1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp đề tài kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty tnhhtư vấn thuế toàn cầu

150 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn cầu
Tác giả Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Người hướng dẫn TS. Đỗ Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế toán tổng hợp
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 9,66 MB

Nội dung

Khái niệm tiền lương, bản chất và đặc điểm của kế toán tiền lương.Theo quan điểm của Mac-Lênin: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giá trị sức lao động.Theo quan niệm của các nhà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA: VẬN TẢI – KINH TẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI PHÂN HIỆU TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA: VẬN TẢI – KINH TẾ

Chuyên ngành : Kế toán tổng hợp

Giáo viên hướng dẫn:Ts.Đỗ Thị Hải Yến Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thuỳ Trang Lớp: Kế Toán Tổng Hợp K59

Niên khoá: 2018-2022

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC _2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT _5 DANH MỤC BẢNG _6 DANH MỤC SƠ ĐỒ _7 DANH MỤC BẢNG BIỂU 8 DANH MỤC HÌNH 9 LỜI MỞ ĐẦU 10 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG _12 1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa kế toán tiền lương Khái niệm tiền lương, bản chất và đặc điểm của kế toán tiền lương. _12 1.1.1 Chế độ tiền lương _15 1.1.3 Các hình thức trả lương _18 1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương. 19 1.1.5 Chứng từ, sổ sách sử dụng. 20 1.1.6 Tài khoản sử dụng _21 1.1.7 Phương pháp hạch toán và trình tự luân chuyển chứng từ 21 1.1.8 Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán các khoản trích theo lương: _30 1.2 Trình tự ghi sổ và các hình thức ghi sổ kế toán _34 1.2.1 Hình thức kế toán Nhật ký chung _34 1.2.2 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái 37 1.2.3 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ _40

Trang 4

1.2.4 Hình thức kế toán trên máy vi tính _42 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THUẾ TOÀN CẦU _44 2.1 Khái quát về Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. _44 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 44 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh và đặc điểm hoạt động của công ty: _45 2.1.3 Môi trường hoạt động của Công ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. 48 2.1.4 Cơ cấu bộ máy quản lý và tình hình nhân lực tại công ty. 49 2.1.5.Tình hình nhân lực: 53 2.1.6 Một số chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. _55 2.2.Tổ chức công tác kế toán tại Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu_66 2.2.1 Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ kế toán _66 2.2.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán mà công ty áp dụng. _67 2.2.3 Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. _70 2.2.4 Kế toán tiền lương tại Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. 74 2.2.6 Kế toán thuế TNCN. 126 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG

TY TNHH TƯ VẤN THUẾ TOÀN CẦU _134 3.1 .Nhận xét về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. 134 3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các

Trang 5

khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu. 138 TÀI LIỆU THAM KHẢO _143 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 144

Trang 6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TNHH Trách nhiệm hữu hạn TNDN Thu nhập doanh nghiệp

HC-NS Hành chính nhân sự BCTC Báo cáo tài chính

CB-CNV Cán bộ - công nhân viên ÔĐ Ốm đau

nghề nghiệp

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2 0-1 Danh sách hồ sơ cán bộ công nhân viên của Công ty 54

Bảng 2 0-2 Bảng cân đối kế toán năm 2021 55

Bảng 2 0-3 Bảng phân tích các chỉ số trong bảng cân đối kế toán của công ty 56

Bảng 2 0-4 Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 61

Bảng 2 0-5 Bảng chấm công tháng 12/2021 của công ty Toàn Cầu 93

Bảng 2 0-6 Bảng lương bộ phận văn phòng tháng 12/2021 96

Bảng 2 0-7 Bảng tổng hợp lương tháng 12/2021e Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 97

Bảng 2 0-8 Bảng tổng hợp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng 12/2021 113

Bảng 2 0-9 Bảng tổng hợp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng 12/2021 115

Bảng 2 0-10 Sổ Nhật ký chung 121

Bảng 2 0-11 Sổ cái TK 3383 122

Bảng 2 0-12 Sổ cái TK 3384 123

Bảng 2 0-13 Sổ cái TK 3386 124

Bảng 2 0-14 Sổ cái TK 3382 125

Bảng 2 0-15 Bảng tổng hợp thuế TNCN tháng 12/2021 131

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1 0-1 Sơ đồ hạch toán tiền lương 24

Sơ đồ 1 0-2 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương 33

Sơ đồ 1 0-3 Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 36

Sơ đồ 1 0-4 Sơ đồ kế toán thoe hình thức Nhật ký- Sổ cái 39

Sơ đồ 1 0-5 Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ 41

Sơ đồ 1 0-6 Sơ đồ Hình thức kế toán trên máy vi tính 43

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu 2 0-1 Giấy đề nghị tạm ứng 98

Biểu 2 0-2 Phiếu chi 99

Biểu 2 0-3 Phiếu chi ngày 10/01/2021 101

Biểu 2 0-4 Sổ nhật ký chung 103

Biểu 2 0-5 Sổ cái TK 334 104

Biểu 2 0-6 Phiếu lương của nhân viên Phan Thị Viên 118

Biểu 2 0-7 Phiếu lương của nhân viên Lê Thanh Tú 119

Biểu 2 0-8 Tờ khai thuế thu nhập cá nhân của công ty 133

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2 0-1 Giao diện phần mềm Smart Pro công ty sử dụng 69Hình 2 0-2 Uỷ nhiệm chi đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tháng 12/2021 117

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Ở nước ta sự ra đời của nền kinh tế thị trường đã tạo cơ hội cho các công ty phát triểnhơn, tuy nhiên cũng buộc các công ty muốn đứng vững trên thị trường cần phải có sự cố gắngtối đa trong quá trình quản lý sản xuất kinh doanh Trong xu hướng mới này, các công ty phải

tự thân vận động, phải tự lực hoạt động sản xuất kinh doanh trên nguyên tắc lấy thu bù chi vàlàm ăn có lãi chứ không có sự bao cấp của Nhà nước như trước kia nữa Từ đó, mục tiêu hàngđầu của các công ty là làm tăng lợi nhuận trong khuôn khổ pháp luật đã quy định Trong quátrình sản xuất thì ba yếu tố không thể thiếu là lao động sống, tư liệu sản xuất và đối tượng laođộng Trong ba yếu tố này, yếu tố lao động sống đóng vai trò quan trọng nhất Bởi vì, không

có người lao động thì sẽ không thể làm ra của cải, vật chất được, muốn có sản phẩm thì dù làsản phẩm vật chất hay sản phẩm trí tuệ thì ngoài chi phí về nguyên liệu, chi phí về tài sản cốđịnh…các công ty còn phải tính đến chi phí nhân công (chi phí lao động sống) Khoản chi phínày có giá trị không nhỏ trong giá thành sản phẩm, nó cũng trực tiếp quyết định đến chấtlượng sản phẩm Vì người lao động là người trực tiếp quyết định đến chất lượng sản phẩm củadoanh nghiệp, mà công ty hoạt động có hiệu quả hay không, có cạnh tranh được trên thịtrường hay không thì cần phải tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt Đối với người laođộng thì tiền lương có một ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó là nguồn thu nhập chủ yếu giúpcho họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình Do đó tiền lương là động lực thúc đẩyngười lao động quan tâm đến thời gian lao động, năng suất lao động nếu họ được trả đúng theosức lao động mà họ bỏ ra Ngược lại, nó cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến choquá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương họ nhận được không xứng đángvới sức lao động mà họ bỏ ra Ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn củaquá trình phân phối của cải vật chất do người lao động làm ra Vì vậy, việc xây dựng bảnglương, lựa chọn các hình thức trả lương hợp lý sao cho tiền lương là khoản thu nhập để ngườilao động làm việc tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn so với công việc thực sự là việc làmcần thiết

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu về công việc của Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 12

- Đi sâu vào khai thác thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công

ty TNHH Tư Vấn Thuế Toàn Cầu

- Phân tích, đánh giá các ưu điểm, nhược điểm còn tồn tại trong công tác kế toán tiền

lương và các khoản trích theo lương tại công ty Từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công tyTNHH Tư Vấn Thuế Toàn Cầu

- Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về thời gian: Tháng 12 năm 2021

 Phạm vi về không gian: Phòng kế toán tại Công ty TNHH Tư Vấn Thuế Toàn Cầu

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu: thu thập sổ sách của đơn vị nghiên cứu, thamkhảo trên sách sở, đọc tài liệu trên internet,…

- Phương pháp phân tích dữ liệu: phân tích các thông tin thu thập được về kếtoán tiền lương và các khoản trích theo lương được ghi trong sổ sách, chứng từ, phầnmềm máy tính của đơn vị nghiên cứu

5 Giới thiệu kết cấu đề tài

Nội dung của đề tài này sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng tiền lương

và các khoản trích theo lương tại Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu, bên cạnhđấy đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoảntrích theo lương tại công ty.Ngoài lời mở đầu và kết luận bài báo cáo tốt nghiệp nàygồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về tiền lương và các khoản trích theo lương

Chương II: Thực trạng về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty

TNHH Tư Vấn Thuế Toàn Cầu

Chương III: “Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

Công Ty TNHH Tư vấn Thuế Toàn Cầu”

Mặc dù, đã rất cố gắng nhưng do sự hạn chế về thời gian, tài liệu tham khảo cũng như khảnăng hiểu biết của bản thân, những kết quả đạt được không tránh khỏi những sai sót Emmong được sự giúp đỡ của quý Thầy Cô để tìm ra những lỗi sai thiếu sót của bản thân em

để hoàn thiện đồ án một cách tốt nhất

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC

KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1 Khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, ý nghĩa kế toán tiền lương Khái niệm tiền lương, bản chất và đặc điểm của kế toán tiền lương.

Theo quan điểm của Mac-Lênin: Tiền lương là biểu hiện sống bằng tiền của giátrị sức lao động

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học hiện đại: Tiền lương là giá cả của laođộng được xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường lao động

Khái niệm phổ biến nhất được sử dụng: Tiền lương (tiền công) được hiểu là sốlượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi họ hoàn thành côngviệc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc hai bên đã thỏa thuậntrong hợp đồng lao động

Tiền lương được quy định một cách đúng đắn là yếu tố kích thích sản xuấtmạnh mẽ, kích thích người lao động làm việc, nâng cao trình độ tay nghề, cải tiến kỹthuật nhằm nâng cao năng suất lao động

Tiền lương là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người laođộng để hoàn thành công việc theo chức năng nhiệm vụ quy định

Mặt khác, tiền lương còn là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất sản phẩm vìvậy tiền lương còn phụ thuộc giá cả của sản phẩm khi được tiêu thụ trên thị trường.Nói một cách khác tiền lương là một phạm trù của kinh tế hàng hóa và chịu sự chiphối của các quy luật kinh tế khách quan Tiền lương cũng tác động đến quyết địnhcủa các chủ doanh nghiệp để hình thành các thỏa thuận hợp đồng thuê lao động.Một quá trình sản xuất xã hội bao giờ cũng bao gồm 3 yếu tố đó là: Lao động, đốitượng lao động và tư liệu lao động Trong tất cả hình thái kinh tế xã hội, con ngườiluôn đóng vai trò trung tâm chi phối quyết định mọi quá trình sản xuất kinh doanh.Sản xuất sẽ không thể tiến hành nếu thiếu đối tượng lao động và tư liệu lao động,nhưng nếu không có lao động của con người thì đối tượng lao động và tư liệu laođộng cũng chỉ là những vật vô dụng và không thể phát huy được tác dụng của mình

Trang 14

Để người lao động phát huy được hết khả năng của mình và cống hiến tối đa chodoanh nghiệp thì doanh nghiệp cần có một chế độ trả lương hợp lý, xứng đáng với sứclao động của người lao động Như vậy, tiền lương (tiền công) là thu nhập chủ yếu củangười lao động Đồng thời tiền lương (tiền công), các khoản trích bảo hiểm xã hội(BHXH), bảo hiểm y tế( BHYT), bảo hiểm thất nghiệp( BHTN), kinh phí côngđoàn( KPCĐ) còn là những yếu tố chi phí sản xuất quan trọng, là một bộ phận cấuthành nên giá thành của sản phẩm, dich vụ.

Chức năng:

Thước đo giá trị: Theo khái niệm tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị

sức lao động, được biểu hiện bên ngoài như là giá cả của hàng hóa sức lao động Vìvậy tiền lương trở thành thước đo giá trị sức lao động, phản ánh giá trị sức lao động.Đây là một chức năng quan trọng của tiền lương Do vậy, tiền lương phải thay đổi phùhợp với sự thay đổi của giá trị sức lao động, tùy thuộc vào không gian và thời gian cụthể

Tái sản xuất sức lao động: Tiền lương thực hiện chức năng tái sản xuất sức

lao động chính là khôi phục lại sức lao động đã mất trong quá trình sản xuất thông quaviệc tiêu dùng cá nhân của người công nhân - mua các tư liệu sinh hoạt cần thiết-do đótiền lương phải đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động Nếu tiền lươngkhông đủ sức tái sản xuất sức lao động thì sức khỏe NLĐ ngày càng giảm sút ảnhhưởng đến khả năng làm việc

Kích thích sản xuất sức lao động: Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của

người lao động nhằm thỏa mãn các nhu cầu về vật chất tinh thần của người lao động

Do đó tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và thái

độ trong lao động của người công nhân Do vậy tiền lương phải đảm bảo đủ lớn đểkích thích sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng công việc

Chức năng kích thích: Muốn có chức năng này tiền lương phải đủ lớn và phụ thuộc

vào hiệu quả tổ chức trả lương cho NLĐ, tiền lương bao giờ cũng có hai mặt nếukhông thực hiện được chức năng kích thích thì nó sẽ biểu hiện mặt đối lập kìm hãmsản xuất, rối loạn xã hội nhất là với thưởng, đây là khoản tiền bổ sung cho tiền lương,mang tính chất nhất thời không ổn định nhưng lại có tác dụng mạnh mẽ tới năng suất,chất lượng và hiệu quả lao động

Trang 15

Chức năng tích lũy: Tích lũy là sự cần thiết khách quan đối với người lao

động Về nguyên tắc tiền lương không chỉ đảm bảo tái sản xuất sức lao động mà cònphải tạo tích lũy đề phòng rủi ro bất thường có thể xảy ra trong quá trình lao độngcũng như trong cuộc sống thường ngày của người lao động

Chức năng điều hòa lao động: Đảm bảo vai trò điều phối lao động hợp lý,

người lao động sẽ từ nơi có tiền lương thấp đến nơi có tiền lương cao hơn, với mứclương thỏa đáng họ sẽ hoàn thành tốt công việc được giao

Chức năng xã hội của tiền lương: Không chỉ thúc đẩy tăng năng suất lao

động, tiền lương còn kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ xã hội Chỉ có mứcthu nhập cao và phát triển không ngừng khi có sự kết hợp hài hòa giữa các mối quan

hệ lao động của việc gắn tiền lương của người lao động với hiệu quả của họ đối vớiđơn vị kinh tế Khi đó nó sẽ thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tạotiền đề cho sự phát triển toàn diện của con người, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển.Như vậy với tất cả các chức năng của mình tiền lương không chỉ đơn thuần làmột khoản thù lao bù đắp những chi phí thực hiện trong quá trình lao động mà còn làmột phạm trù kinh tế - xã hội Tổng hợp phản ánh giá trị sức lao động trong các điềukiện kinh tế văn hóa lịch sử nhất định có tác động to lớn đến sản xuất, đời sống củamọi nền kinh tế xã hội Vì vậy việc xây dựng hệ thống chính sách tiền lương đúng đắnkhông chỉ tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo tăng năng suất lao động mà còn tạo điềukiện để phân bổ hợp lý sức lao động giữa các ngành nghề, vùng, lĩnh vực trong cảnước thúc đẩy người lao động và xã hội cùng phát triển

Nhiệm vụ.

Thực hiện tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp các số liệu về số lượng lao động, thờigian, kết quả lao động, năng suất lao động, tính lương và các khoản trích theo lương, sau

đó phân bổ chi phí lao động theo các đối tượng sử dụng lao động

Hướng dẫn, kiểm tra nhân viên

Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán các phân xưởng, các bộ phận sảnxuất - kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu vềlao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và kế toán nghiệp vụ lao động, tiền lương đúngchế độ, đúng phương pháp

Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợcấp cho người lao động

Lập các báo cáo về lao động, tiền lương phục vụ cho công tác quản lý của Nhà

Trang 16

nước và doanh nghiệp.

Ý nghĩa.

Đối với người lao động: Tiền lương là thu nhập chủ yếu của người lao động, là

phương tiện để duy trì sự tồn tại và phát triển cuộc sống của người lao động cũng nhưgia đình họ Ở một mức độ nào đó, tiền lương là một bằng chứng cụ thể thể hiện giá trịcủa người lao động, thể hiện uy tín và địa vị của người này trong xã hội và trong giađình Từ đó người ta có thể đánh giá được giá trị của bản thân và có quyền tự hào khi

có tiền lương cao Tiền lương cũng là phương tiện để đánh giá mức độ đối xử củangười sử dụng lao động với người lao động

Đối với doanh nghiệp: Để duy trì và phát triển thì chính sách quản lý tiền

lương là điều rất quan trọng Việc trả lương một cách công bằng, chính xác, đảm bảoquyền lợi cho người lao động thì mới tạo ra sự kích thích, quan tâm của NLĐ đến kếtquả cuối cùng của doanh nghiệp Ngoài mục đích hướng đến người lao động, tiềnlương còn có ý nghĩa trong việc theo dõi, kiểm tra hiệu quả lao động bởi tiền lương là

bộ phận cấu thành nên chi phí sản xuất kinh doanh, hơn nữa lại chiếm tỉ trọng đáng

kể Mục tiêu của doanh nghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí songsong với việc đảm bảo quyền lợi của NLĐ Do đó việc hạch toán tiền lương tốt sẽ giúpđược nhà quản lý sử dụng quỹ tiền lương có hiệu quả nhất để giảm thiểu tối đa chi phídoanh nghiệp Cung cấp đầy đủ, chính xác về tiền lương sẽ giúp doanh nghiệp cónhững điều chỉnh kịp thời cho kỳ hoạt động tiếp theo

Đối với xã hội: Tiền lương có thể ảnh hưởng quan trọng với các nhóm xã hội và các

tổ chức khác nhau trong xã hội Tiền lương cao giúp cho người lao động có sức muacao hơn và điều đó làm tăng sự thịnh vượng của cộng đồng nhưng mặt khác có thểtăng giá cả và làm giảm sức sống của những người có thu nhập không đuổi kịp mứctăng của giá cả Giá cả tăng cao lại có thể giảm cầu về sản phẩm và dẫn tới giảm côngviệc làm

Trang 17

Khi doanh nghiệp xác định mức lương cơ bản để trả cho NLĐ phải đảm bảo: Khôngđược thấp hơn mức lương tối thiểu vùng (vùng I: 4.420.000 đồng), đối với lao động đãqua đào tạo, học nghề thì lương cơ bản không được thấp hơn lương tối thiểu vùngcộng thêm 7% lương tối thiểu.

b Lương tối thiểu vùng

Thứ nhất: Mức lương tối thiểu vùng được xác định là mức thấp nhất làm cơ sở

để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trảcho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ thời gian làmviệc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đượcgiao

Trong năm 2020, 2021 do ảnh hưởng của Covid-19 nên lương tối thiểu vùng

2021 đã không tăng và được thực hiện theo mức lương công bố tại Nghị định90/2019/NĐ-CP Và với tình hình dịch bệnh khó khăn như hiện nay thì dự kiến lươngtối thiểu vùng 2022 cũng sẽ giữ nguyên so với năm 2021

Vùng Mức lương tối thiểu vùng

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

I 4.420.000 đồng/tháng 4.420.000đồng/tháng 4.420.000đồng/tháng

II 3.920.000đồng/tháng 3.920.000đồng/tháng 3.920.000đồng/tháng

III 3.430.000đồng/tháng 3.430.000đồng/tháng 3.430.000đồng/tháng

IV 3.070.000đồng/tháng 3.070.000đồng/tháng 3.070.000đồng/tháng

Bảng 1.1-Mức lương tối thiểu vùng năm 2022

Do đó, để xác định mức lương thỏa thuận, doanh nghiệp cần phải:

- Xác định bậc lương của mỗi lao động dựa trên tay nghề, thái độ làm việc, thờigian làm việc, bằng cấp

- Xác định hình thức trả lương (lương thời gian, lương sản phẩm…) mà cần bảngchấm công hay bảng tính số lượng sản phẩm hoàn thành của NLĐ trong tháng

- Đối với người lao động đã qua đào tạo có học nghề, học Trung cấp, Cao đẳng,Đại học thì phải trả cao hơn mức lương tối thiểu vùng ít nhất 7%

a Chế độ tiền lương cấp bậc.

Chế độ tiền lương cấp bậc là toàn bộ những quy định chung của nhà nước và

Trang 18

các xí nghiệp, doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động - căn cứ vàochất lượng và điều kiện hoạt động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.Chế độ tiền lương cấp bậc là chế độ tiền lương áp dụng cho công nhân trực tiếpsản xuất căn cứ vào chất lượng, số lượng và điều kiện lao động khi họ thực hiện mộtcông việc nhất định Số lượng lao động thể hiện mức độ hao phí thời gian để sản xuất

ra sản phẩm Chất lượng lao động thể hiện ở trình độ lành nghề của công nhân

Thứ nhất:

- Thang lương là bảng xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương giữa những côngnhân trong cùng một nghề hoặc nhóm nghề giống nhau theo cùng trình độ lànhnghề của họ Một thang lương gồm có một số bậc lương và hệ số phù hợp vớicác bậc lương đó

- Bậc lương: là bậc phân biệt trình độ lành nghề của công nhân và được xếp từthấp đến cao( bậc cao nhất của nước ta hiện nay là bậc 7)

- Hệ số lương: là hệ số chỉ rõ lao động của công nhân ở một bậc nào đó được trảlương cao hơn người lao động làm ở những công việc được xếp vào mức lươngtối thiểu bao nhiêu lần

Thứ hai: Mức lương là số tiền dùng để trả công lao động trong một đơn vị thời

gian phù hợp với các bậc trong thang lương

Thứ ba: Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản quy định về mức độ phức tạp

của công việc và yêu cầu trình độ lành nghề của công nhân ở một cấp bậc nào đó phải

có sự hiểu biết nhất định về mặt lý thuyết và phải làm được những công việc nhất địnhtrong thực hành

b Chế độ tiền lương theo chức vụ.

Chế độ tiền lương này áp dụng cho cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệpcũng như trong các cơ quan hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang khi họ đảmnhận chức danh chức vụ của đơn vị mình Nó có đặc điểm sau:

- Mức lương được quy định cho từng chức danh, chức vụ của cán bộ lãnh đạocán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân viên có tính đến các yếu tố như sau: mức độphức tạp của công việc, khối lượng công việc, điều kiện thực hiện công việc,

- Mỗi chức danh, chức vụ điều được quy định người đảm nhận Nó phải có đủcác tiêu chuẩn bắt buộc về chính trị - văn hóa - chuyên môn đủ để hoàn thành

Trang 19

chức vụ được giao.

- Mức lương theo chức vụ có chú ý đến quy mô của từng đơn vị, tầm quan trọngcủa từng vị trí và trách nhiệm của nó người nào làm việc nào, chức vụ nào thìhưởng lương theo chức vụ, công việc ấy

- Cơ sở xếp tương đối với viên chức nhà nước là tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn,đối với chức vụ quản lý doanh nghiệp là các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp

1.1.3 Các hình thức trả lương

a Trả lương theo thời gian.

Là hình thức trả lương theo thời gian lao động( ngày công) thực tế và thang bậclương của công nhân Việc trả lương này được xác định căn cứ vào thời gian công tác

và trình độ kỹ thuật của người lao động

Hình thức này thường được áp dụng chủ yếu với những người làm công tácquản lý (nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý doanh nghiệp…) hoặc công nhân sảnxuất thì chỉ áp dụng ở những bộ phận bằng máy móc là chủ yếu hoặc những công việckhông thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác hoặc nếu tính lươngtheo sản phẩm thì không thể đem lại lợi ích thiết thực

Lương thời gian có thể chia theo lương tháng, lương tuần, lương ngày và lươnggiờ Để trả lương theo thời gian người ta căn cứ dựa vào ba yếu tố:

- Ngày công thực tế của người lao động

- Đơn giá tiền lương tính theo ngày công

- Hệ số tiền lương( hệ số cấp bậc)

Ưu điểm: Người lao động có thể yên tâm làm việc vì tiền lương trả cố định không phụ

thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh Tiền lương phụ thuộc vào thậm niên công tác.Thâm niên càng nhiều thì lương càng cao

Nhược điểm: Chế độ trả lương này mang tính bình quân, tiền lương không gắn với

hiệu quả công việc, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc, không tiếtkiệm được nguyên liệu và không sử dụng hiệu quả công suất của máy móc thiết bị đểtăng năng suất lao động

b Hình thức trả lương theo sản phẩm.

Là hình thức tiền lương và tiền lương Người Lao Động phụ thuộc vào số lượngsản phẩm (hai khối lượng công việc) họ làm ra và đơn giá trả cho một đơn vị sản

Trang 20

Ưu điểm: Hình thức tiền lương này tạo sự cạnh tranh cao đối với người lao động,

động viên mạnh mẽ họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Nó cũng khuyến khíchnhân viên học tập, nâng cao trình độ lành nghề để qua đó tăng năng suất lao độngNhờ đó mà tiền lương được trả cao

Nhược điểm: Không khuyến khích việc tiết kiệm nguyên vật liệu, bảo vệ máy móc

thiết bị và có thể làm giảm tính tập thể giữa các nhân viên

c Hình thức trả lương khoán

Chế độ tiền lương này thường được áp dụng cho những công việc mà nếu giaotừng chi tiết bộ phận sẽ không có lợi mà phải giao toàn bộ khối lượng công việc chongười lao động trong một khoảng thời gian nào đó phải hoàn thành mới có hiệu quả Chế

độ tiền lương này thường được áp dụng cho các ngành xây dựng cơ bản, nông nghiệp …

Về thực chất chế độ tiền lương khoán là một dạng đặc biệt của hình thức tiềnlương sản phẩm

Đơn giá khoán có thể được tính cho 1 mét vuông diện tích trong xây dựng cơbản, cho 1 hecta trong nông nghiệp…

Chế độ tiền lương này sẽ khuyến khích mạnh mẽ người lao động hoàn thànhcông việc trước thời hạn

Chế độ tiền lương này có thể áp dụng cho cá nhân và tập thể nếu đối tượngđược khoáng là thực tế thì khi phân phối tiền lương cho cá nhân sẽ giống như chế độtiền lương tập thể

Ưu điểm: Trong chế độ trả lương này người công nhân này biết trước được khối

lượng tiền lương mà họ sẽ được nhận sau khi hoàn thành công việc và thời gian hoànthành được giao do đó họ chủ động trong việc sắp xếp tiến hành công việc của mình

từ đó tranh thủ thời gian hoàn thành công việc được giao còn đối với người giao khoánthì yên tâm về khối lượng công việc hoàn thành

Nhược điểm: Để đảm bảo thời gian hoàn thành dễ gây ra hiện tượng làm bừa, làm ẩu

không đảm bảo chất lượng Do vậy công tác nghiệm thu sản phẩm phải được tiến hànhmột cách chặt chẽ

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương.

Tiền lương thuần túy không phải là vấn đề kinh tế, vấn đề lợi ích mà nó còn là

Trang 21

vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Do vậytiền lương ảnh hưởng của các yếu tố:

Nhóm yếu tố thuộc về thị trường lao động: Quan hệ cung cầu trên thị trường,mặt bằng chi phí tiền lương, chi phí sinh hoạt, thu nhập quốc dân, tình hình kinh tế-Pháp Luật…

Nhóm yếu tố thuộc về doanh nghiệp: Chính sách của doanh nghiệp, khả năngtài chính, cơ cấu tài chính, bầu không khí văn hóa của dân…

Nhóm yếu tố thuộc về bản thân người lao động: Mực hấp dẫn của công việc,mức độ phức tạp của công việc, điều kiện thực hiện công việc, nặng

Những yếu tố thuộc giá trị công việc mất hấp dẫn của công việc mức độ phứctạp của công việc điều kiện thực hiện công việc năng suất lao động

Các nhân tố khác: Ở đâu có sự phân biệt đối xử về màu da, giới tính, độ tuổi,thành thị và nông thôn, ở đó có sự chênh lệch về tiền lương rất lớn, không phản ánhđược mức độ lao động thực tế của người lao động đã bỏ ra, không đảm bảo nguyên tắctrả lương nào cả nhưng trên thực tế vẫn tồn tại Sự khác nhau về mức độ cạnh tranhtrên thị trường cũng ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động

1.1.5 Chứng từ, sổ sách sử dụng.

a Chứng từ sử dụng.

Bảng chấm công: Dùng để theo dõi ngày công thực tế làm việc, nghỉ việc,ngừng việc để có căn cứ tính trả lương, BHXH trả thay lương cho từng người và quản

lý lao động tại Công ty

Bảng thanh toán tiền lương và BHXH: Là chứng từ làm căn cứ để thanh toán tiềnlương, phụ cấp, các khoản thu nhập tăng thêm ngoài tiền lương cho người lao động,kiểm tra việc thanh toán tiền lương cho người lao động làm việc trong doanh nghiệpđồng thời là căn cứ để thống kê về lao động tiền lương

Bảng tổng hợp, phân bổ tiền lương: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương tiềncông thực tế phải trả (gồm tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp), bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và kinh phí công đoànphải trích nộp trong tháng cho các đối tượng sử dụng lao động (ghi Có TK 334, TK 335,

TK 338 (3382, 3383, 3384, 3385, 3388)

Giấy đi đường: Là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến

Trang 22

nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.

Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành: : Là chứng từ xác nhận sốsản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động, làm cơ

sở để lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động

Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ: Nhằm xác định khoản tiền lương, tiền cônglàm thêm giờ mà người lao động được hưởng sau khi làm việc ngoài giờ theo yêu cầucông việc

Hợp đồng giao khoán: Là bản ký kết giữa người giao khoán và người nhậnkhoán nhằm xác nhận về khối lượng công việc khoán hoặc nội dung công việc khoán,thời gian làm việc, trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên khi thực hiện công việc đó.Đồng thời là cơ sở thanh toán chi phí cho người nhận khoán

Biên bảng thanh lý (nghiệm thu): Là chứng từ nhằm xác nhận số lượng, chấtlượng công việc và giá trị của hợp đồng đã thực hiện, làm căn cứ để hai bên thanhtoán và chấm dứt hợp đồng

Trang 23

các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

( Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ Số dư bên Nợ tài khoản 334 (nếu có) phảnánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và cáckhoản khác cho người lao động.)

1.1.7 Phương pháp hạch toán và trình tự luân chuyển chứng từ

a Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu

Nghiệp vụ 1: Tạm ứng lương

Nợ TK 141Tạm ứng Có

TK111,112

Nghiệp vụ 2: Tiền lương phải trả cho CNV

Nợ TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 627 Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 641 Chi phí bán hàng

Nợ TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 Phải trả người lao động

Ngiệp vụ 3: Tiền thưởng trả cho NLĐ Khi xác định số tiền thưởng

Nợ TK 353 Quỹ khen thưởng phúc lợi

Có TK 334 Phải trả NLĐ

Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng

Nợ TK 334 Phải trả NLĐ Có TK

111,112

Nghiệp vụ 4: Thưởng cho cho NLĐ bằng sản phẩm

Nợ TK 334 Phải trả người lao động

Trang 24

Nghiệp vụ 7: Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả CNV

Trang 25

tiền lương cho CBCNV

Tiền lương, tiền công, BHXH, tiền thưởng phải trả cho CBCNV

Các khoản khấu trừ vào lương của CBCNV

Sơ đồ 1 0-1 Sơ đồ hạch toán tiền lương

Trang 26

Sau khi bảng lương đã đúng, hợp lý, hợp lệ và đã được giám đốc phê duyệt thì

kế toán tiến hành lập phiếu chi, sau khi lập xong sẽ chuyển cho kế toán trưởng kýduyệt.Đồng thời kế toán tiến hành hạch toán chi phí tiền lương và sổ nhật ký chung.Từ

sổ nhật ký chung kế toán ghi nghiệp vụ vào sổ cái TK 334

Khi phiếu chi được ký duyệt kế toán tiến hành chi lương cho toàn bộ CNV theo

số tiền trên phiếu chi và bảng lương Đồng thời kế toán tiến hành hạch toán chi phítiền lương đã chi cho toàn bộ CNV sổ nhật ký chung Từ sổ nhật ký chúng kế toán ghinghiệp vụ vào sổ cái TK 334

Kế toán các khoản trích theo lương.

Khái niệm: Được tạo lập để hình thành các quỹ góp phần trợ giúp người lao

động trong các trường hợp khó khăn tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động Nó baogồm: Quỹ Bảo hiểm xã hội, quỹ Bảo hiểm y tế, quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và quỹ Kinhphí công đoàn

Các khoản trích theo lương ra đời nhằm khuyến khích, đảm bảo cho người laođộng với các khoản: Bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm ý tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phícông đoàn,…

 Bảo hiểm xã hội

BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người laođộng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnhnghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội

a Mức đóng BHXH

Theo nghị đinh 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2020 của Chính phủ hướng

Trang 27

dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, đối tượng thamgia BHXH bắt buộc thực hiện mức đóng BHXH như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ BNNvới mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:

Trang 28

Bảng 1.2- Mức đóng BHXH đối với người lao động trong nước

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì đượcđóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%)

TNLĐ-Người sử dụng lao động Người lao động

Trang 29

Bảng 1.3 Mức đóng BHXH đối với người lao động nước ngoài

Riêng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về BNN, nếu đủ điều kiện, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận thì được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn là (0.3%)

TNLĐ-a Căn cứ đóng BHXH

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì

Trang 30

tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân

hàm và các khoản phụ cấp chức vụ phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có Tiền lươngnày tính trên mức lương tối thiểu chung

Người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao độngquyết định thì tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và cáckhoản bổ sung khác của pháp luật về sử dụng lao động

b Thanh toán trợ cấp BHXH

Việc chi trả trợ cấp BHXH chỉ áp dụng cho những người lao động có tham giađóng BHXH và mức chi trả sẽ phụ thuộc vào tiền lương dùng để đóng góp trước khinghỉ hưởng trợ cấp

 Bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế (bảo hiểm sức khỏe) là loại hình bảo hiểm thuộc lĩnh vực chăm sócsức khỏe cho người lao động Theo đó, cơ quan bảo hiểm sẽ chi trả một phần hoặctoàn bộ chi phí thăm khám, điều trị, phục hồi sức khỏe,…cho người lao động nếukhông may xảy ra tai nạn, ốm đau

Mức đóng BHYT:

Theo nghị đinh 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/07/2020, doanh nghiệp tríchquỹ BHYT theo tỷ lệ 4.5 % tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, trong đó 3% tínhvào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động, 1.5% trừ vàolương của người lao động

 Bảo hiểm thất nghiệp

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ra đời nhằm mục đích có thể trợ giúp người lao độngtrong thời gian thất nghiệp có tiền để trang trải vượt qua thời kỳ khó khăn và tìm được

Trang 31

công việc mới.

Mức đóng BHTN:

Theo điều 50 Luật Việc làm, mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60%mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHTN của 6 tháng liền kề trước khithất nghiệp

Theo quy định mức đóng bảo hiểm thất nghiệp là 2% (trong đó người sử dụnglao động và người lao động đều phải đóng 1% trên lương đóng BH)

Còn đối với lao động nước ngoài thì không phải đóng BHTN

Điều kiện hưởng BHTN:

Điều 49 luật Việc làm 2013: Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 củaLuật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủcác điều kiện sau đây:

Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

- Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

- Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 thángtrước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (xác định thời hạnhoặc không xác định thời hạn)

Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 thángtrước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp (Hợp đồng thời vụ hoặctheo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng)

Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quyđịnh tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểmthất nghiệp

 Kinh phí công đoàn

Kinh phí công đoàn là khoản tiền được trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổnglương đóng BHXH cho toàn bộ CNV trong công ty nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợichính đáng cho người lao động đồng thời duy trì hoạt động của công đoàn tại công ty

Trang 32

Công ty dù có thành lập tổ chức công đoàn hay không thành lập tổ chức côngđoàn để phải thực hiện trích nộp KPCĐ.

Theo chế độ hiện hành hàng tháng công ty trích 2% kinh phí công đoàn trêntiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinh doanhcủa công ty

Năm 2020 toàn bộ số kinh phí công đoàn trích, nộp lên cơ quan công đoàn cấptrên là 30%, công ty giữ lại 70% để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại Công ty.Sang năm 2021 nộp lên cơ quan cấp trên là 29% (giảm 1%), công ty giữ lại để chi tiêu

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ

- Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ đã trả cho công nhân viên

- Các khoản chi về KPCĐ

Bên Có:

- Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí kinh doanh, khấu trừ vào thunhập của người lao động

- Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù

Dư Có: Số tiền còn phải trả, phải nộp quỹ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí

công đoàn đã trích chưa nộp, giá trị tài sản thừa còn chờ xử lý, doanh thu chưa thựchiện ở thời điểm cuối kỳ…

Dư Nợ: Số dư bên nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc

số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí côngđoàn vượt chi chưa được cấp bù

Kế toán sử dụng 4 tài khoản cấp 2 của tài khoản 338 để hạch toán cho các khoản tríchtheo lương:

Trang 33

- Tài khoản 3382 Kinh phí công đoàn: phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.

- Tài khoản 3383 Bảo hiểm xã hội: phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị

- Tài khoản 3384 Bảo hiểm y tế: phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm

y tế theo quy định

- Tài khoản 3386 Bảo hiểm thất nghiệp: phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp theo quy định

b Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Nghiệp vụ 1: Trích các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) Tính

vào chi phí của doanh nghiệp

Nợ TK 622, 627, 641, 642 Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ (23.5%)

Có TK 338 Phải trả, phải nộp khác ( 3383: 17.5%, 3384: 3%, 3386: 1%, 3382: 2%)

Nghiệp vụ 2: Trích các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) trừ

vào lương của NLĐ

Trang 34

Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ

Sơ đồ 1 0-2 Sơ đồ hạch toán các khoản trích theo lương

TK 111, 112

Trang 35

1.2 Trình tự ghi sổ và các hình thức ghi sổ kế toán

b Điều kiện áp dụng các hình thức ghi sổ kế toán.

Sử dụng cho hầu hết các loại hình doanh nghiệp sản xuất thương mại dịch vụ xây dựng có quy mô vừa và nhỏ

Ưu điểm:

- Mẫu sổ đơn giản dễ ghi chép thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán

- Được dùng phổ biến thuận tiện cho việc ứng dụng tin học và sử dụng máy tính

trong công tác kế toán

- Có thể tiến hành kiểm tra đối chiếu ở mọi thời điểm trên sổ nhật ký chung dứt

điểm việc ghi chép trùng lập giữa các sổ nhật ký thu tiền và nhật ký chi tiền với

sổ cái tài khoản tiền mặt và nhật ký mua hàng với sổ cái tài khoản mua hang

c Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ,trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghitrên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn

vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, cácnghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan

Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày hoặc định kỳ, căn

Trang 36

cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổNhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy khối lượngnghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tàikhoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghiđồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có).

Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối tàikhoản Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổnghợp chi tiết (được lập từ các Sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tàichính Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đốitài khoản phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật kýchung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùnglặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ

Trang 37

Sơ đồ 1 0-3 Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật ký chung

BÁO CÁO TÀI CHÍNHGhi chú:

Ghi hàng ngày:

Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ:

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra:

Trang 38

1.2.2 Hình thức kế toán Nhật ký- Sổ cái

a Đặc trưng cơ bản:

Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được phản ánh trên chứng từ kế toánđều được ghi vào sổ kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật ký sổ cái theo trình tự thờigian căn cứ để ghi vào Nhật ký sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp cácchứng từ kế toán cùng loại

b Điều kiện áp dụng:

Sử dụng cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ ít sử dụng tài khoản kế toán

 Ưu điểm

- Số lượng sổ đơn giản dễ ghi chép

- Việc kiểm tra đối chiếu số liệu có thể được thực hiện thường xuyên

 Nhược điểm

- Khó phân công lao động kế toán do có một số kế toán tổng hợp duy nhất là số

nhật ký sổ cái

- Đối với những đơn vị có quy mô lớn có nhiều tài khoản kế toán có nhiều hoạt

động kinh tế Tài chính phát sinh thì việc ghi sổ kế toán sẽ rất khó khăn

c Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký-Sổ cái:

Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại đã được kiểm tra và được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết xác định tàikhoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để ghi vào Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu của mỗichứng từ (hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại) được ghi trên một dòng ở

cả 2 phần Nhật ký và phần Sổ Cái Bảng tổng hợp chứng từ kế toán được lập chonhững chứng từ cùng loại (Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, phiếu nhập, ) phát sinhnhiều lần trong một ngày hoặc định kỳ 1 đến 3 ngày Chứng từ kế toán và Bảng tổnghợp chứng từ kế toán cùng loại sau khi đã ghi Sổ Nhật ký - Sổ Cái, được dùng để ghivào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan

Cuối tháng, sau khi đã phản ánh toàn bộ chứng từ kế toán phát sinh trong thángvào Sổ Nhật ký - Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết, kế toán tiến hành cộng số liệucủa cột số phát sinh ở phần Nhật ký và các cột Nợ, cột Có của từng tài khoản ở phần

Sổ Cái để ghi vào dòng cộng phát sinh cuối tháng Căn cứ vào số phát sinh các tháng

Trang 39

trước và số phát sinh tháng này tính ra số phát sinh lũy kế từ đầu quý đến cuối thángnày Căn cứ vào số dư đầu tháng (đầu quý) và số phát sinh trong tháng kế toán tính ra

số dư cuối tháng (cuối quý) của từng tài khoản trên Nhật ký - Sổ Cái

Khi kiểm tra, đối chiếu số cộng cuối tháng (cuối quý) trong Sổ Nhật ký - SổCái phải đảm bảo các yêu cầu sau:

cả các TK

=

Tổng số phát sinh

Có của tất cả các TK

Tổng số dư Nợ các Tài khoản = Tổng số dư Có các tài khoản

Các sổ, thẻ kế toán chi tiết cũng phải được khóa sổ để cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và tính ra số dư cuối tháng của từng đối tượng Căn cứ vào số liệu khóa sổ của các đối tượng lập “Bảng tổng hợp chi tiết” cho từng tài khoản Số liệu trên “Bảng tổng hợp chi tiết” được đối chiếu với số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và Số dư cuối tháng của từng tài khoản trên Sổ Nhật ký - Sổ Cái Số liệu trên Nhật ký - Sổ Cái và trên “Bảng tổng hợp chi tiết” sau khi khóa sổ được kiểm tra, đối chiếu nếu khớp, đúng sẽ được sử dụng để lập báo cáo tài chính

Trang 40

Sơ đồ 1 0-4 Sơ đồ kế toán thoe hình thức Nhật ký- Sổ cái

Sổ, thẻ

kế toánchi tiết

Sổ quỹ

Bảng tổnghợp chứng

từ kế toáncùng loạiChứng từ kế toán

NHẬT KÝ-SỔ CÁI

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bảng tổng hợpchi tiết

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w