch, phương thức và phương tiện du lịch cũng
khác nhau Vì vậy, việc phân loại khách du lịch là cần thiết để có kế hoạch
cung ứng các sản phẩm du lịch phù hợp với từng nhóm đối tượng Khách du lịch thường được phân loại theo các cách khác nhau: s* Theo mục đích chuyến đi
Theo cách phân loại này, khách du lịch có 3 nhóm: -_ Khách giải trí, nghỉ ngơi
- _ Khách kinh doanh và công vụ
- Khách thăm viếng bạn bè, người thân (thăm thân)
Nhóm khách du lịch đi du lịch với mục đích giải trí, nghỉ ngơi có đặc
điểm chung là: họ lựa chọn các điểm đến phù hợp với sở thích của họ hưởng
Trang 17đến của họ khá nhạy cảm với giá cả; thời gian dành cho chuyền đi thường dai; có thể họ thường đến nhiều điểm khác nhau trong một chuyến di
Đối với nhóm khách du lịch công vụ: mục đích chính cho chuyên đi của họ là thực hiện một công việc nào đó (kinh doanh, hội nghị, tham dự hội chợ, triển lãm ), tuy nhiên trong các chuyến đi đó họ thường kết hợp tham quan, nghỉ ngơi ; việc lựa chọn phương tiện giao thông, loại hình lưu trú, thời gian lưu lại, phụ thuộc vào loại công việc của họ; họ ít chịu sự chỉ phối của biến động giá cả các sản phẩm du lịch; mức chỉ tiêu của họ cao
Nhóm khách du lịch thăm thân có đặc điểm là: thời gian lưu lại không dài, ít nhạy cảm với giá cả, việc kết hợp tham quan các điểm du lịch ít khi được xác định trước
“ Theo đặc điểm kinh tế xã hội
Khách du lịch cũng thường được phân thành các nhóm theo nhiều tiêu thức về đặc điểm kinh tế-xã hội Các tiêu thức sau đây thường được nhiều nước sử dụng:
-_ Phân nhóm theo độ tuổi: theo tiêu thức này, nhiều nước phân chia
khách du lịch thành các nhóm sau: đưới 20 tuổi, từ 20 tuổi đến dưới 30 tuổi,
từ 30 đến dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, 50 dưới 60 tuổi, từ 60 tuổi trở
lên
- _ Phân nhóm theo giới tính: nam, nữ
-_ Phân nhóm theo nghề nghiệp: công chức, giáo viên, thương nhân, kỹ sư, bác sĩ, công nhân, nông dân,
- _ Phân nhóm theo mức thu nhập
Ngoài ra, khách du lịch còn được phân nhóm theo cấu trúc gia đình, theo truyền thống văn hố, theo tơn giáo
Trong các tiêu thức nêu trên, việc phân loại khách du lịch theo độ tuổi và giới tính được thực hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới vì dễ thu thập thông tin
Trang 18
%
“ Theo phương tiện giao thông được sử dụng
Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau: _ Khách sử dụng ô tô (xe du lịch, xe công cộng, xe cá nhân hoặc
xe thuê, )
= Khách sử dụng máy bay (của hãng hàng không hoặc của cá nhân) — Khách sử dụng tàu hoả
- Khách sử dụng tàu thủy, tàu du lịch, tàu du hành, thuyền, - Khách sử dụng tổng hợp nhiều loại phương tiện
Thông thường, khách du lịch được thống kê theo 3 nhóm chính: Đường bộ (ôtô, tàu hoả), đường thuỷ và hàng không Việc khách du lịch lựa chọn loại phương tiện nào là chủ yếu tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của điểm đến, khả năng chỉ trả và thời gian dành cho chuyến đi, độ tuổi,
s Theo độ dài thời gian của hành trình
Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau: — Khách nghỉ cuối tuần (2-3 ngày)
- Khách đi du lịch đưới 1 tuần — Khách đi du lịch từ I đến 3 tuần
~ Khách đi du lịch từ 1 tháng đến dưới 3 tháng _ Khách đi du lịch trên 3 tháng
s* Theo loại hình cơ sở lưu trú được sử dụng
Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành các nhóm sau: = Khách lưu trú tại khách sạn
Khách lưu trú tại Bungalow Khách lưu trú tại Motel
| Khách lưu trú tại khu cắm trại - Khách lưu trú tại nhà dân - Khách lưu trú tại nhà người thân
Trang 19
+ Theo hình thức tổ chức
Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành bốn nhóm sau:
— Khách du lịch đi theo tập thé
Khách du lịch đi theo cá nhân
Khách du lịch đi theo tour trọn gói (Package tour) - Khach du lich di theo tour tu do (Free tour) + Theo nguồn chỉ phí Theo cách phân loại này, có 3 nhóm khách du lịch chủ yếu: - Khách du lịch tự túc — Khách du lịch được các tổ chức cấp kinh phí - Khách du lịch theo các chương trình khen thưởng s% Theo mức chỉ tiêu Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành hai nhóm sau: _ Khách du lịch hạng sang — _ Khách du lịch phổ thông s* Theo nội dung hoạt động
Trang 20s* Theo độ dài hành trình Theo cách phân loại này, khách du lịch được phân thành hai nhóm sau: = Khách gần - Khach xa 1.2.3 Tâm lý khách du lịch
Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ, chất lượng dịch vụ chỉ được đánh giá thông qua quá trình tiêu dùng của du khách Chất lượng phục vụ du lịch phần lớn phụ thuộc vào các đặc điểm nhân cách và trạng thái tâm lý xã hội của du khách và người phục vụ du lịch khi họ giao tiếp với nhau Muốn tạo ra những dịch vụ du lịch có chất lượng đòi hỏi người phục vụ du lịch phải tìm cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với những đặc điểm tâm lý và hành vi của khách du lịch
Khách du lịch là đối tượng trung tâm của hoạt động du lịch Đề kinh doanh đạt kết quả tốt cần phải nghiê cứu những đặc điểm tâm lý cũng như hành vi của khách Thông qua việt nghiên cửu Huật biết nhu cầu, sở thích,
tâm trạng, thái độ, động cơ của các nhóm khách du lịch, của từng cá nhân
cụ thể để định hướng điều khiển và điều chỉnh quá trình phục vụ khách du lịch
Việc nghiên cứu tâm lý con người đặc biệt là khách du lịch là một việc không hề dễ dàng Đề nắm rõ được tâm lý khách du lịch trước hết phải biết được những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý và những yếu tố đấy ảnh hưởng như thế nào đến tâm lý của du khách Dưới đây là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tâm lý khách du lịch
Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên đó là điều kiện đầu tiên và cần thiết cho cuộc sống, và sự phát triển của xã hội lồi người Mơi trường tự nhiên bao gồm các yêu tố như: vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu, thủy văn, địa hình, tài nguyên tự nhiên Nó ảnh hưởng đến vóc dáng con người, màu da, màu tóc, khả năng,
Trang 21
thích nghỉ và chịu đựng của cơ thể Chính những điều kiện này qua quá trình sống sẽ tác động trực tiếp đến tâm lý con người Có thể nhận thấy rằng khách du lịch ở những vùng hàn đới thường trầm lặng, ít nói hơn khách du lịch ôn đới, trong khi đó khách du lịch ở những vùng nhiệt đới thường cởi mở, Sôi nổi, cuồng nhiệt hơn
Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, con người ở đó thường phóng khoáng hơn trong chỉ tiêu, ngược lại ở những vùng có điều kiện tự nhiên khó khăn con người thường chăm chỉ, cần cù, tiết kiệm hơn Hay ở những vùng thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán con người thường cởi mở, giao tiếp tốt, văn hóa có sự giao thoa, những vùng có điều kiện tự nhiên khó
khăn cho việc giao lưu cư dân thường thật thà, thuần khiết, văn hóa bó hẹp,
tuy nhiên lại giữ được nét truyền thống lâu đời Môi trường xã hội
Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch Sử cá nhân, lịch, Sử dân đẳng XU hội Tâm lý mỗi ñ người chịu sự chế ước của môi trường dân tộc, môi 'trường giai cấp, môi
trường nghề nghiệp trong xã hội - Môi trường dân tộc
Để nắm bắt được những đặc điểm tâm lý của khách cần phải có những
hiểu biết về môi trường dân tộc của du khách
Mỗi dân tộc đều có những đặc điểm tâm lý riêng mà những đặc điểm đó bị ảnh hưởng bởi quá trình hình thành, quá trình phát triển sản xuất, giao lưu, chiến tranh, sinh hoạt, tổ chức xã hội, cải tạo thiên nhiên, mà mỗi dân tộc đã từng trải qua
Ví dụ: Tỉnh thần độc lập, tự chủ, cần cù, chịu khó của người Việt; tính cẩn thận, gia giáo, nề nếp của người Nhật; tính bốc đồng cuồng nhiệt của
người gốc Phi; tính thực dụng của người Mỹ;
Trang 22
Trong thực tế vận dụng việc tìm hiểu về môi trường dân tộc trong việc đánh giá tâm lý khách du lịch đòi hỏi người phục vụ du lịch cần có những hiểu biết nhất định về môi trường dân tộc của du khách, cụ thể là phải có những hiểu biết về phong tục, tập quán, tính cách dân tộc, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc
- Môi trường giai cấp
Môi trường giai cấp có tác động không nhỏ đến tâm lý con người, con
người ở những giai cấp khác nhau sẽ có những đặc điềm, nhân cách, tình cảm,
nhận thức khác nhau do đó đây là môi trường có tác động không nhỏ đến tâm lý của khách du lịch
Do sự phân hóa xã hội, sở hữu về tư liệu sản xuất trong xã hội đã hình thành nên các giai cấp khác nhau cùng với những đặc điểm khác nhau về vị trí trong xã hội, quyền lợi, cách kiếm sống, nhu cầu, thị hiểu riéng,
- Mai birdng hghé hghigp 221 hoe Mo Ha No
Tinh chất, yêu cầu, đặc điểm công việc của mỗi nghề nghiệp đều khác nhau và đều ảnh hưởng đến tâm lý con người Việc nắm bắt nghề nghiệp của du khách sẽ giúp cho nhân viên phục vụ chủ động và làm hài lòng du khách một cách dé dang hơn
s* Đặc điểm cá nhân du khách
Con người là chủ thể của hoạt động tâm lý, do đó những đặc điểm trong bản thân mỗi con người có ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý của họ, những đặc điểm cá nhân cơ bản ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch có thé ké đến như:
— Đặc điểm về sinh lý (sức khỏe, giới tính, độ tuổi, cơ thể, ) - Dac diém nghé nghiép
— Đặc điểm về gia đình
Trang 23
“ Cac hién twong tam ly x4 hi
Các hiện tượng tâm lý xã hội sau đều có ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý
của du khách:
_ Phong tục tập quán = Truyền thống
— Bầu không khí xã hội
- Tôn giáo — tín ngưỡng — — Thị hiếu
1.3 Thị trường du lịch và phân đoạn thị trường du lịch 1.3.1 Thị trường du lịch
Thị trường là phạm trù của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ , thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với các mối quan
hệ đó : | N
Thị ngữ chữa Tông gi và cầu, cơ cầu của ching về một loại hàng và dịch vụ nào đó Thị trường bao gồm cả yếu tố không gian và thời gian, chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị văn hóa, tâm lý, Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất, lưu thông hàng hóa, quyết định kinh doanh và quản lý
Để đảm bảo cho các hoạt động trong du lịch không bị ách tắc thì nhiều
loại hàng hóa vật chất phải được mua và bán, nhiều loại hình dịch vụ phải
được tạo ra, phải được mua, bán và phải được tiêu dùng Nhưng quá trình mua và bán chỉ có thể được diễn ra trên thị trường Như vậy, trong du lịch cũng ton tại thị trường
Hàng hóa du lịch được mua bán, trao đổi cả trên thị trường hàng hóa chung và trên thị trường chỉ dành riêng cho du lịch Do đó có thể khẳng định rằng: Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hóa chung, chịu sự chỉ phối của quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa như quy luật giá
Trang 24
trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh
Theo cách nhìn của các nhà kinh doanh du lịch thì thị trường du lịch là các nhóm khách đang có mong muốn và có sức mua sản phẩm du lịch nhưng chưa được đáp ứng Một nước, một nhóm nước là nơi cư trú của nhóm khách hàng nói trên được các nhà kinh doanh du lịch gọi là nước gửi khách hay thị trường gửi khách trực tiếp, hoặc nguồn khách của họ
Từ các lập luận trên có thể hiểu, zhj /rường du lịch là một bộ phận của thị trường chung, một phạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lich, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đối giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực du lịch
Khi nhắc đến thị trường du lịch cần chú ý tới ba khía cạnh quan trọng: - Một là: Do thị trường du lịch là một bộ phận cấu thành của thị trường hàng hóa nói chung nên bản thân nó cũng chịu sự chỉ phối của các quy luật kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa như quy luật cung ~ cầu, quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, " " l ‘
- Hai là: Thị trường du lịch là nơi thực hiện hàng hóa (cả hàng hóa dưới dạng vật chất và hàng hóa dưới dạng dịch vụ) nhắm đáp ứng nhu cầu xã hội
về du lịch, do vậy nó có sự độc lập tương đối Ví dụ: Sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ mang tính phi vật chất nên việc thực hiện chúng khác với việc
thực hiện hàng hóa mang tính vật chất
- Ba là: Toàn bộ các mối quan hệ và cơ chế kinh tế trên thị trường du
lịch đều phải được liên hệ với vị trí, thời gian, điều kiện và phạm vi của thực hiện hàng hóa Như vậy, để bán được một sản phẩm du lịch cần phải xác định cơ chế kinh tế, chính trị đối với một địa điểm cụ thể, một thời gian xác định và các đối tượng khách hàng rõ ràng [4, 28-34]
Trang 25
1.3.2 Đặc điểm thị trường du lịch
Là một bộ phận của thị trường hàng hóa nói chung nên thị trường du lịch nó có đầy đủ những đặc điểm cơ bản của thị trường chung Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực du lịch, thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng biệt này làm cho thị trường du lịch có tính độc lập tương đối so với thị trường hàng hóa Thị trường du lịch có những đặc điểm cơ bản sau:
1) — Thị trường du lịch xuất hiện muộn hơn so với một số thị
trường hàng hóa thông thường Khi các nhu cầu thiết yếu của con người
được thỏa mãn thì nhu cầu đi du lịch mới xuất hiện và lúc này mới xuất hiện thị trường du lịch
2) Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyển của hàng hóa
vật chất và dịch vụ từ nơi sản xuất đến nơi thường trú của khách hàng
Việc mua, bán sản phẩm du lịch chỉ được thực hiện khí người tiêu dùng với tư cách là khách dụ lịch vượt qua được thoảng cach f từ nợi ở, ‘hang ngay dén dia điểm du lịch để tiêu dùng sản phẩm du lịch
3) Trên thị trường du lịch, cung - cầu chú yếu về dịch vụ Đặc điểm này do đặc điểm sản phẩm du lịch chủ yếu dưới dạng dịch vụ quyết định Dịch vụ vận chuyền, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, môi giới, hướng dẫn, là những đối tượng mua, bán chủ yếu trên thị trường du lịch Hàng hóa
vật chất cũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỉ lệ ít hơn
4) Đối tượng mua bán trên thị trường du lịch không hiện hữu trước người mua Khi mua sản phẩm du lịch, khách hàng không được “mục sở thị” những gì mình cần mua và sẽ mua, chưa biết được thực chất của nó Trên thị trường hàng hóa vật chất, người bán thường có hàng mẫu để chảo bán, khách hàng có thể dùng thử sản phẩm trước khi quyết định mua Trong khi đó, trên thị trường du lịch, người bán không có hàng hóa du lịch tại nơi chào bán và khách hang chỉ có thể thấy và cảm nhận sản phẩm du lịch sau khi đã sử dụng nó
Trang 26
5) Trên thị trường du lịch, các khâu chào giá, lựa chọn cân nhắc, trả giá, quyết định mua, bán phải thông qua phương tiện quảng bá, quảng cáo và kinh nghiệm, khác hẳn với việc mua bán thông thường Quảng bá
đầy đủ, quảng bá tốt, xúc tiến du lịch hợp tâm lý, nhất là hợp với “gu” của
khách hàng tương lai sẽ thúc đây quá trình mua — bán Người mua có nhiều kinh nghiệm được tích lũy qua các lần đi du lịch trước đó sẽ cân nhắc kỹ, nhưng quyết định mua nhanh Người mua lần đầu đi du lịch sẽ đòi hỏi thông tin nhiều hơn, lưỡng lự trong cân nhắc và quyết định mua thường chậm hơn
6) Trên thị trường du lịch, khách du lịch không sở hữu hàng hóa mình đã mua theo nghĩa đen của từ này Trên thị trường hàng hóa vật chất, khi người mua hàng hóa đã thanh toán xong thì họ có quyền sở hữu những hàng hóa đã mua Ở thị trường du lịch, do đặc thù của đối tượng mua và bán chủ yếu là dịch vụ, nên người mua không sở hữu được những dịch vụ mà
mình đã trả tiền Họ chỉ có quyền và có khả năng tiêu dùng những dịch vụ này
mà thôi Ộ Do; 1 x
7) Trên thị trường ấu lịch, đối tượng mua, bán rất đa dạng Ngoài hàng hóa vật chất và dịch vụ, còn có cả những đối tượng mà ở các thị trường khác không được coi là hàng hóa, không đủ các thuộc tính của hàng hóa hoặc rất khó xác định được đầy đủ các thuộc tính của nó một cách chính xác Trên thị trường du lịch, các tài nguyên du lịch nhân văn và tài nguyên du lịch thiên
nhiên được phối hợp với các dịch vụ du lịch và hàng hóa vật chất tạo nên sản
phẩm du lịch để bán cho khách Việc xác định giá trị của dịch vụ thường ¡ các bộ phận cấu thành
không gặp khó khăn Nhưng để xác định được giá
còn lại của sản phẩm du lịch - tài nguyên du lịch thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn — là một việc rat khó khăn Tính hap dẫn của tài nguyên du lich được đem ra thu hút khách du lịch và bán cho họ những giá trị không thể lượng hóa được Những “hàng hóa” này, sau khi bán rồi người chủ vẫn chiếm hữu nguyên giá trị sử dụng của nó, có chăng chỉ hao tổn rất ít Có thể nêu hàng loạt ví dụ về đặc điểm này của đối tượng mua bán trên thị trường du
Trang 27
lịch: Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, ánh sáng mặt trời, bai bién, voi
những vẻ đẹp, sự hấp dẫn của nó đã “bán” rồi, sau đó vẫn tiếp tục được “bán” cho khách du lịch khác
8) Quan hệ giữa người mua và người bản trên thị trường du lịch đài hơn so với các thị trường khác, nhất là so với thị trường hàng hóa vật chất Trên thị trường du lịch, quan hệ giữa người bán và người mua bắt đầu từ khi sản phẩm du lịch được bán ra, có thể là bán cho người trung gian hoặc trực tiếp cho khách du lịch Quan hệ ấy bắt đầu từ khi khách du lịch quyết định mua hàng và kết thúc khi khách trở về nơi thường trú của họ Trên thị trường hàng hóa vật chất, quan hệ giữa người mua và người bán thường chấm
dứt khi khách mua đã trả tiền và nhận hàng Khi thị trường hàng hóa vật chất
phát triển hoàn thiện đạt mức cao, quan hệ thị trường cũng chỉ kéo dài thêm thời gian của công việc bảo hành mà thôi
9) Các sản phẩm du lịch nếu không được tiêu thụ, không bán được sẽ không có giá trị và không thé lưu kho Số ghế ngồi trên máy bay không bán được khi máy bay cât cánh sẽ là những sản phâm ê, không được công nhận và không thực hiện được, không thể đem lưu kho để bán cho khách hàng bay chuyến sau Những phòng khách sạn không bán được qua một ngày sẽ là tổn thất của khách sạn Trong trường hợp ngược lại, khi khách tăng lên đột ngột rất khó giái quyết và đáp ứng được nhu cầu tăng đó
10) Việc mua, bán, tiêu dùng du lịch được gắn với không gian nhất định và thời gian cụ thể Do đặc thù của dịch vụ và phục vụ chỉ được tạo ra khi đã có khách hàng, có đối tượng phục vụ cụ thể, cần sự hiện diện của du khách, nên trên thị trường du lịch sản xuất, lưu thông và tiêu dùng sản phẩm diễn ra cùng một thời gian, cùng một địa điểm Ở một số trường hợp cụ thể, việc sản xuất địch vụ du lịch diễn ra ngay trước mắt khách hàng như pha chế đồ uống, chế biến món ăn phục vụ khách ăn, uống trong nhà hàng, quây bar là
một sự hấp dẫn thu hút khách hàng
Trang 28
11) Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt Có thể hiểu tính thời vụ trên thị trường du lịch là hiện tượng cầu du lịch tăng đột ngột không đáp ứng được hoặc giảm xuống nhanh làm cho cung du lịch không thực hiện được trong một khoảng thời gian và địa điểm xác định Trong thực tế, tính thời vụ du lịch của một điểm tham quan du lịch, một trung tâm du lịch, một vùng du lịch hoặc một đất nước nào đó là tập hợp các biến động theo thời gian của cung và cầu trong tiêu dùng du lịch, thể hiện các biến động thời vụ của toàn bộ hoạt động du lịch trên địa bàn Các biến động của cung — cầu du lịch có thể tuần hoàn hoặc khơng tuần hồn, biến động một lần và biến động nhiều lần Vì vậy, thời vụ du lịch không nhất thiết phải lặp lại năm này qua năm khác mà có thẻ chỉ xuất hiện một lần trong khoảng thời gian xác định
1.3.3 Phân đoạn thị trường du lịch
Phân đoạn thị trường du lịch là quá trình phân chia thị trường du lịch thành từng nhóm có những nhu cầu tương tự nhau, quan điểm như nhau và ứng xử như nháu:đối,vớiinhững›sản phẩm du-ljkh(củdg ứng nhất định Mục
đích của việc phân đoạn thị trường du lịch để doanh nghiệp kinh doanh du lịch có thể có cơ hội tốt nhất phục vụ các phân đoạn nhất định Các doanh
nghiệp sẽ tiến hành định vị sản phẩm, thiết lập các chính sách marketing và
triển khai thực hiện các chương trình marketing thích hợp cho phân đoạn thị trường mục tiêu của từng doanh nghiệp
Có nhiều tiêu thức để phân đoạn thị trường du lịch, sau đây là một số tiêu thức cơ bản:
- Phân đoạn theo địa lý: là dựa vào các đơn vị địa lý hành chính hay đơn vị địa lý tự nhiên để chia thị trường thành từng đoạn
- Phân đoạn theo nhân khẩu học Căn cứ vào yếu tố cấu thành nhân khẩu đề chia thị trường du lịch thành từng đoạn các yếu tố đó thường là: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, dân tộc, nghề nghiệp Từ đó doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Trang 29
mới có thể đáp ứng nhu cầu và thiết kế sản phẩm du lich phù hợp với từng đối
tượng khách
_ Phân đoạn theo tâm lý học: Cơ sở phân đoạn này được biểu hiện thành các tiêu thức như: Thái độ, động cơ, lối sống, sự quan tâm, quan điểm, giá trị văn hoá .Việc sử dụng các tiêu thức theo tâm lý học dựa trên cơ sở cho rằng: các yếu tố thuộc tâm lý đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng tới hành vi lựa chọn và sử dụng sản phẩm du lịch của du khách Khi phân đoạn, các tiêu thức thuộc nhóm nảy thường được sử dụng để hỗ trợ cho các tiêu thức theo nhân khẩu học
- Phân đoạn thị trường theo hành vi tiêu dùng:
+ Động cơ của chuyên đi Phân đoạn theo cách này giúp cho doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ phù hợp với yêu cầu để du khách có thể đạt được mục đích chuyến đi như mong đợi
+ Những lợi ích khách hàng quan tâm Việc phân đoạn thị trường
này phải phát hiện ra lợi ích; chính mài khách dang tìm c im; Như vậy, các sản phẩm, dịch vụ du lịch phải dip ứng được các lợi ích mà du khách trong cùng phân đoạn mong muốn như: lợi ích sức khỏe, hiêu biết, hưởng thụ, trải nghiệm
+ Cường độ (tần suất) tiêu dùng du lịch: Thị trường có thể được phân đoạn theo nhóm người ít đi du lịch hoặc đi du lịch thường xuyên trong nam [4, 35-41]
1.4 Xu hướng tiêu dùng du lịch và ý nghĩa của việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch
1.4.1 Xu hướng tiêu dùng
Dé tạo lên được một xu hướng tiêu dùng thì phải trải qua quá trình đưa
những hành vi tiêu dùng trở lên phố biến và được nhiều người ưa chuộng Vì
vậy trước khi đưa ra khái niệm về xu hướng tiêu dùng cần phải làm rõ hành vi tiêu dùng là gì?
Trang 30
Thuật ngữ hành vi tiêu dùng đề chỉ hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm mua, sử dụng, đánh giá và loại bỏ các sản phẩm dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn sẽ thỏa mãn nhu cầu của họ Hành vi tiêu dùng tập trung vào việc cá nhân ra quyết định như thế nào để sử dụng các nguồn lực hiện có (thời gian, tiền bạc, công sức) vào việc tiêu thụ các mặt hàng có liên quan Nó bao gồm việc họ mua gì, tại sao mua, khi nào mua, mua ở đâu, họ có thường mua chúng, có thường sử dụng chúng, đánh giá chúng ra sao sau khi mua và ảnh hưởng của những đánh giá này trong các lần mua tới và họ vứt bỏ cũng như thế nào Có nhiều quan niệm khác nhau về hành vi tiêu dùng Sau đây là một số khái niệm tiêu biểu
Theo Hiệp hội marketing Hoa Kỳ: “Hành vì tiêu dùng là sự tác động qua lại giữa các yếu tố kích thích của môi trường với nhận thức và hành vi của con người mà qua sự tương tác đó con người thay đồi cuộc sóng của họ.” Hay nói cách khác, hành vi tiêu dùng bao gồm những suy nghĩ và cảm nhận con người có iit với những hành động mà họ thực hiệ ong quá trình tiêu dùng Những yếu tô như ý ý kiến người tiêu dùng khác, quảng cáo, thông tin về giá cả, bao bì, mẫu mã sản phẩm đều có thể tác động đến cảm nhận, suy nghĩ và hành vi tiêu dùng của khách hàng
Theo Micheal Solomon: “Hành vi tiêu dùng là một tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dựng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ ”
Theo Philip Kotler: “Hành vi tiêu đùng là hành vì cụ thể của từng cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dich vu.”
Qua các định nghĩa trên có thể xác định hành vi tiêu dùng là quá trình cho phép một cá nhân hay nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản pham/dich vu Tién trinh nay bao gồm những suy nghĩ, cảm nhận, thái độ và những hoạt động bao gồm mua sắm, sử dụng, xử lý của con người
Trang 31
trong quá trình mua sắm và tiêu dùng
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản nhất hành vi tiêu dùng là quá
trình mà cá nhân, nhóm hay tổ chức lựa chọn, sử dụng hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của họ
Từ khái niệm về “Hành vi tiêu dùng ” có thể hiểu “Xu hướng tiêu ding” như sau: “Xu hướng tiêu dùng và hành vi tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết Xu hướng tiêu dùng phụ thuộc vào hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng và ngược lại Xu hướng tiêu dùng có sự ảnh hưởng không hề nhỏ tới nhu cầu cũng như việc ra quyết định mua một sản phẩm, dịch vụ nào đó của người tiêu dùng Hành vi tiêu dùng của mỗi người tiêu dùng là yếu tố cầu thành lên xu hướng tiêu dùng chung trong toàn xã hội.”
1.4.2 Xu hướng tiêu dùng du lịch
Du lịch dần là một phần của cuộc sống, cũng như những ngành kinh tế khác du lịch cũng có những xu hướng tiêu dùng mới mẻ do chính khách du lich tạo ra Người:đi dulịch ngày;càng) trở lên:thống tái lương việc lựa chọn những cách thức để thỏa mãn nhu cầu đi du lịch của họ Tuy nhiên những
hành vi tiêu dùng du lịch của khách du lịch thường bị ảnh hưởng bởi một xu hướng tiêu dùng nào đó trên thị trường du lịch Đặc biệt là khi internet đang rất phố biến thì các tín đồ du lịch đều có thể nhanh chóng cập nhập các xu hướng du lịch mới trên thế giới và cùng nhau đưa chúng trở lên phổ biến tại nơi họ sinh sống
Từ những khái niệm về “Hành vi tiêu dùng” ta có thể đưa ra được khái niệm về “Hành vi tiêu đừng đu lịch” như sau: “Hành vi tiêu dùng du lịch là toàn bộ hành động mà du khách thể hiện trong quá trình tìm kiếm, mua, sử dụng và đánh giá sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn các nhu câu khi thực hiện chuyến đi của họ ”
Từ khái niệm “Hành vi tiêu dùng du lịch” trên có thể hiểu “Xu hướng tiêu dùng du lịch” là một hiện tượng xã hội xuất hiện khi có một lượng lớn khách du lịch có chung một hành vi tiêu dùng du lịch trong một khoảng thời
Trang 32
gian nhất định và xu hướng đó có thể bị thay đổi theo từng thời kỳ Số lượng
khách du lịch có chung hành vi tiêu dùng du lịch càng lớn thì xu hướng đó càng có sức ảnh hưởng rộng
Về cơ bản xu hướng tiêu dùng du lịch có 4 đặc điểm sau:
1 Xuất hiện khi lượng lớn khách du lịch có chung một hành vi tiêu dùng Cũng như bao xu hướng của các ngành kinh tế khác, xu hướng du lịch chỉ xuất hiện khi được lượng lớn khách du lịch ưa dùng
2) — Khó xác định ai là người khởi sướng cho xu hướng Việc xác định xem ai là người khởi sướng cho một xu hướng tiêu dùng du lịch nào đó rất khó khăn Khắc hắn với các ngành kinh tế khác, ví dụ như trong ngành thời trang thì mọi xu hướng đều có thể xác định được vì những xu hướng thời trang trên thế giới đều bắt nguồn từ các hãng thời trang danh tiếng hoặc là những nhà thiết kế thời trang nỗi tiếng hay là bắt nguồn từ những trang phục biểu diễn của ca sĩ, diễn viên nồi tiếng nào đó Trong ngành du lịch mọi xu
hướng tiêu dùng du lịch đều khó xác định người khởi sướng vì hầu hết xu
hướng du lịch đều bắt nguồn từ khách hang =
3) _ Không có chu kỳ nhất định Hầu hết những ngành kinh tế khác đều có chu kỳ thay đổi xu hướng tiêu dùng rõ ràng thường là 1 năm Điền hình như ngành thời trang Nhưng đối với ngành du lịch lại khác, thời gian thay đổi thường không được xác định trước Thời gian xuất hiện của xu hướng không thể xác định được chính xác ở mức độ ngày hay tháng, chỉ có thế xác định chính xác ở mức độ quý của năm
4) Bị thay thế khi có xu hướng mới tiện ích và phù hợp với nhu cầm của nhiều du khách hơn Ngày nay người tiêu dùng đang trở lên thông thái để lựa chọn những sản phẩm tiện lợi và phù hợp với nhu cầu của họ và khách du lịch cũng vậy Khách du lịch ngày càng trở lên có kinh nghiệm trong việc cập nhập xu hướng tiêu dùng du lịch và chọn các sản phẩm, dịch vụ phù hợp cho chuyến đi
Trang 33
1.4.3 Y nghĩa của việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lich Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch là một việc vô cùng ý nghĩa đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và nhà quản lý du lịch
%% — Đấi với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
Mức độ chính xác của công trình nghiên cứu có ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Hiểu rõ xu hướng tiêu dùng và những mong muốn của từng nhóm khách hàng giúp công việc kinh doanh của các doanh nghiệp lữ hành trở nên dễ dàng hơn
Qua nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch, doanh nghiệp lữ hành có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thời điểm cụ thể
Cho phép thu gọn tầm nhìn và nỗ lực một cách hiệu quả vào một lĩnh
vực, phạm vi nhất định Từ đó doanh nghiệp có thê đặt ra các ưu tiên đối với một thị trường mục tiêu cụ thé và lên kế hoạch cho các thị trường tương lai ở mức độ dài hạn hơn
Giúp doanh nghiệp điều chỉnh các sản phẩm hiện tại để có lợi nhuận
cao nhất Qua nghiên cứu doanh nghiệp có thể đánh giá được điểm mạnh điểm yếu trong sản phẩm du lịch hiện tại của mình khi có xu hướng mới để từ đó có thể tiến hành những điều chỉnh các sản phẩm du lịch cần thiết ở từng thị trường
Có thể giúp tìm ra các ý tưởng đẻ phát triển sản phẩm mới Nghiên cứu xu hướng tiêu dùng du lịch giúp doanh nghiệp nắm được các diễn biến mới nhất về nhu cầu của khách hàng tại thị trường mục tiêu Qua nghiên cứu, doanh nghiệp có thể xác định được quy mô của các xu hướng tiêu dùng cũng
như sự khác biệt của mỗi xu hướng ở các quốc gia khác nhau và có thể dự
đoán những sản phẩm phù hợp với xu hướng dé đáp ứng nhu cầu khách du lịch Cách tiếp cận "chủ động" sẽ dẫn đến thành công qua việc nhanh chóng
Trang 34
đáp ứng và giới thiệu sản phẩm được thiết kế phù hợp với xu hướng tiêu dùng
và nhu cầu của khác du lich
‹% — Đối với nhà quản lý du lịch
Việc nghiên cứu xu hướng tiêu dùng giúp nhà quản lý du lịch có thể đưa ra những biện pháp thu hút khách du lịch đối với cụ thể từng điểm đến một cách linh hoạt và nhanh chóng hơn
1.4.4 Phần mềm SPSS ứng dụng trong nghiên cứu thị trường du lịch
Theo định nghia SPSS (Statistical Product and Services Solutions) 1a một phần mềm thống kê, thường được sử dụng trong nghiên cứu xã hội như trong tâm lý học, xã hội học và đặc biệt là trong hoạt động nghiên cứu thị trường
Phần mềm SPSS cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và khả năng
phân tích thống kệ y
than thiện cho người dùng trong môi trường
đồ hoạ, sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản Các tính năng chính của phần mềm SPSS như sau:
— _ Nhập đữ liệu xuất kết quả: Ngoài việc nhập đữ liệu và xuất kết
quả trực tiếp trên phần mém, SPSS cho phép nhap dit ligu va xuất kết quả phân tích sang các định dạng tập tin khác, chăng hạn như Portable, Excel, đBase, SQL, TXT, Lotus, SAS, Sylk, truy cập và cho phép lấy mẫu, phân loại, xếp hạng, thiết lập, sáp nhập, và tập hợp dữ liệu
- Thống kê và tổng kết cơ ban: Tần số, tần suất, thống kê mô tả, lập bảng thống kê, thống kê tỷ lệ, vẽ đồ thị
- Kiém tra y nghia: Mean, T-Test, ANOVA, Tuong quan, cdc kiểm định phi tham số
- Thống kê suy diễn: Hồi quy tuyến tính va phi tuyến tính, phân
tích nhân tố khám phá EFA, phân tích phân biệt só
Trang 35
Phần mềm SPSS có nhiều ứng dụng hữu ích trong hoạt động nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu thị trường du lịch nói riêng như: nghiên cứu và định hướng phát triển sản phẩm, nghiên cứu xu hướng tiêu dùng, phân tích mức độ hài lòng của khách hàng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng, Thông qua những tính năng thống kê phân tích được tích hợp sẵn trong phần mềm
Kêt luận chương 1
Chương 1 đã chỉ ra những cơ sở lý thuyết về du lịch, khách du lịch, các loại hình kinh doanh du lịch và thị trường du lịch Bên cạnh đó khái niệm và đặc điểm của xu hướng tiêu dùng du lịch cũng được làm rõ Những cơ sở lý thuyết trên cho thấy xu hướng tiêu dùng du lịch của du khách sẽ có sự thay đổi theo từng thot điểm, điều đó đòi hội doanh nghiệp dein doanh lit hanh can chu trong hon vad) những 'hoạt động nani! cứu xu eke đều dùng của khách du lịch Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có những biện pháp khai thác khách du lịch có hiệu quả hơn
Trang 36
CHUONG 2: THUC TRANG XU HUONG TIEU DUNG DU
LICH CUA THI TRUONG KHACH DU LICH TRE TUOI
(ĐỘ TUÔI 20-30) TẠI HÀ NỘI
2.1 Tổng quan thị trường khách du lịch Việt Nam
Trang 37Bảng thống kê khách du lịch nội địa trên cho thấy nhu cầu đi du lịch
của người Việt Nam đều tăng theo từng năm Có thể cho rằng từ năm 2010 đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng của lượng khách du lịch nội địa chỉ từ 7- 10% Từ năm 2014 đến năm 2015 là giai đoạn du lịch nội địa phát triển bùng
nỗ nhất, tốc độ tăng trưởng đạt tới 48,0% Đây là thành tự đáng ghi nhận của ngành du lịch nước nhà Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục tại năm 2015 thì đến năm 2016 tốc độ tăng trưởng của du lịch nội địa lại bị chững lại và chỉ đạt 8,8% Năm 2017 lượng khách du lịch nội địa đạt 73,2 triệu lượt và tốc độ tăng trưởng so với năm 2016 là 18,1%, đây là tốc độ khá cao và là tín hiệu phát triển tích cực của thị trường du lịch nội địa
Những số liệu thống kê về số lượt khách du lịch Việt Nam đi du lịch
trong nước và nước ngoài ở trên cho thấy nhu cầu du lịch đang trở thành nhu
cầu thiết yếu đối với đa số người dân Việt Nam Cho thay đây là thị trường
khách tiềm năng cho các điểm du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch Đề chinh gục và đáp ứngànhự cầu: dủ lịch`cña thị trừờng khách du lịch Việt Nam đòi hỏi điểm du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch phải nắm bắt rõ nhu cầu du lịch, cũng như xu hướng tiêu dùng du lịch của họ
2.2 Tống quan thị trường khách du lịch trẻ tuổi tại Hà Nội
Nằm trong thị trường khách du lịch người Việt Nam, những người trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) lại càng có nhu cầu đi du lịch cao hơn những độ tuổi
khác, đặc biệt là những người trẻ tuổi tại Hà Nội
Thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi tại Hà Nội là thị trường mà trong đó có sự đa dạng về đối tượng khách Hà Nội có rất nhiều doanh nghiệp, trường đại học vì thế thị trường khách du lịch trẻ tuổi tại Hà Nội không chỉ có những người trẻ sinh ra, lớn lên tại Hà Nội mà nó còn bao gồm cả những người học tập và làm việc tại nơi này Ngoài ra đây còn là thị trường có sự đa
dạng về nghề nghiệp của du khách, có người thì vẫn ngồi trên ghế nhà trường,
có người mới vừa bắt đầu một công việc, có người vẫn miệt mài theo đuôi sự
Trang 38
nghiệp, có người đang tận hưởng cuộc sống độc thân, có người lại đang tất bật với những lo toan khi đã lập gia đình
Vì là thị trường khách có sự đa dạng về nghề nghiệp nên họ có nhiều sở
thích và nhu cầu khác nhau Có người trẻ tuổi thích khám phá khi đi du lịch,
có người lại chọn đi du lịch để nghỉ ngơi, giải trí sau những áp lực của công việc, có những người lại mong muốn có thể cóp nhặt thêm được kiến thức sau những chuyến đi,
Đây là thị trường trẻ trung, năng động, luôn nắm bắt và đi đầu về những xu hướng du lịch Người trẻ tuổi là những người thành thạo trong việc sử dụng internet, họ luôn biết cách tận dụng sự tiện ích của internet để cập nhập những thông tin cần thiết Ngoài ra họ còn sử dụng sức mạnh của internet dé chia sẻ những thông tin bổ ích cho nhiều người khác Ví dụ như
những địa điểm du lịch mới mẻ hấp dẫn, những sản phẩm địch vụ du lịch tiện
ích, Sat l -
lu en lrườỡng Đại ï HaN
Theo thống kê năm 2018 trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 8,2 triệu người và có trên 300.000 sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng Ngoài ra Hà Nội còn có số lượng lớn lao động trẻ tuổi đang làm việc tại 266.647 doanh nghiệp trên toàn địa bàn Số liệu trên cho thấy thị trường khách du lịch trẻ tuôi tại Hà Nội là một thị trường tiềm năng đối với những doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đòi hỏi doanh nghiệp cần hiểu rõ và biến họ thành những khách hàng trung thành trong tương lai
2.3 Kết quả khảo sát xu hướng tiêu dùng du lịch của thị trường khách du lịch Việt Nam trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tại Hà Nội
Kết quả khảo sát xu hướng tiêu dùng du lịch dựa trên sự phản hồi khảo
sát của 101 người trẻ tuôi tại Hà Nội thường đi du lịch SPSS là phần mềm đã được sử dụng đề thống kê, phân tích và so sánh dữ liệu từ những câu trả lời khảo sát của thị trường khách này
Trang 39
2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát * Giới tính và độ tuổi
Biểu đồ 2.1 dưới đây thể hiện giới tính của thị trường khách du lịch
Việt Nam trẻ tuổi tại Hà Nội Trong 101 người tham gia khảo sát có 73 nữ, 26 nam và 2 người giới tính thứ 3 (GT thứ 3) tương ứng chiếm 72,3% 25,7% và 2% = Nam mNG mGT the3 Biểu đồ 2.1: Giới tính
Trong 101 người trẻ tuổi (độ tuổi 20-30) tham gia khảo sát thì độ tuổi từ 20-24 tuổi chiếm số lượng đông với 69 người tương ứng 68,3% Độ tuổi từ 25-30 tuổi với 32 người chiếm 31,7%
Trang 40
20-24 = 25-30 Biéu dé 2.2: D6 tudi “ Nghé nghiép ø Nhân viên văn phòng '# Kinh doanh 'ø Công chức nhà nước '# Sinh viên #8 Khác Biểu đồ 2.3: Nghề nghiệp
Sinh viên là đối tượng có số lượng đông nhất với 46 người chiếm
45,5% trong tổng số người tham gia khảo sát Số lượng nhân viên văn phòng đứng thứ 2 với 32 người chiếm 31,7% Sếp thứ 3 là nghề nghiệp kinh doanh
với 12 người tham gia khảo sát và chiếm 11,9% Công chức nhà nước là nghề