- Bố cục của bài thuyết trình được chia ra làm 3 phần như sau : Phần I : Vai trò của đoàn kết quốc tế Phần II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tếtrong giai đoạn hiện na
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
————
BÀI DIỄN THUYẾT
HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI:
Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu
to lớn gì khi thực hiện đoàn kết quốc tế?
GVHD: VƯƠNG XUÂN HIỆP
Mã lớp: LP6004.4
Mã học phần:20214LP6004010 Nhóm thực hiện: Nhóm 6
HÀ NỘI, 2022
Trang 2Mục lục
Phần I : Vai trò của đoàn kết quốc tế 4
1) Đoàn kết quốc tế là kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại 4 2) Đoàn kết quốc tế là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng của thời đại 5
Phần II : Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay 5
1) Một số giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay 6
Phần III : Thành tựu 8
1) Ngoại giao 8
2) Kinh tế 9
3) Chính trị 9
Phần IV Câu hỏi củng cố 9
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
ST
T
+ làm powpoint
Đúng hạn
Hoàn thành
đề, nghiên cứu tài liệu, góp ý chính sửa pp, trả lời câu hỏi phản biện.
Đúng Hạn
Hoàn thành
Phú
Làm powpoint +
tl phản biện
Đúng Hạn
Hoàn thành
Quý
Tìm hiểu chủ đề, nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi phản biện.
Đúng Hạn
Hoàn thành
Quỳnh
Tìm hiểu chủ đề, nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi phản biện.
Đúng hạn
Hoàn thành
6 Hồ Thị Quỳnh Tìm hiểu chủ đề,
nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi phản biện.
Đúng hạn
Hoàn thành
7
( Nhóm trưởng )
Phân công nhiệm vụ nhóm, tìm hiểu chủ đề, nghiên cứu tài liệu, góp ý chỉnh sửa slide nhận xét, tổng hợp nội dung, trả lời câu hỏi
Đúng hạn
Hoành thành
Trang 4phản biện
9 Nguyễn Văn Tài Tìm hiểu chủ đề,
nghiên cứu tài liệu, trả lời câu hỏi phản biện.
Đúng hạn
Hoành thành
Trang 5MỞ ĐẦU:
- Kính thưa thầy giáo, cùng toàn thể các bạn sinh viên Lời đầu tiên cho phép
em gửi lời chào và lời chúc sức khỏe tới thầy và toàn thể các bạn ngày hôm nay
- Em tên là và đây là bạn Ngày hôm nay chúng em vô cùng hạnh
phúc khi được thay mặt cho các bạn nhóm 6 thuyết trình chủ đề nhóm
chúng em
- Chủ đề nhóm của em là : Quan điểm của Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đoàn kết quốc tế Hiện nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn gì khi thực hiện đoàn kết quốc tế?
- Trước khi vào bài thuyết trình, em xin được phép giới thiệu về các thành viên trong nhóm mình
- Bố cục của bài thuyết trình được chia ra làm 3 phần như sau :
Phần I : Vai trò của đoàn kết quốc tế
Phần II: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Phần III: Thành tựu
Đó là sơ lược về phần nội dung mà em muốn gửi tới thầy và các bạn trong ngày hôm nay
DẪN DẮT VÀO PHẦN THUYẾT TRÌNH:
- Trước tiên vào nội dung bài học em xin mời thầy và các bạn xem qua một video để 1 lần nữa khái quát hơn về chủ đề thuyết trình ngày hôm nay
NỘI DUNG BÀI THUYẾT TRÌNH:
Trước tiên em xin nói về vai trò của đoàn kết quốc tế:
PHẦN I : VAI TRÒ CỦA ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ
1) Đoàn kết quốc tế là kết hợp giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
- Đoàn kết quốc tế là quá trình tập hợp lực lượng bên ngoài, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thế giới tạo ra sức mạnh tổng hợp cho - cách mạng để chiến thắng mọi thế lực thù địch
Trang 6- Sức mạnh dân tộc là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần
+ Yếu tố vật chất ở đây được Hồ Chí Minh xác định là "thiên thời, địa lợi, nhân hòa"
+ Yếu tố tinh thần là những giá trị tư tưởng truyền thống của dân như: chủ nghĩa yêu nước, ý thức tự lực, tự cường của dân tộc
- Sức mạnh thời đại là sức mạnh của tiến bộ khoa học công nghệ như: năng lượng, vật liệu, công nghệ sinh học, giao thông vận tải, …
- Theo Hồ Chí Minh thực hiện đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế Đoàn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi
Kết luận:
-Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế
-Đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho thực hiện đoàn kết quốc tế
-Đoàn kết dân tộc gắn với đoàn kết quốc tế là để gắn kết giữa sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại để tạo ra sức mạnh tổng hợp, to lớn cho cách mạng dân tộc có thể chiến thắng trên mọi mặt trận
-Đoàn kết quốc tế là nhân tố thường xuyên và hết sức quan trọng giúp cho cách mạng Việt Nam đi tới thắng lợi
2) Đoàn kết quốc tế là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu cách mạng của thời đại.
- Đoàn kết quốc tế là đấu tranh vì mục tiêu chung
- Đoàn kết quốc tế không chỉ vì sự thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà còn vì sự nghiệp chung của nhân loại: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ
xã hội và chủ nghĩa xã hội
- Điều kiện kiên quyết, bắt buộc đó là các đảng cộng sản phải kiên trì chống lại mọi khuynh hướng cơ hội, vị kỉ dân tộc
Trang 7PHẦN II : VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT QUỐC TẾ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát triển bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân tộc
- tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
quốc tế là cơ sở lý luận quan trọng
để Đảng Cộng sản Việt Nam xác
định đường lối đối ngoại rộng mở,
đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ quốc tế trong bối cảnh mới
- vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế để tạo ra môi
trường quốc tế hòa bình, ổn
định, hữu nghị với các nước láng
giềng, các nước trong khu vực, các
nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển đất nước
1) Một số giải pháp tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay
- nhận thức đúng đắn việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế là quá trình thực hành có
chọn lọc và sáng tạo Chúng ta cần chọn
lọc những nội dung phù hợp với yêu cầu
thực tiễn hiện nay để thực hành một cách
sáng tạo trên cơ sở kết hợp những chỉ dẫn,
các nguyên tắc được Chủ tịch Hồ Chí
Minh nêu ra với điều kiện, đặc điểm của
chủ thể và môi trường vận dụng Có như
vậy mới mang lại hiệu quả; tránh rơi vào
vận dụng hình thức, rập khuôn, thiếu hiệu
quả
- tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt nội dung, giá trị
của tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế
Cần nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế gồm những nội dung gì trên cơ sở đó để sáng tạo, bổ sung và phát triển Cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt về nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế Đa dạng hóa hình
Trang 8thức tuyên truyền và làm phong phú các nội dung nhằm mang lại hiệu quả lớn hơn, trên không gian rộng hơn
- quán triệt các quan điểm, bài học rút ra trong thực hiện quan hệ
quốc tế
Bằng việc tiếp thu, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, trong quá trình lãnh đạo và chỉ đạo công cuộc hội nhập quốc tế của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, Đảng ta
đã rút ra một số bài học về mặt lý luận quan trọng Trong đó, xác định rõ quan hệ quốc tế là một xu thế khách quan, là bộ phận trong tổng thể đổi mới - hội nhập - phát triển và tăng trưởng bền vững, là tiền đề quan trọng bảo đảm thành công của công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao phúc lợi xã hội, thu hẹp dần khoảng cách với các nước trong khu vực
- tổ chức tốt lực lượng vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh về quan hệ quốc tế
Các tổ chức thành viên hệ thống chính trị cần tiên phong, gương mẫu để Nhân dân thực hiện theo Do vậy, nếu chỉ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vận dụng và phát triển thì không đi đến đích cuối cùng Phải có sự tham gia của Nhân dân, xác định Nhân dân là lực lượng quyết định kết quả của việc vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế, thì mới đảm bảo yêu cầu.
- nắm chắc và thực hiện linh hoạt phương thức vận dụng, phát triển
tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế
Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ quốc tế là hoạt động đòi hỏi cách làm khoa học Tuy nhiên, việc học tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh còn mang tính hình thức, chưa đi vào thực chất Có nhiều nguyên nhân, trong đó chưa có cách vận dụng, phát triển đúng đắn và phù hợp Cách thức vận dụng và phát triển khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của chủ thể thực hiện nhưng phải đảm bảo về nguyên tắc để làm đúng cách và đạt hiệu quả
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một chiến lược cách mạng được
Hồ Chí Minh đề ra từ rất sớm là một đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận cách mạng thế giới
- Về đoàn kết quốc tế, chúng ta cũng thu được nhiều thành tựu lớn, “quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước”
- Đảng và Nhà nước ta phải chủ động xác định rõ các bước hội nhập quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu, hợp tác, đa phương hóa, đa dạng hóa, củng cố khối đoàn kết với mọi lực lượng tiến
bộ trên thế giới vì mục tiêu hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển
Trang 9- Hàng loạt các vấn đề về đoàn kết quốc tế trong điều kiện phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, trong thời đại quan hệ quốc tế đan xen
đa chiều, đa cực, các thế lực đế quốc chủ nghĩa đang tích cực tiến hành “Diễn
biến hòa bình” nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội đang đòi hỏi chúng ta phải tỉnh táo
và vận dụng linh hoạt, hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế
- Nguy cơ lớn nhất đối với độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam hiện nay, là vấn đề Biển Đông Tình hình Biển Đông trong vòng hơn
10 năm qua diễn biến ngày càng phức tạp, không chỉ là vấn đề tranh chấp chủ quyền, mà còn là tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, Việt Nam đã, đang
và luôn sẵn sàng giải quyết những tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đồng thời coi trọng việc giữ gìn mối quan hệ hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng Nhờ lập trường chính nghĩa, nhờ những bằng chứng pháp lý và căn cứ lịch
sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng quốc tế
PHẦN III : THÀNH TỰU
1) Ngoại giao
- Việt Nam đã xác lập mối quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới
- Là đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với gần 30 quốc gia, trong
đó có tất cả các nước lớn và 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc
- Việt Nam đảm nhiệm vai trò Uỷ viên không thường trục Hội đồng
Bảo an nhiệm Kỳ 2020-2021, và đảm nhận vai trò Chủ tịch Hội đồng
Bảo an trong thàng 1/2020 và thàng 4/2021
- Là đối tác toàn diện với tất cả các nước trong cộng đồng ASEAN (là
thành viên tích cực và có trách nghiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn
quốc tế quan trọng, như liên hợp quốc, ASEAN, APEC, UNESCO )
- Được bầu vào Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc
(UNCITRAL)
- Là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) “ của nhiều
thể chế đa phương Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán ký kết
16 Hiệp định thương mại tự do FTA với 59 đối tác trên toàn thế giới”
Trang 10- hoạt động đối ngoại của chính phủ được đẩy mạnh, góp phần tăng
cường sự tin cậy chính trị và đan xen lợi ích với các đối tác
- sự giúp đỡ thiết thực, kịp thời của bạn bè quốc tế trong cuộc chiến đấu chống đại dịch COVID-19 vừa qua là minh chứng cho mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với các đối tác, bạn bè quốc tế
2) Kinh tế
- Việt Nam được 71 nước công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị
trường và hiện trong top đầu của ASEAN về mức độ hội nhập và độ
mở của nền kinh tế ( Mối quan hệ với các đối tác kinh tế khiến tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam tương đương 200% GDP.)
- Năm 2018, Việt Nam xuất khẩu đạt 243,5 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ
USD một phần quan trọng nhờ quan hệ tốt với các đối tác lớn
- trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình , đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
- đã đăng cai thành công diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (APEC) năm 2017
3) Chính trị
- Năm 1977, Việt Nam chính thức tham gia Liên hợp quốc Được bầu,
trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc
nhiệm kỳ 2020 - 2021
- Năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN Tới 2020, Việt
Nam là Chủ tịch luân phiên của ASEAN
- Là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), của nhiều
thể chế đa phương
PHẦN IV CÂU HỎI CỦNG CỐ
KẾT THÚC BÀI THUYẾT TRÌNH:
Trang 11Bài thuyết trình của nhóm 6, tới đây là kết thúc Em xin cám ơn thầy và các bạn đã lắng nghe và chúc thầy và các bạn có một tuần làm việc và học tập hiệu quả!
Sau đây xin mời thầy cùng các bạn sinh viên có thể đưa ra lời nhận xét, cũng như câu hỏi phản biện để nhóm tớ có thể tiếp thu, cải thiện cũng như là trả lời những thắc mắc của mọi người! Em xin chân thành cảm ơn!