1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố kon tum

122 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum
Tác giả Nguyễn Thị Bích Vân
Người hướng dẫn TS. Đỗ Tường Hiệp
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 10,99 MB

Nội dung

Nghiên cứu về “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ TP HCM” của tác giả Lê Hữu Bình đã nêu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC

TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ BÍCH VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC

TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM

Chuyên ngành : Quản lý giáo dục

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Người hướng dẫn khoa học: TS ĐỖ TƯỜNG HIỆP

Đà Nẵng - Năm 2023

Trang 4

11

Nganh: Quan Ii giao dl}C

H9 va ten h9c vien: Nguy�n Thi Bich Van

Nguoi hu6ng dfin khoa h9c: TS D6 Ttrcmg Hi�p

Ca SO' dao t�o: Trtrirng f)�i hQC Str ph�m - f)�i hQC Da Ning

Tom tit

1 Nhfrng k�t qua chinh ciia lu�n van

DS tai "Quan Ly lto{lt il9ng d{ly ctic mon kltoa lt{)C 1¥ nltien t{li ctic tririfng trung lt9c pita thong tren ilja him thimlt pita Kon Tum" da h� th6ng l�i ca s& ly lu�n cac khai ni�m vS quan ly, quan

Ii giao d\lc, quan ly ho�t d('mg d�y h9c , quan ly ho�t d('mg d�y h9c cac mon khoa h9c tµ nhien D6ng thai, dS tai cfing chi ra cac ho�t d<)ng trong cong tac d�y va h9c va cac n<)i dung d.n quan ly cua hi�u tnr&ng trong cong tac quan ly nha trucrng, quan ly ho�t d<)ng d�y h9c cua giao vien cac mon khoa h9c

tµ nhien Tac gia da tiSn hanh khao sat 125 can b9 quan ly va giao vien cac trucrng trung h9c ph6 thong tren dja ban thanh ph6 Kon Tum Can cu vao kSt qua d6, tac gia da dS xu§.t duqc 07 bi�n phap quan ly ho�t d9ng d�y h9c cac mon khoa h9c tµ nhien t�i cac tnrong trung h9c ph6 thong tren dja ban thanh ph6 Kon Tum dap ung yeu du d6i m6-i giao d\lc ph6 thong hi�n nay Cac bi�n phap nay mang tinh dp thiSt va kha thi c6 thS ap d\lng t�i cac trncrng trung h9c ph6 thong tren dja ban thanh ph6 Kon Tum dS b6i duong cho d<)i ngii can b9 quan ly va giao vien m9t each hi�u qua

2 Y nghia khoa h9c va th\fc ti�n ciia lu�n van

DS tai da xay dµng khung ly lu�n quan ly ho�t d<)ng d�y h9c cac mon khoa h9c tµ nhien, thong qua kSt qua xfr ly s6 li�u khao sat thµc tr�ng ho�t d<)ng quan ly d�y h9c cac mon khoa h9c t\l' nhien DS tai chi ra nhfrng thanh cong, h�n chS ciing nhu nguyen nhan anh hu&ng dSn quan ly ho�t d<)ng d�y h9c cac mon khoa h9c tµ nhien Tir d6, dS tai da dS xullt duqc 07 bi�n phap quan ly HDDH cac mon KHTN, nh�m nang cao chllt luqng quan ly HDDH cac mon KHTN theo djnh hu6-ng phat triSn nang lµc h9c sinh cua CBQL dap (rng yeu du d6i m6·i giao d\lC ph6 thong hi�n nay

3 Hmrng nghien CU'U ti�p theo ciia d� tai

KSt qua nghien c(ru dS tai "Quan Ly lto{lt il9ng d{ly lt{)C ctic mon khoa h(JC 1¥ nhien t{li ctic tririfng trung lt(JC ph8 thong tren ilja ban tltanlt pita Kon Tum" c6 thS m& r9ng ap d\lng trong cong tac quan ly HDDH cac mon KHTN & cac tnrcrng THPT tren dja ban tinh Kon Tum m9t each hi�u qua

4 Tir kh6a: Quan ly, ho�t d9ng d�y h9c, quan ly ho�t d<)ng d�y h9c, cac mon khoa h9c tµ

nhien, quan ly ho�t d<)ng d�y h9c cac mon khoa h9c 1\1' nhien

Xac nh�n ciia GV hmrng din Ngm'ri thl!c hi�n d� tai

TS DB Tlfcrng Hi�p Nguy�n Thi Bich Van

Trang 5

'

MANAGEMENT OF DAY ACTIVITIES OF NATURAL SCIENCE IN

HIGH SCHOOL IN KON TUM CITY

Major: Education Management

Full name of Master student: Nguyen Thi Bich Van

Supervisors: Do Tuong Hiep

Trainning intutution: University of Education - University of Danang

Summary

1 The main results of the thesis

The topic "Management of teaching activities of natural sciences at high school; in Kon Tum city" has reorganized the theoretical basis of the concepts of management, educationall

management, management management of teaching activities, management of teaching activities of natural sciences At the same time, the topic also shows activities in teaching and learning and the contents that need to be managed by the principal in management work management of the school, management of teaching activities of teachers of natural sciences The author has conduct�d a survey

of 125 managers and teachers of high schools in Kon Tum city Based on that result, the ' author has proposed 07 measures to manage teaching activities of natural sciences at high schools in Kon Tum city to meet the requirements of educational innovation popular today These measures are ' urgent and

I

feasible and can be applied in high schools in Kon Tum city to effectively foster management staff and

teachers

2 Scientific and practical significance of the thesis

The topic has built a theoretical framework for the management of teaching attivities m natural sciences, through the results of data processing and surveying the current status of te�ching andI management activities of natural sciences The topic shows the successes, limitations as well as causes affecting the management of teaching activities of natural sciences Since then, the topic has proposed

07 measures to manage teaching activities of natural science subjects, in order to improve the quality

of teaching activities of natural science subjects in the direction of developing student capacity of management staff to meet the requirements of educational innovation in general informatio� today

3 Further research direction of the topic

The results of the research on the topic "Management of teaching activities of natural sciences at high schools in Kon Tum city" can be extended and applied in the management of

teaching activities of natural science subjects in high schools high schools in Kon Tum province effectively

4 Keywords: Management, teaching activities, teaching activities managemeht, natural

science subjects, managing teaching activities of natural science subjects

Dr.Do Tuong Hiep Nguyen Thi Bich Van

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

MỞ ĐẦU x

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 2

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 5

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 5

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 5

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 6

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 8

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 8

1.2.2 Hoạt động dạy học và hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên 10

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên 12

1.3 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học phổ thông 12

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 12

1.3.2 Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông 13

1.4 Lý luận về hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 14

Trang 7

1.4.1 Đặc điểm của các môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục

trung học phổ thông 14

1.4.2 Mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 15

1.4.3 Nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 16

1.4.4 Hình thức, phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 18

1.4.5 Phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 22

1.4.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 23

1.5 Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 23

1.5.1 Quản lý mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 23

1.5.2 Quản lý nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 24

1.5.3 Quản lý hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 25

1.5.4 Quản lý phương pháp dạy học các môn khoa học tự ở trường trung học phổ thông 26

1.5.5 Quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 26

1.5.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông 27

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên 28

1.6.1 Yếu tố chủ quan 28

1.6.2 Yếu tố khách quan 29

Tiểu kết chương 1 30

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 31

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 31

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 31

Trang 8

2.2.2 Nội dung khảo sát 31

2.2.3 Đối tượng khảo sát 31

2.2.4 Phương pháp khảo sát 31

2.2.5 Thời gian và địa bàn khảo sát 31

2.2.6 Xử lý kết quả khảo sát 31

2.2 Khái quát tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Kon Tum 32

2.2.1 Đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội 32

2.2.2 Khái quát tình hình phát triển giáo dục 34

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 35

2.3.1 Thực trạng mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 35

2.3.2 Thực trạng nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 37

2.3.3 Thực trạng hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 38

2.3.4 Thực trạng phương pháp dạy học các môn khoa học tự tại các trường trung học phổ thôngtrên địa bàn thành phố Kon Tum 39

2.3.5 Thực trạng phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 40

2.3.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 41

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 43

2.4.1 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 43

2.4.2 Thực trạng quản lý nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 44

2.4.3 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên tại trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 45

2.4.4 Thực trạng quản lý phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 46 2.4.5 Thực trạng quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông thành phố Kon Tum,

Trang 9

tỉnh Kon Tum 47

2.4.6 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 49

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên 50

2.5.1 Các yếu tố khách quan 50

2.5.2 Các yếu tố chủ quan 51

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 51

2.6.1 Ưu điểm và nguyên nhân 51

2.6.2 Tồn tại và nguyên nhân 52

Tiểu kết chương 2 53

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM 54

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 54

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 54

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 54

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 54

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính cần thiết và khả thi 54

3.2 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 55

3.2.1 Xây dựng kế hoạch dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 55

3.2.2 Đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 57

3.2.3 Thiết kế và tổ chức dạy học chủ đề STEM và hoạt động trải nghiệm trong các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 59

3.2.4 Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 63

3.2.5 Huy động các nguồn lực phục vụ tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 67

Trang 10

3.2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các

trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 69

3.2.7 Tăng cường kiểm tra, giám sát dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum 71

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 72

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 73

3.4.1 Các bước tiến hành khảo nghiệm 73

3.4.2 Kết quả khảo nghiệm 75

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 79

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC PL 1

Trang 12

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu dạy học các môn Khoa học tự

nhiên ở các trường THPT

35

Bảng 2.2 Thực trạng thực hiện nội dung dạy học các môn khoa học tự

nhiên tại các trường THPT

37

Bảng 2.3 Thực trạng việc sử dụng hình thức tổ chức dạy học các môn

Khoa học tự nhiên ở các trường THPT

38

Bảng 2.4 Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học các môn Khoa học

tự nhiên ở các trường THPT

39

Bảng 2.5 Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ

trợ dạy học các môn Khoa học tự nhiên ở trường THPT

40

Bảng 2.6 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa

học tự nhiên tại các trường THPT

41

Bảng 2.7 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT

42

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý mục tiêu dạy học các môn khoa học tự

nhiên tại các trường THPT

43

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý nội dung dạy học các môn khoa học tự

nhiên tại các trường THPT

44

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý hình thức tổ chức dạy học các môn khoa

học tự nhiên tại trường THPT

45

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý phương pháp dạy học các môn khoa học

tự nhiên tại các trường THPT

46

Bảng 2.12 Thực trạng quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ

trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT

47

Bảng 2.13 Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các

môn khoa học tự nhiên tại các trường THPT

49

Bảng 2.14 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý

hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên

50

Bảng 2.15 Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt

động dạy học các môn khoa học tự nhiên

51

Trang 13

Bảng 3.1 Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học

tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum

73

Bảng 3.2 Các đối tượng được lựa chọn khảo nghiệm 73 Bảng 3.3 Các tiêu chí và chỉ số đánh giá tính cần thiết và tính khả thi 74

Bảng 3.6 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện

pháp

76

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghị quyết số 29-NQ/TW khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”[1]

Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018), mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh (HS) phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Mục tiêu cụ thể đối với giáo dục trung học phổ thông (THPT) là giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở (THCS), hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động

Để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) phải tiến hành nhiều biện pháp, trong đó giáo dục phải được đổi mới mạnh mẽ, phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo ở các cấp học, trong đó có bậc THPT Việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy (sách giáo khoa, sách tham khảo), vào các điều kiện vật chất của nhà trường mà phụ thuộc rất lớn vào hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên (GV) của nhà trường Dạy học nói chung và dạy học các môn khoa học tự nhiên (KHTN) nói riêng là hoạt động trung tâm của nhà trường, đội ngũ GV là lực lượng quyết định chất lượng dạy học Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học của đội ngũ GV dạy các môn KHTN hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng đào tạo Để nâng cao chất lượng giáo dục, trước hết phải nâng cao chất lượng dạy học Để nâng cao chất lượng dạy học thì phải đổi mới mạnh mẽ hoạt động quản lý Đổi mới quản lý trường học trở thành đòi hỏi cấp bách, trong đó quản lý của hiệu trưởng (HT) đối với hoạt động giảng dạy của GV là vấn đề cơ bản, có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục Do đó, mỗi nhà trường phải xây dựng kế hoạch hành động để thực hiện chương trình hành động của Chính phủ, kế hoạch hành động của ngành Giáo dục và kế hoạch hành động của các địa phương để thực hiện việc đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT

Trang 15

Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum đang thực hiện đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động dạy học (HĐDH) các môn KHTN Chất lượng dạy học các môn KHTN có những chuyển biến tích cực đạt hiệu quả giáo dục khá tốt, song cũng còn nhiều mặt hạn chế HT các nhà trường đã có nhiều cố gắng và tìm nhiều biện pháp quản lý HĐDH Tuy đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng cũng còn có nhiều bất cập, hạn chế Điều đó đã đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong mỗi cơ sở giáo dục, đặc biệt là HT nhà trường cần phải có các biện pháp đổi mới quản lý HĐHD các môn KHTN để nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện thành công đổi mới

Đã có những công trình nghiên cứu về HĐDH và quản lý HĐDH các môn KHTN trong các trường THPT nói chung và trên địa bàn thành phố Kon Tum nói riêng Tuy

nhiên với những lý do đã đề cập ở trên Vì vậy, luận văn chọn đề tài “Quản lý hoạt

động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum” để nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về HĐDH và quản lý HĐDH các môn KHTN ở các trường THPT, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum nhằm nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN trong trường THPT, góp phần thực hiện thành công đổi mới giáo dục ở địa phương

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học các môn KHTN tại các trường THPT

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương thì có thể nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về HĐDH và quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT

Trang 16

5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng HĐDH và quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài

6.1 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Quản lý HĐDH các trường THPT trên địa

bàn thành phố Kon Tum

6.2 Giới hạn đối tượng khách thể nghiên cứu: Cán bộ quản lý (CBQL) giáo

dục, GV, HS ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

6.3 Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Trong các năm học 2020-2021;

2021-2022; 2022-2023

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các vấn đề lý luận trong các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài; các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành giáo dục, địa phương, tạp chí, sách báo liên quan đến vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Phiếu trưng cầu ý kiến gồm các câu hỏi đóng/mở nhằm để thu thập các ý kiến

về vấn đề dạy học các môn KHTN và quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum từ các đối tượng cần khảo sát (CBQL, GV, HS )

7.2.2 Phương pháp quan sát

Dự giờ, quan sát hoạt động dạy của GV và hoạt động học các môn KHTN của

HS Thu thập thông tin về thực trạng quản lý HĐDH các môn KHTN tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Kon Tum

7.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trao đổi trực tiếp hoặc thông qua phỏng vấn để các chuyên gia tư vấn, góp ý các nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu

7.2.4 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm xử lý số liệu (SPSS) và phương pháp thống kê để xử lý số

liệu thu thập được từ phiếu khảo sát

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:

Trang 17

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên tại các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Kon Tum

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Quản lý giáo dục, quản lý HĐDH nói chung và quản lí HĐDH các môn KHTN nói riêng là những vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước hết sức quan tâm Sau đây là một số nghiên cứu về vấn đề này ở một số nền giáo dục tiên tiến trên thế giới

Quan điểm quản lý HĐDH theo tiếp cận năng lực người học được hình thành và phát triển rộng khắp tại Nga vào những năm 1970 trong phong trào đào tạo và giáo dục, các nhà GD&ĐT nghề dựa trên việc thực hiện nhiệm vụ, các tiếp cận về năng lực

đã phát triển mạnh mẽ trên một nấc thang mới trong những năm 1990 với hàng loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Mỹ, Anh, Úc, Xứ Wales Sở dĩ có sự phát triển mạnh mẽ này là do rất nhiều học giả và các nhà thực hành phát triển nguồn nhân lực xem tiếp cận năng lực là cách thức có ảnh hưởng nhiều nhất, được ủng hộ mạnh mẽ nhất để cân bằng giáo dục và quá trình dạy học, là cách thức để chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu” và là “một câu trả lời mạnh mẽ đối với những vấn đề mà các nhà trường, cá nhân, tổ chức đang phải đối mặt trong thế kỷ XXI Theo J Richard và T.Rodger: “Tiếp cận năng lực trong dạy học, tập trung vào kết quả học tập, nhắm tới những gì học sinh dự kiến phải làm được hơn là nhắm tới những

gì họ cần phải học được” [29]

Tác giả Robert J Marzano trong cuốn nghệ thuật và khoa học dạy học cho rằng: HĐDH có thành công hay không tùy thuộc nhiều vào năng lực của người GV Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi người GV phải lấy khả năng sáng tạo kiến thức của người học làm mục tiêu của giáo dục Ông phê phán quan điểm dạy học áp dụng một PPDH cho mọi đối tượng HS [28]

Các tác giả người Nhật Eisuke Saito, Masatsugu Murase, Atsushi Tsukui, Manabu Sato, Masaaki Sato cũng là những người đi tiên phong trong lĩnh vực giáo dục định hướng phát triển năng lực người học Họ đều nhấn mạnh tầm nhìn của Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập là: đảm bảo cơ hội học tập với chất lượng cao cho tất

cả HS, cơ hội học tập cho tất cả GV để phát triển thành những GV chuyên nghiệp và

cơ hội học tập cho phụ huynh cùng cộng đồng địa phương [31] Nghiên cứu bài học vì cộng đồng học tập được xây dựng dựa trên ba nguyên lí, đó là: “nguyên lí công” - giáo viên công khai bài học của mình cho đồng nghiệp dự; “nguyên lí dân chủ” như là một cách sống liên kết giữa những người có xuất thân khác nhau và “nguyên lí xuất sắc” -

Trang 19

mưu cầu chất lượng học tập cao hơn Mô hình đổi mới nhà trường này có thể thực hiện được nhờ ba hệ thống hoạt động: (1) học tập cộng tác giữa học sinh, (2) học tập chuyên môn của GV thông qua việc cùng nhau dự giờ, suy ngẫm về bài học và (3) sự tham gia của phụ huynh cùng cộng đồng địa phương vào quá trình của bài học [19] Các kết quả nghiên cứu về xây dựng cộng đồng học tập trong nhà trường của các tác giả trên đã được phổ biến rộng rãi ra nhiều nước trong đó có Việt Nam

Dạy học tích hợp (integration teaching) cũng là hình thức dạy học theo định hướng phát triển (ở người học) năng lực huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống, được thực hiện ngay trong qúa trình lĩnh hội tri thức và rèn luyện các kĩ năng Các nước có nền giáo dục tiên tiến đã ứng dụng vào trường học phổ thông và có những thành quả vượt trội so với HĐDH truyền thống Tuy nhiên, sự xuất hiện thuật ngữ dạy học tích hợp mới chỉ được “khai thác” rộng rãi trong những thập niên cuối thế

kỷ XX và đầu XXI Theo Xavier Roegiers “Dạy học tích hợp phải dựa trên cơ sở nền tảng kiến thức trước đó của HS, quá trình tổ chức dạy học tích hợp là quá trình đưa HS gần với thực tế cuộc sống nhất Đây là quá trình góp phần hình thành năng lực của

người học một cách rõ ràng nhất"[30] Bản chất của dạy học quan điểm của Xavier Roegier tích hợp là “phương pháp” khi dạy tích hợp bắt buộc phải sử dụng kiến thức

liên môn, đây là một cấu trúc thống nhất trong một chỉnh thể được xác định trước nhằm hướng tới việc phát triển năng lực của của người học và đưa người học xích lại gần hơn với cuộc sống Nếu nhà trường dạy học dựa trên khái niệm căn bản của môn học thì sẽ làm cho HS khó có sự kết nối từ các lĩnh vực tri thức khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ của cuộc sống Theo ông hiện tượng dạy học này sẽ dẫn đến sự “mù

chức năng” trong học tập của HS nếu không có sự quản lý tốt các bước thiết kế

chương trình và thực hiện HĐDH của GV

Tóm lại, Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy trong hệ thống tri thức của nhân loại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự bùng nổ thông tin khoa học, giáo dục cần có bước chuyển mình mạnh mẽ, mô hình giáo dục theo hướng tiếp cận nội dung không còn phù hợp nữa, giáo dục buộc phải thay đổi cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực Và trên thực tế cũng như trong lý luận, nhiều tác giả ở nước ngoài đã nghiên cứu HĐDH và quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực người học để tìm ra biện pháp quản lý hiệu quả

1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam

Quản lý HĐDH nói chung và quản lý HĐDH các môn KHTN nói riêng theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng dạy học đã

và đang được các nhà nghiên cứu trong nước quan tâm trong nhiều năm qua Đã có nhiều nghiên cứu về quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS trong nhà

trường phổ thông Nghiên cứu về Giáo dục phát triển năng lực sáng tạo, tác giả Trần

Trang 20

Thị Bích Liễu cho rằng: Chất lượng giáo dục không chỉ đơn thuần là kiến thức khoa học mà còn là sự phát triển tiềm năng của người học, đặc biệt là năng lực sáng tạo Có nhiều thay đổi diễn ra trong chương trình giáo dục và công tác giảng dạy, xác định mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức là phát triển toàn diện con người về trí tuệ, đạo đức, thể chất, tinh thần, chú trọng các phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo Để có một nền giáo dục sáng tạo cần có một nhà trường sáng tạo do các GV sáng tạo giảng dạy và do những người lãnh đạo sáng tạo lãnh đạo[21].

Nghiên cứu về Đổi mới giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy học để phát

triển năng lực, phẩm chất người học, tác giả Trịnh Văn Biều và Trần Thị Ngọc Hà đã

chỉ rõ sự khác biệt giữa dạy học định hướng nội dung và dạy học phát triển phẩm chất, năng lực người học ở 6 phương diện: mục đích, nội dung, phương pháp, tổ chức, KTĐG và sản phẩm [2]

Nghiên cứu về Một số vấn đề đổi mới giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hiện

nay tác giả Phạm Văn Thực cho rằng: Để đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT nhằm

hướng tới một nền giáo dục phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cần xây dựng định hướng giáo dục trong giai đoạn cụ thể trên cơ sở tham khảo giáo dục của các nước trên thế giới [24]

Tác giả Lưu Hồng Uyên trong nghiên cứu của mình cũng đã nhấn mạnh: Việc chủ động xây dựng kế hoạch quản lí dựa trên tình hình thực tế của mỗi trường sẽ tạo điều kiện đảm bảo cho thành công của kế hoạch Bằng việc tuân thủ kế hoạch, công tác quản lí sẽ thuận lợi, ít gặp những tình huống khó khăn, giúp nâng cao năng lực của cán bộ quản lí trong nhà trường [26]

Khi trao đổi về nhận thức quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực

HS, tác giả Nguyễn Gia Cầu đã chỉ rõ: quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS là một khoa học Đối tượng nghiên cứu của khoa học quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS là quá trình sư phạm, quá trình dạy học - một quá trình tổng hợp của nhiều khâu, nhiều yếu tố và trong đó sự tương tác của GV-HS, HS-HS có vai trò quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành công của dạy học, giáo dục Trong quá trình thực hiện quản lý HĐDH theo định hướng phát triển năng lực HS yếu tố kinh nghiệm giảng dạy của GV là không thể thiếu, có vai trò quan trọng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở kinh nghiệm mà không dựa vào những căn cứ khoa học những tiền đề lí luận thì kết quả của quá trình dạy học cũng hạn chế [9]

Nghiên cứu về “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn tự nhiên xã hội theo hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học huyện cần giờ TP HCM” của tác giả Lê Hữu Bình đã nêu ra thực trạng việc quản lý chương trình, kế hoạch dạy học; quản lý hoạt động dạy, hoạt động học; quản lý KTĐG; quản lý điều kiện dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh; nêu những gợi ý quan trọng cho CBQL các trường

Trang 21

xem xét đánh giá và có các biện pháp quản lý cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế mỗi trường nhằm nâng cao chất lượng HĐDH theo định hướng phát triển năng lực học sinh [3]

Tác giả Dương Thị Bích Liên với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên tại trường quốc tế liên hiệp quốc Hà Nội” đã đưa ra một số giải pháp trong đó có giải pháp nâng cao nhận thức của CBQL, GV và HS trong HĐDH môn KHTN [19], tác giả Nguyễn Đức Thuận với đề tài “Quản lý hoạt động dạy học các môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình theo định hướng phát triển năng lực” đã đưa ra một số giải pháp trong đó có giải pháp đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực [25]

Tóm lại, các nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước đều đề cập đến việc đổi mới phương pháp giáo dục, PPDH theo định hướng phát triển năng lực người học, là yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả giáo dục Điểm chung của các nghiên cứu đều khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý trong việc nâng cao chất lượng dạy học ở các cấp học và ở các bậc học

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Quản lý xuất hiện, phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người Đây là một trong những loại hình lao động lâu đời và quan trọng nhất của con người, là công vệc cần thiết trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, có tính chất quyết định đến sự phát triển của toàn xã hội Song chỉ những năm gần đây người ta mới thừa nhận tính chất khoa học của nó và quản lý mới được coi là một ngành khoa học theo đúng nghĩa Bất kì một tổ chức, một tập thể nào cũng đều có yếu tố quản lý trong đó và điều

đó quyết định tới hiệu quả hoạt động của tổ chức theo mục tiêu đề ra Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý tùy theo quan điểm và cách tiếp cận Có người cho rằng quản lý là sự chỉ huy, lãnh đạo, sự cai quản, sự điều khiển, điều chỉnh… Tuy nhiên có thể nêu lên một số khái niệm về quản lý của một số tác giả như sau:

Theo từ điển Tiếng Việt “quản lý” bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau Quá trình đó bao gồm: “quản” gồm sự giữ gìn, coi sóc, duy trì ở trạng thái “ổn định” Quá trình “lý” bao gồm sự sắp xếp, sửa sang, đổi mới, đưa hệ thống vào thế “phát triển” [22] Theo Harold Koont cho rằng: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm Mục tiêu của nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Với tư cách thực hành thì quản lý là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[27]

Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc thì Quản lý là “tác

Trang 22

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”[10]

Theo tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ, “Quản lý là một quá trình định hướng, quá trình có mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưng cho trạng thái mới của

hệ thống mà người quản lý mong muốn”[13]

Ngày nay thuật ngữ quản lý đã trở nên phổ biến, nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất Từ những ý chung của định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành

động, có thể hiểu: “Quản lý là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý

lên khách thể quản lý và đối tượng quản lý trong một tổ chức, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt

ra trong điều kiện biến động của môi trường”

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là loại quản lý nhà nước, thực chất là quản lý con người Do đặc thù riêng của ngành giáo dục, quản lý con người còn có nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng, chăm sóc con người tạo điều kiện cho họ thực hiện vai trò xã hội, những chức năng, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, phát triển nghề nghiệp của họ để họ làm tròn trách nhiệm xã hội vì sự phát triển xã hội và phát triển bản thân

Theo tác giả M.I.Kondacov: “Quản lý giáo dục là tập hợp những biện pháp kế hoạch hóa, nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của cơ quan trong hệ thống giáo dục để tiếp tục phát triển, mở rộng hệ thống cả về số lượng cũng như chất lượng” [33] Theo tác giả Trần Kiểm đưa ra quan niệm về quản lí vĩ mô và quản lí vi mô trong giáo dục: “Quản lí giáo dục cấp vĩ mô là quản lý một nền/hệ thống giáo dục; còn quản

lý giáo dục cấp vi mô xem như quản lý trường học/tổ chức giáo dục cơ sở” Đối với cấp vĩ mô: “Quản lí giáo dục được nhiều là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của

xã hội” Đối với cấp vi mô: “Quản lí giáo dục vi mô được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lí đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể HS, cha mẹ HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [16] Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là tác động của hệ thống có kế hoạch có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em”[23]

Trang 23

Từ những quan điểm trên, ta thấy, bản chất của “quản lý giáo dục là quản lý hệ

thống bằng sự tác động có mục đích có kế hoạch có ý thức và tuân thủ các quy luật khách quan của chủ thể quản lý lên toàn bộ các hệ thống của các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đưa hoạt động giáo dục của hệ thống giáo dục đạt mục tiêu giáo dục xây dựng và hoàn thiện nhân cách người lao động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn cụ thể”

1.2.2 Hoạt động dạy học và hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên

1.2.2.1 Hoạt động dạy học

Theo Trần Thị Hương, HĐDH bao gồm hoạt động dạy và hoạt động học Hai hoạt động này thống nhất, gắn bó với nhau và bổ sung cho nhau Theo lí thuyết về HĐDH thì hoạt động dạy là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS, giúp HS tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân [14]

Trong đó, người thầy làm nhiệm vụ truyền thụ tri thức, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức, hình thành kĩ năng, thái độ HS không thể tự hình thành năng lực mà không có sự giúp đỡ của người thầy Hoạt động

học là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận

thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, tự làm phong phú giá trị của bản thân

Học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành năng lực, kỹ năng, kỹ xảo, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, hoàn thiện nhân cách của bản thân Kết quả hoạt động học của HS không tách rời kết quả hoạt động dạy của GV và ngược lại HĐDH

bao gồm hai hoạt động đó là hoạt động dạy và hoạt động học Hai hoạt động này luôn

gắn bó mật thiết với nhau, tồn tại cùng nhau để tạo nên hiệu quả cho quá trình dạy học

Hoạt động dạy học được hiểu một cách đầy đủ bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của thầy, việc học tập, rèn luyện của trò theo nội dung giáo dục toàn diện HĐDH là một trong những hoạt động giáo dục giữ vai trò chủ đạo, cơ bản nhất, có vị trí nền tảng trong nhà trường, nó ảnh hưởng tới tất cả các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Trong mỗi hoàn cảnh xã hội khác nhau có phương thức dạy học khác nhau, vì vậy HĐDH là con đường cơ bản nhất để đạt được mục đích giáo dục

1.2.2.2 Hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên

Theo quan điểm dạy học định hướng nội dung, cách dạy tập trung xác định và trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học nên thường nặng về lý thuyết và tính hệ thống, mục đích dạy sao cho người học biết được càng nhiều kiến thức càng tốt, ít chú trọng tới

Trang 24

rèn kỹ năng và năng lực, nhất là khi người thiết kế ít chú đến tiềm năng, các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học

Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực người học, là cách dạy nhằm hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ cho người học đảm bảo thực hành tốt các

công việc thực tiễn theo chuẩn đầu ra quy định môn học, bậc học nhất định

Như vậy, dạy học theo định hướng phát triển năng lực được hiểu chính là tập trung vào hình thành hệ thống năng lực mà người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp Dạy học theo phát triển năng lực tập trung vào trả lời cho câu hỏi: Sau khi tốt nghiệp người học biết làm những gì thông qua các hoạt động cụ thể; sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do hoạt động thực tiễn của công việc đặt ra như thế nào? Tinh thần, thái độ làm việc ra sao? Nói cách khác, dạy học hướng đến hình thành cho người học những năng lực cần thiết để người học có thể thích ứng và phát triển trong cuộc sống, không ngừng sáng tạo trong công việc, đáp ứng ngày càng cao nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập toàn cầu

Các môn KHTN có vai trò rất quan trọng đối với HS, trong đó thực nghiệm và tìm hiểu là hình thức dạy học đặc trưng của các môn học này Từ đó, năng lực khám phá, tìm tòi được phát triển một cách rõ rệt Ngoài ra, những kiến thức của KHTN rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho HS trải nghiệm, khám phá và vận dụng các kiến thức đã được học vào thực tiễn

Từ những quan điểm, hiểu biết trên trong luận văn này có thể quan niệm:

HĐDH các môn KHTN là quá trình dạy học lấy HS làm trung tâm, GV sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học tích cực để nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, năng lực nhận thức và vận dụng kiến thức các môn KHTN vào giải quyết các tình huống thực tiễn, đạt mục tiêu dạy học các môn

KHTN

Hoạt động dạy học các môn KHTN chính là tiếp cận kết quả đầu ra, được tập trung vào hình thành hệ thống năng lực tư duy KHTN (Tìm hiểu được một số hiện tượng gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận); năng lực giải quyết các vấn đề liên quan đến KHTN (Vận dụng được kiến thức,

kĩ năng đã học để giải thích, đánh giá hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống); năng lực giao tiếp KHTN (Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá

do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục…); năng lực tự học KHTN Tóm lại, HĐDH các môn KHTN giúp HS hình thành và phát triển các năng lực chung, đồng thời phát triển các năng lực đặc thù đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 25

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên

Theo tài liệu bồi dưỡng dùng cho CBQL trường phổ thông thì “Quản lý dạy học ở trường phổ thông thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường” [11]

Quản lý HĐDH trong nhà trường là những tác động của HT nhà trường đến

GV, HS và các thành tố khác trong HĐDH bao gồm: Quản lý hoạt động bồi dưỡng GV; quản lý đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; quản lý KTĐG; quản lý sinh hoạt tổ chuyên môn; quản lý CSVC và trang TBDH

Quản lý HĐDH các môn KHTN là quá trình quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học, thực hiện chương trình, nội dung các môn học, sử dụng các hình thức, PPDH, quản lý các điều kiện CSVC, trang thiết bị, phương tiện phục vụ HĐDH các môn KHTN, quản lí KTĐG kết quả dạy học các môn KHTN Chủ thể quản lý HĐDH các môn KHTN ở trường THPT là CBQL nhà trường, tiếp theo là Tổ trưởng chuyên môn

và GV dạy học các môn KHTN trong trường Quản lý HĐDH các môn KHTN nằm trong toàn bộ quá trình quản lý các hoạt động dạy nói chung của nhà trường Tuy nhiên, do đặc thù nhóm môn KHTN nên cần có cách quản lý riêng cho phù hợp

1.3 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trung học phổ thông

1.3.1 Chương trình giáo dục phổ thông 2018

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo định hướng phát

triển năng lực và phẩm chất người học Các năng lực, phẩm chất này đều được cụ thể hóa bằng những yêu cầu cần đạt ở từng môn học, cấp học Mục tiêu của chương trình giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại Nội dung gồm các môn học theo từng lĩnh vực KHTN, khoa học xã hội và các hoạt động giáo dục Trong số các môn học thì

có những môn học bắt buộc và môn học tự chọn Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng-an ninh, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nội dung giáo dục địa phương

là những hoạt động giáo dục bắt buộc Ở bậc THPT còn có các chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập để thực hiện yêu cầu dạy học phân hóa Hình thức tổ chức giáo dục bao gồm hình thức tổ chức dạy học trên lớp, trong và ngoài nhà trường HĐDH và hoạt động giáo dục đa dạng, phong phú, theo hướng mở GV không chỉ dạy trên lớp, mà còn diễn ra Hoạt động học tập của HS diễn ra không phải theo một khuôn mẫu định sẵn mà phải vận dụng phương pháp, kĩ thuật dạy học một cách linh hoạt,

Trang 26

sáng tạo để phát huy được tính tích cực, chủ động của HS GV đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS, HS tự lực chiếm lĩnh kiến thức để phát triển năng lực, phẩm chất (qua hoạt động học và vận dụng kiến thức) Giáo dục phổ thông được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12) [6]

So với CTGDPT hiện hành, CTGDPT 2018 có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới: Tin học và công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm, Tự nhiên và xã hội ở cấp tiểu học; KHTN, Lịch sử và Địa lí ở cấp THCS Dạy học phân hóa và dạy học tích hợp làm cơ cở để thực hiện mục tiêu dạy học Dạy học phân hóa nhằm phát triển tối đa tiềm năng vốn có, năng lực sở trường và định hướng nghề nghiệp khác nhau của HS Dạy học tích hợp nhằm huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết những vấn đề thực tiễn [4]

1.3.2 Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ giáo viên trung học phổ thông

Giáo dục phổ thông nước ta đã và đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc

HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ PPDH theo lối

"truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Để đổi mới PPDH có hiệu quả, yêu cầu người GV phải nắm vững các phương pháp, kỹ thuật dạy học để áp dụng linh hoạt vào thực tế dạy học sinh động Cải tiến PPDH truyền thống, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo tình huống, dạy học theo hoạt động, sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo, tăng cường các PPDH đặc thù bộ môn là những nội dung

mà yêu cầu GV phải thành thạo Việc chuyển từ KTĐG coi trọng đánh giá kết quả đầu

ra, đo lường kết quả bằng điểm số sang đánh giá toàn diện phẩm chất và năng lực HS đòi hỏi GV phải có kiến thức phân tích tổng hợp vấn đề, có các kỹ năng, kỹ thuật về xây dựng, ra đề kiểm tra, sử dụng các công cụ và cách tổ chức thực hiện quá trình đánh giá CTGDPT 2018 là chương trình "mở" (chỉ quy định số tiết/năm học) vì vậy

GV phải tham gia xây dựng phân phối chương trình, cùng nhà trường và tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, kế hoạch dạy học môn học, để làm được điều đó đòi hỏi GV phải linh hoạt, sáng tạo trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện

Dạy học tích hợp là một định hướng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, là một bước chuyển từ cách tiếp cận nội dung giáo dục sang tiếp cận phẩm chất, năng lực nhằm đào tạo con người có tri thức mới, năng động, sáng tạo khi giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống Trong quá trình đổi mới giáo dục, dạy học tích hợp đóng vai trò quan trọng giúp HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức,

kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học

Trang 27

tập và trong cuộc sống, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề Điều đó có nghĩa là GV không chỉ có kiến thức về môn học đảm nhiệm mà còn phải am hiểu những kiến thức ở những lĩnh vực khác liên quan, tức là phải có kiến thức sâu và rộng Trong dạy học tích hợp và dạy học phân hóa, GV không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn đóng vai trò tổ chức, kiểm tra, định hướng học tập cho HS, không đơn thuần chuyển tải những kiến thức “có sẵn” ở sách giáo khoa mà phải chủ động xây dựng các chủ đề và tổ chức dạy học có hiệu quả Đồng thời, GV cần có những kiến thức, kỹ năng để thực hiện vai trò chỉ đạo hướng dẫn, phối hợp hoạt động trong điều kiện mở về không gian, thời gian, quy mô, đối tượng và số lượng người học tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Thời đại toàn cầu hóa đang đặt ra nhiều cơ hội lẫn thách thức, đang làm thay đổi nhiều quan niệm khác nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Ngoại ngữ và tin học là những công cụ không thể thiếu để hội nhập toàn cầu Bản thân việc học ngoại ngữ thể hiện rất rõ xu thế tăng cường khả năng hội nhập của mỗi mỗi người mỗi quốc gia dân tộc Học tốt và sử dụng thành thạo một ngoại ngữ sẽ có nhiều cơ hội về học tập

và công việc, không chỉ ở trong nước mà ở nước ngoài, để tiếp nhận khoa học công nghệ, văn hóa làm giàu cho chính mình và cho Tổ quốc, quê hương Chính vì vậy, ngoại ngữ, tin học là điều kiện cần thiết cho GV để giao lưu, học tập nghiên cứu, làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa Muốn vậy, mỗi người GV cần có ý thức học tập để trang bị cho bản thân một vốn kiến thức ngoại ngữ, tin học cần thiết phục vụ cho việc dạy và học

1.4 Lý luận về hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

1.4.1 Đặc điểm của các môn khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục trung học phổ thông

Khoa học tự nhiên là một bộ phận của khoa học nói chung, thực hiện các nghiên cứu nhằm mục đích: mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng tự nhiên dựa trên những bằng chứng thực nghiệm chắc chắn từ quan sát và thí nghiệm Trong KHTN,

“giả thuyết” được sử dụng rộng rãi để xây dựng các lí thuyết khoa học

Các ngành thuộc lĩnh vực KHTN bao gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Thiên văn học, Đại dương học, Khoa học Trái Đất, Khoa học khí quyển, Khoa học Vật liệu Trong CTGDPT 2018, ở bậc THPT nhóm môn KHTN bao gồm: Vật lí, Hóa học, Sinh học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của HS, giúp HS tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành ở cấp THCS, tạo điều kiện

để HS bước đầu nhận biết đúng năng lực, sở trường của bản thân, có thái độ tích cực đối với môn học Trên cơ sở nội dung nền tảng đã trang bị cho HS ở giai đoạn giáo dục cơ bản, Chương trình các môn KHTN lựa chọn phát triển những vấn đề cốt lõi

Trang 28

thiết thực nhất, đồng thời chú trọng đến các vấn đề mang tính ứng dụng cao là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật, khoa học và công nghệ, y học, công nghệ sinh học

Các môn KHTN ở bậc THPT gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học, đều có đối tượng nghiên cứu xác định nhằm nghiên cứu một khía cạnh của thế giới tự nhiên, cụ thể như: đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm các dạng vận động của vật chất và năng lượng; đối tượng nghiên cứu của Hóa học là sự cấu tạo chất và sự biến đổi chất; đối tượng nghiên cứu của Sinh học là thế giới sinh vật gồm thực vật, động vật, vi sinh vật, nấm và con người

Trong chương trình các môn KHTN, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung Đối tượng nghiên cứu của các môn KHTN gần gũi với đời sống hàng ngày của HS (tốc độ, quãng đường, thời gian, dòng điện, thực vật, động vật, tính chất và sự biến đổi của các chất ) bản thân các ngành KHTN là khoa học thực nghiệm Vì vậy, thí nghiệm thực hành trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong quá trình dạy học và là hình thức dạy học đặc trưng của các môn học này Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm các môn KHTN giúp

HS khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

Các môn KHTN có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển phẩm chất, năng lực của HS, đóng vai trò nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS THPT, góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện và cung cấp nguồn nhân lực trẻ cho giai đoạn CNH & HĐH đất nước

1.4.2 Mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Cùng với các môn học khác, các môn KHTN hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm Các môn KHTN góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của HS; đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục cho HS phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững

Học các môn KHTN sẽ giúp cho HS biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ tự nhiên;

có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước Thông qua dạy học, các môn KHTN sẽ giáo dục cho HS biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng

Trang 29

Thông qua phương pháp và các hình thức dạy học (HTDH), các môn KHTN góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung quy định trong CTGDPT 2018: năng lực tự chủ và tự học (hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm tòi khám phá thế giới tự nhiên); năng lực giao tiếp và hợp tác (quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu); năng lực giải quyết vấn đề

và sáng tạo, giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu

và khám phá thế giới tự nhiên

Học các môn KHTN còn hình thành và phát triển cho HS năng lực tìm hiểu tự nhiên (năng lực đặc thù), bao gồm các thành phần năng lực: nhận thức khoa học tự nhiên (trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và biến đổi của thế giới tự nhiên; với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật lí, Trái Đất và bầu trời; vai trò và cách ứng xử phù hợp của con người với môi trường tự nhiên); tìm hiểu tự nhiên (thực hiện được một số kĩ năng cơ bản trong tìm tòi, khám phá một số sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập thông tin; dự đoán, phân tích, xử lí

số liệu; dự đoán kết quả nghiên cứu; suy luận, trình bày); vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học (vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của một

số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích được các hiện tượng khoa học đơn giản; ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững)

Trong nhà trường phổ thông, các môn KHTN có một vai trò, vị trí hết sức quan trọng Ngoài việc trang bị cho HS những kiến thức nền tảng, còn giúp các em hiểu biết sâu hơn về thế giới tự nhiên, có khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn

và hiểu rõ hơn về sự bảo vệ và phát triển thế giới tự nhiên một cách bền vững Do đó, dạy học các môn KHTN theo hướng phát triển năng lực HS chính là cách hiệu quả nhất giúp các em bộc lộ và phát huy được khả năng của mình, phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào giải quyết các tình huống thực tiễn

1.4.3 Nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Nội dung kiến thức các môn KHTN được lựa chọn đưa vào chương trình giáo dục phổ thông là những kiến thức cơ bản nhất về KHTN nhưng vẫn bảo đảm tính thiết thực, cơ bản và hiện đại của chương trình tức là phải đưa trình độ của các môn học đến

Trang 30

gần trình độ của khoa học, sử dụng trong các môn học những ý tưởng và học thuyết khoa học chủ yếu, làm sáng tỏ trong đó những phương pháp nhận thức KHTN và các quy luật của nó, những hệ thống quan điểm cơ bản của kiến thức KHTN, tính đúng đắn và tính hiện đại của các sự kiện được lựa chọn, quan điểm biện chứng đối với việc xem xét các hiện tượng KHTN, sự phát triển biện chứng các kiến thức

Với định hướng dạy học tích hợp, nội dung của các môn KHTN được sắp xếp thành các chủ đề để đảm bảo tính trọn vẹn của các đối tượng cần tìm hiểu Theo tinh thần này: chủ đề “Mô tả chuyển động” tập trung mô tả các đặc tính của chuyển động; chủ đề “Lực và chuyển động” có thể coi như là giải thích chuyển động với việc mô tả lực và tác dụng của lực làm biến đổi chuyển động như thế nào Sau khi đã có kiến thức, kĩ năng về chuyển động và năng lượng, học sinh được tìm hiểu về động lượng, bao gồm cả khái niệm và định luật bảo toàn động lượng; Chủ đề “Chuyển động tròn và biến dạng” được thiết kế bằng cách vận dụng bốn chủ đề đã học trước đó Vì thế nội dung về chuyển động tròn không tách ra và đặt ở hai phần khác nhau như chương trình hiện hành, mà được trình bày trong một chủ đề nhằm đảm bảo tính logic, trọn vẹn; đồng thời tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các chủ đề đã học vào một chủ đề mới Việc không đưa nội dung chuyển động tròn vào chủ đề về chuyển động và lực còn tạo điều kiện cho người học tiếp thu những gì cốt lõi nhất của chủ đề đó và không bị phân tâm, quá tải bởi các nội dung khác không quá liên quan đến chủ đề; các định luật bảo toàn không còn được tách ra mà được tích hợp một cách xuyên suốt vào các chủ đề liên quan Đây chính là việc làm thiết thực để giảm tính hàn lâm, tạo điều kiện cho học sinh được học tập, trải nghiệm, vận dụng và có thể tiếp thu một cách tốt nhất các định luật quan trọng này; chủ đề sinh học hiện đại như sinh học tế bào, sinh học vi sinh vật

và virus, sinh học và phát triển bền vững, sinh học trong tương lai, công nghệ tế bào, công nghệ enzyme, công nghệ vi sinh vật,… HS vừa được trang bị cách nhìn tổng quan về thế giới sống, làm cơ sở cho việc tìm hiểu các cơ chế, quá trình, quy luật hoạt động của các đối tượng sống thuộc các cấp độ tế bào, cơ thể và trên cơ thể; vừa có hiểu biết khái quát về sinh học, công nghệ sinh học và vai trò của sinh học đối với con người

Nội dung, chương trình các môn KHTN còn tăng cường rất nhiều thí nghiệm khảo sát, thí nghiệm thực hành, yêu cầu cần đạt về thực hành, thí nghiệm Chương trình cũng chú trọng đến việc thực hiện các dự án nghiên cứu môn học, dạy học trải nghiệm, từ đó tạo điều kiện cho HS phát huy năng lực với các môn KHTN

Chương trình các môn KHTN cũng xây dựng các chuyên đề học tập dành cho học sinh THPT, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa, giúp HS tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết mộ số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp, cụ thể như: chuyên đề “Vật lí trong một số ngành nghề” nhằm giúp HS tìm hiểu và hình dung được sự ứng dụng rộng lớn của vật lí ở các

Trang 31

ngành nghề trong thực tiễn; chuyên đề cũng giúp khơi gợi ham thích vật lí, góp phần giúp học sinh định hướng được ngành nghề; chuyên đề “Trái Đất và bầu trời” tiếp nối, nâng cao hơn các kiến thức, kĩ năng về Trái Đất và bầu trời ở cấp trung học cơ sở, đồng thời coi như là ví dụ thực tiễn về lực hướng tâm và chuyển động tròn; chuyên đề

“Vật lí với giáo dục về bảo vệ môi trường” đề cập đến một trong những vấn đề thời sự của thực tiễn: sự tàn phá môi trường đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của từng quốc gia, đặc biệt là ở nước ta; chuyên đề “ Hoá học trong việc phòng chống cháy nổ” đề cập đến những dấu hiệu để nhận biết về những nguy cơ gây cháy, nổ, cách xử lí khi có cháy, nổ Nêu được các nguyên tắc chữa cháy dựa vào các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học; chuyên đề “Công nghệ Enzyme và ứng dụng” đề cập đến ứng dụng của enzyme trong các lĩnh vực: công nghệ thực phẩm,

y dược, kĩ thuật di truyền; chuyên đề “công nghệ vi sinh vật trong xử lý ô nhiễm môi trường” giúp HS vừa nâng cao kiến thức vi sinh vật học, vừa biết phân tích những nội dung kiến thức sâu hơn làm cơ sở khoa học cho công nghệ ứng dụng vi sinh vật trong lĩnh vực xử lí ô nhiễm môi trường –một vấn đề cấp bách đang được cả thế giới và Việt Nam quan tâm giải quyết

Nội dung, chương trình các môn KHTN được thiết kế nhằm giúp cho GV và

HS triển khai việc dạy và học theo các phương pháp và hình thức tổ chức đa dạng, phù hợp với điều kiện thực tiễn về CSVC của nhà trường, để từ đó phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực đặc thù, trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy

1.4.4 Hình thức, phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

1.4.4.1 Hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Để nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi đối tượng HS, người GV phải sử dụng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp HTDH các môn KHTN theo hướng phát triển năng lực người học đã được đa dạng hóa, không chỉ bó buộc trong các lớp học truyền thống, trong phòng học, trong nhà trường, mà có thể ở ngoài phòng học, ngoài nhà trường sao cho bảo đảm sự cân đối và hài hoà giữa dạy học theo tập thể lớp, theo nhóm nhỏ hoặc cá nhân; có thể phối hợp giữa dạy học nội khoá và ngoại khoá, dạy học bắt buộc và tự chọn; giữa phát triển các năng lực cá nhân và phẩm chất của HS Thực hiện kết hợp nhiều HTDH, trong đó các giờ học chuyển từ chủ yếu diễn ra trên lớp học truyền thống sang việc đa dạng hóa các HTDH, kết hợp cả trong và ngoài lớp học, ngoài nhà trường (dạy học trải nghiệm, dạy học gắn với sản xuất kinh doanh, tăng cường các hoạt động xã hội, tăng cường ứng dụng CNTT, nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo…)

Trang 32

Hoạt động học tập các môn KHTN của HS bao gồm hoạt động khám phá vấn

đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, chú trọng khai thác công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau:

Tổ chức học tập trên lớp : Quá trình diễn ra trên lớp học, toàn thế HS của cả lớp

đều đuợc thực hiện cùng một mục tiêu Hoạt động này đuợc diễn ra trong quá trình dạy học lý thuyết, dạy các khái niệm chung, triển khai các nhiệm vụ chung giữa các nhóm

Dạy học cá nhân: Dạy học cá nhân là hình thức GV dạy trực tiếp cho một cá

nhân hoặc GV có thể sử dụng các tài liệu, phương tiện dạy học (phiếu học tập, sách bài tập, câu hỏi trắc nghiệm trên máy tính), giao việc cụ thể cho từng HS GV cũng có thể yêu cầu từng em tự làm một số thí nghiệm, sưu tầm tranh ảnh, làm đồ dùng dạy học, điều tra… Sau đó, từng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao HTDH cá nhân cần được sử dụng vì có nhiều kiến thức HS đã tri giác được ở môi trường sống xung quanh Tuy nhiên, các em chưa nhận thức đầy đủ và thường có những thắc mắc khác nhau về kiến thức này

Dạy học theo nhóm: Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học hợp tác,

qua đó HS được tổ chức để chia sẻ những hiểu biết của mình và đối chiếu sự hiểu biết của mình với bạn học Hình thức tổ chức dạy học này khai thác trí tuệ của tập thể HS, đồng thời HS được rèn luyện thông qua hoạt động tập thể Dạy học theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học mới, một trong những hình thức thực hiện tốt nhất việc dạy học phát huy tính tích cực và tương tác của HS Với hình thức này, HS được lôi cuốn vào các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự tổ chức, hướng dẫn của GV

Tổ chức học tập thực hành trải nghiệm môn học: GV tổ chức các hoạt động

thực hành thí nghiệm môn học, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng

Tổ chức học tập trong môi tnrờng thực tiễn: GV tổ chức học tập thông qua các

hoạt động tham quan thực tế, thí nghiệm thực tế

Học tập qua nghiên cứu khoa học: HS đóng vai trò là nhà nghiên cứu thực hiện

các dự án, từ đó giải quyết các vấn đề nêu ra trong thực tiễn cuộc sống Một trong những hình thức học tập qua nghiên cứu khoa học hiện tại rất được các trường THPT quan tâm đó là giáo dục STEM Giáo dục theo định hướng STEM hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho người học,tạo ra những con người có thể đáp ứng được nhu cầu công việc của thế kỷ 21, đáp ứng sự phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia và có thể tác động tích cực đến sự thay đổi của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh toàn cầu hóa Trong mỗi bài học theo chủ đề STEM, HS được đặt trước một tình

Trang 33

huống có vấn đề thực tiễn Theo đó, HS sẽ phải tìm tòi, nghiên cứu những kiến thức thuộc các môn học có liên quan đến vấn đề và sử dụng chúng để giải quyết vấn đề đặt

ra, người học không chỉ tiếp thu các kiến thức nền tảng, nguyên lý mà sẽ tích hợp chúng vào trong thực tế Cần xác định rõ giáo dục theo định hướng STEM là phương pháp tiếp cận liên môn trong giáo dục và thực hiện giáo dục thông qua các trải nghiệm thực tiễn,khuyến khích phong cách học tập sáng tạo

Tóm lại, tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, HS được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay theo đơn vị lớp, mỗi HS đều phải được tạo điều kiện để tự bản thân người học thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế

1.4.4.2 Phương pháp dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Phương pháp dạy học các môn KHTN theo định hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS gồm nhiều phương pháp khác nhau như:

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết và giải quyết vấn đề): là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và

giải quyết vấn đề HS được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giải quyết vấn đề, giúp HS lĩnh hội tri thức,

kỹ năng và phương pháp nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của HS, có thể áp dụng trong nhiều HTDH với những mức độ tự lực khác nhau của HS

Dạy học theo tình huống: là cách thức GV tổ chức cho người học tự lực nghiên

cứu các tình huống thực tiễn gắn với chủ đề học tập giúp người học lĩnh hội kiến thức,

kĩ năng xử lí các tình huống phát sinh trong đời sống Dạy học theo tình huống giúp

HS luôn đặt mình trong tình huống có vấn đề và người học phải phân tích, bình luận, đánh giá và vận dụng thể hiện được kiến thức, kĩ năng để giải quyết

Dạy học theo dự án: là cách thức tổ chức tổ chức dạy học trong đó HS được yêu

cầu phải thực hiện một nhiệm vụ gắn chặt với thực tiễn, đòi hỏi có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành HS phải tự lực lập kế hoạch, phân công nghiệm vụ, thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả Kết quả của dự án là những sản phẩm học tập có thể trưng bày, giới thiệu được

Lớp học đảo ngược: là phương pháp GV sẽ chuẩn bị sẵn bài giảng (dưới dạng

video) và chia sẻ cho HS xem trước ở nhà Sau đó, HS sẽ tiến hành các hoạt động nâng cao trên lớp để giải đáp thắc mắc cũng như tìm hiểu sâu hơn về kiến thức cần thảo

luận, đưa ra những thắc mắc của mình dưới sự hỗ trợ và tổ chức của GV

Dạy học theo trạm: là phương pháp nhân chia bài học thành một hệ thống các

nhiệm vụ có tính chuyên biệt, độc lập nhau Mỗi nhiệm vụ được đặt tại một vị trí nhất

Trang 34

định (được gọi là trạm) HS hoặc nhóm HS có thể bất đầu từ bất kì một trạm nào và lần lượt thực hiện tất các nhiệm vụ tại các trạm

Các chủ đề dạy học phức hợp: là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều

môn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn

ra trong những mối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho HS năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trong nhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông

Các kỹ thuật dạy học tích cực như:

Kỹ thuật khăn trải bàn: Là kỹ thuật mang tính hợp tác giữa hoạt động cá nhân và

hoạt động nhóm nhằm kích thích sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm, sự tương tác của HS

Kỹ thuật mảnh ghép: Có sự hợp tác giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các

nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp (có nhiều chủ đề), kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (không chỉ hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn truyền đạt lại kết quả vòng 1 và hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 2)

Kỹ thuật công não: Là một kỹ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới, độc

đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế về các ý tưởng

Kỹ thuật “ổ bi”: Là một kỹ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó người học

chia thành hia nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi người học có thể nói chuyện với lần lượt các người học ở nhóm khác

Kỹ thuật XYZ: Là một kỹ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận

nhóm X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là số phút dành cho mỗi người

Phương pháp và kỹ thuật dạy học chịu sự chi phối của mục tiêu dạy học và nội dung dạy học trong một bối cảnh giáo dục cụ thể Đồng thời, phương pháp và kỹ thuật dạy học cũng tác động trở lại làm cho mục tiêu đề ra là khả thi và nội dung dạy học ngày một hoàn thiện hơn Do vậy, việc lựa chọn PPDH cần căn cứ trực tiếp vào nội dung dạy học và mục tiêu dạy học Không có một PPDH toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung dạy học Mỗi PPDH có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng Vì vậy việc phối hợp đa dạng các PPDH trong hoạt động dạy học các môn KHTN trong toàn bộ quá trình

Trang 35

dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS

và nâng cao chất lượng dạy học

1.4.5 Phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học

tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Hoạt động dạy là hoạt động tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của HS, mà một trong những nhiệm vụ tổ chức điều khiển nhận thức đó của GV là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác cảm tính những hiện tượng hoặc đối tượng được nghiên cứu của HS Song, những hiện tượng, đối tượng đó không phải bao giờ cũng được hiện

ra một cách trực tiếp ở ngay phòng học Trong trường hợp đó phương tiện dạy học (là thiết bị kĩ thuật từ đơn giản đến phức tạp được dùng trong quá trình dạy học để thực hiện dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp thu kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo) tạo khả năng tái hiện chúng một cách gián tiếp thông qua hình vẽ, tranh ảnh, sơ đồ, mô hình v.v Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của người học những hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật Sản phẩm mà phương tiện dạy học tạo ra thường là hình ảnh chủ quan, trong đó chỉ phản ánh mặt bên ngoài của đối tượng hoặc hiện tượng Nhiệm vụ của dạy học là làm sao để từ những hình ảnh trực quan cảm tính dẫn HS hiểu bản chất của hiện tượng hoặc sự vật

Các môn KHTN là khoa học thực nghiệm với phương pháp nghiên cứu là đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Mọi kết luận của nó đều rút ra nhờ thực nghiệm và kiểm chứng bằng quan sát và thí nghiệm Chính vì vậy phương pháp thực nghiệm được xem như là một phương pháp nhận thức cơ bản nhất trong quá trình tìm tòi nghiên cứu các môn KHTN Hiện nay chương trình các môn KHTN ở bậc THPT chủ yếu là thực nghiệm, các kiến thức môn học phải được rút ra từ thực nghiệm và được kiểm tra, đánh giá lại bằng thực nghiệm Qua đó cho thấy việc giảng dạy các môn KHTN trong các trường THPT phải gắn kết chặt chẽ với việc sử dụng thiết bị dạy học (TBDH) Mặt khác, việc sử dụng TBDH có tác dụng to lớn trong việc tạo ra trực quan sinh động cho quá trình phát triển tư duy của HS

Từ khi thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa dẫn đến sự thay đổi các TBDH TBDH đã được đáp ứng tương đối đầy đủ, đồng bộ đến từng tiết, từng bài mang tính chính xác hiện đại Đứng trước tình hình đó đòi hỏi người GV phải có lòng say mê nghề nghiệp, có trình độ nghịêp vụ cao, trình độ chuyên môn vững vàng đặc biệt là kỹ năng vận dụng và sử dụng TBDH thành thạo khoa học để tiết dạy đạt hiệu quả, tạo hứng thú học tập cho học sinh, theo quan điểm: “ Học mà chơi, chơi để học” đáp ứng yêu cầu PPDH học mới “ Thầy chủ đạo, trò chủ động”

Tóm lại, việc sử dụng TBDH trong giảng dạy các môn KHTN tại trường THPT

là một việc làm không thể thiếu trong quá trình dạy học, GV phải khai thác triệt để và

sử dụng có hiệu quả các TBDH

Trang 36

1.4.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Thông tư 22/2021/TT-BGDDT của Bộ GDĐT về đánh giá HS THCS và THPT

có quy định rõ các hình thức KTĐG, chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả HS: đánh giá các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip,…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập; kết hợp đánh giá trong quá trình dạy học, giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học

Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS, đánh giá của cha mẹ HS và cộng đồng Coi trọng đánh giá sự tiến bộ của mỗi HS, không so sánh HS này với HS khác; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự hứng thú, tính tích cực và vượt khó trong học tập, rèn luyện của HS; giúp HS phát huy năng khiếu cá nhân; đảm bảo kịp thời, công bằng, khách quan, không tạo áp lực cho HS, GV và cha

mẹ HS

Trong quá trình dạy học, căn cứ vào đặc điểm và mục tiêu của bài học, của mỗi hoạt động trong theo tiến trình dạy học, GV tiến hành theo dõi, kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS/nhóm HS; quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của HS

để áp dụng biện pháp cụ thể, kịp thời giúp đỡ HS vượt qua khó khăn Ghi nhận xét vào phiếu, vở, sản phẩm học tập của HS về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được, mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức, mức độ thành thạo các thao

tác, kĩ năng cần thiết

Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá Đánh giá kết quả học tập theo năng lực cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo

tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Đánh giá kết quả học tập là biện

pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS Sử dụng CNTT để thực hiện hiệu quả trong KTĐG

1.5 Quản lý hoạt động dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

1.5.1 Quản lý mục tiêu dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Quản lý mục tiêu dạy học là quản lý chất lượng giáo dục theo kết quả đầu ra, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn Đánh giá được chất lượng giáo dục đầu ra đó chính là khả năng tự học của HS, những phẩm chất và năng lực thiết yếu cần đạt, nhất là năng lực chung, thấy rõ sở trường năng lực của mình để tự tin tham gia

Trang 37

cuộc sống lao động hoặc tiếp tục học lên Quản lý mục tiêu dạy học ngoài đảm bảo mục tiêu kiến thức, mục tiêu về nhận biết, tái hiện kiến thức cần có những mục tiêu về vận dụng kiến thức trong các nhiệm vụ tình huống gắn với thực tế, rèn luyện các kĩ năng thực hiện hoạt động đa dạng

Quản lý mục tiêu dạy học các môn KHTN tại trường THPT phải bắt đầu từ khâu quản lý lập kế hoạch dạy học của mỗi GV Kế hoạch dạy học là kế hoạch của một tiết học thể hiện tinh thần cơ bản của chương trình môn học, thể hiện được mối liên hệ hữu

cơ giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả , được gọi là 4 thành tố cơ bản của bài học Hay nói cách khác, kế hoạch dạy học là một bản thiết kế và hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một môn học hay một bài học, bao gồm các nội dung: xác định mục tiêu dạy học, dự kiến các nguồn lực học tập, tổ chức KTĐG kết quả thực hiện hoạt động dạy, học Lập kế hoạch dạy học có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi nó giúp GV quản lý thời gian dành cho mỗi đơn vị bài học được tốt hơn Lập kế hoạch bài học theo hướng dạy học tích cực giúp cho giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của cá nhân GV và HS

Để có thể thực hiện tốt việc quản lý mục tiêu dạy học các môn KHTN đặc biệt là dạy học theo hướng phát triển năng lực HS , người HT cần: chỉ đạo tổ chuyên môn và từng cá nhân GV thể hiện việc xác định đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực HS trong kế hoạch năm học, kế hoạch cá nhân; chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn quán triệt GV đổi mới mục tiêu, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực HS; chỉ đạo tổ bộ môn thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, đặc biệt là chú trọng đến sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, trao đổi nâng cao chất lượng dạy học các môn KHTN

Trong quá trình quản lý mục tiêu dạy học các môn KHTN, HT cần huy động các thành viên trong bộ máy quản lý nhà trường, phân công, theo dõi nắm tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình hàng tuần, hàng tháng thông qua kiểm tra lịch báo giảng,

sổ đầu bài, dự giờ, thời khóa biểu…Điều quan trọng là phải tiến hành phân tích các thông tin thu được, để có thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học các môn KHTN sau những lần tổng hợp theo dõi định kỳ tuần, tháng Từ đó có thể đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, giúp GV thực hiện đúng và đủ chương trình,

kế hoạch dạy học các môn KHTN theo quy định

1.5.2 Quản lý nội dung dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Quản lí nội dung dạy học các môn KHTN chính là quản lý chương trình dạy học Chương trình các môn KHTN trong CTGDPT 2018 được xây dựng theo hướng

mở, nội dung chương trình được thực hiện linh hoạt, đa dạng theo hướng tích hợp, gắn với thực tiễn Nội dung dạy học không chỉ bó buộc trong SGK, HS không những được cung cấp kiến thức mới mà người GV phải tổ chức, gợi mở để HS tự học, tìm

Trang 38

tòi, sáng tạo, phải biết vận dụng kiến thức vào đời sống, có kỹ năng sống, biết giải quyết vấn đề linh hoạt trong những tình huống mới Bên cạnh đó, người thầy cũng phải sáng tạo để có được những bài dạy hấp dẫn, phong phú, gắn kết và tạo ra một động lực cho HS tự học, tìm tòi, khám phá, đồng thời tạo điều kiện phát triển tốt nhất tiềm năng của mỗi HS

Chương trình, nội dung dạy học là một trong những thành tố cơ bản của quá trình dạy và học và là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến chất lượng đào tạo Như vậy, quản lý nội dung dạy học các môn KHTN, yêu cầu đối với HT là phải nắm vững chương trình, tổ chức cho GV tuân thủ một cách nghiêm túc, không được tùy tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học (nếu có thay đổi, bổ sung phải theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT) Trong công tác quản lý chương trình, nội dung dạy học các môn KHTN người HT cần đảm bảo : nắm vững nguyên tắc cấu tạo chương trình, nội dung và phạm vi kiến thức các môn KHTN của từng lớp; chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho GV thảo luận, xây dựng phân phối chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục theo hướng phát triển năng lực HS bám sát các văn bản chỉ đạo về chuẩn kiến thức, kỹ năng, tinh giản nội dung, chương trình; đổi mới chương trình, nội dung; phê duyệt kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn từ đó làm căn

cứ tổ chức thực hiện, kiểm tra; chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau, kết hợp giữa các hình thức dạy học trên lớp, ngoài lớp, thực hành, tham quan, nghiên cứu khoa học một cách hợp lý; chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn và nề nếp dạy học, dạy đủ theo quy định của phân phối chương trình

Để việc QL thực hiện nội dung chương trình dạy học đạt kết quả, bảo đảm thời gian cho việc thực hiện chương trình dạy học, HT sử dụng thời khóa biểu như là công

cụ để theo dõi, điều khiển và kiểm soát tiến độ thực hiện chương trình dạy học và thường xuyên, kịp thời điều chỉnh những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học

1.5.3 Quản lý hình thức tổ chức dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Các hoạt động học tập các môn KHTN của HS bao gồm: hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành Các hoạt động này không những được tổ ở trong khuôn khổ của lớp học, trong khuôn viên nhà trường mà còn có thể được tổ chức bên ngoài nhà trường thông qua một số hình thức như học lí thuyết, thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng…

Việc quản lí HTDH các môn KHTN cần phải được thực hiện một cách bài bản

từ lập kế hoạch giáo dục,tổ chức thực hiện, chỉ đạo một cách cụ thể HTDH gắn liền với mục tiêu, nội dung, PPDH, vì vậy HT cần chỉ đạo GV thực hiện đa dạng các hình

Trang 39

thức dạy học như: dạy học theo trong lớp, dạy học trong thí nghiệm, trong và ngoài khuôn viên nhà trường…phù hợp với điều kiện của đơn vị

Căn cứ vào địa điểm diễn ra quá trình dạy học để sử dụng HTDH trong lớp hay ngoài lớp Căn cứ vào sự chỉ đạo của GV với toàn lớp hay một nhóm HS để sử dụng HTDH toàn lớp hay theo nhóm hoặc cá nhân Căn cứ vào nội dung bài học để sử dụng HTDH truyền thống hay trải nghiệm Mỗi HTDH có vai trò và chức năng riêng, nhưng

dù tổ chức dưới dạng hình thức nào chúng vẫn có quan hệ mật thiết, hổ trợ nhau Vì vậy, GV cần vận dụng linh hoạt, khéo léo các HTDH để phát huy hiệu quả HĐDH

Để quản tốt HTDH, HT cần chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục với sự đa dạng của các HTDH GV chuyển hình thức tổ chức giáo dục từ chủ yếu là dạy học trên lớp sang những HTDH khác trong điều kiện cho phép, bố trí hợp lý giữa dạy học và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giữa hoạt động tập thể, nhóm nhỏ và cá nhân Nhà trường phải chú trọng cả dạy học trên lớp và các hoạt động xã hội Kế hoạch phải cân đối giữa dạy học bắt buộc và dạy học tự chọn để đảm bảo hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống và rèn luyện kỹ năng cho HS, vừa đảm bảo chất lượng giáo dục chung, vừa phát triển tiềm năng cá nhân người học

1.5.4 Quản lý phương pháp dạy học các môn khoa học tự ở trường trung học phổ thông

Đổi mới PPDH lấy HS làm trung tâm, tạo điều kiện để HS được trình bày và bảo vệ ý kiến của mình, được lắng nghe và phản biện GV cần vận dụng linh hoạt và kết hợp hiệu quả các PPDH khác nhau: dạy học theo dự án, dạy học giải quyết vấn đề, giáo dục STEM, dạy học theo tình huống, dạy học theo trạm… sao cho phù hợp với chương trình và đặc thù bộ môn Vì vậy quản lý tốt PPDH các môn KHTN tại các trường THPT sẽ có tác động tích cực đối với việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học các môn KHTN theo hướng phát triển năng lực HS

Để quản lý PPDH các môn KHTN, HT cần nâng cao nhận thức cho GV về đổi mới PPDH, thường xuyên chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn thông qua hoạt động nghiên cứu bài học, dạy học theo chuyên đề, chủ đề, dự giờ, rút kinh nghiệm có thể trong tổ chuyên môn, nhóm các tổ các môn KHTN hoặc liên trường để trao đổi kinh nghiệm; chỉ đạo GV thiết kế bài dạy theo hướng phát triển năng lực HS theo chuỗi hoạt động (gồm các hoạt động: hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, luyện tập, vận dụng, tìm tòi và mở rộng); tạo điều kiện về thời gian, CSVC, PTDH cho các tổ, nhóm chuyên môn và GV để triển khai công việc; tích cực bồi dưỡng đổi mới PPDH và KTĐG kết quả học tập của HS

1.5.5 Quản lý phương tiện dạy học và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông

Cơ sở vật chất, TBDH của nhà trường là hệ thống các phương tiện vật chất, trang thiết bị được sử dụng để phục vụ cho việc dạy và học của nhà trường Quản lý

Trang 40

CSVC, TBDH là một quá trình cung cấp, bảo quản, sử dụng tuân thủ các nguyên tắc

sư phạm và nguyên tắc kinh tế

Nội dung quản lý CSVC, TBDH bao gồm: Xây dựng nội quy và kế hoạch, nguồn kinh phí trang bị sử dụng CSVC, trang thiết bị, phương tiện - kỹ thuật phục vụ dạy học; quản lý trường lớp, phòng học, bàn ghế, bảng; quản lý các trang thiết bị phục

vụ dạy học, hoạt động của các phòng bộ môn, phòng chức năng; quản lý thư viện trường học với các sách báo, tài liệu; quản lý đồ dùng học tập của HS

Để quản lý PTDH và các điều kiện hỗ trợ dạy học các môn KHTN đạt hiệu quả

HT cần quán triệt, tuyên truyền, phổ biến làm thay đổi nhận thức của cán bộ, GV về việc khai thác, sử dụng CSVC, TBDH; bồi dưỡng GV, nhân viên làm công tác thiết bị; chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các bài thí nghiệm, thực hành; KTĐG giá công tác sử dụng CSVC, TBDH; rà soát, thống kê, mua sắm bổ sung định kỳ TBDH cần thiết, đặc biệt là các thiết bị dạy học hiện đại như tivi, máy chiếu, máy vi tính, ; bồi dưỡng, tập huấn cho GV sử dụng các thiết bị dạy học , đặc biệt là ứng dụng CNTT vào dạy học Tạo điều kiện để GV được ứng dụng CNTT để dạy và HS ứng dụng CNTT để học; tạo điều kiện cho GV sử dụng trang thiết bị hiện đại trong dạy học

1.5.6 Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học các môn khoa học tự nhiên

ở trường trung học phổ thông

Kế hoạch giáo dục của nhà trường là kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục

do cơ sở giáo dục xây dựng và tổ chức thực hiện, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương và cơ sở giáo dục Kế hoạch giáo dục nhà trường được xây dựng trên

cơ sở kế hoạch giáo dục từng môn học và hoạt động giáo dục Kế hoạch KTĐG là một phần của kế hoạch giáo dục, không thể tách rời nhau

Nội dung quản lý KTĐG kết quả HĐDH các môn KHTN là: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch KTĐG

Để quản lý KTĐG kết quả dạy học các môn KHTN HT cần: chỉ đạo Tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục môn học và các hoạt động giáo dục Trong những kế hoạch này bao gồm cả kế hoạch KTĐG, kế hoạch KTĐG kết quả học tập của

HS phải phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học; chỉ đạo kiểm tra hồ

sơ cá nhân của GV ( thường xuyên, đột xuất); chỉ đạo ban chuyên môn, tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kì ( giữa kì, cuối kì ) ngay từ đầu năm học cụ thể để GV có

cơ sở thực hiện Quán triệt tổ chuyên môn, GV thực hiện nghiêm túc ra đề kiểm tra định kì đúng ma trận, bản đặc tả, đúng năng lực học sinh; chỉ đạo tổ chuyên môn yêu cầu GV chấm, trả bài, cập nhật điểm đúng tiến độ, chấm trả bài có phần nhận xét, hướng dẫn HS sửa sai, động viên HS

Ngày đăng: 02/04/2024, 14:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w