1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá về ý nghĩa của phong trào văn hóa phục hưng thế kỉ xiv xvi ở châu âu, friedrich engels đã viết

11 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAOKHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAOTIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Lịch sử văn minh thế giớiĐỀ BÀI: Đánh giá về ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng thếkỉ XIV

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAOHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ Môn: Lịch sử văn minh thế giới

ĐỀ BÀI: Đánh giá về ý nghĩa của phong trào Văn hóa Phục hưng thế

kỉ XIV-XVI ở châu Âu, Friedrich Engels đã viết: “Đó là một cuộccách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy, một thờiđại cần đến những con người khổng lồ và đã sinh ra những con ngườikhổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình và về tính cách, khổng lồvề tài năng mọi mặt và về sự hiểu biết sâu rộng của họ.” Thông quamột hoặc một số thành tựu tiêu biểu của phong trào Văn hóa Phụchưng, Anh/Chị hãy chứng minh nhận định trên.

Sinh viên thực hiện : Hoàng Minh Châu

Lớp : LSVMTG-QHQT50.5Mã sinh viên : QHQT50C11275Giảng viên hướng dẫn : Lý Tường Vân

Trang 2

I, Đặt vấn đề về nội dung nghiên cứu 3

II, Nội dung chính 3

1, Bối cảnh lịch sử, xã hội 3

2, Các tư tưởng và tác phẩm lớn 5

2.1, Văn học là tiếng nói lên án, chống lại chế độ phong kiến cùng những tư tưởng lỗi thời 5

2.2, Văn chương lấy con người làm trung tâm, đề cao giá trị và khát vọng tự docủa con người 6

2.3, Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu tổ quốc và tiếng nói của dân tộc 8

III, Thảo luận – kết luận 9

V, Tài liệu tham khảo 10

Trang 3

I, Đặt vấn đề về nội dung nghiên cứu

Phong trào văn hóa Phục Hưng là một trong những trào lưu văn hóa quan trọng bậc nhất trong lịch sử văn minh nhân loại Với mục tiêu chính là phục dựng lại những giá trị văn hóa của thời văn minh Hy - La cổ đại, nó đã xô đổ mọi quan niệm cũ kỹ của Giáo Hội phong kiến, vượt lên khỏi vòng kiềm tỏa của những giáo điều khắt khe đã trở nên thủ cựu và lạc hậu để giải phóng con người về mọi mặt Không những thế, phong trào Phục Hưng còn phát huy tất cả những tinh hoa văn hóa, khoa học, triết học, tư tưởng, đã bị che khuất trong “đêm trường trung cổ”.

Là một triết gia, một nhà tư tưởng lỗi lạc, hơn ai hết Friedrich Engels hiểu rõ những giá trị tiêu biểu nhất mà phong trào Phục Hưng đem lại cho con người Khẳng định sự “khổng lồ” ở khía cạnh con người, nhiệt tình, tư tưởng, tính cách, tài năng tức là đề cao tầm vóc lớn lao, cao cả của tất cả con người - động lực quan trọng nhất góp phần làm nên thành tựu rực rỡ của thời kì này “Khổng lồ” ở chỗ nó đã dám vượt ra khỏi sự đè nén của giáo hội Thiên Chúa chứ không còn bó hẹp trong sự xoay vần quanh một trung tâm là “chúa trời” “Khổng lồ” cũng là bởi những giá trị văn hóa, tư tưởng thời kì này không chỉ làm sống lại quá khứ huy hoàng mà còn làm sâu sắc hơn tinh hoa nhân loại mà đến tận ngày hôm nay vẫn vẹn nguyên sức sống

Tất cả đã làm nên “một cuộc cách mạng tiến bộ nhất mà loài người chưa từng thấy” Đó là những cách tân triệt để mang đến sự thay đổi toàn cục về mọi mặt trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của loài người Một cuộc cách mạng đã đưa loài người đi xa hơn rất nhiều so với thời kì cổ trung đại.

Trong số những lĩnh vực đã “thay da đổi thịt” dưới thời kì này thì văn học đã đạt được rất nhiều thành tựu rực rỡ Nó vừa là tấm gương phản ánh những gì đang diễn ra trong hiện thực, vừa là đại diện cho tâm tư, tình cảm, những mơ ước và khát khao của con người lại vừa là nơi để nhà văn gửi gắm tư tưởng cao đẹp của mình Do đó, nghiên cứu về sự phát triển của văn học nghệ thuật dưới thời kì văn hóa Phục Hưng, ta sẽ thấy được những sự thay đổi trong nhận thức, tâm lí và tình cảm của con người trong sự giải phóng tự do khỏi giáo điều của hệ thống luân lý Thiên Chúa giáo

Bài báo cáo này sẽ tập trung đi sâu vào hoàn cảnh, nội dung cơ bản và những thành tự của văn học dưới thời kì văn hóa phục hưng.

II, Nội dung chính

1, Bối cảnh lịch sử, xã hội

Trang 4

Châu Âu từ thế kỉ X đến thế kỉ XV được gọi là “đêm trường trung cổ” bởi những cấm đoán và quy luật khắt khe của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo và một trong số đó là sự trói buộc về mặt tư tưởng

Kinh viện học chi phối toàn bộ đời sống học thuật của con người Tất cả học sinh ở đây đều bắt buộc học tiếng Latinh hay còn gọi là “tử ngữ”, một thứ ngôn ngữ vừa khô khan vừa khó học Mà văn chương là nghệ thuật của ngôn từ nên công việc sáng tác đòi hỏi người viết phải có tình cảm, nhiệt hứng và tài năng với con chữ Đáng buồn thay, chất liệu quan trọng của văn chương lại bị biến thành một thiết chế để duy trì sự phục tùng của conn gười với Chúa nên không có nhiều sáng tạo mới mẻ về mặt nội dung lẫn hình thức

Chương trình học đầy tính giáo điều và sự xuyên tạc, bịa đặt chân lí cốt chỉ để duy trì sự phụng sự tuyệt đối của nhân dân với một vị Chúa Bên cạnh đó, “tầng lớp tăng lữ tự trói mình trong chủ nghĩa khổ hạnh, dù là giả dối, còn quý tộc phong kiến thì suốt ngày săn bắn, tiệc tùng, đánh nhau, không tha thiết gì với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật” (Nguyễn Gia Phu 1998,tr.71) đã làm cản trở sự phát triển của nghệ thuật

Không những thế, tư tưởng Kitô Giáo kiểm soát chặt chẽ đời sống tinh thần của con người với những quy định khắt khe như tư tưởng cấm dục, không đề cao vẻ đẹp và cá giá trị nhân bản của con người Xã hội lúc ấy đầy rẫy những giáo điều kiểm soát ý chí tự do cá nhân của con người, phải triệt tiêu cái tôi cá nhân, “khắc kỷ phục lễ” để phục vụ cho cái ta cộng đồng hay theo như Kinh thánh dạy, là để được lên thiên đường với Chúa trời

Cho đến thế kỉ XIV-XVI, Sự thành công của các cuộc phát kiện địa lý đã mở rộng hệ thống mậu dich, làm giàu cho các thành thị sầm uất và dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư sản cùng tầng lớp thị dân mới Họ là những người giàu có, nhiều tiền của nên sớm ý thức được giá trị bản thân và vị trí, địa vị của mình trong xã hội Tầng lớp này không chỉ có nhu cầu cao về việc thể hiện cái tôi cá nhân mà còn về mặt giải trí, thưởng thức các loại hình nghệ thuật cũng như mở rộng vốn hiểu biết của mình về văn hóa, khoa học… Trái với giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản quan niệm rằng cuộc sống trần thế vốn đã đẹp đẽ và đủ đầy mà không cần đến thiên đường nên con người được quyền tận hưởng tất cả mọi lạc thú, thỏa mãn mọi nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất(vui chơi, giải trí, ăn ngon, mặc đẹp…) Điều này mâu thuẫn gay gắt với giáo hội phong kiến.

