Quản lý thiết bị dạy học ở học viện phật giáo việt nam tại thành phố hồ chí minh

123 0 0
Quản lý thiết bị dạy học ở học viện phật giáo việt nam tại thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tuy nhiên, những năm qua thiết bị dạy học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều năm sử dụng, một số phòng học, thiết bị dạy học đã có dấu hiệu xuống cấp do

Trang 1

HỒNG VĂN CHUYỂN

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2023

Trang 2

HỒNG VĂN CHUYỂN

QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS, TS Lê Quang Sơn

Đà Nẵng, năm 2023

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài 6

8 Cấu trúc của luận văn 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM 7

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 7

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 8

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 10

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục 10

1.2.2 Quản lý thiết bị dạy học 12

1.3 Hệ thống thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam 14

1.3.1 Vị trí, vai trò thiết bị dạy học ở các trường học 14

1.3.2 Trang bị thiết bị dạy học 17

1.3.3 Sử dụng thiết bị dạy học 20

1.3.4 Bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học 21

1.4 Quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam 22

Trang 7

1.4.2 Quản lý khâu sử dụng thiết bị dạy học 24

1.4.3 Quản lý khâu bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học 26

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam 28

1.5.1 Các yếu tố khách quan 28

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 29

Tiểu kết Chương 1 30

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 31

2.1 Khái quát về khảo sát thực trạng 31

2.1.1 Mục đích khảo sát 31

2.1.2 Nội dung khảo sát 31

2.1.3 Đối tượng khảo sát 31

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vị trí, vai trò thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 37

2.3.2 Thực trạng trang bị thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 39

2.3.3 Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 42

2.3.4 Thực trạng bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 46

Trang 8

thành phố Hồ Chí Minh 50

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ, giảng viên về tầm quan trọng của quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 50

2.4.2 Thực trạng quản lý trang bị thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 51

2.4.3 Thực trạng quản lý sử dụng thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 53

2.4.4 Thực trạng quản lý bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học ở ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 55

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 57

2.5.1 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 57

2.5.2 Thực trạng ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 58

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh 60

2.6.1 Những ưu điểm 60

2.6.2 Những hạn chế 61

Tiểu kết Chương 2 62

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 63

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 63

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 63

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 63

Trang 9

viên và sinh viên về vai trò, tầm quan trọng của thiết bị dạy học và quản lý thiết

bị dạy học 65

3.2.2 Tăng cường quản lý khâu trang bị thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 68

3.2.3 Chú trọng thực hiện tốt khâu xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 71

3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 73

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất 76

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 76

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 76

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 76

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 77

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 77

Tiểu kết Chương 3 79

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 PHỤ LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)

Trang 10

9 PG, GH Phật Giáo, Giáo Hội 10 PGVN Phật Giáo Việt Nam

Trang 11

Số hiệu

2.3 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về vị trí, vai trò của

2.6 Đánh giá của sinh viên về chất lượng trang bị thiết bị dạy học 40 2.7 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về sử dụng thiết bị dạy

2.8 Đánh giá của sinh viên về chất lượng sử dụng thiết bị dạy học 44 2.9 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về chất lượng bảo

quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học 47 2.10 Đánh giá của sinh viên về chất lượng bảo quản, bảo trì và thanh

2.11 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về tầm quan trọng của

2.12 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về thực trạng quản lý

2.13 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về thực trạng quản lý

2.14 Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về thực trạng quản lý

bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học 55 2.15 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến quản lý thiết

2.16 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đến quản lý thiết bị

Trang 12

bảng Tên bảng Trang

3.2 Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi các biện

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng khẳng định “Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020) Đây là những định hướng lớn, là cơ sở quan trọng để thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay

Trong đổi mới giáo dục và đào tạo thiết bị dạy học của nhà trường là một trong những điều kiện quan trọng góp phần bảo đảm chất lượng dạy học Để thực hiện Chương trình dạy học thì thiết bị dạy học là điều kiện tiên quyết góp phần bảo đảm chất lượng dạy và học của nhà trường bên cạnh các điều kiện bảo đảm khác Đối với vấn đề này Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” cũng xác định “Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin” Điều này cho thấy tầm quan trọng của CSVC, thiết bị dạy học đối với thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trường của các tổ chức chính trị-xã hội khác

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết của Đảng, nhà trường các cấp cần phải tập trung mới toàn diện hoạt động giáo dục, trong đó đầu tư thiết bị dạy học giữ vai trò trọng yếu Bởi vì, thiết bị dạy học giữ vai trò quan trọng quyết

Trang 14

định chất lượng dạy học; nếu thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường

Nhận thức được tầm quan trọng của thiết bị dạy học và việc quản lý thiết bị dạy học trong quá trình hình thành và phát triển Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh luôn có sự quan tâm đặc biệt, có sự lãnh đạo và chỉ đạo sát sao trong việc bảo đảm thiết bị dạy học Tuy nhiên, những năm qua thiết bị dạy học của Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh sau nhiều năm sử dụng, một số phòng học, thiết bị dạy học đã có dấu hiệu xuống cấp do quá tải vì phải đáp ứng yêu cầu dạy học thường xuyên, liên tục với cường độ cao; đồng thời, với sự định hướng phát triển nhà trường, có nhiều thiết bị dạy học chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế

Xuất phát từ các lý do trên, tác giả chọn “Quản lý thiết bị dạy học ở

học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận

văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy học

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được quan tâm và đạt được một số

kết quả nhất định Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn bộc lộ những bất cập về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học

Trên cơ sở khái quát, hệ thống hóa lý luận về quản lý thiết bị dạy học và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng có thể xuất được các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh có tính cấp thiết vả khả thi cao.

