Xây dựng tiêu chí đánh giá là một bước quan trọng trong quy trinh đánh giá tạo cơ sở cho việc thực hiện đánh giá song thực tế hiện nay trong trường tiểu học của chúng ta chưa có tiêu chí
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ BÍCH HẠNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
VÕ THỊ BÍCH HẠNH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học: TS VÕ TRUNG MINH
Đà Nẵng - Năm 2023
Trang 3LOI CAM DOAN
Toi xin cam doan day la cong trinh nghien cuu cua rieng toi, cac k�t qua nghien cuu la trung thvc va chua dugc cong b6 trong bfit ky cong tdnh nao khac
Da Ndng, ngay 28 thang 10 niim 2023
Tac giii
Vo Thj Bich H{lnh
Trang 4LOI CAMON
Trong qua trinh h9c t�p ti.ii Di.ii h9c Su phi.im - D�i h9c Ba N�ng, nho c6 sµ chi
di.iy t�n tinh cua cac th�y co giao va SlJ n6 lt,rc c6 gAng cua ban than, toi da hoan thanh chuong trinh mon h9c chuyen nganh Di.ti h9c Su phi.im - Di.ii h9c Da N�ng V 6i tinh cam chan thanh nhfrt, tac gia xin bay to long biSt on dSn quy th�y giao, co giao Di.ii h9c Su phi.im - Di.ti h9c Da N�ng da t�n tinh giang di.iy toi trong su6t qua trinh h9c �p va nghien ciru D�c bi¢t, toi xin tran trc;mg bay to long biSt on sau sic t6i TS Vo Trung Minh, nguoi da t�n tinh chi bao, giup da, d9ng vien toi trong su6t qua trinh tim hi�u, nghien ciru, hoan thanh lu�n van
Toi xin gui IO'i cam on chan thanh t6i Ban giam hi¢u cac truoog ti�u h9c qu�n Thanh Khe, da ti.io di�u ki¢n v� thoi gian, v� tinh th!n d� tac gia tham gia va hoan thanh kh6a h9c cao h9c
Toi xin chan thanh cam on cac d6ng chi trong Ban giam hi�u, cac d6ng chi t6 truong chuyen mon, cac d6ng chi giao vien cua cac truo-ng ti�u h9c qu�n Thanh Khe Cung VO'i cac df>ng nghi�p than thi�t va cac em hQC sinh da giup OCT, h6 trq toi trong qua trinh khao sat, thu th�p va XU ly cac dfr li�u Hen quan d�n lu�n van
Trang qua trinh h9c t�p, nghien cuu va hoan thanh lu�n van, m�c du ban than da luon c6 gling nhung chiic chin khong tranh khoi nhfrng khi�m khuy�t Kinh mong dugc sg g6p y, chi d�n cua cac Th�y, cac Cova cac b�n d6ng nghi�p
Tran tr9ng cam an!
Da N&ng, ngay 28 thcing 10 niim 2023
Tac giii
Vo Thi Bich H {l,nh
Trang 5QUAN LY HO�T D()NG TO CHUYEN MON T�I cAc
TRUONG TIEU HQC QU� THANH KHE THANH PHO DA NANG DAP UNG YEU CAU DOI MOI GIAO DTJC
Nganh : Quan ly giao dye H9 ten h9c vien : Vo Thi Bich Hfnh
Ngubi hu6ng d�n khoa h9c : 1 TS Vo Truog Minh 2 TS Trin Thi Thuy Ha
Ca sa dao �o : Trarong Dfi hqc Sar phfm Da Niing1 Tom tit k�t q�i 11:lli\Ji"C llln�n haiim vinn
Trai qua qua trinh nghien cuu nghiem tuc, tac gia lu�n van da th\fC hi�n duqc nhi�m VI,! d�t ra ia nghien cum ca so-ly lu?n cua Quan Iy ho�t d{mg t6 chuyen man t�i cac truong TiJu h9c Qu�n Thanh Khe, thanh ph6 Da Nfulg; Khi10 sat, danh gia thi,rc tn;mg va d� xu�t cac bi�n phap Qu?,n ly ho�t c!<)ng t6
chuyen man dap ung yeu d.u d6i m&i giao dvc & cac truong ti�u h9c Qu�n Thanh Khe, thanh ph6 Da Nfulg va khao sat tinh c�p thi�t, tinh kha thi cua cac bi�n phap dS xrnit; cac bi�n phap dS xu�t nhu sau:
- Tang cuong b6i duang nang cao nang h,rc cho t6 truong, giao vien t6 chuyen man trong vi�cquan ly ho�t d(lng d�y h9c �i truong tiSu h9c gin vai dap l'.mg yeu du obi m&i giao dvc
- K� ho�ch h6a n(li dung ho�t d{mg t6 chuyen man a truong tiJu h9c gin v&i dap ung yeu d.ud6i mm giao d1,1c
- T6 chuc va chi d�o thgc hi�n ho�t d(lng t6 chuyen mon (J truong tiSu h9c gin v6i dap ung yeuc.lu d6i m&i giao d1,1c
- Dam bao cac diSu ki�n ca s& v�t chdt , dAy m� ung d\mg CNTT dap (mg cho ho�t d{mg t6cl;myen m6n dap ung yeu c.lu d6i m6i giao dµc
-Xay dµng ca chJ kiSm tra, danh gia ho.;it dc)ng t6 chuyen man & trucmg tiSu h9c dap ung yeudu d6i m6i giao dvc
2 Y aghia khoa h9c va thy-c tiin ciia lu�n van
D� tai da g6p ph.ln lam sang to CCY s& ly lu�n, M th6ng h6a cac nghien CIIU trong va ngoai llUOC, xac dinh dUQ'C CaC k:hai ni�m lam CO' SCJ cho nghien CtrU ly Ju�n, xay d\fllg CaC nc)i dung sinh ho�t t6 chuyen man t�i cac truong TiSu h9c qu�n Thanh Khe, thanh ph6 Da Ning dap l'.rng yeu c.lu d6i m&i giao dl,!C
Cac bi�n phap d� xudt phu hQ'P v6i diSu ki�n thgc ti�n cua dia phmmg, n�u duQ'c triSn khai d6ng b<) se g6p ph.ln g6p phfui nang cao chdt luQTig cong tac quiin ly ho�t dc)ng t6 chuyen mon t�i cac truong tiSu l19c, thµc hi�n thanh c6ng S\f nghi�p d6i m6i giao d1,1c trong giai do�n hi�n nay
3 Hmmg nghien CU'U ti�p theo ciia d� t:ai
D� tai c6 thS phat tri�n theo cac hu6ng nhu: D6i m&i hinh thuc sinh ho�t t6 chuyen man t�i cac truong TiSu hoc qu�n Thanh Khe, thanh ph6 Da Ning; nghien cuu va xay d\fng n(li dung sinh ho�t T6 chuyen m6n dap ung chmmg trinh giao dµc ph6 thong 2018 t�i cac tnrong TiSu h9c tren dia ban 4 'fir khoa: quan ly, t6 truong chuyen mon, t6 chuyen mon, tnrang tiSu h9c, alii mo·i giao d1,1c
Ngu-iri th'J'C hijn iii tai
TS Vo Truog Minh TS Tdn Thi Thuy Ha Vo Thj Bich Hfnh
Trang 6RESEARCH RESULTS INFORMATION PAGE
ACTIVITIES MANAGEMENT OF PROFESSIONAL TEAM
AT THE OCCASIONTHANH KHE DISTRICT ELEMENTARY SCHOOL DA NANG CITY MEET EDUCATION INNOVATION REQUIREMENTS
Major : :!Educational Management
Full name of Master student : Vo Thi Bich Hanh
: The University ofDanang-University of Education amd Science
Through a rigorous research process, the author of the thesis has clarified theoretical and practical issues on the management of professional �oup activities in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang city with the task of setting out to research the th.eoretical basis of professional group activities management in primary schools to meet the requirements of educational innovation; Surveying and assessing the current status of professional group activities and managing professional group activities in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang city; Proposing measures to manage the activities of professional groups to meet the requirements of educational innovation in primary schools in Thanh Khe District, Da Nang City and survey the urgency and feasibility of the
proposed measures
2 Proposed Measures
- Enhance capacity building training for team leaders and teachers in managing teachingactivities at primary schools in association with meeting educational innovation requirements
- Planning the content of professional group activities in primary schools in association withmeeting the requirements of educational innovation
- Organize and direct the implementation of professional group activities in primary schools inassociation with meeting the requirements of educational innovation
- Ensure the physical conditions, promote the application of IT to meet the activities ofprofessional groups to meet the requirements of educational innovation
- Develop a mechanism to check and evaluate the activities of professional groups in primary
1 schools to meet the requirements of educational innovation
3 Keywords: management, professional group leader, professional group, primary school,educational innovation
Dr Vo Truog Minh Dr Tran Thi Thuy Ha Vo Thi mdi Hanh
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 2
4 Giả thuyết khoa học 2
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 3
8 Cấu trúc của luận văn 3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 4
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 4
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước 5
1.2 Các khái niệm chính của đề tài 7
1.2.1 Quản lý 7
1.2.2 Quản lý giáo dục 8
1.2.3 Hoạt động tổ chuyên môn 8
1.2.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn 10
1.3 Những yêu cầu đặt ra trong Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục 11
1.4 Hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 14
1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn 14
1.4.2 Mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn 17
1.4.3 Nội dung hoạt động tổ chuyên môn 17
1.4.4 Các hình thức hoạt động tổ chuyên môn 18
1.5 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 20
1.5.1 Quản lý hoạt động tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 20 1.5.2 Quản lý việc tổ chức xây dựng dạy học các môn học 22
1.5.3 Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn 23
1.5.4 Quản lý việc đề xuất tổ chức phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp 25
1.5.5 Quản lý việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho tổ viên 25
Trang 81.5.6 Quản lý việc tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn
nghề nghiệp giáo viên phổ thông 27
1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 29
1.6.1 Các yếu tố chủ quan 29
1.6.2 Các yếu tố khách quan 30
Tiểu kết chương 1 31
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 33
2.1 Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng 33
2.1.1 Mục đích khảo sát 33
2.1.2 Nội dung khảo sát 33
2.1.3 Đối tượng khách thể khảo sát 33
2.1.4 Phương pháp khảo sát 33
2.2 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 34
2.2.1 Về tình hình kinh tế - xã hội 34
2.2.2 Về tình hình giáo dục tiểu học quận Thanh Khê 36
2.3 Thực trạng hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 39
2.3.1 Đánh giá về mức độ quan trọng của đổi mới hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 39
2.3.2 Thực trạng nhận thức về vai trò của tổ chuyên môn 39
2.3.3 Thực trạng thực hiện các mục tiêu hoạt động của tổ chuyên môn 41
2.3.4 Thực trạng thực hiện các nội dung hoạt động của tổ chuyên môn 43
2.3.5 Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động tổ chuyên môn 45
2.4 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 47
2.4.1 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 47
2.4.2 Thực trạng quản lý tổ chức xây dựng dạy học các môn học 48
2.4.3 Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn 51
2.4.4 Thực trạng quản lý đề xuất tổ chức phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp 54
2.4.5 Thực trạng quản lý tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho tổ viên 56
Trang 92.4.6 Thực trạng Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng giảng dạy,
giáo dục của giáo viên 58
2.4.7 Thực trạng quản lý tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông 60
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN THANH KHÊ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC 67
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 67
3.1.6 Đảm bảo tính hiệu quả 68
3.2 Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường Tiểu học quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng 68
3.2.1 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho tổ trưởng, giáo viên tổ chuyên môn trong việc quản lý hoạt động dạy học tại trường tiểu học gắn với đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 68
3.2.2 Kế hoạch hóa nội dung hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học gắn với đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 74
3.2.3 Tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học gắn với đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 78
3.2.4 Đảm bảo các điều kiện cơ sở vật chất, đẩy mạnh ứng dụng CNTT đáp ứng cho hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 80
3.2.5 Xây dựng cơ chế kiểm tra, đánh giá hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 82
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 84
3.4 Khảo nghiệm mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp: 84
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 84
Trang 103.4.2 Đối tượng và phương pháp khảo nghiệm 84
3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 85
Tiểu kết chương 3 87
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91PHỤ LỤC PL1
Trang 11TTCM : Tổ trưởng chuyên môn UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu
2.3 Quy mô phát triển số lượng trường, lớp, học sinh,
2.5 Kết quả đánh giá Chất lượng môn Tiếng Việt học
2.9 Đánh giá của CBQL và GV về mục tiêu hoạt động
2.10
Đánh giá của CBQL và GV về thực hiện các nội dung hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu học Quận Thanh Khê
43
2.11
Đánh giá của CBQL và GV về hình thức hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu học Quận Thanh Khê
45
2.12 Thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn tham
gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường 47 2.13 Thực trạng quản lý tổ chức xây dựng dạy học các
2.14 Thực trạng quản lý tổ chức thực hiện kế hoạch
2.15 Thực trạng quản lý đề xuất tổ chức phân công giáo
viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp 54 2.16 Thực trạng quản lý tổ chức bồi dưỡng nâng cao
Trang 13Số hiệu
2.17
Thực trạng quản lý việc đánh giá, xếp loại giáo viên trong tổ chuyên môn các trường tiểu học quận Thanh Khê
58
2.18
Thực trạng quản lý tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông
60
2.19 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt
động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học 62 3.1 Mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 85 3.2 Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các
Trang 14DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
2.1
Đánh giá về mức độ quan trọng của đổi mới hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
39
Trang 15MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục và đào tạo là vấn đề quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước và là biểu hiện trình độ phát triển của nước đó Theo Nghị quyết 29-NQ-TW ngày
04/11/2013 của BCH TW Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế ”, đồng thời đã chỉ ra những yếu kém của GD&ĐT đó là: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đáp ứng nhu cầu xã hội Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người Chương trình, nội dung phương pháp dạy và học lạc hậu, chậm đổi mới; cơ cấu giáo dục không hợp lý giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ”
Để chất lượng giáo dục và đào tạo đáp ứng được yêu cầu phát triển đó không thể không kể đến yếu tố con người; vì hiệu quả và chất lượng giáo dục phụ thuộc chính vào giáo viên và công tác quản lý hoạt động của họ trong nhà trường, trong đó công tác chuyên môn giữ vị trí đặc biệt quan trọng Chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động dạy và học, phụ thuộc vào phương pháp giáo dục đào tạo, các hoạt động và phương pháp quản lý giáo dục…trong nhà trường; đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ chốt tham gia các hoạt động giáo dục Ở trường tiểu học, giáo viên được tổ chức thành các tổ chuyên môn theo khối lớp hoặc theo nhóm môn học Tổ chuyên môn là mắt xích quan trọng trong cơ cấu tổ chức của nhà trường Hoạt động của tổ chuyên môn quyết định trực tiếp đến sự phát triển của nhà trường và chất lượng dạy học của thầy và trò Hoạt động của tổ chuyên môn tạo điều kiện thúc đẩy giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học và giáo dục Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả sẽ giúp nhà trường xác lập được trật tự, kỷ cương, nền nếp trong lĩnh vực giảng dạy, giáo dục
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn rất đa dạng và phức tạp, không chỉ là công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu quả dạy và học mà còn là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường Từ nhiều năm qua, quản lý hoạt động của tổ chuyên môn luôn được các cấp quản lý giáo dục quan tâm Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018, đòi hỏi hoạt động chuyên môn ở trường tiểu học cần có những tác động, điều chỉnh kịp thời để các hoạt động chuyên môn của nhà trường đáp ứng được nhu cầu của tình hình mới Muốn vậy, trong nhà trường cần phải có những giải pháp quản lý, chỉ đạo hoạt động của các tổ chuyên môn một cách khoa học, chặt chẽ, phù hợp với điều kiện thực tiễn về đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh trong môi trường sư phạm của nhà trường Do đó, vấn đề quản lý hoạt động tổ chuyên
Trang 16môn hiện nay đang được các cấp quản lý giáo dục quan tâm và tìm giải pháp phù hợp
để nâng cao chất lượng Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động tổ
chuyên môn tại các trường Tiểu học học quận Thanh Khê thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục là cần thiết
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các
trường tiểu học đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và khảo sát, đánh giá
thực trạng về Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, luận văn đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
3 Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
4 Giả thuyết khoa học
Hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng hiện nay đã được thực hiện đạt ưu điểm nhất định về nội dung, mục tiêu thực hiện Tuy nhiên còn hạn chế trong công tác tổ chức, chỉ đạo chưa bám sát với hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Nếu xây dựng được hệ thống lý luận về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học và làm sáng tỏ thực trạng về quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, đề xuất được các biện pháp Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng áp dụng vào công tác quản lý thì sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường
tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động tổ chuyên môn và Quản lý hoạt
động tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
5.3 Đề xuất các biện pháp Quản lý hoạt động tổ chuyên môn đáp ứng yêu cầu
đổi mới giáo dục ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng và khảo sát tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Trang 176 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1 Địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai tại 16 trường
tiểu học trên địa bàn Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
6.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu
học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng.7
6.3 Thời gian nghiên cứu: 3 năm học (2019-2020, 2020-2021, 2021-2022)
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa các tài liệu, các văn bản pháp quy, các công trình nghiên cứu liên quan để xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra thực trạng quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng Mục đích sử dụng phương pháp điều tra nhằm thu thập được những đặc điểm mang tính định tính và định lượng của đối tượng
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với khách thể khảo sát Nó hỗ trợ thu thập thông tin về thực trạng cụ thể qua đó bổ sung, kiểm tra và làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua từ phương pháp điều tra Từ những thông tin này để định hướng đề xuất những biện pháp Quản lý hoạt động của tổ chuyên môn
7.2.3 Phương pháp khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm nhận thức để xác định tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất; từ đó xác định được mức độ tin cậy và phù hợp với thực trạng của những giải pháp đưa ra, đồng thời có định hướng áp dụng vào thực tiễn một cách cụ thể
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu, kết quả nghiên cứu thu thập được trong quá trình nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 2: Thực trạng Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Chương 3: Biện pháp Quản lý hoạt động tổ chuyên môn tại các trường tiểu học Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
Trang 18Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Hoạt động TCM là “xương sống” trong trường phổ thông Nghiên cứu về TCM
đã được một số nghiên cứu đề cập Trong phạm vi đề tài đề cập đến một số nghiên cứu sau:
Từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề quản lý và QLGD nói riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn giáo dục Trước tiên có thể kể đến các nghiên cứu của các nhà nghiên cứu giáo dục Nga như P.V.Khuđôminxky
“Quản lý giáo dục và trường học” [28], Harold Koontz “Những vấn đề cốt yếu về quản lý”[13]
Một hình thức cụ thể của hoạt động TCM nhằm phát triển nghề nghiệp cho GV
được Ganser (2000) đề cập là "nghi thức điều chỉnh" Theo mô hình này, “một giáo
viên trình bày công việc thực sự của mình trước một nhóm ‘bạn bè” phê bình thận trọng trong một bài thuyết trình có tổ chức nhằm mục đích "điều chỉnh" việc làm vươn tới tiêu chuẩn cao hơn” và sau khi thảo luận với một nhóm các đồng nghiệp về những
mặt tích cực và thách thức của công việc, người thuyết trình nói về cách làm thế nào
để công việc được cải thiện
Tác giả Abdal - Haqq, I (1996), khi nghiên cứu về thích ứng thành công của nghiên cứu bài học ở Hoa Kỳ đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong tổ chuyên môn ở nhà trường phổ thông, trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên phổ thông
Abdal - Haqq, I (1996) đã đề xuất hoạt động TCM cần tăng cường dạy học tích
hợp được trình bày, được thiết kế để phát triển kĩ thuật và kĩ năng dạy học mới dạy
học tích hợp như cách đặt câu hỏi, đặt câu hỏi với yêu cầu cao hơn và làm việc nhóm Để mô hình hoạt động hiệu quả, việc tính đến thời gian là điều cần thiết Sau thời gian đó, giáo viên sẽ dần hòa nhập trở lại lớp học với phương pháp giảng dạy mang tính bền vững 5 yếu tố của mô hình này là:
(1) Mở rộng lý thuyết thông qua các bài giảng, thảo luận và đọc; (2) Tập các kĩ năng thông qua video hay trong cuộc sống;
(3) Thực hành trong điều kiện giả cách (thử thực hành 20-25 lần trong thời gian 8-10 tuần;
(4) Những người cùng thực hiện đưa ra hướng dẫn và phản hồi (khuyến khích ghi lại quá trình thực hành qua băng, đĩa);
Trang 19(5) Giảng dạy trong suốt quá trình chuyển hóa từ đào tạo sang đứng lớp dạy học thật sự [34]
Tác giả Yoshida, M., & Jackson, W C (2011) khi nghiên cứu về thích ứng thành công của nghiên cứu bài học ở Hoa Kỳ đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong tổ chuyên môn ở nhà trường phổ thông, trong việc nâng cao năng lực nghề nghiệp cho người giáo viên phổ thông.[34, tr.44]
Hollingsworth, H., & Oliver, D (2005) [16, tr.35]nhấn mạnh đến vấn đề tự chủ chuyên môn của giáo viên trong tổ chuyên môn và đưa ra các biện pháp quản lý để nâng cao tự chủ chuyên môn của giáo viên trong nhà trường phổ thông
1.1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu về quản lý nhà trường,
QLGD như Hà Sĩ Hồ - Lê Tuấn với đề tài: “Những bài giảng và quản lý trường học” [19]; Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt nghiên cứu về “Giáo dục học” [26]; Trần Kiểm với “Khoa học quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn.” [20],…
Các tác giả Bùi Thị Ngọc (2013) cho rằng “một trong các hướng đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn là đổi mới công tác tổ chức tự học cho đội ngũ giáo viên trong tổ ; Tổ chức hoạt động tự học cho đội ngũ giáo viên là một nội dung quan trọng của quản lý tổ chuyên môn quản lý nhà trường cũng như quản lý tổ chuyên môn suy cho cùng đó là những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng của chủ thể quản lý đến tất cả các mặt đời sống của nhà trường, của tổ chuyên môn để đảm bảo sự vận hành tối ưu quá trình dạy học và giáo dục” [25, tr.31]
Xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động tổ chuyên môn đã được các tác giả Hà Sĩ Hồ, Lê Tuấn đã đề cập như một hướng nghiên cứu dựa trên ý kiến về vai trò đánh giá trong giáo dục, các tác giả khẳng định: “Đánh giá chất lượng hoạt động tổ chuyên môn là hoạt động được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu nghề nghiệp sư phạm của tổ chuyên môn trong nhà trường Nó bao gồm sự mô tả định tính và định lượng kết quả đạt được thông qua nhận xét, so sánh với mục tiêu đề ra Xây dựng tiêu chí đánh giá là một bước quan trọng trong quy trinh đánh giá tạo cơ sở cho việc thực hiện đánh giá song thực tế hiện nay trong trường tiểu học của chúng ta chưa có tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm của tổ chuyên môn” [19, tr.36]
Tác giả Lê Quang Hoa (2014) đã nhấn mạnh đến đổi mới hoạt động của nhóm
chuyên môn và “tổ chuyên môn là tế bào cơ bản giữ vị trí quan trọng nhất trong việc triển khai công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học, là đầu mối thực hiện các quyết định, các chủ trương của hiệu trưởng, là nơi tổ chức học tập, ứng dụng, thể nghiệm những lý luận về phương pháp dạy học mới Để quản lý hoạt động tổ chuyên môn, trước hết cần cụ thể hóa các chủ trương về đổi mới phương pháp dạy học của các cấp quản lý thành quy định nội bộ để tổ chức thực hiện Hiệu trưởng cần giao trách nhiệm cho phó hiệu trưởng hoặc trực tiếp hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn xây
Trang 20dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học cho từng năm Đặc biệt, cần đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn, phải chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên những vấn đề cụ thể của từng môn học Đồng thời, hiệu trưởng phải kiểm tra tất cả các khâu, từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch và tự kiểm tra, đánh giá của tổ” [17, tr.34]
Tác giả Phạm Thị Lan Anh (2015) cho rằng “bồi dưỡng kiến thức quản lý dạy học về kiểm tra, đánh giá và đổi mới phương pháp dạy học cho tổ trưởng chuyên môn là cần thiết hàng đầu để quản lý hoạt động chuyên môn của tổ trưởng Vì hoạt động dạy học là hoạt động cơ bản trong các hoạt động của chuyên môn Cần bồi dưỡng cho tổ trưởng chuyên môn để nâng cao năng lực quản lý chuyên môn các nội dung bồi dưỡng kiến thức về kiểm tra, đánh giá, bồi dưỡng kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học” [1, tr.33]
Tác giả Hoàng Thị Phương Thảo trong bài viết “Nâng cao vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học phổ thông” đã
đưa ra một số biện pháp “quản lý nhằm tăng cường vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường 1) Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chuyên môn 2) Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn 3) Xây dựng và hoàn thiện cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn nhằm tạo động lực làm việc và khuyến khích họ tự học, tự bồi dưỡng” [30, tr.52]
Nghiên cứu của tác giả Phùng Đình Mẫn và cộng sự cho thấy, trong những năm qua, việc bồi dưỡng thường xuyên GV phổ thông được tổ chức định kỳ chủ yếu theo hình thức “Kim tự tháp” và dẫn đến tình trạng “tam sao thất bản” khi GV cốt cán tập huấn lại cho các GV khác Một trong những biện pháp để phát triển chuyên môn, bồi dưỡng cho GV thông qua hoạt động nhóm, tổ chuyên môn nhằm phát huy vai trò của
GV cốt cán [24, Tr.28-37]
Tất cả các công trình kể trên đều đề cập đến vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý hoạt động đội ngũ, tổ chuyên môn ở trường tiểu học Tuy nhiên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý tổ chuyên môn của tổ trưởng chuyên môn Trên thực thế cho thấy vị trí tầm quan trọng của tổ trưởng chuyên môn trong việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn nói riêng và quản lý chuyên môn nói chung trong nhà trường phổ thông là đặc biệt quan trọng Những đổi mới, cải cách trong nhà trường đều phải được hiểu thấu đáo và chỉ đạo chính xác từ đơn vị quản lý chuyên môn nhỏ nhất trong nhà trường, đó là tổ chuyên môn Trong tình hình đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay, việc quản lý nhà trường, nhất là quản lý hoạt động tổ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục là rất cần thiết
Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới giáo dục đã có những tác động mạnh mẽ tới hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường tiểu học và phương thức quản lý tổ chuyên môn vì vậy cũng có nhiều thay đổi Trong khi đó ở nước ta hiện nay còn rất ít những
Trang 21đề tài nghiên cứu đi vào vấn đề quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở trường tiểu học Chính vì vậy việc quản lý hoạt động tổ chuyên môn của người tổ trưởng là rất quan trọng
1.2 Các khái niệm chính của đề tài
1.2.1 Quản lý
Nói đến hoạt động quản lý, người ta thường nhắc đến ý tưởng sâu sắc của C.Mác: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó Một nghệ sỹ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần có nhạc trưởng” [11, tr.68]
Từ khi xã hội loài người được hình thành, hoạt động tổ chức, quản lý đã được quan tâm Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công lao động nhằm đạt được hiệu quả cao hơn Đó là hoạt động giúp cho người đứng đầu tổ chức phối hợp sự nổ lực của các thành viên trong nhóm, trong cộng đồng nhằm đạt được mục tiêu đề ra
C.Marx đã viết: “Bất cứ lao động xã hội hay cộng đồng trực tiếp nào được thực hiện ở qui mô tương đối lớn đều cần đến một chừng mực nhất định của sự quản lý” [11, tr.36]
Trong nghiên cứu khoa học, có rất nhiều quan niệm về quản lý theo những cách tiếp cận khác nhau Chính vì sự đa dạng về cách tiếp cận, dẫn đến sự phong phú về quan niệm Sau đây là một số khái niệm thường gặp:
- Theo từ điển giáo dục học, “quản lý là hoạt động tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [15, tr.88]
- Theo Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể của những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29, tr.87]
- Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với qui luật, đạt tới mục đích đề ra và đúng ý chí của người quản lý
- Quản lý là sự tác động của cơ quan quản lý vào đối tượng quản lý để tạo ra một sự chuyển biến toàn bộ hệ thống nhằm đạt đến một mục đích nhất định
- Theo Đặng Quốc Bảo: “Công tác quản lý lãnh đạo một tổ chức xét cho cùng là thực hiện hai quá trình liên hệ chặt chẽ với nhau: Quản và Lý Quá trình “Quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì hệ ở trạng thái ổn định, quá trình “Lý” gồm việc sửa sang sắp xếp, đổi mới đưa vào thế “phát triển” [2, tr.89]
Qua các khái niệm trên về quản lý, chúng ta có thể quan niệm về quản lý như
sau: Quản lý là những tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý đến đối
Trang 22tượng quản lý nhằm đảm bảo sự vận động, phát triển của hệ thống phù hợp với qui luật khách quan, trong đó sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất các tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đã xác định theo ý chí của chủ thể quản lý
1.2.2 Quản lý giáo dục
Trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học Quản lý giáo dục”, M.L.Kondakov viết “Không đòi hỏi một định nghĩa hoàn chỉnh thì chúng ta không hiểu Quản lý nhà trường (công việc nhà trường) là hệ thống xã hội - sư phạm chuyên biệt, hệ thống này đòi hỏi những tác động có ý thức, có khoa học và có hướng chủ thể Quản lý trên cơ sở các mặt đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội - kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớn lên” [22, tr94]
Tác giả Trần Kiểm định nghĩa: “Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [20, tr.35]
Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, thế hệ trẻ và với từng học sinh ” [14, tr.89] Những khái niệm trên tuy có những điểm khác nhau, nhưng vẫn có thể tìm ra những điểm đồng nhất Quản lý giáo dục theo cách định nghĩa nào cũng đều hướng tới mục tiêu giáo dục Quản lý giáo dục theo nghĩa rộng (vĩ mô) là quản lý mọi hoạt động liên quan đến giáo dục trong xã hội bao gồm hoạt động giáo dục của bộ máy nhà nước, của các tổ chức xã hội, của hệ thống giáo dục quốc dân, của gia đình
Quản lý giáo dục theo nghĩa hẹp (vi mô) là những tác động có mục đích, có hệ thống, có khoa học, có ý thức của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất Trong luận văn này chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý giáo dục theo tiếp cận vi mô
Như vậy, có thể hiểu “quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
1.2.3 Hoạt động tổ chuyên môn
Ngày 04 tháng 9 năm 2020, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành thông tư số
28/2020/TT-BGDĐT về việc “Ban hành Điều lệ trường tiểu hoc”, Điều 14 ghi rõ “Tổ chuyên môn bao gồm giáo viên theo khối lớp hoặc môn học; nhân viên làm công tác thư viện, thiết bị giáo dục, công nghệ thông tin, hỗ trợ giáo dục người khuyết tật, tham
Trang 23vấn học đường Mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên; tổ chuyên môn có tổ trưởng, nếu có từ 07 thành viên trở lên thì có tổ phó” [8, tr.34]
TCM là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường tiểu học, với tập hợp các thành viên được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của một TTCM , được sự tín nhiệm và giới thiệu của các thành viên trong tổ do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệm vụ
Tổ chuyên môn là nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường đến các giáo viên và học sinh các lớp, tổ chức thực hiện toàn bộ chương trình học theo nội dung và phương pháp đã được hướng dẫn theo biên chế năm học đã qui định
Tổ chuyên môn là tập thể sư phạm gần nhất của giáo viên Tổ chuyên môn có tác dụng giúp đỡ nhau, bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, phát huy những sáng kiến (SK) chuyên môn, đánh giá, phân loại giáo viên về nghiệp vụ, là cơ sở đề nghị khen thưởng, kỷ luật và nâng bậc lương hàng năm đối với giáo viên Tổ chuyên môn là “đầu mối quản lý” mà hiệu trưởng phải nhất thiết dựa vào đó để tổ chức hoạt động dạy học
TCM là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của Ngành, của địa phương của nhà trường về giáo dục là nơi trực tiếp thực hiện mọi quá trình tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường Là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu để nắm bắt tâm tư, tình cảm và những khó khăn trong đời sống của các thành viên trong tổ, từ đó kịp thời động viên, giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao Hoạt động của TCM thể hiện tập trung trong sinh hoạt tổ chuyên môn
Sinh hoạt của tổ chuyên môn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục Sinh hoạt tổ chuyên môn có hiệu quả thì chất lượng giảng dạy trên lớp, chất lượng giáo dục học sinh của giáo viên mới được nâng lên
Hoạt động tổ chuyên môn trong trường tiểu học hướng đến nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường, được Hiệu trưởng phân công mà các thành viên trong tổ phải thực hiện Đây là hoạt động quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, nó đòi hỏi sự tuân thủ nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở mỗi địa phương khác nhau Hoạt động của TCM nếu được quản lý tốt, sẽ đảm bảo hiệu quả việc thực hiện mục tiêu dạy học và giáo dục trong nhà trường
Từ phân tích trên, trong phạm vi luận văn cho rằng: “Tổ chuyên môn là bộ phận trong cơ cấu bộ máy nhà trường vì vậy hoạt động của tổ không thể tách rời các hoạt động chung của nhà trường Tổ chuyên môn có nhiệm vụ phải chăm lo về nhiều mặt, chủ yếu là việc dạy tốt học tốt theo đúng nội dung, phương pháp và các quy chế chuyên môn, các nề nếp, phong cách thầy và trò, các điều kiện về CSVC và trang thiết bị cần thiết để dạy tốt và học tốt”
Trang 241.2.4 Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học là những tác động có ý thức, có tổ chức của cán bộ quản lý nhà trường đến tập thể giáo viên, học sinh và các cán bộ khác hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ được nhà trường phân công, điểm tập trung cốt lõi là quá trình giáo dục học sinh từ 6 đến 11 tuổi
Trong thực tiễn, quản lý tổ chuyên môn ở trường tiểu học chính là quản lý hoạt động chuyên môn của hiệu trưởng, thông qua việc chỉ đạo các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là chỉ đạo đội ngũ tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý chuyên môn của tổ
Trong phạm vi đề tài chúng tôi cho rằng: Quản lý hoạt động TCM tại trường tiểu học được hiểu là quá trình quản lý của Hiệu trưởng dưới sự tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý để tác động đến đội ngũ giáo viên nhằm đạt được mục tiêu TCM mà nhà trường đề ra Theo đó Hiệu trưởng quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên đến quản lý nội dung sinh hoạt chuyên môn; quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học và quản lý kế hoạch hoạt động nhóm chuyên môn và quản lý thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên cuối cùng là quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy trường tiểu học
Quản lý hoạt động tổ chuyên môn là một dạng của Quản lý nhà trường, đó chính là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật của chủ thể Quản lý đến tập thể giáo viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội, các nguồn lực trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng, hiệu quả các hoạt động của tổ chuyên môn
Nói cách khác, đó là việc hiệu trưởng trường tiểu học bằng cách thực hiện các chức năng Quản lý của mình tác động vào tổ chuyển môn (trực tiếp là các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn) để chỉ đạo, hướng dẫn, tạo ra môi trường, cơ chế hoạt động để các tổ chuyên môn hoàn thành có hiệu quả các hoạt động của mình Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, Quản lý hoạt động tổ chuyên môn được hiểu là đặt trong các mối quan hệ như sau:
- Chủ thể Quản lý là hiệu trưởng nhà trường, có vai trò chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nhà trường; các nội dung Quản lý khi được chuyển tải đến tổ chuyên môn thì đội ngũ tổ trưởng, tổ phó là các chủ thể Quản lý tiếp tục thực hiện các chức năng Quản lý của hiệu trưởng theo thẩm quyền được phân cấp
- Các lực lượng khác ngoài tổ chuyên môn ở trong trường (tổ chuyên môn bạn, các đoàn thể, các phòng/bộ phận khác ), cha mẹ học sinh và học sinh, các lực lượng xã hội liên quan được hiểu là các nhân tố phối hợp trong Quản lý Họ có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác Quản lý hoạt động tổ chuyên môn
Trang 251.3 Những yêu cầu đặt ra trong Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là [4, tr.45]
Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn bổ sung một số nội dung giáo dục, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội
Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình
Chương trình đảm bảo tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế
So với chương trình giáo dục hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quan, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thay đổi so với chương trình giáo dục hiện hành Do đó yêu cầu hiệu trưởng phải quản lý sự thay đổi đó Hiệu trưởng phải “quản lý được sự thay đổi về mục tiêu giáo dục, dạy học; Nội dung chương trình giáo dục, dạy học; Phương pháp giáo dục, dạy học; Hình thức giáo dục, dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học” [8]
Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 yêu cầu người hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và điều hành để chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, thúc đẩy chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 Hiệu trưởng không trực tiếp Quản lý , chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn mà quản lý thông qua tổ trưởng chuyên môn
Những điểm mới của chương trình giáo dục phổ thông năm 2018: Chương
trình giáo dục phổ thông 2018 được xây dựng theo hướng mở, cụ thể là [8]:
Trang 26Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn bổ sung một số nội dung giáo dục, triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội
Chương trình chỉ quy định những nguyên tắc, định hướng chung và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, không quy định quá chi tiết để tạo điều kiện cho tác giả sách giáo khoa và giáo viên phát huy tính chủ động, sáng tạo trong thực hiện chương trình
Chương trình đảm bảo tính ổn định và khả năng phát triển trong quá trình thực hiện cho phù hợp với tiến bộ khoa học – công nghệ và yêu cầu của thực tế
So với chương trình giáo dục hiện hành, chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học theo định hướng vừa hình thành kiến thức vừa phát triển năng lực, phẩm chất học sinh tiểu học, dạy học không chỉ cung cấp kiến thức mà phải phát triển hài hòa cả phẩm chất và năng lực
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản, đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực, định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quan, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt
Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 bao gồm: Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Ngoại ngữ 1(ở lớp 3, lớp 4, lớp 5), Tự nhiên và xã hội (lớp 1, lớp 2, lơp 3), Lịch sử và Địa lý (lớp 4, lớp 5), Khoa học (lớp 4, lớp 5), Tin học và Công nghệ (lớp 3, lớp 4, lớp 5), Giáo dục Thể chất, Nghệ thuật
(Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm
Các môn học tự chọn bao gồm: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 (lớp 1, lớp 2)
Như vậy điểm mới rõ nhất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là lần đầu tiên ở tiểu học xuất hiện môn Hoạt động trải nghiệm Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó học sinh dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và trong nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn , tổ chức của nhà giáo dục Qua đó, hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực thích ứng với sự biến động của nghề nghiệp và cuộc sống
Định hướng về phương pháp và đánh giá kết quả
Định hướng về phương pháp giáo dục: Các môn học và hoạt động giáo dục trong
nhà trường áp dụng các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, trong đó
Trang 27giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quan và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển
Các hoạt động của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của đồ dùng học tập và công cụ khác, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hóa của kỹ thuật số
Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lý thuyết, thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án, nghiên cứu, tham quan, cắm trại, đọc sách, sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng…
Tùy theo mục tiêu cụ thể và mức độ phức tạp của hoạt động, học sinh được tổ chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp Tuy nhiên, dù làm việc độc lập, theo nhóm hay đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế
Định hướng về đánh giá kết quả giáo dục: Mục đích của đánh giá kết quả giáo
dục là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của mỗi học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục
Căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học Phạm vi đánh giá bao gồm toàn bộ các môn học bắt buộc, môn học bắt buộc có phân hóa, môn học tự chọn và môn học tự chọn bắt buộc Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá thường xuyên, định kỳ ở cơ sở giáo dục kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập
Việc đánh giá thường xuyên do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp Việc đánh giá định kỳ do cơ sở giáo dục tổ chức
Phương thức đánh giá bảo đảm độ tin cậy, khách quan, phù hợp với từng lứa tuổi, không gây áp lực lên học sinh, hạn chế tốn kém cho ngân sách nhà nước, gia đình học sinh và xã hội
Trang 28Vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018: Với cấu trúc của chương trình giáo dục tiểu
học mới và để thực hiện có hiệu quả, các trường tiểu học cần đảm bảo tốt cả 4 yếu tố sau: cơ sở vật chất thiết bị - phòng học; Chương trình, tài liệu dạy học; Công tác quản lý, quản trị trường học; Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, trong đó đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng nhất cho sự thành công của chương trình
Để chuẩn bị triển khai chương trình mới đạt hiệu quả, đội ngũ giáo viên tiểu học phải được bồi dưỡng cả về kiến thức và kĩ năng sư phạm, trong đó bồi dưỡng để mỗi giáo viên nắm vững cấu trúc chương trình lớp học, phương pháp, hình thức, tổ chức dạy học trước khi thực hiện
Chương tình tiểu học mới giao quyền chủ động cho nhà trường và giáo viên căn cứ tình hình thực tiễn lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh Vì vậy giáo viên cần được bồi dưỡng kĩ năng xây dựng, lựa chọn nội dung chương trình dạy học, khuyến khích tinh thần sáng tạo Tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng trong việc bồi dưỡng giáo viên Quản lý tốt hoạt động của tổ chuyên môn, phát huy vai trò nòng cốt của các tổ khối là góp phần quan trọng cho việc thực hiện chương trình mới linh hoạt, chất lượng, hiệu quả và thành công
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 có nhiều thay đổi so với chương trình giáo dục hiện hành Do đó yêu cầu hiệu trưởng phải quản lý sự thay đổi đó Hiệu
trưởng phải “quản lý được sự thay đổi về mục tiêu giáo dục, dạy học; Nội dung chương trình giáo dục, dạy học; Phương pháp giáo dục, dạy học; Hình thức giáo dục, dạy học; Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, dạy học” [4, tr.38]
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 yêu cầu người hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và điều hành để chỉ đạo các tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của mình, từ đó nâng cao chất lượng hoạt động của tổ, thúc đẩy chất lượng dạy học đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 Hiệu trưởng không trực tiếp Quản lý , chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn mà quản lý thông qua tổ trưởng chuyên môn
1.4 Hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.4.1 Vai trò, nhiệm vụ của tổ chuyên môn
Trong hoạt động chuyên môn của trường tiểu học, TCM là tổ chức quan trọng nhất đảm nhận chức năng thực thi nhiệm vụ chuyên môn của nhà trường Trực tiếp điều hành, theo dõi các hoạt động trên của tổ chuyên môn là người tổ trưởng chuyên môn Tổ trưởng chuyên môn do hiệu trưởng bổ nhiệm, là lực lượng cốt cán tin cậy của hiệu trưởng, giúp hiệu trưởng điều hành, quản lý những vấn đề chuyên môn trong phạm vi tổ Tổ trưởng chuyên môn trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm trước ban giám hiệu (BGH) về vấn đề chuyên môn của tổ, là người thực hiện kế hoạch chuyên môn của nhà trường theo sự chỉ đạo của BGH và chủ động xây dựng kế hoạch tổ trong
Trang 29từng tuần, từng tháng, cả năm, chỉ đạo và giám sát các thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch đó Do vậy, tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa BGH và tập thể giáo viên - người thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định đến chất lượng giảng dạy của nhà trường
Người tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững mục tiêu giáo dục cấp tiểu học, nội dung, phương pháp giáo dục tiểu học, từ đó chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động và hồ sơ chuyên môn của tổ Điều khiển, điều chỉnh và chỉ đạo các hoạt động chuyên môn; kiểm tra, đánh giá chuyên môn của mọi thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường Mặt khác, người tổ trưởng chuyên môn phải hiểu rõ năng lực, phẩm chất, hoàn cảnh của những giáo viên mà mình phụ trách từ đó có biện pháp huy động tối đa những nguồn lực ấy cho mục tiêu dạy học của tổ
Tổ trưởng chuyên môn chính là cầu nối giữa Ban giám hiệu và giáo viên, nên người tổ trưởng chuyên môn phải là người có đầy đủ các phẩm chất như sau:
Về nhận thức: Phải có tâm với nghề, nhiệt tình công tác, biết quan tâm đến đồng
nghiệp, chấp hành nghiêm túc các quy định của ngành, có lòng yêu nghề mến trẻ, có trách nhiệm cao với công việc
Về chuyên môn: Có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, có kiến thức,
chuyên môn vững vàng, có trình độ sư phạm nhất định
Về các quan hệ: Có uy tín với đồng nghiệp, ban giám hiệu, có khả năng tập hợp
và là trung tâm đoàn kết trong tổ, biết điều hành các hoạt động của tổ chuyên môn một cách khoa học, biết tham mưu về chuyên môn cho ban giám hiệu, có sự hiểu biết nhất định về quan hệ quản lý trong nhà trường
Tổ trưởng chuyên môn là người tiếp thu những chủ trương đổi mới về môn học và có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn tổ viên của mình Biến những chủ trương ấy thành hiện thực thông qua các hoạt động chuyên môn trong tổ Muốn làm được điều đó, trước hết người tổ trưởng chuyên môn phải là một giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, là một chuyên gia sư phạm, là một người có quan hệ tốt với mọi người Luôn luôn gương mẫu, công bằng trong phân công, trong nhận xét, đánh giá các thành viên, luôn nhạy bén với cái mới… thì sẽ có khả năng động viên, khích lệ các thành viên khác trong tổ chức nỗ lực tự bồi dưỡng chuyên môn Đây là năng lực chuyển giao, hướng dẫn tổ chức thực hiện Nhờ đó làm cho năng lực của đội ngũ giáo viên trong tổ ngày càng được nâng cao
Do đó khi tổ chức các hoạt động chuyên môn, đòi hỏi người tổ trưởng chuyên môn cần phải làm tốt các nội dung sau:
- Biết phát hiện những vấn đề cần tháo gỡ trong chuyên môn Đó là những vấn đề được đặt ra do yêu cầu mới, do được cấp trên giao nhưng năng lực của giáo viên chưa thể đáp ứng có hiệu quả Hoặc đó là những vấn đề không những đa số tổ viên còn thấy bất cập mà bản thân tổ trưởng cũng trong tình trạng như vậy Nếu không kịp thời tìm
Trang 30cách tháo gỡ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, làm cho tổ viên thiếu tự tin, mất uy tín trong tập thể nhà trường, đặc biệt là đối với phụ huynh và học sinh
- Biết tổ chức một cách khoa học các hoạt động cho tổ viên thực hiện nghiên cứu các tài liệu chuyên môn Các hoạt động tự nghiên cứu để viết thu hoạch hoặc SK Đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn theo định kì để bàn sâu về nội dung một chủ đề, một PPDH, trao đổi bài khó hoặc rút kinh nghiệm giờ dự của các thành viên trong tổ
- Tổ chức, phân công chuyên môn cần phải được coi là một trong những công việc quan trọng hàng đầu Để làm được công việc này, người tổ trưởng chuyên môn phải nắm vững cả năng lực cũng như về điều kiện hoàn cảnh của mỗi tổ viên
- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi tổ viên Điều đó có ý nghĩa là tổ trưởng chuyên môn là người chịu trách nhiệm giám sát thường xuyên việc thực hiện quy chế chuyên môn của mỗi tổ viên Khi đánh giá phải có tiêu chí đánh giá phù hợp với đặc trưng bộ môn và đánh giá phải khách quan, khoa học để dần dần biến quá trình kiểm tra - đánh giá thành quá trình tự kiểm tra - đánh giá Trong quá trình tổ chức đánh giá, phải biến hoạt động đánh giá thành một cơ hội cho tổ viên góp ý xây dựng một cách cởi mở, chân thành, tạo nên một tình huống bồi dưỡng chuyên môn để tìm ra vấn đề Từ đó nêu rõ ưu điểm của từng giáo viên để khích lệ họ không ngừng vươn lên
Do đó tổ chuyên môn, dưới sự quản lý trực tiếp của tổ trưởng phải thực hiện được nhiệm vụ: bảo đảm thực hiện giảng dạy đúng chương trình, sinh hoạt chuyên đề, bồi dưỡng chuyên môn, tổ chức nghiên cứu, viết sáng kiến kinh nghiệm, giúp đỡ giáo viên trẻ soạn giảng đúng yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng…
Vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện tổ chuyên môn là người tổ trưởng phải động viên, tập hợp được tất cả mọi người trong tổ cùng đoàn kết, phấn đấu thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ của mình trên cơ sở nhất trí cao về nhận thức, tư tưởng và hành động
Tóm lại từ những nội dung trên cho thấy, trong nhà trường, tổ trưởng chuyên môn có các mối quan hệ cơ bản sau:
- Quan hệ phụ thuộc: tổ trưởng chuyên môn phải chấp hành mệnh lệnh của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
- Quan hệ chỉ huy: tổ trưởng chuyên môn chỉ huy, điều hành hoạt động của tổ - Quan hệ phối hợp: tổ trưởng chuyên môn phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn khác, các bộ phận trong nhà trường để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ năm học
Cho nên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì người tổ trưởng chuyên môn cần phải có những phẩm chất và năng lực cần thiết cho việc giảng dạy, thu hút tất cả giáo viên vào các hoạt động chuyên môn của tổ mình một cách có hiệu quả Đó chính là yếu tố vô cùng quan trọng đưa chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT 2018
Trang 311.4.2 Mục tiêu hoạt động tổ chuyên môn
Chăm lo các điều kiện để dạy tốt và học tốt như: Phòng học, bàn ghế học sinh, bảng đen, ánh sáng trong lớp, các thiết bị chống gió, nắng, cho thầy và trò; Sách vở, giấy bút, mực phấn cho lớp, bảo quản sử dụng sổ điểm, học bạ, sổ liên lạc Đồ dùng dạy học, tài liệu giảng dạy
Nâng cao chất lượng giờ dạy Tổ chuyên môn thực hiện việc trao đổi về chuyên môn Thông qua hoạt động của tổ chuyên môn sẽ xuất hiện nhiều ý tưởng góp phần nâng cao chất lượng dạy học Tổ chuyên môn thảo luận, đánh giá, thống nhất định hướng nội dung, phương pháp giảng dạy các bài học, có thể góp ý các tiết dạy dự giờ thao giảng để đồng nghiệp học hỏi lẫn nhau, rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề
Hoạt động của tổ chuyên môn giúp cho hiệu trưởng đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch giáo dục, chương trình của các tổ chuyên môn và giáo viên, qua đó đánh giá được chất lượng hoạt động của nhà trường Từ đó, có kế hoạch chỉnh sửa, bổ sung để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường
1.4.3 Nội dung hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động chuyên môn trong nhà trường là nhiệm vụ quan trọng và chủ yếu, sự tham gia, đóng góp của mỗi thành viên trong nhà trường góp phần tạo nên môi trường học tập giảng dạy trong học sinh và giáo viên Hoạt động tổ chuyên môn đúng hướng, đúng quy trình, kỹ thuật tạo nên môi trường giáo dục hiểu biết, tin tưởng, hiệu quả Trong sinh hoạt tổ chuyên môn, các thành viên tham gia nhiệt huyết, hào hứng, định hướng là cần thiết Khi mỗi thành viên tổ chuyên môn hiểu rõ, họ sẽ tham gia không mệt mỏi, sáng tạo trong mọi hoạt động chuyên môn Hoạt động của TCM trong trường học gồm có:
- Hoạt động giảng dạy của các GV ở trên lớp theo kế hoạch; hoạt động kiểm tra, đánh giá HS theo quy định của Bộ GD - ĐT: “Tổ trưởng chuyên môn chỉ đạo cho các
GV thực hiện việc đảm bảo chương trình môn học và đảm bảo kiến thức môn học Đảm bảo chương trình môn học: Chỉ đạo thực hiện chương trình dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý chuyên môn của Tổ trưởng chuyên môn, nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ, có hiệu quả và sáng tạo trong công tác giảng dạy, quản lý học sinh”
Tổ trưởng chuyên môn phải theo dõi thông qua hồ sơ chuyên môn, qua phản ánh của giáo viên và học sinh Phải dự giờ, kiểm tra đột xuất bài dạy của giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, vở ghi của học sinh, lịch báo giảng để từ đó thu thập được những thông tin đa chiều và kịp thời có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn sao cho chương trình được thực hiện phù hợp với thời gian của tiến trình năm học Nếu có vấn đề gì bất cập thì kịp thời báo cáo Ban giám hiệu
Đảm bảo kiến thức môn học: “Để đảm bảo chất lượng dạy học, Tổ trưởng chuyên môn phải quản lý chỉ đạo sát sao việc thống nhất mục tiêu của từng chương,
Trang 32từng bài dạy và căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng Qua việc thống nhất mục tiêu đó các thành viên trong nhóm, tổ nắm được các trọng tâm bài dạy cần đạt và tránh được những sai sót về kiến thức, lệch xa mục tiêu cần đạt của tiết dạy”
Tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh: “Tổ trưởng chuyên môn tổ chức tiến hành lên kế hoạch các bài kiểm tra định kì theo từng môn, từng kì; Tổ chức các nhóm chuyên môn thống nhất các nội dung ra đề Phân công cụ thể giáo viên ra đề cho từng khối lớp, số lượng đề ; Hướng dẫn làm đề kiểm tra theo đúng quy định, mẫu của trường và phải có ma trận và đáp án; Tổ chức thực hiện chấm bài chung theo từng phòng thi, từng lớp, hướng dẫn quy định chấm và biểu điểm chấm để đảm bảo tính thống nhất trước khi chấm Đánh giá việc thực hiện chương trình môn học”
- Hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực học tập cho HS khá giỏi và phụ đạo cho HS yếu kém theo kế hoạch của trường: “Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên
môn phân công giáo viên dạy đội tuyển HSG và kèm cặp HS yếu kém Yêu cầu tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch dạy đội tuyển theo từng nội dung yêu cầu trên các buổi dạy BGH theo dõi lịch dạy của các GV tham gia giảng dạy, động viên, khuyến khích GV và HS đạt kết quả tốt”
- Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng theo chuyên đề bồi dưỡng GV theo chu kỳ hàng năm của Bộ GD - ĐT: “Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, hàng tháng tập trung giải quyết ít nhất một nội dung chuyên môn (chuyên đề) có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học và có ít nhất 1 chuyên đề được trình bày ở cấp trường Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên theo kế hoạch của nhà trường”
- Hoạt động nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến và tổ chức các hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khóa khác Hiệu trưởng phát động toàn thể học sinh, giáo viên
trong nhà trường cùng tham gia nghiên cứu khoa học vì đây chính là sự kết hợp của các môn học, sự đầu tư của cả thầy và trò và đó cũng là thành quả, là sản phẩm của các thầy và các cô đông thời tạo nên một môi trường học tập ở mọi lúc, mọi nơi
Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ viết các sáng kiến nhất là đối với các đồng chí giáo viên cốt cán thì cần truyền lại những kinh nghiệm cho giáo viên đi sau
Ngoài các hoạt động trên, các thành viên trong TCM còn phải tham gia các công tác khác như: Công tác đoàn thể, công tác hội chữ thập đỏ, công tác chủ nhiệm…khi được nhà trường giao nhiệm vụ
1.4.4 Các hình thức hoạt động tổ chuyên môn
Hoạt động tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên trong nhà trường, là dịp để giáo viên trao đổi chuyên môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Mục đích của hoạt động tổ chuyên môn là nhằm cập nhật các thông báo, văn bản chỉ đạo, đồng thời bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, giúp giáo viên chủ động
Trang 33lựa chọn nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình
Các hình thức hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học gồm: a) Sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ
Tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ 2 lần/ tháng, nội dung sinh hoạt gồm:
- Thảo luận các nội dung chuyên môn có liên quan giữa hai lần sinh hoạt chuyên môn định kỳ Nội dung sinh hoạt chuyên môn phải cụ thể, thiết thực và do chính giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đề xuất, thống nhất và thực hiện
- Thảo luận các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học/ hướng dẫn hoạt động giáo dục, thống nhất những nội dung cần điều chỉnh, làm cho nội dung các bài học trong sách giáo khoa, tài liệu học cập nhật, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với vùng miền, nâng cao năng lực sư phạm, năng lực nghề nghiệp cho giáo viên
- Thảo luận việc hướng dẫn học sinh sắp xếp các dụng cụ học tập (có sẵn hoặc tự làm) để bổ sung hoặc thay thế các dụng cụ học tập; trang trí, sắp xếp dụng cụ học tập trong góc học tập (nếu có)
- Trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh
- Trao đổi kinh nghiệm đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh
- Các hoạt động hành chính, sự vụ… khác trong nội dung hoạt động của tổ chuyên môn theo quy định của Điều lệ hoặc quy chế nhà trường
b) Sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề
Ngoài sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, các tổ chuyên môn còn sinh hoạt theo chủ đề để bổ sung cho sinh hoạt thường xuyên, giải quyết các chuyên đề chuyên môn Nội dung sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề gồm:
- Thảo luận việc xây dựng các chuyên đề dạy học (căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường)
- Xây dựng kế hoạch và chuẩn bị bài dạy; tổ chức dạy học và dự giờ; phân tích thảo luận, đánh giá bài dạy minh họa của giáo viên theo hướng phân tích hoạt động học tập của học sinh; cùng suy ngẫm và vận dụng để hướng dẫn hoạt động học tập của học sinh
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh; thảo luận và biên soạn các phiếu đánh giá, hồ sơ kiểm tra đánh giá học sinh; xây dựng các ma trận đề kiểm tra, đề kiểm tra; mô tả các câu hỏi và bài tập theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Thảo luận và trao đổi về sáng kiến kết quả nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của giáo viên và cán bộ quản lý
Trang 34- Tổ chức tham quan và tìm hiểu thực tế dạy học ở các trường trên phạm vi huyện, tỉnh, cả nước
- Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể về các chủ đề liên quan tới chuyên môn nghiệp vụ
c) Học tập chuyên môn nghiệp vụ
Tổ chuyên môn là nơi bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm thông qua các hoạt động: tập huấn chương trình, tổ chức và hướng dẫn giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá; dạy học theo chuẩn kiến thức - kỹ năng; sử dụng thiết bị dạy học; thực hiện bồi dưỡng thường xuyên theo quy định…
d) Dự giờ lên lớp, rút kinh nghiệm
Dự giờ sinh hoạt chuyên môn giúp nâng cao chất lượng dạy và học tại các nhà trường Thông qua dự giờ lên lớp, hiệu trưởng, tổ trưởng cũng như các giáo viên khác đánh giá được năng lực sư phạm của mỗi giáo viên, đánh giá chất lượng học tập của từng lớp Cũng như thông qua việc dự giờ, các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm học hỏi lẫn nhau, từ đó nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho mỗi giáo viên
Một số yêu cầu đối với giáo viên khi dự giờ:
- Người dự giờ đứng ở vị trí thuận lơi để có thể quan sát, ghi chép, quay phim, vẽ sơ đồ chỗ ngồi của học sinh một cách dễ dàng nhất (có thể đứng hai bên, phía trước, phía sau lớp học)
- Khi dự giờ, cần tập trung quan sát các biểu hiện tâm lý, thái độ, hành vi, hoạt động của học sinh thông qua việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Kết hợp sử dụng các kĩ thuật: nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp hình để có dữ liệu phân tích nhằm trả lời các câu hỏi: Học sinh học như thế nào? Học sinh gặp khó khăn gì? Vì sao? Cần thay đổi như thế nào để kết quả học tập của sinh tốt hơn?