Thời điểm đó, con người muốn mở rộng tầm nhìn, xây dựng một nền văn hóa mới nhưng dứt khoát không thể làm điều đó trên nền tảng là những tư tưởng vốn đã mục ruỗng của thời trung cổ Họ quay trở về với những giá trị cổ xưa để khôi phục lại những vẻ đẹp ấy, trên nền tảng đó phát triển và mở rộng hơn tinh hoa văn hóa nhân loại “Học viện Hy Lạp” được mở ra, tạo nên “cơn sốt Hy Lạp” ở

Trang 5

Florence, Ý Cũng từ đó là Ý trở thành “cái nôi” của phong trào văn hóa Phục Hưng.

Như vậy, “Phục Hưng” hay “Renaissance” (tái sinh), phục dựng lại những giá trị cao đẹp với tinh thần tự do khám phá là tinh thần chung của Châu Âu thế kỉ XIV-XVII và văn học không nằm ngoài dòng chảy ấy Văn chương là tiếng nói tình cảm của con người nên những tác phẩm ra đời trong thời kì này đã thể hiện tập trung tư tưởng, tâm tư và khát vọng của loài người về một xã hội tự do, phóng khoáng, nơi con người được sống là mình Bên cạnh đó, sự ra đời và phát triển của công nghệ in ấn cũng góp phần rất lớn vào việc truyền bá văn học.

2, Các tư tưởng và tác phẩm lớn

Tư tưởng cốt lõi chi phối toàn bộ các tác phẩm văn học này chính là tư chủ nghĩa “nhân văn” “Hạt nhân của nó là quan tâm đến con người, tôn trọng con người, tất cả đều lấy con người làm trung tâm và kịch liệt chống lại những giáo lý phong kiến lấy thần linh làm trung tâm” (Chu Hữu Chí 200, tr.385) “Cuộc cách mạng tiến bộ chưa từng thấy” mà văn học thời kì Phục Hưng mang lại là cuộc cải cách về tư tưởng và mỗi tác giả văn học lại là một “người khổng lồ” với những di sản “khổng lồ” lấy tư tưởng nhân văn làm gốc, góp phần đưa cuộc cách mạng đi đến thành công

2.1, Văn học là tiếng nói lên án, chống lại chế độ phong kiến cùng những tư tưởnglỗi thời

Trong “Thần Khúc”, Dante đã phê phán không thương tiếc đủ loại tội ác của xã hội thời trung đại thông qua việc khắc họa “Địa ngục”, nơi có 9 tầng xếp hình cái phễu càng xuống dưới thì càng nhỏ và hình phạt càng khốc liệt Ở tầng thứ 8, nhà thơ nhìn thấy Giáo hoàng đã chết Nicholas III và giáo hoàng Bonifacius VIII còn đang sống, kẻ đã bức hại các nhà thơ ở đây Bên cạnh đó còn có những kẻ phản bội, giả dối, đầu hàng, những nhà văn giáo điều chủ nghĩa của giáo hội… tất cả đều phải trải qua những hình phạt đau đớn, khốc liệt Tác phẩm đã thể hiện thái độ căm thù, tinh thần tố cáo sâu sắc những tội ác của chế độ phong kiến lúc bấy giờ

Giovanni Boccaccio cũng là một người mạnh mẽ đả kích thế lực phong kiến và vạch trần sự tàn bạo của vua chúa “Mười ngày” là tuyển tập truyện ngắn nổi tiếng nhất nước Ý thời bấy giờ, kể về câu chuyện của 7 cô gái và 3 chàng trai chạy trốn khỏi đại dịch ở Florence, tìm được một tòa lâu đài giữa đỉnh núi và từ đó mỗi ngày đều kể chuyện cho nhau Bằng thủ pháp châm biếm tài tình, Boccaccio đã tạo ra những tiếng cười mỉa mai đầy chua chát nhưng không kém phần đả kích sâu cay sự bộ mặt giả tạo của giáo hội.

Trang 6

Trong đó có một câu chuyện kể về thương nhân người Do Thái tên Alabaham nhất quyết không chịu “cải đạo” dù người bạn tín đồ Ki-tô ngoan đạo của mình có thuyết phục thế nào Sau khi tận mắt chứng kiến bộ mặt thật của Giáo hội - tham lam vô độ, mua quan bán chức, buôn bán người và thậm chí là hãm hiếp phụ nữ thì ông lại nói “Tôi muốn cải đạo” Sự trớ trêu, kì quặc ấy đã nói lên một thực tế phũ phàng, rằng: “Châu Âu thời trung đại là châu Âu của Ki tô giáo, kẻ nào

chống lại Ki tô giáo kẻ đó ắt sẽ gặp tai họa, thậm chí bị xử tội chết” (Chu Hữu Chí2002, tr.232).

Nếu như thời trung cổ, thể loại tiểu thuyết hiệp sĩ rất được ưa chuộng vì nó ca tụng lòng dũng cảm, sự trung thành và tinh thần phụng sự tuyệt đối của kị sĩ với vua chúa thì ở thời kì này Cervantes lại kịch liệt đả kích tư tưởng ấy Nhân vật Don Quixote trong tiểu thuyết cùng tên của ông là một kẻ vì quá đọc nhiều tiểu thuyết hiệp sĩ nên sinh ra hoang tưởng, thoát ly thực tế, nhìn cối xay gió mà lại tưởng người khổng lồ… vì thế mà gây ra lắm chuyện nực cười Thông qua đó, nhà văn châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc sự lạc hậu, cứng nhắc và cổ hủ của chế độ phong kiến.

2.2, Văn chương lấy con người làm trung tâm, đề cao giá trị và khát vọng tự do củacon người

Nếu như thời trung cổ người ta sùng bái một vị chúa duy nhất, lấy kinh thánh làm thước đo và chuẩn mực cho con người và vạn vật thì văn học thời kì Phục Hưng đã đưa con người lên vị trí trung tâm Văn học không chỉ ngợi ca vẻ đẹp mọi mặt của con người mà còn dám nói ra những ham muốn trần tục rất đỗi hiển nhiên và đáng trân trọng của loài người.

Điều này có được là vì các văn nghệ sĩ, với tinh thần “phục hưng” đã tiếp thu tinh hoa văn học Hy Lạp cổ đại, đặc biệt là thần thoại Hy Lạp Hình ảnh các vị thần trong Thần thoại tuy có hoang đường, nhuốm màu sử thi nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, họ hiện lên với những sức mạnh siêu nhiên nhưng cũng được mô tả rất “gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân Hy Lạp: cũng yêu thương, ghen ghét, cũng giận, buồn, đố kị, đa tình, đa thê, ích kỉ… thậm chí cũng bị chảy máu khi bị trúng thương” (Lương Ninh 1999, tr.189).

Ngoài Dante thì lĩnh vực thơ ca còn có nhà thơ trữ tình Petrarch (1304-1364), người có công lớn trong việc cách tân hình thức thơ và đưa đến thể loại thơ trữ tình 14 câu viết bằng tiếng Ý (chia làm hai phần : một phần 8 câu và một phần 6 câu, mỗi phần có vần riêng) Những vần thơ dành tặng nàng Laura yêu dấu của ông đã trở thành mẫu mực trong thơ trữ tình nước Ý Ông dành hết lời ca ngợi vẻ đẹp hình thể lẫn tâm hồn của nàng:

Trang 7

"Tâm hồn nàng đẹp như một viên ngọc quý,Tâm hồn nàng sáng như một ngôi sao,Tâm hồn nàng trong sáng như một dòng sông,Tâm hồn nàng thuần khiết như một bông hoa."

(Sonetto 137)

Tiếng thơ của Petrarch cũng là đại diện cho khát vọng muôn thuở của loài người là yêu và được yêu Nếu thời kì trung cổ, những ham muốn đó bị đè nén thì nay người ta dám nói lên qua những vần thơ, dám thẳng thắn thừa nhận tình cảm của mình và tất thảy mọi cung bậc cảm xúc phức tạp, từ đau khổ cho tới ngọt mà tình yêu mang đến:

“Cơn sốt này không phải tình yêu saoTa bị rét? Chính vì tình yêu đóTình tốt đẹp? Nhưng trời ơi đau khổNgọn lửa ác?… Những đau khổ ngọt ngào.”

(Sonetto 132)

Đặc biệt, một trong những khát vọng lớn nhất của loài người ở thời đại này là được mở mang, học hỏi tri thức sau nhiều thế kỉ chìm đắm trong “đêm trường trung cổ” Trong, tiểu thuyết “Gargantua và Pantagruel”, Francois Rabelais đã phê phán cách dạy học cổ hủ, lỗi thời và đề cao tính thực nghiệm khi Gargantua chỉ tri nhận được kiến thức khi được người thầy chỉ dẫn những điều “tai nghe mắt thấy” ở Paris

Bên cạnh đó, ông còn xây dựng hình ảnh tu viện Theleme với châm ngôn hoạt động là “Thích gì làm nấy” Ở nơi này không có những bức tường ngăn cách, biểu tượng của sự che mắt, kìm kẹp của giáo hội phong kiến Đối lập với các tu viện thông thường, các tu sĩ được sung sướng, ăn ngủ lúc nào tùy hứng và nam nữ được tự do yêu đương, hưởng mọi lạc thú ở đời bên cạnh việc tự do tiếp cận tri thức Có thể thấy, cả khát khao về tri thức của con người, những nhu cầu mang tính nhân bản nhất của loài người được Rabelais đề cao và trân trọng ở đây.

Nhắc đến kịch thì không thể không kể đến đại diện tiêu biểu nhất của thể loại này là William Shakespeare Trong vở kịch đã đi vào lịch sử “Romeo và Juliet”, Shakespeare đã hết lòng ca ngợi tình yêu và hôn nhân tự do giữa người với người, trở thành tiếng nói chống lại sự kìm kẹp và giáo điều phong kiến Trước sắc đẹp kiềm diễm của nàng Juliet, Romeo đã hết lòng cảm thán: “Vẻ rực rỡ của đôi gò má

Trang 8

nàng sẽ làm cho các vì tinh tú ấy phải hổ người, như ánh sáng ban ngày làm cho đèn nến phải thẹn thùng”.1

Tình yêu chân chính không thể bị trói buộc bởi mối thù giữa hai dòng họ, họ nhìn nhau như những con người trần thế với đầy đủ mọi vẻ đẹp, phẩm chất không dễ bị quy giản hay đóng khung vào một cái tên Chính Juliet đã thiết tha lên tiếng: “Nếu chẳng phải là người họ Montague thì chàng cũng vẫn cứ là chàng Montague là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đó của cơ thể con người… Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào”.2

Như thế, con người được nhìn nhận một cách toàn diện với tất cả mọi khía cạnh Ta thấy được rằng, giá trị của mỗi cá nhân lớn lao và phức tạp hơn bất kì mọi định nghĩa khô cứng nào cho nên không dễ dàng bị đóng khung trong những quy chuẩn hay định kiến Đó chính là tư tưởng nhân văn tiến bộ của Shakespeare Kết thúc của vở kịch dù bi thảm nhưng cái chết của hai người đã giúp hóa giải hận thù giữa dòng họ Montague và Capulet, điều này thể hiện niềm tin vào sự thắng thế của tư tưởng mới trước chế độ cũ của William Shakespeare.

2.3, Đề cao tinh thần dân tộc, tình yêu tổ quốc và tiếng nói của dân tộc

Những con người sống ở thời kì này là đại diện cho giai cấp tư sản, xuất hiện trong điều kiện đã hình thành dân tộc Do đó, sáng tác của họ cũng nói lên tình yêu quê hương, sự gắn bó và tinh thần quý trọng ngôn ngữ dân tộc mình Nếu trước kia người ta bắt buộc học tiếng Latinh thì giờ đây các tác giả Phục hưng đều viết bằng tiếng mẹ đẻ Chỉ riêng lựa chọn chất liệu sáng tác như thế cũng đủ để khơi gợi cho người đọc lòng tự tôn dân tộc Như nhà văn hóa Phạm Quỳnh từng phát biểu, “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, tiếng ta còn, nước ta còn”(1924) thì các tác phẩm văn học viết bằng ngôn ngữ dân tộc thời kì này đã góp phần bảo lưu những giá trị đẹp đẽ của văn hóa các nước.

Viết về nước Ý mà ông đã phải rời xa đến cuối đời, Dante đã ca ngợi biết bao cảnh sắc bình yên, tươi đẹp mà ông phải bỏ lại phía sau trong “Thiên Đường”:

“Italia, Italia, đất nước của ta,Đất nước xinh đẹp và vinh quang,Đất nước của những anh hùng và thi sĩ,Đất nước của những nhà thờ và tu viện”

1Đoạn trích ‘Tình yêu và thù hận”, tr 199 SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam

2Đoạn trích ‘Tình yêu và thù hận”, tr 200 SGK Ngữ Văn lớp 11 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam

Trang 9

Tinh thần dân tộc trong thơ của Dante có sức ảnh hưởng lớn đến mức trở thành sức mạnh tinh thần cho những người ở cách ông tận 5 thế kỉ Primo Levi, tù nhân người Ý đã nhớ lại những câu thơ trong “Thần khúc” vào thời điểm tối tăm trong trại tập trung Auschwitz của Đức Quốc Xã như một chỗ dựa về tình cảm Nỗi xúc động khi đọc những dòng thơ ấy cho một bạn tù người Pháp được ông kể lại qua cuốn tự truyện “Có được là người” của mình Khi ấy, văn chương đã trở thành tiếng nói đồng vọng của con người vượt lên mọi khoảng cách về không gian và thời gian.

Một điều đặc biệt nữa là các tác giả còn có công lớn trong việc làm phong phú thêm ngôn ngữ dân tộc mình, tiêu biểu là William Shakespeare - nhà văn có ảnh hưởng nhất đối với lịch sử ngôn ngữ Anh Ông được cho là đã sáng tạo thêm hơn 1.700 từ, cụm từ, cách diễn đạt mới cho tiếng Anh Bên cạnh đó, nhà văn Boccaccio với tiểu thuyết “Decameron” cũng đã tiến thêm một bước dài với ngôn ngữ Italia để diễn tả những tư tưởng, cảm xúc phức tạp Ngoài ra, nhà thơ pháp Joachim Du Bellay cũng cho ra đời những vần thơ hoài cảm khiến cho biết bao con

tim phải thổn thức vì nỗi nhớ quê hương trong các tập “Bảo vệ người làm đẹp tiếngPháp” “Nuối tiếc”.

III, Thảo luận – kết luận

Có thể thấy, nhận định của Friedrich Engels đã khái quát được tính chất của phong trào văn hóa Phục Hưng là một cuộc cách mạng lớn chưa từng có tiền lệ trong lịch sử nhân loại Để có được sự thành công ấy, cần những “người khổng lồ” dám đi trước để mở đường, tạo tiền đề cho những “người khổng lồ” khác về “tư tưởng, nhiệt tình, tính cách, tài năng và về sự hiểu biết mọi mặt” tiếp bước Như thế, sự thành công của trào lưu văn hóa Phục Hưng vừa được làm nên bởi những con người tài giỏi lại vừa thúc đẩy sự ra đời của những con người tài giỏi khác.

Suy cho cùng, đích đến cao nhất của văn chương vẫn là con người Văn học thời kì Phục Hưng lại đặc biệt hướng tới sự giải phóng cái tôi cá nhân và giải phóng con người trong xã hội để con người vươn tới sự tự do, tới cái đẹp và sự hưởng thụ, giàu có Kết tinh tư tưởng trong văn chương nghệ thuật nói riêng và các tiến bộ về khoa học kỹ thuật, âm nhạc, thời trang, hồi họa, triết học nói chung đều mong muốn mang tới sự hạnh phúc cho con người và hướng người ta tới Chân-Thiện-Mỹ Những lí tưởng cao đẹp ấy cũng là những giá trị vĩnh hằng ở mọi thời đại, mọi quốc gia dân tộc Và như thế, văn học nghệ thuật đã vượt ra khỏi vùng trời trung cổ chật hẹp để vươn tới tính nhân loại bao la

Tuy nhiên, văn học và văn hóa phục hưng nói chung không thể tránh khỏi những mặt hạn chế Theo quan điểm của tôi, những hạn chế của văn chương thời kì này thể hiện ở hai khía cạnh Trước hết, một số tác phẩm ngợi ca và đề cao con

Trang 10

người có phần thái quá dẫn đến việc thần thánh hóa con người quá mức nên sa vào coi thường các yếu tố trần thế tầm thường Thứ hai, như đã biết, nền văn hóa phục hưng được hình thành dựa trên nền tảng là sự ra đời của giai cấp tư sản Do đó, tiếng nói văn học thời kì này chủ yếu vẫn là đại diện cho tầng lớp giàu có, những người có tài sản và quyền uy trong xã hội, còn lớp người lao động khổ nghèo gần như bị bỏ quên và không được đề cập đến.

Dẫu vậy, không thể phủ nhận những tư tưởng nhân văn sâu sắc mà văn học Phục hưng đã đem lại cho con người, góp phần làm nên sự rực rỡ nền văn minh Châu Âu thế kỉ XIV đến thế kỉ XVII Ảnh hưởng của nó bao trùm lên mọi khía cạnh của đời sống và vẫn vẹn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay.

V, Tài liệu tham khảo

1, Vũ Dương Ninh, 2002 Lịch sử văn minh thế giới (Vol.14) NXB Giáo dục Việt Nam

2, Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Ánh, Đỗ Đinh Hằng, Trần Văn La, 1998 Lịch sử thế giới trung đại (Vol.2) NXB Giáo dục

3, Lương Ninh, Đinh Ngọc Bảo, Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu, Nghiêm Đình Vỳ, 1999 Lịch sử thế giới cổ đại (Vol.3) NXB Giáo dục

4, Vũ Dương Ninh, Nguyễn Gia Phu, Đinh Ngọc Bảo, Dương Duy Bằng, 1999

Lịch sử văn hóa thế giới cổ trung đại (Vol.1) NXB Giáo dục

5, Primo L., 2016 Có được là người (Vol.1) NXB Hội Nhà văn

6, Văn Ngọc Thành “LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI: Tây Âu trung đại”, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

7, Chu Hữu Chí, Khương Thiếu Ba, 2002 Thế giới 5000 năm [pdf] Việt Nam: NXB Văn hóa Thông tin

8, Brotton, J (2006) The Renaissance: A Very Short Introduction 1 ed [pdf] st Great Britain: Ashford Colour Press Ltd., Gosport, Hants Available at

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w