Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực ven biển việt nam

14 0 0
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các khu vực ven biển việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển Việt Nam...72.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam...72.2 Biến đổi khí hậu làm gia tăng rủi ro thiên tai và áp lực cho khu vực ven biển...8

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN BÀI TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU LỚP: L02 NĂM HỌC 2022-2023 ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CÁC KHU VỰC VEN BIỂN VIỆT NAM GVGD: PGS TS Võ Lê Phú TS Võ Thanh Hằng SINH VIÊN THỰC HIỆN: Trần Huệ Anh MSSV: 1910775 TP HCM, tháng 03 năm 2023 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 3 NỘI DUNG 4 1 Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu 4 1.1 Khái niệm 4 1.2 Biểu hiện 4 1.3 Tác động 6 2 Biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển Việt Nam .7 2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam .7 2.2 Biến đổi khí hậu làm gia tăng rủi ro thiên tai và áp lực cho khu vực ven biển 8 Kết luận 11 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13 2 MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu được cho là sẽ tác động mạnh mẽ đến các nước đang phát triển Các tác động của nó như nhiệt độ tăng, những thay đổi ở mẫu hình về lượng mưa, mực nước biển dâng cao và các thảm họa thiên tai diễn ra thường xuyên hơn, đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền nông nghiệp, cung ứng lương thực và nguồn nước, và có thể cướp đi những thành quả đã đạt được trong các lĩnh vực chống nghèo đói và bệnh tật Cuộc sống và kế sinh nhai của hàng tỷ người dân tại các nước đang phát triển có nguy cơ bị tổn hại Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, khu vực ven biển của Việt Nam đang đứng trước các rủi ro lớn Tại đây, các rủi ro do thiên tai như bão, nước dâng do bão, lũ sông, sạt lở bờ biển, hạn hán và xâm nhập mặn là không còn xa lạ với người dân Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, sự phát triển của khu vực ven biển vẫn tiếp tục, không chỉ giúp cung cấp sinh kế cho dân số khu vực đô thị và nông thôn mà còn là động lực chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam Tuy nhiên, việc đô thị hóa và tăng trưởng kinh tế nhanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu cũng đồng nghĩa với việc rủi ro thiên tai trong tương lai sẽ tăng lên Xuất phát từ những thực tế đó nên em chọn đề tài tiểu luận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực ven biển Việt Nam để có cái được cái nhìn tổng quát và đưa ra những biện pháp nhằm thích ứng và đối phó với nó 3 NỘI DUNG 1 Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu 1.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu (Climate Change) là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất mà thế giới đang phải đối mặt Đây là một sự thay đổi dài hạn về khí hậu trên toàn cầu, bao gồm tăng nhiệt độ, mức nước biển dâng cao, tăng cường thời tiết bất thường và tác động xấu đến đời sống con người và các loài động vật Theo công ước chung của Liên Hợp Quốc: “Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc ảnh hưởng đến hoạt động của các hệ thống kinh tế- xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi con người.” 1.2 Biểu hiện Nền nhiệt độ toàn cầu: Theo báo cáo của IPCC năm 2023, nhiệt độ trung bình trên bề mặt Trái đất, tức là nhiệt độ trung bình toàn cầu (Global mean temperature - GMT) đã tăng khoảng 1,09°C trong thời kỳ năm 2011-2020 so với thời kỳ năm 1850-1900 Tuy nhiên, trong thế kỷ 20, sự ấm lên này không diễn ra một cách liên tục đều đặn Từ năm 1910 đến 1945, nhiệt độ Trái đất tăng lên, sau đó lại giảm nhẹ và ổn định trong thập niên 70 Tuy nhiên, từ năm 1970 trở lại đây, nhiệt độ bề mặt toàn cầu tăng nhanh hơn trong bất kỳ giai đoạn 50 năm nào trong ít nhất 2000 năm qua Từ năm 1979 trở đi, mức độ nhiệt độ đã tăng cao hơn gấp đôi so với mức trung bình của thế kỷ 20, với mức 4 tăng là 0,18oC/thập kỷ (tương đương 0,32oF/thập kỷ) Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia (Mỹ) cũng đã xác nhận rằng sự ấm lên cũng đã diễn ra ở trung tầng đối lưu (mid-troposphere) Trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21 (2001-2020), nhiệt độ bề mặt toàn cầu đã tăng thêm 0,99°C so với giai đoạn 1850-1900.Năm 2005 đã trở thành năm có nền nhiệt cao nhất trong gần 130 năm có số liệu nhiệt độ trực tiếp ngoài trời, và 2006 là năm thứ 6 kể từ năm 1994 đạt mức nhiệt độ cao kỷ lục Lượng mưa toàn cầu: Lượng mưa trên toàn cầu đang tăng lên và ảnh hưởng đến con người cũng như các hệ sinh thái thông qua nhiều khía cạnh của thời tiết Hiện tượng này hoàn toàn khớp với kiến thức khoa học thông thường, khi nhiệt độ tăng, nước bay hơi nhiều và gây ra mưa để duy trì cân bằng của chu trình nước Trên mặt đất, lượng mưa tăng khoảng 2% kể từ năm 1900, tuy nhiên biến động của lượng mưa này lớn và phụ thuộc vào thời gian và vị trí địa lý Chỉ một số vùng đất có sự thay đổi đáng kể Ở hầu hết các nước Mỹ và các nước có độ cao so với mực nước biển lớn ngoại trừ Nga, độ ẩm trong không khí đang tăng, trong khi ở những vùng cận nhiệt đới như Sahel thuộc châu Phi, lượng mưa đang giảm dần Thời tiết cực đoan: Theo Trung tâm dữ liệu khí hậu quốc gia thuộc Cục Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), tần suất và cường độ của các hiện tượng khí hậu cực đoan trên toàn cầu đang có những biến đổi khác thường Chưa có xu hướng nào về tần suất của các cơn bão toàn cầu được xác định Mặc dù xu hướng về nhiệt độ lạnh cùng cực vào mùa đông ít hơn ở một số quốc gia đã rõ ràng, nhưng vẫn chưa có dự báo về tần suất của đỉnh điểm nhiệt độ cao vào mùa hè Các nhà khoa học của Trung tâm nghiên cứu khí tượng quốc gia NOAA đã phát hiện ra rằng hiện tượng khô hạn đang lan rộng tại nhiều quốc gia châu 5 Âu, châu Á, Canada, Tây Nam Phi và Đông Australia Lượng các vùng khô hạn đã tăng lên hơn 50%, chủ yếu là do điều kiện thời tiết không thuận lợi ở Sahel và Nam Phi kéo dài trong vài thập kỷ qua Các nhà khoa học cũng đã phát hiện ra rằng số lượng lũ lụt lớn trên toàn cầu cũng đã tăng đáng kể trong thế kỷ 20, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỷ Tần suất của lũ lụt có chu kỳ lặp vượt quá 200 năm cũng tăng đáng kể, trong khi các trận lũ có chu kỳ lặp lại dưới 100 năm không có nhiều biến động Tuy nhiên, dữ liệu thu thập ở hầu hết các khu vực vẫn chưa đầy đủ do gặp khó khăn trong khâu phân tích và đánh giá xu hướng hoạt động của thời tiết do các hiện tượng thời tiết hoạt động với tần suất thấp và có sự thay đổi theo không gian Các cuộc tranh luận về xu hướng tần suất và cường độ của cơn bão lớn hay lốc xoáy vẫn tiếp tục với nhiều ý kiến bất đồng Khoảng 85% diện tích đại dương trên thế giới không có đủ dữ liệu để phát hiện sự thay đổi về dài hạn Chỉ có vùng lưu vực Đại Tây Dương cận nhiệt đới được nghiên cứu và đã thiết lập được mối liên quan rõ ràng giữa nhiệt độ bề mặt nước biển với số lượng và mức độ nghiêm trọng ngày một tăng của các cơn bão cuồng phong hay lốc xoáy Từ giữa thập niên 80, dữ liệu thu được từ vệ tinh đã cho thấy sự khác biệt ngày một lớn trong mối tương quan giữa hoạt động của bão nhiệt đới với nhiệt độ bề mặt nước biển tại khu vực Đông Đại Tây Dương và cùng với các yếu tố khác Để xác định những thay đổi về hoạt động của các trận cuồng phong ảnh hưởng đến môi trường, tăng phát thải khí nhà kính hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác, cần có thêm nhiều dữ liệu quan trắc chất lượng cao và kiến thức tăng cường về bão nhiệt đới Hội nghị các chuyên gia quốc tế về bão nhiệt đới do Tổ chức Khí tượng Thế giới triệu tập vào tháng 11/2006 đã đưa ra kết luận rằng, mặc dù vẫn còn 6 nhiều quan điểm nghiên cứu khác nhau về vấn đề này, nhưng điều được nhất trí đó là nếu có bất kỳ sự gia tăng đột biến gần đây nào về hoạt động của bão nhiệt đới mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ con người, thì chắc chắn nhân loại đang phải đối mặt với một mối đe dọa lớn và không thể lường trước 1.3 Tác động Dự báo cho thấy tác động của biến đổi khí hậu sẽ không đồng đều đối với các vùng, ngành và nhóm thu nhập khác nhau trong tương lai Một số nhóm sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với những nhóm khác, trong khi một số nhóm sẽ được hưởng lợi từ tác động của biến đổi khí hậu Các khu vực có lợi nhuận cao cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các vấn đề thương mại, an ninh, nhân đạo và nhập cư liên quan đến biến đổi khí hậu ở các nơi khác Các thế hệ tương lai có thể phải đối mặt với nhiều tác động hơn, nhưng cũng có thể có nhiều tài nguyên hơn để giải quyết vấn đề này Nhiều loài trên trái đất có thể sẽ tuyệt chủng trong khi một số loài khác sẽ phát triển tốt hơn Tác động của biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến việc ra quyết định tại cộng đồng địa phương hơn là ở mức quốc gia hoặc toàn cầu Biến đổi khí hậu và sự màu mỡ của thực vật nhờ mức CO2 cao hơn trong khí quyển được dự báo là sẽ ảnh hưởng cả tích cực lẫn tiêu cực tới các cánh rừng Tuy nhiên, khi các loài đạt đến sức chịu nhiệt cao hơn, thì tình trạng căng thẳng hay tính nhạy cảm với bệnh dịch, sâu hại và hạn hán, có khả năng dẫn đến sự chết dần chết mòn như tình trạng đang diễn ra ở một số cánh rừng thuộc miền tây nước Mỹ và Canada Nếu cây rừng và thảm thực vật có khả năng di trú hoặc trải rộng kết hợp với sự biến đổi khí hậu theo dự kiến thì thành phần của 7 lớp che phủ mặt đất sẽ có khả năng bị thay đổi, kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các ngành nông nghiệp, kinh tế, văn hóa, và sinh thái 2 Biến đổi khí hậu tại khu vực ven biển Việt Nam 2.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến Việt Nam Như hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động của biến đổi khí hậu lên sự phát triển của quốc gia Nước ta là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu trên thế giới, xếp hạng 127 trong số 182 quốc gia theo Sáng kiến Thích ứng Biến đổi Khí hậu Toàn cầu Notre Dame (NDGAIN) và đứng thứ 13 trong số 180 quốc gia theo Chỉ số Rủi ro Khí hậu Toàn cầu Germanwatch giai đoạn 2000-2019 Với 3.260 km đường bờ biển chạy qua các thành phố và khu sản xuất lớn, mặc dù Việt Nam có nguy cơ cao sẽ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng nhưng lại chưa chuẩn bị kỹ để đối phó với các hiện tượng cực đoan, nhiệt độ nóng hơn và mực nước biển dâng (xếp thứ 91 trong số 192 quốc gia theo Chỉ số Sẵn sàng ND-GAIN) Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), giả định rằng nền nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng tương tự như toàn cầu, vào giai đoạn 2080-2090, nhiệt độ trung bình có thể tăng thêm từ 1 đến 3,4°C so với mức cơ sở giai đoạn 1986-2005, với biên độ lớn hơn giữa nhiệt độ cực đại và cực tiểu Việc gia tăng nắng nóng cực đoan có thể gây ra các tác động đối với sức khỏe con người, sinh kế và hệ sinh thái Các mô hình cũng cho thấy tính bất định lớn xoay quanh hai vấn đề quan trọng đối với Việt Nam: xu hướng lượng mưa tương lai và xu hướng về cường độ của các hiện tượng cực đoan 8 Các vùng thấp ven biển và đồng bằng lưu vực sông của Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ rất cao bị tổn thương bởi nước biển dâng Theo kịch bản biến đổi khí hậu cao, dự kiến mực nước biển trung bình tăng 30 cm vào giữa thế kỷ và hơn 70 cm vào năm 2100 Ở Việt Nam, lũ lụt sẽ gia tăng ảnh hưởng đến người và của, đặc biệt là ở hai vùng đồng bằng (IPCC 2013; Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á 2018) Theo một số ước tính, nước biển dâng gây ngập lụt ảnh hưởng đến hơn 20 triệu người sinh sống hiện nay, tương đương một phần tư dân số và 7% đất nông nghiệp (GFDRR 2015; Kulp và Strauss 2019) Nếu không có các biện pháp thích ứng hiệu quả, từ 6 triệu đến 12 triệu người có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ lũ lụt ven biển trong giai đoạn 2070-2100, phụ thuộc vào lộ trình phát thải toàn cầu Biến đổi khí hậu đang làm trầm trọng thêm những rủi ro vốn đã rất lớn do lũ lụt gây ra, và giai đoạn 2035-2044 sẽ có thêm vài triệu người bị ảnh hưởng từ những trận lũ lụt nghiêm trọng hàng năm Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018, tỷ lệ tử vong do các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam năm 2016 là 161, đứng thứ 11 trên thế giới Giá trị thiệt hại lên tới 4.037.704 triệu USD (tính theo sức mua tương đương -PPP) đứng thứ 5; thiệt hại bình quân GDP theo % là 0,6782, đứng thứ 10 trên thế giới 2.2 Biến đổi khí hậu làm gia tăng rủi ro thiên tai và áp lực cho khu vực ven biển Các tỉnh ven biển Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của cả nước và vị thế của khu vực này trong tương lai sẽ còn tăng lên Là nơi cư trú của một nửa dân số toàn quốc, khu vực ven biển có tiềm năng phát triển nền kinh tế năng động và đa dạng Tuy nhiên, đây cũng là nơi chịu tác động của rủi ro thiên tai cho cư dân cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của đất 9 nước 300 đô thị ven biển của Việt Nam nằm trong vùng trũng thấp và thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán và tình trạng xâm nhập mặn Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới thực hiện năm 2020 ước tính 11,8 triệu người ở Việt Nam đang trực tiếp đối mặt với nguy cơ ngập lụt cực đoan và hơn 35% các khu định cư ven biển nằm trên các vùng bờ biển bị xói mòn Việt Nam đã tích lũy được kinh nghiệm ứng phó với thiên tai, đặc biệt là tại khu vực ven biển Chỉ riêng TP Đà Nẵng, từ năm 1998 đến năm 2015 đã hứng chịu 26 cơn bão, 13 áp thấp nhiệt đới, 46 trận lũ Trên toàn quốc, thiệt hại tài sản hàng năm vì thiên tai trung bình lên đến 8,1 tỷ đô la Mỹ, tương đương khoảng 2,7 tỷ đô la Mỹ giá trị thực (UNISDR 2015) Khoảng 60% tổng thiệt hại là do bão và nước dâng do bão (100 Thành phố có khả năng chống chịu, 2017; Chương trình DRFI của Ngân hàng Thế giới, 2019) Tuy nhiên, thiệt hại tài sản không phản ánh hết toàn bộ tác động của thiên tai đến cuộc sống của người dân Ước tính thiệt hại hàng năm do thiên tai đối với đời sống người dân vào khoảng 11 tỷ đô la Mỹ, theo sức mua tương đương PPP (Hallegatte và cộng sự 2016) Trong lĩnh vực nông nghiệp, khoảng 1 tỷ USD GDP và 1,5 triệu lao động đang trực tiếp đối mặt với nguy cơ ngập nghiêm trọng Chỉ riêng ngành nuôi trồng thủy sản đã có 1,1 triệu tấn sản lượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi ngập lụt mỗi năm, chiếm gần 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu Ngành du lịch cũng có nguy cơ cao, với 42% khách sạn nằm gần các bờ biển bị xói mòn Ngành công nghiệp lớn của Việt Nam đã phát triển tại các khu vực có nguy cơ cao, với một nửa số khu công nghiệp trực tiếp đối mặt với nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng 10 HÌNH 2.1: Rủi ro do lũ đối với khu dân cư ven biển (Nguồn: IPCC, 2020) 11 Kết luận Việt Nam đã có nhận thức sâu sắc về mức độ dễ bị tổn thương trước thiên tai cũng như tác động của thiên tai đến sự phát triển kinh tế-xã hội, và nhờ đó đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong công tác quản lý rủi ro thiên tai Chính phủ cũng đã đầu tư vào các biện pháp công trình và phi công trình nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai, và thông qua các khuôn khổ pháp lý, quy định và chính sách sâu rộng, Việt Nam đang phát triển khu vực ven biển hướng đến sự an toàn và bền vững Tuy nhiên, các cơ quan chức năng vẫn còn nhiều thiếu sót trong quy hoạch và thực hiện, ảnh hưởng đến khả năng chống chịu của cộng đồng ven biển Với sự phát triển không ngừng của khu vực ven biển trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những thiếu sót này có thể khiến tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng trở nên trầm trọng hơn Thông tin về rủi ro thiên tai là yếu tố quan trọng trong việc quản lý rủi ro thiên tai và phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng ven biển Việc có đầy đủ thông tin về vị trí, tiêu chuẩn an toàn và tình trạng bảo trì cơ sở hạ tầng công cộng cũng rất quan trọng để hiểu được các lỗ hổng và ưu tiên nâng cấp các tài sản này Việc phát triển các công cụ quyết định cũng là một yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro thiên tai Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý rủi ro thiên tai, nhưng thông tin quản lý rủi ro thiên tai cho các cơ quan chủ chốt vẫn còn rời rạc và phần lớn chưa được phát triển và thường không chính xác Việc phát triển một nền tảng toàn diện về dữ liệu thiên tai, thông tin rủi ro và các công cụ ra quyết định mạnh mẽ là điều không thể thiếu để hỗ trợ việc ra quyết định dựa trên phân tích rủi ro trong tất cả các ngành và khu vực 12 Bên cạnh đó, việc quản lý vùng ven biển vẫn chưa được thực thi triệt để và cần có sự đồng bộ trong quản lý và phát triển kinh tế-xã hội của các khu vực ven biển Việt Nam đã có các kế hoạch phù hợp với các mục tiêu phát triển của từng khu vực và đã cam kết ưu tiên thích ứng biến đổi khí hậu thông qua cam kết Quản lý Ven biển Tổng hợp Các tiến bộ đã được đạt trong công tác phòng ngừa thiên tai ở Việt Nam nhờ cơ cấu tổ chức thể chế hiệu quả, khung pháp lý và quy định rõ ràng cho quản lý rủi thiên tai Tuy nhiên, năng lực, công cụ, và ngân sách còn hạn chế, gây trở ngại đối với việc đánh giá thiệt hại và thực hiện kế hoạch ứng phó thiên tai khẩn cấp Hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam đang phải vật lộn để bắt kịp tốc độ phát triển và tần suất ngày càng tăng của thiên tai Tuy nhiên, việc tập trung vào quản lý thiên tai khẩn cấp vẫn chưa đủ để tăng cường khả năng chống chịu và phục hồi lâu dài Việc huy động Chương trình Hỗ trợ xã hội trị giá 2,6 tỷ đô la Mỹ là cơ hội để xây dựng một hệ thống toàn diện và ứng phó tốt hơn với các tình huống khẩn cấp trong tương lai Việt Nam đã có hệ thống cứu trợ sau thiên tai, nhưng còn hạn chế về ngân sách dự phòng và chi tiêu của Chính phủ, cần có phương pháp tiếp cận chiến lược và hệ thống giữa các cấp Chính phủ để sử dụng các công cụ tài chính dự phòng hiệu quả Chính phủ cần xây dựng chiến lược tài chính giảm nhẹ rủi ro thiên tai toàn diện cấp quốc gia để quản lý hiệu quả rủi ro thiên tai Nhằm đảm bảo khu vực ven biển Việt Nam đáp ứng được yêu cầu là động lực chính để phát triển kinh tế và thịnh vượng bền vững, Chính phủ cần phải hành động ngay Với đà tăng trưởng hiện nay, ở khu vực có rủi ro cao, thiệt hại do thiên tai vẫn gia tăng, trừ khi các hoạt động phát triển phải có khả năng chống chịu và lồng ghép các rủi ro 13 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bangalore, M, Smith, A và Veldkamp, T 2017 “Nguy cơ lũ lụt, biến đổi khí hậu và đói nghèo ở Việt Nam” Các trao đổi khoa học về thiên tai và hệ thống trái đất, 1–28 2 David Eckstein, Vera Künzel và Laura Schäfer, 2017 “Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2018: Quốc gia nào sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ những hiện tượn thời tiết cực đoan?” 3 IPCC, 2023 SYNTHESIS REPORT OF THE IPCC SIXTH ASSESSMENT REPORT (AR6) 4 Kulp, S A và Strauss, B H, 2019 “Dữ liệu cao độ mới ước tính gấp ba lần của mức độ dễ bị tổn thương toàn cầu trước nước biển dâng và lũ ven biển.” Nature Communications, 10(1), 1–12 5 Rentschler, J., S de Vries Robbé, J Braese, D.H Nguyen, M van Ledden, và B Pozueta Mayo, 2020 “Bờ biển có khả năng chống chịu cao: Cơ hội và rủi ro của việc phát triển vùng ven biển tại Việt Nam.” Washington, DC: World Bank 14

Ngày đăng: 27/03/2024, 22:30

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan