SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC- Nội dung phương sai, độ lệch chuẩn xuất hiện ở bài 14, chương V, sách giáo khoa kết nối tri thức tập 1: “Các số đặc trưng đo độ phân tán” - Nội dung phương sai, độ
Trang 1PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NỘI DUNG PHƯƠNG SAI, ĐỘ LỆCH
CHUẨN
Họ và tên : Trần Trương Ngọc Ánh
Mã sinh viên : 21S7010001 Lớp : 211012T
Trang 23 BỘ SÁCH
Kết nối tri thức với cuộc sống
Toán 10 tập 1 Chân trời sáng tạo Toán 10 tập 1 Toán 10 tập 2 Cánh diều
Trang 3SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC
- Nội dung phương sai, độ lệch chuẩn
xuất hiện ở bài 14, chương V, sách
giáo khoa kết nối tri thức tập 1: “Các
số đặc trưng đo độ phân tán”
- Nội dung phương sai, độ lệch chuẩn
được đưa vào mục 2, sau khi hoàn
thành khái niệm khoảng biến thiên,
khoảng tứ phân vị
- Nội dung sách kết nối ngắn nhất,
gần 1 trang
Trang 4SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Nội dung phương sai,
độ lệch chuẩn xuất hiện
ở bài 4, chương VI, sách
giáo khoa chân trời sáng
tạo tập 1: “Các số đặc
trưng đo mức độ phân
tán cho mẫu số liệu”
- Nội dung phương sai,
độ lệch chuẩn được đưa
vào mục 2, sau khi hoàn
thành khái niệm khoảng
biến thiên, khoảng tứ
phân vị
Trang 5SÁCH CÁNH DIỀU
- Nội dung phương sai, độ lệch chuẩn xuất hiện ở bài 3, chương 4, sách giáo khoa cánh diều tập 2: “Các số đặc
trưng đo mức độ phân tán cho mẫu số liệu không ghép nhóm”
- Nội dung phương sai, độ lệch chuẩn được đưa vào hai mục riêng: mục II và mục III, sau khi hoàn thành khái niệm khoảng biến thiên, khoảng tứ phân vị
- Nội dung sách cánh diều là dài nhất, hơn 3 trang
Trang 61 HOẠT ĐỘNG ĐI ĐẾN KHÁI NIỆM
- Sách cánh diều và sách chân
trời sáng tạo đều có hoạt động
đi tới định nghĩa
- Còn sách kết nối tri thức
không có hoạt động dẫn dắt
- Sách kết nối tri thức đề cập
đến khoảng biến thiên và tứ
phân vị, sau đó giới thiệu
phương sai là độ lệch chuẩn,
rồi đưa ra khái niệm cụ thể về
độ lệch, sau đó khái niệm
phương sai và độ lệch chuẩn
Trang 7- Hoạt động cho kết quả của 2
cung thủ với 10 lần bắn, yêu
cầu tính kết quả trung bình
của mỗi cung thủ và xác
định cung thủ có kết quả
bắn ổn định hơn
- Học sinh sử dụng kiến thức
đã học để tính trung bình và
khoảng biến thiên và tứ
phân vị để xác định cung thủ
có kết quả bắn ổn định hơn
SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Sau hoạt động, sách đề cập đến việc
ngoài khoảng biến thiên và tứ phân vị thì
còn có phương sai và độ lệch chuẩn để
đo độ phân tán
- Sau đó giới thiệu khái niệm
- Hoạt động này được đề cập, giải quyết, hướng dẫn xuyên suốt cả bài học
- Hoạt động liên hệ thực tế
1 Hoạt động đi đến khái niệm
Trang 8- Hoạt động 2 (mục II) cho
kết quả điểm 5 bài kiểm
tra, tính kết quả trung
bình của 5 bài kiểm tra và
yêu cầu xác định các độ
lệch và tính bình phương
các độ lệch, tính trung
bình cộng của chúng
- Là hoạt động liên hệ thực
tế
- Hoạt động 2 cũng cho khái niệm độ lệch ở phần ghi chú
- Sau khi giải hoạt động 2, tính được trung bình cộng của các độ lệch ở là số , giới thiệu phương sai
là
Từ đó, giới thiệu khái niệm phương sai
SÁCH CÁNH
DIỀU
- Hoạt động 4 sau đó, yêu cầu xác định s bằng căn của ,4
- Từ đó, giới thiệu khái niệm
độ lệch chuẩn
1 Hoạt động đi đến khái niệm
Trang 92 NỘI DUNG KHÁI
NIỆM
- Khái niệm của cả 3 sách
đều giống nhau, đầu tiên nêu khái niệm của phương sai, công thức tính phương sai trên mẫu số liệu, sau
đó nêu khái niệm độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai
- Đều in đậm hoặc in màu
các tên gọi khái niệm
- Sách kết nối tri thức in đậm công thức, in đỏ tên gọi
- Trước khi đưa ra định nghĩa, sách kết nối đưa ra mẫu số liệu trước Hai sách còn lại nêu mẫu số liệu trong chính phần định nghĩa
Trang 103 PHẦN CHÚ Ý, NHẬN XÉT, Ý NGHĨA
- Sách kết nối tri thức có phần
chú ý và ý nghĩa ngắn nhất,
không có phần nhận xét
- Phần chú ý ở sách kết nối tri
thức cũng xuất hiện trong hai
sách còn lại, nhưng được làm rõ
và cụ thể hóa hơn
- Phần chú ý sách chân trời sáng
tạo có đề cập đến công thức
tính phương sai khác được biến
đổi dựa trên khái niệm, gọi tên
phương sai hiệu chỉnh, không có
ở hai sách còn lại
(cánh diều)
(chân trời sáng tạo)
Trang 11- Sách kết nối tri thức có
phần ý nghĩa ngắn gọn
nhất, chỉ có một ý
- Sách chân trời sáng tạo có 2 ý ở phần ý nghĩa, thêm ý nghĩa là trung bình cộng bình phương độ lệch
- Sau khi nêu ý nghĩa quay lại phân tích ý nghĩa ở hoạt động đi vào khái niệm
Cả 3 sách đều nêu ý nghĩa: phương
sai và độ lệch chuẩn càng lớn thì số
liệu càng phân tán
Trang 12SÁCH CÁNH DIỀU
Có nhận xét về trường hợp khi
có các số liệu bằng nhau trong bảng tần số và trong bảng tần
số tương đối và trường hợp cần chú ý đến đơn vị đo mà 2 sách khác không có
Ở sách cánh diều, các nhận xét,
ý nghĩa được đề cập nhiều nhất,
cụ thể, rõ ràng hơn hai sách kia
Trang 13- Phần ý nghĩa được đưa vào mục II 2, có hoạt động 3, dẫn dắt đi tới phần ý nghĩa của phương sai
- Hoạt động này không chỉ
dẫn dắt tới ý nghĩa mà còn giúp học sinh củng cố lại
phần khái niệm phương
sai
- Hoạt động 3 còn có hình
vẽ minh họa số liệu
SÁCH CÁNH DIỀU
Trang 143 VÍ DỤ, LUYỆN TẬP Sách kết nối tri thức
- Cả 3 sách đều có ví dụ và luyện
tập
- Ví dụ ở cả 3 sách đều củng cố
phần định nghĩa, giúp học sinh
biết cách tính phương sai và độ
lệch chuẩn theo các bước
- Cả 3 sách đều có bài luyện tập
tính phương sai và độ lệch chuẩn
- Các ví dụ, luyện tập ở các sách
đều có liên quan tới thực tế
- Sách kết nối tri thức chỉ có 1 ví dụ và 1 luyện tập
- Bài luyện tập ở sách kết nối tri thức có yêu cầu nhận xét về
độ chính xác phép đo
Trang 15SÁCH CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
- Sách có 2 ví dụ và 1 luyện tập
- Luyện tập ngoài yêu cầu tính phương sai và
độ lệch chuẩn thì còn yêu cầu nhận xét về sự
thay đổi của mẫu số liệu
Trang 16SÁCH CÁNH DIỀU
- Sách cánh diều có 2 ví dụ và 2 luyện tập, hoạt động
đi đến khái niệm độ lệch chuẩn cũng có thể xem như một ví dụ củng cố lại khái niệm, cách tính
phương sai
- Ở sách này, ví dụ, luyện tập còn yêu cầu so sánh, xác định mẫu số liệu có kết quả đồng đều hơn, nhấn mạnh phần ý nghĩa của phương sai, độ lệch chuẩn
Trang 17TỔNG KẾT:
Sách cánh diều có nội dung dài nhất, nhiều hoạt động, ví dụ, luyện tập nhất
Đi sâu vào việc làm rõ định nghĩa, ý nghĩa của độ lệch chuẩn và phương sai Sách chân trời sáng tạo làm rõ khái niệm, ý nghĩa, nhiều hoạt động, ví dụ, luyện tập Nhưng nội dung không rõ ràng, cụ thể như sách cánh diều
Sách kết nối tri thức ít hoạt động, ví dụ, luyện tập nhất Nội dung trình bay ít nhất