5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

- Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo

Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 16

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết mà tác giả thu thập được, tác giả tiến hành phân tích để hiểu rõ các nội dung và tiến hành tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Mục đích của phương pháp này là dựa trên các tài liệu lý thuyết thu thập được, tác giả tiến hành phân loại cho phù hợp với các vấn đề cần nghiên cứu làm cơ sở cho việc hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

- Phương pháp giả thuyết

Đối với phương pháp này trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng của đối tượng nghiên cứu, tác giả đưa ra phán đoán để xây dựng giả thuyết nghiên cứu Từ đó bằng các thao tác và phương pháp khoa học để chứng minh cho giả thuyết nghiên cứu đó trong lý luận và thực tiễn

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích phương pháp này là thu thập thông tin để phân tích, đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất

Đây là phương pháp trọng tâm của đề tài, để sử dụng phương pháp này tác giả xây dựng phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi đóng, và câu hỏi mở (phiếu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở lý luận và khung lý thuyết của đề tài) nhằm thu thập thông tin nghiên cứu về thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Kết quả điều tra được phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm ra những thông tin đảm bảo tính khách quan và có độ tin cậy cao

Trang 17

- Phương pháp phỏng vấn

Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản với mục đích thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát để hỗ trợ thu thập thông tin về thực trạng và đánh giá tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất Cụ thể, bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Cách thực hiện thông qua trò chuyện, trao đổi và tọa đàm với cán bộ quản lý, giảng sư ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh để đánh giá thực trạng thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Những thông tin thu được từ quá trình phỏng vấn sâu sẽ làm cơ sở minh chứng thêm cho các dữ liệu nghiên cứu thực trạng và làm tăng độ tin cậy của thông tin thực trạng của vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Mục đích của phương pháp này là thu thập các thông tin để hỗ trợ việc phân tích, đánh giá thực trạng thông quan các sản phẩm hoạt động của các cấp quản lý

Cách thực hiện: Tác giả tiến hành nghiên cứu các hồ sơ, văn bản, biên bản, kế hoạch, báo cáo về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh Đặc biệt là việc nghiên cứu kế hoạch dạy học, giáo án bài giảng của giảng sư để thu thập thông tin thực trạng vấn đề nghiên cứu một cách cụ thể nhất

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Mục đích là thu thập ý kiến đóng góp của các chuyên gia thuộc lĩnh vực quản lý dạy học về các nội dung trọng tâm của đề tài

Tác giả tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia về khung lý thuyết của đề tài nghiên cứu và lấy ý kiến về các biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã được tác giả đề xuất

Trang 18

6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu

- Phương pháp toán học – toán thống kê: Phân tích xử lý các số liệu, các thông tin thu được bằng phương pháp thống kê toán học

- Các phần mềm tính toán: Tác giả sử dụng các phần mềm tính toán Excel, các công thức toán học về tính % và tính điểm trung bình để phục vụ việc xử lý các số liệu nghiên cứu

7 Dự kiến đóng góp mới của đề tài

- Luận văn đã đúc kết, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quản

lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam

- Công bố những số liệu khoa học trên cơ sở kết quả nghiên cứu thực tiễn về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất các biện pháp có tính khoa học và khả thi cao nhằm nâng cao

chất lượng, hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh.

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn dự kiến được trình bày trong 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

Chương 2 Thực trạng quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Biện pháp quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 19

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Xuất phát nhận thức được tầm quan trọng của phát triển giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia, trong đó, phát triển giáo dục không thể bỏ qua công tác quản l thiết bị dạy học nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của u hướng hội nhập giáo dục quốc tế như hiện nay, nhiều đề tài nghiên cứu về thiết bị dạy học và quản l thiết bị dạy học trong các trường học nói chung đã được nghiên cứu, trong đó bao gồm các sách, giáo trình, các báo cáo khoa học, các bài viết trên các tạp chí, các luận án, luận văn,….của nhiều tác giả từ

các đơn vị uy tín tại nhiều nước trên thế giới

Nhà giáo dục học vĩ đại Tiệp Khắc Kômensky (1592 - 1679) đã đặt nền móng đầu tiên cho dạy học trực quan, với quan điểm cơ bản là: Dạy học được

bắt đầu từ quan sát sự vật, hiện tượng, quá trình Trong tác phẩm: “Phép dạy

học vĩ đại ” ông viết: “ ái gì có thể tri giác được hãy để cho nhìn, cái nghe

được hãy để cho nghe…đó là quy tắc vàng đối với trẻ em, đối với dạy học ”

Cùng với sự phát triển của các tư tưởng trong lĩnh vực tâm lý, giáo dục

học, lý thuyết về dạy học trực quan cũng có những bước tiến mới Người ta đã

nhận thức được rằng vai trò của phương tiện trực quan dạy học không chỉ dừng ở việc giúp người học nhận biết hiện tượng mà còn nắm được bản chất của sự vật hiện tượng Một trong những đại diện của tư tưởng này, có thể kể đến tâm lý học Xô - viết hiện đại Trong hệ thống tư tưởng của mình về hoạt động và hoạt động trí óc (bên trong và bên ngoài), Leontiev đã đưa ra quan

điểm về cơ sở tâm lý học của nguyên tắc dạy học trực quan

Trang 20

Từ sau đại chiến thế giới thứ hai (1939-1945) ở Liên Xô (cũ) đã thực hiện khẩu hiệu: “Điện ảnh hoá quá trình học tập” Ở hật Bản từ năm 1960 đã tổ chức nghiên cứu mẫu và sản xuất phim giáo khoa dùng trong nhà trường, năm 1984 nước Nhật có 29 trung tâm nghe nhìn Ở Mỹ và các nước Châu Âu cũng như một số nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương như

Inđônêxia, Thái Lan, Philippin, Singapo người ta thay thế dần tranh trong

sách giáo khoa in trên giấy bằng các hình ảnh trên màn ti vi Như vậy lượng thông tin cung cấp phong phú và hấp dẫn hơn, việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng có mặt thuận lợi hơn Hiện nay nhiều nước trên thế giới nghiên cứu,

sử dụng rộng rãi đĩa hình và bước đầu sử dụng nternet trong giáo dục

Năm 1984 hội nghị quốc tế về dạy học lần thứ 39 họp tại Giơ-ne-vơ

cũng như nhiều hội nghị về TBDH ở các nước đã khẳng định ngành giáo dục cần phải được đổi mới thường xuyên về mục đích, cấu trúc, nội dung, TBDH

và phương pháp để tạo diều kiện cho tất cả các sinh viên đều có những cơ hội

học tập Tuỳ theo hoàn cảnh kinh tế, kỹ thuật và xã hội tất cả các nước trên thế giới đều có khuynh hướng hoàn thiện CSVC và TBDH nhằm phù hợp với

sự hiện đại hoá nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Các nước có nền kinh tế phát triển đều quan tâm đến việc nghiên cứu, thiết kế, sản xuất các TBDH hiện đại đạt chất lượng cao, cần thiết cho nhu cầu phát triển

mỗi nước

1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước

Trong xu thế hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, nền giáo dục Việt am

cũng đang theo xu hướng hội nhập ngày càng mạnh và sâu vào nền giáo dục quốc tế Để đạt được các mục tiêu này, chiến lược phát triển giáo dục nước ta cũng đã chú trọng đến các nội dung về xây dựng, hoàn thiện, nâng cấp cũng như quản lý hiệu quả về thiết bị dạy học (TBDH) trong các nhà trường Vì vậy, những năm qua, đề tài nghiên cứu về vấn đề này cũng nhận được nhiều

Trang 21

sự quan tâm từ các học giả trong nước Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Tác giả Phạm Minh Hạc trong cuốn sách “Một số vấn đề về quản lý

giáo dục và khoa học quản lý giáo dục”, Nhà xuất bản giáo dục, Hà nội, năm

1986, đã tập trung khai thác các vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học quản lý giáo dục, trong đó nhấn mạnh vai trò và các nội dung của quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng trong các nhà trường nói chung.(Phạm Minh Hạc, 1986)

Các tác giả Bùi Minh Hiển (Chủ biên), Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo

với giáo trình “Quản lý giáo dục”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội

năm 2006 Trong cuốn sách này các tác giả đã tập trung làm rõ các vấn đề về quản lý trong giáo dục, trong đó cũng có các vấn đề về quản lý thiết bị dạy học trong các nhà trường (Bìu Minh Hiền, 2006)

Lê Bảo Sơn “Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại trường Đại học

Hùng Vương trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục,

Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2010 Trong công trình này, tác giả đã khái quát lý luận về quản lý CSVC, đánh giá thực trạng quản lý CSVC và đưa ra 5 biện pháp quản lý cơ sở vật chất ở Trường Đại học Hùng Vương (Lê Bảo Sơn, 2010)

Lê Văn Trường “Các biện pháp quản lý hệ thống cơ sở vật chất – thiết

bị dạy học của trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Hưng Yên”,

Luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008 Trong công trình này, tác giả khái quát lý luận về quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học, đặc biệt tác giả đã đề cập đến thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học ở trường cao đẳng, đại học Từ đó khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất 5 biện pháp quản lý cơ sở vật chất – thiết bị dạy học ở Trường Cao đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh Hưng Yên (Lê Văn Trường, 2008)

Trang 22

Nhìn chung, số lượng các công trình nghiên cứu về thiết bị dạy học và quản lý thiết bị dạy học trong các nhà trường tương đối đa dạng, bao gồm các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhiều bài báo, nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tạp chí, đặc san chuyên ngành, thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, ở Học viện Phật giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề quản lý TBDH vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nghiên cứu một cách hệ thống

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý và quản lý giáo dục

- Quản lý

Quản lý là thuật ngữ được hiểu theo những khía cạnh khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận nghiên cứu đối tượng Do vậy, mỗi lĩnh vực tiếp cận, mỗi khoa học khác nhau có những quan niệm khác nhau về quản lý Thuật ngữ

“quản lý” thường được hiểu theo những cách khác nhau tuỳ theo góc nhìn

khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu

Theo Từ điểm Tiếng Việt thì “ Quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” hoặc “Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định (Trung tâm Từ điển học, 2008, p 991) Trong các khái niệm này mới chỉ ra sự cần thiết phải có quản lý khi có sự phối hợp hoạt động của nhiều người và mục đích của quản lý, chưa chỉ ra phương thức tiến hành quản lý Điều này có nghĩa là tổ chức có trước quản lý

Từ đó, chúng ta có thể quan niệm quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý một cách có định hướng, có tổ chức, có kế hoạch theo những yêu cầu nhất định nhằm phát huy

tối đa hiệu quả thực hiện của đối tượng quản lý Vì thế, mỗi chủ thể tương ứng với khách thể và mục tiêu đưa ra khác nhau sẽ có phương thức quản lý

khác nhau, cũng như bối cảnh xã hội và mức độ đầy đủ của các nguồn lực cũng là các yếu tố chi phối đến hoạt động quản lý

Trang 23

- Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khái niệm được đề cập trong nhiều tài liệu, nghiên cứu Có thể khái lược một số quan điểm sau:

Theo Từ điển giáo dục học thì Quản lý giáo dục có 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng thì quản lý giáo dục là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục; Còn theo nghĩa hẹp thì quản lý giáo dục, chủ yếu là quản lý giáo dục thế hệ trẻ, giáo dục nhà trường, giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân (Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, 2001, trang 19) Như vậy, quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu, các quá trình của hệ thống nhằm mục đích bảo đảm việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ

Theo Đặng Quốc Bảo thì quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát “là điều hành, phối hợp các lực lượng nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển của xã hội” (Đặng Quốc Bảo, 2006, trang 32)

Trần Kiểm quan niệm quản lý giáo dục ”là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường ” (Trần Kiểm, 1997, trang 22)

Tiếp cận trên phương diện hoạt động của một tổ chức, tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” (Nguyễn Ngọc Quang, 1989, trang 36)

Trang 24

Tóm lại, quản lý giáo dục là quá trình tác động có tổ chức, có định hướng hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý ở các cấp lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục ở cơ sở và toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu đã định

1.2.2 Quản lý thiết bị dạy học

- Thiết bị dạy học

Trong các trường học, hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH) có chức năng sử dụng cho mục đích giáo dục và đào tạo được gọi là hệ thống cơ sở vật chất sư phạm, CSVC và TBDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục TBDH là thuật ngữ đại diện cho các cách gọi khác nhau: học cụ, đồ dùng học tập, thiết bị giáo dục, là một bộ phận của CSVC trường học trực tiếp có mặt trong các giờ học được giảng viên và sinh viên cùng sử dụng Hệ thống CSVC sư phạm được

chia ra là ba bộ phận: Trường sở (nhà cửa, lớp học, sân chơi bãi tập, khuôn

viên ); Sách và thư viện trường học; TBDH (máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, tranh ảnh, tư liệu điện tử ) Trong đó, lõi của CSVC sư phạm

trường học chính là TBDH

TBDH là các phương tiện vật chất cần thiết được giảng viên và sinh viên sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình giáo dục, giảng dạy giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, trong hoạt động khám phá và lĩnh hội tri thức góp phần nâng cao chất lượng giáo dục để đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra TBDH là các phương tiện phục vụ hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường, được trang bị hoặc do giáo viên tự làm, được chi kinh píh từ nguồn ngân sách; được trang bị từ công tác xã hội hóa giáo dục hoặc nhà trường tự mua sắm bằng nguồn kinh phí được phép thu từ phía sinh viên hay hay xã hội hóa giáo dục

Trang 25

Theo đó, có thể hiểu, TBDH là tổng thể các đồ dùng, các vật thể mà người dạy học sử dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả quá trình dạy học, giúp người học có thể lĩnh hội các kiến thức, các kỹ năng… được người dạy truyền đạt một cách đầy đủ và hiệu quả nhất TBDH bao gồm máy móc, dụng cụ th nghiệm, mô hình mẫu vật, hoá chất, tranh ảnh, đồ dùng dụng cụ giáo dục thể chất, âm nhạc, mĩ thuật, thiết bị nghe nhìn và các thiết bị trực quan khác

Như vậy, có thể hiểu TBDH là bộ phận cơ bản của cơ sở vật chất nhà

trường, bao gồm toàn bộ những dụng cụ, phương tiện được sử dụng nhằm truyền đạt hiệu quả nội dụng của quá trình dạy học

- Quản lý thiết bị dạy học

Từ cách tiếp cận trên thì: Quản lý thiết bị dạy học là sự tác động của chủ thể quản lý (Giám đốc học viện) bằng các chức năng quản lý (kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá) vào TBDH để đạt được các mục tiêu của quá trình dạy học - giáo dục và đào tạo TBDH chỉ phát huy tác dụng tốt trong việc giáo dục và đào tạo khi nó được quản lý tốt Do vậy, đi đôi với việc đầu tư, cải thiện hệ thống TBDH chúng ta phải chú trọng đến việc quản lý TBDH trong nhà trường và việc quản lý phải tuân theo các yêu cầu chung và quy định hiện hành về quản lý kinh tế, khoa học cũng như quản lý giáo dục Trong quản lý TBDH thì:

Chủ thể quản lý: Người có trách nhiệm cao nhất trong quản lý TBDH

trong trường là hiệu trưởng Người quản lý cần phải nắm vững cơ sở lý luận và thực tiễn về lĩnh vực quản lý, các chức năng và nội dung quản lý , biết phân lập và phối hợp các nội dung quản lý , hiểu rõ các đoài hỏi của chương trình giáo dục…để quản lý và chỉ đạo sử dụng TBDH một cách phù hợp có hiệu quả cao nhằm nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo của nhà trường

Đối tượng quản lý là hệ thống TBDH và đội ngũ cán bộ quản lý các

cấp, giảng viên, nhân viên, sinh viên trực tiếp thực hiện các công việc liên

Trang 26

quan đến trang bị, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học Đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, giảng viên, nhân viên, sinh viên nhân viên cũng đồng thời là chủ thể quản lý khi triển khai thực hiện những công việc được giao

Mục tiêu quản lý: Xét ở khía cạnh tổng quát thì mục tiêu của quản lý

TBDH là đưa các TBDH phục vụ cho nhu cầu dạy học nhằm đảm bảo hiệu quả chất lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới giáo dục toàn diện Từ đó, mục tiêu cụ thể của quản lý TBDH là:

+ Nâng cao năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, giảng viên, nhân viên về công tác quản lý TBDH

+ Kiện toàn công tác tổ chức bộ máy quản lý TBDH, bổ sung cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách về công tác quản lý TBDH

+ Xây dựng các tiêu chí về công tác quản lý TBDH, bao gồm đầu tư, trang bị, khai thác, sử dụng và bảo quản TBDH

1.3 Hệ thống thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

1.3.1 Vị trí, vai trò thiết bị dạy học ở các trường học

Trong quá trình dạy học, phương tiện dạy học đã chứng tỏ vai trò to lớn của mình ở tất cả các khâu: tạo động cơ, hứng thú học tập của học sinh; cung cấp các cứ liệu thực nghiệm nhằm khái quát hoá hoặc kiểm chứng các kiến thức về các khái niệm, định luật, mô phỏng các hiện tượng; sử dụng trong việc ôn tập, đào sâu, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng của học sinh; hỗ trợ việc kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng , nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường, là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương pháp dạy học Tóm lại, sự phát triển nhanh chóng của TBDH sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học và việc ứng dụng hiệu quả các phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ đem lại chất lượng mới cho phương pháp dạy học Từ đó, cũng như ở các trường đại học khác vị trí, vai trò của TBDH ở Học viện Phật giáo Việt Nam thể hiện:

Trang 27

- TBDH góp phần cụ thể hóa nội dung dạy học: Xuất phát từ đặc trưng

tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, trong quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc lĩnh hội kiến thức của người học Các nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương tiện trực quan mới giải quyết được: định luật, hiện tượng trừu tượng trong khoa học tự nhiên, trong kỹ thuật chuyên ngành, tin học người học rất cần được trực tiếp làm thực nghiệm, được lắp rắp, thao tác, quan sát, nhận ét bằng việc sử dụng các dụng cụ, phương tiện cụ thể Như vậy, TBDH cho phép:

Thực hiện "nguyên tắc trực quan" trong dạy học; góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ bản: Tính khách quan, khoa học; tính tổng quát; tính hệ thống; tính chuyển hóa; tính thực tiễn và vận dụng được; tính bền vững

TBDH tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiên cứu dạng bề ngoài của đối tượng và các tính chất có thể tri giác trực tiếp của chúng

TBDH giúp cụ thể hóa những cái quá trừu tượng, đơn giản hóa những máy móc và thiết bị quá phức tạp

Giúp người học phát triển năng lực nhận thức, hình thành cảm giác thẩm mỹ, được hấp dẫn bởi cái đẹp, cái đơn giản, tính chân thực của thông tin chứa trong phương tiện Đặc biệt là khả năng quan sát, tư duy (phân tích, tổng hợp các hiện tượng, rút ra những kết luận có độ tin cậy )

- TBDH góp phần đa dạng hóa các hình thức dạy và học và đổi mới phương pháp dạy học: Việc dạy học theo cách truyền thụ đang dần được thay

bằng cách dạy học coi hoạt động của người học là trung tâm của quá trình

nhận thức nhằm phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học

Hướng đổi mới tích cực này dựa trên một số thay đổi cơ bản có liên quan chặt

chẽ đến TBD như: TBD là cơ sở cho việc đổi mới phương pháp dạy học;

TBDH là cầu nối giữa lý thuyêt và thực hành

Trang 28

Ngoài ra, TBDH góp phần đổi mới giáo dục thể hiện trên các khía cạnh: Đổi mới PPDH, tạo điều kiện cho sinh viên tự lực chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ ảo (tự nghiên cứu tài liệu, tự lắp ráp th nghiệm, tiến

hành th nghiệm, tìm thông tin, lựa chọn câu trả lời, vận dụng ) Trường, lớp

học đủ và đúng quy cách, có đầy đủ thiết bị dạy học sẽ cho phép tổ chức các hình thức hoạt động dạy học, giáo dục đa dạng, linh hoạt như dạy trong lớp, dạy ngoài lớp gắn với thực tiễn, dạy bằng thực hành, dạy chuyên biệt, nâng

cao, v.v Giáo trình, sách tham khảo, thư viện trường học là cơ sở cơ bản để

người dạy và người học khai thác tri thức, tự nghiên cứu, xây dựng phương pháp học tập, hỗ trợ đắc lực cho bài giảng của người dạy Với tài liệu học tập

tốt, người học có thể tự học, tự nghiên cứu

Như vậy, TBDH đầy đủ sẽ cho phép tổ chức nhiều hình thức hoạt động

dạy học phong phú và có hiệu quả, góp phần đảm bảo chất lượng dạy và học

Thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động giáo dục của nhà trường, là tiền đề quan trọng của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

