1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

QL HĐ CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ MG Ở TRƯỜNG MN

44 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non Nguyệt Đức theo chương trình giáo dục mầm non
Chuyên ngành Giáo dục mầm non
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 117,7 KB
File đính kèm QL HĐ CSND TRE MG.rar (114 KB)

Nội dung

Biện pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Đây là biện pháp đóng vai trò mở đường cho các biện pháp khác, bởi vì nó là cơ sở làm cho đối tượng hiểu và tự nguyện hành động vì mục tiêu chung. Chính vì vậy, người CBQL phải luôn tìm cách nâng cao nhận thức cho mỗi cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động CSND trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, tạo ra động lực để mọi người cùng nhau tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động CSND trẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường. Biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường Nếu làm tốt biện pháp này giúp CB,GV, NV bổ sung, nắm vững và củng cố nền tảng về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng từ đó có cách thức ưu việt nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động CSND được tốt nhất. Tạo sự chủ động sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc tiếp thu những phương pháp mới, chế độ CSND khoa học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động CSND trong nhà trường. Biện pháp chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo. Khi sử dụng biện pháp này sẽ tạo sự thay đổi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo. Thúc đẩy sự chủ động tìm tòi từ phía các giáo viên mầm non, kích thích sự phát triển của trẻ, tránh sự nhàm chán, thụ động. Biện pháp chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền và phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non. Khi sử dụng biện pháp này đã cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức sâu sắc và ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non. Đối với các cấp quản lý việc đánh giá trẻ qua hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện, đồng thời thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của kế hoạch kiểm tra, thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động CSND mà mình đã xây dựng. Từ đó tìm ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh, khắc phục để hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ngày càng thu được những kết quả tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Trang 1

1 Mục đích của sáng kiến

Giáo dục mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng trong ngành giáo dục Việt Nam, là bậc học tiên phong đi đầu về giáo dục thế hệ măng non của đất nước Cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó giúp trẻ nhỏ phát triển đầy đủ về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm kỹ năng xã hội và thẩm mỹ ngay từ những bước chân đầu đời chập chững Những kỹ năng mà trẻ học được qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non tại ngôi trường sẽ là nền tảng cho việc học tập ở cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời của trẻ sau này Từ 0-6 tuổi theo nhiều chuyên gia là giai đoạn vàng trong việc giáo dục cho trẻ Ở độ tuổi này nếu được giáo dục đúng cách, trẻ sẽ phát triển tốt về cả thể chất, tâm hồn, trí não Trong đó phát triển thể chất cho trẻ mầm non trong giai đoạn này cũng tối quan trọng Không chỉ đơn thuần là phát triển thể trạng, mà phát triển thể chất cũng là phát triển trí não cho trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tư duy cho những hoạt động học tập sau này.

Mục tiêu của giáo dục mầm non (GDMN) là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ, là cở sở để hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một Để đạt được mục tiêu phát triển toàn diện thì việc kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe và giáo dục là điều tất yếu Vì sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người, là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình và toàn xã hội Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển Thể chất tốt không những giúp trẻ phát triển cân nặng, chiều cao, sức đề kháng chống lại bệnh tật mà còn rất cần thiết cho sự phát triển của não bộ Sự phát triển hoàn hảo của não bộ trong những năm đầu đời là nền tảng cho trí thông minh sau này của trẻ Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, trí tuệ của trẻ

Đặc biệt thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỷ lệ khá nhiều so với thời gian trong ngày Vì vậy cùng với gia đình, trường mầm non

Trang 2

có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Để có được chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng tốt trong trường mầm non, yêu cầu đặt ra cho người cán bộ quản lý trong quá trình chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng (CSND) trẻ Mẫu giáo cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ.

Trường Mầm non Nguyệt Đức đóng trên địa bàn xã Nguyệt Đức là một xã đông dân cư thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh bắc Ninh Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã có sự cải thiện về điều kiện về kinh tế xã hội được quan tâm chăm lo, đã giúp cho sự nghiệp giáo dục của địa phương phát triển không ngừng Được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo trong những năm học vừa qua trường mầm non Nguyệt Đức đã thực hiện nhiều biện pháp xây dựng và duy trì nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện bữa ăn cho trẻ trong các nhà trường Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng nuôi dưỡng còn nhiều hạn chế Cơ chế phối hợp thiếu đồng bộ, gia đình ít dành thời gian cho con cái; thông tin liên lạc hai chiều chậm, không đồng bộ; cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế; kinh phí hạn hẹp, đội ngũ cán bộ, giáo viên thiếu và yếu Vì thế, để đáp ứng mục tiêu CSND trẻ thì vấn đề tìm giải pháp tăng cường sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong việc cải thiện chất lượng CSND trẻ tại trường mầm non là vô cùng cần thiết.

Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, tôi chọn đề

tài “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Mẫu giáo ở trường mầm

non Nguyệt Đức theo chương trình giáo dục mầm non”.

