1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về biến đổi khí hậu việt nam và giải pháp

13 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 575,34 KB

Nội dung

Đối với cư dân nhiều vùng nước ta, sự biến động bất thường của khí hậu trên trái đất là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống họ.. Biến đổi khí hậu hiện đại được nhận biết thông

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG  TIỂU LUẬN CÁ NHÂN Đề: THỰC TRẠNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện: Trần Phạm Hoài Hận Mã số sinh viên: 1913300 Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Võ Lê Phú Thành phố Hồ Chí Minh, 2023 LỜI NÓI ĐẦU Trong mấy thập kỷ qua, nhân loại đã và đang trai qua các biế động bất thường của khí hậu toàn cầu Trên bề mặt trái đất, khí quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên làm xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống loài người Nó ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, xã hội và môi trường của các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng Sự thay đổi khí hậu không phải là vấn đề hàn lâm mà thực tế nó có tác động rất lớn đến nhân loại Đối với cư dân nhiều vùng nước ta, sự biến động bất thường của khí hậu trên trái đất là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống họ Do các yếu tố trên bắt buộc chúng ta phải có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về vấn đề môi trường, khí hậu Nghiên cứu vấn đề này, tầm quan trọng nhất, mục dích lớn nhất của chúng ta là phân tích biến đổi khí hậu ở Việt Nam và giải pháp quản lý của nhà nước Giúp cho các nhà hoạch định chính sách có các chiến lược hợp lý giảm thiểu và thích ứng với các biến đổi tiêu cực do thay đổi khí hậu gây ra, hướng tới sự phát triển bền vững, toàn diện hơn Tuy nhiên đâu là vấn đề ở tầm vĩ mô, trình độ hiểu biết và phương pháp trình bày còn hạn chế nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Nên rất mong được sự đóng góp ý kiến của Thầy và các bạn để hoàn thiện hơn CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.Khái niệm biến đổi khí hậu: Biến đổi khí là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn Nói cách khác, nếu coi trạng thái cân bằng của hệ thống khí hậu là điều kiện thời tiết trung bình và những biến động của nó trong khoảng vài thập kỷ hoặc dài hơn, thì biến đổi khí hậu là sự biến đổi từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác của hệ thống khí hậu (IPCC, 2007) Biến đổi khí hậu hiện đại được nhận biết thông qua sự gia tăng của nhiệt độ trung bình bề mặt Trái đất, dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu Biểu hiện của biến đổi khí hậu còn được thể hiện qua sự dâng mực nước biển, hệ quả của sự tăng nhiệt độ toàn cầu 2.Các biểu hiện của sự biến khí hậu trái đất gồm: - Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất - Sự dâng cao mực nước biển do tan bang dẫn tới sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động con người - Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác - Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển 3.Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu: Sự biến đổi tự nhiên Sự biến đổi của các tham số quỹ đạo Trái Đất Sự biến đổi trong phân bố lục địa - biển của bề mặt trái đất: sự trôi dạt lục địa, các quá trình vận động tạo núi, sự phun phun trào núi lửa, Sự biến đổi trong tính chất phát xạ của mặt trời và các hấp thụ bức xạ của trái đất từ khi trái đất hình thành cho đến nay (khoảng 6 tỷ năm) độ chói của mặt trời tăng khoảng 30% Do hoạt động của con người Đốt nhiên liệu hóa thạch, chất thải từ các nhà máy, biến đổi sử dụng đất, sản xuất nông nghiệp, Các nguyên nhân tự nhiên có thể gây ra sự biến đổi của khí hậu, thể hiện rõ rệt nhất qua sự dao động giữa các thời kỳ khí hậu lạnh (băng hà) và khí hậu ấm áp (gian băng) Sự nóng lên bất thường của khí hậu toàn cầu hiện nay có thể được hiểu được như biến đổi khí hậu hiện đại, ngoài nguyên nhân tự nhiên, vai trò đóng góp của con người là rất quan trọng Đó là sự gia tăng hiệu ứng nhà kính do sự gia tăng đột biến hàm lượng các chất khí nhà kính từ các hoạt động sống của con người Nguyên nhân khách quan: Chu kì nóng lên của Trái Đất do hoạt động nội tại Hiện tượng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nóng lên và lạnh đi vốn là hiện tượng tự nhiên xảy ra có tính chu kì trong lịch sử hình thành và phát triển của trời đất Chu kì nóng lên của Trái Đất mang tính nội sinh và ngoại sinh tự nhiên được đẩy nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn do những tác động của khí thải công nghiệp và hiệu ứng nhà kính - Sự biến đổi của đại dương: Sự tác động qua lại giữa không khí và các đại dương là một trong các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu Rất nhiều sự thay đổi bất thường của khí hậu như hiện tượng El Nino hay La Nina được hình thành một phần do lượng nhiệt được tích tụ vào trong các đại dương khác nhau và sự di chuyển của các vùng biển - Những nghiên cứu cổ sinh khí hâu đó khẳng định rằng hàng ngàn năm trước thời kỳ tiền công nghiệp, khí hậu đó không bị nóng lên Nhưng xu thế đó thay đổi, đặc biệt trong những thập niên gần đây Theo tính toán của IPCC, trong những thập niên gần đây, nhiệt độ tăng trung bình 0,3º mỗi thập niên Đến năm 2100, nhiệt độ bề mặt có thể tăng từ 1,5ºC đến 4,5ºC Mưa trở nên thất thường hơn Những vùng mưa nhiều, lượng mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn Các vùng hạn trở nên hạn hơn Toàn bộ mặt đệm, cả mặt đất và đại dương đều nóng lên, đặc biệt là ở vĩ độ cao dẫn đến hiện tượng tan băng hai bên vùng cực, gây nên hiện tượng nước biển dâng Tần suất nước biển dâng Tần suất và cường độ hiện tượng El Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới - Cùng với sự nóng lên toàn cầu, nước biển dâng, sự thay đổi về mưa và sự bốc hơi là sự suy thái của tầng ozôn bình lưu làm tăng bức xạ cực tím mặt trời trên Trái Đất, gây ra những ảnh hưởng lớn cho loài người Ngược lại, bản thân sự tồn tại và phát triển của các ngành kinh tế - xã hội cũng làm biến đổi môi trường xung quanh, tác động đến hệ thóng khí hậu CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3200km với 75% số dân sống gần biển Việt Nam là nước thứ 2 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Theo các nhà khoa học trên thế giới thì: “ Việt Nam chịu tác động khí hậu nhiều hơn so với lượng khí CO2 thải ra Những biến đổi khí hậu tại Việt Nam: - Nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,3ºC - Xu thế biến đổi của lượng mua trên phần lãnh thổ Việt Nam, lượng mưa giảm đi trong tháng 7,8 và tăng lên trong các tháng 9,10,11, hiện tượng mưa phùn giảm đi rõ rệt ở Bắc và Bắc Trung Bộ - Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng ENSO ngày càng có tác động mạnh mẽ đến khí hậu đó đang xảy ra trong khu vực trong đó có Việt Nam - Mực nước biển đang lên trung bình 0,435 cm đến 0,635 cm năm Dự đoán sự biến đổi khí hậu đến năm 2070: - Nhiệt độ vùng duyên hải tăng 1,5ºC và vùng nội địa là 2,5ºC - Trên các khu vực, mưa trong gió mùa đông bắc tăng 0-5% vào mùa khô và 0-1-% vào mùa mưa - Nước biển dâng cao 45cm 1 Tăng nhiệt độ: Nhiệt độ của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 2 đến 4,5ºC và mực nước biển sẽ dâng lên khoảng 10 đến 68 cm Và nếu sự biến đổi khí hậu cứ diễn ra như với tốc độ hiện nay thì trong vòng khoảng 100 năm nữa, nhiều diện tích đất liền trên trái đất, trong đó có vùng đông bằng châu thổ song Cửu Long và song Hồng, có thể sẽ ngập chìm trong nước biển 2 Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển - Tần suất và cường độ các hiện tượng bão, mưa lớn, nhiêt độ cao, hạn hán ở Việt Nam tăng hơn nhiều trong thập niên vừa qua - Tần suất và cường độ El Nino (hiện tượng gây nắng nóng, hạn hán ở Việt Nam) tăng lên rõ rệt trong những năm cuối thế kỹ trước và những năm đầu thế kỷ này Trong 5 thập kỷ gần đây, hiện tượng ENSO (bao gồm cả hiện tượng El Nino và hiện tượng La Nina – hiện tượng mưa nhiều, mưa lớn ở Việt Nam) ngày càng có tác động mạnh mẽ đến chế độ thời tiết và đặc trưng khí hậu trên nhiều khu vực của Việt Nam Những ảnh hưởng của ENSO đến thời tiết, khí hậu nước ta thông qua một cơ chế tác động phức tạp giữa các thành phần hoàn lưu khí quyển và biển khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, gây ra những biến đổi dị thường về khí áp, nhiệt độ, lượng mưa và nhiều hiện tượng thời tiết thủy văn quan trọng khác nhau như bão, lũ, hạn hán… 3 Nước biển dâng cao Việt Nam nằm trong top 5 nước đứng đàu thế giới dễ bị tổn thương nhất đối với biến đổi khí hậu Nếu mực nước biển tăng 1 mét ở VN sẽ mất 5% diện tích đất đai, 11% người mất nhà cửa, giảm 7% sản lượng nông nghiệp và 10% thu nhập quốc nội GDP Nếu mực nước dầng lên là 3-5m thì điều này đồng nghĩa với “có thể xảy ra thảm họa ở Việt Nam”/ Băng tan và nhiệt độ tăng làm nở thể tích trung bình của nước được coi như hai nguyên nhân chính dẫn đến mực nước đại dương cao dần lên, làm tràn ngập các đồng bằng thấp ven biển Các số liệu quan sát mực nước biển thế giới cho thấy mức tăng trung bình trong vùng 50-100 năm qua là 1,8 mm/năm Nhưng chỉ trong 12 năm gần đây, các số liệu đo đạc vệ tinh NASA cho thấy xu thế biển dang đang gia tăng rất nhanh, với tốc độ trung bình là 3 mm/năm Đồng bằng sông Hồng: Bản đò các vùng chịu ảnh hưởng nước biển dâng ở Đồng bằng sông Hồng: -Hiện tượng ngập úng vùng đồng bằng châu thổ mở rộng vào mùa mưa lũ, các dòng sông tăng cường xâm thực ngang gây sạt lỡ lớn các vùng dân cư tập trung ở 2 bờ trên nhiều khu vực từ Bắc chí Nam -Hiện tượng này cũng đồng thời tạo cồn, bãi bồi lấp dong chảy các sông, nhánh sông ở vùng hạ du; ở những sông đó xây dựng hệ thống đê kiên cố thì có hiện tượng bồi lấp ngay chính dòng sông cũng như tuyến khống chế giữa hai bờ đê, tạo nên thế địa hình ngược: những sông nổi cao hơn cả đồng bằng hai bên sông Vào mùa khô, hiện tượng phổ biến là nước triều tác động ngày càng sâu về phía trung du, hiện tượng nhiễm mặn ngày càng tiến sâu vào lục địa -Hiện tượng sạt lỡ bờ biển trên nhiều đoạn kéo dài hàng chục, hàng tram km với tốc độ phá hủy bờ sau vào lòng đất liền hàng chục, thậm chí hàng trăm mét là hiện tượng xảy ra thường xuyên trong nhiều năm gần đây,liên quan đến sự tàn phá do gia tăng bão, song lớn và sự thay đổi của động lực biển ở đối bờ -Hiện tượng hình thành các cồn cát chắn và tái trầm tích bổi lấp luồng vào các cửa sông gây trở ngại lớn cho hoạt động vận tải ra vào các cảng biển khiến cho những công trình nạo vét rất tốn kém đều nhanh chóng bị vô hiệu Duyên hải miền Trung -Vùng duyên hải miền Trung được cấu tạo bởi một dải đất kẹp giữa dãy Trường Sơn về phía Bắc, và vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) về phía Nam, và Biển Đông Dải đất bị chia cắt bởi nhiều nhánh núi Trường Sơn vươn ra đến tận biển, và một số con sông ngắn mà lưu vực chuồi về phía Biển Đông -Từ vài thập kỷ gần đây, rừng đầu nguồn phía Tây bị tàn phá nhiều, địa mại vùng duyên hải Trung Bộ trở nên ngày càng không ổn định, thể hiện rõ nhất là lỡ núi, lòng các hồ đập bị lấp dần, các cơn lũ tràn và lũ quét đổ ra biển Đông Lòng sông, địa mạo các cửa sông thay đổi nhiều sau mỗi mùa lũ Hậu quả của các cơn bão, các trận lũ quét đối với hạ tầng cơ sở là khá nặng nề -Với mực nước biển dâng, sự không ổn định của địa mạo các đến từ phía biển Đông nghĩa là đến từ hai phía của dải đất hẹp miền Trung Những năm gần đây, tình hình bờ biển bị xâm thực xảy ra nhiều hơn Khác với hậu quả của các cơn bão hay lũ quét thường xảy ra vào mùa mưa bão hằng năm, sữa đe dọa của biển dâng lên hạ tầng cơ sở dọc bờ biển theo mùa, theo kỳ triều và thường xuyên hơn - Những địa bàn bị ảnh hưởng mạnh nhất là các đồng bằng ven biển và ở cuối các con sông, nơi mật độ dân số rất cao và phải chịu sức ép từ hai phía biển và núi - Sa cấu, độ phì của đất, xâm nhập mặn thay đổi sẽ ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng - Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật, xã hội, hóa và du lịch tập trung phần lớn ở vùng đồng bằng và ven biển, các cảng biển đã xây dựng dọc miền Trung sẽ chịu sự uy hiếp mạnh mẽ từ mực nước biển dâng Đồng bằng sông Cửu Long: Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, nếu mực nước biển dâng lên một mét thì cứ khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất 10% GDP và có khoảng 40.000 km vuông đồng bằng ven biển Việt Nam bị ngập hàng năm Trong đó, 90% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập hoàn toàn Đồng bằng sông Cửu Long trước đây rất ít hứng chịu bão Thế nhưng trong một thập kỷ gần đây, đã chịu một vài cơn bão lớn như cơn bão Linda 1997 và cơn bão Durion 2006 Nhiều nghiên cứu gần đây tìm mối tương quan giữa việc bão ở Tây Thái Bình Dương có xu hướng xảy ra thường xuyên hơn sau tháng 10 Dương lịch và đi về hướng đường xích đạo, với nhiệt độ nước biển trên bề mặt tăng, của dòng hải lưu bị thay đổi bởi biến đổi khí hậu toàn cầu Nước biển dâng làm diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long bị xâm nhập mặn ảnh hưởng đến canh tác lúa, thủy sản và trồng các loại cây Làm thiếu nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất của người dân 4.Hệ sinh thái thay đổi: Nhiệt độ tăng đe dọa đến sự đa dạng của các loài, làm nhiều loại không thích nghi được với nhiệt độ nơi chúng sinh sống mà phải di chuyển chúng đến nơi cao hơn để có thể phát triển Các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động đến hệ sinh thái một cách mạnh mẽ làm cho nhiều hệ sinh thái bị tổn hại Nước biển dâng đang làm mất đi hệ sinh thái ven biển Các rặng san hô đang chết dần do nhiệt độ đại dương ấm lên Băng tan đang gây mất môi trường sống của các vùng cực 5.Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Bão lũ là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường, lan tràn các loại dịch bệnh do vi khuẩn, virut gây ra như tả, thương hàn, sốt rét Nguồn nước ngọt khan hiếm Thời tiết thất thường làm con người yếu đi do không chống đỡ được đối với nhiệt độ giá lạnh xuống đến âm độ hay cái nóng thiêu đốt đến 40°C, trẻ em và người già là những đối tượng chịu hậu quả nặng nề nhất CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Những chính sách và các biện pháp của chính phủ và người dân trong việc ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đang trở thành một vấn đề toàn cầu, nó ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài người và mọi sinh vật sống trên hành tinh này, cho nên biến đổi khí hậu cần được quan tâm của tất cả các nước trên thế giới Theo chúng ta biết Việt Nam là một trong 5 quốc gia ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Nếu không hành động kịp thời thì Việt Nam phải chịu hậu quả khó lường do bị tàn phá của việc biến đổi khí hậu gây ra Nhận thức ảnh hưởng nghiêm trọng của điều này chính phủ và người dân Việt Nam đã và đang tiến hành nhiều biện pháp để ứng phó với việc biến đổi khí hậu Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) trong Báo cáo đánh giá khí hậu lần thứ 6 (AR6) đã chỉ ra những vấn đề đáng lo ngại về tình trạng biến đổi khí hậu: Thời tiết cực đoan đang diễn ra ở mọi nơi trên trái đất, bầu khí quyển và biển đang nóng lên với tốc độ chưa từng có trong lịch sử Tại Việt Nam, trong những năm gần đây biến đổi khí hậu được ghi nhận với diễn biến theo xu thế bất lợi, các hiện tượng khí hậu cực đoan tiếp tục xảy ra với cường độ mạnh hơn và tần suất cao hơn Trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm tại Việt Nam đã liên tục tăng, các hiện tượng bất thường của khí hậu xảy ra ở nhiều vùng, gây ra đợt hạn hán kéo dài năm 2015 - 2016 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên; sạt lở, lũ ống, lũ quét trên diện rộng với sức tàn phá to lớn ở Yên Bái năm 2017, Thanh Hoá 2018, 2019; bão Damrey năm 2017 đổ bộ vào tỉnh Khánh Hòa và các khu vực lân cận; đợt mưa lớn gây sạt lở đất, ngập lụt lịch sử kéo dài tại miền Trung năm 2020 gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của Nhân dân, đặc biệt cả Các nhiệm vụ đã triển khai để thích ứng với biến đổi khí hậu Các giải pháp nâng cao hiệu quả thích ứng với biến đổi khí hậu Một là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách Nghiên cứu xây dựng Luật Biến đổi khí hậu Rà soát, sửa đổi, bổ sung các luật chuyên ngành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giai đoạn 2021 - 2030 phù hợp với các mục tiêu Chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng kế hoạch triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất; xây dựng và ban hành các chính sách thương mại và thúc đẩy phát triển bền vững Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp liên vùng, liên ngành trong thích ứng với biến đổi khí hậu; hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; thiết lập, vận hành hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp quốc gia, cấp ngành và cấp tỉnh đối với các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Thúc đẩy phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro khí hậu Tích hợp nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển đô thị nhằm tăng khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các thành phố Hai là, triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch… đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhằm nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng biến đổi khí hậu của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu Ba là, tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng Đa dạng hóa phương thức thông tin, nâng cao chất lượng truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông quốc gia, tổ chức các lớp tập huấn cho chính quyền các cấp, tổ chức xã hội và cộng đồng, nhằm nâng cao nhận thức về thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai Tuyên truyền, nhân rộng các hoạt động, mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu Bổ sung, nâng cao, cập nhật kiến thức về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai vào chương trình giáo dục phổ thông Bốn là, phát triển nguồn nhân lực Xây dựng và triển khai chương trình tập huấn, bồi dưỡng về thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ rủi ro thiên tai; chương trình giáo dục và đào tạo tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở các cấp học Phát triển đội ngũ chuyên gia chất lượng cao về thích ứng với biến đổi khí hậu đáp ứng yêu cầu quản lý và phù hợp với lộ trình, quy định trong nước và các điều ước quốc tế về biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên Năm là, phát triển khoa học và công nghệ Tăng cường nghiên cứu khoa học, tiếp thu, ứng dụng, phát triển công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong xây dựng và triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu Lồng ghép các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện Việt Nam trong các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia theo nhu cầu của ngành, lĩnh vực và địa phương Ưu tiên nghiên cứu và triển khai thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu đồng lợi ích với giảm phát thải khí nhà kính, phát triển kinh tế - xã hội Sáu là, huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách tháo gỡ các vướng mắc, tạo thuận lợi để thu hút các dòng vốn đầu tư, nhằm khơi thông nguồn lực xã hội, khuyến khích sự tham gia của doanh nghiệp, người dân thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu Xây dựng quy trình phân bổ ngân sách nhà nước và lập kế hoạch đầu tư công, kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước bảo đảm phân bổ và sử dụng hiệu quả để thực hiện các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện các công trình, dự án thích ứng với biến đổi khí hậu có đồng lợi ích với phát triển kinh tế - xã hội và giảm phát thải khí nhà kính Nghiên cứu đề xuất hình thành Quỹ thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” và thích ứng với biến đổi khí hậu Bảy là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu Thúc đẩy hoạt động ngoại giao khí hậu, tích cực và chủ động tham gia các cơ chế hợp tác khu vực và toàn cầu về thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc biệt là các cơ chế tài chính khí hậu Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại song phương và đa phương về thích ứng với biến đổi khí hậu trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Tham gia tích cực, đóng góp thực chất, chủ động đề xuất ý tưởng, sáng kiến mới tại các cơ chế khu vực và quốc tế mà Việt Nam là thành viên Tham gia quá trình khởi xướng, thúc đẩy các cơ chế hợp tác mới Đàm phán xây dựng các quan hệ đối tác, cơ chế hợp tác để thu hút nguồn lực, hỗ trợ quốc tế cho việc Việt Nam thực hiện các cam kết quốc tế về thích ứng với biến đổi khí hậu.nh hưởng lớn đến nhóm dân cư nghèo và yếu thế trong xã hội Các biện pháp khắc phục: 1 Hạn chế sử dụng nguồn nhiên liệu hóa thạch Nhiên liệu hóa thạch bao gồm các loại nhiên liệu như là than, dầu đốt, khí thiên nhiên,… Khi sử dụng các loại nhiên liệu này có thể gây ra hiệu ứng nhà kính Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có các biện pháp thay thế các nguồn nhiên liệu trên, chính vì vậy để ngăn chặn biến đổi khí hậu, cách tốt nhất bây giờ là hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch 2.Giảm tiêu thụ Không chỉ giúp tiết kiệm chi tiêu cho chính người dân mà còn giúp hạn chế biến đổi khí hậu Bởi vì giảm thiểu tiêu thụ là giảm thiểu các loại khí thải và hiệu ứng nhà kính – nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu Ví dụ như sử dụng nhiều các loại bao bì, nhất là loại được sản xuất từ nhựa plastic sẽ gây hiệu ứng ô nhiễm trắng… 3.Ngăn chặn nạn chặt phá rừng Hiện nay diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp do nạn chặt phá rừng, khai thác gỗ trái phép Việc này khiến cho lượng CO2 thải vào môi trường ngày càng tăng cao, gây hiệu ứng nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu Chính vì vậy, hàng loạt các vấn đề về khí hậu, môi trường khác như mưa lũ, băng tan… xuất hiện ngày càng phổ biến, vì thế mà biện pháp khắc phục biến đổi khí hậu 4 Hạn chế tối đa sử dụng túi nilon khi mua sắm Việc sản xuất cũng như sử dụng túi nilon qáu mức cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu Bởi lẽ, quá trình sản xuất túi nilon cần sử dụng khí đốt, dầu mỏ, kim loại nặng, chất hóa dẻo, phẩm màu… Đây là những chất cực kì có hại đối với sức khỏe con người và môi trường xung quanh Bên cạnh đó, túi nilon có thể mất tới hàng trăm năm để phân hủy, điều này có thể mang đến những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến môi trường sống của con người cũng như các loài sinh vật sống.hiệu quả là cần ngăn chặn được nạn chặt phá rừng bừa bãi 5.Tìm kiếm nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường Hiện tại, việc tìm ra các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường vẫn là một thử thách đối với con người Tuy nhiên, để khắc phục và giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc sử dụng các năng lượng thay thế thay cho năng lượng hóa thạch là vô cùng cần thiết -Một vài nguồn năng lượng thay thế được mọi người biết đến phổ biến như: -Năng lượng gió, nhiệt, năng lượng sóng, năng lượng mặt trời -Ethanol từ cây trồng -Nhiên liệu sinh học -Hydro từ quá trình thủy phân nước 6.Ứng dụng các công nghệ mới trong bảo vệ trái đất Để có thể hạn chế ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu, các nhà khoa học đang nghiên cứu và tiến hành các thử nghiệm mới Chẳng hạn như: -Kỹ thuật phong bế mặt trời, kỹ thuật địa chất -Lắp đặt rất nhiều gương nhỏ để làm lệch ánh sáng mặt trời -Các biện pháp tăng cường dưỡng chất cho cây trồng hấp thụ CO2 nhiều hơn -Tạo ra các đại dương chứa sắt -Bao phủ vỏ trái đất bằng những màng phản chiếu khúc xạ ánh sáng trở lại mặt trời -Kỹ thuật phát tán hạt sulfate vào không khí làm lạnh bầu khí quyển Tài liệu tham khảo: 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2020) Báo cáo kỹ thuật đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (cập nhật năm 2020) 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2022) Báo cáo kỹ thuật phục vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050 http://tapchimattran.vn/thuc-tien/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-thich-ung-voi-bien-doi- khi-hau-tai-viet-nam-47050.html 4 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018) Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 24- NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 5 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2021) Kịch bản biến đổi khí hậu 6 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2021) Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược về phòng chống thiên tai

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w