Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG --- TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đề tài: ẢNH HƯ
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BỘ MÔN KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đề tài: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI NHIỆT ĐỘ ĐẾN THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VIỆT NAM SVTH: Lưu Lan Hương MSSV:1913658 GVHD: PGS.TS Võ Lê Phú TS Võ Thanh Hằng TP.HCM, 04/2023 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Biến đổi khí hậu và nhiệt độ 1 1.2 Khái niệm nông hộ 1 1.3 Thu nhập nông hộ 1 CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ 4 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 10 3.1 Kết luận 10 3.2 Gợi ý chính sách 10 3.2.1 Chính sách ứng phó với BĐKH 10 3.2.2 Đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi nhiệt độ 11 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Biến đổi khí hậu và nhiệt độ Biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự thay đổi trạng thái khí hậu có thể xác định thông qua các thay đổi về giá trị trung bình hoặc biến thiên (dao động) của các yếu tố khí hậu trong một thời gian dài, có thể hàng thập kỷ hoặc lâu hơn (IPCC, 2007; Abbass et al., 2022) Việt Nam là một trong năm quốc gia đứng đầu thế giới dễ bị tổn thương nhất và tổn thương trực tiếp do quá trình BĐKH theo đánh giá của Tổ chức Phát triển của Liên Hợp Quốc năm 2018 BĐKH là quá trình tự nhiên lâu dài do hoạt động của con người gây ra làm thay đổi hệ thống khí quyển, thủy quyển, sinh quyển,…Từ đó ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, thiên nhiên và quá trình sản xuất kinh tế Ngoài ra, nhiệt độ, lượng mưa và các yếu tố khác của khí hậu ngày càng biến đổi khó lường và khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng đến sản lượng, thu nhập, sức khỏe cộng đồng không những ngay hôm nay mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai (World Bank, 2010) Nhiệt độ rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển, là yếu tố tác động đến chất lượng và sản lượng cây trồng, vật nuôi (Muhuddin Rajin Anwar et al ,2013) 1.2 Khái niệm nông hộ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO, 2007) định nghĩa hộ nông dân là những hộ hoạt động trong các ngành nghề như trồng trọt, nghề rừng, nghề chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, đa phần dựa vào sức lao động thành viên trong hộ gia đình Nông hộ còn là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn 1.3 Thu nhập nông hộ Tổng cục thống kê (GSO, 2010) định nghĩa thu nhập nông hộ là tổng số tiền và giá trị hiện vật có thể quy đổi thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà thành viên trong hộ nhận được, thường là 1 năm Các khoản thu nhập của nông hộ bao gồm: (1) Tiền thu từ tiền công, tiền lương; (2) Tiền thu từ sản xuất lâm nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); (3) Tiền thu từ sản xuất nông nghiệp; 1 | Page (5) Tiền thu từ sản xuất thủy sản; (6) Tiền thu nhập từ ngành nghề; (7) Tiền thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, vay thuần túy, thu nợ, bán tài sản và các khoản chuyển nhượng vốn) Sản xuất nông nghiệp tác động trực tiếp đến thu nhập của nông hộ và căn cứ vào mức thu nhập phân chia nông hộ thành hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo, hộ nghèo (Chu Thị Kim Loan, 2015) Hình 1: Thu nhập của các nông hộ điều tra Thu nhập của các hộ nông dân Việt Nam những năm gần đây đã được cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp Theo số liệu của GSO (2012), thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng của cư dân nông thôn năm 2012 chỉ bằng 78,9% bình quân chung cả nước và bằng 52,8% thu nhập của cư dân đô thị Trong giai đoạn 2008-2014, khoảng cách giữa thu nhập nông nghiệp và phi nông nghiệp có sự chênh lệch và bất bình đẳng thu nhập tại khu vực nông thôn ngày càng tăng (WB, 2016) Tổng cục trưởng môi trường – Nguyễn Văn Tài cho rằng nông nghiệp cần phải thích ứng với BĐKH, có khả năng chống đỡ, hấp thu và phục hồi từ những tác động của BĐKH một cách hiệu quả và kịp thời; thông qua khả năng duy trì, khôi phục và thậm chí vận hành tốt hơn (nếu có thể) sau những tác động đó, đem lại thu nhập ổn định cho nông hộ (WB, 2017) Trong bài báo cho biết toàn thế giới vào năm 2000, thu nhập bình quân đầu người giảm 8,5% khi nhiệt độ tăng lên Mối quan hệ xuyên quốc gia về cơ bản yếu hơn mối tương quan giữa các quốc gia, nhưng nó vẫn có ý nghĩa thống kê và có tầm quan trọng kinh tế, khi nhiệt độ tăng 100C thì thu nhập bình quân đầu người của thành phố giảm 1,2 - 1,9% Nguyễn Tuấn 2 | Page Kiệt et al., 2020 đã nghiên cứu tác động của rủi ro đến thu nhập nông hộ tại vùng Tây sông Hậu Qua kết quả khảo sát 225 hộ, bài nghiên cứu cho thấy các rủi ro làm giảm thu nhập nông hộ, bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng đã bổ sung bằng chứng thực nghiệm mới và giải thích rõ hơn về tác động tích cực của từng chiến lược ứng phó rủi ro đến thu nhập nông hộ, mà các nghiên cứu trước chưa giải thích rõ Tuy nhiên, những bằng chứng thực nghiệm này ở cấp độ nông hộ trên phạm vi của vùng Tây sông Hậu còn hạn chế 3 | Page CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NHIỆT ĐỘ ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ Bảng 2.1: Kết quả phân tích hồi quy tác động của nhiệt độ đến thu nhập nông hộ Biến phụ thuộc: Thu nhập nông hộ Mô hình 1 Nhiệt độ trung bình trong ngày 180C -46.659** Nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C -25.025*** Nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C -16.766 Nhiệt độ trung bình trong ngày >310C -192.349*** Giới tính 3147.371*** Tuổi 5.594 Học vấn 831.561*** Quy mô hộ 1142.976*** Dân tộc 4197.001*** Hệ số β0 30019.65*** Số quan sát 9630 R2 0.07356 Nguồn: Số liệu được điều tra và trích xuất dữ liệu R-Studio Ghi chú:*** mức ý nghĩa 0.1%,** mức ý nghĩa 1%,* mức ý nghĩa 5%,“.”mức ý nghĩa 10% Theo Nguyễn Hữu Dũng (2019), nhiệt độ có tác động phi tuyến tính khá rõ ràng lên thu nhập ròng của nông hộ Ở kết quả hồi quy từ bảng 2.1, với mức ý nghĩa 0.1% nhiệt độ trung bình trong ngày 250C và >310C có ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập nông nghiệp Nhiệt độ trung bình trong ngày > 180C cũng có tác động tiêu cực đến thu nhập nông nghiệp ở mức ý nghĩa 1% nhưng nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C thì không tác động đến thu nhập nông nghiệp Ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông nghiệp ở nhiệt độ trung 4 | Page bình trong ngày >310C, cụ thể khi tăng 1 ngày ở nhiệt độ > 310C sẽ làm thu nhập nông nghiệp giảm 192.35 nghìn đồng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi Kết quả cho thấy phù hợp với nghiên cứu của Ayinde (2011) chỉ ra rằng nhiệt độ ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất nông nghiệp Nghiên cứu của Liangzhi You (2009) cũng nhận xét nhiệt độ tăng làm sản xuất trong mùa giảm lợi nhuận và ảnh hưởng đến thu nhập hộ Ngoài ra kết quả hồi quy còn cho biết ở mức ý nghĩa 0.1%, giới tính, trình độ học vấn chủ hộ cũng như quy mô họ và dân tộc có ảnh hưởng đến thu nhập nông nghiệp Trong đó, giới tính tác động đến thu nhập, cụ thể thu nhập của nam sẽ cao hơn 3137.371 nghìn đồng so với nữ Học vấn chủ hộ, quy mô hộ và dân tộc tác động tích cực đến thu nhập nông nghiệp Khi trình độ học vấn của chủ hộ có xác suất hoàn thành bậc tiểu cao thì thu nhập hộ sẽ tăng 831.561 nghìn đồng Bên cạnh đó, quy mô khi hộ có số thành viên tăng 1 thì thu nhập cũng sẽ tăng 1142.976 nghìn đồng Có thể thấy nếu trình độ học vấn của nông hộ càng cao, nông hộ có nhiều kinh nghiệm thì hiệu quả sản xuất của nông hộ sẽ được cải thiện hơn Thực tế cho thấy, những nông hộ có trình độ học vấn khả năng xử lý các rủi ro trong quá trình sản xuất tốt hơn, đồng thời việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất luôn giúp nông hộ đạt hiệu quả tốt hơn Song song đó, nếu nông hộ tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp càng lâu sẽ càng có nhiều kinh nghiệm, càng am hiểu về đặc điểm của loại hình sản xuất, với kinh nghiệm có được sẽ giúp nông hộ hạn chế được những rủi ro, nâng cao hiệu quả sản xuất (Lê Thị Diệu Hiền, 2014) Bảng 2.2: Kết quả phân tích hồi quy tác động của nhiệt độ đến thu nhập nông hộ Biến phụ thuộc: Thu nhập nông hộ Mô hình 2 Nhiệt độ trung bình trong ngày 180C -0.001 Nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C -0.00035 Nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C -0.005*** Nhiệt độ trung bình trong ngày >310C -0.007*** Giới tính 0.41*** 5 | Page Tuổi -0.0014 Học vấn 0.167*** Quy mô hộ 0.145*** Dân tộc -0.023 Hệ số β0 8.2825*** Số quan sát 9630 R2 0.154 Nguồn: Số liệu được điều tra và trích xuất dữ liệu R-Studio Ghi chú:*** mức ý nghĩa 0.1%,** mức ý nghĩa 1%,* mức ý nghĩa 5%,“.”mức ý nghĩa 10% Ở kết quả hồi quy bảng 2.2 dùng logarit biến tổng thu nhập nông nghiệp hộ, nhận xét tác động của nhiệt độ đến thu nhập nông hộ có sự thay đổi Với mức ý nghĩa 1%, nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C và > 310C cùng nhiệt độ trung bình trong ngày 280C và >310C tăng lên 1 thì thu nhập nông nghiệp sẽ giảm lần lượt là 0.5% và 0.7%, khi điều kiện các yếu tố không đổi Điều này giải thích được khi biến đổi khí hậu thông qua việc tăng mức nhiệt độ trung bình tối thiểu thực tế sẽ dẫn đến sự suy giảm năng suất nông nghiệp (Ajay Kumar, 2015) Nhiệt độ trung bình trong ngày > 180C và > 250C ở kết quả này không còn tác động đến thu nhập nông nghiệp Trong kết quả này, giới tính vẫn tác động đến thu nhập, thu nhập của nam sẽ cao hơn 0.14% so với thu nhập của nữ, trình độ học vấn và quy mô hộ tác động tích cực ở mức ý nghĩa 1% làm cho thu nhập tăng thêm lần lượt là 16.7% và 14.5%, khi các yếu tố khác không đổi Bảng 2.3: Kết quả phân tích hồi quy tác động của nhiệt độ đến lao động nông nghiệp Biến phụ thuộc: Thu nhập nông hộ Mô hình 3 Nhiệt độ trung bình trong ngày 180C 0.163*** 6 | Page Nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C -0.024*** Nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C 0.012 Nhiệt độ trung bình trong ngày >310C -0.171*** Giới tính 4.459*** Tuổi 0.04** Học vấn 1.169** Quy mô hộ 2.423*** Dân tộc -4.695*** Hệ số β0 -48.783*** Số quan sát 9630 R2 0.2404 Nguồn: Số liệu được điều tra và trích xuất dữ liệu R-Studio Ghi chú:*** mức ý nghĩa 0.1%,** mức ý nghĩa 1%,* mức ý nghĩa 5%,“.”mức ý nghĩa 10% Kết quả hồi quy bảng 2.3 cho thấy với mức ý nghĩa 5% nhiệt độ có tác động tiêu cực đến số ngày làm nông nghiệp, khiến cho lao động giảm đi Cụ thể, số ngày làm nông nghiệp sẽ giảm đi 0.024 ngày khi nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C, số ngày làm nông nghiệp giảm 0.171 ngày khi nhiệt độ trung bình trong ngày > 310C Như vậy những ngày mà nhiệt độ tăng lên cao sẽ làm giảm số ngày làm nông nghiệp xuống, làm cho lao động ít dẫn đến thu nhập nông hộ giảm Ngoài biến nhiệt độ có tác động tiêu cực đến lao động nông nghiệp thì giới tính cũng có tác động tiêu cực đến lao động nông nghiệp Với mức ý nghĩa 5%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi giới tính chủ hộ là nam thì số ngày làm nông nghiệp cao hơn 4.459 ngày so với nữ Bên cạnh đó, biến học vấn và quy mô hộ có tác động tích cực đến lao động nông nghiệp Với mức ý nghĩa 5%, khi hộ có quy mô tăng lên 1 người thì lao động nông nghiệp cũng tăng lên 2.423 ngày Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi đã hoàn thành cấp tiểu học thì lao động nông nghiệp tăng 1.169 ngày Có thể thấy khi chủ hộ đã hoàn 7 | Page thành cấp tiểu học thì trình độ của chủ hộ cũng tăng lên, học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, từ đó nâng cao thu nhập Bảng 2.4: Kết quả phân tích hồi quy tác động của nhiệt độ đến tổng thu nhập Biến phụ thuộc: Thu nhập nông hộ Mô hình 4 Nhiệt độ trung bình trong ngày 180C 0.163*** Nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C -0.024*** Nhiệt độ trung bình trong ngày > 280C Nhiệt độ trung bình trong ngày >310C 0.012 -0.171*** Giới tính 4.459*** Tuổi 0.04** Học vấn 1.169** Quy mô hộ 2.423*** Dân tộc -4.695*** Hệ số β0 -48.783*** Số quan sát 9630 R2 0.2404 Nguồn: Số liệu được điều tra và trích xuất dữ liệu R-Studio Ghi chú:*** mức ý nghĩa 0.1%,** mức ý nghĩa 1%,* mức ý nghĩa 5%,“.”mức ý nghĩa 10% Theo Tổng cục thống kê (GSO, 2010) định nghĩa thu nhập bao gồm thu nhập từ tiền công, tiền lương; Tiền thu từ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); Tiền thu từ ngành nghề phi nông, lâm, ngư nghiệp (đã trừ đi chi phí sản xuất và thuế sản xuất); Tiền thu khác được tính vào thu nhập (không tính tiền rút tiết kiệm, vay thuần túy, thu nợ, bán tài sản và các khoản chuyển nhượng vốn) Như vậy thu nhập từ hộ gia đình làm nông có tác động một phần đến tổng thu nhập Với mức ý nghĩa 5%, biến nhiệt độ 8 | Page có tác động tiêu cực đến thu nhập nông hộ và kéo theo đó làm tổng thu nhập giảm Điều này cũng được Rosenzweig và Parry 1994 khẳng định rằng khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa có tác động to lớn đến nền nông nghiệp ở các nước đang phát triển Với mức ý nghĩa 5% cho thấy thu nhập sẽ giảm 282.034 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày 180C, giảm 64.495 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C và giảm 111.698 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày >310C Bên cạnh đó biến học vấn và quy mô hộ có tác động tích cực đến thu nhập Với mức ý nghĩa 5%, thu nhập sẽ tăng lên 8472.51 khi chủ hộ hoàn thành cấp tiểu học và tăng lên 4009.205 khi quy mô hộ gia đình tăng lên 1 người Điều này phù hợp với một số nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi & cộng sự (2011); Nguyễn Chí Thanh (2017) về biến trình độ học vấn và quy mô hộ tác động dương đến thu nhập nông hộ 9 | Page CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN 3.1 Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ có tác động tiêu cực đến thu nhập của nông hộ Nhiệt độ trung bình trong ngày được khảo sát ở 5 mức gồm 180C; > 250C; > 280C và > 310C đánh giá nhiệt độ có tác động phi tuyến tính khá rõ ràng lên thu nhập ròng của nông hộ Nghiên cứu điều tra trên 9630 mẫu đại diện trong giai đoạn từ 2006 - 2012, phần lớn kết quả cho biết khi nhiệt độ tăng lên sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của nông hộ Tổng quát, thu nhập từ hoạt động nông nghiệp sẽ giảm từ 25 – 192 nghìn đồng ở 5 mức nhiệt độ nói trên Ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập nông nghiệp ở nhiệt độ trung bình trong ngày >310C Tổng thu nhập của hộ sẽ giảm nhiều nhất là 282.034 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày 180C, giảm 64.495 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày > 250C và giảm 111.698 nghìn đồng khi nhiệt độ trung bình trong ngày > 310C Bên cạnh yếu tố nhiệt độ còn có các yếu tố khác tác động đến thu nhập nông hộ như giới tính, tuổi, trình độ học vấn và quy mô hộ Nông nghiệp còn là một nguồn thu nhập quan trọng cho gần một nửa dân số Việt Nam vì tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm khoảng 70% dân số cả nước Thị phần việc làm đã giảm từ 70% năm 1996 xuống 47% vào năm 2013, nhưng vẫn cao gấp 2,5 lần so với tỷ trọng trong GDP Điều này cho thấy năng suất lao động tương đối thấp, đó là một trong những lý do dẫn đến thu nhập thấp của các hộ gia đình phụ thuộc vào nông nghiệp Biến đổi nhiệt độ đã làm giảm số ngày làm việc từ 0.171 - 0.024 ngày lao động nông nghiệp, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến thu nhập của đa số nông hộ Từ đó kết luận, biến đổi nhiệt độ có ảnh hưởng đến số ngày lao động nông nghiệp, giảm thu nhập nông hộ và ảnh hưởng làm giảm tổng thu nhập của nông nghiệp 3.2 Gợi ý chính sách 3.2.1 Chính sách ứng phó với BĐKH Định hướng giải pháp góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về thích ứng với biến đổi khí hậu, báo cáo chính trị đề ra các nhiệm vụ về nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, giám sát BĐKH; nâng cao năng lực chủ động phòng, tránh, giảm nhẹ tác động, thích ứng với BĐKH; cơ chế huy động, ưu tiên các nguồn lực thích ứng với BĐKH 10 | P a g e Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, nhất là cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp về bản chất của BĐKH, nâng cao nhận thức của người dân về các tác động tiềm tàng của BĐKH, thông qua các kênh báo chí, truyền thông, các chương trình giáo dục Tăng cường các chương trình nghiên cứu liên quan đến BĐKH: đo lường và dự báo sự phát thải khí thải CO2 và khí nhà kính; phân tích tác động của phát thải đến các yếu tố khí hậu; phát triển các mô hình kinh tế để đưa ra những đánh giá toàn diện hơn về tác động của BĐKH (ngắn hạn và dài hạn); tăng cường các hoạt động nghiên cứu phát triển liên quan đến năng lượng tái tạo và đổi mới công nghệ theo hướng thâm dụng các-bon thấp Đẩy nhanh việc thực thi định giá cacbon, phát thải khí CO2 và các khí nhà kính khác Trong đó, bao gồm việc đánh giá chi phí - lợi ích của các hình thức định giá để đưa ra lựa chọn phù hợp về cả hình thức, mức giá và quy trình áp dụng Xây dựng các chính sách thúc đẩy tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng Chuyển dịch nền kinh tế theo hướng thâm dụng cacbon thấp Tăng cường huy động các nguồn lực cần thiết đầu tư vào giảm thiểu 14 nguồn gây ra BĐKH (giảm khí thải nhà kính) và thích ứng (khả năng chống chịu) với BĐKH Tăng cường hợp tác quốc tế về BĐKH Biến đổi khí hậu là hiện tượng ngoại ứng toàn cầu, do vậy, ứng phó với BĐKH đòi hỏi sự hợp tác hiệu quả ở quy mô toàn cầu 3.2.2 Đề xuất biện pháp ứng phó với biến đổi nhiệt độ Để hạn chế hạn chế những tác động tiêu cực của biến đổi nhiệt độ đến thu nhập nông hộ: - Khuyến khích trồng cây có sức chịu nhiệt cao: Tùy thuộc vào địa hình, khí hậu, đất đai, người dân chọn trồng các loại cây chịu nhiệt, từ cây cảnh đến cây ăn quả có sức chịu nhiệt cao, chịu nắng tốt, cần ít nước cho hoạt động sống của cây - Mua bảo hiểm thời tiết, bảo hiểm nông nghiệp: là bảo hiểm về các tổn thất tài chính phát sinh do các hiện tượng biến đổi thời tiết, hiện nay đã có ở Việt Nam - Với những giống cây trồng, vật nuôi đã được các nhà khoa học, cơ quan khoa học nghiên cứu, thử nghiệm thành công có thể thích ứng với biến đổi khí hậu (ngắn ngày, chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng, kháng sâu bệnh ) cần được các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đánh giá, nghiên cứu, tài liệu hóa để xây dựng thành 11 | P a g e những chương trình, dự án nhân rộng ra các địa phương có những điều kiện áp dụng tương tự - Tuyên truyền, giáo dục, nâng cáo ý thức của người dân ứng phó với biến đổi nhiệt độ: áp dụng các công nghệ, biện pháp ứng phó với BĐKH thông qua các buổi chuyên đề, tập huấn để chia sẻ kinh nghiệm - Nâng cao năng lực dự báo: Bộ TN&MT tiếp tục chú trọng xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu - Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khí hậu: Ngăn chặn nạn phá rừng, tích cực trồng và chăm sóc rừng, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng (điện, xăng dầu, than củi,…) cùng các tài nguyên (nước ngọt, rừng, tài nguyên sinh học, khoáng sản…) trong sản xuất và sinh hoạt Hạn chế sử dụng nhiêu liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ…) và tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế Đầu tư công nghệ sạch và áp dụng sản xuất sạch hơn 12 | P a g e TÀI LIỆU THAM KHẢO Ajetomobi, Abiodun and Hassan (2010), “Impacts of Climate Change on Rice Agriculture in Nigeria”, Tropical and Subtropical Agroecosystems, 14 (2011), pp 613 - 622 Abbass, K., Qasim, M Z., Song, H., Murshed, M., Mahmood, H., & Younis, I (2022) A review of the global climate change impacts, adaptation, and sustainable mitigation measures In Environmental Science and Pollution Research (Vol 29, Issue 28, pp 42539– 42559) Springer Science and Business Media Deutschland GmbH https://doi.org/10.1007/s11356-022-19718-6 Biến đổi nhiệt độ theo thời gian (2020), Khí tượng thủy văn Thừa Thiên Huế, Cổng Thông tin điện tử Thừa Thiên Huế Bùi Kim Thanh (14/11/2020), Những yêu cầu đặt ra cho phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới, Báo Nhân Dân Công bố báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, Cổng Thông tin điện tử tỉnh Bắc Kạn truy cập ngày 10/08/2021 Đào Thế Tuấn (1997), Kinh tế hộ nông dân, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 256 trang Diệu, H L T., Xuan, T N., & Diễm, C T T (2014) Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của cộng đồng xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, (32), 103-108 Hoàng Văn Nguyên (27/04/2016), Giải pháp nào ứng phó với biến đổi khí hậu?, Báo Nhân Dân Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định số 673/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Tạp chí Dân Vận, truy cập ngày 08/08/2021 tại: http://danvan.vn/Home/Mat-tran-nhan- dan/13152/Hoi-nghitoanquoc-danh-gia-ket-qua-10-nam-thuc-hien-Ket-luan-so-61- KLTW- cua-Ban-Bi-thu-TrunguongDang-va-Quyet-dinh-so-673QD-TTg-cua-Thu Hồng Vân (09/08/2021), Công bố báo cáo về biến đổi khí hậu - cơ hội mong manh cứu Trái đất, Tuổi Trẻ Online 13 | P a g e Hussain, A., Memon, J A., & Hanif, S (2020), Weather shocks, coping strategies and farmers’ income: A case of rural areas of district Multan, Punjab, Weather and Climate Extremes, 30, 100288 IMHEN (2011), Tài liệu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, NXB Tài nguyên Môi trường và Bản đồ Việt Nam Lê C Tâm (2020), Nghiên cứu hình thái đô thị ven biển và đề xuất cơ sở khoa học vào công tác quy hoạch–trường hợp đô thị Đà Nẵng (Doctoral dissertation, Trường Đại học Bách khoa-Đại học Đà Nẵng) Lê Đình Hải (2019), Phát triển nghề nuôi cá lồng tại vùng hồ thủy điện Hòa Bình Loan, C T K., & Hướng, N V (2015) Ảnh hưởng của nguồn lực đến thu nhập của nông hộ tỉnh Nguyễn Châu Thoại (2019), Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến sản xuất ngành trồng trọt VN: Mô hình trường phái Ricardion Tạp chí phát triển kinh tế, 02-09 Nguyễn Hữu Quyền, et al (2020), Nghiên cứu phân vùng khí hậu nông nghiệp tỉnh Sơn La Nguyễn Thế Chinh (17/06/2020), Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nước ta: Thực trạng, những vấn đề mới đặt ra và giải pháp, Trang thông tin hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Tuấn Kiệt, Trịnh Công Đức (2020), Chiến lược ứng phó rủi ro tác động đến thu nhập của nông hộ vùng tây sông Hậu, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh Châu Á OECD, Chính sách Nông nghiệp Việt Nam 2015, Báo cáo rà soát Nông nghiệp và Lương thực Thùy Chi (2021), Biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức an ninh, Báo điện tử Chính phủ Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (2007) Tổng Cục Thống kê (2020) Tổng cục thống kê Việt Nam (2012) Kết quả số liệu tổng hợp về khảo sát mức sống 14 | P a g e hộ gia đình năm 2012 Ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (2017) , Quốc hội khóa XIV, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường, Nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội Unicef for every child, Trẻ em và biến đổi khí hậu Wainwright, F., & Newman, C (2012) Income shocks and household risk-coping strategies: Evidence from rural Vietnam Institute for International Integration Studies Discussion paper, (358) Word Bank (2021), Tổng quan về Việt Nam World Bank (2010), Báo cáo phát triển thế giới 2010: Phát triển và biến đổi khí hậu, Washington DC, USA Xuân, M T T., & Hiền, Đ T T (2013) Phát triển kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, 1-9 You, L., Rosegrant, M W., Wood, S., & Sun, D (2009) Impact of growing season temperature on wheat productivity in China Agricultural and Forest Meteorology, 149(6-7), 1009-1014 15 | P a g e