1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập nghề nghiệp thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bànthị trấn nho quan, huyện nho quan, tỉnh ninh bình

51 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bàn Thị Trấn Nho Quan, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Tác giả Phạm Minh Chi
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Huyền Châm, T.S Thái Thị Nhung
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Chuyên đề thực tập nghề nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 4,37 MB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (8)
    • 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu (8)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (9)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (9)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (9)
      • 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu (10)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (10)
      • 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu (10)
      • 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • PHẦN II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (11)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (11)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (25)
      • 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu (25)
      • 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (25)
      • 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu (26)
      • 2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu (26)
  • PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (27)
    • 3.1. Thực trạng lao động, việc làm của các hộ điều tra (27)
      • 3.1.1. Thực trạng lao động của các hộ điều tra (27)
      • 3.1.2. Thực trạng việc làm của các hộ điều tra (29)
    • 3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động của các hộ điều tra (30)
      • 3.2.1 Yếu tố tuổi lao động và giới tính (30)
      • 3.2.2 Trình độ của người lao động (30)
      • 3.2.3 Dân số (32)
      • 3.2.4 Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và nhà nước (34)
      • 3.2.5. Tình hình phát triển kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế (34)
    • 3.3 Giải pháp nâng cao chất lượng việc làm, lao động nông thôn trên địa bàn Thị Trấn (35)
      • 3.3.1 Phương hướng giải quyết (35)
      • 3.3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng việc làm (36)
  • PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (39)
    • 4.1 Kết luận (39)
    • 4.2 Kiến nghị (40)
      • 4.2.1 Đối với nhà nước (40)
      • 4.2.2 Đối với chính quyền địa phương (41)
      • 4.2.3 Đối với các cơ sở kinh tế (42)
      • 4.2.4 Đối với người lao động (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (44)
  • PHỤ LỤC (46)

Nội dung

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN------CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP" Thực trạng việc làm của lao động nông thôn trên địa bànThị Trấn Nho Quan, Huyện N

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Thị trấn Nho Quan là thị trấn miền núi của huyện Nho Quan, nằm trên giao điểm quốc lộ 12B và tỉnh lộ 479, cách thành phố Ninh Bình 31 km, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp các xã Lạc Vân Lạng Phong,

 Phía tây giáp xã Thị Trấn Nho Quan

 Phía nam giáp xã Văn Phong

 Phía bắc giáp xã Phú Sơn.

Thị Trấn Nho Quan nằm trên địa bàn trung chuyển của các hệ thống tự nhiên ở phía Tây Nam đồng bằng sông Hồng, giáp với đồng bằng sông Mã qua vùng núi Cúc Phương, là vùng cuối cùng của vùng núi Tây Bắc trong khu đệm Hòa Bình - Thanh Hóa Địa hình nhìn chung không bằng phẳng được phân thành 03 vùng cụ thể sau: Vùng núi đá vôi: Tập trung chủ yếu ở phía Tây của huyện dọc theo ranh giới giữa Ninh Bình và Hòa Bình, Thanh Hóa, vườn Quốc gia Cúc Phương.

Vùng bán sơn địa: Bắt đầu từ cửa rừng Cúc Phương đi ra theo hướng Đông Nam là dải núi đồi xen lẫn chạy qua nông trường Đồng Giao xuống đến xã Yên Lâm, huyện Yên Mô Hình dạng đồi rất đa dạng, đồi dài, cao, độ dốc đến 45 ở vùng Kỳ Phú, 0 Quảng Lạc, Sơn Hà, Rịa, đồi lượn sóng thấp ở Quỳnh Lưu.

Vùng đồng chiêm trũng: Nằm giữa vùng đồi núi và các huyện Gia Viễn, Hoa

Lư, thị xã Tam Điệp, vùng này có địa hình lòng chảo, độ cao trung bình từ 0,7 đến

0,9m so với mực nước biển, vào mùa mưa thường bị ngập nước Vùng này thuận lợi cho việc canh tác lúa nước, nuôi trồng thủy sản

Diện tích tự nhiên là 290,3 ha, dân số 10.035 người, số hộ 2889 hộ, trên địa bàn thị trấn có 12 tổ dân phố Thị trấn Nho Quan là trung tâm kinh tế, văn hoá – xã hội của huyện, là đầu mối giao thông quan trọng của huyện Từ thị trấn Nho Quan có thể đi Thành phố Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Nội, Thanh Hóa…bằng nhiều tuyến đường giao thông đường thuỷ, đường bộ thuận tiện.

Khí hậu TT Nho Quan mang đầy đủ những đặc điểm cơ bản của khí hậu miền Bắc Việt Nam, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều.

Nhiệt độ: Chịu ảnh hưởng khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ Nhiệt độ trung bình năm khá cao và đồng đều, nhiệt độ trung bình 23,4 C Mùa lạnh vào khoảng cuối 0 tháng tháng 11 đến giữa tháng 3 Số ngày lạnh khoảng 50 - 60 ngày Tháng lạnh nhất thường là tháng 1 Nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 5 - 7 C Nhiệt độ cao nhất 0

37 0 C, nhiệt độ trung bình là 20 C 0 Độ ẩm: Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên huyện Nho Quan có độ ẩm không khí tương đối cao, bình quân độ ẩm của không khí trung bình là 84% - 86% chênh lệch độ ẩm giữa các tháng không nhiều, tháng có độ ẩm không khí cao nhất là 90% (tháng 2), thấp nhất là 81% (tháng 10)

Lượng bốc hơi: Trung bình năm từ 850 ÷ 870mm, trong đó mùa hạ chiếm 60% lượng bốc hơi cả năm, tháng 07 có lượng bốc hơi lớn nhất là 105mm, tháng 02 có lượng bốc hơi nhỏ nhất là 45mm.

Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, mùa đông hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc, những tháng giữa và cuối mùa đông gió có xu hướng lệch dần về hướng Đông Mùa hè hướng gió thịnh hành từ Đông hoặc Đông Nam.Huyện Nho Quan còn chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió lục địa hướng Tây hoặc hướng

Tây Nam, gió biển theo hướng Đông Nam Vào các tháng 7, 8, 9 thường có bão làm ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn.

Lượng mưa trung bình cả năm 1900mm Mưa tập trung chủ yếu vào mùa hạ từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình trên 100mm/tháng Trong mùa mưa, lượng mưa chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm Tháng 8 - 9 có lượng mưa lớn nhất trong năm (trung bình 300 - 400mm) Vào mùa đông, lượng mưa chiếm khoảng 10 - 20% tổng lượng mưa, chủ yếu là dạng mưa nhỏ, mưa phùn Mưa phùn thường xảy ra vào nửa sau mùa đông và kéo dài nhiều ngày duy trì một tình trạng ẩm ướt thường xuyên.

Sông Lạng – Hoàng Long: bắt nguồn từ Hoà Bình chảy vào Nho Quan (tại xã Thạch Bình) và đổ ra sông Bôi tại xã Đức Long Đây là con sông khá lớn, chảy cắt ngang huyện và là nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho khu vực trung tâm huyện và các xã lân cận.

TT Nho Quan chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Lạng – Hoàng Long, sông Sui gây lũ lụt hàng năm cho các xã phía Bắc sông Lạng – Hoàng Long đến cốt cao độ 4,5m Mức lụt cao nhất là 5,5m (năm 1985) có tần suất 2% Tuy nhiên thị trấn Nho Quan nằm trong đê Năm Căn nên không bị lụt, chỉ bị úng cục bộ.

Xã có nguồn nước phong phú nhờ hệ thống sông suối hồ đập khá dày đặc nên nguồn nước khá dồi dào, đảm bảo cho nhu cầu phục vụ sản xuất, tưới tiêu,… Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân được lấy từ 2 nguồn:

Nước mặt: trên địa bàn Thị Trấn có nguồn nước mặt tương đối đủ cải thiện cảnh quan môi trường khuôn viên xã và phục vụ sản xuất, đời sống con người.Nước ngầm: Thị Trấn nằm trong vùng có nguồn nước ngầm được chia thành nhiều lớp nông, sâu khác nhau rất phong phú, được nhân dân khai thác sử dụng bằng biện pháp giếng khoan phục vụ sinh hoạt.

TT Nho Quan có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, trong đó quan trọng nhất là đá vôi và đá đôlomit với trữ lượng lớn, bên cạnh còn có các loại khoáng sản khác nhưng trữ lượng không lớn như than bùn, than đá…

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Đi đến từng nhà để thu thập số liệu và điều tra

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Lựa chọn ngẫu nhiên một vài hộ theo phân loại ngành nghề

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cáp được thu thập chủ yếu trong năm 2021 bằng việc thông qua bảng hỏi để điều tra với những nội dung cơ bản của lao động (tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật , ngành nghề , ) và các chỉ tiêu phản ánh về việc làm của lao động ,về tiếp cận vốn vay ,đánh giá công tác đào tạo nghề của địa phương…

Số lượng phiếu điều tra: 20 phiếu với 12 tổ dân phố trên toàn địa bàn, do điều kiện thời gian bị hạn chế, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên mỗi tổ dân phố tôi chỉ chọn điều tra 1-2 hộ ngẫu nhiên

2.2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập, tổng hợp tài liệu có liên quan tới vấn đề thực trạng lao động, việc làm và giải quyết việc làm của lao động nông nghiệp thông qua các tài liệu từ sở ban nghành

Các tài liệu liên quan đến tài nguyên, văn hóa, dân cư tại thị trấn Nho Quan Huyện Nho Quan.

Các số liệu thống kê từ UBND Thị Trấn Nho Quan huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình

Internet, sách báo, các tạp chí khoa học

Chọn ngẫu nhiên 20 hộ nông dân trên địa bàn Thị Trấn Nho Quan tỉnh Ninh Bình

2.2.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Số liệu sau khi điều tra, tổng hợp lại trong excel để tiến hành xử lý

2.2.3.1 Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Sử dụng để nghiên cứu tổng hợp, biểu diễn các số liệu thu thập được qua, bảng biểu sau đó tính toán các tham số đặc trưng.

2.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Sử dụng để phân tích, đánh giá sự biến động của lao động và việc làm trên địa bàn thị trấn, sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân để đánh giá việc làm của lao động theo thời gian và không gian, từ đó đánh giá được thực trạng việc làm của lao động trên địa bàn thị trấn và nhóm lao động điều tra để từ đó có định hướng giải quyết việc làm cho người dân.

Tham khảo và thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, trao đổi với cán bộ của địa phương về vấn đề dân số để xác định số lượng lao động và việc làm của người dân trong thị trấn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thực trạng lao động, việc làm của các hộ điều tra

3.1.1 Thực trạng lao động của các hộ điều tra

Dân số là một yếu tố có quan hệ mật thiết với lao động và việc làm, sự biến động của dân số làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước Dân số là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho xã hội nhưng một khi dân số đông thì vấn đề đảm bảo việc làm cho người lao động rất nan giải Chính vì vậy có thể nói vấn đề dân số, lao động và việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau Sự biến động của dân số sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của lực lượng lao động.Sau quá trình điều tra và tổng kết em thu được bảng số liệu sau:

Bảng 3.1.1: Nguồn lao động của các hộ điều tra trong Thị trấn chia theo ngành

NGÀNH NGHỀ Số lao động CC (%)

(nguồn: Số liệu thu thập được)

Dựa theo kết quả trên em nhận thấy chỉ có 1 lao động thất nghiệp và vẫn ra ngoài làm thuê, trong 20 hộ điều tra, có 1 hộ có người già 60 tuổi lao động được ít, tuy qua tuổi lao động rồi nhưng vẫn còn tham gia lao động Từ đó nhận thấy ở địa phương nguồn lao động vẫn còn đang dồi dào, có nhiều cơ hội phát triển Tỉ lệ người lao động hoàn toàn thất nghiệp còn thấp.

Qua bảng 3.1.1 ta thấy rằng nếu phân lực lượng lao động của thị trấn theo nhóm ngành thì số lao động trong ngành kinh doanh – dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất là 29.8% và có xu hướng tăng Bên cạnh đó lực lượng lao động của thị trấn ở các ngành nông lâm nghiệp và làm công ăn lương chiếm 23.4% trong tổng số lao động của thị trấn Số lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và làm thuê chiếm tỷ lệ cao thứ ba và có xu hướng tăng, nó chiếm 10.6% trên tổng số Qua đây ta thấy rằng lực lượng lao động của xã phân bổ chưa được đồng đều, chủ yếu lao động tập trung vào ngành kinh doanh – dịch vụ Thuận lợi cho việc thực hiện tốt sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Là một trong những địa phương cũng đang gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm Chưa thực sự phát huy được hết khả năng hiện có của địa phương cũng như những điều kiện thuận lợi có sẵn ở địa phương Mốt số ít nhân khẩu khác đến độ tuổi lao động nhưng đi học xa nhà hoặc làm việc tại thành phố hoặc địa phương khác nên không được tính vào lao động nông thôn.

3.1.2 Thực trạng việc làm của các hộ điều tra

Bảng 3.1.2: Thu nhập của các hộ điều tra (Đơn vị tiền: triệu đồng)

(nguồn: Số liệu thu thập được)

Qua bảng trên ta thấy:

Hơn 50% Người lao động vẫn hướng đi làm thuê, làm công nhân hơn là tự kinh doanh

100% lao động tham gia khảo sát có dự định làm việc ngoài địa phương 100% hộ được hỗ trợ vay vốn SX và hài lòng về thủ tục hỗ trợ vay vốn

Ngoài các ngành nghề chính, người lao động ở các hộ còn có các khoản thu nhập khác từ làm thuê, buôn bán và lãi tiết kiệm…

Nguồn thu nhập của người lao động ở địa phương còn thấp, tuy mức công việc đáp ứng được số lượng người lao động nhưng công việc chưa thật sự ổn định, còn phụ thuộc nhiều yếu tố.

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc làm của lao động của các hộ điều tra

3.2.1 Yếu tố tuổi lao động và giới tính

Bảng 3.2.1: Nguồn lao động của các hộ điều tra trong Thị trấn chia theo nhóm tuổi và giới tính.

(nguồn: Số liệu thu thập được)

Qua bảng nguồn lao động của các hộ điều tra trong Thị trấn chia theo nhóm tuổi và giới tính, ta thấy 20 hộ điều tra thuộc Thị trấn Nho Quan, Huyện Nho, Tỉnh Ninh Bình có tổng 63 nhân khẩu Trong đó có 27 Nam (42.9%) và 36 Nữ (57.1%) thuộc các độ tuổi từ 10 – 60, vẫn còn chênh lệch giới tính nhiều hơn với nam trong độ tuổi 10-18 (nguồn lao động tiềm năng), người lao động vẫn còn trong độ tuổi lao động còn nhiều nên vấn đề việc làm chưa thật sự ở mức thiếu

3.2.2 Trình độ của người lao động

Bảng 3.2.2: Nguồn lao động của Thị trấn chia theo trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn.

Diễn giải Sổ người CC (%)

Tổng 63 100 Đã tốt nghiệp cấp 1 1 1.6 Đã tốt nghiệp/ Đang học cấp 2 21 33.3 Đã tốt nghiệp/ Đang học cấp 3 41 65.1

Trình độ chuyên môn (đào tạo)

(nguồn: Số liệu thu thập được)

Qua bảng điều tra trên ta thấy:

Trình độ văn hóa chưa cao, thấp nhất cũng chỉ mới tốt nghiệp cấp 1

Các nhóm ngành cơ khí, dịch vụ, chăn nuôi là có thời gian đào tạo, riêng cơ khí và dịch vụ có thời gian đào tạo nhiều ( thường từ 200-300 ngày), còn chăn nuôi, trồng trọt thời gian đào tạo ít (chỉ dưới hoặc bằng 100 ngày) hoặc không có Nên thành ra người lao động ở nông thôn có trình độ cao chiếm tỉ lệ thấp.

Kết quả điều tra 20 hộ và cả ở 12 tổ dân phố trong thị trấn, tôi nhận thấy rằng chất lượng lao động ở các hộ điều tra chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay đòi hỏi.

Về trình độ học vấn đa phần phần lao động chỉ mới tốt nghiệp THCS.

Về chuyên môn trên 70% số lao động chưa qua lớp đào tạo do đó công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn Thực tế thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động trong thị trấn chưa được chú trọng, chất lượng lao động còn thấp, thiếu lao động chuyên môn, thiếu kỹ thuật tay nghề Gây sức ép áp lực cho xã hội.

Hiện nay nhu cầu đào tạo nghề của thị trấn còn mang tính tự phát, thiếu linh hoạt, thiếu đồng bộ Ai có nhu cầu thì tự tìm trường học để học chứ không có người đứng ra vận động, tổ chức Mặt khác trong tư duy của các hộ nông dân còn mang tính bảo thủ, trì trệ, chỉ tính đến lợi ích trước mắt chưa tính đến lợi ích lâu dài, việc gì cần thiết cho hiện tại thì làm chứ họ chưa có tầm nhìn xa trông rộng Bên cạnh đó, hầu hết các lao động trong thị trấn sau khi đã xây dựng gia đình, họ không muốn tham gia vào các lớp đào tạo nghề bởi một số lý do như: Ngại học, thời gian đào tạo dài, gặp khó khăn về vấn đề kinh tế, Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng thiếu việc làm, lao động có trình độ thấp ngày càng gia tăng trên địa bàn thị trấn.

Bảng 3.2.3: Quy mô nhân khẩu lao động của các nhóm hộ điều tra năm 2021

(nguồn: Số liệu thu thập được) Qua bảng 3.2.3 ta thấy một số thông tin chung của hộ điều tra như sau Tổng số hộ điều tra 20 hộ trong đó có 3 hộ thuần nông, 9 hộ kiêm và 8 hộ phi nông nghiệp trong đó có 3 hộ khá 15 hộ trung bình và 2 hộ nghèo thì tổng số nhân khẩu của các hộ điều tra là 63 khẩu trong đó nhóm hộ khá có 10 khẩu hộ trung bình có 48 khẩu và 5 khẩu thuộc hộ nghèo Về số lao động trong tổng số 48 lao động điều tra thì nhóm hộ khá có 8 lao động hộ trung bình 35 có lao động nhóm hộ nghèo có 5 lao động.

Hộ thuần nông có cơ cấu hộ khá là 0%, hộ trung bình 6.7% và hộ nghèo chiếm 100% trên tổng số hộ, hộ kiêm có cơ cấu hộ khá là nghèo với số nhân khẩu điều tra 63 nhân khẩu trong đó số nhân khẩu hộ khá 33,3%, hộ trung bình là 53.3% và hộ nghèo là 0% trên tổng số hộ Đối với hộ phi nông nghiệp cơ cấu hộ khá là 66.7%, hộ trung bình

40 % so với tổng số hộ.

Bình quân lao động/ hộ là 2.4, nhóm hộ nghèo có tỷ lệ bình quân lao động/ hộ là 2.5, hộ trung bình thì bình quân lao động / hộ là 2.3, hộ khá có bình quân lao động/ hộ là 2,7 Nhân khẩu / lao động tính chung là 1,3 người trong đó nhóm hộ khá nhân khẩu / lao động là 1,3 người nhóm hộ trung bình là 1,4 người ở nhóm hộ nghèo nhân khẩu / lao động là 1 người Điều này cho thấy gánh nặng trên vai những lao động thuộc hộ nghèo cứ 1 lao động hộ nghèo phải nuôi 1 nhân khẩu trong đó nhóm hộ khá thì 1 lao động chỉ phải nuôi 1,3 nhân khẩu, hộ trung bình thì 1 lao động nuôi 1,4 nhân khẩu, do vậy đã nghèo thu nhập thấp lại thêm gánh nặng như này thì khó có thể nâng cao mức sống của các khẩu trong hộ. Địa phương có nguồn lao động dồi dào, các nhóm ngành nghề đa dạng Hộ trung bình và nghèo còn nhiều, nếu dân số tăng mà hộ nghèo nhiều thì nhu cầu tìm việc sẽ tăng, khi đấy nếu việc làm không đáp ứng được sẽ xảy ra thất nghiệp chất lượng cuộc sống của người lao động không được cải thiện

3.2.4 Chính sách giải quyết việc làm của Đảng và nhà nước

Thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi để các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng phát triển, tạo nhiều việc làm mới, đáp ứng một bước yêu cầu việc làm và đời sống của người lao động.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật Phát triển dịch vụ việc làm Tiếp tục phân bố lại dân cư và lao động trên địa bàn cả nước, tăng dân cư trên các địa bàn có tính chiến lược về kinh tế, an ninh quốc phòng Mở rộng kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn.

Tăng cường kêu gọi vốn, hỗ trợ người dân về các thủ tục vay vốn, gia hạn thời gian hoàn trả để người dân yên tâm lao động và phát triển

3.2.5 Tình hình phát triển kinh tế và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thời gian qua, cơ cấu kinh tế của thị trấn có sự chuyển dịch nhưng chưa cao, tỷ trọng nông nghiệp còn cao, chưa khai thác hết được tiềm năng hiện có Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn mang nặng tính thuần nông nên lao động dư thừa tập trung chủ yếu vào ngành nông nghiệp rất cao Ngành DV còn nhỏ lẻ, tự phát chưa tập trung Cần chuyển một bộ phận sản xuất nông nghiệp sang ngành CN-DV.

+ Vấn đề thị trường và giá cả

Thị trường tiêu thu nông sản hạn hẹp chưa có phạm vi rộng lớn chưa có nơi thu mua ổn định, có năm mất mùa thì được giá nhưng năm được mùa lại mất giá Trong khi đó giá vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp lại tăng làm giảm hiệu quả kinh doanh của người sản xuất của hộ nông dân. Đặc thù sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ, đối tượng của sản xuất nông nghiệp là những cây trồng vật nuôi nên phụ thuộc và gặp rất nhiều khó khăn về thời tiết và khâu bảo quản, làm cho tâm lý của người dân chán nản không tha thiết với đồng ruộng.

Bên cạnh đó nông dân đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự hạn chế khả năng tiếp cận thị trường, không tận dụng được lợi ích do quá trình hội nhập mang lại Nông dân thiếu những thông tin kỹ thuật, chất lượng sản phẩm còn thấp.

+ Quá trình đô thị hóa:

Hiện nay đang trong quá trình chuyển mình nước ta nói chung, địa phương nói riêng chuyển đổi mục đích sử dụng đất phù hợp với quá trình CNH-HĐH là việc làm đúng đắn, nhưng bên cạnh mặt tích cực thì lại ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, bởi đất nông nghiệp bị thu hồi chuyển sang xây dựng cơ sở hạ tầng Một số đi tìm việc nơi khác còn lại tình trạng thiếu việc làm.

Giải pháp nâng cao chất lượng việc làm, lao động nông thôn trên địa bàn Thị Trấn

Kết hợp việc làm tại chỗ với việc làm từ bên ngoài:

Việc làm tại chỗ: Đa dạng hóa ngành nghề trong nông nghiệp, nông thôn, khắc phục tính thuần nông.

Việc từ bên ngoài: Di chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ, xuất khẩu lao động.

Khai thác tiềm năng lao động, đánh giá đúng kinh tế nông thôn nhằm tạo điều kiện sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn lao động, tận dụng tốt nhất quý thời gian dư thừa của nông dân.

Giải quyết việc làm kết hợp với đào tạo nguồn nhân lực một cách có hiệu quả.

Giải quyết việc làm kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH-HĐH.

3.3.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng việc làm

3.3.2.1 Hoàn thiện và xác định cơ cấu sản xuất các ngành nghề

1 Phát triển sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay theo số liệu cho ta thấy diện tích đất nông nghiệp đã bị giảm đáng kể vì vậy cần có những biện pháp thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy mạnh phát triển sản xuất Ngày càng phát triển về mọi mặt như cơ sở hạ tầng, khuyến lâm, khuyến ngư, y tế, giáo dục

2 Phát triển công nghiệp- xây dựng. Địa phương cần xác định rõ quy mô sản xuất tối ưu cho ngành công nghiệp. Bên cạnh đó tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư, dịch vụ nông thôn Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tại địa phương, khuyến khích công nghiệp có sử dụng lao động.

3.Phát triển thương mại- dịch vụ

Tiến hành phát triển mạng lưới chợ nông thôn, đa dạng hóa các dạng phẩm, hàng hóa tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt động dịch vụ- thương mại Tăng cường giao lưu thương mại với các vùng trong và ngoài huyện

3.3.2.2 Phân bổ sử dụng lao động nông thôn một cách một lý.

Một địa phương có nền kinh tế phát triển trước hết các cơ quan chức năng cần có những chủ trương chính sách thật sự hiệu quả và phù hợp với điều kiện của từng địa phương đang có Một nguồn lao động dồi dào và có chất lượng nhưng không được phân bổ vào các ngành nghề một cách hợp lý thì hiệu quả sử dụng cũng không cao vì thế cần có những biện pháp chính sách để hướng và phân bổ số lượng lao động trong các thành phần, ngành nghề kinh tế một cách phù hợp để đạt được kết quả cao trong việc sử dụng lao động Cân phân bố lao động cho phù hợp vào các ngành nghề kinh tế trong địa phương tránh tình trạng thiếu việc làm ở thành phần kinh tế này, dư thừa lao động ở ngành nghề kinh tế khác trong địa bàn xã.

Cần có những biện pháp di chuyển lao động và hướng cho người lao động theo chính sách và tốc độ phát triển kinh tế xã hội của xã hiện nay Có những chính sách ưu đãi cho những lao động di chuyển đến nơi làm việc mới, thu hút lao động tham gia vào nhiều thành phần kinh tế khác nhau mang lại hiệu quả lao động cao.

3.3.2.3 Nâng cao tay nghề trình độ lao động.

Hiện nay trình độ lao động nông thôn còn khá thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin việc làm, chính sách ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của địa phương và cả toàn xã hội.

Do đó mỗi lao động nói chung và lao động vùng lao động nói riêng cần tự trao dồi kiến thức văn hóa, kiến thức sản xuất, tăng cường học hỏi lẫn nhau, học hỏi qua báo đài.

Trên tinh thần đó, địa phương cũng cần thực hiện khuyến khích các em thiếu nhi tránh tình trạng bỏ học kéo dài ảnh hưởng nguồn nhân lực tương lai.

3.3.2.4 Mở rộng các ngành nghề sản xuất - dịch vụ nông thôn.

Hiện nay cần có nhiều chính sách khuyến khích các hộ đầu tư ngành nghề mở rộng phát triển sản xuất phù hợp với điều kiện mà địa phương sẵn có Trong đó cần cung cấp đầy đủ những thông tin về chính sách, tiến hành tư vấn thực hiện cho người dân.

Qua đây cần nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, Hướng dẫn, tạo điều kiện cho các lao động không có việc làm lập các dự án nhỏ vay vốn ưu đãi với lãi suất thấp để phát triển sản xuất tạo việc làm Đồng thời cũng ưu tiên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất có điều kiện và khả năng tạo được nhiều việc làm được vay vốn ưu đãi mở rộng sản xuất thu hút nhiều lao động.

3.3.2.5 Tận dụng tối đa các chính sách sử dụng lao động và xuất khẩu lao động.

Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương cũng như trong huyện, thu hút mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế hộ gia đình bỏ vốn đầu tư phát triển sản xuất ở địa bàn Phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động thường xuyên tuyên truyền tư vấn vay vốn, giáo dục định hướng tạo điều kiện cho người lao động đi xuất khẩu Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm bằng nhiều hình thức, đa dạng giá nội dung tư vấn tập trung vào việc đăng ký vào các công ty đóng trên địa bàn của huyện, lựa chọn nơi làm việc, ngành nghề phù hợp với chất lượng của bản thân người lao động.

Thường xuyên cập nhật thông tin thị trường lao động, để tiến hành tổ chức điều tra khảo sát nắm chắc tình hình số lượng, chất lượng lao động, nhu cầu về việc làm và khả năng thu hút tạo việc làm của Doanh nghiệp, các công ty, các lĩnh vực ngành nghề trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giải pháp giải quyết việc làm hằng năm. 3.3.2.6 Hoàn thiện công tác đào tạo nghề tại địa phương Địa phương cần xúc tiến phối hợp với các cơ sở dạy nghề của huyện, tỉnh, liên kết với các cơ sở dạy nghề ở các địa phương khác, tiến tới thành lập trung tâm dạy nghề phù hợp trên địa bàn huyện để dạy nghề cho lao động dưới nhiều hình thức, nâng cao chất lượng lao động đáp ứng nhu cầu thị trường lao động, đặc biệt là chú trọng đến những đối tượng chưa có việc làm, thiếu việc làm. Đào tạo nghề nâng cao chất lượng lao động để người lao động có cơ hội lựa chọn ngành nghề, công việc đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, sự nghiệp CNH của địa phương để giải quyết việc làm tại chỗ hoặc tham gia xuất khẩu lao động

Ngày đăng: 31/03/2024, 17:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w