TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG
MA SỐ: LH - 2020 - 1/DHL - HN
Chủ nhiệm đề tài ThS Dương Văn Quy Thư ký đề tài: ThS Lê Tiểu Vy
HÀ NỘI - 2021
Trang 2NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI
STT Họ và tên Đơn vị công tác1 ThS Dương Van Quy Phân hiệu DHLHN
2 ThS Lê Tiểu Vy Phân hiệu ĐHLHN 3 ThS Nguyễn Hùng Vừa Phân hiệu ĐHLHN 4 TS Nguyễn Mạnh Hùng Phân hiệu ĐHLHN
5 ThS Nguyễn Đức Ngoc Khoa Pháp luật Kinh tế DHLHN
Trang 3Cơ quan nhà nước:
Hội đồng nhân dân: Tiếp cận thông tin: Ủy ban nhân dân:
Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Tòa án nhân dân:
Viện kiểm sát nhân dân:
Trang 4Phần thứ nhất:
BAO CAO TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE TRÁCH NHIEM BAO DAM THUC HIEN QUYEN TIEP CAN THONG TIN Chuong 2: THUC TRANG TRACH NHIEM BAO DAM THUC HIEN QUYEN TIEP CAN THONG TIN O VIET NAM HIEN NAY
Chuong 3: QUAN DIEM VA GIAI PHAP NANG CAO TRACH NHIEM BAO DAM THUC HIEN QUYEN TIEP CAN THONG TIN Ở VIET NAM HIEN NAY
Phan thir hai:
BAO CAO TONG HOP KET QUA NGHIEN CUU DE TAI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE TRÁCH NHIỆM BAO DAM THUC HIỆN QUYỀN TIẾP CAN THONG TIN
1.1 Khái niệm quyền tiếp cận thông tin - -. - 5: 1.2 Khái niệm trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông 1.3 Cơ sở xác định trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận
thông 066 Q22 2 2n ng SE nh nh khu
1.4 Nội dung trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin Chương 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM BẢO ĐẢM THỰC HIỆN QUYỀN TIẾP CAN THONG TIN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp
St[Ti, KHE 81 Tee Pee SH Tee eee Thả GHI HH 1Ì bi R THỜ SN E Án 368 TH 3 RG 4IẾ Ê Bì RiZ Rai BE oi Bo š Bố
Trang 5thực hiện quyền tiếp cận thông tin .-c ¿c2 2c 2S s2 Chương 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP NANG CAO TRÁCH NHIỆM BAO DAM THUC HIỆN QUYỀN TIẾP CAN THONG TIN O VIET NAM HIEN NAY seecssecsseessesesneesseecseeesnecseenneesneenneeeseeeneeeneanees 3.1 Quan điểm nâng cao trách nhiệm bao đảm thực hiện quyền tiếp cận
10 00) 05220 0 n2 HS ng ST HT nh nha3.2 Các giải pháp cơ bản nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện
quyên tiếp cận thông tin - - -¿ c c1 1112211121111 35111 2k2 KẾT LUẬN L0 202112 n HH TH T nh ch ưn
Phần thứ ba:
CÁC BAO CÁO CHUYEN DE
Chuyên dé 1: Một số van dé lý luận chung về trách nhiệm bao đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin .-c -cc 2222 c2
ThS Dương Văn Quy
Chuyên đề 2: Thực trạng quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng quy định trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt
ThS Nguyễn Hùng Vừa ThS Nguyễn Đức Ngọc Chuyên đề 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện
nay TS Nguyễn Mạnh Hùng DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÀI BAO KHOA HOC CUA DE TÀI
Trang 6PHAN THỨ NHÁT:
BAO CAO TOM TAT KET QUÁ NGHIÊN CỨU DE TÀI MO DAU
1 Tong quan về tình hình nghiên cứu
Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin (TCTT) là nghĩa vụ, trách nhiệm hàng đầu của mọi quốc gia Do đó, việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Đề tài ở trong nước và nước ngoài là cần thiết.
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân thì trách nhiệm hàng đầu thuộc về các co quan nhà nước (CQNN), cho nên đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vẫn đề này Tuy nhiên, các công trình này đều nghiên cứu ở mức độ, phạm vi hạn chế, lĩnh vực cụ thê về trách nhiệm của CỌNN trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân.
1.2 Tình hình nghién cỨu ngoài nước
Các công trình nghiên cứu trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm
thực hiện quyền TCTT trong phạm vi quốc tế hoặc quốc gia, không nghiên cứu ở Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài góp phân tiếp thu, bồ sung những giá trị, kinh nghiệm quốc tế, quốc gia trong việc phát huy trách nhiệm của nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân, góp phần hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu của Đề tài.
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu tài liệu tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, cho thấy rằng, Đề tài nghiên cứu một toàn diện, hệ thống về
trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân, là một việc làm hết sức cần thiết, cấp bách và đáp ứng nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
2 Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, quyền TCTT được ghi nhận là quyền cơ bản của công dân và việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân là trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà nước, thông qua hoạt động thực hiện chức năng của các CQNN
trong bộ máy nhà nước.
Trang 7Thực tiễn cho thấy, trách nhiệm của CQNN chưa cao như việc công khai
thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, từ chối cung cấp thông tin, trách nhiệm của người đứng đầu, một bộ phận CQNN, nhân viên nha nước vẫn còn nhận thức việc cung cấp thông tin là sự ban phát cho người dân, là quyền của
mình chứ không phải là trách nhiệm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo
đảm thực hiện quyền TCTT Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu vẫn đề: “Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên tiếp cận thông tin ở Việt Nam”, trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục dich:
Hoàn thiện các quy định của Luật và các văn bản pháp luật có liên quan,
đồng thời đưa ra những giải pháp khác, nhăm nâng trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
3.2 Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT như: khái niệm quyền TCTT; khái niệm va vai
trò, cơ sở pháp ly và nội dung trách nhiệm của nha nước trong việc bảo dam
thực hiện quyền TCTT.
- Làm rõ những quy định pháp luật và những hạn chế, bất cập trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
- Đưa ra quan điểm và một số giải pháp cơ bản hoàn thiện Luật, các văn bản pháp luật có liên quan và tổ chức thực hiện pháp luật nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: góc độ chính
tri, góc độ pháp luật, góc độ van hóa.
Trang 84.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về quyền con người, quyền cơ bản của công dân và trách nhiệm của CQNN trong việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
- Trên cơ sở phương pháp luận đó, Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp hệ thống: phương pháp so sánh; phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm làm sáng tỏ những vẫn đề nghiên cứu.
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 5.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các vấn đề về lý luận, pháp lý và thực tiễn về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền
TCTT của cá nhân.
5.2 Pham vi nghiên cứu
Pham vi nghiên cứu cua Đề tài được giới hạn như sau:
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTTT ở Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu pháp luật về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT từ năm 2016 đến nay.
6 Kết cầu báo cáo Tổng thuật
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Một số van đề lí luận chung về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên tiếp cận thông tin
Chương 2: Thực trạng trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận
thông tin ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay
Trang 9NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHUONG 1:
MOT SO VAN DE LY LUAN VE TRACH NHIEM BAO DAM THUC HIEN QUYEN TIEP CAN THONG TIN
1.1 Khai niệm quyền tiếp cận thông tin
Quyên TCTT là khả năng của cá nhân được biết thông tin của nhà nước
theo quy định của pháp luật.
Quyền TCTT bao gồm những khả năng sau:
Thr nhất, cá nhân tự mình tiếp cận những thông tin được các CQNN công
khai theo quy định của pháp luật.
Thur hai, cá nhân yêu cầu các CQNN cung cấp thông tin.
Thứ ba, cá nhân yêu cầu các CQNN có thâm quyền bảo vệ quyền TCTT
của mình khi bi xâm hại.
Quyền TCTT có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quyền TCTT là cơ sở dé thực hiện các quyền khác.
Thứ hai, quyền TCTT gắn liền với trách nhiệm cung cấp thông tin của
The ba, moi ca nhân, không phan biệt độ tuôi, trình độ, giới tính, năng lực nhận thức đều có quyên biết được thông tin của nhà nước.
Quyền TCTT được qui định trong pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia; tuy nhiên, quyền này chỉ thực sự có ý nghĩa khi được hiện thực hóa trong thực tiễn thông qua trách nhiệm của các chủ thé có liên quan.
1.2 Khái niệm trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông
Trong khoa học pháp lý, có hai nhóm bảo đảm thực hiện quyền TCTTT là:
bảo đảm chung và bảo đảm pháp lý Trong đó, bảo đảm pháp lý co vai trò đặc
biệt quan trọng, tac động trực tiếp và hiệu quả nhất đến việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT trong thực tế Trong xã hội, mọi cá nhân, tổ chức tùy vào điều kiện của mình, đều có những khả năng nhất định thực hiện các biện pháp pháp lý dé bảo đảm thực hiện quyền TCTT Tuy nhiên, nhà nước là chủ thể có trách nhiệm
Trang 10hàng đầu, bảo đảm thực hiện quyền TCTT quan trọng nhất và các biện pháp pháp lý cũng phát huy được hiệu quả nhất khi được thực hiện băng quyền lực
nhà nước.
Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên TCTT là trách nhiệm cua nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp pháp lý nhằm công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, ngăn chặn hành vi vi phạm quyên của bên thứ ba nhằm bao dam quyền TCTT của ca nhân được thực hiện hiệu quả trên thực té.
- Đặc điểm trách nhiệm bảo dam thực hiện quyền TCTT:
Thứ nhất, về chủ thé bao gồm: Chủ thé được bảo đảm thực hiện quyền TCTT là mọi người và chủ thể có trách nhiệm bảo đảm: tất cả các CQNN phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho cá nhân.
Thứ hai, về nội dung: trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT chủ yếu hướng đến CỌNN, nhân viên nhà nước Doi hỏi các CQNN, nhân viên nhà nước cần có những biện pháp pháp lý hữu hiệu để bảo đảm thực hiện quyền TCTT
của cá nhân.
Thứ ba, về khách thé: thông tin mà cá nhân cần tiếp cận có liên quan đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong tô chức và hoạt động của CỌNN, nhân viên nhà nước (trừ những thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật quốc gia) Vì vậy, trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT bao quát hết tất cả các lĩnh vực tô chức và hoạt động của CỌNN.
- Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyển tiếp cận
thông tin
Thứ nhất, thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ
Thứ hai, tang cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trìnhcủa nhà nước
Thứ ba, thúc đây thực hiện pháp luật nghiêm chỉnh
Trang 111.3 Cơ sở xác định trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận
thông tin
1.3.1 Cơ sở pháp luật quốc tế: Pháp luật quốc té quy định trách nhiệm va nghĩa vụ hàng đầu dé thúc day và bảo vệ các quyền con người và những tự do co bản, trong đó có quyền TCTT thuộc về các nhà nước.
1.3.2 Cơ sở pháp luật quốc gia
Cơ sở pháp luật quốc gia xác định trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT là hệ thống các văn bản pháp luật áp dụng chung
cho việc TCTT của cá nhân và các văn bản pháp luật có liên quan khác Hiện
nay, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này bao gồm: Hiến pháp năm 2013; Luật, Nghị định 13/2018/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; Thông tư 46/2018/TT-BTC quy định chi tiết chi phí thực tế dé in,
sao, chụp và gửi thông tin
1.4 Nội dung trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
1.4.1 Trách nhiệm công khai thông tin
Pháp luật hầu hết các quốc gia đều có quy định chung, yêu cầu các CQNN có nghĩa vụ công khai thông tin quan trọng, ngay cả khi không có yêu cầu của cá nhân CQNN công khai thông tin là một trong những biện pháp quan trọng nhất để thúc đây thực hiện quyền TCTT.
1.4.2 Trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cau
Các CQNN cung cấp các loại thông tin theo yêu cầu của cá nhân đã được pháp luật quy định Việc cung cấp thông tin theo yêu cầu cần phải tuân theo trình tự, thủ tục công khai, minh bạch, thuận lợi nhất và nhanh chóng cho người dân Trong trường hợp thông tin được yêu cầu rơi vào trường hợp bị từ chối thì CQNN phải thông báo cho người yêu cầu bang văn bản về việc từ chối và ly do từ chối cung cấp thông tin.
1.4.3 Trách nhiệm về bảo vệ quyên tiếp cận thông tin
Nhà nước thành lập thiết chế thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền TCTT của
cá nhân Nhà nước quy định các biện pháp pháp lý phòng ngừa, xử lý vi phạm
các hành vi xâm hại quyền TCTT của cá nhân Đông thời, nhà nước phải xử lý
Trang 12kịp thời, khách quan, công bằng và nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền TCTT của công dân là phương thức bảo vệ quyền TCTT của cá nhân rất hiệu
quả, phòng ngừa những hành vi tương tự khác.
1.4.4 Trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật quyền tiếp cận thông tin Nhà nước cần tạo lập các điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết để thực hiện pháp luật quyền TCTT như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phát triển hệ thống dữ liệu quốc gia về cung cấp thông tin Hơn nữa, các nhân viên nhà nước phải được đào tạo về cách thức thực hiện day du cac nghia vu của họ theo quy định của pháp luật, cach thức dé hồ sơ được thu thập và lưu trữ trong các hệ thống lưu trữ hồ sơ đáng tin cậy, phải được kiểm soát chặt chẽ
và có lịch trình đê lưu giữ và công khai tài liệu.
Trang 13CHƯƠNG 2:
THUC TRẠNG TRÁCH NHIEM BAO DAM THUC HIỆN QUYEN TIEP CAN THONG TIN O VIET NAM HIEN NAY 2.1 Quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp
cận thông tin
2.1.1 Quy định về nguyên tắc bảo đảm quyên tiếp cận thông tin
Thứ nhất, mọi công dân đều bình đăng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền TCTT.
Thur hai, thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.
Thứ ba, việc cung cấp thông tin phải kip thời, minh bạch, thuận lợi cho
công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Thi tư, việc hạn chế quyền TCTT phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã
hội, sức khỏe của cộng đồng.
Thứ năm, việc thực hiện quyền TCTT cua công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyên và lợi ich hợp pháp của cơ quan, t6 chức hoặc
của người khác.
Thr sáu, nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền TCTT.
2.1.2 Quy định về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin
Luật quy định tat cả các CQNN trong bộ máy nhà nước, từ cơ quan hành pháp, tư pháp đến cơ quan lập pháp đều phải có trách nhiệm cung cấp thông tin cho công dân CQNN chỉ có trách nhiệm cung cấp các thông tin thuộc phạm vi thông tin được tiếp cận và do mình tạo ra (Luật giao thêm trách nhiệm cho UBND cấp xã thực hiện việc cung cấp thông tin do mình nhận được từ cơ quan khác đề trực tiếp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình - Điều 9), Để triển khai thi hành việc cung cấp thông tin cho người dân, các CQNN có trách nhiệm quy định don vi làm đầu mối cung cấp thông tin.
Trang 142.1.3 Quy định vé trách nhiệm công khai thông tin
Luật đã quy định liệt kê tat cả các thông tin mà CQNN phải có trách nhiệm công khai rộng rãi, ngay cả khi không có yêu cầu của người dân (Khoản 1, Điều 17) Đề tao sự thuận lợi cho người dân khi TCTT, Luật quy định CQNN phải công khai theo những hình thức nhất định và được chủ động xác định hình thức công khai thông tin phù hợp với khả năng, điều kiện TCTT của người dân.
2.1.4 Quy định về trách nhiệm cung cấp thông tin theo yêu cau
Luật quy định rõ các loại thông tin được cung cấp theo yêu cầu (Điều 23 Luật); Quy trình cung cấp thông tin theo yêu cầu như trình tự, thủ tục cung cấp thông tin trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp thông tin (Điều 29); trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua mạngđiện tử (Điều 30) và trình tự, thủ tục cung cấp thông tin qua dịch vụ bưu chính, fax (Điều 31).
2.1.5 Quy định về khiếu nại, khởi kiện, tô cáo liên quan đến quyên tiếp
cận thông tin
Việc khiếu nại, khởi kiện, tố cáo trong việc TCTT được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tổ cáo và pháp luật về tố tụng hành chính (Điều 14 Luật).
2.1.6 Quy định về trách nhiệm thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực thi pháp luật bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
Luật quy định hoạt động thanh tra, kiểm tra do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, còn hoạt động giám sát được thực hiện bởi Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
2.1.7 Quy định trách nhiệm xử ly vi phạm pháp luật về tiếp cận thông
Luật quy định việc xử lý vi phạm như sau: đối với cá nhân (bao gồm công dân, người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam và nhân viên nhà nước) vi phạm quy định của pháp luật về TCTT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm
mà bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình
sự Ngoài ra nhân viên nhà nước là người cung cấp thông tin mà có một trong các hành vi trái pháp luật TCTT gây thiệt hại thi CQNN cung cấp thông tin phải
Trang 15bồi thường thiệt hại, cá nhân có hành vi vi phạm có trách nhiệm hoàn trả theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước Người thực hiện quyền TCTT có thé chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu có
hành vi vi phạm pháp luật.
2.2 Hạn chế, bất cập trong thực hiện quy định pháp luật về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
2.2.1 Về chủ thể thực hiện quyên tiếp cận thông tin
Luật lại không quy định quyền TCTT của người không có quốc tịch Việc không quy định quyền TCTT của người không quốc tịch sẽ không phù hợp với bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như chính sách khuyến khích, rộng mở chào đón người không có quốc tịch nhập quốc tịch Việt Nam mà Luật Quốc tịch Việt Nam đã quy định (Khoản 1 Điều 19 Luật Quốc tịch năm 2008).
2.2.2 Về chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin
- Tại khoản 2 Điều 9 Luật lại quy định liệt kê đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của một số CQNN là chưa phù hop, không bảo đảm tính 6n định của
văn bản luật.
- Luật không quy định đơn vị đầu mối cung cấp thông tin của hai CQNN được hién định là TAND và VKSND.
- Chưa xác định rõ mô hình về cán bộ đầu mối; tiêu chuẩn, điều kiện của cán bộ đầu mối thực hiện nhiệm vụ này.
2.2.3 Về phạm vi thông tin được cung cấp
- Trong thực tiễn sẽ có những thông tin mà CQNN không phải công khai,
cũng không phải những thông tin mà CỌNN được phép không công khai.
- Mặc dù các CỌNN đã chủ động trong việc công khai thông tin, nhưng
nhiều CQNN vẫn chưa thực hiện đầy đủ quy định về chủ động công khai thông
tin theo luật.
2.2.4 Về trách nhiém cung cấp thông tin theo yêu cau
TCTT là quyền của người dân, cho nên, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin cần phải đơn giản, dé dang và thuận lợi cho người dân Tuy nhiên, trình tự,
Trang 16thủ tục yêu cầu cung cấp hiện nay lại phức tạp, bat hợp ly, có thé làm rào cản
trong việc TCTT của người dân:
- Đối với thông tin CQNN phải công khai rộng rãi, nhưng chưa được công khai, người dan muốn tiếp cận thì phải có phiếu yêu cầu cung cấp thông tin (điểm a, khoản 1, Điều 23 Luật).
- Luật lại đặt ra quá nhiều nội dung không cần thiết đối với một yêu cầu cung cấp thông tin sẽ tạo ra rào cản với người dân, đó là: Họ, tên; nơi cư trú, SỐ chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu, tên văn bản, hồ sơ, tài liệu chứa đựng thông tin (điểm a, b khoản 2, Điều 24
2.2.5 Về trách nhiệm của cơ quan cung cấp thông tin
- Việc giao cho cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin (điểm e, khoản 1, Điều 34 Luật) trước khi cung cấp là phù hợp, nếu cơ quan đó thực sự liêm chính Nhưng thực tiễn đã cho chúng ta thay, không phải CQNN nao cũng thực sự liêm chính Trường hợp UBND cấp xã có trách nhiệm rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin do mình nhận được của co quan cấp trên, thì e rằng trách nhiệm này vượt quá khả năng của UBND cấp xã và có thể dẫn đến tình trạng việc rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin giữa các UBND cấp xã trong cùng một cấp huyện, không thống nhất, có sự mâu thuẫn, chồng chéo nhau.
- Các khái niệm thế nào là "lợi ích công cộng, sức khỏe cộng đồng" lại
chưa được xác định rõ ràng, khó xác định tính khách quan.
- Cơ quan cung cấp thông tin có trách nhiệm: hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin (điểm đ, khoản 1, Điều 34 Luật), là không phù hợp về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, không phải bất cứ CQNN nào cũng thực hiện được.
- Người đứng đầu đơn vị được giao làm đầu mối cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thông tin thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi cản
Trang 17trở quyền TCTT của công dân (khoản 1, Điều 34), là chưa phù hợp về mặt thâm quyên, cho nên tính hiệu lực, hiệu qua trong việc thực hiện trách nhiệm này là không cao, thậm chí có thê là không phát sinh hiệu lực.
2.2.6 Về chịu trách nhiệm trong vi phạm pháp luật về tiếp cận thông
Chỉ có hành vi cỗ ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin, thì mới đặt ra trách nhiệm bồi thường của nhà nước Trong khi đó, hành vi bị nghiêm cắm theo quy định của Luật đối với cơ quan cung cấp thông tin rộng hơn rất nhiều so với hành vi thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước mà Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 quy định rất nhiều Do đó, sẽ chưa đủ cơ sở pháp lý để cho việc bồi thường thiệt hại của cơ quan cung cấp thông tin do người cung cấp thông tin của cơ quan mình có một trong các hành vi bị nghiêm cấm của Luật này mà gây thiệt hại đối với công dân.
Trang 18CHƯƠNG 3:
QUAN DIEM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM BẢO DAM THUC HIỆN QUYEN TIẾP CAN THONG TIN Ở VIET NAM HIEN NAY
3.1 Quan điểm nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp
cận thông tin
Để nâng cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT can phải dựa trên những quan điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhận thức và thực hiện đầy đủ hơn về tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật trong đời sống nhà nước.
Thit hai, tiếp tục xây dựng pháp luật nhăm góp phan hoàn thiện hệ thống
pháp luật.
Thir ba, nang cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các CỌNN.
Tư tư, nâng cao hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật quyền TCTT của
nhà nước.
Thi năm, nâng cao ý thức pháp luật cho cán bộ, công chức và tang lớp
nhân dân.
3.2 Các giải pháp cơ bản nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện
quyên tiếp cận thông tin
3.2.1 Xay dựng pháp luật
3.2.1.1 Sửa đổi, bỗ sung Luật và Nghị định số 13
Thứ nhất, Luật nên b6 sung quy định: người không có quốc tịch cư trú tại Việt Nam, có quyền yêu cầu cung cấp thông tin liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ tại khoản 1 Điều 36, để phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và thực hiện chủ trương mở rộng hợp tác, thu hút đầu tư
nước ngoài của Việt Nam.
Thứ hai, nhằm bao đảm tính 6n định của quy phạm pháp luật, khoản 2 Điều 9 Luật nên được sửa đổi theo hướng sau: "Cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin bao gồm tat cả các CONN được thành lập theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, và các CONN trực tiếp tổ chức thực hiện việc cung cấp
thông tin".
Trang 19Thứ ba, để bảo đảm việc cung cấp thông tin được kip thời, thuận lợi, vừa tiết kiệm chi phí cho cả các CỌNN và cho người dân, cũng như tạo cơ sở pháp lý rõ ràng, gắn với trách nhiệm cụ thê đối với CQNN trong việc công khai và cung cấp thông tin theo yêu cầu, cho nên, khoản 1, Điều 9 Luật nêu sửa đôi theo hướng quy định: "CONN có trách nhiệm cung cấp thông tin do mình nắm giữ" Quy định các CQNN có trách nhiệm phải công khai danh sách day đủ các văn bản tài liệu mà CQNN nắm giữ.
Thứ tw, Luật nên bỏ quy định về các thông tin phải được công khai rộng rãi, tại Điều 17.
Thi năm, Luật nên bỏ nội dung: noi cu tru, địa chi; số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người yêu cầu; chỉ rõ tên văn ban, hồ sơ, tài liệu và lý do, mục dich yêu cau cung cấp thông tin, trong Phiéu yêu cầu cung cấp thông tin tại khoản 2, Điều 24.
Thứ sáu, Điều 6 Luật nên được sửa đối theo hướng như sau: "Điều 6 Thông tin công dân không được tiếp cận 7hồng tin mà nếu để tiếp cận sẽ gây nguy hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đông".
Thứ bảy, Luật sửa đối theo hướng bỏ quy định: “Kip thoi xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin để công khai thông tin hoặc cung cấp thông tin theo yêu cầu nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng” tại điểm g khoản 1 Điều 34 Việc này nên chỉ giao cho cơ quan tạo ra thông tin mới đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của thông tin.
Thứ tam, để đưa ra được ly do từ chối cung cấp thông tin, đòi hỏi các CQNN phải tiễn hành các bước sau:
i) Các CQNN phải xác định được các lợi ích cụ thé được bảo vệ bởi quy định tại Điều 6 sẽ bị ảnh hưởng nếu cung cấp thông tin, chứ không chỉ nói chung chung như quy định tại Điều 6 của Luật.
ii) CQNN phải nêu lên được mối quan hệ nhân quả giữa việc cung cấp thông tin sẽ gây ảnh hưởng đến các lợi ích do Điều 6 Luật quy định, chứ không phải bởi yếu tố khác.
Trang 20iii) Hậu quả do cung cấp thông tin phải thực sự xảy ra, chứ không phải dự liệu có thể xảy ra hoặc không xảy ra.
Thứ chín, Điều 11 Luật nên sửa đổi theo hướng, các hành vi bị nghiêm cam chỉ áp dụng cho công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịch Còn đối với các CỌNN, đơn vị, cá nhân, đầu mối cung cấp thông tin và các nhân viên nhà nước việc xu lý vi phạm (nếu có) dựa trên căn cứ nhiệm vụ, quyền hạn đã được pháp luật quy định, nếu như họ làm không đúng, không đầy
đủ hay không thực hiện.
Thứ mười, Luật cần bỗ sung trách nhiệm hành chính bên cạnh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với CQNN và trách nhiệm kỉ luật đối người đứng đầu CQNN khi CQNN không thực hiện nghiêm túc, đúng các quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân.
Thứ mười một, khoản 2 Điều 34 Luật nên được sửa đổi theo hướng: "Người đứng dau CONN có trách nhiệm cung cấp thông tin chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ cung cấp thông tin của cơ quan mình, kịp thời xử lý người cung cấp thông tin thuộc thẩm quyên quản ly có hành vi vi phạm quyên
TCTT cua công dan"
Thứ mười hai, Luật cần phải sửa đỗi theo hướng bỏ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 34 và nhiệm vụ này đã được giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông tại điểm e khoản 1 và khoản 3, Điều 35 của Luật.
Thứ mười ba, cần sửa đôi Nghị định số 13 theo hướng mở rộng, tăng cường trách nhiệm bảo đảm quyền TCTT, đề tránh tình trạng các cơ quan cung cấp thông tin vin vào khả năng điều kiện thực tế của mình để từ chối quyền TCTT của người khuyết tật.
Thứ mười bốn, Nghị định số 13 nên sửa đổi theo hướng bỏ quy định tại khoản 1 Điều 3 “Thông tin liên quan trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức cung cấp thông tin thuận lợi cho người khuyết tat’, dé bảo dam mọi thông tin thuộc trách nhiệm phải công khai rộng rãi, thi CQNN phải cung cấp kịp thời, đúng thời gian.
Trang 213.2.1.2 Sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật khác
Thứ nhất, hiện nay, ở Việt Nam, các thiết chế bảo vệ quyền con người, quyền công dân đều mang tính phi tập trung, không chuyên trách và không có thiết chế nào có tính chất, chức năng là bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở vị trí hàng đầu Nhà nước Việt Nam được tô chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc phân công nhiệm vụ, quyền hạn rõ ràng, chính danh, cho nên cần thiết có một thế chế chuyên trách bảo vệ quyền con người, quyền công dân Thiết chế này nên được xây dựng dựa trên cơ chế bảo vệ Hiến pháp, bởi nó đã có cơ sở pháp lý rất vững chắc là Hiến pháp năm 2013 đã giao cho luật định.
Thứ hai, sửa đôi khoản 7, Điều 17 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 theo hướng như sau: “7c hiện hành vi bị nghiêm cam theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin”, 46 bảo dam đầy đủ cơ sở pháp lý cho việc xử lý vi phạm đối với cơ quan cung cấp thông tin, qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của CQNN trong việc cung cấp thông tin cho công dân.
Thứ ba, pháp luật hiện nay chưa quy định rõ ràng, thống nhất về thông tin cá nhân, bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân Do đó, trong thời gian tới, pháp luật cần xác định cụ thé nội hàm của các khái niệm trên va phải được quy định cụ thé trong văn bản pháp luật (có thể quy định trong Bộ luật Dân sự sửa
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm;
- Tổng kết, đánh giá hiệu quả quá trình cung cấp thông tin; Đảm bảo điều kiện nguồn lực cung cấp thông tin.
3.2.3 Các giải pháp khác
- Tăng cường công khai, minh bạch trong Đảng.
Trang 22- Dé bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân cần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, theo đó, các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt dé cá nhân thực hiện quyền TCTT Khuyến khích hội viên, đoàn viên thực hiện yêu cầu cung cấp thông tin dé góp phần thúc day các CQNN thực hiện công khai thông tin và phản hồi yêu cầu cung cấp thông tin cho công dân một cách kịp thời Thúc day người dân TCTT thông qua các hoạt động hỗ trợ cộng đồng, từ đó thúc đây sự tham gia của người dân.
- Do nhiều yếu tố khác nhau khiến mức độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của người dân nói chung đến nay vẫn còn hạn chế, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, do thiếu hiểu biết pháp luật nên không phải ai cũng nhận thức và quan tâm đến quyền TCTT Vì vậy, cần thường xuyên phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm hình thành và nâng cao ý thức pháp
luật và văn hóa pháp lý cho người dân.
- Mỗi người dân cần tự giác, tích cực tự mình thực hiện pháp luật về quyền TCTT của bản thân.
Trang 23PHẢN THỨ HAI:
BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CUU DE TÀI MO DAU
1 Tong quan về tình hình nghiên cứu
Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin (TCTT) là nghĩa vụ, trách nhiệm hàng đầu của mọi quốc gia Do đó, việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến Đề tải ở trong nước và nước ngoài là cần thiết.
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân thì trách nhiệm hàng đầu thuộc về các cơ quan nhà nước (CQNN), cho nên đã có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về van dé này Tuy nhiên, các công trình này đều nghiên cứu ở mức độ, phạm vi hạn chế, lĩnh vực cụ thê về trách nhiệm của CỌNN trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCT của công dân, cụ thể:
- Đề tài khoa học cấp Bộ “Cơ sở ly luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin phục vụ xây dựng luật tiếp cận thông tin” do PGS.TS Thái Vĩnh Thắng làm chủ nhiệm, Bộ Tư pháp, năm 2011 Đề tài đã nêu được cơ sở lý luận pháp luật của quyền TCTT: nội dung cơ bản của pháp luật về TCTT; phạm vi cung cấp thông tin; chủ thé của quyền TCTT; các yếu tố cau thành quyền TCTT; thủ tục thực hiện quyền TCTT; thủ tục khiếu nại, khiếu kiện; hình phạt, các biện pháp bảo hộ, khuyến khích thực thi pháp luật TCTT; Đề tài đã phân tích được thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về TCTT ở Việt Nam như: sự hình thành và phát triển pháp luật TCTT ở Việt Nam; những nội dung cơ bản của pháp luật về TCTT theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực trạng thực hiện pháp luật về TCTT; từ đó, đề tài đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Luật TCTT; đề xuất nội dung cơ bản của dự thảo Luật TCTT và đưa ra một số kiến nghị đối với dự thảo Luật TCTT.
- Cuốn sách, Quyển tiếp cận thông tin và quyền riêng tu ở Việt Nam và một số quốc gia, tác giả Thái Thị Tuyết Dung, Nxb Dai học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, năm 2012 Cuốn sách trình bày những vẫn đề lý luận cơ bản và việc thực hiện quyền TCTT, quyền riêng tư ở Việt Nam và một số quốc gia; từ đó,
Trang 24trình bày mối quan hệ giữa quyền TCTT và quyên riêng tư nhằm góp phan xây dựng cơ chế dé cân bằng, hạn chế xung đột giữa hai quyền này.
- Tiếp theo là Cuốn sách cũng của tác giả Thái Thị Tuyết Dung, Quyên tiếp cận thông tin của công dân ở Việt Nam, Nxb Dai học Quốc gia, Tp Hồ Chí Minh, năm 2015 Cuốn sách trình bày cơ sở lý luận về quyền TCTT của công dân Nghiên cứu vai trò của quyền TCTT; quá trình phát triển quyền TCTT ở các quốc gia và Việt Nam; các quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện và vấn đề hoàn thiện cơ chế bảo đảm thực hiện quyền TCTT ở Việt Nam.
- Luận văn thạc sĩ luật học: “Quyên tiếp cận thông tin trong pháp luật quốc tế và thực tiên Việt Nam” của Nguyễn Tuan Thang, Trường Dai học Luật Hà Nội, năm 2019 Trình bay những van đề lí luận về quyền TCTT, nghiên cứu hệ thống pháp luật quốc tế và pháp luật một số quốc gia về quyền TCTT, đánh giá việc bảo đảm quyền TCTT ở Việt Nam theo Luật, từ đó đề xuất hoàn thiện Luật là một trong những giải pháp để bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Cơ chế bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Hồng Thúy, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016 Luận văn đã khăng định, nhằm bảo đảm quyền TCTT được thực hiện trên thực tế, phải cần có cơ chế đủ mạnh, hiệu quả và Luật là cơ sở pháp lý vững chắc bảo đảm quyền TCTT được thực hiện trên thực tế, làm cơ sở dé giải quyết các van đề liên quan đến thực hiện quyền TCTT.
- Luận văn thạc sĩ luật học “Bao dam quyển tiếp cán thông tin ở Việt Nam từ góc độ của chủ thé bảo dam quyên” của Nguyễn Ngoc Quang, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2016 Trên cơ sở nghiên cứu một số vẫn đề lý luận về bảo đảm quyền TCTT và phân tích, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về bao đảm quyền TCTT từ góc độ của chủ thé bảo đảm
quyền, luận văn khăng định việc nâng cao năng lực, hiệu quả, minh bạch của
các CQNN có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền TCTT ở Việt Nam được thực hiện trên thực tế.
- Bài viết đăng tạp chí chuyên ngành như: Dương Văn Quý (2020), “Quyền tiếp cận thông tin dịch bệnh Covid - 19”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp,
Trang 25(9), tr.51 - 54; Phan Thi Lan Phương (2020), “Hoàn thiện pháp luật về quyền bảo vệ đời tư, quyền tiếp cận thông tin, giám sát trực tiếp của người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), tr.26 - 30,42; Mai Xuân Hợi (2020), “Xử lý hành vi vi phạm quyền tiếp cận thông tin trong hoạt động điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam”, Tap chí Nghé luật, (1), tr.6-10; Phí Thị Thanh Tuyền (2019), “Nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin theo tinh than của Luật Tiếp cận thông tin năm 2016 ”, Tap chí Dán chu và pháp luật, (7), tr.9 - 13,19; Dinh Thanh Phương (2018), “Mối quan hệ giữa quyền tiếp cận thông tin và quyền giám sát nhân dân”, Tap chí Luật hoc, (5), tr.75 - 88; Trần Văn Hùng (2018), “Bao đảm quyên tiếp cận thông tin theo quy định của luật”, Tap chí Luật sư, (7), tr.33 - 34; Mai Văn Thắng, Gorky Maxim Vadimovich (2017), “Về đổi mới pháp ly bảo dam thực hiện quyền tiếp cận thông tin trong t6 tụng hình sự ở Liên bang Nga hiện nay”, Tap chi Khoa hoc kiểm sát, (2) tr.3 - 9; Thái Vinh Thang (2016), “Bàn về một số van dé liên quan đến Luật Tiếp cận thông tin”,
Tap chí Nghiên cứu lập pháp, (2,3), tr.54 - 63; Hoang Minh Hội (2016), “Bảo
đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân - Thực trạng và một số kiến nghị”, Tap chi Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.11 - 17; Lương Văn Tuấn (2016), “Các yếu tố tác động đến thực trạng tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay”, Tap chí Nghệ luật (6), tr.37 - 40.
Hầu hết các công trình nghiên cứu đều cho rằng, nâng cao hiệu lực, hiệu
quả trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp thông tin cho công dân là yếu tố chủ yếu, quan trọng nhất bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân Tuy nhiên, các công trình trên chỉ nghiên cứu ở những góc độ, lĩnh vực cụ thê trong trách nhiệm của nhà nước, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, hệ thong trách nhiệm của nhà nước theo nội dung của Hiến pháp năm 2013 về bao đảm thực hiện quyền TCTT của công dân.
1.2 Tình hình nghiÊn cứu ngoài nước
Ở nước ngoài, vẫn đề bảo đảm quyền TCTT, được quan tâm nghiên cứu
trước ở Việt Nam, chăng hạn:
Trang 26- Cuốn “Government and information rights: The Law Relating to Access, Disclosure and Their Regulation/Chinh phủ va quyên thông tin: Luật Lién quan dén Tiép can, Tiét 16 va Quy định của Ho” của các tác gia Patrick Birkinshaw và Mike Varney, Bloomsbury Professional, năm 2019 Đây là ấn phẩm được sửa đôi lần thứ 5, cung cấp lời khuyên toàn diện và thiết thực về việc tiếp cận, tiết lộ và lưu giữ hồ sơ chính phủ theo các yêu cầu của Vương quốc
Anh, EU va ECHR.
- Bài viết “Freedom of information and Openness: Fundamental Human Right ?/ Tự do thông tin và công khai: Quyên cơ bản của con
người?”, của Patrick Birkinshaw, Published By: American Bar Association, năm
2006 Bài viết phân tích sâu sắc các quan điểm da chiều của giới luật học về ưu điểm, hạn chế của pháp luật về quyền TCTT của một số nước.
- Tài liệu “Access To Information: A key to Democracy/ Tiếp cận thông tin: Chia khóa của nên dân chứ”, của Laura Neuman, năm 2002 Tài liệu phân tích dan chủ phụ thuộc vào một công dân hiểu biết có khả năng tiếp cận rộng rãi phạm vi thông tin cho phép họ tham gia đầy đủ trong cuộc sống công cộng, giúp xác định các ưu tiên cho chỉ tiêu công, tiếp cận công băng bình đắng, và yêu cầu
các quan chức công cua họ phải chịu trách nhiệm Khả năng TCTT kém của
công chúng là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng Thiếu thông tin can trở kha năng của công dân trong việc đánh giá các quyết định của các nhà lãnh đạo của họ và thậm chí để đưa ra những lựa chọn sáng suốt về những cá nhân mà họ chon dé phục vụ với tu cách là những người đại diện.
- Bài viết “Nepal: Freedom of information as a tool for empowerment,
enabling protection and achievement of other rights/ Nepal: Tự do thông tin như
là công cu bao vệ và mang lại quyền khác cho nhân viên”, của Taranath Dahal Tự do thông tin làm cho chính trị của Nepal dân chủ hơn; tăng cường tiếng nói của công chúng: trao quyền cho những người yếu thế; tạo điều kiện cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn tiếp cận được nhiều nguồn lực hơn; nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội; trao quyền cho
người dân và nâng cao chât lượng của báo chí.
Trang 27- Bài viết “Access to Government Information: Right to Information and Open Government Data Synergy/ Tiếp cận thông tin của chính phủ: Quyên được thông tin và Sức mạnh tổng hợp dữ liệu của chính phủ mở” của Aikaterini
Yannoukakoua, Iliana Araka, Tạp chi Procedia - Social and Behavioral
Sciences, số 147/ 2014 Bài viết trình bày vấn dé quyén thông tin và dữ liệu chính phủ mở là hai xu hướng nhăm duy tri và thúc day quyên chính trị và con người được tiếp nhận thông tin dé được thông báo và có thé tự do bay tỏ quan điểm, ý tưởng và suy nghĩ.
- Tổ chức Article 19, một tổ chức phi chính phủ quốc tế chuyên hoạt động thúc đây quyên tự do biểu đạt và thông tin trên thế giới, đưa ra 9 nguyên tắc cơ bản về tự do thông tin để các quốc gia tham khảo khi xây dựng Luật, gồm: Mở thông tin tối đa (trên cơ sở luật và các nguyên tắc, quy định cu thé); Nghia vụ công bé (của các cơ quan công quyền); thúc đây chính phủ mở (các cơ quan công quyên tích cực thực hiện cơ chế chính phủ mở, xóa bỏ văn hóa bí mật trong quá trình điều hành đất nước); hạn chế phạm vi các quy định về miễn trừ cung cấp thông tin, han chế danh mục mật (danh mục mật cần được quy định rõ
ràng, minh bạch và phải bị hạn chế; thông tin bị han chế, nếu có, chỉ với mục
đích bảo vệ quyền lợi chung của cộng đồng); Bảo đảm tính khả thi của quá trình TCTT (cơ chế cung cấp thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, hiệu quả và có đánh giá giám sát độc lập); chi phí TCTT (về cơ bản, người dân không phải trả chi phi, hoặc không phải trả chi phi quá cao cho việc yêu cầu cung cấp thông tin); Công khai các cuộc họp (cho công chúng biết về các cuộc họp của các cơ quan công quyền bằng nhiều hình thức phù hợp như cung cấp văn bản, nói chuyện trực tiếp, cung cấp thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, phương tiện truyền thông, v.v ); sửa đôi, bố sung các quy định dé bảo đảm công khai thông tin (các luật, văn bản pháp luật không nhất quán với nguyên tắc về quyền TCTT cần được sửa đổi, bổ sung, chỉnh ly cho phù hợp với nguyên tắc này) và bảo vệ người cung cấp thông tin.
- Tập thé các tác giả: Jacob U Agba, Eric Ugor Ogri, Kwita Ojong Adomi có bài viết: “The Nigerian Freedom of Information (FOI) Act and the
Trang 28Right to Know: Bridging the Gap between Principle and Practice” (Luật Tu do
thông tin của Nigerian và quyền được biết: Thu hep khoảng cach giữa quy định và thực tiễn) Bài viết cho thấy, sự từ chối cung cấp thông tin của cán bộ, công chức chính phủ, quyền miễn trừ của chính phủ, thủ tục pháp lý phức tạp là những cản trở thực hiện quyền tự do thông tin của công dân làm cho Luật Tự do thông tin của Nigerian mang tính hình thức hơn là thực chat.
- Toby Mendel là Giám đốc điều hành của Trung tâm Luật pháp và Dân chủ, một tổ chức phi chính phủ nhân quyền quốc tế có trụ sở tại Canada, cung cấp chuyên môn về pháp lý và nâng cao năng lực liên quan đến các quyên cơ bản cho dân chủ, bao gồm quyền được thông tin, quyền tự do ngôn luận và quyền tham gia, có ấn phẩm như: Freedom of Information: A Comparative
Legal Survey, (Tự do Thông tin: Một khảo sát so sảnh pháp ly) Nghiên cứunày phân tích luật pháp tự do thông tin ở Azerbaljan, Kyrgyzstan, Thái Lan, Bulgaria, An Độ, Nhật Ban, Mexico, Pakistan, Nam Phi, Thuy Điền, Vương
quốc Anh, Hoa Kỳ, Uganda, Peru Nghiên cứu đặt ra một số câu hỏi phải đối mặt khi xây dựng Luật tự do thông tin như về hạn chế quyền TCTT và những biện pháp tích cực để thay đổi văn hóa giữ bí mật đang diễn ra trong cơ quan hành chính công ở rất nhiều quốc gia.
Các công trình nghiên cứu trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm
thực hiện quyền TCTT trong phạm vi quốc tế hoặc quốc gia, không nghiên cứu ở Việt Nam Tuy nhiên, việc nghiên cứu tài liệu nước ngoài góp phan tiếp thu, bổ sung những giá trị, kinh nghiệm quốc tế, quốc gia trong việc phát huy trách nhiệm của nhà nước để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân, góp phần hoàn thiện lĩnh vực nghiên cứu của Đề tài.
Như vậy, thông qua việc nghiên cứu tài liệu tình hình nghiên cứu trong
và ngoài nước, cho thấy rằng, Đề tài nghiên cứu một toàn diện, hệ thống về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân, là một việc làm hết sức cần thiết, cấp bách và đáp ứng nhu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Trang 292 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các quyền con người, quyền TCTT là một trong những quyền có tính chất nền tảng, trên cơ sở đó các quyền khác mới được nhận biết và thực thi Quyền TCTT được ghi nhận va bảo đảm thực hiện trong Hiến pháp và pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, quyền TCTT được ghi nhận là quyền cơ bản của công dân và việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân là trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà nước, thông qua hoạt động thực hiện chức năng của các CQNN
trong bộ máy nhà nước.
Đề thực hiện trách nhiệm quan trọng này, Luật TCTT năm 2016 (Luật) đã quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của CỌNN trong việc bảo đảm quyền TCTT của công dân Theo đó, việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT được quy định thông qua việc trực tiếp quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các CQNN, nhân viên nhà nước; quy định khá cụ thể, toàn điện các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền TCTT, tăng cường trách nhiệm, bảo đảm sự đúng đắn, nghiêm minh, công băng trong các hoạt động của CQNN thông qua việc quy định xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của mọi chủ thể; trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi người cung cấp thông tin có hành vi vi phạm quyền TCTT; có các quy định về quyền khiếu nại, khởi kiện, tố cáo nhằm bảo vệ quyền TCTT của công dân Những quy định đó, phần nào đã bảo đảm thực hiện quyền TCTT của công dân được trên thực tế, khi đã xác định rõ ràng là tất cả các CỌNN có trách nhiệm cung cấp thông tin Bởi vì, trước khi có các quy định này, thì pháp luật chưa quy định rõ, thống nhất là CQNN có trách nhiệm cung cấp thông tin, nên khi có nhu cầu TCTT, người dân không biết mình cần đến đâu và hỏi ai và về phía CQNN cũng không biết mình có được phép cung cấp thông tin hay không, và trong trường hợp được yêu cầu thì CQNN cũng lúng túng không biết dựa trên cơ sở pháp lý nào dé cung cấp thông tin cho người dân.
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, tính hiệu lực, hiệu quả của CQNN chưa
cao như việc công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, từ chối cung cấp thông tin, trách nhiệm của người đứng đầu, một bộ phận CQNN, nhân viên
Trang 30nhà nước vẫn còn nhận thức việc cung cấp thông tin là sự ban phát cho người dân, là quyền của mình chứ không phải là trách nhiệm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT Thời gian qua, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về trách nhiệm bảo đảm quyền TCTT của công dân, nhưng dưới góc độ, trách nhiệm từ phía CQNN van là nội dung khá phức tạp, chưa được giải quyết thấu đáo Vì vậy, vấn đề trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT từ phía nhà nước, cần phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như đưa ra các giải pháp khác về tô chức thi hành pháp luật, để nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực
hiện quyền TCTT.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu vấn đề: “Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên tiếp cận thông tin ở Việt Nam”, trong Dé tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, là cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục dich:
Hoàn thiện các quy định của Luật va các van bản pháp luật có liên quan,
đồng thời đưa ra những giải pháp khác, nhằm nâng cao trách nhiệm của nha nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
3.2 Nhiệm vụ:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT như: khái niệm quyền TCTT; khái niệm, cơ sở
pháp lý và nội dung trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện
quyền TCTT.
- Làm rõ những quy định pháp luật và những hạn chế, bat cập trong thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
Trang 31- Đưa ra quan điểm và một số giải pháp cơ bản hoàn thiện Luật, các văn bản pháp luật có liên quan và các giải pháp khác nhằm nâng cao trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Cách tiếp cận
Đề tài được tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, cụ thể: góc độ chính
trị, góc độ pháp luật, góc độ văn hóa.4.2 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lỗi, chủ trương của Dang Cộng sản Việt Nam về quyén con người, quyền cơ bản của công dân và trách nhiệm của CQNN trong việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
- Trên cơ sở phương pháp luận đó, Dé tai nghiên cứu băng các phương pháp như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp hệ thống: phương pháp so sánh; phương pháp trừu tượng hóa khoa học nhằm làm sáng tỏ những vẫn đề nghiên cứu.
5 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 5.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các vẫn đề lí luận, pháp luật và thực
tiễn trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT.
5.2 Pham vi nghién cứu
Pham vi nghiên cứu của Dé tai được giới hạn về mặt không gian va thời
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân ở Việt Nam.
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân từ năm 2016 đến nay.
Trang 326 Kết cầu báo cáo Tổng hợp kết quả đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Báo cáo được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin
Chương 2: Thực trạng trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận
thông tin ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyên tiếp cận thông tin ở Việt Nam hiện nay
Trang 33NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHUONG 1:
MOT SO VAN DE LY LUAN VE TRACH NHIEM BAO DAM THUC HIEN QUYEN TIEP CAN THONG TIN
1.1 Khai niệm quyền tiếp cận thông tin
Theo nhận thức chung của quốc tế, quyền TCTT: "/a quyên của mọi người được biết thông tin của nhà nước để thỏa mãn các nhu cầu trong cuộc sống của mình, cũng như để bảo vệ và thực hiện các quyên năng khác đã được pháp luật
ghi nhận"! Như vậy, theo pháp luật quốc tế, chủ thé quyền TCTT là moi người, khách thể quyền TCTT là thông tin của nhà nước và chủ thé có nghĩa vụ cung cấp thông tin đương nhiên là nhà nước Ở Việt Nam, quyền TCTT được ghi nhận là quyền của công dan? và các CQNN có nghĩa vụ cung cấp thông tin Mặc dù đã có Luật quy định về việc thực hiện quyền TCTT của công dân, nhưng chưa có định nghĩa chính thức thé nào là quyền TCTT Quyên của chủ thé là kha năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất định mà pháp luật cho phép Từ đó, có thê định nghĩa: guyên TCTT là khả năng của cá nhân được biết
thông tin của nhà nước theo quy định của pháp luật.
Quyền TCTT bao gồm những khả năng sau:
Thứ nhất, cá nhân tự mình tiếp cận những thông tin được các CQNN công
khai theo quy định của pháp luật.
Thit hai, cá nhân yêu cầu các CQNN cung cấp thông tin.
Thứ ba, cá nhân yêu cầu các CQNN có thẩm quyền bảo vệ quyền TCTT
của mình khi bi xâm hại.
- Quyền TCTT có các đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, quyền TCTT là cơ sở để thực hiện các quyền khác Cho nên, quyền TCTT có liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ dân sự,
chính tri đên kinh tê, văn hóa, xã hội.
! Tap chí Dân chủ va Pháp luật (2016), Báo cáo kinh nghiệm quốc tế về bảo đảm quyên tiếp
cận thông tin, Số chuyên đề Dự án Luật Tiếp cận thông tin, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr 169.
? Điều 25 Hiến pháp năm 2013.
3 Điều 9 Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
Trang 34Thứ hai, quyền TCTT gắn liền với trách nhiệm cung cấp thông tin của CQNH Người dân chỉ biết được thông tin của nhà nước, khi CQNN cung cấp thông tin Khả năng TCTT của cá nhân phục thuộc chủ yếu vào tính hiệu lực, hiệu qua của CQNN trong cung cấp thông tin.
Thư ba, mọi ca nhân, không phân biệt độ tuôi, trình độ, giới tính, năng lực nhận thức đều có quyền biết được thông tin của nhà nước.
- Mỗi quan hệ giữa quyền TCTT va các quyền khác của cá nhân Dé bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân cần nhìn nhận van dé mang tinh tổng thê và hệ thống trong các quyền của cá nhân trong một xã hội dân chủ Bởi các quyền luôn có mối quan hệ hữu cơ với nhau nhằm phát huy và thực hành quyền làm chủ của nhân dân Nếu không đặt trong mối quan hệ giữa các quyên thì bản thân mỗi quyền chỉ mang tính hình thức đối với cá nhân.
+ Quyên TCTT là cơ sở để thực hiện nhiều quyền khác của cá nhân Tat cả
các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội của cá nhân đều chỉ có thể đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền TCTT Muốn thực hiện quyền bầu cử thì người dân cần phải biết và được biết đầy đủ thông tin về ứng cử viên; muốn thực hiện quyền khiếu nại, t6 cáo thì người dân cần phải có thông tin về đối tượng bị khiếu nại, tố cáo; muốn thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước như góp ý cho một dự án thì cần phải có thông tin về dự án; Việc cung cấp đầy đủ các thông tin cho công dân về môi trường, chất lượng đảo tạo, ngành nghề đào tạo, phương pháp đào tạo ở nước ngoài có thể giúp cho các bậc phụ huynh chon đúng trường, đúng ngành nghé, phù hợp với khả năng kinh tế của mình, định hướng cho con em họ đến những nơi tốt nhất để học tập, rèn luyện dé sớm thành đạt trong nghề nghiệp của mình khi ra trường
+ Các quyền khác của cá nhân là thước đo mức độ bảo đảm thực hiện quyền TCTT Các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội của cá nhân được bảo đảm thực hiện trong thực tế chính là minh chứng cho việc bảo đảm
thực hiện quyền TCTT Cá nhân ra được những quyết định tối ưu nhất và thực
4 Thái Vĩnh Thắng (2016), "Bàn về một số van đề liên quan đến Luật tiếp cận thông tin", Tapchí Nghiên cứu Lập pháp, (2, 3), tr 56.
Trang 35hiện công việc của mình một cách hiệu quả nhất chính là do người dân ra quyết định trong điều kiện thông tin được đúng thời gian, đầy đủ, chính xác Công dân
bầu được đúng đại biéu vừa có đủ phẩm chất, năng lực, đạo đức thì đó chính là
công dân đã có đủ thông tin về đại biểu đó Khi công dân tố cáo chính xác về
các hành vi vi phạm pháp luật của nhân viên nhà nước đó chính là do công dân
có được thông tin đầy đủ, chính xác do cơ quan nhà nước công khai, minh bạch Như vậy, trong tiến trình xây dựng một nhà nước dân chủ thì quyền TCTT luôn nằm trong mỗi quan hệ không thé tách rời với những quyền khác của cá nhân Trong đó, quyền TCTT là cơ sở để thực hiện nhiều quyền khác của cá nhân, ở chiều ngược lại, việc thực hiện hiệu quả quyền các quyền khác của cá
nhân đó chính là một minh chứng cho xã hội dân chủ, công khai, minh bạch.
Quyền TCTT được quy định trong pháp luật quốc tế và hệ thống pháp luật quốc gia; tuy nhiên, quyền này chỉ thực sự có ý nghĩa khi được hiện thực hóa trong thực tiễn thông qua trách nhiệm của các chủ thê có liên quan.
1.2 Khái niệm trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông
Quyền TCTT là quyền con người cơ bản giúp mỗi cá nhân có thé thực hiện các quyền con người, quyên và nghĩa vu co bản của công dân Đồng thời, quyền TCTT cũng là công cụ pháp lý quan trọng, cần thiết để giúp công dân tham gia
quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tăng cường công khai, minh bạch, trách nhiệm
giải trình của các CỌNN, là công cụ để đấu tranh phòng, chống tham nhũng Vì vậy, việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT là một việc làm hết sức cần thiết.
Trong khoa học pháp ly, có hai nhóm bao đảm là: bao dam chung va bao
đảm pháp lý Bảo đảm chung bao gồm: bảo đảm về kinh tế, bảo đảm về chính trị, bảo đảm về tư tưởng, bảo đảm về văn hóa, bảo đảm về tổ chức, bảo đảm về xã hội Bảo đảm chung có vai trò nền tảng cơ sở cho việc thực hiện quyền TCTT Tuy nhiên, các bao đảm này chỉ có vai trò là các nhân tổ tác động gián tiếp đến việc thực hiện quyền TCTT Bao đảm pháp ly có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp và hiệu quả đến việc bảo đảm khả năng thực thi các quyên trên thực tế Bao đảm pháp lý đó là hệ thống các quy định pháp luật nhằm
Trang 36tạo ra những yếu tô cần thiết bảo đảm cho cá nhân thực hiện quyền của mình một cách thiết thực và hiệu quả." Vì vậy, có thể hiểu, bảo đảm thực hiện quyền TCTT là hệ thống các quy định của pháp luật quy định các biện pháp về công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, bảo vệ quyên, dé cá nhân thực hiện quyền TCTT của mình một cách thiết thực và hiệu quả trên thực tế Giữa các bảo đảm có mỗi quan hệ tác động qua lại với nhau, trong đó, bảo đảm pháp ly có vi trí trung tam tạo điều kiện thực hiện các bảo đảm khác và các bảo đảm khác cũng phải hướng đến bảo đảm pháp lý dé các quyền công dân được thực hiện một cách day đủ.
Trong xã hội, mọi cá nhân, tô chức tùy vào điều kiện của mình, đều có những khả năng nhất định thực hiện các biện pháp pháp lý để bảo đảm thực hiện quyền TCTT Tuy nhiên, nhà nước là chủ thé có trách nhiệm hàng dau, bảo đảm thực hiện quyền TCTT quan trọng nhất và các biện pháp pháp lý cũng phát huy được hiệu quả nhất khi được thực hiện băng quyền lực nhà nước.
Theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “7ách nhiệm là phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo dam làm tròn, nếu kết quả không tot thì phải gánh chịu phan hậu quả”5 Như vậy, bên cạnh việc quy định nghĩa vụ, nhiệm vụ, bốn phận, quyền hạn của chủ thê, thuật ngữ "trách nhiệm” còn nhấn mạnh đến kết quả thực hiện nghĩa vụ, nhiệm vụ, bồn phận, quyền hạn đó Nếu chủ thé thực hiện đúng nghĩa vụ, nhiệm vụ, bồn phận, quyền hạn được giao cho, chưa hắn đã có trách nhiệm với công việc được giao, bởi còn căn cứ vào kết quả của công việc đó có đáp ứng được yêu cầu hay không Chang hạn, CQNN có trách nhiệm bó trí cá nhân làm đầu mỗi cung cấp thông tin, nhưng néu CQNN bố trí công chức có chuyên môn về kế toán, thủ quỹ dé làm đầu mối cung cấp thông tin, mà không có bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho họ, thì e rằng kết quả thực hiện công việc sẽ không cao Khi chủ thể thực
hiện trách nhiệm của mình không đạt được kết quả theo yêu cầu đặt ra, thì chủ
Š Lê Thị Hồng Nhung (2014), "Khái niệm bao đảm pháp lý quyền tiếp cận thông tin", Tap chíNhà nước và Pháp luật, (4), tr 35 ; ;
® Viên ngôn ngữ hoc (2016), Từ điền Tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Ha Nội, tr.1292.
Trang 37thé phải chịu trách nhiệm Do vậy, khi nói tới trách nhiệm là chủ thé phải làm việc đúng nghĩa vụ, nhiệm vụ, bốn phận, quyền hạn được giao và phải đạt được kết quả đã dé ra, nếu không đạt được yêu cầu thì phải chịu trách nhiệm.
Trong lĩnh vực nhân quyền nói chung, quyền TCTT của cá nhân nói riêng, chủ thể cơ bản có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT là nhà nước, mà cụ thé là các CQNN, những người làm việc cho các CQNN Các nhà nước đóng vai trò kép, vừa là chủ thể chính của những vi phạm nhân quyên, song đồng thời cũng là chủ thê có vai trò chính trong bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền TCTT Khi mà nhà nước vi phạm nhân quyên, cũng như các chủ thể, nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình Mọi hành vi xâm hại quyền TCTT của công dân từ phía CQNN, nhân viên nhà nước đều bi
xử lý theo đúng quy định của pháp luật Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn, nếu gây thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác dưới bất kỳ hình thức nào, thì nhà nước đều phải bồi thường theo đúng quy định
của pháp luật.
Tóm lại, rách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT được hiểu là trách nhiệm của nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp pháp lý nhằm công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu, ngăn chặn hành vi vi phạm quyên của bên thứ ba nhằm bảo đảm quyền TCTT cua cá nhân được thực hiện hiệu quả trên thực tế.
Như vậy, trách nhiệm của nhà nước trong bảo đảm thực hiện quyền TCTT là trách nhiệm bảo đảm các điều kiện công khai thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu và bảo vệ quyền TCTT của cá nhân Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT của nhà nước, bao gồm trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT và chịu trách nhiệm đối với việc vi phạm quyền TCTT.
Trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT không chỉ đặt ra trách nhiệm đối với nhà nước, mà còn đối với các cá nhân, tổ chức khác trong xã hội Thực tế, ở các vị thế khác nhau, tùy vào điều kiện của mình, tất cả các cá nhân, tô chức khác trong xã hội đều có những trách nhiệm nhất định trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT Với vi trí, vai trò của mình trong xã hội, thì trách
Trang 38nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT là tất yếu Bên cạnh đó, để bảo đảm tất cả những điều kiện tốt nhất thực hiện quyền TCTT của công dân, bên cạnh nhà nước là chủ thé hang dau, cơ ban, thì rat cần sự chung tay của các nhân, tô chức khác trong xã hội.
Đề bảo đảm thực hiện quyền TCTT, trước hết nhà nước phải xây dựng hệ thông quy phạm pháp luật hoàn chỉnh trong lĩnh vực này Đó chính là chuan mực chung, bình đăng với mọi cá nhân, đồng thời, đó cũng là cơ sở dé tổ chức và hoạt động của nhà nước trong lĩnh vực này, ngăn ngừa sự lạm quyền của nhà nước, thông qua đó, công dân mới có cơ sở pháp lý để thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật TCTT Đó chính là cơ sở pháp
lý trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT có hiệu quả trên thực tế.
Bản chất cốt lõi của quyền TCTT là nêu lên mối quan hệ giữa CQNN và cá nhân, trong đó, cá nhân được tiếp cận với những thông tin do CQNN nam giữ và CQNN có trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT So với các quyền con người, quyền công dân khác, quyền TCTT là quyền thực hiện mọi quyền, vì vậy, trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT có những điểm đặc thù riêng nhất định.
- Đặc điểm trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT: Thứ nhất, về chủ thé bao gồm:
+ Chủ thể được bảo đảm thực hiện quyền TCTT là mọi người Mọi người đều có quyền TCTT, không có sự phân biệt giới tính, độ tudi, trình độ, năng lực nhận thức Đối với những quyền khác thì không phải bất cứ ai cũng đều được thực hiện, chang han công dân phải dat độ tuôi nhất định mới được quyên bầu cử, giới tính nam va nữ thì mới quyền kết hôn, quyền tham gia các tổ
chức chính trỊ - xã hội
+ Chủ thê có trách nhiệm bảo đảm: tất cả các CQNN phải có trách nhiệm
cung cấp thông tin cho cá nhân Đối với những quyền khác, tùy lĩnh vực cụ thé,
thì chi một số CQNN nhất định mới trực tiếp thực hiện trách nhiệm, chứ không
phải tat cả CQNN, chang hạn quyên khiêu nại, tô cáo, khởi kiện của mọi người
Trang 39thì chỉ co quan hành chính hay co quan tư pháp mới có thâm quyền giải quyết Đề thực hiện nghĩa vụ hiệu qua thì CQNN phải chủ động đưa ra nhiều biện pháp để bảo đảm việc thực hiện quyền TCTT của cá nhân bao gồm: các biện pháp cụ thé về công khai thông tin, cung cấp thông tin khi có yêu cầu Hay nói cách
khác, trách nhiệm CQNN trong trường hợp này luôn luôn là trách nhiệm chu
động Còn đối với những quyền khác, để bảo đảm thực hiện quyền của cá nhân, CQNN có thé không phải tiễn hành nghĩa vụ chủ động, mà có thé bi động trong nghĩa vu, tức là chỉ khi có yêu cầu thì CONN mới giải quyết, chang hạn công dân có đơn yêu cầu khởi kiện vụ án dân sự, vụ án hành chính thì Tòa án mới tiễn hành giải quyết
Thứ hai, về nội dung: trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT chủ yếu hướng đến CQNN, nhân viên nhà nước Doi hỏi các CQNN, nhân viên nhà nước cần có những biện pháp pháp lý hữu hiệu để bảo đảm thực hiện quyền TCTT của cá nhân Vì dé bảo đảm thực hiện quyền TCTT, người dan có thé là người chủ động, tìm kiếm thông tin, yêu cầu CỌNN cung cấp thông tin, nhưng phía CQNN không hợp tác, không thực hiện nghĩa vụ của mình thì quyền TCTT không được thực hiện Quyền TCTT của công dân được bao đảm thực hiện hay không, cần nhân mạnh đến nghĩa vụ, trách nhiệm tô chức và hoạt động của các CQNN - là noi nắm giữ thông tin mà người dân can tiếp cận Trách nhiệm bảo đảm thực hiện đối với các quyền con người, quyền công dân khác chỉ hướng đến các biện pháp pháp lý của một hoặc một số cơ quan khác.
Thứ ba, về khách thê: thông tin mà cá nhân cần tiếp cận có liên quan đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong tô chức và hoạt động của CỌNN, nhân viên nhà nước (trừ những thông tin liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật quốc gia) Vì vậy, trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT bao quát hết tất cả các lĩnh vực tô chức và hoạt động của CỌNN Đối với trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm những quyền khác chỉ trong một số lĩnh vực nhất định Chang hạn như quyên tự do kinh doanh, quyền học tập, quyền khiếu nại hầu
như người dân chỉ quan tâm dén trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
Trang 40* Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền TCTT Thứ nhất, thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ
Trước hết, đặt ra trách nhiệm bảo đảm thực hiện quyền TCTT tức là làm cho quyền TCTT được đi vào cuộc sống bằng các hành vi thực tế hợp pháp của cá nhân Bảo đảm thực hiện quyền TCTT cũng là bảo đảm thực hiện các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế Bởi quyền TCTT là quyền để thực hiện mọi quyền Vì không có thông tin thì người dân không thé biết, không thé bàn, không thé làm, không thé kiểm tra, không được hưởng thụ về bất cứ vấn đề gì Nói một cách khác tất cả các quyền chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền của nhóm thiểu số hoặc yếu thế,
như người cao tuôi, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số,
người có tín ngưỡng, tôn giáo của công dân déu chỉ có thé đảm bảo thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền TCTT Chắng hạn, để thực hiện quyền bầu cử, nếu các cơ quan có thâm quyền không cung cấp đầy đủ các thông tin về các ứng cử viên trong danh sách bầu cử, người dân không biết lựa chọn người nao mặc dù có quyền lựa chọn nhưng người dân không thể thực hiện được quyền này Quyền TCTT được bao đảm thực hiện tức là được quyền làm chủ thực sự của người dân được bảo đảm, người dân có thông tin để thực hiện quyền tham gia xây dựng chính quyên, lựa chọn người đại diện cho mình và quyền sở hữu tai sản hợp pháp Bảo đảm thực hiện quyền TCTT làm tăng cường dân chủ ở cơ sở, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia công việc của Nhà nước một cách thiết thực, phù hợp Người dân có được thông tin thì sẽ thúc đây phản biện xã hội, để đạt tới đồng thuận xã hội.
Thư hai, tăng cường tính công khai, minh bach và trách nhiệm giải trìnhcủa nhà nước
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 là dé xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN cần tăng cường công khai,