- TBDH giúp rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao năng lực nhận thức cho người học: Quá trình dạy học không chỉ trang bị cho người học vốn

kiến thức để hình thành thế giới quan mà còn rèn luyện cho họ năng lực nhận thức và năng lực hành động TBDH làm giảm nhẹ công việc của giảng viên và giúp cho học viên tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi Có được các phương tiện thích hợp, giảng viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học viên trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho sinh viên những tình cảm tốt đẹp với môn học Khi đưa những phương tiện vào quá trình dạy học, giảng viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của sinh viên và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, của các em

Trang 29

Để học tập khoa học theo phương pháp được khám phá, chứng minh kiến thức, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kỹ năng thì các phương tiện, dụng cụ phòng thí nghiệm phòng thực hành có vai trò và tiềm năng to lớn Những phương pháp như vậy cho phép khai thác sâu sắc nội dung sự vật, hiện tượng khoa học trong tài liệu học tập Người học được tổ chức hoạt động, được làm nhiều hơn và thông qua việc làm đó mà chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ năng và phát triển năng lực

- TBDH tạo hứng thú học tập cho người học: Có rất nhiều loại TBDH

với các hình thức và chức năng khác nhau, trong đó có: phương tiện tạo hình ảnh (bảng đen, bảng trắng, tranh ảnh, bảng biểu, ), những phương tiện khuyếch đại hình ảnh (máy chiếu), phương tiện thu/phát khuếch đại âm thanh

(máy quay, máy ghi âm) Vì vậy người dạy khi sử dụng phương tiện dạy học phải làm tăng hiệu quả của quá trình nhận thức của người học, giúp người học nhận được kiến thức về đối tượng thực tiễn khách quan

TBDH phong phú giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú và lòng say mê, tăng tính hấp dẫn, kích thích ham muốn học tập, phát triển hứng thú nhận thức cho người học đối với công tác nghiên cứu khoa

học

1.3.2 Trang bị thiết bị dạy học

Đối với việc trang bị TBDH bao gồm mua sắm và tự làm TBDH Khi

tiến hành mua sắm hay tự làm TBDH cần baaor đảm tốt các nội dung sau: - Thực hiện đúng quy trình trong trang bị TBDH bao gồm các công việc: Lập thông báo; Dự thảo kế hoạch; Phê duyệt kế hoạch; Triển khai thực hiện; Nghiệm thu Căn cứ chế độ, tiêu chuẩn, định mức sử dụng TBDH và dự toán ngân sách; nhu cầu thực tế và đề nghị của các cơ quan, đơn vị trực thuộc về sử dụng TBDH, Nhà trường cần trường lập và phê duyệt kế hoạch trang bị TBDH Với mục đích để đáp ứng kịp thời và sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học phục

Trang 30

vụ dạy học và đảm bảo các vật tư, thiết bị, văn phòng phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý

Ở các trường đại học là nơi đào tạo đa ngành, đa nghề, nên TBDH ở đại học rất đa dạng và phong phú Thiết bị dạy học ở đây có những đặc điểm và đặc thù riêng, chuyển tải lượng kiến thức từ lý thuyết sang thực hành nên đòi hỏi đội ngũ CBQL, giảng viên có trình độ cao và thông thạo kỹ năng vận hành đối với từng loại thiết bị dạy học Đồng thời khi tiến hành trang bị TBDH cho các trường cũng bảo đảm tính đa dạng, phong phú và phù hợp với từng môn học, trong đó tập trung trang bị đầy đủ các TBDH phục vụ cho học tập các môn chuyên ngành và phù hợp vứi hoạt động giáo dục đào tạo ở cấp đại học Ở Học viện Phật giáo Việt Nam cũng không nằm ngoài yêu cầu đó

- Trang bị TBDH phải phù hợp với chương trình đào tạo về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học

Mục tiêu hàng đầu của nhà trường là nâng cao chất lượng đào tạo, điều

đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, TBDH

Với phương pháp giảng dạy trực quan sinh động sẽ đem lại hiệu quả dạy học cao nhất Nghĩa là thiết bị, mô hình, đồ dùng dạy học đóng vai trò rất quan

trọng, quyết định đến chất lượng đào tạo trong nhà trường

Giáo dục khoa học- công nghệ là một bộ phận cấu thành nội dung đào tạo trong nhà trường Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đổi mới và hoàn thiện hệ thống tri thức khoa học và kỹ năng công nghệ cả về nội dung (dung lượng kiến thức, kỹ năng) và cấu trúc (các môn học hoặc các lĩnh vực đào tạo) trở thành nhu cầu khách quan và cấp bách Mội dung dạy học là trụ cột, là xương sống để

TBDH luôn luôn tồn tại và đổi mới theo

Với mỗi nội dung dạy học, có thể có các phương pháp dạy học phù hợp, lựa chọn phương pháp nào lại liên quan đến TBDH Sự tương thích của TBDH với phương pháp dạy học sẽ cho ta thể hiện nội dung dạy học có hiệu

Trang 31

quả cao nhất Chúng ta có thể nói TBDH là phương tiện, là cầu nối giữa người dạy và người học và thực sự ngay trong bản thân TBDH đã có chứa nội

dung dạy học, chứa đựng tính mục đích của dạy học TBD là cầu nối chuyển

tải nội dung cần truyền đạt của người dạy đến người học một cách nhanh và

hiệu quả nhất

Đối với hình thức tổ chức dạy học cũng phụ thuộc nhiều vào TBDH

nếu không có TBDH thì hình thức tổ chức dạy học thường là thuyết trình,

giảng giải Rõ ràng trong trường hợp đó mục đích sư phạm, phương pháp sư phạm bị hạn chế nhiều, ngay cả khi có TBDH thì số lượng và chất lượng thiết

bị cũng liên quan đến hình thức tổ chức dạy học, chẳng hạn như khi lên lớp

thực hành, nếu thiết bị đủ cho từng nhóm hay từng học viên thì hình thức tổ chức dạy học sẽ khác nhau để đảm bảo sự tương thích và khai thác được khả năng học tập của người học Như vậy muốn thay đổi phương pháp dạy học,

hình thức tổ chức dạy học phải quan tâm tới trang bị TBDH phù hợp

- Trang bị TBDH phải đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của nhà trường

Trên thực tế, chúng ta nhận thức được rằng, nhiệm vụ của trường đại học là dạy học và nghiên cứu khoa học, hai nhiệm vụ này có vị trí vai trò tương đương nhau Vì vậy đối với các trường đại học thì hoạt động nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nên hiện nay cơ bản các trường đều hướng tới mục tiêu “Mỗi trường đai học là một trung tâm nghiên cứu khoa học mạnh” Trong đó, nghiên cứu khoa học không chỉ của giảng viên mà ở trường đại học hoạt động nghiên cứu khoa học của người học đóng vai trò quan trọng Tuy nhiên, đẻ hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học phát triển và có hiệu quả cao thì thiết bị dạy học phục vụ hoạt động nghiên cứu như: Phòng thí nghiệm, tài liệu tham khảo, thiết bị kỹ thuật hỗ trợ…có vai trò quan trọng Từ đó, quá tringf trang bị TBDH cho các trường đại học

Trang 32

cần quan tâm trang bị các thiết bị sao cho phù hợp với hoạt động nghiên cứu

khoa học của giảng viên và sinh viên tùy theo các chuyên ngành đào tạo

1.3.3 Sử dụng thiết bị dạy học

Tất cả các tài sản của Nhà nước đều phải tuân thủ theo quy trình của từng loại tài sản Nghĩa là mỗi loại tài sản ứng với một quy trình sử dụng thích hợp sao cho tài sản đó phải bảo đảm tuổi thọ đồng thời phát huy tối đa hiệu quả sử dụng công trình để chống lãng phí

- TBDH của trường đại học bao gồm: đồ dùng dạy học (tranh, ảnh; biểu đồ, mẫu vật; vật mẫu; dụng cụ thí nghiệm…); các thiết bị nghe nhìn (tivi; đầu DVD; máy chiếu; máy chiếu vật thể; máy quay phim, máy ảnh kỹ thuật số…); sách và các tài liệu học tập… được chia thành 3 nhóm thiết bị kỹ thuật, thiết bị trực quan, thiết bị thí nghiệm do trường quản lý và sử dụng Các thiết bị này do trường tự đầu tư mua sắm, xây dựng; các khoản tiền có được từ ngân sách nhà nước, học phí, lệ phí tuyển sinh, hoạt động tư vấn, chuyển giao công nghệ, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của trường, đóng góp của các tổ chức, cá nhân để phát triển giáo dục; các khoản biếu, tặng, cho, tài trợ khác của các tổ chức và cá nhân cho nhà trường theo quy định của pháp luật

- Việc sử dụng, định đoạt các TBDH thực hiện theo quy định của pháp luật TBDH của Học viện Phật giáo Việt Nam tiến hành sử dụng theo quy định sử dụng của của trường đại học tư thục được sở hữu, trên cơ sở quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục và quy định của pháp luật

- Ngoài việc bố trí kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên tài sản hàng năm, trường đại học có kế hoạch và bố trí kinh phí ưu tiên hợp lý từ nguồn thu của trường để đầu tư bổ sung, đổi mới thiết bị, sửa chữa lớn, xây dựng mới và từng bước hiện đại hóa TBDH, bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế

Trang 33

- Quá trình sử dụng TBDH phải đúng mục đích, phù hợp với nội dung môn học và bảo đảm tính tiết kiệm để sử dụng được lâu dài phục vụ cho hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường

- Hàng năm, trường tổ chức kiểm kê, đánh giá lại giá trị TBDH của trường và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định

1.3.4 Bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học

Đối với bảo quản, bảo trì TBDH thì mục đích là: Trong quá trình khai thác sử dụng TBDH sẽ xuống cấp, hư hỏng nếu bảo quản, bảo trì không tốt nên việc bảo quản, bảo trì có ý nghĩa quan trọng giúp tăng tuổi thọ TBDH, giúp việc khai thác, sử dụng TBDH được tốt hơn Để việc bảo quản, bảo trì và khai thác sử dụng TBDH có hiệu quả, trường đại học cần tổ chức thực hiện các công việc sau:

- Tham mưu với cơ quan quản lý cấp trên huy động các nguồn kinh phí để sửa chữa, bổ sung TBDH nhằm bảo quản, bảo trì và triển khai sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả;

- Giao trách nhiệm cho Hiệu trưởng nhà trường, xây dựng kế hoạch, tổ chức bảo quản, bảo trì và triển khai sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học đã trang bị, tránh lãng phí;

- Chỉ đạo bố trí sắp xếp nhân sự làm viên chức quản lý thiết bị dạy học và tạo điều kiện để viên chức làm công tác thiết bị dạy học được đào tạo đúng chuyên ngành hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo Chương trình đã được Bộ GD&ĐT ban hành tại Quyết định số 74/2007/QĐ-BGDĐT ngày 05/12/2007 Phòng Quản trị - Thiết bị của trường đại học thực hiện các bước tiếp theo sau khi thực hiện công việc mua sắm, nghiệm thu và đưa vào sử dụng trang thiết bị cho các đơn vị

- Đối với thanh lý TBDH, khi TBDH hư hỏng hoặc lạc hậu so với

chương trình nội dung đào tạo thì tiến hành thanh lý để tạo cơ sở cho việc

Trang 34

trang bị mới đáp ứng yêu cầu đào tạo của Nhà trường Tuy nhiên, khi thanh lý TBDH cần tiến hành theo qui định, quy trình thanh lý gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật khi có nhu

cầu bán, chuyển nhượng tài sản là các TBDH các đơn vị sử dụng lập hồ sơ điều chuyển tài sản đối với những tài sản dư thừa, không còn nhu cầu sử dụng, sử dụng không có hiệu quả gửi cho BGH nhà trường hoặc cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp gửi cơ quan Tài chính cấp trên

Bước 2: Nộp hồ sơ đã hoàn thành

Bước 3: Trả kết quả Ngay sau khi có quyết định bán, chuyển đổi hình

thức sở hữu tài sản của cơ quan tài chính cấp trên

Hồ sơ sẽ được chuyển đến Phòng chức năng để chuyển cho chuyên viên được giao nhiệm vụ xử lý Chuyên viên nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ xem xét, xử lý Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì chậm nhất sau 3 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ do đơn vị gửi đến, cơ quan Tài chính sẽ thông báo để đơn vị bổ sung hoặc làm lại hồ sơ cho

đầy đủ, hợp lệ

1.4 Quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

1.4.1 QuẢn lý khâu trang bị thiết bị dạy học

1 Hoạt động quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng bao gồm các nội

dung quản lý về xây dựng, trang bị thiết bị dạy học trong nhà trường Theo đó, hiệu trưởng là người xây dựng các kế hoạch về thiết lập, bổ sung và trang bị các thiết bị dạy học của nhà trường, đề xuất lên cơ quan có thẩm quyền để nhận kinh phí phân bổ, từ đó triển khai kế hoạch xây dựng, trang bị thiết bị dạy học cho nhà trường

- Lập kế hoạch trang bị TBDH: Giám đốc học viện cần có các định mức

kinh phí cần trang bị theo từng năm học và cho từng chu kỳ từ 3 đến 5 năm, từ nhiều nguồn kinh phí khác nhau (ngân sách trên cấp, chính quyền địa

phương, doanh nghiệp hay các tổ chức bên ngoài…) nếu kinh phí có hạn nên

Trang 35

lựa chọn những thứ cần thiết, cơ bản để ây dựng, trang bị trước, cần trang bị một số phương tiện nghe – nhìn, đưa máy tính vào mục đích dạy học, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại hiệu quả cao

Hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch sử dụng tốt các nguồn kinh phí vào đúng mục đích, không cắt xén, chi vào việc khác, tăng cường công tác xã hội

hóa giáo dục để tăng kinh phí đầu tư trang bị các TBDH Mọi chi tiêu trang

bị các TBDH phải công khai, minh bạch và có sự giám sát của cơ quan tài

chính nhà trường

- Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch trang bị TBDH: Triển khai kế

hoạch, quy trình trang bị TBDH Đảm bảo đúng thủ tục về xây dựng, trang bị TBDH theo đúng quy định của cơ quan nhà nước

Tự làm và sưu tầm TBDH vì việc trang bị các TBDH không thể ngay một lúc đáp ứng đủ điều kiện dạy và học của giảng viên và sinh viên Động viên, khích lệ cán bộ, giảng viên và sinh viên tự sưu tầm, tự làm TBDH, phục vụ cho việc giảng dạy và học tập

- Chỉ đạo việc trang bị TBDH: Để chỉ đạo việc trang bị TBDH Hiệu trưởng cần thực hiện các nội dung:

+ Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình quản l việc trang bị TBDH Khi quy định trang bị TBD nào cần em ét theo định hướng các tiêu chuẩn: Các thiết bị phải đảm bảo tính hệ thống, khoa học, hiệu quả; Các thiết bị phải đảm bảo được độ bền và độ an toàn; Giá thành phải hợp lý, đúng giá

+ Phân công, đôn đốc, điều hành nhân sự trong việc trang bị các thiết bị nội thất trong các phòng ban; các trang thiết bị phục vụ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; thiết bị y tế; sách, tài liệu và TBDH … phục vụ quá trình đào tạo của nhà trường

- Kiểm tra, đánh giá việc trang bị TBDH:

Trang 36

+ Kiểm tra việc trang bị có đúng mục đích, quy trình, thủ tục hay không, kiểm tra việc trang bị TBDH có thực sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu dạy và học của giảng viên và sinh viên, có phù hợp với chương trình đào tạo của nhà trường hay không Việc kiểm tra có thể tiến hành một cách định kỳ, thường uyên và độtuất tùy theo tình hình cụ thể của nhà trường

+ Kiểm tra, đánh giá hồ sơ, sổ sách, quá trình triển khai việc trang bị TBDH

+ Định kỳ phải tiến hành kiểm kê theo đúng quy định của nhà nước về quản lý thiết bị

+ Việc kiểm kê bất thường phải được tiến hành trong các trường hợp sau: Khi thay đổi iệu trường hoặc cán bộ phụ trách công tác TBDH; Khi thay đổi địa điểm, sáp nhập, chia tách, đình chỉ hoạt động, giải thể trường Khi xảy ra thiệt hại do thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp; Khi có đơn thư khiếu nại, tố cáo; Khi cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền yêu cầu

Ở các trường đại học, TBDH đóng vai trò vô cùng quan trọng Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, các cơ sở đào tạo phải được trang bị các TBDH theo công nghệ sản xuất mới mà các nước tiên tiến đã có TBDH càng hiện đại, đầy đủ thì kết quả dạy học đạt được càng cao Ngược lại, sự khiếm khuyết, lạc hậu về TBDHH sẽ làm giảm đi kết quả dạy học Vì vậy, hàng năm nhà trường cần tổ chức thực hiện đầu tư trang thiết bị theo kế hoạch của các dự án đầu tư được cơ quan quản lý phê duyệt và phải thực hiện theo các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý đầu tư ây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị dạy học

1.4.2 Quản lý khâu sử dụng thiết bị dạy học

Quản lý thiết bị dạy học còn bao gồm nội dung quản lý trong sử dụng thiết bị dạy học Sau khi đã được trang bị đầy đủ, thiết bị dạy học trong nhà trường cần phải được quản lý trong quá trình sử dụng để các thiết bị dạy học được sử dụng đúng mục đích, không gây lãng phí trong quá trình sử dụng.

Trang 37

- Lập kế hoạch sử dụng TBDH: Có kế hoạch cụ thể, chi tiết đến từng Khoa, Bộ môn, giảng viên và sinh viên trong việc sử dụng TBDH đáp ứng

chương trình đào tạo và phù hợp nội dung giảng dạy Sử dụng TBDH như thế nào để phát huy hết được khả năng sáng tạo của người dạy và người học một

cách hiệu quả nhất.

- Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng TBDH: Quá trình tổ chức, triển khai cán bộ quản lý các cấp cần:

Bảo đảm TBDH phải được khai thác, tăng cường sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục Nhà trường có những quy định chặt chẽ trong việc giảng dạy các phòng học bộ môn, sử dụng thiết bị dạy học như: đăng ký

học phòng học bộ môn; đăng ký sử dụng thiết bị dạy học.

Cần có hệ thống sổ sách quản lý TBDH như sổ nhập kho, sổ theo dõi thiết bị, sổ mượn trả thiết bị, sổ đăng ký giảng dạy để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng TBDH của cán bộ, giáo viên và nhân viên.

- Chỉ đạo việc sử dụng TBDH: Quá trình chỉ đạo sử dụng TBDH cần thực hiện các nội dung:

+ Xây dựng các quy định, quy chế, quy trình về sử dụng TBDH nhằm đảm bảo mục tiêu đã đặt ra là nâng cao chất lượng đào tạo và giảm chi ph sử dụng

+ Phân công nhân sự phụ trách quản lý việc sử dụng TBDH và xác định vai trò, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân đối với việc sử dụng TBDH

+ Hướng dẫn các đơn vị, cá nhân sử dụng các loại thiết bị mới - Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng TBDH:

Kiểm tra các thiết bị sau mỗi lần sử dụng để phát hiện những hỏng hóc và kịp thời sửa chữa Theo dõi, thống kê, đánh giá hiệu suất sử dụng TBDH thường xuyên, định kỳ dựa vào sổ mượn trả TBDH Thường xuyên kiểm tra,

Trang 38

đánh giá việc sử dụng TBDH trong mỗi giờ học nhằm tạo thói quen cho giảng viên trong việc sử dụng thiết bị

Theo kế hoạch đầu năm, nhà trường tổ chức kiểm kê, đánh giá lại thiết bị, trên cơ sở đó sẽ tổ chức quản lý, đưa vào sử dụng và xem xét, điều động, giao lại thiết bị cho các đơn vị Hiệu trưởng giao thiết bị cố định cho từng cá nhân quản lý, sử dụng phục vụ công tác giáo dục, đào tạo của nhà trường Nhiệm vụ sử dụng có hiệu quả TBDH được giao cho cán bộ, giảng viên và nhân viên thực hiện dưới sự quản lý, giám sát của thủ trưởng các đơn vị và các phòng nghiệp vụ theo nội dung công việc được giao

1.4.3 Quản lý khâu bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học

Quản lý thiết bị dạy học còn bao gồm nội dung quản lý trong bảo quản, bảo trì và tanh lý thiết bị dạy học Muốn thiết bị dạy học phục vụ hiệu quả cho quá trình giảng dạy, học tập trong nhà trường, mà cụ thể là hiệu trưởng trong các nhà trường đó cần xác lập kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện khâu bảo quản, bảo trì và thanh lý thiết bị dạy học một cách tốt nhất, sao cho thiết bị dạy học phát huy hết tác dụng, phục vụ hiệu quả cho quá trình học tập của sinh viên và giảng dạy của giảng viên, …

- Lập kế hoạch bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH: Dựa vào kế hoạch

trang bị, sửa chữa TBDH, nhà trường sẽ có kế hoạch bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH, tránh lãng phí nguồn trang thiết bị. Kế hoạch bảo quản, bảo

trì và thanh lý TBDH có thể định kỳ, thường xuyên hoặc đột xuất dựa vào tình hình sử dụng TBDH

- Tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH: Thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn

của nhà sản xuất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH Có quy định về việc bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH sau khi sử dụng TBDH trong quá trình đào tạo. Thực hiện bảo quản, bảo trì theo

chế độ phù hợp đối với từng loại dụng cụ, thiết bị, vật tư khoa học kĩ thuật

Trang 39

Hướng dẫn bảo quản, bảo trì các các thiết bị phục vụ phòng ban, phòng học, phòng thực hành, phòng thực nghiệm, các thiết bị phục vụ giảng dạy và sách, báo, tạp chí, bài nghiên cứu, tài liệu…tại thư viện; giữ gìn các công trình được xây dựng trong nhà trường và các TBDH đảm bảo sử dụng lâu dài.

Hướng dẫn, yêu cầu các tổ chức, cá nhân bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH theo quy định đối với dụng cụ, vật tư khoa học kỹ thuật: cần quan tâm đến ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, môi trường cất giữ đến các loại dụng cụ tinh vi, đắt tiền (như dụng cụ quang học, điện tử, máy tính ) Cần có kinh

phí để mua vật tư, vật liệu cho việc bảo quản

- Chỉ đạo việc bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH: Xây dựng thủ tục,

quy trình bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH một cách khoa học, hợp lý, rõ

ràng, đơn giản Phân công nhân sự phụ trách quản lý việc bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH

TBDH phải được làm sạch và bảo quản, bảo trì ngay sau khi sử dụng, định kỳ bảo dưỡng, bổ sung phụ tùng, linh kiện, vật tư tiêu hao Yêu cầu các đơn vị, cá nhân thực hiện đúng quy trình và phương pháp bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản uất và tuân thủ những quy định chung về bảo quản

- Kiểm tra, đánh giá việc bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH:

Thực hiện chế độ kiểm kê thiết bị theo định kỳ để phát hiện kịp thời những thiết bị bị hư hỏng, từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa phù hợp

Thường xuyên theo dõi, kiểm soát chất lượng công tác bảo quản, bảo trì và thanh lý TBDH một cách chặt chẽ, hợp lý và khoa học Thiết bị dạy học một mặt là phương tiện, là đối tượng của giảng dạy và học tập, mặt khác đó là những đối tượng vật chất cụ thể cho nên có thể tốt, xấu, hư hỏng, mất mát hoặc giảm chất lượng Do vậy việc bảo quản chặt chẽ, hợp lý và khoa học là rất cần thiết

Trang 40

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học ở Học viện Phật giáo Việt Nam

1.5.1 Các yếu tố khách quan

- Chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia: Dựa vào

chính sách, chiến lược phát triển giáo dục quốc gia, các nội dung liên quan đến quản lý giáo dục, trong đó có quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường sẽ được cụ thể hóa Chính sách, chiến lược phát triển giáo dục của quốc gia đề cập càng cụ thể đến các nội dung quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hoạt động quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng tại nhà trường đó

- Chính sách, chiến lược quản lý thiết bị dạy học của học viện: Các

chính sách, chiến lược quản lý thiết bị dạy học của nhà trường cũng ảnh hưởng đến quản lý thiết bị dạy học Theo đó, các chính sách, chiến lược quản lý thiết bị dạy học của nhà trường cần phải rõ ràng, cụ thể và phải được điều chỉnh, thay đổi để phù hợp với thực tiễn từng giai đoạn Các chính sách, chiến lược quản lý thiết bị dạy học của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý thiết bị dạy học hiệu quả công tác sẽ cao và ngược lại

- Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường: Đây là yếu tố ảnh hưởng khá lớn đến công tác quản lý

thiết bị dạy học Cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường thông thường bao gồm hệ thống các phòng ban, hệ thống tài liệu, máy tính, và các trang thiết bị khác được trang bị các máy móc, thiết bị bảo quản (như máy điều hòa, máy sấy) phục vụ cho công tác quản lý nói chung và quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiết bị dạy học trong nhà trường càng hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả quản Ngược lại, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiết bị dạy học trong

Ngày đăng: 02/04/2024, 13:23

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan