Theo Tổng cục thống kê, 2022Nguồn: Tổng cục thống kê, 2022Trong 9 tháng năm 2022, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển do tăng sản lượng các sản phẩm trọng điểm như cá tra, tôm thẻ ch
Trang 1HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
**********************************
HỌC PHẦN ĐỊA LÝ KINH TẾ (KT01000)
Trang 2
STT HỌ VÀ TÊN MSV LỚP SĐT Tỉ lệ tham gia
100%
16 Thanaphone Phommasone 688778 K68KTNNA 0838007283 100%
Trang 3
2.3 Một số giải pháp nâng cao, tăng cường việc nuôi trồng và khai thác thủy sản hợp lý của tỉnh Bình Thuận
17
Trang 4
Việt Nam là nước có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản Với đường bờ biển dài 3260 km, đi qua hơn 13 vĩ độ, có nhiều vùng sinh thái khác nhau, với nhiều nguồn vi sinh vật đa dạng và phong phú, Việt Nam có nguồn khai thác thủy sản phong phú và đa dạng về nước mặn, nước ngọt, nước lợ đem lại hiệu quả kinh tế khá cao Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đứng thứ 5 về giá trị xuất khẩu, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước
mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới (Theo Công ty luật ACC) Bên cạnh đó, ngành Thuỷ sản còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ an
ninh, chủ quyền trên biển, ổn định xã hội và phát triển kinh tế các vùng ven biển, hải đảo, góp phần thực hiện chiến lược quốc phòng toàn dân và an ninh
nhân dân (Nguyễn Việt Thắng, 2011)
Nuôi trồng thủy sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sảnxuất hàng hóa chủ lực, phát triển rộng khắp, có vị trí quan trọng và đang tiến
Trang 5đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung Năm 2021, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đạt 1.135 nghìn ha, sản lượng đạt 4.855,4 nghìn tấn, diện tích nuôi trồng chỉ tăng 10,8% so với năm 2010 nhưng sản lượng tăng tới 77,7% Nhờ vậy mà giá trị sản phẩm thu được trên một ha nuôi trồng thủy sản tăng từ
103,8 triệu đồng/ha năm 2010 lên 241,2 triệu đồng/ha năm 2021 (Theo Tổng cục thống kê, 2022)
(Nguồn: Tổng cục thống kê, 2022)
Trong 9 tháng năm 2022, nuôi trồng thủy sản tiếp tục phát triển do tăng sản lượng các sản phẩm trọng điểm như cá tra, tôm thẻ chân trắng Sản lượng thủy sản nuôi trồng 9 tháng năm 2022 ước đạt 3611,2 nghìn tấn, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2021 Sản lượng cá tra 9 tháng năm 2022 ước đạt 1.139,5 nghìn tấn, tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước Nhu cầu tiêu thụ cá tra ngày càng phổ biến trên thế giới nhờ giá trị dinh dưỡng cao Tính trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm trước Hiện nay, cá tra xuất khẩu sang 149 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới Nuôi tôm
Trang 6cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao Trong 9 tháng năm 2022, sản lượng tôm thẻ chân trắng ước đạt 533,0 nghìn tấn, tăng 14,3% so cùng kỳ năm trước; sản lượng tôm
sú ước đạt 202,1 nghìn tấn, tăng 2,8% (Theo Tổng cục thống kê, 2022)
Tuy ngành nuôi trồng thủy sản đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào nhưng những khó khăn, thách thức cũng rất lớn Những vướng mắc, thách thức
đó chính là lực cản vô hình khắc chế ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong hành trình tăng tốc, vươn tầm ra thế giới Nghề đánh bắt còn nhiều yếu kém trong khi nghề nuôi trồng thủy sản thì phát triển chưa bền vững Hiện nay, tôm
và cá tra đóng vai trò chủ lực trong xuất khẩu nhưng việc nuôi hai con này còn nhiều vướng mắc, nan giải Đó là sự hạn chế trong liên kết giữa nuôi với thu mua, bảo quản, chế biến, tiêu thụ Đó là Việt Nam chưa có nhiều trang trại nuôi tôm quy mô tầm cỡ do vướng mắc trong chính sách hạn điền, gây khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ nuôi và truy xuất sản phẩm Hiện nay, 90% sản lượng tôm nuôi của Việt Nam là từ các cơ sở nhỏ lẻ Sự manh mún này dẫn đến việc khó kiểm soát chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm không đồng đều; khó áp dụng các quy trình nuôi quốc tế cũng như khó áp dụng công nghệ hiện đại để giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh cho con tôm Việt Ngoài ra, nguồn nước ngày càng ô nhiễm làm cho rủi ro trong nghề nuôi thủy sản tăng cao khiếndoanh nghiệp và người nuôi nhỏ lẻ thấp thỏm lo lắng Người nuôi tôm còn đối mặt với nhiều khó khăn khác như vay vốn ngân hàng, nguồn điện không ổn
định, bị thương lái ép giá… (Theo Tuổi trẻ Online, 2023)
Do đó, việc đánh giá tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tại một địa phương cụ thể là rất cần thiết để có thể hiểu hơn về đóng góp và khó khăn của ngành Thủy sản Sau khi tìm hiểu và thảo luận, nhóm đã đi đến quyết định lựa chọn tỉnh Bình Thuận làm đối tượng nghiên cứu cho bản đánh giá này
Trang 71.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung:
- Đánh giá tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bình Thuận năm 2018-2023
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu riêng:
- Tìm hiểu về kết quả khai thác và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bình Thuận năm 2018-2023
- Tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn trong khai thác, nuôi trồng thủy sản tạitỉnh Bình Thuận
- Tìm hiểu một số giải pháp nâng cao, tăng cường việc nuôi trồng và khai thác thủy sản hợp lý của tỉnh Bình Thuận
Trang 8
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1 KẾT QUẢ KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH BÌNH THUẬN (2018-2023)
2.1.1 Mô tả về tỉnh Bình Thuận
Bình Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có tổng diện tích tự nhiên là7.810,43 km với khí hậu quanh năm nắng ấm, chất lượng nguồn nước tốt, nền 2nhiệt cao, ổn định Theo sự sắp đặt về kinh tế, Bình Thuận là tỉnh thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ Phần đất liền của Bình Thuận nằm trong giới hạn 10°35'-11°38' Bắc và 107°24'-108°53' Đông Bình Thuận có vùng lãnh hải rộng 52 nghìn km² nên Bình Thuận là một trong ba ngư trường lớn của Việt Nam trữ lượng khai thác đánh bắt hải sản đạt 240.000 tấn hải sản các loại, là điều kiện chế biến thủy sản xuất khẩu Sò điệp là đặc sản của biển Bình Thuận, tập trung
ở 4 bãi chính là: La Khế, Hòn Rơm, Hòn Cau và Phan Rí, cho phép đánh bắt
25-30 nghìn tấn/năm (Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận, 2019)
Tỉnh Bình Thuận có 7 huyện, thị xã, thành phố ven biển và hải đảo, với
36 xã, phường, thị trấn tiếp giáp biển Nhiều địa phương có nghề cá phát triển từlâu đời hình thành nên truyền thống và nét văn hóa nghề cá khá đặc sắc Bình Thuận cũng được đánh giá là một tỉnh có số lượng tàu khai thác lớn của cả nước Hầu hết tàu khai thác xa bờ, dài ngày đã được trang bị đồng bộ thiết bị cơ
giới khai thác, thông tin liên lạc, dò tìm cá (Khánh Linh 2013)
Theo số liệu Niên Giám thống kê năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 3.041,8
ha nuôi trồng thủy hải sản (nuôi trồng theo hướng thâm canh, công nghiệp), trong đó chủ yếu là nuôi tôm, nhất là tôm thẻ chân trắng; nuôi thủy sản nước ngọt như: cá tầm, chình, bống tượng, thác lác… đặc biệt là sản xuất tôm giống Nuôi trồng thuỷ sản tập trung tại khu vực Hàm Tân, Tuy Phong, Bắc Bình, Phan
Trang 9Thiết, Hàm Thuận Nam Vùng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, tâ …p trung
ở Hàm Tân (330,4 ha) Tuy Phong (425,1 ha) Ngoài ra còn có 5 vùng vịnh lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh có thể nuôi một số loài thủy hải sản có giá trị kinh tế cao như: tôm hùm, cá mú, sò, điệp, trai ngọc Diện tích nuôi nước lợ vùng ven biểnđạt khoảng 1000 ha, chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng Toàn tỉnh đã phát triển 3.579 cơ sở nuôi trồng, 230 hộ nuôi lồng bè trên biển, sông, rạch và 10 cơ sở nuôi đăng chắn trên biển và 1.921 lồng bè Các cơ sở nuôi tôm sú trong năm ổn
định và phát triển khá tốt (Hoàng Nhất Thống và các tác giả, 2023)
Theo ông Mai Kiều, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, từ sau khi tái lập tỉnh Bình Thuận (năm 1992) đến nay, thực hiện các Nghị quyết, chương trình phát triển thủy sản của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, ngành thủy sản Bình Thuận đã từng bước cơ cấu lại
toàn diện các lĩnh vực thuộc ngành và đạt được những kết quả tích cực (Theo Báo ảnh Dân tộc và Miền núi) Cuối tháng 11/2022, tỉnh Bình Thuận đã ban
hành “Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030”; theo đó từng bước xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn,
kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản (Theo Tổng cục thủy sản, 2022)
2.1.2 Kết quả khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Bình Thuận giai đoạn 2018-2023
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong tháng 7/2018, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh Bình Thuận ước đạt 1.119 tấn, lũy kế 7.884 tấn/KH 12.450 tấn (63,3%), tăng 2,6% so cùng kỳ Riêng sản lượng tôm giống sản xuất và tiêu thụ trong 7 tháng đầu năm ước đạt 14,73 tỷ/ KH 23 tỷ post
(64%), bằng 98% so cùng kỳ (K.H, 2020)
Tổng sản lượng thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 100.088 tấn, tăng2,02% so cùng kỳ Trong đó: Diện tích nuôi trồng ước đạt 1.382,8 ha, tăng
Trang 102,5% Sản lượng thủy sản nuôi trồng tháng 6 ước đạt 1.179,1 tấn, tăng 3,9% so cùng kỳ; lũy kế 6 tháng ước đạt 6.894 tấn, tăng 2,5% (tăng 169,6 tấn) so cùng
kỳ năm trước Sản lượng khai thác ước đạt 93.193,9 tấn tăng 1,99% so cùng kỳ trong đó chủ yếu là khai thác biển đạt 92.890,2 tấn, tăng 2% so cùng kỳ; khai
thác nội địa đạt 303,7 tấn tăng, 1,9% so cùng kỳ (Theo Hội Nông dân tỉnh Bình Thuận 2019),
Trong 10 tháng năm 2019, sản lượng thủy sản trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 202.073,8 tấn, tăng 1,37% so cùng kỳ Trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 11.652,7 tấn, tăng 1,98% so cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản khai thác đạt 190.421,1 tấn, tăng 1,34% so cùng kỳ (trong đó khai thác biển
là 189.883,4 tấn, tăng 1,33% so cùng kỳ, khai thác nội địa là 537,7 tấn, tăng
1,98% so cùng kỳ) (Theo Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận, 2019)
Theo số liệu thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh Bình Thuận, sản lượng khai thác hải sản tháng 11 năm 2019 ước đạt 18.193,6 tấn, tăng 0,21% so với cùng kỳ Lũy kế 11 tháng ước đạt 220.295,9 tấn, tăng 1,29% so cùng kỳ và đạt 98,6% so kế hoạch năm Diện tích nuôi trồng lũy kế 11 tháng ước đạt 2.750 ha, tăng 2,14% so cùng kỳ Trong khi sản xuất tôm giống trong tháng 11 ước đạt 1,85 tỷ con, tăng 2,78% so cùng kỳ; lũy kế 11 tháng ước đạt 22,96 tỷ con, tăng 3,83% so cùng kỳ và đạt 95,69% kế hoạch (Theo Báo Bình Thuận, 2019) Sản lượng thủy sản nuôi trồng thu hoạch trong tháng 11 ước đạt 1.249 tấn, lũy kế 11 tháng ước đạt 12.901 tấn, đạt 96,1% kế hoạch năm, tăng 2% so với cùng kỳ năm
trước (Theo Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận, 2019)
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2020, sảnlượng thủy sản ước đạt khoảng 101 ngàn tấn, tăng 1,14% so cùng kỳ; trong đó sản lượng nuôi trồng 6,9 ngàn tấn và sản lượng khai thác 94,5 ngàn tấn Tuy nhiên, do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm
Trang 11thủy sản, các doanh nghiệp thu mua, xuất khẩu thủy sản cũng hạn chế thu mua
do hàng tồn kho nhiều nên giá bán thấp, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh tế thấp.Bên cạnh đó, tình hình sản xuất tôm giống trong 6 tháng đầu năm 2020 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng về giá, sản lượng tôm thương phẩm tiêu thụ chậm Theo số liệu thống kê, sản lượng tôm giống sản xuất 6 tháng, ước đạt 11,2 tỷ post, bằng 82,6% so với cùng kỳ Ngoài ra, cá giống các loại cũng giảm
5% so với cùng kỳ, ước đạt 7,6 triệu post (Theo cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận, 2020)
Năm 2021, sản lượng khai thác thủy sản của Bình Thuận đạt 225.211 tấn, tăng 1,8% so năm 2020; trong đó: khai thác biển đạt 224.872,2 tấn, tăng 1,8% Riêng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 12.191,5 tấn, tăng 1,1% so năm 2020 Tổng diện tích nuôi trồng đạt 2.869,9 ha, tăng 2,5% so năm 2020 Sản lượng
tôm giống năm 2021 đạt 26 tỷ con, tăng 3,1% so năm 2020 (HT, 2021)
Hoạt động đánh bắt hải sản năm 2022 ít thuận lợi, bên cạnh do ảnh hưởngcủa thời tiết (gió bấc thổi mạnh các tháng đầu năm) thì tác động của giá dầu tăng, các mặt hàng phục vụ khai thác thủy sản không ổn định và ở mức cao vào nhiều thời điểm trong năm (trong khi giá bán hải sản tăng không đáng kể) đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tàu thuyền khai thác thủy sản Sản lượng khai thác thủy sản năm 2022 ước đạt 231.380 tấn/ KH 210.000 tấn (110,2%
KH), bằng 100,6% so năm 2021 (M.Vân, 2022)
Theo Cục Thống kê tỉnh, trong tháng 5/2023, sản lượng khai thác thủy sản ước đạt 19.331 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm trước (trong đó khai thác biển ước 19.300 tấn) Lũy kế 5 tháng năm 2023, sản lượng khai thác ước đạt 86.057 tấn, tăng 2,5% so cùng kỳ năm trước (trong đó khai thác biển ước đạt 85.837,6 tấn, tăng 2,5%) Bên cạnh đó, sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 814 tấn, lũy kế 5 tháng năm 2023 ước đạt 4.235 tấn, tăng 2,1% so cùng kỳ
Trang 12năm trước Sản lượng tôm giống tháng 5 ước đạt gần 2 tỷ con, giảm 3,91% so cùng kỳ Lũy kế 5 tháng năm 2023 ước đạt hơn 9 tỷ con, giảm 3,24% so cùng
kỳ năm trước (Minh Vân, 2023)
Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 8/2023 đạt 222,4 ha, giảm 2%
so với cùng kỳ năm trước; lũy kế 8 tháng năm 2023 ước đạt 2.056,5 ha, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước (trong đó diện tích nuôi cá 1.572,4 ha, giảm 10,1%; diện tích nuôi tôm 409,5 ha, giảm 4,8%) Bên cạnh đó, sản lượng nuôi trồng trong tháng ước đạt 1.212 tấn, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước; lũy
kế 8 tháng năm 2023 đạt 6.433,3 tấn, giảm 16,2% so với cùng kỳ năm trước (trong đó cá các loại ước 3.345,4 tấn, giảm 21,5%; tôm nuôi nước lợ ước đạt
2.909,9 tấn, giảm 11,9%) (S.Nguyên, 2023)
Sản lượng tôm giống sản xuất trong tháng 9/2023 của Bình Thuận ước đạt 2,3 tỷ post, giảm 1,3% so cùng kỳ năm trước; lũy kế sản lượng tôm giống 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 15,6 tỷ con, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước Diện tích nuôi trồng thủy sản trong tháng 9/2023 của Bình Thuận ước đạt 248,6
ha, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2022 Luỹ kế 9 tháng năm 2023 ước đạt 2.305,1 ha, giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích nuôi cá
1.758,4 ha, giảm 8,9%; diện tích nuôi tôm 466,1 ha, giảm 3,98% (Vũ Mưa 2023)
Do tình hình nuôi thủy sản không ổn định, giá tôm thương phẩm giảm trong 6 tháng đầu năm, các hộ nuôi hạn chế thả giống làm giảm sản lượng thu hoạch Theo đó, sản lượng nuôi trồng trong tháng 9 của Bình Thuận ước đạt 1.327,5 tấn Lũy kế sản lượng nuôi trồng 9 tháng năm 2023 ước đạt 7.760,8 tấn,giảm 13,41% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, cá các loại ước đạt 4.215,4 tấn, giảm 17,4%; tôm nuôi nước lợ ước đạt 3.445,9 tấn, giảm 9,3%; thủy sản khác 99,5 tấn, tăng 58,7% Sản lượng thủy sản khai thác trong tháng 9 ước đạt
Trang 1321.339 tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó khai thác biển ước đạt21.280 tấn, tăng 2,4% Lũy kế sản lượng thủy sản khai thác 9 tháng đầu năm
2023 ước đạt 175.887,1 tấn, tăng 2,64% so với cùng kỳ năm trước, trong đó
khai thác biển ước đạt 175.462,8 tấn, tăng 2,41% (Vũ Mưa 2023)
(Nguồn: Vũ Mưa Thủy sản Việt Nam, 2023)
2.2 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.2.1 Thuận lợi trong khai th ác và nuôi trồng thủy sản tại tỉnh Bình Thuận:
Về điều kiện tự nhiên, Bình Thuận có tổng diện tích tự nhiên là 7.810,43
km2, với chiều dài bờ biển trên 192km, vùng biển rộng 20.288 km cùng 14 hải 2đảo Là một tỉnh ven biển khí hậu quanh năm nắng ấm với sườn bờ ngầm và đáy biển thoải rộng, bằng phẳng cùng với lợi thế là nơi hội tụ và vùng nước trồi của hai dòng hải lưu nên biển Bình Thuận có nguồn lợi thuỷ sản không những lớn về trữ lượng mà còn phong phú về chủng loại Đó là có trên 500 loài cá, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá hồng, cá mú, mực, cá