1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo chuyên đề thực hành nghề nghiệp tình hình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã xuân sơn, tx sơn tây,thành phố hà nội

47 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Xây Dựng Nông Thôn Mới, Nông Thôn Mới Nâng Cao Trên Địa Bàn Xã Xuân Sơn, TX Sơn Tây, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Trần Khánh Linh
Người hướng dẫn ThS. Lê Khắc Bộ
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại báo cáo chuyên đề thực hành nghề nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 508,25 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAMKHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNBÁO CÁOCHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆPCHUYÊN NGÀNH KINH TẾ“TÌNH HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, NÔNG THÔN MỚINÂNG CAO TRÊN Đ

Trang 1

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan báo cáo thực hành nghề nghiệp này là côngtrình nghiên cứu của riêng nhóm Các số liệu, báo cáo, kết quả nghiên cứu

là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng trong bất kì bài khóa luận,luận văn, luận án nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trong báo cáo đều được ghi rõ nguồngốc và trích dẫn đầy đủ

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2023

Sinh viên thực hiện Trần Khánh Linh

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực hành nghề nghiệp vừa qua, chúng tôi đã nhậnđược sự quan tâm, ủng hộ cũng như sự giúp đỡ của rất nhiều các cá nhân,tập thể để chúng tôi có thể hoàn thành tốt khóa thực hành nghề nghiệp này.Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện, Khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kế hoạch đầu tư đã tạo điều kiện cho tôitrong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo ThS LêKhắc Bộ đã hướng dẫn, trực tiếp chỉ bảo tận tình để chúng tôi có thể hoànthành khóa thực hành nghề nghiệp này Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn tớicác lãnh đạo ban ngành tại Ủy ban Nhân dân xã Xuân Sơn, TX Sơn Tây,tỉnh Hà Nội và những người dân đã tạo điều kiện về mọi mặt trong suốtthời gian tôi về địa phương thực tế nghiên cứu

Cuối cùng, xin gửi lòng biết ơn sâu sắc tới mọi thành viên trong giađình và những người bạn thân yêu đã luôn luôn động viên, hỗ trợ, ủng hộchúng tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài này

Hà Nội, ngày22 tháng 12 năm 2023

Sinh viên thực hiện

Trần Khánh Linh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Ý nghĩa

NTM Nông thôn mới

PTNT Phát triển nông thôn

CHH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thônSXNN Sản xuất nông nghiệp

UBND – HĐND Ủy ban nhân dân – hội đồng nhân dânHTX Hợp tác xã

THCS Trung học cơ sở

THPT Trung học phổ thông

VH – TT – DL Văn hóa – Thể thao – Du lịch

NNNT Nông nghiệp Nông thôn

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN 1

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 ĐẶC ĐIỂM VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 4

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 4

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 7

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn 11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

2.2.1 Phương pháp chọn điểm 12

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 12

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 13

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 13

2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu 13

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1

3.1 Bối cảnh ra đời chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 1

3.2 Thực trạng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội 1

3.2.1 Thực trang các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới 1

3.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Sơn 3

3.2.3 Đánh giá tình hình thực hiện nông thôn mới của xã Xuân Sơn 16

3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao tại xã Xuân Sơn 27

Trang 6

3.3.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước 27

3.3.2 Năng lực, trình độ cán bô địa phương 29

3.3.3 Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao 30

3.3.4 Sự phối hợp, hỗ trợ của cơ quan, đơn vị liên quan 31

3.3.5 Kiểm tra, xử lý những sai phạm, không đúng trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao 31

3.4 Định hướng nhiệm vụ và giải pháp nâng cao hiệu quả của mô hình xây dựng NTM nâng cao tại xã Xuân Sơn 32

Thứ ba: Tăng cường đoàn kết trong cán bộ, đảng viên và nhân dân Phát huy dân chủ, công khai, minh bạch, có sự giám sát của nhân dân trong huy động và sử dụng các nguồn lực xây dựng NTM nâng cao 33

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

4.1 Kết luận 33

4.2 Kiến nghị 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 7

MỞ ĐẦU 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với đặc điểm của một nước nông nghiệp, Việt Nam có tới trên 70%

dân số sống và làm việc ở nông thôn Cùng với tốc độ đô thị hóa ngày càngcao thì sự khác biệt về thu thập và mức sống ngày càng lớn Thậm chí mức

độ phát triển không đồng đều đã và đang diễn ra giữa các khu vực nôngthôn, đặc biệt là khu vực miền núi PTNT có vai trò và vị trí quan trọngtrong sự phát triển chung của mỗi quốc gia Công cuộc PTNT ngày càngđược Chính phủ các nước trên khắp thế giới, nhất là các nước đang pháttriển đặc biệt quan tâm Ở các quốc gia kém phát triển vấn đề này càngđược nhấn mạnh trong những năm gần đây Quan điểm tập trung phát triểncác vùng đô thị của nhiều quốc gia trong những năm gần đây đã dẫn đếnsựu lạc hậu của các vùng nông thôn Chính sự lạc hậu này là một trongnhững nguyên nhân tạo nên sự suy thoái kinh tế, đã và đang làm chậm lạitốc độ tăng trưởng của các khu vực đô thị và cả nền kinh tế của quốc gia

Sự giàu có của các vùng nông thôn sẽ hỗ trợ và thúc đẩy mạnh quá trìnhtăng trưởng và phát triển của các thành phố và khu vực đô thị, thúc đẩy quátrình phát triển chung của đất nước

Trước yêu cầu phát triển và hội nhập, mực tiêu đẩy nhanh CNH-HĐHđất nước đòi hỏi phải có nhiều chính sách đột phá và giải quyết toàn diệncác vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa của nông thôn Giải quyết tốt vấn đề

về nông dân, nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa chiến lược đối với sự ổnđịnh và phát triển của đất nước

Có thể nói trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã đưa ranhững chính sách NN & PTNT có những bước đột phá và đã có những thayđổi căn bản Đó là việc xem NNNT là mặt trận hàng đầu, chú trọng cácchương trình xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư, chú trọng đến các mặthàng nông sản để đảm bảo chât lượng phục vụ nhu cầu trong nước và nhưcầu xuất khẩu Bên cạnh đó, Nhà nước phối hợp với các tổ chức quốc tế,các tổ chức xã hội trong nước trong nỗ lực xóa đói, giảm nghèo và cải thiệnmôi trường sống ở vùng nông thôn Tuy vậy, các chính sách của Nhà nướcđối với nông nghiệp chưa được thực sự hiệu quả, thiếu tính bền vững ởnhiều mặt, có thể nói là chưa đáp ứng được yêu cầu CHH – HĐH nôngnghiệp nông thôn

Trước tình hình đó Đảng ta đã đưa ra nghị quyết 26 NQ/TW của hộinghị lần thứ 7 ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dânnông thôn được ban hành ngày 5/8/2008 Sau 20 năm đổi mới, đây là lầnđầu tiên Đảng ta có một quyết định toàn diện về nông nghiệp, nông dân,nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường hội nhập Với phương châm

“Nhà nước và nhân dân cùng làm” xây dựng nông thôn mới chính là mộtcuộc cách mạng phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sựtham gia của người dân, giúp người dân hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi chủ

Trang 8

động tham gia, tích cực thực hiện nông thôn mới Trên tinh thần đó, Chínhphủ đã ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới và dự thảo địa hội

XI đã đề ra mục tiêu số xã đạt tiêu chuẩn nông thông mới đến năm 2015đạt 20% và đến năm 2020 đạt 50% Tiêu chuẩn để một dã đạt nông thônmới bao gồm 19 tiêu chí, đánh giá trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực từ quyhoạch, đến hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ chế, chính sách…

Qua quá trình nghiên cứu, xã Xuân Sơn là một trong những xã gặpnhiều khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới Năm 2012, khi bắt tayvào việc xây dựng nông thôn mới, xuất phát điểm xây dựng nông thôn mớicủa xã gặp nhiều khó khăn thách thức Số tiêu chí đạt và cơ bản đtạ của xãthấp, chỉ từ 3 đến 5 tiêu chí, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, tỷ lệ

hộ nghèo cao lao động trong độ tuổi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệpcao nhưng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề thấp Kinh tế tập thể tuy đã đượcquan tâm nhưng phát triển chậm và hiệu quả chưa cao, kinh tế trang trại,gia trại ở quy mô nhỏ, công nghiệp - dịch vụ chưa phát triển đồng bộ Bêncạnh đó, địa hình chủ yếu của các xã là đất đồi gò, bán sơn địa, ruộng đồngmanh mún, khó canh tác Do vậy, để tìm hiểu rõ hơn những khó khăn cũngnhư đưa ra một số giải pháp trong quá trình xây dựng NTM, NTM nâng

cao nên em đã lựa chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài: Tình hình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Xuân Sơn, Tx Sơn Tây, Hà Nội.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu tình hình, kết quả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã

Xuân Sơn, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xây dựng nông thônmới trên địa bàn, từ đó để xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh xây dựngnông thôn mới trên địa bàn xã Xuân Sơn Tx Sơn Tây, Hà Nội

mới trên địa bàn xã Xuân Sơn, Tx Sơn Tây, Hà Nội

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quá trình xây dựng NTM ở 19 tiêu chí Đốitượng khảo sát là các hộ nông dân trên địa bàn xã Xuân Sơn, cán bộ địa

Trang 9

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu về tình hình xây dựng NTM trên địa bàn xã Xuân

Sơn, Tx Sơn Tây, Hà Nội Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường đẩymạnh xây dựng aNTM trong thời gian tới

1.3.2.2 Phạm vi về không gian

Đề tài nghiên cứu trên phạm vi xã Xuân Sơn

1.3.2.3 Phạm vi thời gian nghiên cứu

- Số liệu thứ cấp được thu thập trong 3 năm 2020-2022

- Số liệu sơ cấp được thực hiện vào

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 11/2023 – 12/2023

Trang 10

PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐẶC ĐIỂM VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Xuân Sơn cách trung tâm Hà Nội 47km về phía tây và cách trung tâm thị xã Sơn Tây 9km Xã Xuân Sơn có tổng diện tích đất tự nhiên là 13,33 km²

Hình 2.1 Bản đồ địa hình xã Xuân Sơn – thị xã Sơn Tây – Hà Nội

Ranh giới được xác định như sau:

- Phía đông xã Xuân Sơn giáp xã Thanh Mỹ (thị xã Sơn Tây)

- Phía tây giáp phường Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) và huyện Ba Vì

- Phía nam giáp xã Kim Sơn (thị xã Sơn Tây)

Trang 11

- Phía bắc giáp Thụy An và xã Cam Thượng (huyện Ba Vì).

* Nhiệt độ không khí

- Nhiệt độ trung bình trong năm: 23 – 240C

- Nhiệt độ trung bình mùa hạ: 270C

- Nhiệt độ trung bình mùa đông: 18,90C

- Nhiệt độ trung bình cao nhất: 240C

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 130C

* Lượng mưa

- Lượng mưa phân bố không đều trong năm

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.600 mm

- Lượng mưa năm lớn nhất: 1.800 mm

* Gió, bão

- Hướng gió chủ đạo mùa hạ: gió Đông Nam

- Hường gió mùa đông: gió Đông Bắc

2.1.1.4 Đặc điểm thủy văn, nguồn nước

- Xã Xuân Sơn có ba con sông chính chảy qua, bao gồm sông Hồng,sông Tích và sông Hằng

- Với vị trí nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, xã Xuân Sơn cóđiều kiện thuận lợi phát triền giao thông thủy và nông nghiệp

- Nguồn nước cho xã Xuân Sơn chủ yếu đến từ các con sông và hệthống mương rạch trong khu vực

- Xã Xuân Sơn cũng có các vùng đất canh tác và sản xuất nông nghiệp,nhờ vào nguồn nước từ các con sông và hệ thống mương rạch

2.1.1.5 Đất đai, thổ nhưỡng

Trang 12

Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Xuân Sơn 1432,47ha Trong đó:

 Đất nông nghiệp: 746,03 ha, chiếm 52,08% tổng diện tích đất tựnhiên

 Đất phi nông nghiệp: 670,26 ha, chiếm 46,79% tổng diện tích đất tựnhiên

 Đất chưa sử dụng: 16,19 ha, chiếm 1,13% tổng diện tích đất nôngnghiệp

Bảng 1 Tình hình sử dụng đất của xã Xuân Sơn qua 3 năm 2020-2022

Tốc

độ BQ

Diện tích(

ha)

Cơ cấu(

%)

Diện Tích(

ha)

Cơ cấu(

%)

Diện tích(

ha)

Cơ cấu(

%)

21 /2 0

22 /2 1

100,00

100,00

1 Đất nông

nghiệp

746,0 3

52,0 8

690,3 2

48,1 9

634,8 5

44,3 2

92 ,5 3

91 ,9 6

92,2 5

Đất

SXNN

650,76

82,89

86,39

84,64Đất trồng

cây hàng

năm

454,32

90,33

93,20

91,77

Đất lâm

nghiệp 44,08 3,08 39,4 2,75 36,34 2,54

89,38

92,23

90,81Đất

NTTS

49,34 3,44 45,42 3,17 42,34 2,96 92

,0

93,292,64

Trang 13

6 2

2 Đất phi

NN

670,2 6

46,7 9

726,7 2

50,7 3

785,2 2

54,8 2

10 8, 42

10 8, 05

108, 24

Đất thổ

cư 83,07 5,80 89,4 6,24 98,32 6,86

107,62

109,98

108,80Đất

chuyên

dùng

421,43

29,42

395,34

27,60

382,95

26,73

93,81

96,87

95,34

Đất nghĩa

trang 7,28 0,51 7,28 0,51 7,28 0,51

100,00

100,00

100,00

3 Đất chưa

sử dụng 16,19 1,13 15,43 1,08 12,4 0,87

95 ,3 1

80 ,3 6

87,8 3

(Nguồn: UBND xã Xuân Sơn

2022)

Từ bảng 1 ta thấy tình hình sử dụng đất tại xã Xuân Sơn giai đoạn 2020 –

2022 có sự biến động nhưng không quá lớn Diện tích đất trồng tự nhiên không thay đổi, diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng không đáng kể, diện tích đất phi nông nghiệp tăng Tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng có biếnđộng giảm nhưng không nhiều, chứng tỏ vẫn chưa đưa vào sửu dụng nhiều

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

2.1.2.1 Tình hình dân số lao động

- Dân số

Toàn xã Xuân Sơn có 2.132 hộ với 8.318 khẩu cư trú trên địa bàn 9 thôn, tổ dân phố: Lễ Khê, Tam Sơn, Kỳ Sơn, Xuân Khanh, Xóm Chằm, Văn Khê, Xóm Bướm, Nhân Lý, tổ dân phố Z175

- Lao động

Dân số trong độ tuổi xã Xuân Sơn là 4.652 người vào năm 2020chiếm 56% tổng số nhân khẩu của xã, tổng dân số lao động của xã khôngngừng tăng, trung bình từ năm 2020-2022 tăng khoảng 5,89%, dự kiến đếnnăm 2030 sẽ tăng cao hơn nữa Nhìn chung lao động trên địa bàn tập trungchủ yếu vào sản xuất nông nghiệp chiếm 63,2%, lao động phi nông nghiệp

là những người phục vụ hoạt động thương mại bán lẻ tại trung tâm Cơ cấu

Trang 14

lao động ở các khu vực có sự chuyển dịch theo hướng ngành công nghiệp –

xây dựng, ngành nông lâm nghiệp

Bảng 2: Cơ cấu dân số và lao động của xã Xuân Sơn qua 3 năm

(2020-2022)

So sánh(%) Tốc độ

BQ(%) 21/20 22/21

2.1.2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kĩ thuật

a Giáo dục và đào tạo

- Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi

vào lớp 1 đạt ≥98%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ

sở mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; trung tâm học tập cộng

đồng được đánh giá/xếp loại tốt

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học ( phổ thông,

giáo dục thường xuyên, trung cấp) Năm học 2022-2023 có 73/80=

Trang 15

91.25% học sinh được học tiếp THPT.

b Hệ thống y tế

- Qua điều tra rà soát năm 2022 toàn xã có 8437/9156 người tham gia bảo hiểm

y tế đạt 92,1% Đến cuối năm 2023 toàn xã có 8992/9268 người tham giabảo hiểm y tế (áp dụng cho cả nam và nữ), đạt tỷ lệ 97%

- Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế: Năm 2016 xã được công nhận đạt chuẩn tiêuchí Quốc gia về y tế theo QĐ Năm 2023 hiện nay đã hoàn thiện hồ sơ đềnghị Thành phố thẩm định và công nhận xã Xuân Sơn đạt chuẩn QG về y tếnăm 2023

c Hệ thống đường giao thông

- Đường giao thông trục xã được bê tông hoá : Xã có 03 tuyến đường trục xã,liên xã với chiều dài 9,1km/9,1km = 100% được bê tông hóa và bảo trìhàng năm, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp và cơ bản có các hạng mục cầnthiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh ) theo quyđịnh, đạt tỷ lệ 100%

- Đường ngõ, xóm: Dài 20,945 km rộng nền 3-5m, mặt từ 2-4m, đã được cứnghóa 17.245 km Hiện nay trên toàn xã còn 3.7km đường chưa được cứnghóa tuy nhiên vẫn đảm bảo cho Nhân dân đi lại và xanh, sạch, đẹp

- Đường trục chính nội đồng: Tổng số km đường trục chính nội đồng được quyhoạch là 42km Đến nay đã tạo thành các tuyến đường đáp ứng yêu cầu vềgiao thông sau dồn điền đổi thửa của Nhân dân được 35km trong đó có26,8km trục chính

d Thủy lợi và nguồn nước

- Xã có tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 466 ha trong đó diện tíchđược tưới và tiêu chủ động là 420/466 đạt 90.1% Công tác tưới, tiêu phục

vụ sản xuất nông nghiệp chủ yếu được công ty thủy lợi Sông tích và HTXnông nghiệp Xuân Sơn thực hiện

- Hàng năm UBND xã thành lập Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìmkiếm cứu nạn, xây dựng kế hoạch, phương án Tổ chức phân công nhiệm

vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉ huy.Thành lập 2 lực lượng xung

Trang 16

kích gồm 250 người Chuẩn bị các phương tiện, vật tư, nhân lực theophương châm 4 tại chỗ Xã đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai đểchủ động khi có thiên tai, bão lũ xảy ra

e Văn hóa xã hội, thể dục thể thao

Tốc độ BQ(

%) Giá

trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

Giá trị (tỷ đồng)

Cơ cấu (%)

21 /2 0

22 /2 1 Tổng

10 7, 2 110,1

106,35

108,21

107,28

130,1

103,82

116,96

3 Trồng

trọt 9,5 6,68 10,2 6,34 10,4 6,03

107,36

101,96

104,66

106,5

116,11111,3

Chi

Trang 17

104,41

107,59

109,97

- Tỷ lệ thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn văn hoá theo quy định, có kế hoạch và thựchiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới>=70% Xã Xuân Sơn có 9/9

=100% thôn, tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa

2.1.2.3 Thực trạng phát triển kinh tế của xã

Bảng 3: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của xã Xuân Sơn qua 3 năm (2020-2022)

(Nguồn: UBND xã Xuân Sơn

2022)

2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của địa bàn

2.1.3.1 Thuận lợi

Xã Xuân Sơn là xã có đường tỉnh lộ 413 đi qua, hệ thống giao thông

thuận lợi, thuận tiện cho sản xuất phát triển kinh tế, chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn sinh học mangtính hàng hóa giá trị kinh tế cao

Người dân cần cù, chịu khó, phát huy được truyền thống hiếu học, đónggóp nhân lực cho nhiều lĩnh vực kinh tế của đất nước, nâng cao thu nhập, đời sống cho hộ gia đình, nhân dân Cán bộ và nhân dân trong xã đoàn kết,

Trang 18

chấp hành chủ trương đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng lòng chung sức quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

Công tác xây dựng nông thôn mới với sự vào cuộc quyết liệt của cấp

ủy, chính quyền, sự hưởng ứng và tham gia tích cực của người dân nên năm 2016 xã Xuân Sơn được thành phố Hà Nội công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới

2.1.3.2 Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi trên còn khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để đáp ứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong việc huy động từ nhân dân còn hạn chế

Việc đầu tư, khai thác, phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng phục vụ cho du lịch còn hạn chế Việc chuyển dịch

cơ cấu kinh tế sang khai thác dịch vụ - du lịch còn gặp nhiều bỡ ngỡ, mà nhóm tập chung chính là cán bộ đang sản xuất nông nghiệp thuần túy Kết cấu hạ tầng ở nông thôn còn yếu kém, chưa đáp ứng được tiềm năng phát triển ở nông thôn, đời sống và sản xuất còn gặp nhiều khó khăn Đặc biệt là giao thông nông thôn gây cản trở lớn cho sản xuất, kinh doanh Các dịch vụ y tế ở một số thôn chưa được chú trọng Thiết bị giảng dạy chưa được quan tâm và đầu tư

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Phương pháp chọn điểm

Xã Xuân Sơn là một trong những xã gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nông thôn mới Xã có 9 thôn và khoảng cách các thôn khá xa Vì vậy để đánh giá tình hình xây dựng nông thôn mới với tiêu chí Quốc gia NTM tôi chọn thôn Xóm Chằm và thôn Nhân Lý là các thôn gần trung tâm

xã để điều tra

Sử dụng phương pháp điều tra theo bảng hỏi: Do điều kiện về thời gian

và dịch covid, nên tôi chọn hộ điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên trênhệ

thống dựa trên danh sách các hộ gia đình trong thôn, phỏng vấn 30 hộ dân

2.2.2 Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

2.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp là thông tin sẵn được công bố trên các văn bản chínhsách, các báo cáo, tài liệu của địa phương, thông tin trên internet và một sốnghiên cứu trước để tiến hành đánh giá chi tiết

Đề tài sử dụng các nguồn số liệu và thông tin khác nhau như: Quyếtđịnh của chính phủ về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thônmới, các số liệu, thông tin xin tại Ủy ban nhân dân xã Xuân Sơn, các báocáo

kết quả xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Sơn, báo cáo kết quả kinh tế

Trang 19

-hội Bên cạnh đó còn thu thập thêm từ các bài báo liên quan đến xây dựngnông thôn mới

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Các thông tin và số liệu sơ cấp được thu thập qua các phương pháp

như: phỏng vấn chuyên sâu 30 hộ dân tại thôn Xóm Chằm và thôn Nhân Lýbằng bảng hỏi mức độ hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nôngthôn mới Phỏng vấn thu thập ý kiến của 05 cán bộ xã về tiến độ quy hoạch

sử dụng đất, công tác tuyên truyền và ý kiến riêng về các vấn đề liên quanđến thực hiện 19 tiêu chí

2.2.3 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phần mềm excel: nhập số liệu, sử dụng các hàm để xử lý, tính toán và

đánh giá Nhập liệu: số liệu của UBND xã cung cấp được nhập và lưu vàofile dữ liệu, thiết kế khung file thuận tiện cho việc nhập dữ liệu

2.2.4 Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp Thống kê mô tả

- Phương pháp thống kê so sánh

- Phân tích ma trận SWOT

2.2.5 Hệ thống chỉ tiêu

2.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu về huy động nguồn lực

Tỷ lệ các nguồn vốn được huy động: nguồn vốn nhà nước, vốn dân

đóng góp,…Tỷ lệ tham gia của người dân và các tổ chức đoàn thể

2.2.5.2 Nhóm chỉ tiêu về kết quả thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới

a Chỉ tiêu đánh giá về quy hoạch

Tỷ lệ quy hoạch sử dụng đất và cơ sở hạ tầng thiết yếu cho phát triểnSXNN hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,…Tỷ lệ quy hoạchphát triển các khu dân cư mới và chính trang các khu dân cư hiện có

b Chỉ tiêu đánh giá về hạ tầng kinh tế - xã hội

Tỷ lệ các tiêu chí: giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vậtchất văn hóa, thông tin truyền thông, nhà ở đáp ứng đạt chuẩn

c Chỉ tiêu đánh giá về kinh tế và tổ chức sản xuất

Tỷ lệ người có việc làm/dân số trong độ tuổi lao động Tỷ lệ xã cóHTX hoạt động theo đúng quy định của Luật HTX

d Chỉ tiêu đánh giá về văn hóa-xã hội-môi trường

Trang 20

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, THPT, lao động có việc làm quađào tạo Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế Tỷ lệ y tế xã đạt chuẩn quốcgia Tỷ lệ số thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của BộVHTT&DL Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩnQuốc gia Tỷ lệ rác thải trong chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp được thugom, xử lý.

e Chỉ tiêu đánh giá hệ thống chính trị

Số cán bộ đạt chuẩn Số dân quân hoàn thành tiêu chí quốc phòng

2.2.5.3 Nhóm chỉ tiêu về giám sát, đánh giá

Trang 21

PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Bối cảnh ra đời chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới, Chương trình của Thành ủy Hà Nội và các chương trình, nghị quyết,

kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã Sơn Tây về

đẩy mạnh thực hiện hiểu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng

nông thôn mới gắn với cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế

nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân Đảng ủy,

HĐND, UBND xã Xuân Sơn đã tập trung lãnh đạo và tổ chức thực hiện

nhằm nâng cao nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới Đồng thời,

chương trình cũng nhằm mục đích thúc đẩy chuyển đổi cơ sở trồng cây,

tăng cường hạ tầng và phát triển kinh tế Tuy nhiên, là một trong những xã

có xuất phát điểm thấp so với mặt bằng chung trong toàn huyện xã Xuân

Sơn còn gặp nhiều khó khăn trong thực hiện chương trình xây dựng nông

thôn mới, nông thôn mới nâng cao Ngân sách địa phương còn hạn hẹp, sức

huy động nguồn vốn đóng góp hỗ trợ trong nhân dân cũng thật sự khó

khăn, do đó có phần ảnh hưởng đến việc huy động nguồn kinh phí đầu tư

cho các công trình xây dựng cơ bản, huy động nguồn lực trong chuyển đổi

cơ cấu kinh tế, những bất cập về các chính sách hỗ trợ trong triển khai xây

dựng nông thôn mới

Để triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 Trong quá trình triển khai thực hiện

xây dựng NTM xã Xuân Sơn đã tập trung huy động các nguồn lực kinh phí

bằng nhiều hình thức: tranh thủ sự hỗ trợ nguồn đầu tư từ cấp trên, tận

dụng và khai thác tối đa các nguồn thu từ ngân sách địa phương nhằm đạt

được nhiều thắng lợi trong mục tiêu xây dựng nông thôn mới

3.2 Thực trạng thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới xã

Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây, Hà Nội

3.2.1 Thực trang các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới

Từ kết quả rà soát theo Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới

thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn xã Xuân Sơn, thị xã

Sơn Tây, TP Hà Nội đã đạt 1 số chỉ tiêu trong các nhóm chỉ tiêu xây dựng

nông thôn mới nâng cao

a Nhóm tiêu chí giao thông

Tỷ lệ hộ dân được tham gia giám sát các hoạt động thực hiện xây dựng

NTM Đánh giá của hộ về tình hình thực hiện xây dựng NTM Số liền kiểm tra việc thực hiện các hoạt động của cấp trên

Trang 22

Đường giao thông trục xã được bê tông hóa: Xã có 03 tuyến đường

trục xã, liên xã với chiều dài 9,1km/9,1km = 100% được bê tông hóa vàbảo trì hằng năm, đảm bảo sáng – xanh – sạch – đẹp và cơ bản có các hạngmục cần thiết (biển báo, biển chỉ dẫn, chiếu sáng, gờ giảm tốc, cây xanh…)theo quy định, đat tỷ lệ 100% Tổng số đường trục liên thôn được quyhoạch là 26,45 km đã được bê tông hóa 100% Đường ngõ, xóm: dài20,945 km rộng nền 3-5m, mặt từ 2-4m, đã được cứng hóa 17.245 km.Hiện nay trên toàn xã còn 3.7km đường chưa được cứng hóa tuy nhiên vẫnđảm bảo cho Nhân dân đi lại và xanh, sạch, đẹp Đường trục chính nội đồng:Tổng số km đường trục chính nội đồng được quy hoạch là 42km Đến nay

đã tạo thành các tuyến đường đáp ứng yêu cầu về giao thông sau dồn điềnđổi thửa của Nhân dân được 35km trong đó có 26,8km trục chính

Về thủy lợi: Hàng năm UBND xã thành lập Ban chỉ huy phòngchống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xây dựng kế hoạch, phương án Tổchức phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban chỉhuy.Thành lập 2 lực lượng xung kích gồm 250 người Chuẩn bị các phươngtiện, vật tư, nhân lực theo phương châm 4 tại chỗ Xã đã xây dựng phương

án ứng phó thiên tai để chủ động khi có thiên tai, bão lũ xảy ra

Về điện: Có hệ thống điện (bao gồm các nguồn từ lưới điện quốcgia hoặc ngoài lưới điện quốc gia; hệ thống các trạm biến áp phân phối, cácđường dây trung áp, các đường dây hạ áp, công tơ đo đếm phục vụ sảnxuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân) đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuậtcủa ngành điện Có 100% đường dây trung áp đạt chuẩn, 100% trạm biến

áp phân phối (hồ sơ pháp lý, an toàn điện, cung cấp điện, kết cấu chịu lực,vận hành) đạt chuẩn, đường dây hạ áp đạt chuẩn, dây dẫn về hộ gia đìnhsau công tơ điện và công tơ điện đạt chuẩn, tỷ lệ hộ sử dụng điện thườngxuyên, an toàn từ các nguồn là 100%

Về trường học: Xã có 03 nhà trường công lập, trong đó: TrườngMầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, trường Tiểu học đạt chuẩn quốcgia mức độ 1, trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 1

b Nhóm tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa

Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ

sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã Xã có 9/9 nhà văn hóa thôn, tổ dânphố phục vụ tốt cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng của Nhân dân, WIFI cókết nối internet, có đầy đủ bàn ghế, phông màn, trang âm, ánh sáng, đạt tỷ

lệ 100%

c Nhóm tiêu chí về nhà ở dân cư

Qua rà soát xã không có nhà tạm, nhà dột nát Các công trình nhà ở

đều đảm bảo quy hoạch, đảm bảo nền cứng, khung cứng, mái cứng, có đầy

Trang 23

đủ công trình phụ trợ bếp, nhà vệ sinh đảm bảo sinh họat của hộ gia đình.

Tỷ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ Xây dựng là tỷ lệ 2251/2251= 100 %

d Tiêu chí về lao động

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 80% :Tổng số lực lượng lao động

của xã là 5216 người Lao động qua đào tạo là 4436/5216 người, đạt tỷ lệ85.04% Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ trên 30% : Lao động quađào tạo có bằng cấp, chứng chỉ là 1828/5216 người, đạt tỷ lệ 35.04%

e Tiêu chí về giáo dục

Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ trẻ em

6 tuổi vào lớp 1 đạt ≥98%; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trunghọc cơ sở mức độ 3; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2; trung tâm học tậpcộng đồng được đánh giá/xếp loại tốt Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCSđược tiếp tục học trung học ( phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp)Năm học 2022-2023 có 73/80= 91.25% học sinh được học tiếp THPT

f Tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật

100% Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn Đảng bộ, chính quyền

xã được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên: Năm 2018,

2019, 2021 Đảng bộ xã Xuân Sơn là Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.Năm 2020, 2022 Đảng bộ xã Xuân Sơn là Đảng bộ hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ Tổ chức chính trị - xã hội của xã được xếp loại chất lượng hoànthành tốt nhiệm vụ trở lên Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạolực gia đình; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; phòng chống xâmhại trẻ em; bảo vệ và hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địa bàn(nếu có); bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong giađình và đời sống xã hội Có kế hoạch và triển khai kế hoạch bồi dưỡng kiếnthức về xây dựng nông thôn mới cho người dân, đào tạo nâng cao năng lựccộng đồng gắn với nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Phát triển thôn

(Nguồn: UBND xã Xuân Sơn

2022)

3.2.2 Tình hình xây dựng nông thôn mới tại xã Xuân Sơn

3.2.2.1 Xây dựng Chương trình nông thôn mới xã Xuân Sơn

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới,

từ năm 2012 xã Xuân Sơn đã triển khai, ban hành các nghị quyết, đưa ranhững kế hoạch cho những năm tiếp theo và thực hiện về những nhiệm vụxây dựng nông thôn mới của chủ đạo cấp trên

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nôngthôn mới giai đoạn 2021-2025

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w