Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt Hoa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác.. Tuy nhiên vấn đề giao nhận vận
Trang 1Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu trong khóa luận được thực hiện tại công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt Hoa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này
TP Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2011…
Tác giả (ký tên)
Trang 2Trong suốt 4 năm ngồi trên ghế trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp HCM được sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô là niềm vinh hạnh và hạnh phúc lớn của em Em đã được thầy cô truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm về chuyên ngành Xuất Nhập Khẩu cũng như kiến thức xã hội Em xin gởi đến quý thầy cô trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp HCM lời cám ơn sâu sắc và chân thành nhất Em xin chân thành cám ơn thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn đã giúp em hoàn thành Khóa Luận này, đã tận tình chỉ bảo những sai sót và hướng dẫn cho em bổ sung, sửa đổi giúp cho khóa luận được hoàn thiện hơn Em chân thành biết ơn
Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống
Trong quá trình thực tập tại công ty Việt Hoa em được bổ sung nhiều kiến thức ngoài thực tế trên nền tảng lý thuyết em đã được học tại trường Nhờ đó, em đã hiểu thêm nghiệp vụ giao nhận hàng hoá Xuất Nhập Khẩu, giúp em thêm tự tin để tiến bước trong xã hội Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cô chú, anh chị trong công ty Việt Hoa, đã tạo điều kiện cho em hiểu thêm những kiến thức ngoài thực tế qua những lần giao nhận hàng Xuất Nhập Khẩu
Em xin chúc ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty Việt Hoa luôn gặt hái được nhiều thành công trong công việc
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khoẻ Ban Giám Hiệu, quý thầy cô và các cô chú, anh chị trong công ty Việt Hoa Kính chúc sự thành công và phát triển vững mạnh đến quý công ty
SVTT: Nguyễn Thị Hiền
Trang 3MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Kết cấu của khóa luận 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG 3
1.1 Khái quát chung về giao nhận 3
1.1.1 Định nghĩa chung về giao nhận 3
1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận 3
1.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận 4
1.1.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng 4
1.1.3.2 Khi là người chuyên chở (Principal) 4
1.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển 5
1.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển 5
1.2.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK 7
1.2.2.1 Nhiệm vụ của cảng 7
1.2.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng XNK 7
1.2.2.3 Nhiệm vụ của Hải quan 8
1.3 Trình tự giao hàng xuất khẩu 8
1.3.1 Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, lưu bãi của cảng 8
1.3.1.1 Giao hàng XK cho cảng 8
1.3.1.2 Giao hàng XK cho tàu 9
1.3.2 Đối với hàng xuất khẩu không lưu kho lưu bãi tại cảng 10
1.3.3 Đối với hàng xuất khẩu đóng trong container 10
1.3.3.1 Nếu gửi hàng nguyên container (FCL/FCL): Full container load 10 1.3.3.2 Nếu gởi hàng lẻ (LCL/LCL): Less than container load 11
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH DV–VT VÀ TM VIỆT HOA 12
Trang 42.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH DV–VT & TM Việt Hoa 12
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH DV-VT & TM Việt Hoa 12
2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 14
2.1.3 Hệ thống tổ chức của công ty 14
2.1.4 Tình hình nhân sự của công ty 17
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008-2010 18
2.1.5.1.Kết quả kinh doanh 18
2.1.5.2 Doanh thu theo cơ cấu dịch vụ 21
2.1.5.3 Doanh thu theo phương thức giao nhận 24
2.1.5.4 Cơ cấu chi phí của Việt Hoa 26
2.2 Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV- VT&TM Việt Hoa 28
2.2.1 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV- VT&TM Viet Hoa 28
2.2.1.1 Chuẩn bị hàng hoá 29
2.2.1.2 Hợp đồng lưu khoang (Booking note) 29
2.2.1.3 Chuẩn bị chứng từ 30
2.2.1.4 Tổ chức nhận - vận chuyển hàng đến cảng 31
2.2.1.5 Lên tờ khai - chuẩn bị làm thủ tục hải quan 31
2.2.1.6 Khai báo hải quan 32
2.2.1.7 Thanh lý tờ khai 35
2.2.1.8 Vào sổ tàu 35
2.2.1.9 Quyết toán với khách hàng 37
2.2.2 Nhận xét về các bước thực hiện quy trình giao nhận 37
2.2.2.1 Ưu điểm 37
2.2.2.2 Nhược điểm 38
2.2.3 Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH DV-VT&TM Việt Hoa 38
2.2.3.1 Những kết quả đạt được 38
2.2.3.2 Những mặt còn hạn chế 42
Trang 52.2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động giao nhận 44
2.3 Đánh giá về tình hình hoạt động của công ty TNHH DV VT-TM Việt Hoa 45
2.3.1 Thuận lợi 45
2.3.2 Khó khăn 46
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN TẠI CÔNG TY TNHH DV VT – TM VIỆT HOA 48
3.1 Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận vận tải ở Việt Nam 48
3.1.1 Cơ hội 48
3.1.2 Thách thức 48
3.2 Mục tiêu và phương hướng hoạt động của công ty 49
3.3 Các giải pháp đẩy mạnh hoạt động dịch vụ giao nhận của công ty 49
3.3.1 Giải pháp 1: Tối thiểu hóa các chi phí 49
3.3.2 Giải pháp 2: Đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân viên 50
3.3.3 Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng 51
3.3.4 Giải pháp 4: Hạn chế sự ảnh hưởng của tính thời vụ 53
3.3.5 Giải pháp 5: Thâm nhập và mở rộng thị trường 55
3.3.6 Giải pháp 6: Nâng cao cơ sở hạ tầng kho bãi, đầu tư thêm phương tiện vận chuyển 57
3.4 Một số kiến nghị đối với cơ quan nhà nước 59
3.4.1 Đối với Tổng cục Hải quan 59
3.4.2 Đối với cơ quan thuế 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC CÁC CHỨNG TỪ KÈM THEO 63
Trang 6DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
- L/C : Letter of Credit - Thư tín dụng chứng từ
- NOR : Notice of Readiness - Thông báo sẵn sàng của tàu
- B/L : Bill of Lading - Vận đơn đường biển
- C/O : Certificate of Origin - Giấy chứng nhận xuất xứ
- CFS : Container Freight Station – Kho hàng lẻ
- FCL : Full container load – Hàng nguyên container
- LCL : Less than container load – Hàng lẻ
- WTO : World Trade Organization
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ SỬ DỤNG
Trang 7
Hình 2.2: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010 18 Hình 2.3: Tỷ trọng cơ cấu dịch vụ của công ty 2008 – 2010 22 Hình 2.4: Tỷ trọng phương thức giao nhận của công ty 2008- 2010 25
Hình 2.7: Biểu đồ giá trị giao nhận đường biển 2007-2010 39
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang 8
Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2010 18
Bảng 2.5: Giá trị giao nhận hàng hóa XNK bằng đường biển của Việt Hoa 39 Bảng 2.6: Cơ cấu mặt hàng giao nhận đường biển tại công ty Việt Hoa 41
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế thương mại toàn cầu hoá cùng với sự phát triển nhiều hình thức vận tải mới trong những thập niên qua, vận tải quốc tế đang ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế Song hành cùng sự phát triển kinh tế là tăng trưởng trong hoạt động xuất nhập khẩu, do đó ngành giao nhận lại thêm nhiều cơ hội phát triển Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển dịch vụ giao nhận Việt Nam còn khá lớn Vì vậy mà ngành giao nhận vận tải quốc tế ngày càng được hoàn thiện và phát triển hỗ trợ cho lĩnh vực Xuất Nhập Khẩu
Những năm gần đây giao nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ là do qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên vấn đề giao nhận vận chuyển hàng hoá giữa các quốc gia vốn không đơn giản như vận chuyển hàng nội địa, bản thân nó là cả một quy trình, một chuỗi mắt xích nghiệp vụ gắn kết với nhau, người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá giữ vai trò quan trọng trong vận tải và buôn bán quốc tế Để thực hiện tốt hoạt động kinh doanh Xuất Nhập Khẩu đòi hỏi đội ngũ nhân viên phải nắm vững nghiệp vụ giao nhận, thuê tàu, làm thủ tục hải quan Vì vậy vấn đề cấp thiết được đề cập đến hiện nay đó là phải có những biện pháp để nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Việt Hoa nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận đồng thời thúc đẩy xuất nhập khẩu tăng hơn nữa, góp phần vào việc mang lại giá trị nhiều hơn cho công ty, qua đó góp phần vào sự phát triển của ngành vận tải cả nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của nước ta so với các nước khác
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động giao nhận tại công ty TNHH DV VT&TM Việt Hoa, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên trong công ty, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn và việc nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giao nhận nói chung và hoạt động giao nhận vận tải đường biển nói riêng đối với sự phát triển kinh tế nên
em đã chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt Hoa” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trang 102 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển, nghiên cứu những vấn đề chủ yếu của quy trình và thực trạng của hoạt động giao nhận, nhằm nắm rõ hơn nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế và nội địa cũng như tình hình xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua, những thuận lợi và hạn chế còn tồn tại Qua đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động giao nhận của công ty trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển của công ty
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng đề tài nghiên cứu là công ty TNHH Dịch Vụ Vận Tải và Thương Mại Việt Hoa Phạm vi chủ yếu mà đề tài nghiên cứu là quy trình giao nhận hàng nguyên container xuất khẩu bằng đường biển tại công ty Việt Hoa
4 Phương pháp nghiên cứu
Thông qua những lần đi giao nhận hàng hóa thực tế tại các Cảng, khu chế xuất, em nắm rõ hơn quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, cũng như học hỏi những kiến thức thực tế
- Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến công ty
để biết được tình hình hoạt động của công ty, những kết quả mà công ty đã đạt được cũng như những phần công ty còn chưa hoàn thành
- Phương pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về số lượng giao nhận, các chỉ tiêu về kinh doanh, chỉ tiêu về thị trường giao nhận
- Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng như đưa
ra giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn
5 Kết cấu của khóa luận
Nội dung của báo cáo thực tập tốt nghiệp gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu.
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển
tại công ty TNHH DV-VT và TM Việt Hoa
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận tại công ty
TNHH DV VT – TM Việt Hoa
Trang 11CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN HÀNG
HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
1.1.1 Định nghĩa chung về giao nhận
Trong mậu dịch quốc tế, hàng hóa cần phải được vận chuyển đến nhiều nước khác nhau, từ nước người bán đến nước người mua Trong trường hợp đó, người giao nhận (Forwarder: Transitaire) là người tổ chức việc di chuyển hàng và thực hiện các thủ tục liên hệ đến việc vận chuyển
Theo quy tắc mẫu của FIATA về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa là bất kỳ dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa
Theo điều 163 của luật thương mại Việt Nam ban hành ngày 23-5-1997 thì dịch vụ giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải và người giao nhận khác
Nói một cách ngắn gọn, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ
ba khác
1.1.2 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 Luật thương mại quy định, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng
Trang 12- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm
- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng không thỏa thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý khác
1.1.3 Trách nhiệm của người giao nhận
1.1.3.1 Khi là đại lý của chủ hàng
Tùy theo khả năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao nhận không đúng chỉ dẫn
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
- Gởi hàng cho nơi đến sai quy định (wrong destination)
- Giao hàng không phải là người nhận
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
- Tái xuất không làm đúng những thủ tục cần thiết về việc không hoàn thuế
- Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi hoặc lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác nếu anh ta chứng minh được là đã lựa chọn cẩn thận
- Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “Điều kiện Kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình
1.1.3.2 Khi là người chuyên chở (Principal)
- Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu
- Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình
Trang 13- Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng
- Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không phải trong trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện vận tải của chính mình (Performing Carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - Contracting Carrier)
- Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối…thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy ước do phòng Thương mại quốc tế ban hành
Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hóa phát sinh từ những trường hợp sau đây:
- Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
- Khách hàng đóng gói và ghi kí mã hiệu không phù hợp
- Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
- Do chiến tranh hoặc đình công
- Do các trường hợp bất khả kháng
- Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoảng lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải
do lỗi của mình
1.2 Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển
1.2.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng biển
▪ Cơ sở pháp lý
Việc giao nhận hàng hóa XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như các quy phạm pháp luật Quốc tế và của Việt Nam…