1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên

125 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,78 MB

Cấu trúc

  • Chương 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU (0)
    • 1.1. Tổng quan về hội chứng chuyển hóa (16)
      • 1.1.1. Khái niệm Hội chứng chuyển hoá (16)
      • 1.1.2. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa (16)
      • 1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa (22)
      • 1.1.4. Hậu quả của hội chứng chuyển hóa (27)
    • 1.2. Mãn kinh, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh (28)
      • 1.2.1. Mãn kinh (28)
      • 1.2.2. Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh (28)
    • 1.3. Liên quan hội chứng chuyển hóa và mãn kinh (31)
      • 1.3.1. Mãn kinh và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá (31)
      • 1.3.2. Mãn kinh và tần xuất xuất hiện các thành tố của hội chứng chuyển hóa (32)
      • 1.3.3. Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở phụ nữ mãn kinh (33)
    • 1.4. Một số nghiên cứu phụ nữ mãn kinh và hội chứng chuyển hóa (40)
      • 1.4.1. Đặc điểm hội chứng chuyển hoá (40)
      • 1.4.2. Đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng hội chứng chuyển hoá phụ nữ mãn kinh (42)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu (45)
      • 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu (45)
      • 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu (46)
      • 2.1.3. Thời gian nghiên cứu (46)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (46)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (46)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu (46)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (53)
    • 2.5. Phương pháp xử lý số liệu (54)
    • 2.6. Đạo đức trong nghiên cứu (54)
    • 2.7. Sai số và hạn chế sai số (55)
    • 2.8. Hạn chế của nghiên cứu (56)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (57)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (57)
      • 3.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (58)
      • 3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (60)
    • 3.2. Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu (66)
      • 3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến béo bụng (66)
      • 3.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (68)
      • 3.2.3. Một số yếu tố liên quan tăng glucose máu (70)
      • 3.2.4. Một số yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu (72)
      • 3.2.5. Mối liên quan giữa số lượng thành tố của hội chứng chuyển hoá và đặc điểm của bệnh nhân (76)
  • CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (82)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (82)
      • 4.1.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (83)
      • 4.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (87)
      • 4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến béo bụng (92)
      • 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp (94)
      • 4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến tăng glucose máu (96)
  • KẾT LUẬN (101)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào tuổi mãn kinh, người phụ nữ sẽ đối diện với sự thay đổi tâm sinh lý và rất nhiều triệu chứng đa dạng làm ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống trong giai đoạn

QUAN TÀI LIỆU

Tổng quan về hội chứng chuyển hóa

1.1.1 Khái niệm Hội chứng chuyển hoá

Hội chứng chuyển hóa, còn được gọi là Hội chứng X, Hội chứng kháng insulin hoặc Hội chứng rối loạn chuyển hóa, là một tình trạng phổ biến khiến bệnh nhân có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tiểu đường típ 2 Hội chứng là tập hợp của các yếu tố nguy cơ như béo phì trung tâm, huyết áp cao, tăng đường huyết, rối loạn dung nạp glucose, tăng triglycerid máu cũng như nồng độ cholesterol lipoprotein mật độ cao thấp [76]

HCCH là một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng được quan tâm nhất trong thế kỷ XXI này Theo Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), HCCH là tập hợp những yếu tố nguy cơ của hai đại dịch lớn đó là bệnh tim mạch và ĐTĐ típ 2, ảnh hưởng đến chất lượng sống con người và tốn kém đáng kể ngân sách y tế toàn dân của nhiều nước trên thế giới [76]

Sơ đồ 1.1 Hội chứng X: Tập hợp các bất thường chuyển hóa liên quan đến đề kháng insulin (Reaven đề xuất 1988) [97] 65

1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa

Cơ chế bệnh sinh và các yếu tố tạo nên HCCH còn chưa được thống nhất, tuy vậy có 2 cơ chế chủ yếu gây ra HCCH là kháng insulin và béo phì trung tâm (béo bụng) đã được tất cả các tác giả công nhận Các yếu tố ảnh hưởng độc lập liên quan đến sự hình thành HCCH bao gồm: Sự bất thường về

Tăng huyết áp Tăng glucose máu

Tăng triglycerid Giảm HDL Cholesterol

Béo phì trung tâm (béo bụng)

Các yếu tố ảnh hưởng độc lập gen di truyền, ít vận động thể lực, tuổi, tình trạng tiền viêm và rối loạn nội tiết

Sơ đồ 1.2 Cơ chế bệnh sinh của hội chứng chuyển hóa [2] 1.1.2.1 Béo phì trung tâm (béo bụng)

Trong các thể béo phì, béo phì trung tâm có liên quan chặt chẽ đến HCCH Các mô mỡ dư thừa ở vùng bụng là nguồn phóng thích vào tuần hoàn các acid béo không ester hóa, các cytokin Hầu hết yếu tố này đã làm tăng đề kháng insulin, tăng tạo khả năng gây viêm của lớp tế bào nội mô mạch máu, tạo thuận lợi cho mảng xơ vữa hình thành và phát triển [101] Các cytokine của tổ chức mỡ bao gồm:

- Leptin: Lượng leptin tiết ra tỉ lệ với khối lượng mô mỡ và tình trạng dinh dưỡng, mô mỡ dưới da tiết leptin nhiều hơn mô mỡ nội tạng Leptin có tác dụng làm giảm acid béo nội bào và dự trữ triglycerid có hiệu quả trong đề kháng insulin, cải thiện glucose nội môi vì thế ảnh hưởng trên chức năng tế bào beta [101], [110]

- Acylation stimulating protein (ASP) và adipsin: Adipsin là một trong những chất từ mô mỡ cần cho việc sản xuất enzym của ASP, một protein có tác dụng lên chuyển hóa cả glucose và lipid Cả adipsin lẫn ASP đều gia tăng trong béo phì, đề kháng insulin, rối loạn lipid ASP thúc đẩy hấp thu acid béo, giảm tiêu mỡ và phóng thích acid béo không ester hóa từ tế bào mỡ ASP cũng gia tăng vận chuyển glucose vào tế bào mỡ và tăng tiết insulin từ tế bào beta tụy dưới sự kích thích của glucose [110]

- Adiponectin: Adiponectin là một hormon duy nhất của mô mỡ có tác dụng chống lại tăng glucose máu, chống lại hiện tượng viêm và chống xơ vữa do ức chế một số quá trình bao gồm sự biểu thị phân tử bám dính, sự bám dính của bạch cầu đơn nhân lên bề mặt tế bào nội mạc mạch máu, thực bào LDL-C oxy hóa bởi đại thực bào tạo thành tế bào bọt và tăng sinh, di chuyển tế bào cơ trơn thành mạch Nồng độ adiponectin cao trong máu và xuất phát chủ yếu từ mô mỡ dưới da hơn là mỡ nội tạng Adiponectin tương quan nghịch với đề kháng insulin và tình trạng viêm Ở người béo phì do TNF alpha tiết nhiều gây ức chế tổng hợp adiponectin [101], [110]

- Resistin: Nồng độ resistin có tác dụng lên chuyển hóa glucose trong đó có sự đối vận với các tác dụng của insulin và có thể liên kết béo phì đến ĐTĐ Resistin được tiết từ mô mỡ nội tạng gấp 15 lần so với tại lớp mỡ dưới da

- TNF alpha: TNF alpha được tiết ra từ tế bào mỡ và tế bào mạch máu đệm TNF alpha được tiết ra ở mô mỡ dưới da nhiều hơn mỡ nội tạng TNF alpha có tác dụng gây suy mòn chứng tỏ nó có vai trò trong điều chỉnh năng lượng Các nghiên cứu gần đây cho thấy TNF alpha có vai trò trong bệnh sinh béo phì và đề kháng insulin Tại gan, TNF alpha giúp trình diện gen làm giảm sử dụng glucose và oxy hóa acid béo trong khi gia tăng tổng hợp cholesterol và acid béo [101], [110]

- Interleukin 6 (IL-6): IL-6 là một loại cytokin dẫn xuất từ tế bào mỡ liên quan đến béo phì và kháng insulin Thụ thể IL-6 cũng tương đồng với thụ thể leptin Ở mô mỡ IL-6 và thụ thể của nó được tìm thấy ở tế bào mỡ và chất gian bào của mô mỡ IL-6 được tiết ra ở mô mỡ nội tạng gấp 2 đến 3 lần so với lượng tiết ra ở mô mỡ dưới da IL-6 tương quan chặt chẽ với mức độ béo phì, giảm dung nạp glucose và đề kháng insulin [101], [110]

- Monocyte chemoattractant protein-1 (MCP-1): Tế bào mỡ và tế bào mạch máu đệm tiết ra MCP-1 MCP-1 tăng rõ ở những người béo phì có thể góp phần gây các rối loạn chuyển hóa Các rối loạn này đi liền với béo phì và đề kháng insulin MCP-1 góp phần trực tiếp vào sự đề kháng insulin do rối loạn phosphoryl hóa tyrosine của thụ thể insulin kích thích bởi insulin và thu nhận glucose kích thích bởi insulin tại tế bào mỡ và rối loạn tân sinh tế bào mỡ

- PAI-1 (Plasminogen activator inhibitor-1): PAI-1 còn gọi là chất ức chế hoạt hóa plasminogen-1 PAI-1 được tiết ra từ mô mỡ nội tạng nhiều hơn mô mỡ dưới da Gia tăng PAI-1 có thể góp phần gây HCCH, ĐTĐ típ 2 và bệnh tim mạch

- Protein của hệ thống renin angiotensin (RAS): Nguy cơ tim mạch thường liên quan đến hệ thống renin-angiotensin tổ chức qua trung gian trương lực mạch máu, tiết aldosteron và tái hấp thu muối, nước Angiotensin được tiết chủ yếu ở mô mỡ nội tạng hơn là dưới da và tương quan chặt chẽ với mức độ béo phì Ngoài tác dụng co mạch, angiotensin kích thích tân sinh glucose và thoái biến glycogen và ức chế thu nhận glucose do insulin RAS mô mỡ có khả năng gây THA, liên kết giữa béo phì và THA, hoạt động của các protein [101]

Kháng insulin là tình trạng không dung nạp insulin của các tế bào cơ quan đích, làm giảm hoặc mất tác dụng của insulin để đưa glucose và bên trong tế bào tạo ra năng lượng, dẫn đến glucose máu tăng lên Kháng insulin có vai trò then chốt trong sinh bệnh học của HCCH [96], [101]

Tác động chính của insulin là ở cơ vân, mô mỡ, gan và có thể là hệ thống thần kinh trung ương Ở cơ vân, insulin tăng vận chuyển glucose, tăng oxy hóa glucose và tăng tổng hợp glucose, ức chế phân hủy các protein và lipid Ở mô mỡ, insulin tăng chuyển hóa glucose, tăng oxy hóa glucose và tăng tổng hợp glucose, ức chế phân hủy các protein và lipid Ở gan, insulin ức chế phân hủy glycogen, kích thích tạo mỡ và tiết VLDL-C Kháng insulin cùng với chuỗi chuyển hóa của nó gồm tăng glucose máu, rối loạn chuyển hóa lipid, THA Đây đều là những nguy cơ tiềm tàng; đặc biệt với các bệnh lý tim mạch, bệnh mạch máu ngoại vi gây tỉ lệ tử vong cao [2], [96] Nhiều nghiên cứu còn chứng minh rằng hiện tượng kháng insulin ở mô cơ vân xảy ra rõ rệt khi nồng độ acid béo không este hóa tăng cao trong máu; khi nồng độ acid béo không este hóa tăng đến mức độ nhất định còn gây ra tích tụ mỡ ở gan [2]

Mãn kinh, rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh

Mãn kinh là ngừng hành kinh do ngừng các hoạt động cơ bản của buồng trứng Do không còn nang noãn phát triển nên không sản xuất các nội tiết sinh dục, niêm mạc tử cung không dày, không bong nên không còn hành kinh [22]

Mãn kinh là thời điểm 12 tháng sau kỳ kinh nguyệt cuối cùng của phụ nữ, đánh dấu sự ngừng vĩnh viễn của chức năng buồng trứng [116] Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên và mở ra một giai đoạn mới, tuy nhiên diễn biến sớm hay muộn tùy từng cá thể

Chủ yếu dựa vào lâm sàng, nếu một phụ nữ từ trước vẫn có kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng nhưng tự nhiên ngừng trong 12 tháng liên tiếp [22], [121] Phụ nữ dưới 40 tuổi nhưng không có kinh trong 12 tháng liên tiếp hoặc phụ nữ đã phẫu thuật cắt tử cung nhưng có dấu hiệu của mãn kinh thì cần làm thêm xét nghiệm định lượng nội tiết buồng trứng và tuyến yên: nếu FSH ≥ 40 mIU/ml, Estradiol ≤ 50 pg/mL [22], [121]

Tuổi mãn kinh trung bình trên thế giới dao động từ 45-55 tuổi [17] Khoảng 92,4% phụ nữ bắt đầu mãn kinh từ 40-55 tuổi [20] Ở Việt Nam tuổi mãn kinh trung bình quanh 52 tuổi [17], [22], như ở Hải phòng là 49 tuổi [1], ở Huế là 49 ± 3 tuổi [20] Mãn kinh sớm xảy ra khi phụ nữ dưới 40 tuổi, còn sau 55 tuổi là mãn kinh muộn

Mặc dù khi tuổi dậy thì xảy ra sớm thì cũng không ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh trung bình [19]

1.2.2 Rối loạn nội tiết trong thời kỳ mãn kinh

1.2.2.1 Thay đổi nội tiết ở thời kỳ quanh mãn kinh và mãn kinh

 Thay đổi nội tiết quanh mãn kinh

Trong chu kỳ kinh, lượng estradiol huyết thanh cao nhất vào giữa chu kỳ và thấp nhất vào trước hành kinh Thời gian quanh mãn kinh chia làm 2 giai đoạn sớm và muộn tùy chu kỳ kinh đều hay không đều, các nang noãn ở buồng trứng trở nên không đáp ứng với kích thích của hormon tuyến yên, nó xảy ra từ từ hàng năm trời dẫn đến giảm và mất chức năng buồng trứng, biểu hiện là chu kỳ kinh nguyệt và chu kỳ phóng noãn trở nên không đều tương ứng với đó là lượng estrogen huyết thanh giảm dần đến mức thấp nhất [6] Buồng trứng thay đổi rất nhiều từ sơ sinh đến mãn kinh Số lượng noãn sơ cấp cao nhất là của thai nhi, vào khoảng tuần lễ thứ 20 thai kỳ ( Khoảng 7 triệu nang noãn nguyên thủy) Số noãn giảm dần từ khi sinh, đến khi dậy thì còn khoảng 300.000 noãn Trong suốt quá trình sinh sản người phụ nữ chỉ có khoảng 400 noãn phát triển tới chín và phóng noãn hàng tháng Từ năm 35 tuổi trở đi số noãn giảm nhanh và đến khi mãn kinh còn khoảng 1000 noãn đang trong quá trình teo đi Điều này cho thấy đã có sự thay đổi, sự sinh sản khó khăn vì buồng trứng dự trữ và chất lượng kém trong nhiều năm trước mãn kinh mặc dù hành kinh đêu hàng tháng [6], [16], [19]

Những năm trên 35 tuổi, Inhibin trong pha tăng trưởng nang noãn đã giảm, làm cho FSH tăng dần Tổng hợp estrogen giảm muộn hơn, vào khoảng

6 tháng trước khi mãn kinh Androgen cũng giảm, nhưng chậm hơn Tế bào hạt nang noãn còn tiết ra activin để kích thích thụ thể FSH hoạt động FSH tăng thì activin cũng tăng, kích thích nang phát triển to hơn, nhưng chỉ là phần chứa dịch nang, còn noãn lại teo đi làm giảm chất lượng của các nang noãn còn lại Các nội tiết sinh dục còn kích thích các nhân tế bào thần kinh vùng hạ đồi ở đáy não tổng hợp các opioids nội sinh Tóm lại, những thay đổi về nội tiết quanh mãn kinh bao gồm: inhibin giảm, FSH tăng, activin tăng, estrogen nhất là estradiol giảm (nguồn gốc từ tế bào hạt nang noãn), androgen giảm nhưng chậm hơn estrogen, nang noãn tại buồng trứng không phát triển, vượt trội, trưởng thành, và phóng noãn nên hoàng thể không được thành lập do đó không tổng hợp được estradiol [16], [19], [60]

 Thay đổi nội tiết thời kỳ mãn kinh Điểm nổi bật và quan trọng nhất tại thời kỳ này là sự giảm rõ rệt estradiol (E2) và estrone (E1), trong đó E2 giảm nhiều hơn do buồng trứng không còn hoạt động nên không tiết E2 Nguồn cung cấp chủ yếu từ androstenedione (tiền chất của testosterone) được tổng hợp tại tuyến thượng thận, sau đó đến các mô ngoại vi (da, mỡ) qua quá trình thơm hóa thành E1, một phần E1 được chuyển thành E2 Nồng độ E2 trong máu trung bình là 35 pg/mL và trong huyết thanh chỉ còn khoảng 10-25 pg/mL Nồng độ E1 khoảng 30 pg/mL và cao hơn ở cá thể béo phì [16], [44]

1.2.2.2 Mãn kinh và bệnh lý tim mạch

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ mãn kinh cao đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh mắc HCCH và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các nguyên nhân [64] Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh tim mạch là do xơ vữa mạch máu, đặc biệt là xơ vữa động mạch nhất là động mạch vành Yếu tố nguy cơ đa dạng gồm: béo phì, tăng lipoprotein “xấu”, tăng huyết áp, đái tháo đường, sự thiếu hụt estrogen khi mãn kinh…do đó không có sự cách biệt về tỷ lệ giữa nam và nữ ở tuổi mãn kinh vì giai đoạn này lượng estrogen trong máu của phụ nữ mãn kinh giảm dần [16]

Estrogen làm tăng nitric acid và các enzyme gây giãn mạch, giảm enzyme Angiotensin-converting gây co mạch Thụ thể estrogen có nhiều ở thành mạch, chủ yếu là ERβ, giúp kiểm soát được các thay đổi bất lợi cho tim mạch, ngoài ra còn duy trì nồng độ HDL cao và LDL thấp nên khi estrogen giảm sẽ làm đảo ngược quá trình trên cùng với sự tương tác lẫn nhau của các chất chuyển hóa tạo điều kiện gây nên xơ vữa mạch máu Khi các mảng xơ vữa không còn bám chắc vào thành mạch, nó sẽ bong ra và di chuyển gây các tai biến nghiêm trọng [16], [107].

Liên quan hội chứng chuyển hóa và mãn kinh

1.3.1 Mãn kinh và nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá

Mãn kinh là sự suy kiệt của buồng trứng Vào thời điểm mãn kinh, ở buồng trứng số nang trứng nguyên thủy còn rất ít, việc đáp ứng của buồng trứng với sự kích thích của FSH và LH giảm đi dẫn đến lượng estrogen giảm dần đến mức thấp nhất Sự thiếu hụt estrogen của phụ nữ ở giai đoạn này phối hợp với sự xuất hiện của nhiều thành phần của HCCH như gây tăng LDL, tăng TG, tăng sdLDL, giảm HDL, tăng glucose máu và tăng insulin máu [98] Mặt khác khi estrogen giảm xuống PNMK thường bị béo trung tâm có nghĩa là chuyển từ béo hình quả lê sang béo hình quả táo So với với những phụ nữ béo hình quả lê, những phụ nữ béo hình quả táo có nồng độ estradiol cao hơn, điều này chứng tỏ các emzym chuyển các hormone sinh dục được phân bố khác nhau ở mô mỡ nội tạng và mô mỡ dưới da [61]

Sự chuyển tiếp từ tiền mãn kinh sang mãn kinh phối hợp với nhiều đặc điểm của HCCH Mãn kinh làm tăng nguy cơ mắc HCCH lên hơn 60% sau khi đã điều chỉnh theo tuổi, BMI, hoạt động thể lực [64] Tỷ lệ mắc các thành tố của HCCH cũng khác nhau như tăng huyết áp là 58%, vòng bụng là 42%, nồng độ TG là 40% [82] Tỷ lệ VXĐM trước 40 tuổi rất thấp, nhưng khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, tần suất mắc các bệnh tim mạch cao hơn rất nhiều và đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở nữ trên toàn thế giới Nghiên cứu ở Framingham và một số nghiên cứu khác cho thấy PNMK có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch cao gấp 2 lần phụ nữ tuổi sinh sản PNMK có sử dụng liệu pháp estrogen thay thế thì nguy cơ mắc bệnh sẽ giảm xuống bằng phụ nữ trước mãn kinh

Mãn kinh là một yếu tố nguy cơ quan trọng của HCCH, hầu hết các thành tố của HCCH hóa đều thay đổi xấu đi sau khi mãn kinh [94] Sự xuất hiện HCCH trong thời kỳ mãn kinh, làm cho hệ mạch bị tổn thương, kèm theo sự giảm estrogen trong giai đoạn này làm giảm đi những tác động có lợi lên lipid máu như hiệu quả giảm CT, LDL-C, tăng HDL-C và ngăn cản oxy hóa LDL-C Nhiều nghiên cứu đã làm rõ vấn đề này như nghiên cứu so sánh các thành phần của chuyển hóa lipid giữa hai nhóm PNMK và tiền mãn kinh của

S Reddy Kilim và S.R Chandala (2013) cho thấy rằng, ở nhóm PNMK có giảm HDL-C, tăng CT, TG, LDL-C Chính sự thay đổi của các thành phần của lipid là nguy cơ cao dẫn tới các bệnh lý về tim mạch Và nghiên cứu nhấn mạnh rằng nguyên nhân dẫn đến những thay đổi này do giảm hormone sinh dục estrogen, đặc biệt ở PNMK [98] Trong thời kỳ mãn kinh còn có sự tăng rõ rệt tỷ lệ mỡ ở các vùng trên và trung tâm của cơ thể, giảm tỷ lệ mỡ ở vùng thấp của cơ thể Sử dụng estrogen sẽ làm đảo ngược những thay đổi này và tái phân bố lại mỡ sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh mạch vành cho PNMK Nhưng liều lượng, loại estrogen và cách sử dụng cũng như thời gian bắt đầu sử dụng nội tiết tố thay thế ở PNMK như thế nào thì cần có nhiều nghiên cứu hơn để làm rõ vấn đề này Ở PNMK mắc HCCH có nồng độ estradiol, testosterone và FAI (Free Androgen Index) cao hơn và SHBG (Sex Hormone Binding Globulin) thấp hơn nhóm phụ nữ không mắc HCCH FAI có liên quan đến glucose máu, testosterone tăng ở những phụ nữ có vòng bụng lớn, BMI tăng [119] 126 SHBG có tương quan với vòng bụng, HDL-C và glucose máu [64] Testosterone có tương quan thuận với huyết áp và glucose máu lúc đói [55]

Theo một nghiên cứu trong nước, PNMK có nồng độ estradiol huyết thanh có tứ phân vị cao nhất (≥ 19,79 pg/mL) có nguy cơ mắc HCCH cao gấp 1,46 lần so với nhóm có nồng độ estradiol huyết thanh có tứ phân vị thấp (13,88 pg/mL), nhưng theo tác giả thì sự gia tăng nồng độ testosterol huyết thanh ở PNMK hoàn toàn không có giá trị dự báo nguy cơ mắc HCCH

1.3.2 Mãn kinh và tần xuất xuất hiện các thành tố của hội chứng chuyển hóa

Estrogen làm tích tụ chất béo dưới da đùi và mông, khi estrogen giảm xuống, phụ nữ mãn kinh thường bị béo trung tâm Mãn kinh dường như không phải là nguyên nhân độc lập làm tăng cân Hiện tượng tăng cân khi mãn kinh thường liên quan đến lão hóa nhiều hơn Sự giảm đột ngột nồng độ estrogen cũng là nguyên nhân tăng huyết áp [94]

Khi mãn kinh xuất hiện nhiều đặc điểm của HCCH nhưng nhiều nghiên cứu cho kết quả không phù hợp nhau Nhiều nghiên cứu khẳng định có mối liên quan giữa estradiol và các thành tố HCCH như tăng huyết áp, glucose máu lúc đói, vòng bụng Theo Lê Văn Chi (2010) lấy tiêu chuẩn IDF 2006 nghiên cứu PNMK mắc HCCH, ngoài tiêu chuẩn bắt buộc phải có là vòng bụng lớn thì tăng

TG chiếm tỷ lệ cao nhất (83,6%), tiếp sau là THA (81,3%), giảm HDL-C máu (63,6%) và thấp nhất là tăng glucose máu lúc đói (18,1%) [3]

Các nghiên cứu trong nước cho thấy tỷ lệ các thành tố của HCCH có sự khác nhau đáng kể có lẽ vì tiêu chuẩn áp dụng để chẩn đoán HCCH khác nhau Nhưng có một đặc điểm chung là ở phụ nữ tuổi trung niên cũng đã có những bất thường về chuyển hóa và phân bố mỡ nội tạng, và tần suất xuất hiện các thành tố HCCH đều cao hơn so với phụ nữ tiền mãn kinh Cơ chế gây ra các rối loạn do chịu ảnh hưởng của tuổi và sự giảm nồng độ estrogen huyết thanh

Tóm lại vào thời kỳ mãn kinh, phụ nữ có nhiều thay đổi về hình thái và chức năng Những thay đổi này là sự xuất hiện các thành tố của HCCH như: tăng bề dày lớp mỡ dưới da bụng (vòng bụng ≥ 80cm), THA, tăng nồng độ

TG, giảm HDL-C, và glucose máu tăng Sự xuất hiện những thay đổi này làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim và đột quỵ Cần lưu ý rằng HCCH cũng làm tăng nguy cơ tim mạch ở bệnh nhân đã bị bệnh tim hoặc bệnh ĐTĐ típ 2 và cả ở những người có glucose máu bình thường hay rối loạn dung nạp glucose máu lúc đói

1.3.3 Các yếu tố nguy cơ tim mạch thường gặp ở phụ nữ mãn kinh

Trong giai đoạn mãn kinh xuất hiện nhiều rối loạn chuyển hóa lipid khác nhau do thay đổi nội tiết tố như giảm nồng độ estrogen và tăng nồng độ Androgen trong tuần hoàn [106] Sự giảm nồng độ estrogen gây tăng mỡ nội tạng, dẫn tới sự gia tăng đáng kể nồng độ cholesterol toàn phần (CT), nồng độ triglycerid (TG), nồng độ LDL-C, giảm HDL-C trong huyết thanh [106],

[117] Những thay đổi này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu ở phụ nữ tiền mãn kinh và cao hơn nữa ở phụ nữ mãn kinh [30] Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sự gia tăng CT và TG bắt đầu từ giai đoạn đầu của thời kỳ tiền mãn kinh và tăng nhanh hơn khi mãn kinh [21] Trong khi nồng độ LDL-C tăng lên nhanh chóng thì HDL-C giảm từ từ theo năm mãn kinh và LDL dày đặc nhỏ (sd-LDL) chiếm tỷ lệ 10% ở thời kỳ tiền mãn kinh nhưng tăng lên khi mãn kinh, đây được cho là yếu tố dẫn đến nguy cơ xơ vữa mạch máu [30], [80] Nghiên cứu của Ai Masumi và cộng sự (2010) ghi nhận rằng phụ nữ sau mãn kinh có nồng độ cholesterol toàn phần, triglycerid, CT/HDL-C, Non-HDL-C, nồng độ LDL-C, LDL-C trực tiếp và sdLDL-C cao hơn đáng kể so với phụ nữ tiền mãn kinh ( P 100 mg/dL (82,8%) [78]

Nghiên cứu của R.Nandhini và cộng sự năm 2022 về Hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó: Phân tích cắt ngang về sự phân bố của nó ở phụ nữ trước và sau mãn kinh ở miền Bắc Ấn Độ thấy phụ nữ sau mãn kinh có vòng eo ≥ 88 cm (73,1%), tỷ lệ G0 ≥ 100 mg/dL (43,5%); TG > 150 mg/dL (28,7%) HATT ≥ 130 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 85 mmHHg (52,8%); HDL-C < 50 mg/dL (72,2%); [86]

Nghiên cứu của Khouloud Harraqui và cộng sự năm 2022 về Tần suất của Hội chứng chuyển hóa và nghiên cứu các đặc điểm nhân trắc học, lâm sàng và sinh học ở phụ nữ quanh và sau mãn kinh ở thành phố Ksar El Kebir (Bắc Ma-rốc) thấy VB ≥ 88 cm (54,0%); TG ≥ 150 mg/dL (21,0%); HDL-C < 50 mg/dL (49,0%); THA ≥ 130/85 mmHg (35%); Go≥ 100 mg/dL (34,0%) [58]

Nghiên cứu của Zahra Jouyandeh và cộng sự về hội chứng chuyển hoá và mãn kinh thấy VB ≥ 88 cm (64,3%); TG ≥ 150 mg/dL (35,6%); HDL-C

< 50 mg/dL (35,6%); THA ≥ 130/85 mmHg (47,9%); Go≥ 110 mg/dL (29,1%) [67]

Nghiên cứu của E A Petri Nahas và cộng sự năm 2009 về hội chứng chuyển hóa và các yếu tố nguy cơ liên quan ở phụ nữ sau mãn kinh Brazil thấy rằng trong phụ nữ mãn kinh được chẩn đoán hội chứng chuyển hoá thì tỷ lệ mắc 3 thành tố là 39,6%; 4 thành tố là 16,8% và cuối cùng có 3,8% mắc 5 thành tố [93]

Theo nghiên cứu của María Pilar Orgaz Gallego và cộng sự năm 2015 về hội chứng chuyển hóa và các thành phần của HCCH ở phụ nữ sau mãn kinh Tây Ban Nha thấy tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa là 61,7% (95%CI: 56,9- 66,4) Mức độ phổ biến của từng thành phần là: huyết áp cao: 95,8% (95%CI: 95,7-95,8), béo bụng: 91% (95%CI: 90,9-91,0), mức cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao thấp (HDLc): 70% (95%CI: 69,8-69,9), mức chất béo trung tính cao: 56,9% (95%CI: 56,4- 56,9), mức glucose cao: 54,3% (95%CI: 54,2-54,3) [87]

Theo nghiên cứu của Zahra Jouyandeh và cộng sự về hội chứng chuyển hoá và mãn kinh thấy 5 thành tố (1,8%) 4 thành tố là (13,3%) và 3 thành tố là 15% [67]

1.4.2 Đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng hội chứng chuyển hoá phụ nữ mãn kinh

Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lương Thị Hương Loan và cộng sự năm

2022 ở 90 phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hóa tuổi từ 48 đến 60 tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên có BMI 24,4 ± 2,3 kg/m 2 , có HATT 140,5 ± 11,8 mmHg, huyết áp tâm trương 86,0 ± 9,7 mmHg; có nồng độ estradiol 20,5 ± 6,4 pg/mL [13] Nghiên cứu của Lương Thị Hương Loan năm

2020 thấy nồng độ insulin mỏu lỳc đúi ở nhúm PNMK (12,6 ± 12,7àU/ml); Chỉ số HOMA-IR của nhóm PNMK (4,0 ± 5,5); Go trung bình là (5,7 ± 0,7 mmol/L); nồng độ hs-CRP ở nhóm PNMK (2,0 ± 2,7 mg/L) và nồng độ trung bình estradiol huyết thanh ở nhóm PNMK (30,5 ± 15,8 pg/mL) [12] Nghiên cứu của Trần Đình Đạt trung bình BMI: 24,53 ± 2,85 kg/m 2 , VB: 89,7 ± 8,96 cm, tỷ lệ VB/VM: 0,95 ± 0,06; có chỉ số hs-CRP: 2,42 ± 2,46 mg/L [5], của

Lê Văn Chi BMI: 23,6 ± 2,8 kg/m 2 , VB: 86,1 ± 5,8 cm, tỷ lệ VB/VM: 0,92 ± 0,04; chỉ số CT: 5,81 ± 1,03 mmol/L; TG: 2,79 ± 1,6 mmol/L ; HDL-C: 1,22 ± 0,25 mmol/L; LDL-C: 3,74± 1,03; có chỉ số Go: 5,28 ± 1,24; chỉ số estradiol là 18,35 ± 6,74 pg/mL [3] và của Trần Hữu Dàng và cộng sự BMI: 24,52 ± 3,42 kg/m 2 , VB: 87,07 ± 8,96 cm, tỷ lệ VB/VM: 0,95 ± 0,07; nồng độ insulin mỏu 12,6 àU/ml và chỉ số HOMA-IR ở nhúm PNMK là 4,57 ± 1,29 và Chõu Ngọc Hoa năm 2005 thấy rằng Phụ nữ mãn kinh có hội chứng chuyển hoá thì có VB là 87,54 ± 10,04 cm, có HATT là 143,1 ± 15,4 mmHg; HATTr là 86,9 ± 9,1 mmHg; chỉ số đường huyết là 97,09 ± 24,32 mg/dL; TG là 178,40 ± 114,35 mg/dL ; HDL-C là 45,6 ± 8,74 mg/dL [8]

Trên thế giới, nghiên cứu của R.Nandhini và cộng sự năm 2022 về Hội chứng chuyển hóa và các thành phần của nó: Phân tích cắt ngang về sự phân bố của nó ở phụ nữ trước và sau mãn kinh ở miền Bắc Ấn Độ thấy phụ nữ sau mãn kinh có BMI là 26,18 ± 3,43 kg/m 2 , BMI ≥ 25 kg/m 2 (60,2%), VB ≥ 88 cm (73,1%), có HATT là 124,38 ± 13,26 mmHg; HATTr là 83,23 ± 9,14 mmHg [86] Theo nghiên cứu của Miho Iida và cộng sự năm 2016 về thành phần các chất chuyển hoá trong huyết tương của phụ nữ mãn kinh thấy BMI là 25,6 ± 3,0 kg/m 2 ; VB là 90,1 ± 7,1 cm; thấy HATT là 141,4 ± 18,0 mmHg; HATTr là 79,2 ± 9,8 mmHg; TG 111,0 ; LDL-C là 126,1 ± 31,5 mg/dL; HDL-C là 64,8 ± 15,6 mg/dL; thấy Go là 104,0 mg/dL [63] Nghiên cứu của Khouloud Harraqui và cộng sự năm 2022 thấy VB là 104,6 ± 11,5 cm; VM 109,66 ± 11,39 cm; BMI là 31,91 ± 5,44 kg/m 2 , HATT là 132,13 ± 16,2 mmHg; HATTr là 76,64 ± 11,54 mmHg; CT là 197 ± 68 mg/dL; TG là 135 ±

68 mg/dL; LDL-C là 124 ± 54 mg/dL [58] Theo nghiên cứu của Zahra Jouyandeh và cộng sự về hội chứng chuyển hoá và mãn kinh thấy VB là

90,45 ± 9,56 cm; HATT là 120,64 ± 18,08 mmHg; HATTr là 81,06 ± 10,54 mmHg; TG là 149,92 ± 79,94 mg/dL; CT là 213,83 ± 37,16 mg/dL; HDL-C là 55,03 ± 12,04 mg/dL; LDL-C là 127,36 ± 29,37 (mg/dL); thấy G0 là 103,35 ± 30,35 mg/dL [67] và nghiên cứu của Saeideh Ziaei và cộng sự năm 2013 về Mối tương quan giữa tình trạng nội tiết tố và hội chứng chuyển hóa ở phụ nữ sau mãn kinh thấy BMI là 27,67 ± 2,03 kg/m 2 ; nồng độ estradiol là 20,73 ± 16,24 pg/mL [127] Nghiên cứu của Karen A Matthews và cộng sự năm 2009 thấy chỉ số hs-CRP là 1,4 mg/L [81].

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Là PNMK dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hoá

*Tiêu chuẩn lựa chọn phụ nữ mãn kinh

- Là những PNMK đã dừng kinh liên tục ≥ 12 tháng mà không do một nguyên nhân bệnh lý nào khác gây ra (sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán mãn kinh của Tổ chức y tế thế giới 1996) [121]

- Đồng ý tham gia nghiên cứu

*Tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH: Sử dụng tiêu chuẩn HCCH JIS 2009

Năm 2009 tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH được sự thống nhất nhiều hiệp hội bao gồm: Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF), Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ (AHA), Viện Tim, Phổi và Mạch máu quốc gia (NHLBI) [95] Để chẩn đoán HCCH phải có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

- Tăng vòng bụng (Béo bụng hoặc béo phì dạng nam): Vòng bụng ≥ 90cm đối với nam, ≥ 80 cm đối với nữ

- Tăng triglycerid máu ≥ 150 mg/dL (≥ 1,7 mmol/L), hay điều trị đặc hiệu rối loạn lipid này

- Giảm HDL-C máu < 40 mg/dL (< 1,0 mmol/L) đối với nam; < 50 mg/dL (< 1,3 mmol/L) đối với nữ hoặc có điều trị đặc hiệu rối loạn lipid này

- Tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg hoặc đang điều trị tăng huyết áp được chẩn đoán trước đó

- Tăng glucose máu lúc đói: ≥ 100 mg/dL (≥ 5,6 mmol/L), hoặc đang điều trị tăng glucose

- Phụ nữ đang sử dụng hormon thay thế

- Phụ nữ có bệnh nặng hoặc rất nặng, đã cắt tử cung hoặc đang điều trị ung thư

- Phụ nữ mắc các bệnh cấp tính đang trong quá trình điều trị

- Phụ nữ bị gù vẹo hay cong cột sống

- Phụ nữ đang điều trị thuốc suy giảm miễn dịch (corticoid )

- Phụ nữ bị đái tháo đường, tăng huyết áp trên 5 năm

- Phụ nữ mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh màng trong và màng ngoài tim

- Phụ nữ có chiều cao dưới 150 cm

- Phụ nữ mắc hội chứng buồng chứng đa nang

Khoa Nội tiết, Khoa Tim mạch, Khoa Lão khoa - Bảo vệ sức khoẻ của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Bệnh viện được thành lập từ năm 1951, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi Đông Bắc Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Cỡ mẫu nghiên cứu n Trong đó :

* Z 2 1-α/2: giá trị thu được từ bảng Z Z = 1,96 với hệ số tin cậy là 95%

* p: là tỷ lệ phụ nữ tiền mãn kinh mắc hội chứng chuyển hóa

- Theo nghiên cứu của Trần Quang Bình năm 2011 tại Hà Nam thấy tỷ lệ rối loạn hội chứng chuyển hóa của PNMK là 25,8

* d: là khoảng sai lệch cho phép Chọn d = 0,1

Vậy số mẫu tính được: n = 92

Trên thực tế chúng tôi thu thập được 155 bệnh đủ tiêu chuẩn chúng tôi nhận toàn bộ các đối tượng đủ tiêu chuẩn này vào nghiên cứu

2.2.3 Các bước tiến hành nghiên cứu

Tiến hành thu thập dữ liệu từ phụ nữ tham gia nghiên cứu

Chúng tôi trực tiếp hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng tất cả phụ nữ đến khám bệnh

Hỏi bệnh: phụ nữ tham gia nghiên cứu được hỏi bệnh theo mẫu bệnh án riêng (phụ lục 1), chú ý tiền sử bản thân và gia đình về các yếu tố nguy cơ như: THA, ĐTĐ, bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh mạch máu ngoại vi, rối loạn lipid máu

Thu thập số liệu theo bệnh án mẫu, nhằm đánh giá tình trạng chung, dấu hiệu sinh tồn, tình trạng bệnh tim mạch, khám mạch ngoại vi

Xét nghiệm cận lâm sàng:

Bệnh nhân được làm các xét nghiệm như: glucose máu lúc đói, insulin máu, HbA1C, các thành phần lipid, estradiol máu, và hs-CRP

2.3 Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Các chỉ tiêu lâm sàng (Phụ lục 2)

Tuổi: là biến định lượng liên tục, được tính từ năm sinh cho đến thời điểm bệnh nhân được lấy vào nghiên cứu

Vòng bụng (cm): sử dụng thước vải pha nilong của thợ may có đối chiếu với thước kim loại Đối tượng nghiên cứu đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai, thở đều, nới rộng quần áo

Vòng bụng được đo ở cuối thì thở ra, vị trí đo ngang qua rốn Đơn vị tính bằng cm, sai số không quá 0.5cm Đo hai lần và có thể đo lần thứ ba nếu kết quả của hai lần đo trước sai biệt nhau > 5% (± 1cm)

Lấy trung bình cộng của hai lần đo gần nhau nhất Đo vòng bụng chính xác đến 0,5cm Đơn vị biểu thị cm

Dụng cụ: thước vải pha nylon của thợ may để đo vòng bụng

Tiến hành đo: đo ngang qua bờ trên mấu chuyển lớn hai bên xương đùi, đơn vị tính bằng cm Đo vòng mông chính xác đến 0,5cm Đơn vị biểu thị: cm

Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông (cm)

Bình thường: tỷ vòng bụng/vòng mông < 0,85 ở nữ

Chỉ số khối cơ thể (BMI kg/m 2 ):

Dụng cụ: cân bàn hiệu SMIC sản xuất tại Trung Quốc Đơn vị đo cân nặng là kg và số đo được tính chính xác đến 0,1 kg Đo chiều cao: bệnh nhân đứng thẳng theo tư thế đứng nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm, lưng, mông và gót chân sát thước đo Từ từ hạ thanh ngang của thước đo xuống Khi thanh ngang của thước đo chạm điểm cao nhất của đỉnh đầu thì dừng lại và đọc kết quả Đơn vị chiều cao được tính bằng mét và số đo được tính chính xác đến 0,5 cm Đo cân nặng: bệnh nhân được đo cân nặng đồng thời với chiều cao trên bàn cân SMIC

Tính chỉ số khối lượng cơ thể (BMI)

BMI (kg/m 2 ) = cân nặng (kg)/ {chiều cao (m)} 2

Bảng 2.1 Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2004 dành cho người trưởng thành Châu Á [122]

BMI trong nghiên cứu được chia thành hai nhóm: BMI < 23 và BMI ≥ 23 Đo huyết áp

Dụng cụ: máy đo huyết áp đồng hồ hiệu ALPK 2 và ống nghe (Nhật Bản sản xuất) Chuẩn bị đo huyết áp: Đo huyết áp được tiến hành vào buổi sáng Trước khi đo 30 phút cho bệnh nhân nghỉ ngơi, thư giãn, nhịn ăn sáng

Bệnh nhân được đo ở tư thế ngồi dựa lưng vào ghế, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim Mỗi bệnh nhân được đo 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 -2 phút Bao hơi rộng ít nhất 12cm và dài ít nhất 26cm, bờ dưới của bao hơi đặt trên nếp khuỷu tay 3cm Lấy kết quả trung bình của hai lần đo, nếu giữa hai lần đo đầu tiên trị số huyết áp chênh lệch nhiều > 5mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa

Xác định con số huyết áp:

- Huyết áp tâm thu (HATT) pha I Korotkoff

- Huyết áp tâm trương (HATTr) pha V Korotkoff

- Huyết áp trung bình = HATTr + (HATT - HATTr)/3 Đánh giá kết quả:

Tăng huyết áp (THA) được xác định khi huyết áp tâm thu (HATTh) ≥

140 mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg Để loại trừ tăng huyết áp “áo choàng trắng” ở bệnh nhân không có tiền sử tăng huyết áp trước đó, tiến hành đo huyết áp thêm vào 02 thời điểm là chiều và tối, bệnh nhân được nghỉ ngơi trước khi đo 15 phút và hạn chế tối đa việc thay đổi tư thế giữa các lần đo

Phân loại THA theo Hội Tim mạch học quốc gia Việt Nam 2022

Bảng 2.2 Phân loại huyết áp theo Hội tim mạch học quốc gia Việt

Phân loại huyết áp HATT (mmHg) HATTr

Tiền THA/ Bình thường - cao 130 - 139 và/hoặc 85 - 89 Độ 1: THA 140 - 159 và/hoặc 90 - 99 Độ 2: THA ≥ 160 và/hoặc ≥ 100

Cơn tăng huyết áp ≥ 180 và/hoặc ≥ 120

THA TTh đơn độc ≥ 140 và < 90

Tiền tăng huyết áp: kết hợp huyết áp bình thường và bình thường cao, nghĩa là HATT từ 120 - 139mmHg và HATTr từ 80 - 89mmHg

(Nguồn: Hội tim mạch học Quốc gia Việt Nam: khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị tăng huyết áp, 2022)

Khi HATT và HATTr nằm hai mức độ khác nhau, chọn mức độ cao hơn để phân loại THA tâm thu đơn độc cũng được đánh giá theo mức độ 1, độ 2 theo giá trị của HATT nếu HATTr < 90mmHg

Huyết áp động mạch trung bình = (2 huyết áp tâm trương + huyết áp tâm thu)/3

 Các chỉ tiêu cận lâm sàng Định lượng glucose máu (mmol/L):

Phương pháp tiến hành: đối tượng nhịn đói qua đêm tối thiểu 10 giờ, mẫu máu được lấy sáng hôm sau trước khi ăn sáng Định lượng glucose máu trên máy sinh hóa tự động Cobas e 411 (hãng Hitachi Nhật) tại Khoa Sinh hóa của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên theo phương pháp GOP –PAP Sử dụng bộ kít chế sẵn của hãng Beckman Coulter Đức Đơn vị tính là mmol/L, độ nhạy đạt tới 0,04 mmol/L

Tiêu chuẩn : Phân loại tăng đường huyết đường máu lúc đói, đường máu lúc đói từ 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L (100 – 125mg/dL) Định lượng nồng độ estradiol, insulin và tính chỉ số HOMA-IR Định lượng estradiol theo phương pháp điện hóa phát quang miễn dịch trên máy miễn dịch tự động Cobas e 411

Hóa chất sử dụng bộ kít chế sẵn của hãng Roche Pháp Đơn vị tính của estradiol: pg/mL Đánh giá estradiol : Mức Estradiol bình thường được đề xuất ở phụ nữ sau mãn kinh là ≤ 20 pg/mL [53]

PNMK được chia làm 2 nhóm là nhóm có nồng độ Estradiol ≤20 pg/mL và nhóm có nồng độ Estradiol > 20 pg/mL Định lượng insulin huyết thanh Định lượng insulin huyết thanh lúc đói (I0) bằng phương pháp miễn dịch điện hóa phát quangECLIA dựa trên nguyên lý sandwich Sử dụng hai kháng thể đơn dòng đặc hiệu insulin người Thời gian xét nghiệm 18 phút Đơn vị: μUI/ml

Chỉ số HOMA-IR (Homeostatic Model Assessment – Insulin Resistant) là chỉ số kháng insulin

Công thức tính kháng insulin HOMA - IR= (I0 x G0)/22,5

Trong đú: I0 là nồng độ insulin mỏu lỳc đúi, đơn vị là àU/ml; G0 là nồng độ glucose máu lúc đói, đơn vị là mmol/L Đánh giá kháng insulin khi HOMA - IR ≥ 2 Định lượng hs-CRP (high-sensitivity C-reactive protein) Định lượng hs-CRP theo phương pháp miễn dịch đo độ đục, trên máy sinh hóa tự động Cobas e 411và thuốc thử của hãng Randox (Anh) Nồng độ hs-CRP được tính bằng đơn vị mg/L, độ nhạy kỹ thuật là 0,1 mg/L và tuyến tính đến 4 mg/L, quá giới hạn này mẫu sẽ được pha loãng tự động và kết quả nhân với hệ số pha loãng

Nếu mức độ hs-CRP là bình thường theo chuẩn khoa sinh hóa Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ≤ 3 mg/L

Giới hạn phát hiện thấp nhất của xét nghiệm này là < 0,10 mg/L

Nguyên tắc: hs-CRP trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng hs-CRP có sẵn trong dung dịch của thuốc thử Phức hợp kháng nguyên - kháng thể CRP có sẵn trong dung dịch thử trở nên đục, độ đục này thay đổi tùy theo nồng độ hs-CRP có trong mẫu huyết thanh Đo độ đục bằng máy phổ quang và quy đổi ra giá trị mg/L

Nội dung nghiên cứu

Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới

60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

- Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu: tuổi, tuổi mãn kinh, tuổi có kinh, số năm mãn kinh, đặc điểm tiền sử bản thân

- Đặc điểm lâm sàng: VB, VM, BMI, HATT, HATTr, tỷ số VB/VM

- Đặc điểm cận lâm sàng: G0, I0, hs-CRP, HbA1C, Estradiol, các thành phần lipid máu, chỉ số HOMA-IR

Mục tiêu 2: Phân tích mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu

- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và VB

- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và VB

- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và THA

- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và THA

- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và tăng đường huyết lúc đói

- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và tăng đường huyết lúc đói

- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và tăng triglycerid

- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và tăng triglycerid

- Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng và giảm HDL-C

- Mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng và giảm HDL-C

Phương pháp xử lý số liệu

Tất cả các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được mã hoá, nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi data 3.1 Tiến hành xử lý thô số liệu bằng cách làm sạch số liệu, giám sát và kiểm tra 20% số phiếu, nhằm hạn chế thấp nhất sai số trong quá trình nhập số liệu và được xử lí bằng phần mềm SPSS 26.0 Độ tin cậy α được cài đặt α = 0,05 Sử dụng cả thống kê mô tả và thống kê phân tích

Thống kê mô tả: tần suất, tỷ lệ phần trăm, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất dùng để mô tả đặc điểm của nhân khẩu học, đặc điểm lâm sàng, đặc điểm cận lâm sàng

Thống kê phân tích: Sử dụng kiểm định Chi-square test, t-test, Fisher test đánh giá mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với các thành tố chuyển hoá.

Đạo đức trong nghiên cứu

* Đạo đức trong nghiên cứu:

Nghiên cứu được thông qua Hội đồng Khoa học và đạo đức của Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên phê duyệt và được sự đồng ý của ban giám đốc Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, tác giả giải thích mục đích nghiên cứu và quy trình thu thập số liệu cho bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu Tác giả sẽ lấy ý kiến đồng ý tham gia nghiên cứu và phỏng vấn theo bộ câu hỏi nghiên cứu cho bệnh nhân và lấy số liệu cận lâm sàng trong bệnh án

* Thoả thuận tham gia nghiên cứu

Bệnh nhân tham gia nghiên cứu trên cơ sở tự nguyện và có quyền từ chối tham gia hay rút lui khỏi nghiên cứu ở bất cứ giai đoạn nào mà không bị phân biệt đối xử Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu được đối tượng nghiên cứu kí trước khi tham gia nghiên cứu, được lưu lại

Thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ được mã hoá và giữ bí mật Tác giả sẽ lưu trữ các hồ sơ, văn bản, tài liệu; chỉ có tác giả được tiếp cận với thông tin dữ liệu để sử dụng cho mục đích nghiên cứu Kết quả nghiên cứu được trình bày dưới dạng vô danh.

Sai số và hạn chế sai số

- Sai số thu thập thông tin

+ Sai số do điều tra viên: điều tra viên bỏ sót câu hỏi khi thu thập thông tin, sai số khi ghi chép thông tin

+ Sai số do người trả lời phỏng vấn: sai số tự khai báo, sai số nhớ lại

+ Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nghiên cứu nên có thể trả lời sai sự thật

- Sai số trong quá trình nhập liệu

* Cách khắc phục sai số hệ thống:

+ Đối với sai số do đối tượng trả lời : hỏi chi tiết kỹ hơn, kiểm tra chéo thông tin bằng cách lập lại câu hỏi, nhấn mạnh tính bí mật và quyền riêng tư

+ Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hóa bộ câu hỏi thông qua điều tra thử Các xét nghiệm được làm cùng trong một phòng xét nghiệm

+Kiểm soát sai số do thiết bị đo đạc các chỉ số nhân trắc: Sử dụng cùng trang thiết bị, cùng chủng loại giữa các lần đo; các dụng cụ được kiểm tra so với các thiết bị chuẩn trước mỗi buổi thu thập số liệu

+ Đối với sai số trong quá trình thu thập số liệu: giám sát, kiểm tra số liệu trong bệnh án bằng cách kiểm tra lại lần 2 sau khi điền thông tin vào phiếu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai sót một cách tối đa

+ Đối với sai số trong quá trình làm sạch số liệu và nhập liệu: đọc phiếu và làm sạch trước khi nhập liệu, tạo các tệp check của phần mềm nhập liệu nhằm hạn chế sai số trong quá trình nhập liệu

Hạn chế của nghiên cứu

Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang nên không mô tả đặc điểm dịch tễ học của HCCH theo thời gian

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi mắc hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

hội chứng chuyển hóa tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên (n5)

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu (n5) Đặc điểm Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD)

Nhận xét: Trong nghiên cứu này tuổi trung bình của các ĐTNC là 54,7 ± 4,3

(tuổi), tuổi có kinh là 16,7 ± 0,9 (tuổi), tuổi mãn kinh 48,2 ± 3,3 (tuổi) Số năm mãn kinh của ĐTNC là 6,5 ± 4,1 (năm)

Biểu đồ 3.1 Phân bố độ tuổi của đối tượng nghiên cứu (n5)

Nhận xét: Trong nghiên cứu này, độ tuổi ĐTNC chủ yếu là từ 50-60 tuổi chiếm 77,4%

Bảng 3.2 Tiền sử của đối tượng nghiên cứu (n5)

Rối loạn lipid máu 88 56,8 Đái tháo đường 78 50,3

Nhận xét: Bệnh nhân trong nghiên cứu chủ yếu có tiền sử là tăng huyết áp chiếm

85,8%, tiếp theo đó là rối loạn lipid máu 56,8% và đái tháo đường 50,3%

3.1.2 Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu (n5) Đặc điểm Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD)

Glucose máu tĩnh mạch lúc đói (mmol/L) 11,9 8,9 3,3 46,0

Insulin huyết thanh lúc đói (μUI/ml) 25,5 47,7 3,26 300

Nhận xét: BMI trung bình là 23,7 ± 3,3 (kg/m 2 ); Vòng bụng 85,8 ± 8,2 (cm);

Vòng mông 92,1 ± 7,4 (cm); Huyết áp tâm thu 163,7 ± 20,3 (mmHg); Huyết áp tâm trương 89,7 ± 8,6 (mmHg) Giá trị Cholesterol toàn phần trong nghiên cứu là 5,6 ± 1,4 (mmol/L); Triglycerid là 4,3 ± 5,3 (mmol/L) ; HDL-C là 1,2 ± 0,4 (mmol/L); LDL-C là 3,1 ± 1,2 (mmol/L) Đường huyết lúc đói của ĐTNC là 11,9 ± 8,9 (mmol/L); chỉ số kháng Insulin 25,1 ± 96,5

Biểu đồ 3.2 Phân bố huyết áp của đối tượng nghiên cứu (n5)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm thu ≥ 130 (mmHg) là 100%; tỷ lệ bệnh nhân có huyết áp tâm trương ≥ 85 (mmHg) chiếm đa số 71,0%

Biểu đồ 3.3 Phân bố BMI của đối tượng nghiên cứu (n5)

Nhận xét: Trong nghiên cứu tỷ lệ bệnh nhân có BMI ≥ 23 chiếm chủ yếu (54,2%)

Biểu đồ 3.4 Phân bố tỉ số Vòng bụng/vòng mông (n5)

Nhận xét: Tỷ lệ Vòng bụng/vòng mông ≥ 0,85 chiếm đa số 96,8%

3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.5 Phân bố tỉ lệ chỉ số cholesterol của đối tượng nghiên cứu (n5)

Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có chỉ số cholesterol toàn phần ≥ 5,2mmol/L chiếm đa số là 61,3%

Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ đề kháng Insulin của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét: Chỉ số HOMA-IR ≥ 2 trong nghiên cứu này cao với tỷ lệ là

Bảng 3.4 Đặc điểm chỉ số estradiol máu và hs-CRP ở đối tượng nghiên cứu

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn (SD)

Nhận xét : Trong nghiên cứu này, giá trị trung bình của estradiol là 37,2 ± 18,8 (pg/mL); hs-CRP là 2,9 ± 4,3 (mg/L)

Biểu đồ 3.7 Tỷ lệ nông độ Estradiol và hs-CRP (n5)

Nhận xét: Trong nghiên cứu này, tỷ lệ Estradiol > 20 (pg/mL) chiếm đa số

71,0% và tỷ lệ hs-CRP ≥ 0,5 (mg/L) chiếm tỷ lệ rất cao là 87,1%

Bảng 3.5 Giá trị tứ phân vị các thành tố của hội chứng chuyển hoá (n5) Đặc điểm 25% 75%

- Mức thấp nhất trong tứ phân vị của vòng bụng là 80 cm mức cao nhất là 90 cm Mức thấp nhất trong tứ phân vị của HATT là 150 mmHg mức cao nhất là 180 mmHg Mức thấp nhất trong tứ phân vị của HATTr là

80 mmHg mức cao nhất là 90 mmHg Mức thấp nhất trong tứ phân vị của Glucose là 6,1 mmol/L mức cao nhất là 18,3 mmol/L Mức thấp nhất trong tứ phân vị của Triglycerid là 1,9 mmol/L mức cao nhất là 3,8 mmol/L Mức thấp nhất trong tứ phân vị của HDL-C là 1,1 mmol/L mức cao nhất là 1,4 mmol/L

Bảng 3.6 Tần suất xuất hiện các yếu tố chẩn đoán hội chứng chuyển hoá

Glucose máu tĩnh mạch lúc đói

Nhận xét: Trong nghiên cứu, tỷ lệ VB ≥ 80 cm chiếm đa số 76,8% Tất cả các trường hợp trong nghiên cứu đều có huyết áp ≥ 130 (mmHg) Glucose máu tĩnh mạch lúc đói ≥ 5,6 (mmol/L) chiếm 84,5%, Triglycerid ≥ 1,7 (mmol/L) là 83,9%, HDL-C < 1,3 (mmol/L) là 61,9%

Bảng 3.7 Tỷ lệ các thành tố cấu thành hội chứng chuyển hóa (n5)

Các thành tố cấu thành

Nhận xét: Hội chứng chuyển hoá của phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu này chủ yếu gồm 4 thành tố chiếm 54,8%, tỷ lệ 3 thành tố là thấp nhất 19,4%

Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ cách kết hợp thành 3 thành tố HCCH (n%)

Nhận xét: Trong các 3 thành tố cấu thành hội chứng chuyển hoá trong nghiên cứu này, tỷ lệ 3 thành tố gồm HA, Go, HDL-C là cao nhất chiếm 60,0%, 2 cách kết hợp còn lại gồm VB, TG, HA và VB, HA, Go chiếm tỷ lệ bằng nhau là 20,0%

Biểu đồ 3.9 Tỷ lệ cách kết hợp thành 4 thành tố hội chứng chuyển hoá (n)

Nhận xét: Trong 4 thành tố của HCCH ở phụ nữ mãn kinh dưới 60 tuổi trong nghiên cứu này, thì tỷ lệ kết hợp thành tố gồm VB, TG, HA, Go chiếm tỷ lệ lớn nhất là 51,8%, tỷ lệ của 4 thành tố kết hợp VB, HDL-C, HA, Go chiếm tỷ lệ thấp nhất là 6,0%

Mối liên quan giữa đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng với hội chứng chuyển hóa trên đối tượng nghiên cứu

3.2.1 Một số yếu tố liên quan đến béo bụng

Bảng 3.8 Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với vòng bụng (n5) Đặc điểm lâm sàng

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có độ tuổi mãn kinh dưới 51 tuổi có vòng bụng ≥ 80 cm cao gấp 3,8 lần phụ nữ mãn kinh có độ tuổi mãn kinh từ 51 tuổi trở lên sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 3,8; (95%CI: 1,6-8,5), p < 0,05

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có BMI ≥ 23 có vòng bụng ≥ 80 cm cao gấp 12,0 lần phụ nữ mãn kinh có BMI < 23 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 12,0; (95%CI: 4,4-33,9), p < 0,05

Bảng 3.9 Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với vòng bụng(n5) Đặc điểm cận lâm sàng

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số hs-CRP ≥ 0,5 (mg/L) có vòng bụng ≥ 80 cm cao gấp 4,2 lần phụ nữ mãn kinh chỉ số hs-CRP < 0,5 (mg/L) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 4,2;(95%CI: 1,6- 11,1), p < 0,05

- Không có sự khác biệt về chỉ số vòng bụng giữa phụ nữ mãn kinh có chỉ số estradiol > 20 (pg/mL) với phụ nữ mãn kinh có chỉ số estradiol ≤

20 (pg/mL) và giữa phụ nữ mãn kinh có cholesterol ≥ 5,2 (mmol/L) với phụ nữ mãn kinh có cholesterol < 5,2 (mmol/L)

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số HOMA-IR ≥ 2 có vòng bụng ≥ 80 cm cao gấp 4,7 lần phụ nữ mãn kinh chỉ số HOMA-IR < 2 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 4,7;(95%CI: 2,1-10,3), p < 0,05

3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp

Trong nghiên cứu này toàn bộ đối tượng nghiên cứu đều có HATT ≥ 130 mmHg, chính vì vậy chúng tôi tìm mối liên quan giữa HATTr và các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng

Bảng 3.10 Liên quan giữa đặc điểm chỉ số nhân trắc với huyết áp tâm trương

(n5) Đặc điểm lâm sàng HATTr

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có tuổi mãn kinh từ 51 tuổi trở lên có HATTr ≥ 85 cm cao gấp 3,3 lần phụ nữ mãn kinh có tuổi mãn kinh dưới 51 tuổi sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 3,3;(95%CI: 0,9-11,7), p < 0,05

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số BMI ≥ 23 có HATTr ≥ 85 cm cao gấp 3,4 lần phụ nữ mãn kinh chỉ số BMI < 23 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR =3,4; (95%CI: 1,6-7,0), p < 0,05

Bảng 3.11 Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với huyết áp tâm trương (n5) Đặc điểm cận lâm sàng

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với huyết áp tâm trương

3.2.3 Một số yếu tố liên quan tăng glucose máu

Bảng 3.12 Liên quan giữa đặc điểm lâm sàng với tăng glucose máu lúc đói

Nhận xét: Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số BMI ≥ 23 và

HATTr ≥ 85 mmHg có G0 ≥ 5,6 mmol/L cao hơn phụ nữ mãn kinh có BMI

< 23 và HATTr < 85 mmHg, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR lần lượt là 0,7; (95%CI: 0,6 - 0,8), p < 0,000 và 0,8; (95%CI: 0,6 - 0,9), p < 0,001

Bảng 3.13 Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với tăng glucose máu lúc đói (n5) Đặc điểm cận lâm sàng

Nhận xét: Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số HOMA-IR từ 2 trở lên có G0 ≥ 5,6 (mmol/L) cao gấp 21,2 lần phụ nữ mãn kinh có chỉ số HOMA-IR dưới 2 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR 21,2;(95%CI: 6,7-67,5), p < 0,05

3.2.4 Một số yếu tố liên quan tới rối loạn lipid máu

Bảng 3.14 Liên quan giữa đặc điểm chỉ số nhân trắc với tăng triglycerid

(n5) Đặc điểm lâm sàng Triglycerid

Nhận xét: Không có mối liên quan giữa đặc điểm chỉ số nhân trắc với tăng triglyceride

Bảng 3.15 Liên quan giữa đặc điểm cận lâm sàng với triglycerid (n5) Đặc điểm cận lâm sàng

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số hs-CRP ≥ 0,5 (mg/L) có

TG ≥ 1,7 mmol/L cao gấp 8 lần phụ nữ mãn kinh có chỉ số hs-CRP < 0,5 (mg/L) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với OR = 8,0; (95%CI: 2,8-22,3), p < 0,05

- Phụ nữ mãn kinh trong nghiên cứu có chỉ số cholesterol ≥ 5,2 có TG ≥ 1,7 mmol/L cao gấp 2,8 lần phụ nữ mãn kinh cholesterol

Ngày đăng: 28/03/2024, 16:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w