2 Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến

- Biện pháp tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên Đây là biện pháp đóng vai trò mở đường cho các biện pháp khác, bởi vì nó là cơ sở làm cho đối tượng hiểu và tự nguyện hành động vì mục tiêu chung Chính vì vậy, người CBQL phải luôn tìm cách nâng cao nhận thức cho mỗi

Trang 3

cá nhân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động CSND trẻ mẫu giáo trong trường mầm non, tạo ra động lực để mọi người cùng nhau tích cực thực hiện đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động CSND trẻ, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện mục tiêu của nhà trường.

- Biện pháp nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường

Nếu làm tốt biện pháp này giúp CB,GV, NV bổ sung, nắm vững và củng cố nền tảng về kiến thức, chuyên môn, kỹ năng từ đó có cách thức ưu việt nhằm xây dựng kế hoạch hoạt động CSND được tốt nhất Tạo sự chủ động sẵn sàng về chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc tiếp thu những phương pháp mới, chế độ CSND khoa học góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động CSND trong nhà trường.

- Biện pháp chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo.

Khi sử dụng biện pháp này sẽ tạo sự thay đổi về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo Thúc đẩy sự chủ động tìm tòi từ phía các giáo

viên mầm non, kích thích sự phát triển của trẻ, tránh sự nhàm chán, thụ động

- Biện pháp chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền và phối hợp các lực lượng xã hội trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non.

Khi sử dụng biện pháp này đã cung cấp kiến thức, nâng cao nhận thức sâu

sắc và ý thức trách nhiệm của phụ huynh trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ phát triển toàn diện, góp phần làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

- Biện pháp đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non

Đối với các cấp quản lý việc đánh giá trẻ qua hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo

Trang 4

là biện pháp để đánh giá kết quả giáo dục toàn diện, đồng thời thấy được những mặt mạnh, mặt hạn chế của kế hoạch kiểm tra, thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong việc tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động CSND mà mình đã xây dựng Từ đó tìm ra nguyên nhân và có hướng điều chỉnh, khắc phục để hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ngày càng thu được những kết quả tốt đẹp hơn, đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Nhờ vào việc nghiên cứu các biện pháp nêu ở trên, tôi đã nắm bắt được tình hình thực tiễn của địa phương, của nhà trường, của cha mẹ học sinh và cộng đồng

xã hội trong việc nhận thức về hoạt động chuyên đề “Quản lý hoạt độngchăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Mẫu giáo ở Trường mầm nonNguyệt Đức theo chương trình giáo dục mầm non”.Qua đây

làm cơ sở nghiên cứu thực hiện các biện pháp hữu hiệu đưa vào áp dụng thực tiễn trong nhà trường góp phần thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm đạt được mục tiêu của ngành học giao cho

3 Đóng góp của sáng kiến

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động CSND cho trẻ mầm non nói chung, cho trẻ ở trường Mầm non Nguyệt Đức nói riêng cụ thể ở các mặt sau - Thực hiện tốt việc quản lý hoạt động CSND trong trường mầm non góp phần nâng cao trình độ, hiểu biết về kiến thức năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý trong trường mầm non.

- Các biện pháp đưa ra đều được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, trong nhà trường giúp việc triển khai và áp dụng các biện pháp đạt hiệu quả tốt đẹp và có khả năng đưa vào ứng dụng trong thực tế nhà trường với sự ủng hộ mạnh mẽ của các lực lượng và cả tính hiệu quả của các biện pháp.

- Người quán bộ quản lý tốt góp phần nâng cao trình độ dân trí của mọi người xung quanh và cộng đồng xã hội.

Trang 5

- Góp phần lớn vào việc quyết định chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học ở trường mầm non Nguyệt Đức.

Phần 2 NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNGMẦM NON NGUYỆT ĐỨC

1 Đặc điểm tình hình chung của trường mầm non Nguyệt Đức

Trường mầm non Nguyệt Đức đóng trên địa bàn dân cư xã Nguyệt Đức với tổng diện tích 23.000 m², là một trường trực thuộc dưới sự quản lý của UBND xã Nguyệt Đức và UBND huyện Thuận Thành.

* Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

-Tổng số CBGVNV: 34 người Biên chế 23; hợp đồng: 11

Trong đó: CBQL: 3 Giáo viên: 22 (biên chế:19; HĐ: 3) Hành chính: 1 Nhân viên nuôi dưỡng: 8;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường, nắm vững chương trình Giáo dục mầm non sau sửa đổi Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, được các cấp lãnh đạo đánh giá cao, cả 3 đồng chí quản lý đã nhiều năm liền đạt danh hiệu giáo viên giỏi các

Trang 6

cấp, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, được giáo viên, nhân viên trong trường, phụ huynh và nhân dân địa phương tín nhiệm, có tầm nhìn, làm việc khoa học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm Ban Giám hiệu luôn sử dụng đúng năng lực, trình độ chuyên môn, công sức lao động phục vụ cho việc hoàn thành tốt nhất mục tiêu chung, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, cống hiến cho xã hội

- Trong những năm học qua nhà trường đã làm tốt công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và tâm huyết với nghề.

- Tổng số cán bộ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn là 100% Trong đó trên chuẩn: 19/25 người đạt 76% Trình độ chuyên môn giáo viên biên chế vững vàng tỷ lệ giáo viên đạt GVDG các cấp đứng trong tốp đầu của huyện cụ thể: Giáo viên giỏi cấp tỉnh 3/19= 15,8 %; Giáo viên đạt GVDG cấp huyện 12/19 = 63,1% Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở đạt 2/25 đạt 8%.

*Học sinh

- Năm học 2022 - 2023 nhà trường có tổng số 16 nhóm lớp với 377 trẻ - Nhà trẻ: Tổng số 4 nhóm: Số cháu: 55/229 cháu đạt 24 % độ tuổi

- Mẫu giáo : Tổng số 12 lớp: Số cháu: 322/322 cháu đạt 100% độ tuổi

- 100% trẻ ngoan ngoãn, lễ phép, biết nghe lời ông, bà, bố mẹ và cô giáo, hăng hái tham gia vào các hoạt động giáo dục tạo động lực cho giáo viên hăng say giảng dạy và sáng tạo.

- 100 % trẻ phát triển khỏe mạnh cân nặng chiều cao bình thường đạt 98% Trẻ đi học đều tỷ lệ chuyên cần cao đạt trên 98 % tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục.

- 100% trẻ có nhận thức tốt, xếp loại học kì I 95-98% trẻ đạt yêu cầu về các lĩnh vực phát triển: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm và kỹ năng xã hội theo mục tiêu chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục ban hành

* Cơ sở vật chất

Trang 7

- Có đủ 16/16 phòng học kiên cố, đảm bảo thoáng về mùa hè, ấm về mùa đông - Nhà trường đầu tư đầy đủ các loại giá, góc, đồ dùng đồ chơi, đồ dùng học tập của trẻ và đồ dùng giảng dạy của cô

- Có phòng Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, phòng y tế, phòng âm nhạc và khu giáo dục thể chất

- Có đủ bếp ăn theo quy trình bếp một chiều, 100% số đồ dùng phục vụ cho trẻ ăn đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn hợp vệ sinh

- Có hệ thống tường rào bao quanh đảm bảo, có cổng trường, biển trường đảm bảo an toàn

- Sân trường có bồn hoa, bồn cây, cây cảnh, cây xanh, cây có bóng mát, có đồ chơi ngoài trời.

- Có đầy đủ bàn ghế của trẻ theo đúng quy cách theo từng lứa tuổi, có bộ bàn ghế của cô đúng quy cách

- Là trường mầm non sạch đẹp, được phụ huynh tin yêu gửi con và đánh giá cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

2 Thực trạng về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Mẫugiáo ở trường mầm non Nguyệt Đức

Hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non được thực hiện thông qua tổ chức các hoạt động ăn ngủ, vệ sinh, dinh dưỡng và phòng tránh tai nạn thương tích Quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo là quá trình hiệu trưởng tác động tới các tổ chức và cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên thuộc quyền nhằm điều khiển và phối hợp việc tổ chức các hoạt động vui chơi, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe đáp ứng yêu cầu chuẩn thể chất về chiều cao, cân nặng theo độ tuổi.

Quá trình quản lý CSND ở trường mầm non có nội dung rất phong phú, bao gồm: lập kế hoạch hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo; tổ chức thực hiện kế hoạch CSND trẻ Mẫu giáo; chỉ đạo thực hiện kế hoạch CSND trẻ Mẫu giáo và đánh giá CSND trẻ Mẫu giáo Quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo luôn chịu sự tác động đa chiều của các yếu tố khách quan, chủ quan như: Sự chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT,

Trang 8

Phòng GD&ĐT; Sự ủng hộ, giúp đỡ của xã hội, trước hết của hệ thống chính trị và cha mẹ học sinh đối với các hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo; Nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên; Phẩm chất và năng lực quản lý của hiệu trưởng; Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường

Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực trạng về chất lượng quản lý các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ Mẫu giáo tại trường mầm non Đình Tổ số 1 Để có được số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp trong đề tài, tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của 150 khách thể bao gồm: 7 cán bộ quản lý (Ban giám hiệu, các tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn); 22 giáo viên trong nhà trường; 121 phụ huynh có con đang theo học tại nhà trường

Bảng số 2: Về thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non Nguyệt Đức

Hiệu trưởng phân tích bối cảnh nhà trường từ đánh giá thực trạng, phân tích ưu, nhược điểm của hoạt động CSND trẻ 2 Rà soát, cập nhật các văn bản của các cấp

về hoạt động CSND cho trẻ Xây dựng kế hoạch chung cho toàn trường dựa trên cơ

Trang 9

sở đó

Xây dựng đội ngũ nòng cốt để triển khai hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo Đội ngũ nòng cốt giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nhà trường, quyết

Lựa chọn các biện pháp phù hợp để tiến trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình

Xác định các nguồn lực để thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường và gia đình, nguồn kinh phí từ quỹ hội cha mẹ trẻ

Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn (năm, học kì, tháng, tuần) để CSND

Bảng số 3: Về tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non Nguyệt Đức 2 Xây dựng khẩu phần dinh dưỡng, chế độ

ăn ngủ, vệ sinh cho trẻ ở mỗi độ tuổi 47 4 Đánh giá các hoạt động chăm sóc trẻ đảm

5 Tổ chức giờ ăn, giờ ngủ, vệ sinh cá nhân nhằm hình thành nền nếp, thói quen sinh

42 28 56 37.4 38 25 3

14 9.3

Trang 10

Tổ chức bồi dưỡng giáo viên về cách thức tổ chức hoạt động chăm sóc, nuôi trẻ theo

Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt kế hoạch với họ, giúp giáo viên nắm chắc kế hoạch phân phối nội dung chương trình

42 28 56 37.4 33 22 19 12. 6

Tổ chức nghiêm túc chế độ kiểm tra định kỳ và không định kỳ việc chăm sóc trẻ về tất cả các mặt: vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trưởng, vệ sinh cá nhân trẻ

Huy động sự đóng góp của cha mẹ học sinh cho một số hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo như hỗ trợ khen thưởng trẻ em, vận

Bảng số 4 Thực trạng sự tham gia của cha mẹ học sinh về việc phối hợp với nhà trường để nâng cao chất lượng CSND cho trẻ trường mầm non Nguyệt Đức

Tỷ lệlựa chọn

1 Chủ động liên hệ với nhà trường để nắm vững mục tiêu,

2 Tham gia các hoạt động chăm sóc, cải thiện bữa ăn cho

3 Thường xuyên gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm để biết tình

4 Nhận thức đúng trách nhiệm phối hợp với nhà trường

trong việc cải thiện chất lượng bữa ăn cho con em 73 60.3 5 Chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo yêu cầu, chế độ sinh

Trang 11

SttTiêu chí đánh giáSốlượng

Tỷ lệlựa chọn

6 Chế biến, dinh dưỡng, khẩu phần cho trẻ theo đúng yêu

7 Tham gia các hoạt động do nhà trường tổ chức và đóng

8 Thực hiện tốt các công việc của Hội phụ huynh phân

Bảng số 5 Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở các trường mầm non Nguyệt Đức

Quản lý tốt việc trang bị và sử dụng hiệu quảcác điều kiện để chăm sóc sức khỏe, vệ sinh vàđảm bảo an toàn cho trẻ

42 28 71 47.3 23 15.

4 14 9.3

Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra chế độ vệsinh an toàn thực phẩm ở mọi khâu của quátrình nuôi dưỡng, nhằm đảm bảo an toàn tuyệtđối cho trẻ trong ăn uống

Quản lý, giám sát một cách thường xuyên hoạtđộng chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh và bảovệ an toàn cho trẻ Có các biện pháp phòng bệnhtheo mùa và phòng tránh tai nạn cho trẻ

70 46.

6 47 31.3 5 3.3 28 18.

74 Chỉ đạo GV thường xuyên rèn luyện cho trẻ

những thói quen, kĩ năng VS, sống khỏe mạnh 28

Chỉ đạo GV đưa ra những biện pháp phù hợphợp lý trong việc CS những trẻ “cá biệt”: yếu suy dinh dưỡng, lười ăn, ăn hay nôn; thừa cân -béo phì, thèm ăn uống chất -béo và ngọtcơ thúc đẩy mọi người cùng thực hiện nhiệm vụtrong công tác phối hợp

Giám sát và điều chỉnh các hoạt động của cácthành viên, các bộ phận trong Ban Công tácphối hợp với gia đình

42 28 56 37.3 33 22 19 12. 7

Trang 12

Chỉ đạo Ban phối hợp với Ban đại diện CMHS,chính quyền địa phương của trường kết hợp vớingười đứng đầu thôn/bản/xóm/tổ dân phố/cụmdân cư để thống nhất và thực hiện có hiệu quả

Bảng số 6: Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá hoạt động CSND cho trẻ Mẫu giáo ở các trường mầm non Nguyệt Đức

TTNội dung đánh giá

Phối hợp với gia đình để xây dựngtiêu chuẩn, căn cứ để kiểm tra,đánh giá hoạt động chăm sóc, giáođiều kiện thực hiện hoạt độngCSND trẻ Mẫu giáo: sân bãi, vệsinh, đồ dùng, thực phẩm, nguồnkinh phí

28 18.7 664433 222315.3

Kiểm tra, đánh giá giáo viên thựchiện nội dung, kế hoạch, lịch hoạt

Kiểm tra giáo viên tiến hành đánhgiá, nhận xét và ghi sổ theo dõi

định kỳ sự phát triển của trẻ. 37 24.6 57 38 28 18.7 28 18.7

2.2 Những ưu điểm, hạn chế

Trang 13

Qua khảo sát, phân tích số liệu thu được về công tác quản lý hoạt động CSND ở trường mầm non Nguyệt Đức tôi đưa ra một số ưu điểm, hạn chế sau:

* Những ưu điểm

Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của QL hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo nói riêng và trường MN nói chung CBQL đã nhận thức được hoạt động CSND trẻ là hoạt động trung tâm của nhà trường, hoạt động này là tiền đề để tổ chức các hoạt động khác.

Cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trường MN có lòng yêu nghề mến trẻ, có sự quyết tâm và ý chí mạnh mẽ để khắc phục khó khăn thực hiện chương trình giáo dục Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nắm vững việc quản lý và thực hiện chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Hiệu trưởng luôn cố gắng bám sát và thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ban lãnh đạo chuyên môn các cấp, có sự chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng, kiểm tra giáo viên kịp thời Mặt nổi bật là đa số giáo viên có tinh thần tự học, tự rèn cao, luôn học tập nâng cao trình độ, hiểu và biết vận dụng hiểu biết của bản thân trong quá trình thực hiện chương trình giáo dục Điều này góp phần không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo Kênh thông tin phong phú, thuận lợi giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên có tài liệu hướng dẫn, thông tin…về việc thực hiện chương trình giáo dục một cách kịp thời.

Lãnh đạo nhà trường tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến hệ thống văn bản, qui định, qui chế, tài liệu hướng dẫn khoa học, đầy đủ và đã xây dựng kế hoạch hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo, thực hiện đúng chương trình về các lĩnh vực phát triển của trẻ.

Tổ chức, chỉ đạo thống nhất từ ban giám hiệu tới các tổ nhóm chuyên môn thực hiện kế hoạch hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo và chế độ sinh hoạt của trẻ.

Thực hiện tốt việc thực hiện qui chế chuyên môn, qui chế nuôi dạy trẻ, tham mưu hiệu quả với các cấp chính quyền, cha mẹ trẻ, các cơ quan trên địa bàn nhằm tăng cường các nguồn lực của xã hội để thực hiện chương trình có hiệu quả.

Trang 14

Hiệu trưởng đã quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, biết khai thác khả năng của từng giáo viên, phân công giáo viên nhóm lớp hợp lý; động viên khuyến khích giáo viên yên tâm công tác và tự giác học tập nâng cao trình độ.

Giáo viên có khả năng tổ chức lập kế hoạch hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo, thực hiện đầy đủ, nghiêm túc những nội dung được quy định trong chương trình theo hướng tích hợp và theo các chủ đề;

Phụ huynh học sinh đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo, nên nhiệt tình ủng hộ về vật chất và tinh thần cho các hoạt động của cô và trẻ, có sự phối hợp với giáo viên trong việc thống nhất các nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

*Hạn chế

- Giáo viên gặp khó khăn về điều kiện tổ chức hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo: chế độ làm việc cả ngày quản lý trẻ, không có thời gian soạn sổ sách, một số giáo viên phải làm thêm công tác kiêm nhiệm khác, chế độ lương còn thấp, phải vừa nuôi, vừa dạy, vừa đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ…

- Chưa đảm bảo qui trình quản lý nhất là trong việc xây dựng kế hoạch và đánh giá giáo viên hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo Hiệu trưởng quản lý chung, các phó hiệu trưởng phụ trách hoạt động dạy, dẫn đến một số nội dung Hiệu trưởng nắm bắt chưa toàn diện.

- Công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ còn hạn chế: Nhà trường chưa quan tâm nhiều đến công tác bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên mà chủ yếu trông nhờ vào các kỳ tập huấn của Sở, Phòng giáo dục tổ chức.Công tác tổng kết, chia sẽ kinh nghiệm đánh giá xếp loại thi đua đôi khi còn mang tính hình thức.

Tuy trình độ giáo viên đạt chuẩn cao, song chuẩn nghề nghiệp còn nhiều hạn chế

* Nguyên nhân

Thứ nhất: cơ sở vật chất còn hạn chế, xuống cấp, hỏng hóc và thiếu

Trang 15

Thứ hai: về nhân lực, dù đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường có trình độ sư phạm tốt nhưng khả năng tiếp nhận những thay đổi, những đổi mới còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu; khả năng tự nghiên cứu còn hạn chế, việc cập nhật nội dung mới gặp khó khăn Cường độ lao động của giáo viên mầm non vẫn chưa được giảm tải, nhất là về thời gian làm việc/ngày Giáo viên phải kiêm nhiệm các nhiệm vụ khác trong nhà trường.

Ba là, Tỷ lệ giáo viên trên lớp 22/16 đạt 1,37 thiếu nhiều so với quy định Thứ tư: Nhận thức còn phiến diện Nhận thức của cha mẹ trẻ còn phiến diện, đặc biệt điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, cơ chế, chính sách còn bất ổn, nhiều khó khăn, thiết bị dạy học đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục hiện nay Nguồn lực tài chính từ ngân sách Nhà nước dành cho GDMN còn thấp so với yêu cầu thực tế, việc huy động đóng góp từ phụ huynh, các cơ quan đoàn thể còn nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng thiểu CSVC, thiết bị dạy học ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong trường MN.

Thứ năm: Nhận thức về vị trí vai trò của GDMN của một bộ phận nhân dân chưa đúng mức GDMN là mô hình GD tự nguyện nên việc phối hợp chăm lo toàn diện cho GDMN chưa được quan tâm kịp thời.

Thứ bảy: Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ GV chưa được quan tâm đúng mức Một số GV tuổi cao chậm đổi mới trong PPDH nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động GD trẻ Một số chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa khuyến khích được lao động đặc biệt là đối với GVMN.

Qua điều tra thực trạng quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non Nguyệt Đức, huyện Thuận Thành có thể đưa ra một số kết quả:

Quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng GDMN, tạo tiền đề vững chắc bước tiến vào cuộc đời.

Thực trạng quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường MN Nguyệt Đức được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đạt được những

Trang 16

hiệu quả nhất định Bên cạnh mặt tích cực, quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo còn nhiều hạn chế về mức độ nhận thức; kế hoạch thiếu khả thi, nội dung, hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo còn nghèo nàn; năng lực quản lý yếu kém hơn nữa áp lực, chính sách dành cho đội ngũ giáo viên còn hạn chế

Quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo tại trường, còn có nhiều khó khăn, hạn chế do nhiều nguyên nhân như: trình độ chuyên môn của GV không đồng đều; nguồn lực thiếu, không đồng bộ, nhận thức phiến diện

Những thực trạng được phân tích, trình bày ở trên là cơ sở thực tiễn để tác giả đề xuất, hoàn thiện các biện pháp quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo ở trường mầm non Nguyệt Đức trong thời gian tới sẽ được trình bày ở chương 2.

Chương 2: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔIDƯỠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO Ở TRƯỜNG MẦM NON NGUYỆT ĐỨC

1 Biện pháp thứ nhất: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dụcnâng cao nhận thức về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo cho độingũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ở trường mầm non Nguyệt Đức

Nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo cho đội ngũ CB, GV, NV là nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của HT, đội ngũ GV, NV và các đoàn thể chính trị trong nhà trường đối với công tác này Trong yêu cầu của sự phát triển và mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo hiện nay của các trường MN nói chung, của trường mầm non Đình Tổ số 1 nói riêng, vấn đề đặt ra là cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo là yếu tố quyết định chất lượng GDMN Vì vậy, nhận thức về vai trò, ý nghĩa của hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo vừa là mục tiêu vừa là biện pháp thực hiện nhằm thúc đẩy đội ngũ GV, NV học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ Do vậy, thực hiện biện pháp bao gồm nội dung sau:

+ Nâng cao nhận thức của giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và cộng đồng xã

Trang 17

hội về hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong trường MN.

+ Tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong trường MN.

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm của tập thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong trường MN.

Để thực hiện tốt các nội dung trên cần thực hiện theo những cách sau:

- Hiệu trưởng tổ chức quán triệt trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về nhiệm vụ quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong nhà trường, chỉ đạo các tổ chuyên môn, các bộ phận có liên quan trong nhà trường xây dựng kế hoạch bản thân mình cụ thể, đúng theo tinh thần chỉ đạo của các cấp quản lý

- Tổ chức sinh hoạt trong cán bộ quản lý và giáo viên, về nội dung hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo và chỉ ra điểm hạn chế, tích cực từ thực trạng, biện pháp khắc phục Qua đó nêu cao tinh thần trách nhiệm, tự tìm tòi chủ động, tích cực khắc phục khó khăn để thực hiện hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo trong trường mầm non

đạt hiệu quả (Hình ảnh 1: Bồi dưỡng chuyên môn cho CBGVNV)

- Tuyên truyền các chủ trương chính sách của nhà nước dành cho giáo dục, luật viên chức, luật lao động, các chuẩn mực đạo đức nhà giáo để giáo viên hiểu và thực hiện đúng, tuyệt đối không vi phạm đạo đức nhà giáo, không xúc phạm thân thể và nhân cách trẻ, tạo cho trẻ một tinh thần thế giới hạnh phúc.

- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo mục tiêu chung của nghành, theo yêu cầu công việc, theo chức năng nhiệm vụ nhất là nội dung thường xuyên kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật chế biến món ăn

- Hiệu trưởng thường xuyên phát động các đợt thi đua, kiểm điểm, biểu dương, khen thưởng kịp thời những cá nhân thực hiện tốt hoạt động CSND trẻ

Mẫu giáo trong nhà trường (Hình ảnh 2: Khen thưởng CBGV NV có thành

- Tổ chức cho GV, NV MN tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng về

Trang 18

hoạt động CSND để giáo viên, nhân viên có cách nhìn nhận tốt nhất về hoạt động CSND trong nhà trường.

Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, bồi dưỡng nhận thức, xây dựng quan niệm mới, quy định và thực hiện nghiêm chỉnh thời gian học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; dựa vào đặc điểm của trường để xác định nội dung, thời điểm, địa điểm bồi dưỡng giáo viên.

Hiệu trưởng cần nghiên cứu thật kĩ để có sự hiểu biết sâu sắc về những vấn đề mới so với phương thức quản lý hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo hiện hành; ưu điểm thuận lợi, khó khăn khi thực hiện chương trình giáo dục mầm non sau sửa đối bổ sung; từ đó tuyên truyền giải thích cho giáo viên, nhân viên hiểu các yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non.

Tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về hoạt động CSND sức khỏe; Hướng dẫn giáo viên, nhân viên lập kế hoạch của nhóm, lớp của tổ, bộ phận; Sinh hoạt theo khối, lớp, trao đổi tọa đàm về tổ chức hoạt động nuôi dưỡng và CSND sức

khỏe theo khối lớp…

Triển khai quán triệt tới 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các tiêu chí đánh giá công tác quản lý và thực hiện nuôi dưỡng và CSND để cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phấn đấu Thực hiện tốt chế độ chính sách cho đội ngũ giáo viên, nhân viên kịp thời, thỏa đáng về tinh thần và vật chất cho giáo viên, nhân viên tích cực học tập và thực hiện nuôi dưỡng và CSND sức khỏe cho trẻ.

2 Biện pháp thứ hai: Nâng cao năng lực chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫugiáo cho đội ngũ giáo viên và nhân viên trong nhà trường

Trên cơ sở xây dựng đổi mới mục tiêu GDĐT cần bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, kỹ năng nghề nghiệp cho nhân viên đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non để đáp ứng mục tiêu GDMN ở từng giai đoạn.

Trước hết, cần tiến hành kiểm tra về khả năng chuyên môn nghiệp vụ của cán

Trang 19

bộ quản lý và giáo viên, nhân viên khi tổ chức các hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo Đánh giá nhu cầu cần bồi dưỡng từ đó xây dựng nội dung cần bồi dưỡng, các hình thức và phương pháp bồi dưỡng cho CB, GV, NV

Mở các hội nghị, hội thảo về các chuyên đề nhằm đáp ứng nhu cầu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

Chỉ đạo xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng trong nhà trường Chuẩn bị đầy đủ tài liệu, phòng ốc thì ngoài ra cần mua bổ sung thêm tài liệu, sách vào thư viện về Tâm lý học lứa tuổi và sư phạm, nghiệp vụ CSND trẻ MN, sách về y tế học đường và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CBQL, GV và NV của nhà trường có thể tiếp cận thuận lợi.

Tiến hành tổ chức hội thảo, hội nghị, các chuyên đề, rút kinh nghiệm một cách hiệu quả, thiết thực về việc tổ chức triển khai thực hiện chương trình CSND trẻ Ngoài ra, còn tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý chuyên môn cho đội ngũ hiệu trưởng bằng những hình thức kiểm tra chéo giữa các trường Đây là cơ hội để cán bộ quản lý và giáo viên của các trường giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm.

Nhận thức được vấn đề tự học, tự bồi dưỡng và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng để nâng cao trình độ tay nghề đó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đánh giá danh hiệu thi đua.

3 Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thứctổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo

Đổi mới được nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo bao gồm:

Đổi mới nội dung tổ chức hoạt động CSND trẻ Mẫu giáo

Về chăm sóc, rèn luyện thể chất: trong kế hoạch hoạt động CSND Mẫu giáo trẻ cần rèn cho trẻ biết kiểm soát và phối hợp các nhóm cơ lớn Bên cạnh đó, GV thiết kế các bài tập cần sự phối hợp vận động giữa các nhóm cơ nhỏ và rèn cho trẻ

Trang 20

phối hợp các giác quan và giữ thăng bằng khi vận động Có thể tiến hành các bài

tập thể dục buổi sáng nhằm tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn, dẻo dai của cơ bắp (Hình

ảnh 3: trẻ tập thể dục buổi sáng)

Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào thực tế điều kiện của địa phương nhà trường đồng thời vào thời gian; mức độ phát triển; sự phát triển tâm lý & thể chất của trẻ có thể xây dựng nội dung phát triển vận động cho trẻ dựa độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ là điểm tựa chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn Nội dung phát triển vận động cho trẻ được xây dựng và triển khai theo các chủ đề năm học như gia đình, trường học, bản thân, thế giới động vật, thực vật; Bé yêu quê hương, đất nước Bác Hồ; Nước và hiện tượng tự nhiên cùng với các chủ đề có thể đưa một số bài vận động cho trẻ như nhảy lò cò, bật xa, ném xa bằng 1 tay; chạy vượt chướng ngại vật Về CSND vệ sinh, dinh dưỡng: tăng cường kiến thức về vệ sinh cá nhân và rèn luyện cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ như lấy nước, vệ sinh đánh răng

Phối hợp với phụ huynh để mua sắm đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân cho trẻ riêng biệt như: xà phòng rửa tay, khăn mặt, khăn ăn, cốc uống nước

+ Giáo viên phải làm kí hiệu tập cho trẻ tự nhận biết kí hiệu dụng cụ vệ sinh cá nhân đúng chính xác, tránh việc nhầm lẫn và không được dùng chung.

+ Tạo môi trường xanh sạch đẹp trong lớp và ngoài sân.Vệ sinh lớp học thông thoáng trước giờ đón trẻ Sắp xếp đồ dùng đồ chơi trật tự ngăn nắp, gọn gàng Xử lý kịp thời các loại rác thải, các chất thải bỏ đúng nơi quy định, không gây ô nhiễm.

- Tập cho trẻ thói quen biết vứt rác đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi, biết bỏ rác vào thùng, biết giữ gìn sân trường lớp học, sạch sẽ, tập cho trẻ thói quen lao động dọn vệ sinh hằng ngày: Nhặt rác sau mỗi buổi sáng tập thể dục, bỏ vào thùng đúng nơi quy định.

- Vệ sinh cá nhân :

Trang 21

+ CSND bảo vệ da sạch sẽ, CSND vệ sinh răng miệng, tay, chân, mặt, mũi

áo, quần áo gọn gàng thường xuyên (Hình ảnh 4: Trẻ thực hiện vệ sinh cá nhân)

- Vệ sinh ăn uống :

+ Giáo dục trẻ ăn thức ăn chín, uống sôi, thức ăn đều phải có nắp đậy cẩn thận tránh ruồi muỗi đậu vào và được ăn thức ăn mới, nóng, không ăn đồ nguội lạnh, không ăn quà vặt.

+ Cuối tuần tổ chức tổng vệ sinh đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng vệ sinh cá nhân

đồ chơi, dụng cụ nhà bếp cho trẻ 1 tuần /lần bằng các dung dịch sát khuẩn (Hình

ảnh số 5: Tổng vệ sinh)

Tổ chức tập huấn cho giáo viên về giáo dục dinh dưỡng, VSATTP, PTTNTT và sơ cứu tại chỗ khi trẻ xảy ra tai nạn.

- Đảm bảo mua thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc và thực hiện ký hợp đồng cam kết trách nhiệm giữa bên mua và bên cung cấp thực phẩm.

- Thực hiện nghiêm túc quy trình lưu mẫu thức ăn theo quy định và ghi đầy đủ thông tin vào sổ kiểm thực ba bước.

- Tăng cường kiểm tra bếp ăn, kịp thời phát hiện các nguyên nhân gây hậu quả xấu, gây ngộ độc Phát hiện các mối nguy và đưa ra các biện pháp xử lý điều chỉnh Đảm bảo yêu cầu bếp ăn được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ tiêu chuẩn VSATTP.

- Ban giám hiệu và giáo viên luôn có trách nhiệm giám sát, kiểm tra đồ dùng đồ chơi thường xuyên để nhằm sửa chữa kịp thời những dụng cụ, đồ chơi bị hư hỏng tránh gây thương tích cho trẻ trong quá trình chơi.

Nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ không chỉ thông qua các bài tập vận động mà cần phải cho trẻ ăn uống đủ lượng, đủ chất, hợp vệ sinh.

Nhà trường cần xây dựng thực đơn theo mùa, với tuần chẵn, tuần lẻ, trẻ được thay đổi món ăn hàng ngày Tổ chức cho nhân viên thi “Nấu ngon cho trẻ” để mỗi nhân viên học hỏi, rút kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động CSND trẻ

Trang 22

Mẫu giáo.

Đổi mới phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mẫu giáo

Chỉ đạo thường xuyên thay đổi thực đơn phù hợp lứa tuổi: Căn cứ vào độ tuổi, mùa vụ, theo tình trạng sức khỏe và theo điều kiện kinh tế nhà trường

Đổi mới hình thức CSND sức khỏe học đường: Thường xuyên định kỳ, tổ chức cân, đo và ghi vào biểu đồ tăng trưởng cho trẻ bên cạnh đó thường xuyên có biện pháp phòng tránh dịch bệnh theo mùa cho trẻ đặc biệt dịch bệnh Covid 19.

+ Đổi mới tổ chức chế độ sinh hoạt 1 ngày khoa học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.

Đổi mới cách thức tổ chức hoạt động bán trú cho trẻ

Thực hiện nghiêm túc nội qui, qui chế của ngành, nhà trường đề ra sơ chế thực phẩm dưới vòi nước chảy, để ráo nước trước khi chế biến Thực phẩm được sơ chế trên bàn, sau khi sơ chế phải chế biến ngay Khi chế biến thực phẩm phải được thái nhỏ, nấu chín kỹ, nêm vừa khẩu vị ăn của trẻ đảm bảo chất lượng Yêu cầu thành phẩm phải có màu sắc tự nhiên Nhân viên nhà bếp chia đúng định lượng khẩu phần ăn cho trẻ Dụng cụ chế biến và phục vụ cho trẻ ăn uống phải đầy đủ, dùng cho chế biến sống và chín phải có đồ dùng, dụng cụ riêng, đảm bảo vệ sinh Đồ dùng, dụng cụ nhà bếp, bát thìa, xoong nồi đựng thức ăn chín, ca cốc trước khi sử dụng đều phải được tráng qua nước sôi, hàng ngày rửa sạch sẽ và được phơi khô

Vệ sinh lớp học, nhà bếp sạch sẽ không có mùi, nền nhà luôn khô ráo Hàng ngày, hàng tuần có kế hoạch cụ thể để tổng vệ sinh lớp học, nhà bếp như: lau các cửa sổ, giá đồ chơi, tủ sấy bát, phơi chăn, chiếu, gối sắp xếp ngăn nắp gọn gàng tránh bụi bẩn, không để đọng nước muỗi ẩn nấp, giày dép để đúng nơi qui định Bếp ăn đảm bảo đủ ánh sáng và không khí có máy hút mùi Bếp ăn thực hiện qui trình bếp 1 chiều đảm bảo vệ sinh Trong nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảng thực đơn Phân công cụ thể ở các khâu: chế biến theo thực đơn, số lượng đã quy định của từng ngày đảm bảo nhu cầu

Ngày đăng: 28/03/2024, 12:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w