1.5 Nội dung quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
1.5.1 Quản lý hoạt động tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường
Bất kỳ một hoạt động nào cũng phải được xây dựng kế hoạch Hoạt động tổ chuyên môn cũng vậy Kế hoạch được xây dựng căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên, vào điều kiện nhà trường, địa phương, vào khả năng, năng lực của giáo viên và học sinh Kế hoạch của tổ chuyên môn là chương trình hành động cụ thể, thể hiện rõ định mức, sự lượng hóa các nhiệm vụ được giao và hệ thống biện pháp
Trên cơ sở nhiệm vụ của ngành, kế hoạch năm học của hiệu trưởng, tình hình thực tế của tổ, hiệu trưởng hướng dẫn tổ chuyên môn biết cách xác định mục tiêu và nhiệm vụ, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý, giúp họ xác định các điều kiện để đạt
Trang 35được những mục tiêu đề ra Để chỉ đạo việc thực hiện xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn, người hiệu trưởng cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo viên và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ chuyên môn
- Hướng dẫn các tổ chuyên môn làm kế hoạch và duyệt kế hoạch của họ
- Kết hợp với các đoàn thể trong trường để phát động phong trào thi đua, khuyến khích các tổ chuyên môn chủ động sáng tạo xây dựng kế hoạch
- Tất cả các kế hoạch của tổ chuyên môn đều được thống nhất với nội dung kế hoạch của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường Các kế hoạch xây dựng đều được hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện
Để đáp ứng yêu cầu của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch hoạt động theo tuần, tháng, năm học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh Chỉ đạo tổ chuyên môn trên cơ sở kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoach hoạt động của cá nhân Đặc biệt chú trọng khâu chuẩn bị kế hoạch dạy học theo bài học, kế hoạch hoạt động giáo dục, triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, hoạt động giáo dục, kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục, trong đó:
- Căn cứ vào chương trình môn học, sách giáo khoa, các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch môn học
- Giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học với từng bài học trong sách giáo khoa hay từng nội dung môn học, hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh Theo công văn số 2345/BGDĐT-GDTH ngày 07/6/2021 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường cấp tiểu học năm học 2021-2022 [10, tr.54]
“Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh”
Cùng với hiệu trưởng nhà trường, tổ chuyên môn tham gia xây dựng kế hoạch thời gian tổ chức dạy học các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc, môn học tự chọn, đảm bảo tổng số tiết/năm học được quy định trong chương trình cấp tiểu học; bố trí thời gian thực hiện chương trình đảm bảo tính khoa học, sư phạm, không gây áp lực đối với học sinh; linh hoạt trong tổ chức thực hiện dạy học các môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế tại nhà trường, đảm bảo cuối năm học đạt được yêu cầu cần đạt theo quy định của chương trình
Trang 36Bên cạnh đó, đối với các hoạt động giáo dục củng cố, tăng cường, hoạt động theo nhu cầu người học được tổ chức theo hình thức trải nghiệm, tham quan, hoạt động xã hội, tìm hiểu văn hóa địa phương, , Hiệu trưởng tổ chức xây dựng kế hoạch thời gian thực hiện phù hợp với kế hoạch thời gian thực hiện chương trình các môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể của nhà trường; tạo môi trường cho học sinh được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức đã học, phát huy năng lực đã đạt được trong chương trình các môn học, hoạt động giáo dục vào thực tiễn
1.5.2 Quản lý việc tổ chức xây dựng dạy học các môn học
Tổ chức xây dựng dạy học các môn học bao gồm nhiều hoạt động không chỉ tổ chức dạy học, tổ chức các chuyên đề, …
Tổ chuyên môn có kế hoạch dự giờ trong từng học kỳ và hồ sơ dự giờ của giáo viên trong tổ Hiệu trưởng có thể Quản lý hoạt động dự giờ của các tổ chuyên môn thông qua việc kiểm tra kế hoạch và hồ sơ dự giờ này
Quản lý hoạt động tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn: Đầu năm học, mỗi tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch thao giảng chuyên đề cho tổ mình Mỗi tháng, các tổ chuyên môn thường tổ chức chuyên đề, tập huấn cho giáo viên, lên tiết thao giảng… Ngoài ra, ở tổ chuyên môn cũng cần làm rõ một số vấn đề về nghiệp vụ sư phạm như lý luận dạy học bộ môn, cách thức đánh giá một giờ dạy, phương pháp giảng dạy dối với các bài khó, bài mới, thực hành, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, Quản lý hồ sơ sổ sách, triển khai viết và nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên…
Để hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu và mục tiêu giáo dục đào tạo, tổ trưởng chuyên môn cần tổ chức bàn bạc, thảo luận để xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ Tổ trưởng tổ chức họp thống nhất kế hoạch chuyên môn
Mỗi tổ chuyên môn trong nhà trường có đặc thù riêng Để phát huy tối đa sức mạnh của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, đòi hỏi tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ phù hợp với chỉ đạo của trường và tình hình thực tế của tổ nhằm phát huy cao nhất năng lực của các thành viên trong tổ
Giáo viên dựa vào kế hoạch hoạt động trong năm học đã được xây dựng và thống nhất trong tổ để xây dựng kế hoạch chuyên môn của cá nhân Tổ trưởng quản lý kế hoạch cá nhân của giáo viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các qui định của bộ Giáo dục và Đào tạo
Nắm tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, tổ chuyên môn theo dõi thông qua hồ sơ chuyên môn, dự giờ để từ những thông tin thu thập được, kịp thời có kế hoạch điều chỉnh chương trình phù hợp với thực tiễn
Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác hoạt động chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên, giúp tổ chuyên môn nắm chắc tình hình dạy học của người giáo viên trong nhà trường
Trang 371.5.3 Quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn
Các hoạt động tổ chức cho hoạt động tổ chuyên môn, hoạt động đào tạo theo mục tiêu của trường Về nguyên tắc chương trình là pháp lệnh của nhà nước do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành người Hiệu trưởng cần phải thực hiện nghiêm chỉnh, không được thay đổi thêm, bớt làm sai lệch chương trình, Hiệu trưởng phải là người nắm vững nhất chương trình, nôi dung từng công việc người thực hiện và thời gian thực hiện
Để nâng cao năng lực sư phạm cho giáo viên nhằm đẩy mạnh hiệu quả trong quá trình giáo dục, người hiệu trưởng thường xuyên phải chỉ đạo chặt chẽ việc lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và kiểm tra, đánh giá, xác định mức độ hoàn thành công việc của mỗi giáo viên, theo từng giáo viên theo từng chủ đề, chủ điểm trong năm học đã quy định
Tổ chức thực hiện chương trình là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động quản lý chuyên môn của Hiệu trưởng, nhằm giúp cho giáo viên đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ và thực hiện có hiệu quả, sáng tạo trong công tác giảng dạy và quản lý học sinh
Để nắm được tình hình thực hiện chương trình của giáo viên, Hiệu trưởng theo dõi thông qua hồ sơ chuyên môn, qua phản ánh của hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn và dự giờ để từ những thông tin thu thập được, kịp thời có kế hoạch điều chỉnh, uốn nắn sao cho chương trình được thực hiện phù hợp với thời gian của tiến trình năm học
Hiệu trưởng quản lý soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên: Soạn bài là khâu quan trọng chuẩn bị cho một giờ lên lớp, là lao động sáng tạo thể hiện sự lựa chọn của giáo viên về nội dung, phương pháp hình thức tổ chức dạy học và sự lựa chọn những thiết bị phục vụ cho bài dạy Sự lựa chọn phải phù hợp với nội dung từng bài dạy, đúng yêu cầu quy định, sát với học sinh theo lứa tuổi và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường Quản lý bài soạn và chuẩn bị bài lên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng cần tập trung vào một số công việc như sau:
- Hướng dẫn giáo viên kế hoạch soạn bài, dựa trên những yêu cầu, quy định chung đảm bảo cho sự thống nhất về nội dung, hình thức soạn bài với tính chất chỉ dẫn, không phải là khuôn mẫu
- Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu sách giáo khoa, sách tham khảo, sách thiết kế các hoạt động các môn học theo lứa tuổi và soạn bài
- Tổ chức những buổi thảo luận về soạn bài, thống nhất về nội dung và hình thức, cải tiến nội dung, phương pháp soạn bài trao đổi kinh nghiệm soạn những bài khó
- Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên bằng cách kiểm tra, theo dõi việc soạn bài của giáo viên, kiểm tra bài soạn, kiểm tra chuyên môn
- Để đảm bảo điều kiện phục vụ cho giờ dạy trên lớp của giáo viên, Hiệu trưởng căn cứ vào kế hoạch giảng dạy kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, đồng thời có kế hoạch mua sắm những thiết bị thiếu và đề ra những quy định quản lý sử dụng thiết bị dạy học hiện có
- Quản lý giờ dạy của giáo viên, giờ lên lớp giữ vai trò quyết định chất lượng dạy
Trang 38học Vì thế Hiệu trưởng cần tìm mọi biện pháp tác động trực tiếp đến giờ dạy của giáo viên, xây dựng các chuẩn để quản lý giờ lên lớp, dựa trên những quy định của ngành và hoàn cảnh riêng của từng trường để xây dựng giờ chuẩn lên lớp Hiệu trưởng sử dụng giờ chuẩn lên lớp để kiểm tra đánh giá, từng bước nâng cao chất lượng dạy học Tư tưởng chỉ đạo việc quản lý giờ lên lớp của giáo viên là: Hiệu trưởng tác động trực tiếp vào giờ dạy trên lớp càng nhiều càng tốt Hiệu trưởng cần bình thường hóa việc kiểm tra, tổ chức dự giờ thăm lớp thường xuyên Khi việc dự giờ đã trở thành nề nếp, sẽ tạo ra bầu không khí thuận lợi để hiệu trưởng kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên như một việc bình thường Việc giáo viên thường xuyên dự giờ lẫn nhau sẽ cung cấp cho Hiệu trưởng những thông tin giờ dạy, làm cho việc đánh giá có độ tin cậy cao Cùng với việc kiểm tra trực tiếp giờ dạy, Hiệu trưởng cần chú ý đến các hình thức kiểm tra gián tiếp khác như phỏng vấn học sinh, trao đổi với giáo viên về tình hình thực hiện chương trình trong nhà trường
Chú ý cải tiến phương pháp dạy và phương pháp học là hai mặt của vấn đề theo phong trào “Dạy tốt - Học tốt”
Quản lý hồ sơ chuyên môn: Hồ sơ chuyên môn của giáo viên là phương tiện phản ánh khách quan công tác hoạt động chuyên môn và năng lực sư phạm của người giáo viên, giúp cho hiệu trưởng nắm chắc thành phố hình dạy học của giáo viên trong nhà trường
Để tổ chức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, thực hiện hiệu quả việc nâng cao chất lượng giáo dục thì quản lý thực hiện có chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn các trường tiểu học trong bối cảnh đổi mới GD&ĐT hiện nay là một một hoạt động mang tính quyết định hàng đầu Đây là công việc khó khăn đòi hỏi từ TTCM đến các giáo viên phải có những chuyển biến trong nhận thức để từ đó có những thay đổi phù hợp trong hành động; nâng cao tinh thần cộng tác, giúp đỡ, cầu thị, cầu tiến, chia sẻ để cùng nhau tiến bộ trong từng tiết dạy, như vậy tổ chuyên môn thực sự là môi trường tốt nhất để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường Để hoạt động của tổ chuyên môn có hiệu quả, cần phải đổi mới quản lý hoạt động tổ chuyên môn, cụ thể:
- Thay đổi nhận thức về quản lý thực hiện có hiệu quả hoạt động sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn; ngoài các hoạt động trong sinh hoạt tổ chuyên môn theo truyền thống là đánh giá công tác chuyên môn thời gian qua, triển khai công tác thời gian tới, thảo luận một số vấn đề theo yêu cầu của nhà trường như dự thảo kế hoạch nhiệm vụ năm học, hướng dẫn thi đua… thì hiện nay cần đổi mới sinh hoạt chuyên môn tập trung chú trọng vào thực hiện: sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học; phát triển chương trình nhà trường; đổi mới phương pháp; xây dựng chủ đề và thực hiện dạy học theo chủ đề; đổi mới kiểm tra đánh giá Hình thức sinh hoạt đi sâu vào chiều sâu như: coi trọng các kỹ năng đánh giá giờ dạy, dành nhiều thời gian phân tích đánh giá và rút kinh nghiệm các giờ dạy; bàn bạc thống nhất chương trình dạy
Trang 39theo chủ đề, tích hợp liên môn, thống nhất ma trận xây dựng ngân hàng đề theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
- Quản lý nề nếp dạy và học trong tổ chuyên môn theo hướng đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học
- Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV thông qua tự bồi dưỡng và bồi dưỡng Chú ý phát huy vai trò của GV cốt cán, đầu tàu để dẫn dắt GV trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ tổ chuyên môn và đổi mới các nội dung sinh hoạt tổ chuyên thông qua việc tư vấn chuyên môn cho đồng nghiệp trong tổ và trao đổi, hướng dẫn giữa các GV trong các tổ chuyên môn của nhà trường
- Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi, tạo được sự đồng thuận, tôn trọng, học hỏi lẫn nhau, hỗ trợ giúp đỡ nhau, từng bước hoàn thiện kỹ năng, kỹ thuật dạy học, giải quyết các vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới giáo dục Xây dựng tổ chuyên môn theo tinh thần “tổ chức biết học hỏi” sẽ tạo ra môi trườn thuận lợi để giáo viên trao đổi ý kiến, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau, từng bước hoàn thiện về kỹ năng, kỹ thuật dạy học, giải quyết những vấn đề khó trong soạn giảng và giảng dạy trên lớp, tạo môi trường tiểu học ân thiện, cũng nhau phát triển Có như vậy chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao
1.5.4 Quản lý việc đề xuất tổ chức phân công giáo viên dạy và giáo viên chủ nhiệm lớp
Phân công giảng dạy cho GV thực chất là công tác tổ chức và công tác cán bộ, hiệu trưởng (Hiệu trưởng) cần thấu đáo chỗ mạnh, chỗ yếu, sở trường, hoàn cảnh của từng GV để sử dụng họ, tạo cho họ niềm tin trong nghề nghiệp Từ đó, mỗi GV sẽ cố gắng để khẳng định mình trong tập thể sư phạm Trong tình hình đội ngũ GV hiện nay, chất lượng về chuyên môn nghiệp vụ không đồng đều, vì vậy hiệu trưởng phải cân nhắc kỹ càng khi phân công giảng dạy cho GV
Trong phân công giảng dạy, phải xuất phát từ yêu cầu của việc giảng dạy và quyền lợi học tập của toàn thể HS Phân công GV trước hết phải vì sự tiến bộ của cả tập thể sư phạm, tạo điều kiện GV có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn kèm cặp GV chưa có kinh nghiệm hoặc tay nghề còn non
Phân công công tác giảng dạy cho đội ngũ GV một cách hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường sẽ góp phần quyết định nâng cao chất lượng giảng dạy Phân công đi đôi với công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ là nhiệm vụ quan trọng của người hiệu trưởng nhà trường nhằm ngày càng hoàn thiện tay nghề của đội ngũ
1.5.5 Quản lý việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho tổ viên
Hoạt động trọng tâm của trường học là công tác dạy và học Đối tượng tác động trực tiếp đến quá trình và kết quả công tác dạy và học không ai khác chính là giáo viên và học sinh Sản phẩm của nhà trường là chất lượng học tập của học sinh Do đó muốn có sản phẩm tốt điều đầu tiên cần làm là nâng cao chất lượng đội ngũ làm ra sản phẩm
Trang 40đó hay chính là nâng cao chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên Để nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thì tổ chuyên môn là nơi tốt nhất để thực hiện yêu cầu này
Hiệu trưởng Quản lý việc tổ chuyên môn thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho tổ viên bao gồm Quản lý các hoạt động sau:
- Quản lý hoạt động dự giờ của tổ chuyên môn
Tổ chuyên môn có kế hoạch dự giờ trong từng học kỳ và hồ sơ dự giờ của giáo viên trong tổ Hiệu trưởng có thể Quản lý hoạt động dự giờ của các tổ chuyên môn thông qua việc kiểm tra kế hoạch và hồ sơ dự giờ này
- Quản lý hoạt động tổ chức chuyên đề của tổ chuyên môn
Đầu năm học, mỗi tổ chuyên môn đều xây dựng kế hoạch thao giảng chuyên đề cho tổ mình Mỗi tháng, các tổ chuyên môn thường tổ chức chuyên đề, tập huấn cho giáo viên, lên tiết thao giảng… Ngoài ra, ở tổ chuyên môn cũng cần làm rõ một số vấn đề về nghiệp vụ sư phạm như lý luận dạy học bộ môn, cách thức đánh giá một giờ dạy, phương pháp giảng dạy dối với các bài khó, bài mới, thực hành, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin, Quản lý hồ sơ sổ sách, triển khai viết và nghiệm thu sáng kiến kinh nghiệm, hoàn thành chương trình bồi dưỡng thường xuyên…
- Quản lý hoạt động sinh hoạt chuyên môn thường xuyên của tổ chuyên môn Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động được thực hiện thường kỳ tại nhà trường, nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho giáo viên
Quản lý hoạt động sinh hoạt tổ chuyên môn thường xuyên là nội dung quan trọng trong quá trình Quản lý giáo dục Mọi hoạt động của tổ chuyên môn phải được thực hiện theo các chế định của ngành Qui chế chuyên môn là hệ thống các văn bản pháp qui, các thông tư, hướng dẫn mang tính chuẩn mực và bắt buộc có tác dụng chỉ đạo các hoạt động giảng dạy và giáo dục Các văn bản đó được coi là hành lang pháp lý để người Quản lý dựa vào đó mà tiến hành các công việc của mình, từ đó cụ thể hóa để xây dựng nên các qui định nội bộ của nhà trường và của tổ cho phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Theo các qui định trong các văn bản pháp lý của cấp trên, của trường, thông qua tổ trưởng chuyên môn và hồ sơ chuyên môn, qua trực tiếp dự sinh hoạt chuyên môn của các tổ, hiệu trưởng Quản lý số lượng và chất lượng sinh hoạt chuyên môn, các nội dung và hình thức mà các tổ chuyên môn sinh hoạt định kỳ và đột xuất hàng tháng, học kì, năm học
Sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả đòi hỏi tổ trưởng chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn, cần gương mẫu, biết quan tâm động viên các thành viên và định hướng cho giáo viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân và cách tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả
Hiệu trưởng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chuyên môn thông qua các biện pháp sau: