Tiểu luận logistics đề tài phân tích các phương thức vận tải

36 1 0
Tiểu luận logistics đề tài phân tích các phương thức vận tải

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

“Nói đến thương mại phải nói đến vận tải, thương mại nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu, còn vận tải làm cho hàng hoá thay đổi vị trí”.Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm q

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Trang 2

8Trần Hải YếnKTQT48A10362Viết nội dung mục I.3 Hoàn thiện bài tiểu luận

2

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

B NỘI DUNG 4

I CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

1 Vận tải và vai trò của vận tải trong hoạt động logistics 4

2 Các phương thức vận tải trong hoạt động logistics 5

2.1 Vận tải đường bộ 5

2.2 Vận tải đường sắt 7

2.3 Vận tải đường thủy nội địa 9

2.4 Vận tải đường biển 12

2.5 Vận tải đường hàng không 14

2.6 Vận tải đường ống 17

3 Phân tích so sánh các phương thức vận tải 19

4 Lựa chọn phương thức vận tải 21

II THỰC TRẠNG CÁC PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI TRONG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 24

1 Vận tải đường bộ 24

2 Vận tải đường sắt 26

3 Vận tải đường thủy 27

3.1 Vận tải đường thủy nội địa 27

3.2 Vận tải đường biển 28

4 Vận tải đường hàng không 29

5 Vận tải đường ống 31

D TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

3

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hoạt động logistics ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết Logistics là một hệ thống tổng thể, bao gồm các hoạt động thu mua, dự trữ, vận tải, kho bãi, phân phối, đóng gói, giao hàng, nhằm đảm bảo hàng hóa được vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả nhất Vận tải là một trong những hoạt động quan trọng nhất trong logistics Vận tải có vai trò quyết định đến thời gian, chi phí và chất lượng của hoạt động logistics Có nhiều phương thức vận tải khác nhau, mỗi phương thức có những ưu điểm và nhược điểm riêng Việc lựa chọn phương thức vận tải phù hợp là một quyết định quan trọng đối với doanh nghiệp Tuy nhiên, việc lựa chọn phương thức vận tải phù hợp cho từng doanh nghiệp vẫn là một vấn đề khó khăn Điều này là do mỗi doanh nghiệp có nhu cầu vận chuyển khác nhau, khả năng tài chính khác nhau và điều kiện vận tải khác nhau Việc lựa chọn phương thức vận tải phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian và nâng cao hiệu quả hoạt động logistics Do đó, việc nghiên cứu về các phương thức vận tải và đưa ra các giải pháp lựa chọn phương thức vận tải phù hợp là một vấn đề cần thiết.

Bài tiểu luận “Phân tích các phương thức vận tải” nghiên cứu các phương thức vận tải phổ biến hiên nay, từ khái niệm, cơ sở vật chất, phương tiện đến ưu-nhược điểm và vai trò của từng phương thức và đưa ra các yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn phương thức vận tải phù hợp cho doanh nghiệp Đồng thời, tiểu luận cũng nêu ra thực trạng của các phương thức vận tải tại Việt Nam hiện nay.

B NỘI DUNGI CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1 Vận tải và vai trò của vận tải trong hoạt động logistics 1.1 Khái niệm vận tải

Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của hàng hoá và con người từ nơi này đến nước khác bằng các phương tiện vận tải Đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải có vai trò đặc biệt quan trọng “Nói đến thương mại phải nói đến vận tải, thương mại nghĩa là hàng hoá được thay đổi người sở hữu, còn vận tải làm cho hàng hoá thay đổi vị trí”.

Vận chuyển hàng hóa, xét theo quan điểm quản trị logistics, là sự di chuyển hàng hoá trong không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu của mua bán, dự trữ trong quá trình sản xuất-kinh doanh

1.2 Vai trò của vận tải trong hoạt động logistics

Vận tải trong logistics là nhu cầu thiết yếu của các hoạt động phát triển kinh doanh thương mại hiện nay, giúp việc lưu thông hàng hóa đến nhiều nơi hơn bằng các phương tiện vận chuyển

Logistics bao gồm vận tải hàng hóa và thực hiện quá trình kiểm soát hiệu quả, lưu thông hàng hóa từ những điểm cung cấp cơ bản đến các điểm tiêu thụ hàng hóa theo nhu cầu của khách

4

Trang 5

hàng Bên cung cấp dịch vụ Logistics sẽ đảm nhận toàn bộ tất cả các khâu trong quá trình hình thành và vận chuyển hàng hóa tới địa chỉ cuối cùng Và bên cung cấp dịch vụ cần đảm bảo, am hiểu luật vận chuyển để cung cấp dịch vụ trọn gói Và dịch vụ vận tải hàng hóa là một khâu nhỏ, một mắt xích quan trọng trong toàn bộ dịch vị cung ứng Logistics

Dưới góc độ của toàn bộ nền kinh tế, sự cần thiết của vận chuyển hàng hoá xuất phát từ sự cách biệt về không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng, mà chủ yếu là quá trình tập trung hóa và chuyên môn hoá của sản xuất và tiêu dùng, do đó yêu cầu vận chuyển tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế Hệ thống vận tải là cầu nối để xoá đi những mâu thuẫn khách quan đó.

Với sự hiện diện của hệ thống vận chuyển tiên tiến, đa dạng, vừa khả năng thanh toán và luôn sẵn sàng phục vụ, toàn bộ cấu trúc của nền kinh tế sẽ có điều kiện thuận lợi để chuyển đổi theo cấu trúc của nền kinh tế công nghiệp phát triển Hay nói cách khác, một hệ thống vận chuyển chi phí thấp và năng động sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trên thị trường toàn cầu, tăng tính hiệu quả của sản xuất và giảm giá cả hàng hoá.

Dưới góc độ chức năng quản trị Logistics trong doanh nghiệp, hoạt động vận chuyển hàng hoá được ví như sợi chỉ liên kết các tác nghiệp sản xuất-kinh doanh tại các địa bàn khác nhau của doanh nghiệp Do đó, vận tải trong Logistics còn quyết định đến chi phí, năng lực cạnh tranh của bên cung cấp so với các doanh nghiệp Logistics khác 1

Trong Logistics, vận tải có một số vai trò cụ thể như:

- Phương thức vận chuyển trong Logistics sẽ ảnh hưởng đến hệ thống vận chuyển hàng theo tốc độ với chi phí cao hơn đảm bảo số lượng hàng tồn kho ít hơn, trong khi hệ thống vận chuyển tốc độ chậm và rẻ hơn sẽ đáp ứng số lượng hàng tồn kho lớn hơn

- Lựa chọn đúng phương thức vận tải trong Logistics sẽ quyết định đến phương thức vận chuyển và ảnh hưởng đến lịch trình giao hàng và cách đóng gói hàng hóa

- Dựa vào việc lựa chọn phương thức vận tải trong logistics sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bao bì sản phẩm 2

2 Các phương thức vận tải trong hoạt động logistics2.1 Vận tải đường bộ

2.1.1 Khái niệm

Vận tải đường bộ là quá trình di chuyển hàng hóa từ nơi này đến nơi khác bằng cách sử dụng các phương tiện cơ giới và phi cơ giới,… di chuyển trên đường bộ Vận tải bằng đường bộ là3

hình thức vận tải phổ biến và thông dụng nhất trong cácloại hình vận tải hiện nay.

2.1.2 Cơ sở vật chất và phương tiện sử dụng

Trang 6

Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ Tuyến đường bộ chính là các tuyến đường ô tô Các tuyến đường ô tô tạo thành mạng lưới đường ô tô dưới dạng 3 chiều hoặc mạng nhện Tổng chiều dài, chất lượng và mật độ của đường bộ một nước phản ánh trình độ phát triển kinh tế của nước đó.

Bến xe, trạm dừng nghỉ

Bến xe là công trình xây dựng ở các đầu mối giao thông, quy định cho xe đỗ để đón trả khách hoặc bốc dỡ hàng hóa.

Trạm dừng nghỉ đường bộ (trạm dừng nghỉ) là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc tỉnh lộ để cung cấp các dịch vụ phục vụ người và phương tiện trong quá trình tham gia giao thông trên các tuyến vận tải đường bộ.

Các công trình, thiết bị phụ trợ khác

Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào chắn, dải phân cách, Nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ.Trạm thu phí, trạm kiểm tra tải trọng xe,

Phương tiện sử dụng

Phương tiện sử dụng trong vận tải đường bộ là các phương tiện cơ giới và phi cơ giới, tiêu biểu có thể kể đến như xe tải, xe container, xe đầu kéo, xe bồn…

Xe tải là loại phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ phổ biến nhất, được sử dụng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau, bao gồm hàng hóa khô, hàng hóa ướt, hàng hóa nguy hiểm, và hàng hóa cồng kềnh Xe tải khi vận tải đường bộ cũng có kích thước rất đa dạng gồm các loại xe hạng nhẹ ( 0,5 -3,5 tấn); hạng trung (5 - 10 tấn) và hạng nặng (15 - 40 tấn) Cấu tạo của xe tải bao4

gồm đầu kéo được gắn cố định với các thùng xe một cách chặt chẽ và không thể tách rời nhau Xe container thực chất vẫn là xe tải nhưng được thiết kế với phần thùng chứa tiêu chuẩn đằng sau chắc chắn, có thể vận chuyển hàng hóa đi đến mọi khu vực, chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt do đó hàng hóa được đảm bảo tốt hơn So với xe tải, xe container có thể chịu được trọng tải lớn hơn, cụ thể có thể lên đến 40 tấn.

Xe đầu kéo gồm phần đầu kéo được sử dụng để kéo các rơ-moóc có thể tháo rời ở đằng sau Rơ-moóc thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa cồng kềnh hoặc hàng hóa có trọng lượng lớn.

Xe bồn là một loại xe có động cơ gắn với thùng hình trụ nằm ngang, có kích thước lớn được sử dụng để vận chuyển các loại chất lỏng, chẳng hạn như xăng dầu, hóa chất, Xe bồn xitec lớn thường có dung tích từ 20.000 lít đến 50.000 lít.

2.1.3 Ưu - nhược điểm

Về ưu điểm, lợi ích nổi bật của phương thức vận tải đường bộ là tính cơ động và tính tiện lợi cao – nó có thể vận chuyển hàng hóa đến mọi nơi, mọi chỗ với lịch trình vận chuyển rất linh hoạt Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa linh động nhất vì nó có thể chuyển thẳng từ kho này đến kho khác, từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, trong một số trường hợp khi cần vận chuyển hàng hóa

4 Hyundai Đông Nam, Phân loại xe ô tô tải: Xe tải chở hàng gồm những loại nào? Truy cập ngày 3/12/2023 tại

6

Trang 7

đến những nơi hẻo lánh, khó tiếp cận, hoặc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, vận tải đường bộ là phương thức duy nhất có thể đáp ứng Đặc biệt, phương thức vận chuyển này cự kì hiệu quả đối với cự li ngắn và trung bình, có thể vận chuyển đến nhiều địa điểm và chuyển đến được đíc cuối cùng Một số phương tiện có tính linh động cao như xe máy, xe đạp có thể vận chuyển hàng hóa đến từng ngõ ngách sâu nhất, tới từng gia đình Ngoài ra, phương thức vận tải này thường không có quy định về thời gian cụ thể, không phụ thuộc vào giờ giấc nên có thể sắp xếp và thay đổi lịch trình di chuyển dễ dàng, chỉ cần có sự thống nhất thời gian của các bên tham gia vận chuyển Hình thức vận tải bằng đường bộ cũng có khả năng bảo quản hàng hóa có mức độ an toàn cao, đảm bảo chất lượng hàng trong khi vận chuyển Hàng hóa được chuyên chở mà không qua bất kì trung gian vận tải nào, việc này giúp hạn chế công đoạn bốc xếp hàng hóa bằng nhân công, giúp giảm thiểu chi phí

Bên cạnh những ưu điểm trên, vận tải đường bộ cũng có một số khuyết điểm Đầu tiên là năng lực chuyên chở khối lượng lớn còn hạn chế Ví dụ, trọng tải trung bình của xe tải là 5-10 tấn, xe chuyên chở container là 30-40 tấn, nhỏ hơn nhiều so với các toa xe đường sắt và tàu biển với khả năng vận chuyển lên đến hàng trăm và hàng vạn tấn Thứ hai, vận chuyển bằng đường bộ cũng ẩn chứa nhiều rủi ro như kẹt tai nạn giao thông, kẹt xe do tình trạng quá tải của hệ thống giao thông,… dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa và thời gian giao hàng Ngoài ra, đây cũng là phương thức vận chuyển phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết và đồng thời phải chịu thêm các chi phí phát sinh (trạm thu phí, phí cầu đường…) khi di chuyển đường dài Vận chuyển hàng hóa đường bộ bằng ô tô chủ yếu chỉ chuyên chở hàng hóa khu vực nội địa, còn đối với hàng hóa quốc tế, vận rải ô tô thường rất hạn chế Chi phí vận tải đường bộ có chi phí cố định thấp do không sở hữu hệ thống đường sá, chi phí biến đổi lại cao do sử dụng nhiều nhiên liệu, lệ phí cầu đường và nhiều chi phí phát sinh khác trên tuyến đường

2.1.4 Vai trò

Với những ưu điểm của mình, vận tải đường bộ được áp dụng phổ biến trong vận chuyển nội địa, vừa cung cấp dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy, an toàn, lại thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ, tương đối đắt tiền với cự li vận chuyển trung bình và ngắn Đặc biệt, nó là phương thức duy nhất có thể áp dụng trong trường hợp cần vận chuyển hàng hóa đến các địa điểm cuối cùng, sau khi đã sử dụng các phương thức vận tải khác như đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy nội địa…

Vận tải đường bộ là một trong những phương thức vận tải lâu đời nhất và phổ biến nhất trên thế giới Nó là một là một phần quan trọng của trong hoạt động logistics của nhiều doanh nghiệp, giúp vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng Vận tải đường bộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, ví dụ như là đóng góp nguồn vốn, tài chính lớn cho ngân sách quốc gia thông qua nhiều loại thuế và những dịch vụ đi kèm hay tạo ra việc làm cho nhiều người lao động giúp làm giảm tỉ lệ thất nghiệp

2.2 Vận tải đường sắt2.2.1 Khái niệm

7

Trang 8

Vận tải đường sắt là loại hình vận chuyển hàng hóa bằng tàu hỏa - phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên loại đường đặc biệt là đường ray

2.2.2 Cơ sở vật chất và phương tiện vận tải

Tuyến đường sắt

Tuyến đường sắt là một khu đoạn hoặc nhiều khu đoạn liên tiếp tính từ ga đườngsắt đầu tiên đến ga đường sắt cuối cùng Khu đoạn là tập hợp một số khu gian và gađường sắt kế tiếp nhau phù hợp với tác nghiệp chạy tàu Khu gian là đoạn đường sắt nốihai ga liền kề, được tính từ vị trí xác định tín hiệu vào ga của ga phía bên này đến vị trí xác định tín hiệu vào ga gần nhất của ga phía bên kia.

Mạng lưới đường sắt thường bao gồm: Tuyến đường sắt chính - phụ, Tuyến đường sắt một chiều – hai chiều, Tuyến đường sắt khổ rộng 1.524 mm, Tuyến đường sắt tiêu chuẩn 1.435 mm, Tuyến đường sắt khổ hẹp 1.000 mm, Tuyến đường sắt điện khí hóa

Ga đường sắt

Ga đường sắt là nơi tiến hành các nghiệp vụ kỹ thuật, khai thác và kinh tế trong chuyên chở hàng hóa và hành khách.Tuyến đường sắt được phân thành cung đoạn bằngcác ga đường sắt

Ga đường sắt được phần chia thành: Ga lập và giải thể các tàu, Ga hàng hóa và ga hành khách, Ga nội địa và ga liên vận quốc tế, ga biên giới

Tùy tính chất hoạt động mà các ga đường sắt được xây dựng và trang bị thích hợp như công cụ bốc dỡ, kho bãi chứa hàng, bến dỡ tàu…

Đường ray và khổ đường sắt

Đường ray bao gồm hai thanh ray song song với nhau đặt cố định trên các thanhngang chịu lực gọi là tà vẹt, tà vẹt được đặt trên lớp đá dăm gọi là đá ba lát Liên kết giữacác thanh ray và thanh nổi tà vẹt là định ray, đinh ốc hoặc kẹp Có nhiều loại đường ray (gỗ, bê tông, sắt thép) qua các thời kỳ phát triển, trong đó đường ray thép chịu được tảitrọng lớn nhất và hiện nay người ta hầu như chỉ sử dụng loại ray thép

Khổ đường sắt là khoảng cách cố định giữa 2 thanh ray, hay còn là khoảng cáchngắn nhất giữa hai má trong của đường ray Từ khi đường sắt xuất hiện và được xây dựng ở nhiều nước trên thế giới, căn cứ vào hoàn cảnh của từng nước về kinh tế, khoa học công nghệ, quốc phòng, mà mỗi nước đều xây dựng tuyến đường sắt của nước mình theo khổ đường riêng Hiện nay, toànthế giới có khoảng 20 loại khổ đường sắt.

Phương tiện vận tải

Phương tiện của vận tải đường sắt là tàu hỏa, bao gồm 2 bộ phận chính là một đầu kéo và các toa xe con được gắn ở đằng sau

Đầu máy hiện nay được trang bị động cơ diesel hoặc động cơ điện để tạo ra lực kéo Đầu máy thường có hai buồng lái, mỗi buồng lái được điều khiển bởi một người lái tàu.

Toa xe là bộ phận dùng để chở hàng hóa của tàu hỏa Toa xe tàu hỏa dùng trong vận chuyển hàng hóa có nhiều loại khác nhau, tùy theo loại hàng hóa được vận chuyển và được phân thành hai nhóm chính: Toa xe hàng thông dụng dùng để chuyên chở các loại hàng hóa khác nhau như toa

8

Trang 9

xe mặt bằng, toa không có mui, toa có mui Toa xe chuyên dụng dùng để chuyên chở một loại hàng hóá với mục đích nhất định như toa chở xi măng, toa chở công-te-nơ, toa chở than, toa bảo ôn, toa cách nhiệt…5

2.2.3 Ưu - nhược điểm

Về ưu điểm, đầu tiên, vận tải đường sắt có khả năng chuyên chở khối lượng lớn hàng hóa Điều này có thể lí giải vì phương tiện của phương thức này – tàu hỏa được thiết kế với bánh xe làm từ kim loại (thường là thép) chạy trên các đường ray kim loại nên có lợi ích lực cản ma sát ít hơn Nhờ vậy mà tàu hỏa có thể gắn thêm được các toa xe phía sau dẫn đến trọng tải có thể chuyên chở là rất lớn Điều này làm cho vận tải đường sắt trở thành một lựa chọn hiệu quả về cước phí cho nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là các loại hàng hóa có khối lượng lớn, chẳng hạn như quặng, than đá và ngũ cốc Bên cạnh đó, tốc độ vận tải đường sắt nhanh hơn hầu hết các phương thức vận tải, chỉ kém hơn hàng không Tại các nước phát triển với trình độ công nghệ cao, tốc độ trung bình của đoàn tàu chở hàng có thể lên đến hàng trăm km/h, ví dụ như tàu hỏa chở hàng TGV của Pháp có tốc độ tối đa 320 km/h Điểm cộng khác của vận tải đường sắt là có lịch trình ổn định, khả năng6

chuyên chở hàng hóa liên tục và an toàn Như đã đề cập ở trên, các toa xe được thiết kế rất đa dạng với nhiều mục đích khác nhau nên chúng có khả năng bảo quản hàng hóa tốt Ví dụ, toa xe bảo ôn có thể chuyên chở các hàng hóa cần duy trì nhiệt độ nhất định, như thực phẩm, thuốc, hóa chất Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định, đồng thời không chịu ảnh hưởng của ách tắc giao thông do hoạt động trên trục đường riêng cũng như ít bị phụ thuộc vào yếu tố thời tiết nên thời gian cũng ít bị biến động chi phí biến đổi cũng ở mức thấp so với các phương thức vận tải khác như đường bộ hay đường thủy

Về nhược điểm, nhược điểm lớn nhất có thể kể đến của phương thức này chính là kém linh hoạt Điều này có thể lí giải do tàu hỏa vận hành trên trục đường ray cố định có sẵn và theo lịch trình nhất định nên khó có thể điều chỉnh địa điểm hay thời gian giao hàng theo ý muốn Cụ thể là, tàu hỏa chỉ cung cấp dịch vụ từ ga này đến ga kia chứ không thể giao hàng tận nơi như yêu cầu của một số doanh nghiệp; số chuyến tàu trong ngày lại bị giới hạn, do đó mọi việc phát sinh về vận chuyển đều phải chờ đợi đến ngày tiếp theo hoặc dùng phương tiện khác để thay thế Ngoài ra, chi phí cố định khi đầu tư loại hình vận tải này (tàu, nhà ga, bến bãi) cũng ở mức cao, nhất là khi phải xây dựng ở những vùng có địa hình phức tạp như đèo, núi…

2.2.4 Vai trò

Nhờ những ưu điểm của mình, vận tải đường sắt thường được áp dụng trong các trường hợp cần vận chuyển hàng hóa có khối lượng lớn trên quãng đường di chuyển trung bình hoặc dài Ví dụ, tàu hỏa thường được sử dụng để vận chuyển các loại hàng hóa nguyên liệu, chẳng hạn như xi măng, thép, than, dầu mỏ, Những loại hàng hóa này thường có khối lượng lớn và được vận chuyển trên quãng đường dài.

5 Tiêu chuẩn quốc gia (2010), Phương tiện giao thông đường sắt - toa xe - thuật ngữ và định nghĩa [pdf], truy cập tại

http://www.vr.org.vn/contents/Rules/Documents/TCVN%208546%20-%20Thuat%20ngu%20Toa%20Xe.pdf.6 Minh Phương, Tàu cao tốc TGV: 35 năm để trở thành biểu tượng của nước Pháp Truy cập ngày 3/12/2023 tại https://tapchigiaothong.vn/tau-cao-toc-tgv-35-nam-de-tro-thanh-bieu-tuong-cua-nuoc-phap-18336694.htm

9

Trang 10

Vận tải đường sắt là một phương thức vận tải quan trọng và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, nhất là đối với những quốc gia không giáp biển Nó có thể đóng vai trò như cầu nối giữa các khu vực với nhau với nhau Ví dụ, tuyến đường sắt xuyên Siberia của Nga kết nối Moscow với Vladivostok, một thành phố cảng ở Thái Bình Dương với chiều dài hơn 9.000 km là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, liên kết nước Nga với các quốc gia khác như Trung Quốc, Mông Cổ, Triều Tiên Điều này giúp tăng khả năng trao đổi thương mại giữa các quốc gia, góp phần tăng7

trưởng kinh tế quốc gia cũng như toàn cầu Vận tải đường sắt góp phần bớt sự quá tải của các hình thức vận chuyển khác Đặc biệt, đối với một số loại hàng hóa với khối lượng lớn như hàng nông sản, động vật sống, phương thức vận tải đường sắt vẫn được sử dụng chủ yếu mà khó có thể thay thế bằng các phương thức vận tải mới hiện nay.

2.3 Vận tải đường thủy nội địa2.3.1 Khái niệm

Theo Luật Giao thông đường thủy nội địa (2004) quy định, đường thủy nội địa là “luồng, âu tàu, các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá, vụng, vịnh, ven bờ biển, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải” Như vậy, vận tải đường thủy8

nội địa là hình thức vận tải chỉ giới hạn trong một quốc gia cụ thể thông qua hệ thống kênh rạch, sông ngòi, biển… Hàng hóa được vận chuyển theo hình thức này sẽ được chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác bằng hệ thống kết nối giữa các cảng, bến tàu… với hệ thống vận tải đường bộ.

Vận tải đường thủy nội địa ra đời từ rất sớm, kể từ thời cổ đại, khi con người tận dụng các dòng sông, kênh rạch để đi lại, trao đổi hàng hóa, biến hình thức vận tải này trở thành yếu tố quyết định trong tăng trường kinh tế của một quốc gia

2.3.2 Cơ sở vật chất và phương tiện vận tải

Hệ thống các tuyến đường thủy

Hệ thống các tuyến đường thủy là các tuyến đường kết nối giữa các cảng vớinhau giúp cho tàu thuyền đi lại được phân luồng để không ra tình trạng tắc nghẽn Trong vận tải thủy nội địa, hệ thống các tuyến đường là sông ngòi và kênh rạch vì vậymà tối ưu được chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như chi phí bảo dưỡng.

Hệ thống cảng

Cảng là nơi ra vào của các tàu thuyền, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa, giúp cho hàng hóa được lưu thông tốt hơn Trong thời kỳ dịch Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp nhưng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng thủy nội địa đạt đến gần 700 triệu tấn chiến khoảng 75% khối lượng hàng hóa thông qua các cảng.

Công nghệ thông tin

7 Sanat Pai Rakar, Trans-Siberian Railroad Truy cập ngày 3/12/2023 tại https://www.britannica.com/topic/Trans-Siberian-Railroad

8 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (2004), Luật Giao thông đường thủy nội địa [pdf], truy cập tại

10

Trang 11

Các cảng đều sử dụng công nghệ để giám sát sự an toàn trong các hệ thống tuyến đường và giải quyết giấy tờ hải quan một cách nhanh chóng và rõ ràng Công nghệ thông tin cũng được áp dụng để cải thiện việc giám sát tàu thuyền trên hệ thống đường thủy nội địa như hệ thống ra-đa, hệ thống liên lạc…

Phương tiện vận tải

Tàu container là phương tiện vận chuyển được sử dụng nhiều nhất, cho phép chở khối lượng hàng hóa lớn nhất Tàu cũng có vận tốc khá nhanh, có thể chứa đến 30 người, đảm bảo việc di chuyển, tháo dỡ, bốc vác hàng hóa Tàu container được thiết kế với các thùng hàng có hình khối và diện tích lớn, đảm bảo được chất lượng hàng hóa

Tàu hàng làm lạnh là loại tàu có hệ thống làm lạnh đặc biệt, vận chuyển những mặt hàng như hải sản, hoa quả, thịt, sữa… Giá thành vận chuyển của loại tàu này cũng cao hơn so với phương tiện khác do có hệ thống làm lạnh tốn nhiên liệu, yêu cầu thời gian vận chuyển nhanh 9

Phà là phương tiện vận chuyển có kích thước nhỏ, vì vậy mà khối lượng vận chuyển hàng hóa ít hơn, và cũng không được đi quá xa bờ đối với đường biển vì không đảm bảo được an toàn Tuy nhiên, phà có diện tích nhỏ, dễ luồn lách đối với địa hình hẹp.

Tàu chở hàng bách hóa là loại tàu chở được nhiều kiện hàng với kích cỡ lớn nhỏ khác nhau, có thể dễ dàng tháo lắp, trả hàng nhanh chóng

2.3.3 Ưu - nhược điểm

Về ưu điểm, vận tải đường thủy giúp tiết kiệm chi phí, là giải pháp lí tưởng cho doanh nghiệp Vận tải đường thủy, cùng với vận tải đường hàng không, là hai hình thức có thể vận chuyển hàng hóa với khối lượng cực lớn Tổng lượng hàng mà tàu biển có thể vận chuyển gấp hàng trăm đến hàng nghìn lần so với các phương thức vận chuyển khác Chi phí vận chuyển bằng đường thủy cũng thấp hơn do khối lượng hàng vận chuyển rất lớn Hiệu suất năng lượng của phương thức này cao hơn so với các phương tiện vận chuyển đường bộ, đặc biệt là khi vận chuyển hàng hóa trên các khoảng cách dài Điều này có thể giúp giảm lượng khí nhà kính được sinh ra từ vận chuyển Đối với các quốc gia có nhiều hệ thống sông ngòi, kênh rạch, trải rộng trên toàn bộ lãnh thổ thì vận tải đường thủy nội địa sẽ tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa dễ dàng hơn “Hệ thống sông có khả năng thông qua lớn, cho phép nhiều tàithuyền cùng qua lại cùng một lúc Tàu, thuyển có khả năng qua lại cả ngày lẫn đêm.Vận tải thủy nội địa vận chuyển được nhiều loại hàng: hàng nặng, hàng cồng kềnh, mà một số ngành vận tải không thể đảm nhận được” Vì vậy, đối10

tượng phục vụ rộng rãi hơn so với các hình thức vận tải khác Vốn đầu tư dành cho ngành đường thủy nội địa thấp hơn so với các ngành vận tải bằng đường hàng không hay đường ống… Đa số các khoản đầu tư đều tập trung vào phương tiện, thiết bị và nguyên liệu để xây dựng các cảng, trạm chốt Chi phí bảo dưỡng và tu sửa cũng tương đối thấp, do vận tải bằng hệ thống đường thủy nội

9 U&I Logistics, Tất tần tật thông tin về phương tiện vận tải đường thuỷ nội địa có thể bạn chưa biết Truy cập ngày 3/12/2023 tại

Trang 12

địa có hệ thống giao thông tự nhiên, ít tình trạng hỏng hóc Chi phí nhiên liệu cũng thấp chỉ bằng 1/16 so với vận tải đường sắt, ⅙ so với vận tải ô tô, 1/20 so với vận tải hàng khong

Về nhược điểm, thời gian giao hàng chậm, hàng hóa sau khi được giao đến cần phải kết hợp với các phương thức vận tải khác để hàng hóa đến tay người mua Tốc độ trung bình của các tàu thuyền di chuyển bằng vận tải đường thủy nội địa thấp nhất, chỉ vào khoảng 12 km/h, so với đường sắt là 50km/h và đường bộ là 60km/h thù thấp hơn rất nhiều Do hệ thống cơ sở hạ tầng là sông ngòi nên vận tải đường thủy phụ thuộc vào thời tiết và điều kiện thủy triều: Các điều kiện thời tiết như bão, sóng lớn, và thủy triều có thể ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển trên đường thủy Điều này có thể tạo ra sự không ổn định trong lịch trình vận chuyển Giới hạn về linh hoạt, so với các phương thức vận tải đường bộ, đường thủy có thể ít linh hoạt hơn trong việc đưa hàng hóa đến các địa điểm cụ thể Các cảng và đường thủy chính có thể đòi hỏi sự chuyển đổi vận chuyển bổ sung để đưa hàng hóa từ cảng đến nơi đích cuối cùng.11

2.3.4 Vai trò

Hình thức vận tải bằng đường thủy nội địa tuy không phải lựa chọn thường xuyên như các hình thức vận tải khác, nhưng nó lại đóng vai trò rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế cũng như với xã hội Trên thế giới, sông Mississipi ở Hoa Kỳ (6270km), sông Amazon ở Nam Mỹ 97020km), sông Nile ở Châu Phi (6671km), sông Danube ở châu Âu (2888km) là nơi hệ thống giao thông đường sông rất quan trọng đối với các nước như Hòa Kỳ, Peru, Colombia, Brazil… Một số quốc gia vì nhiều lí do mà không thể phát triển vận tải đường biển thì vận tải đường thủy nội địa lại trở thành loại hình chính yếu, là yếu tố duy trì hoạt động của ngành đường thủy nói chung cũng như ngành giao thông vận tải nói riêng Bên cạnh đó, một số quốc gia có nền kinh tế đóng, chưa mở cửa hội nhập như Triều Tiên thì việc trao đổi buôn bán trong khu vực bằng vận tải đường thủy nội địa cũng được chú trọng phát triển.

Vận tải đường thủy nội địa cung cấp và phân phối nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất trong nước, thúc đẩy lĩnh vực sản xuất phát triển, đồng thời cũng góp phần phân phối hàng hóa trong một quốc gia, cân bằng, điều tiết hàng hóa giữa các tỉnh thành, tránh tình trạng thừa thiếu Vận tải đường thủy đưa nguyên vật liệu đến nơi khai thác, trồng trọt đến các nhà máy, đưa sản phẩm từ nhà máy tới doanh nghiệp và đưa từ doanh nghiệp tới khách hàng Ngoài ra, vận tải đường thủy nội địa cũng đem lại nguồn thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động.

Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp có lượng hàng hóa có trọng tải lớn thì hình thức vận tải đường thủy nội địa luôn là ưu tiên hàng đầu Vận chuyển bằng đường thủy nội địa có chi phí thấp hơn so với đường hàng không, công suất lớn hơn vận chuyển bằng đường bộ, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được phần nào chi phí vận chuyển.

2.4 Vận tải đường biển2.4.1 Khái niệm

11 Simba Group, Ưu và nhược điểm các phương thức vận tải trong Logistics hiện nay! Truy cập ngày 3/12/2023 tại

12

Trang 13

Vận tải đường biển hay vận tải biển là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua việc sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng đường biển nhằm phục vụ cho hoạt động vận chuyển Vận tải đường biển thích hợp cho những khu vực có vùng biển liền kề và có cảng cho tàu cập bến.

Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức khác Nhiều quốc gia cổ đại từ thế kỷ V trươc công nguyên như Ai Cập, Trung Quốc, Nhật Bản đã giao thương, buôn bán, giao lưu với các vùng miền, quốc gia khác nhau trên thế giới bằng đường biển

2.4.2 Cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển

Các tuyến đường biển

Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hóa Các tuyến đường biển thường bao gồm tuyến đường hàng hải nội địa, tuyến đường hàng hải quốc tế và kênh đào.

Các cảng biển

Theo nghị định 104/2012/NĐ-CP: “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.” Cảng biển bao gồm cảng buôn, cảng quân sự, cảng cá, cảng trú ẩn và cảng cạn/ cảng thông quan nội địa

Cảng biến có hai chức năng chính Đầu tiên là phục vụ tàu biển, cung cấp dịch vụ đưa đón tàu, lai dắt, cung ứng, vệ sinh, sửa chữa tàu biển Hai là phục vụ hàng hóa, cảng phải làm nhiệm vụ xếp, dỡ, giao nhận, chuyển tải, bảo quản, lưu kho, tái chế, đóng gói, phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu Cảng cũng là nơi tiến hành các thủ tục xuất nhập khẩu, là nơi bắt đầu, tiếp tục hoặc kết thúc quá trình vận tải

Công nghệ thông tin

Trí tuệ nhân tạo (AI) được áp dụng để số hóa hàng hóa và tối ưu hóa việc bố trí hàng trên tàu chở container Phân tích dữ liệu lớn (big data) giúp việc khai thác, thu nhập và rút ra suy luận từ kho lưu trữ thông tin lớn đến từ các môi trường hoạt động lớn như các tàu và cảng Internet vạn vật (IoT) cho phép người dùng điều kiển đồ vật từ xa với sự hỗ trọ từ điện thoại thông minh hoặc các hệ thống điều khiển Thực tế tăng cường (AR) được sử dụng chue yếu để huấn luyện thuyền viên, ngoài ra cũng được sử dụng trong việc thiết kế và đóng tàu, bảo dưỡng và kiểm tra tàu

Một số công nghệ cũng được áp dụng như quản lý tuyến hành trình của tàu bằng kỹ thuật số, hệ thống đẩy thông minh, hệ thống điều khiển tích hợp, blockchain… giúp cách mạng hóa phương thức này

Phương tiện vận chuyển

Tàu chở hàng rời là các tàu chở hàng dùng để vận chuyển các khoản hàng rời với số lượng lớn như quặng hoặc thực phẩm chủ lực (gạo, ngũ cốc…) và hàng hóa tương tự

Tàu chở dầu là tàu vận chuyển chất lỏng như dầu thô, sản phẩm dầu mỏ, khí dầu mỏ hóa lỏng, khí tự nhiên hóa lỏng cũng như dầu thực vật, rượu và thức ăn khác Tàu chở dầu hiện chiếm ⅓ trọng tải thế giới.

13

Trang 14

Tàu thương mại ven biển là tàu cạn sử dụng cho thương mại giữa các hòn đảo hay lục địa Thân tàu cạn có thể xuyên qua rặng san hô, nơi mà tàu biển thường không thể

Tàu chở hàng bách hóa thương có khoang rộng và ngăn giữa để mang được nhiều loại hàng hóa khác nhau, giúp hỗ trợ tối đa việc kinh doanh linh hoạt.

2.4.3 Ưu - nhược điểm

Về ưu điểm, vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa trong buôn bán quốc tế Giá cước của vận tải đường biển thấp nên phương thức này phù hợp với những loại hàng hóa có khối lượng lớn, quãng đường vận chuyển xa Đặc biệt, vận tải đường biển rất thích hợp và hiệu quả trong việc chuyên chở các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ Năng lực chuyên chở của vận tải đường biển rất lớn, không bị hạn chế như các phương thức vận tải khác, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường, thời gian tàu nằm chờ các cảng cũng giảm nhờ sử dụng container và phương tiện xếp dỡ hiện đại Chi phí vận tải thường biển cũng thấp hơn so với các phương thức khác Các dịch vụ vận tải biển có thể đáp ứng vận tải được các loại hàng hóa đường dài, trong khi với loại hình vận tải đường bộ thì đa phần chỉ phù hợp v n tải ở những cự li ngắn ho c trung bình Chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải cũng thấp do hầu hết các tuyến đường là tự nhiên, không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động… Vì lượng tàu biển không đông đúc như các phương tiện khác nên tỷ lệ rủi ro của sự cố va chạm, tai nạn trong khi v n tải là tương đối thấp nên hàng hóa luôn được bảo đảm an toàn, ít xảy ra tình trạng hư hỏng, mất mát

Về nhược điểm, tuy có điểm mạnh về khả năng vận chuyển lớn, nhưng thời gian vận chuyển bị trễ và phụ thuộc vào luồng tuyến biển và thời tiết Hơn nữa, để sử dụng phương tiện này hiệu quả, cần có lượng hàng đủ lớn để điền đầy các tàu hoặc thuyền Quy trình tổ chức chuyên chở khá phức tạp, tốc độ của tàu biển cũng tương đối chậm, làm tăng thời gian vận chuyển Phương thức vận tải đường biển cũng có khả năng gặp nguy hiểm cao cho thuyền viên trên tàu Đồng thời, vận tải đường biển chịu sự chi phối và điều chỉnh bởi nhiều luật lệ, tập quán của các nước, các khu vực khác nhau Việc không đồng nhất trong luật hàng hải giữa các quốc gia cũng gây không ít khó khăn cho việc hoàn thảnh thủ tục, giấy tờ để xuất nhập khẩu 12

2.4.4 Vai trò

Vận tải đường biển có tầm quan trọng trong việc trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế, là yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế Đây cũng là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia khi đường biển là con đường di chuyển phù hợp với hầu hết các loại hàng hóa Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác Vận chuyển đường biển là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanhtrong nước Đồng thời, nó tạo điều kiện hình thành và phát triển những ngành mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia, nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào lãnh hải của nước đó Vận tải 12Đặc điểm của ngành vận tải đường biển Truy cập ngày 3/12/2023 tại https://vantaiduongbien.com.vn/dac-diem-cua-nganh-van-tai-duong-bien-159-26.html.

14

Trang 15

đường biển cũng tác động tới cán cân thanh toán quốc tế, vì vận tải biển chiếm ⅔ hoạt động buôn bán quốc tế nên lượng ngoại tệ nó mang lại cho nền kinh tế là rất lớn

Đường biển cũng tạo dựng con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ nhằm tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia Điều này giúp thúc đẩy quan hệ quốc tế và mở rộng thị trường buôn bán trên thế giới Chính vì vậy, khi các nước ngày càng hội nhập kinh tế sâu rộng, các hiệp định ngày càng nhiều, thúc đẩy giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa, vận tải đường biển chắc chắn là phương tiện được ưu tiên 13

2.5 Vận tải đường hàng không2.5.1 Khái niệm

Vận tải đường hàng không là phương thức vận tải mà hàng hoá được chuyển (trên chuyến bay thương mại) hoặc chuyên chở trên máy bay (thuê chuyến) từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.

Vận tải hàng không là một phương thức vận tải còn non trẻ so với các phương tiện vận tải khác Trong khi ngành vận tải biển ra đời và phát triển từ rất sớm (khoảng thế kỉ 5 trước công nguyên) thì vận tải hàng không mới chỉ ra đời và phát triển từ những năm đầu thế kỉ XX Ban đầu, vận tải hàng không chỉ phục vụ nhu cầu quân sự, nhưng cho đến nay, với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vận tải hàng không đã phát triển gắn liền với nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa

2.5.2 Cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển

Cảng hàng không

Theo Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, cảng hàng không là toàn bộ diện tích trên mặt đất, thậm chí cả mặt nước cộng với toàn bộ các cơ sở hạ tầng gồm một hay nhiều đường cất hạ cánh, các tòa nhà, nhà ga, kho… liên quan đến sự di chuyển của hành khách và hàng hoá do máy bay chuyên chở đến cũng như sự di chuyển của máy bay.

Cảng hàng không gồm một số khu vực chính như: đường cất hạ cánh, khu vực đỗ và cất giữ máy bay, khu vực điều khiển bay, khu vực quản lý hành chính, khu vực chờ đưa đón khách, khu vực kho hàng và các trạm giao nhận hàng hoá, nơi bảo dưỡng máy bay, nơi chứa nhiên liệu, và các khu vực dịch vụ khác,

Máy bay

Máy bay là công cụ chuyên chở của vận tải hàng không Máy bay cũng là cơ sở vật chất chủ yếu của vận tải hàng không Máy bay dân dụng là phương tiện chuyên chở chính của ngành giao thông vận tảihàng không dân dụng.

13Tầm quan trọng của vận tải đường biển Truy cập ngày 3/12/2023 tại https://vantaiduongbien.com.vn/tam-quan-trong-cua-van-tai-duong-bien-174-26.html.

15

Trang 16

Căn cứ vào đối tượng chuyên chở gồm có: Máy bay chở hành khách, chờ hàng hóa và máy bay hỗn hợp vừa chở hành khách vừa chở hàng hóa ở hai boong khác nhau.

Căn cứ vào động cơ gồm có: Máy bay động cơ Piston, động cơ tua bin cánh quạt và động cơ tua bin phản lực.

Căn cứ vào nước sản xuất thì có Anh, Pháp, Mỹ đây là những cường quốc trên thế giới trong lĩnh vực chế tạo máy bay với hai khung máy bay nổi tiếng đó là Boeingvà Airbus.

Căn cứ vào số ghế trên máy bay (máy bay chở hành khách) hoặc số tấn hàng hóa chuyên chở (máy bay chở hàng hóa) thể hiện năng lực chuyên chở thực tế của máy bay, có các loại như: loại nhỏ (từ 50 tới dưới 100 ghê), loại trung bình (từ 100 tới 200 ghế) và loại lớn (từ 200 ghế trở lên).

Công cụ xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa tại sân bay

Các thiết bị xếp dỡ hàng hóa tại sân bay gồm hai loại chính là các thiết bị xếp dỡ hàng hóa lên xuống máy bay và các thiết bị vận chuyển hàng hóa đến và rời máy bay Có thể kể đến như xe vận chuyển container/ pallet, xe nâng, thiết bị nâng container/ pallet, băng chuyền hàng rời…

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin VHF đóng vai trò trực tiếp giúp nhân viên điều hành bay mặt đất liên lạc với phi công để thực hiện các hoạt động điều hành bay.

Hệ thống chuyển mạch thoại VCCS (Voice Communication Control System) kết nối, điều khiển các hệ thống liên lạc VHF, tổng đài

Hệ thống Radar là hệ thống giám sát cư bản và quan trọng nhất của hoạt động giám sát và điều hành bay

Hệ thống an ninh bao gồm hệ thống cổng cửa ra vào, camera an ninh, máy soi chiếu, hệ thống ghi âm, hộp đen máy bay…

2.5.3 Ưu - nhược điểm

Về ưu điểm, tuyến đường trong vận tải hàng không là không trung và hầu như là đường thẳng Tuyến đường vận tải hàng không thường căn cứ vào định hướng là chính, không bị phụ thuộc vào địa hình mặt đất hay mặt nước Về cơ bản tuyến đường di chuyển là đường thẳng nối hai điểm, trừ một số vùng không phận cấm bay Thông thường tuyến đường hàng không là tuyến đường ngắn nhất, ngắn hơn so với đường sắt và ô tô là 20%, với tuyến đường sông thì khoảng 10% Vì là tuyến đường tự nhiên nên ngoài việc đầu tư xây dựng sân bay thì không phải đầu tư xây dựng tuyến đường Sự hấp dẫn của dịch vụ vận tải hàng không chính là vận tốc vượt trội của nó so với các phương tiện khác, cho phép rút ngắn thời gian vận chuyển hơn rất nhiều, đặc biệt đối với

16

Trang 17

khoảng cách xa, nhanh gấp 27 lần so với đường biển, 10 lần so với đường bộ và 8 lần so với tàu hỏa Vì vậy, vận tải hàng không đặc biệt phù hợp với những loại hàng hóa yêu cầu thời gian vận chuyển ngắn, như đồ tươi sống (rau, quả, hoa…), hàng đông lạnh, hàng nhạy cảm với thời gian (thời trang, sách báo tạp chí…) và những hàng hóa khối lượng nhỏ nhưng giá trị lớn (cổ vật, vàng bạc đá quý, các giấy tờ có giá trị…) Thời gian vận chuyển ngắn cũng giúp phí bảo hiểm thấp hơn vì chịu ít rủi ro hơn Vận tải hàng không có sự an toàn hàng hoá và ít gặp tổn thất nhất, do có thời gian vận chuyển ngắn nhất, trang thiết bị hiện đại, quy định chặt chẽ về an toàn và an ninh (biện pháp an ninh và kiểm tra hàng hóa) Điều này giúp giảm thiểu rủi ro về mất mát hàng hóa do các yếu tố như tai nạn, trộm cắp, hư hỏng Dịch vụ tương đối linh hoạt, có tính cơ động cao, có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chuyên chở hàng hoá về mặt thời gian giao hàng, khối lượng chuyên chở và số lượt bay trên một tuyến đường

Về nhược điểm, đường hàng không có chi phí cố định cao (máy bay tiêu thụ nhiên liệu cao hơn, hệ thống điều hành hiện đại) và chi phí biến đổi cao (nhiên liệu, lao động, sửa chữa bảo hành) Giá cước vận tải hàng không cũng cao hơn rất nhiều so với các ngành vận tải khác, gấp 8 lần vận tải đường biển, gấp từ 3-4 lần vận tải ô tô và đường sắt Hàng không còn bị hạn chế bởi thủ tục kiểm tra hàng hoá và chứng từ khá phức tạp, mất nhiều thời gian Mức độ tiếp cận thấp, chỉ dừng ở các sân bay Hơn nữa, khối lượng vận chuyển bị hạn chế bởi dung tích khoang chứa hàng và sức nặng của máy bay Thời gian biểu của các chuyến bay có thể không linh hoạt do các lịch trình cố định Vận tải hàng không cũng dễ bị ảnh hưởng thời tiết nên không chắc chắn và không dễ đoán trước được Thường các chuyến bay bị hủy do bão lớn, sương mù hay tuyết rơi Vận tải hàng không đòi hỏi đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện máy bay, chi phí sân bay, phí đào tạo nhân lực bay, hệ thống kiểm soát không lưu, chi phí tham gia các tổ chức quốc tế về hàng không cũng rất lớn 14

2.5.4 Vai trò

Vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung cũng như thương mại quốc tế nói riêng Theo số liệu thống kê của ICAO (Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế, nếu như năm 1945 chỉ có 9 triệu hành khách đi lại bằng các chuyến bay thương mại thì năm 2019 đã lên tới một 4,5 tỷ người Năm 1967, doanh thu của ngành hàng không thế giới là 12,5 tỷUSD, tương đương 7% doanh thu của toàn bộ ngành công nghiệp thế giới Năm 1980 con số đó đã lên tới 87,676 tỷUSD, và năm 2005 đã đạt tới 413 tỷ USD Trong năm 2019 ngành hàng không thế giới chứng kiến sự tăng trưởng về doanh thu đạt mức 1.052 tỷ USD, tăng 2,93% so với năm 2018 15

Vận tải hàng không có vị trí số một đối với vận tải quốc tế, đối với các mặt hàng quý hiếm, giá trị cao, mau hỏng, thư từ, điện tín, tài liệu, sách báo, hàng thời trang, hàng hỗ trợ khẩn cấp… 14 InterLog, Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và 6 điều cần biết Truy cập ngày 3/12/2023 tại

15 Minh Thẩm, Hồng Hạnh, Vận tải hàng không với nền kinh tế Truy câp ngày 3/12/2023 tại https://logistics4vn.com/vai-tro-cua-van-tai-hang-khong.

17

Trang 18

những mặt hàng đòi hỏi giao ngay do máy bay có ưu thế tuyệt đối về tốc độ so với những phương tiện vận tải khác Hiện nay, theo thống kê của Liên Hợp Quốc, lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường hàng không chiếm khoảng ⅓ giá trị hàng hoá buôn bán trên thế giới Vận tải hàng không, với khả năng tiếp cận các địa hình phức tạp, có vai trò trong việc hỗ trợ các hoạt động như cứu trợ thiên tai, nới có địa hình khắc nghiệt, cơ sở hạ tầng kém phát triển hoặc có thể được sử dụng để cung cấp hỗ trợ cứu trợ như thực phẩm, nước uống, y tế… đến nhưng nơi cần thiết.

Vận tải hàng không cũng giúp doanh nghiệp dễ dàng xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy thương mại quốc tế Điều này làm tăng cơ hội cho các công ty để tiếp cận thị trường toàn cầu và mở rộng hoạt động kinh doanh Mặc khác, đòi hỏi về trình độ khoa học kỹ thuật cao trong vận16

tải hàng không cũng góp phần tạo động lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung

2.6 Vận tải đường ống2.6.1 Khái niệm

Vận tải đường ống là quá trình vận chuyển hàng hóa liên tục đi qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm xuất phát đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác.

Vận tải đường ống là một loại hình vận tải rất trẻ Tất cả đường ống trên thế giới chỉ mới được xây dựng trong thế kỉ XX và khoảng một nửa chiều dài đường ống được xây dựng sau năm 1950.

Vận tải đường ống có thể vận chuyển nhiều loại chất lỏng cho nông nghiệp, sản xuất và tiêu dùng Chúng có thể vận chuyển nhiên liệu, chẳng hạn như dầu hỏa, xăng, và nhiên liệu máy bay hoặc diesel Các đường ống cũng có thể vận chuyển các nguồn năng lượng bao gồm propan , dầu để sưởi ấm trong nhà và khí đốt tự nhiên Các nhà sản xuất có thể sử dụng đường ống để vận chuyển etan, propylene, dầu thô hoặc carbon dioxide Ngành nông nghiệp cũng sử dụng vận chuyển đường ống để di chuyển một loại phân bón được gọi là amoniac khan

Các vật liệu được sử dụng để tạo ra một hệ thống vận chuyển đường ống phụ thuộc vào mục đích của dây chuyền Nếu đường ống dùng để vận chuyển dầu, chúng thường được làm bằng nhựa hoặc thép Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên thường được làm bằng thép cacbon Các mặt hàng để tiêu dùng, chẳng hạn như bia, thường đi qua các đường ống đồng.

2.6.2 Cơ sở vật chất và các hình thức

Cơ sở vật chất

Hệ thống đường ống bao gồm:

16 GS TSKH Đỗ Nguyên Khoát (2021), Vai trò của công tác vận tải hàng không đối với việc phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 Truy cập ngày 3/12/2023 tại https://tapchimattran.vn/kinh-te/vai-tro-cua-cong-tac-van-tai-hang-khong-doi-voi-viec-phuc-hoi-kinh-te-sau-dai-dich-covid19-41068.html.

18

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:29

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan