BÁO CÁO VỀ SÁCH MINH ĐỊNH ĐỊA LÝCHƯƠNG 1: TỪ BOSNIA ĐẾN BAHGADtrong đó việc phá bỏ đường biên giới nhân tạo ở nước Đức đã dẫn đến giả thiết rằng mọi sự bất đồng chia rẽ con người đều có
Trang 1BÁO CÁO VỀ SÁCH MINH ĐỊNH ĐỊA LÝCHƯƠNG 1: TỪ BOSNIA ĐẾN BAHGAD
trong đó việc phá bỏ đường biên giới nhân tạo ở nước Đức đã dẫn đến giả thiết rằng mọi sự bất đồng chia rẽ con người đều có thể vượt qua được, rằng nền dân chủ sẽ chinh phục được châu Phi và Trung Đông cũng dễ dàng như từng chinh phục Đông Âu, rằng toàn cầu hóa - sớm trở thành một từ thông dụng - không có gì khác hơn là một hướng đạo đức của lịch sử và một hệ thống an ninh quốc tế, chứ không phải là những gì đang hiện hữu, chỉ đơn giản là một vũ đài kinh tế và văn hóa của tiến trình phát triển.
“Sự cáo chung của lịch sử” mọi kiểu chiến tranh và những cuộc nổi dậy sẽ tiếp tục, lịch sử theo một nghĩa trong cách hiểu của Hegel giờ đây đã cáo chung, kể từ khi sự thành công của các nền dân chủ tự do tư bản chủ nghĩa đã kết thúc cuộc tranh cãi, theo đó hệ thống quản lý của nó là tốt nhất cho nhân loại
“người theo chủ nghĩa hiện thực” và “người theo chủ nghĩa thực dụng” Sự bùng nổ chủ nghĩa Lý tưởng tại Hoa Kỳ
Cuộc du khảo từ Bosnia đến Baghdad, từ một không gian hạn chế và chiến dịch trên bộ ở phía Tây - không gian phát triển nhất của đế quốc Ottoman xưa ở Balkan, đến một cuộc xâm nhập ồ ạt bằng bộ binh ở phía Đông - một không gian kém phát triển nhất ở Lưỡng Hà của cùng đế chế ấy, sẽ có thể phơi bày những giới hạn của thuyết phổ quát tự do, và cũng nằm trong quá trình thừa nhận một sự tôn trọng mới đối với địa hình.
Con đường đến Baghdad có nguồn cội từ cuộc can thiệp vào Balkan trong những năm 1990, khi đó từng bị những người thực tế và thực dụng phản đối, mặc dù việc triển khai quân sự tại Nam Tư cũ đã chứng minh là sẽ chắc chắn thành công Trung Âu có một “khiếm khuyết địa lý chết người” Theo họ, không gian mà người ta gọi là Trung Âu ăn khớp với khu vực cọ xát và bùng nổ giữa những sức mạnh cận biển vốn hướng về những “lợi ích đại dương” và “những sức mạnh lục địa vốn định vị ở Heartland”.
Bạn không thể rũ bỏ hay tống khứ những cuộc đấu tranh giữa các quốc gia và các đế chế một cách giản đơn trên bản đồ
Trang 2Câu hỏi liệu nước Đức có thể hay không thể thống trị Heartland nằm về phía Đông của nó ?
CHƯƠNG II SỰ TRẢ THÙ CỦA ĐỊA LÝ
Có người lại hoàn toàn không chấp nhận Quyết định luận địa lý Ví dụ như Isaiah Berlin (Chương I, chú thích 5), người luôn bảo vệ chủ nghĩa thực dụng tư sản và những thỏa hiệp theo kiểu “chờ đợi và xem” trước sự thử nghiệm chính trị, là người ghét Quyết định luận địa lý, văn hóa và mọi dạng Quyết định luận khác, không chấp nhận để bất kỳ ai tự phó thác đời mình cho số phận Nhưng theo A.L Sanguin (một tác giả người Pháp), việc coi thường địa lý sẽ chỉ tạo cơ hội sinh ra những tai họa, những thứ đến lượt mình lại biến chúng ta thành nạn nhân của chính địa lý (tức là phải gánh chịu sự trả thù của địa lý) Ngày nay, trên quan điểm môi trường, những ví dụ tương tự cũng nhiều vô kể.
Đối với những nhà hoạch định chính sách khôn ngoan, khi đã ý thức được những hạn chế của dân tộc mình, thì tài nghệ quản lý nhà nước là ở chỗ hành động sao cho càng sát với đường biên
chủ nghĩa hiện thực là điều then chốt giúp ta đánh giá đúng về bản đồ cùng những thông tin mà ta có thể rút ra từ việc nghiên cứu chúng Nó cần đến tiền lệ lịch sử nhiều hơn là những nguyên tắc trừu tượng và nhắm tới đích thực hiện cái ít tệ hại hơn là cái tốt tuyệt đối Ví dụ, để xét đoán xem tương lai nào sẽ chờ đón Iraq vào thời điểm ngay sau khi lật đổ chế độ độc tài toàn trị, một người theo chủ nghĩa hiện thực sẽ xem xét lịch sử của chính Iraq được luận giải qua bản đồ và quan hệ giữa các nhóm sắc tộc, chứ không phải là căn cứ vào những quy tắc đạo đức dân chủ phương Tây
thế giới “là sản phẩm chung của các lực lượng gắn liền với bản chất con người.” Xét cho cùng, theo Morgenthau, những ý định tốt không đủ để đưa đến những kết quả tích cực.
Trang 3theo đó chiến tranh được xem như là một “thảm họa tự nhiên”, chứ không phải là một hệ quả tự nhiên của chính sách đối ngoại của một ai đó
Morgenthau là người phản đối Chiến tranh Việt Nam trên cơ sở cả đạo đức lẫn lợi ích quốc gia
do vậy câu hỏi chủ yếu trong công việc đối ngoại đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực là: Ai có đủ sức để làm được gì, và cho ai?
Những người theo chủ nghĩa hiện thực đánh giá trật tự cao hơn tự do: đối với họ, tự do trở nên quan trọng hơn chỉ sau khi trật tự đã được thiết lập
bản đồ, một công cụ phản ánh sự phân chia không gian nhân loại – đối tượng ưa thích đặc biệt của những mô tả hiện thực.
Ví dụ: Morgenthau viết: “Kim tự tháp cơ cấu quyền lực quốc gia, để có thể cơi lên được, cần có những nền móng địa lý ổn định tương đối”
Bối cảnh địa lý là phông nền cho chính lịch sử nhân loại.Địa lý, là cây cầu bắc qua khoảng trống giữa nghệ thuật và khoa học, kết nối các nghiên cứu lịch sử và văn hóa với những yếu tố môi trường mà chuyên gia trong các khoa học nhân văn chính trị, văn hóa và kinh tế thường được xây dựng qua việc tham khảo các bản đồ tự nhiên.
( núi non và những con người lớn lên từ đó là cấp thứ nhất của thực tại; còn tư tưởng, tuy vậy, là những gì nâng cao và củng cố nó, nên chỉ thuộc cấp thứ hai.)
Sự trả thù của địa lý là yếu tố đã đánh dấu đỉnh điểm chu kỳ thứ hai trong thời kỳ Hậu Chiến tranh Lạnh, tiếp theo sau sự thất bại của điều kiện địa lý trước sức mạnh không quân và thắng lợi của chủ nghĩa can thiệp nhân đạo, điều đã đánh dấu sự kết thúc của chu kỳ thứ nhất ( những sự hạn chế gay gắt mà điều kiện địa lý chất nặng lên vai chúng ta ở những nơi như Lưỡng Hà và Afghanistan )
niềm hy vọng: đọc hiểu bản đồ, vượt ra khỏi một số giới hạn mà các bản đồ áp đặt ( Mùa xuân Arab )
Trang 4mọi hành động của con người đều bị hạn chế bởi những thông số vật lý mà hoàn cảnh địa lý áp đặt.Nhưng những đường biên này lại vô cùng uyển chuyển, do đó các hành động của con người vẫn có thừa không gian để triển khai ( Các dân tộc Arab cũng có khả năng thực hành dân chủ giống như những dân tộc khác, dẫu rằng sự phân bố không gian của các bộ tộc Libya và của các dãy núi ở Yemen vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển chính trị của những quốc gia ấy.)
Địa lý là yếu tố cơ bản nhất trong chính sách đối ngoại của các quốc gia, bởi vì nó là cố định nhất.
( chính Đại Tây Dương là yếu tố dẫn đến một chính sách ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ khác với của châu Âu.nước Nga, cho đến tận ngày nay, là một cường quốc lục địa không an toàn, nằm trải rộng ra tứ phía, là nạn nhân của những cuộc xâm lăng)
Tại sao Trung Quốc rốt cuộc lại quan trọng hơn Brazil?
Là bởi vị trí địa lý: Brazil không bao quát những tuyến giao thông chủ chốt trên biển nối các đại dương và các châu lục như Trung Quốc; Brazil cũng không nằm chủ yếu ở ôn đới như Trung Quốc, với một khí hậu ít bệnh tật hơn và có tác dụng tiếp sinh lực hơn Trung Quốc quay mặt ra tây Thái Bình Dương và ăn sâu trên đất liền tới tận vùng Trung Á giàu có về dầu mỏ và khí tự nhiên.Brazil tạo ra ít lợi thế so sánh hơn Nó nằm cô lập ở Nam Mỹ, về mặt địa lý bị đẩy xa khỏi những khối lục địa khác, cũng như xa những cường quốc lớn khác
Tại sao châu Phi lại quá nghèo?
+ Mặc dù châu Phi là lục địa lớn thứ hai, với diện tích gấp năm lần so với châu
Âu, bờ biển của nó về phía nam sa mạc Sahara dài hơn 1/4 chiều dài châu lục một chút
+ Bờ biển này rất hiếm những cảng tự nhiên tốt, ngoại trừ các hải cảng ở Đông Phi dùng cho những giao dịch thương mại sôi nổi với Arab Saudi và Ấn Độ
+ Rất ít dòng sông trong số những con sông nhiệt đới châu Phi có thể dùng cho giao thông thủy hướng từ biển vào, vì chúng tạo ra những bậc chênh cao đột ngột dạng thác và ghềnh từ cao nguyên dạng mặt bàn xuống đồng bằng duyên hải, khiến cho phần nội địa châu Phi bị cô lập một cách đặc biệt với vùng duyên hải + Sa mạc Sahara trong suốt nhiều thế kỷ đã gây cản trở cho sự tiếp xúc của con người từ phía Bắc xuống, khiến cho châu Phi ít được tiếp xúc với các nền văn minh Địa Trung Hải tuyệt vời thời cổ đại và cả sau đó nữa.
Trang 5+ Lượng mưa lớn và nhiệt độ cao đã tạo ra những khu rừng rậm rộng lớn ở cả hai phía đường xích đạo, từ Vịnh Guinea đến lưu vực sông Congo Những khu rừng này không thân thiện với nền văn minh, cũng không có lợi cho những đường biên giới tự nhiên, và do đó, các đường biên giới được dựng lên bởi chính quyền thực dân tới từ châu Âu đương nhiên là gượng gạo nhân tạo Thế giới tự nhiên đã cho châu Phi nhiều thứ để lao động theo cách ngược dòng trên con đường của nó đi tới hiện đại.
KẾT LUẬN: “những sức mạnh to lớn phi nhân xưng”, như địa lý, môi trường, và
những đặc điểm dân tộc cá biệt quyết định cuộc sống của chúng ta và chiều hướng chính trị thế giới, khong hoàn toàn quyết định, những khó khăn hiện tại trong chính sách đối ngoại không thể được giải quyết và những lựa chọn khôn ngoan không thể được thực hiện mà không tính đến những nhân tố Quyết định luận này Việc quan tâm đến những nhân tố này (hoàn cảnh địa lý, các yếu tố sắc tộc và giáo phái) lẽ ra đã có thể giúp chúng ta một cách hiệu quả trong việc chặn sớm bạo lực ở cả hai khu vực: Balkan, sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và Iraq, sau cuộc xâm lược của Mỹ năm 2003.
CHƯƠNG III: HERODOTUS VÀ NHỮNG NGƯỜI NỐI NGHIỆP (NHỮNG BÀI HỌC CỦA THỜI CỔ ĐẠI)
nên nó.
nhà sử học và địa lý học Tunisia thế kỷ XIV Ibn Khaldun, người đã lưu ý rằng trong khi đời sống xa hoa củng cố nhà nước, lúc đầu bằng việc thúc đẩy hơn nữa tính hợp pháp của nó, thì trong những thế hệ tiếp sau nó lại dẫn đến sự suy đồi, với quá trình sụp đổ được báo hiệu bằng sự nổi lên của các thủ lĩnh cấp tỉnh đầy quyền lực, những người sau đó đã xâm nhập và tạo ra những triều đại của riêng mình Địa lý tạo ra cơ sở cho một mức độ phi thường của chế độ độc tài và quan liêu tại Lưỡng Hà, McNeill giải thích nó giữ vai trò đỉnh điểm như thế nào tại Ai Cập, nơi sự đàn áp trong cách cai trị có phần thấp hơn một chút.
( “Sa mạc tạo cho đất đai của Ai Cập vẻ quang đãng, có những đường biên giới dễ phòng thủ; trong khi sông Nile cung cấp cho nó một cột sống và hệ thống thần kinh tự nhiên,” do vậy, cấp độ đàn áp như ở Lưỡng Hà là không cần thiết trên suốt sông Nile “Sự phòng thủ biên giới,” , “chống lại những người nước ngoài chắc chắn không phải là một vấn đề nghiêm trọng đối với nhà vua Ai Cập” )
Trang 6sự dao động thường xuyên của các đường biên giới giữa Hy Lạp, Trung Đông và các nền văn minh Ấn Độ Con đường Tơ lụa, đặc biệt là trong các thế kỷ XIII-XIV, đem lại sự tiếp xúc sơ bộ giữa các nền văn minh ÂuÁ từ Thái Bình Dương và nền văn minh Địa Trung Hải.
mỗi thành viên của những tập hợp văn hóa lớn đều đã phát triển những đặc điểm riêng nhờ phần nhiều vào hoàn cảnh địa lý của mình ( Neill mô tả quá trình này bằng phép ẩn dụ:Các nền văn minh có thể được so sánh với những dãy núi đang nâng lên qua các nguyên đại địa chất, nhưng tất yếu sau cùng sẽ bị hạ thấp từ từ xuống mực cao tương ứng của không gian vây quanh bởi các tác nhân xâm thực, bào mòn.)
và những hành động của con người cũng quan trọng
McNeill viết rằng người Aryan đã phát triển một tính cách văn hóa khác ở đồng bằng sông Hằng Ấn Độ, ít hiếu chiến hơn so với chính họ ở Địa Trung Hải châu Âu ( ảnh hưởng của rừng và chu kỳ gió mùa của tiểu lục địa là những thứ khuyến khích sự chiêm nghiệm và hiểu biết về tôn giáo)
Ông viết rằng “sự phát triển sớm” của Ionia thuộc Hy Lạp là nhờ có vị trí cận kề và sự liên hệ mật thiết với vùng Tiểu Á và phương Đông.
McNeill rút lui khỏi Quyết định luận một cách công khai: bởi vì, mặc dù địa hình núi non của Hy Lạp vốn có khuynh hướng dẫn đến sự thành lập các đơn vị chính trị nhỏ, tức là các thành phố-nhà nước (thành quốc), ông đã phải nhận xét một cách thận trọng rằng, trong nhiều trường hợp, có “những dải đất đai màu mỡ rộng lớn liền kề nhau cũng đã bị phân chia vụn” thành những thành quốc tách biệt
Châu Âu có những lợi thế địa lý rõ ràng và những sự phát triển của nó về công nghệ trong thời đại
Những đồng bằng rộng và phì nhiêu,
Đường bờ biển có những nơi bị cắt sâu vào tạo ra nhiều hải cảng tự nhiên,
Những con sông chảy theo hướng bắc thích hợp cho tàu bè xuôi ngược, cắt qua những đồng bằng nói trên, mở rộng tầm với của
Trang 7thương mại đến những vùng miền rộng lớn hơn so với khu vực Địa Trung Hải,
Một nguồn gỗ và kim loại phong phú
Khí hậu châu Âu cũng khắc nghiệt, lạnh và ẩm ướt
Arnold Toynbee, một người cũng không theo thuyết định mệnh tuyệt đối, đã viết: “Sự dễ dàng là kẻ thù của nền văn minh… Sự dễ dàng của môi trường càng lớn, thì các yếu kích thích để vươn tới văn minh sẽ càng yếu hơn.” => Châu Âu phát triển là do một hoàn cảnh địa lý gây khó khăn cho việc sinh sống ở đấy, nhưng nó lại có nhiều điểm nút tự nhiên cho vận tải và thương mại, và có khá nhiều bước tiến bộ đúng là đã được sinh ra từ những sự phản ứng gan dạ và sự chịu đựng dũng cảm trước những môi trường tự nhiên khó khăn.
Hồi giáo đang mất dần tính chất truyền thống nông dân của một tôn giáo dựa vào đất đai, và trong một số trường hợp đang trở thành một hệ tư tưởng khắc khổ nhằm điều chỉnh hành vi của các cư dân đã rời bỏ làng quê.
Đạo Kitô cũng vậy, như một hệ quả của những áp lực từ đời sống ngoại ô ở miền Nam và Tây Mỹ, đang trở thành một thứ mang tính ý thức hệ nhiều hơn.
KẾT LUẬN: Cuộc chiến chống lại số phận, và rõ là tốt vì chúng ta
đang tồn tại Nhân tố từng chiếm vị trí trung tâm trong các công trình của Herodotus, Hodgson và McNeill phải luôn được giữ trong tâm trí ta, bởi vì nó sẽ dẫn chúng ta vào một địa bàn cực kỳ gồ ghề: đó là địa bàn của địa chính trị với những lý thuyết gần như là Quyết định luận toát ra từ đó
Những con người này chỉ có một chút giống như các triết gia: thực ra họ là những nhà địa lý học, nhà sử học và chiến lược gia; họ coi như một định đề rằng bản đồ đã xác định gần như mọi thứ, chỉ để lại tương đối ít chỗ cho sự chèo lái theo ý nguyện của con người - tác động của con người chỉ quan trọng đối với họ với tư cách của biến số quân sự hoặc kinh tế cần đưa vào những tính toán của họ.
1 Chương IV - BẢN ĐỒ Á - ÂU
Trang 8- Những ảnh hưởng và vai trò của địa lý trong việc đề ra những chiến lược và quyết định mang tính chất địa chính trị - Nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lý tới hành vi của các quốc gia và quan hệ quốc tế (Lê Hồng Hiệp -Nghiên cứu quốc tế):
+ Biết được địa lý của một quốc gia người ta sẽ biết được tất cả về chính sách đối ngoại của nó (bao gồm cả ngoại giao và quân sự)
+ Sự hiểu biết địa lý làm phong phú tư duy con người về các quan hệ quốc tế - Các luận thuyết của Mackinder không ngừng bị lên án, tuy vậy chúng vẫn tỏ
ra thích đáng xuyên suốt thời gian:
+ Ông đưa ra thuyết “hệ thống kín” -> Từ nhận thức rằng đã không còn không gian trên hành tinh này cho sự bành trướng của các đế quốc châu Âu, ông hiểu ra rằng những cuộc chiến tranh do châu Âu khởi xướng sẽ phải diễn ra trên quy mô toàn cầu -> tấm bản đồ đã khép kín và đan dày, và sẽ lấp đầy nhiều hơn nữa: không chỉ về khía cạnh dân số, mà về cả về tầm với của các loại vũ khí để phục vụ cho mục đích quân sự
+ Lý thuyết trụ quay Á-Âu của ông: Ông cho rằng châu Âu như là một “cấp phụ thuộc” đối với lịch sử châu Á, bởi vì ông tin rằng nền văn minh châu Âu chỉ đơn thuần là kết quả của cuộc đấu tranh chống sự xâm lấn từ châu Á Đồng thời, châu Âu cũng phải trỗi dậy để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của lục địa Heartland.
+ Ngược lại, nước Nga vốn được bảo vệ bởi nhiều trảng rừng để chống lại âm mưu xâm chiếm của nhiều tộc người, nhưng cuối cùng lại thất bại dưới sự bành trướng của Mông Cổ -> Nga không được hưởng những thành tựu của thời kỳ Phục Hưng, mãi mãi duy trì những cảm xúc cay đắng nhất của mặc cảm về sự thua kém và bất an -> Đồng thời là một đế quốc lục địa ám ảnh việc phải đảm bảo an toàn cho lãnh thổ của mình -> bành trướng, thống trị các nước láng giềng
+ Mackinder thừa nhận rằng nếu Liên Xô nổi lên từ Thế chiến I mạnh hơn nước Đức, “nó sẽ trở thành sức mạnh lục địa số một trên thế giới,” bởi vì khi đó nó sẽ đủ sức để đánh chiếm Heartland bằng sức mạnh quân sự -> Cũng chính là trong việc tìm kiếm sức mạnh biển - tìm cảng nước ấm trên bờ Ấn Độ Dương - mà Liên Xô cuối cùng đã xâm nhập vào Afghanistan, một phần nhỏ của Heartland
Trang 9- Mặc dù sự táo bạo của các lý thuyết luận của ông, Mackinder vẫn là con đẻ của thời đại mình, “một sản phẩm của ‘bầu không khí tư duy’ hơn là tự mình nhận ra được
+ Ông chuyển hướng, nghiêng theo nguyên tắc “Wilson” về quyền tự quyết dân tộc về đường đường biên giới -> thiếu căn cứ vào yếu tố địa lý -> một châu Âu mà những đường biên giới được xây dựng trên nguyên tắc tự quyết dân tộc, rất có thể là một châu Âu bị thống trị bởi nước Đức - vừa lớn hơn, vừa có vị thế địa lý tốt hơn, và mạnh hơn bất kỳ một quốc gia liên quan nào khác về dân tộc.
=> Robert D.Kaplan thể hiện niềm tin của mình về địa lý và vai trò của nó trong việc hình thành tư duy chiến lược và địa chính trị Đồng thời, Kaplan đưa đến cho độc giả cái nhìn khách quan về vai trò của Mackinder và cũng như những lý thuyết mà ông ta đưa ra - không phải thời điểm nào cũng hoàn toàn mang tính đúng đắn Hơn cả, sự tinh tế trong phương cách lập luận của tác giả “Sự minh định của địa lý” là men theo những lý thuyết của Mackinder để bày tỏ quan điểm, sự thông thái cùng khả năng phân tích kèm theo những bằng chứng cụ thể cho ta cái nhìn đa chiều về lục địa Á-Âu, kết hợp cùng nhiều lý thuyết của các nhà khoa học khác
Tại sao nước Nga lại tấn công Ukraine? Liên hệ tình hình hiện nay: Việc thiếu
một cảng nước ấm cũng là lý do tại sao Putin đã không khoan nhượng trong cuộc ẩu đả chính trị tại Ukraine Tại phía Nam Ukraine là bán đảo Crimea, nơi có khí hậu ấm áp, hàng triệu người Nga sinh sống và cảng nước sâu Sevastopol Sevastopol là một vị trí quan trọng nơi tàu chiến Nga thả neo Crimea bị Đế quốc Nga chinh phục từ thời Catherine Đại Đế, và được trao lại cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ukraine (thuộc Liên bang Xô-viết) bởi Tổng bí thư Liên Xô Nikita Khrushchev vào năm 1954 Và rồi Liên Xô sụp đổ, nước Ukraine mới thành lập dần ngả về phía Tây Moskva lập tức nhận thấy đây là một vấn đề sống còn: nếu Ukraine gia nhập NATO và Sevastopol trở thành căn cứ hải quân của NATO, thì sức mạnh nước Nga ở Biển Đen coi như đi tong Putin đã không còn sự lựa chọn: ông PHẢI thôn tính được Crimea
2 Chương V - Sự méo mó xuất phát từ Nazi (hay địa chính trị phục vụ ĐứcQuốc xã)
- Nhấn mạnh ý nghĩa chiến lược của địa lý, địa lý chính là cơ sở để các quốc gia thực hiện những hành vi có tính quyết định:
Trang 10+ Đối với người Nga, do luôn ghi nhớ những cuộc tàn phá của đám Rợ Lều Vàng Mông Cổ, và ám ảnh là một cường quốc lục địa nên với Nga địa lý chỉ đơn giản là nếu không bành trướng, sẽ có nguy cơ bị dày xéo, và cũng có nghĩa là họ không bao giờ chiếm hữu được một lãnh thổ đủ rộng.
+ Những chiến thắng của Đức trước Đan Mạch, Áo Habsburg và Pháp rốt cuộc là kết quả của tài năng chiến lược tuyệt vời của Bismarck, có nguồn cội từ cảm giác nhạy bén của ông ta về địa lý, trong đó có sự nhận biết những giới hạn của địa bàn chinh phục.
+ Việc nước Đức từ bỏ lời cảnh cáo của Bismarck đã dẫn đến sự thất bại của nó trong Thế chiến I, điều đã cho người Đức một bài học cụ thể về những giới hạn của hoàn cảnh địa lý của họ: tính dễ bị tổn thương về mặt địa lý, và cả về những khả năng của họ.
- Nước Đức và người Đức là những người đã phát triển và trở thành những tín đồ đầu tiên của địa chính trị, mà trong nửa đầu thế kỷ XX dựa rất nhiều vào Mackinder, nhưng đã tạo ra sự đổ nát của nước Đức, đồng thời làm mất uy tín những khái niệm địa lý và địa chính trị trong con mắt của những thế hệ người Đức sinh ra sau Thế chiến II
+ Trong khi chúng ta coi biên giới là tĩnh, như là sự thể hiện của tính cố định, tính hợp pháp, và sự ổn định, thì Ratzel - người đưa ra thuyết “không gian sinh tồn”, chỉ nhìn thấy từng bước mở rộng, co rút lại, và mang tính nhất thời trong công việc của các quốc gia Đối với ông ta, bản đồ cũng hít th như một cơ thể sống, và từ đó mà có ý tưởng về cơ sở sinh học của chủ nghĩa bành trướng, được chi phối bởi các luật của tự nhiên.
+ Vận dụng ý tưởng của Ratzel, Kjellen phân loại các xã hội loài người theo những tiêu chí chủng tộc, sinh học, đồng thời thay thế khái niệm nhà nước bằng khái niệm d n t c, một dạng thực thể mà khi càng có sức sống, sức sinh sản cao và năng động hơn, thì càng đòi hỏi một không gian sống rộng lớn hơn -> Chưa từng xuất hiện và không có cơ sở khoa học -> mơ hồ ->nên những lý thuyết này của Ratzel và Kjellen đã có thể rất dễ dàng được sử dụng để biện minh cho việc giết chóc của Đức Quốc xã.
+ Haushofer - sinh 1869 tại Munchen, là một giáo sư tiến sĩ, lấy cảm hứng từ Curzon, đã viết một tiểu luận nhan đề là “Frontiers” (Những đường biên giới) Theo Haushofer, chỉ những quốc gia đang suy vi mới mong có những biên giới ổn định, và chỉ có những quốc gia suy đồi mới tìm cách bảo vệ biên giới của họ bằng những công sự cố định; bởi lẽ biên giới cũng như
Trang 11những cơ thể sống, được ủy thác sự tiến hóa, và những quốc gia giàu sinh lực đều thiên về xây dựng những con đường.
=> Robert D.Kaplan đã đặt ra nghi vấn “địa chính trị có phục vụ Đức Quốc xã hay không?”, và ông đã trả lời câu hỏi này trong chương V, ông khẳng định vai trò của “địa chính trị”, đồng thời đưa ra những lập luận, nhưng lý lẽ minh oan cho lý thuyết của Mackinder Trong khi Mackinder đã nhìn thấy tương lai theo những tiêu chí của một sự cân bằng về quyền lực đủ sức để đảm bảo tự do cá nhân, thì Haushofer lại chỉ có một mong muốn duy nhất là phá vỡ mọi sự cân bằng quyền lực để dọn chỗ cho quyền bá chủ của nước Đức, đó là một sự bóp méo trắng trợn môn địa chính trị Trong khi, với Mackinder, Heartland là một công cụ phân tích địa chính trị tuyệt vời, thì trong tay Haushofer, nó trở thành một hệ tư tưởng vừa điên cuồng vừa mơ hồ Cùng với đó, việc đặt một dấu hỏi lớn ở phần đầu chương sách của Kaplan trước tiên chính là để độc giả tự tìm câu trả lời phù hợp dưới góc nhìn của mình, đồng thời bằng lý lẽ sắc bén tác giả mở ra cho người đọc một hướng tiếp cận mới, đa chiều hơn
3 Chương VI - Luận đề về Rimland (sự ra đời của quyền lực Mỹ)
1 Sức mạnh vĩ đại của địa lý và sự chi phối của nó đến sự phát triển của mỗi quốc gia (cụ thể là Châu Mỹ)
● Hoa Kỳ
- Hoa Kỳ là một cường quốc lớn không phải là bởi những tư tưởng của đất nước này, mà nhờ ở sự tiếp cận trực tiếp của nó với hai đại dương - Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, khiến nó trở thành “Nhà nước hưởng lợi nhiều nhất từ vị thế địa lý trên toàn thế giới” Nước Mỹ bước đầu khởi sắc là nhờ bờ biển phía đông có nhiều cửa sông sâu và những vết lõm của đường bờ, là vô số địa điểm thuận lợi để xây dựng cảng
- Vị trí của sức mạnh vĩ đại Mỹ tồn tại bởi vì Hoa Kỳ là bá chủ cấp vùng Bán cầu Tây Đó là một thành công lớn, và một thứ gì đó mà Hoa Kỳ không nên cho là đương nhiên, vì nó bắt nguồn từ những đặc thù của địa lý Mỹ Latin Không có quốc gia nào khác trên thế giới, kể cả Trung Quốc hay Nga, là một bá chủ ở cấp độ bán cầu.
- Mỹ đã trở thành một cường quốc thế giới khi nó rốt cuộc đã có thể nắm được quyền kiểm soát biển Caribe mà không còn bị ai chất vấn, từ tay các quốc gia thuộc địa châu Âu trong cuộc chiến tranh Tây Ban Nha - Mỹ năm
Trang 121898, và từ đó đã có thể xây dựng kênh đào Panama ít lâu sau đó “Không có mối đe dọa đáng kể nào đối với vị thế của Hoa Kỳ có thể phát sinh ngay trong khu vực này,”
- Tách biệt của Hoa Kỳ với phần phía nam của Nam Mỹ là lợi thế đáng kể về mặt địa lý: đó là một lợi thế chiến lược, theo đó Hoa Kỳ không buộc phải kiểm soát vùng đất ấy, như cái cách mà nó đã phải kiểm soát lưu vực biển Caribe Tuy nhiên tính đặc thù địa lý của lục địa châu Mỹ do vậy mà là con dao hai lưỡi đối với Hoa Kỳ: vào thời đại của chúng ta, châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đã có những mối liên hệ thương mại rất phát triển với các quốc gia của “vùng đất đồng khoảng cách” này, và không có gì đảm bảo rằng Hoa Kỳ sẽ vẫn là quyền lực đến từ bên ngoài thống trị trong khu vực này.
● Các quốc gia láng giềng khác ở Châu Mỹ
- Những nước có tầm cỡ lớn như Mexico, Colombia và Venezuela đều bị ngăn trở bởi địa hình, khí hậu và sự thiếu thốn về nguyên liệu chiến lược nên không thể trở thành những sức mạnh hải quân lớn “Hải quân Mỹ có thể phong tỏa biên giới đông biển Caribe và cắt đứt liên hệ của những quốc gia này với thị trường thế giới, do vậy mà trong phép phân tích cuối cùng chúng được xác định là phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
- Địa lý nửa phía nam của Nam Mỹ, theo Spykman, là nhân tố góp phần vào sự suy giảm tầm quan trọng địa chính trị của nó Bờ biển phía tây của Nam Mỹ đang bị dập vỡ mạnh bởi sức ép giữa Thái Bình Dương và dãy Andes Các thung lũng xuyên qua dãy Andes có tác dụng tạo ra lối đi về phía tây cho các vùng bờ biển phía đông nước Mỹ, đều h”p và với số lượng ít ỏi Các dòng sông đều không khả dụng cho vận tải thủy, vì vậy mà các nước như Chile và Peru, nằm cách Đông Á 8.000 dặm qua Thái Bình Dương, và hàng ngàn dặm từ một trong hai bờ biển của Hoa Kỳ, đều xa những kênh giao thông chính và tuyến di trú lịch sử của thế giới, do đó không thể tạo dựng được lực lượng hải quân lớn
2 Hành tinh này quá lớn để có thể bị thống trị bởi một thế lực bá quyền, nên, như Spykman đã viết, sẽ có một sự “phân cấp sức mạnh mang tính khu vực”, với khu vực lớn này ảnh hưởng đến khu vực lớn khác
- Theo luận thuyết của Spykam, Rimland (về phía nam và bên ngoài vành đai này là những kẻ khổng lồ về dân số của châu Âu, Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như vùng Trung Đông giàu dầu mỏ), là chìa
Trang 13khóa để đi tới sức mạnh thế giới, chứ không phải là Heartland của Mackinder, bởi vì bên cạnh lợi thế là lối vào để tiếp cận Heartland, các miền Rimland hướng ra biển còn có ý nghĩa then chốt cho việc kết nối với thế giới bên ngoài -> thông qua đây nắm lấy chìa khoá để thống trị thế giới Tuy nhiên, Rimland của đại lục Á-Âu sẽ không hợp nhất theo bất kỳ một ý nghĩa chính trị chặt chẽ nào vì tình hình chính trị, quân sự bất ổn của khu vực này Trong tình trạng thế giới hiện nay với vô số những cuộc đảo lộn trong thế giới Arab ở Đại Trung Đông và những căng thẳng khắp Nam Á, cũng như bán đảo Triều Tiên Trong một thế giới có nhiều bá quyền khu vực, mối nguy hiểm mà cả Mackinder và Spykman đều đã phải quan tâm vẫn chưa có nguy cơ xuất hiện ở bất cứ nơi nào, đó là chuyện một cường quốc lục địa duy nhất thống trị đại lục Á-Âu, hoặc một sức mạnh hàng hải duy nhất thống trị Rimland của đại lục Á-Âu Ngay cả Trung Quốc với sức mạnh trên biển đang lên của nó, dường như có khả năng để với tới điều ấy, cũng không thể, bởi vì vẫn đang bị sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, và những lực lượng hải quân khác chặn lạ.
- Một Trung Quốc tương lai hiện đại, năng động và quân sự hóa sẽ là mối đe dọa không chỉ với Nhật Bản, mà còn cả với vị thế của các cường quốc phương Tây trong “Địa Trung Hải châu Á”, Trung Quốc sẽ là một sức mạnh lục địa với kích cỡ khổng lồ trong việc kiểm soát một bộ phận rộng lớn duyên hải của biển kín này Vị thế địa lý của nó sẽ giống như của Hoa Kỳ đối với “Địa Trung Hải châu Mỹ ”.
+ Có thể thấy rằng một châu Âu càng đoàn kết hơn, thì những căng thẳng của nó với Hoa Kỳ càng lớn hơn Một siêu Nhà nước - châu Âu đúng nghĩa với các lực lượng vũ trang và một chính sách đối ngoại duy nhất dưới quyền chỉ huy của nó sẽ có thể trở thành một đối thủ cạnh tranh vững vàng của Mỹ, đồng thời là một thế lực thống trị từ bên ngoài đối với các vùng đất “đồng khoảng cách” của miền Nam châu Nam Mỹ
+ Việc tăng cường sử dụng các tuyến đường vùng Bắc Cực sẽ khóa Hoa Kỳ, Nga, và Trung Quốc vào chung một vòng tay ôm chặt hơn bao giờ hết Tất cả những điều đó sẽ dẫn tới hiệu ứng tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau, hợp tác với nhau, và có lẽ cả những căng thẳng giữa các tập hợp địa chính trị lớn nằm ở phía bắc.
+ Ngay cả Trung Quốc với sức mạnh trên biển đang lên của nó, dường như có khả năng để với tới điều ấy, cũng không thể, bởi vì vẫn đang bị sức mạnh