1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn nhập môn quản trị kinh doanh

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bài Tập Lớn Nhập Môn Quản Trị Kinh Doanh
Tác giả Lê Đại Hiệp
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Mai Anh
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Doanh
Thể loại bài tập lớn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 247,85 KB

Nội dung

Có mục tiêu, nó giúp chính bản thân tâm huyết với mục tiêu của mình hơn,bằng khả năng học tập năng động sáng tạo của sinh viên và sự phấn đấu vươn lên thìhiệu quả công việc cũng rất caoB

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN Nhập môn Quản trị kinh doanh

Họ và tên: Lê Đại Hiệp

Mã SV: 2022601691 Lớp: QTKD_02 GVGD: TS.Nguyễn Thị Mai Anh

HÀ NỘI- 2022

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN Nhập môn Quản trị kinh doanh

Họ và tên: Lê Đại Hiệp

Mã SV: 2022601591 Lớp: QTKD02 GVGD: TS.Nguyễn Thị Mai Anh

HÀ NỘI- 2022

Trang 3

Mục lục

Lời mở đầu

2

Phần 1 : Đánh giá bản thân 3

1..Điểm mạnh ( Strengths ) 3

2..Điểm yếu ( Weaknesses ) 3

Phần 2 : Vị trí việc làm mong muốn sau khi tốt nghiệp 4

1..Vị trí công việc mong muốn sau khi ra trường 4

2..Lộ trình tiến thân để trở thành Giám đốc tài chính ( CFO ) 4

2.1 Giai đoạn 1: Mới ra trường 5

2.2 Giai đoạn 2 Từ kế toán viên thăng tiến lên Kế toán trưởng5 2.3 Giai đoạn 3 Từ kế toán trường thăng tiến lên CFO 5

Phần 3 : Phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho một CFO 5

1..Phẩm chất và kĩ năng của Giám đốc Tài chính tương lai 5

2..Kiến thức cần có của Giám đốc Tài chính 6

Phần 4 : Lập kế hoạch học tập để rèn luyện mục tiêu 8

1..Ngoại ngữ : Ielts 8.0 8

2..GPA : 3.8, ra trường với tấm bằng xuất sắc 10

3..Học bổng 8 kì liên tiếp 10

4..Luyện tập quản lý thời gian, lên kế hoạch học lâp 11

5..Kế hoạch phát triển kỹ năng mềm và cải thiện bản thân 12

6..Kinh nghiệm thực tế - thực tập 13

Kết luận 14

Tài liệu tham khảo 14

Trang 4

Lời mở đầu

“ Bởi sau này không có ai chống lưng, nên nhất định không được gục ngã”

Đó là câu nói mà mẹ em đã từng nói với em, cùng như là quan niệm sống, là động lực để học tập và cố gắng của em

Theo học nhóm ngành kinh tế có lẽ định hướng này em được ảnh hưởng bởi mẹ

em nhiều nhất Ngay từ những năm phổ thông, em nhận ra bản thân mình có niềm đam mê với lĩnh vực kinh tế thông qua môn Địa lý, Toán học và từ đây, em theo đuổi niềm đam mê ấy, định hình cho hình một con đường phát triển bản thân khi vào Đại học với ngành học mà em thích nhất Em định hình cho mình con đường phát triển là

sẽ trở thành một nhân viên văn phòng, có mức lương thực sự cao

Việt Nam là quốc gia đang phát triển có số dân đông, xấp xỉ gần 100 triệu hiện nay Với em, là một sinh viên năm nhất đầy nhiệt huyết, không lâu nữa sẽ trở thành lực lượng lao động rất quan trọng đóng góp vào nên kinh tế sau này Tuy nhiên do hạn chế của thế hệ trẻ bồng bột, thiếu kinh nghiệm, lại đứng trước thời kì mở cửa, nền kinh tế đang hội nhập đòi hỏi phải có trình độ cao, giàu kinh nghiệm thì cơ hội việc làm mới rộng mở

Việc xác định cho bản thân một vị trí công việc, cũng như lên một lộ trình sớm cho bản thân là vô cùng quan trọng, quyết định rất lớn tới quá trình học tập và công tác sau này không chỉ riêng em mà còn của nhiều sinh viên khác Khi thực sự quyết tâm với nghề Có mục tiêu, nó giúp chính bản thân tâm huyết với mục tiêu của mình hơn, bằng khả năng học tập năng động sáng tạo của sinh viên và sự phấn đấu vươn lên thì hiệu quả công việc cũng rất cao

Bài tập lớn của em có kết cấu 4 phần lớn là :

- Phần đầu tiên phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

- Phần thứ hai mô tả vị trí làm việc mong muốn sau khi tốt nghiệp

- Phần thứ ba xác định các phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho công việc

- Phân thứ tư, cũng là phần cuối cùng là lập kế hoạch học tập & rèn luyện để đạt được mục tiêu

Bởi sự phong phú, đa dạng trong việc lựa chọn ngành nghề cũng như kiến thức được học, cũng như khả năng thăng tiến cao mà gia đình em thì không mấy khá giả và cũng như không có ai có thể “ chống lưng” cho em cả, nên em quyết định chọn ngành

Quản trị kinh doanh để có một tương lai tươi sáng hơn

Trang 5

Phần 1 : Đánh giá bản thân

1 Điểm mạnh ( Strengths )

Kĩ năng giao tiếp tốt

Trong kinh doanh, giao tiếp giống như bậc thang để đưa doanh nghiệp đến gần khách hàng và thành công hơn Nếu là một người có có kỹ năng giao tiếp tốt bạn hoàn toàn có thể nâng cao khả năng thuyết phục khách hàng và mang đến cho mình và doanh nghiệp những kết quả tốt nhất

Tự tin

Tự tin sẽ giúp bạn mạnh dạn đưa ra những quyết định quan trọng, có tính đột phá trong quá trình kinh doanh – Tự tin còn giúp bạn rất nhiều trong vấn đề giao tiếp,

mà trong kinh doanh giao tiếp đóng vai trò tối quan trọng quyết định đến thành công hay thất bại

Học vấn

Đang được đào tạo trong một môi trường đại học với đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết , cơ sở vật chất tốt cho việc học

Biết lắng nghe và thấu hiểu thâm lý người khác

Lắng nghe là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc khách hàng Lắng nghe để thấu hiểu nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng và đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm thỏa mãn mong muốn của họ

Có tính kiên nhẫn

Biết kiềm chế cảm xúc

Có ý thức tự giác

Có ý thức trách nhiệm trong công việc

Tỉ mỉ, cẩn thận

Suy nghĩ của bản thân luôn hướng tới điều tích cực

Kỹ năng kỹ thuật

Sử dụng tốt Microsoft Word, Excel, Powerpoint, việc thành thạo các công cụ văn phòng này em nghĩ là điểm mạnh lớn nhất của em

2 Điểm yếu ( Weaknesses )

 Kỹ năng sử dụng tiếng anh trong giao tiếp còn hạn chế

Tiếng anh luôn là ngôn ngữ quan trọng trên đấu trường quốc tế cũng như là điểm sáng cho một CV xin việc làm

 Khả năng sắp xếp và phân chia công việc còn cần phải học hỏi, trao dồi nhiều

 Dễ bị phân tâm trong việc đưa ra quyết định, rất dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến của người khác

Trang 6

Phần 2 : Vị trí việc làm mong muốn sau khi tốt nghiệp

Quản trị kinh doanh là một ngành đào tạo tất cả các kỹ năng, kiến thức cần thiết

để có thể làm việc, thành lập và vận hành một doanh nghiệp hiệu quả, bất kể là dạng doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, chính phủ hay phi chính phủ

Em sẽ được học về cách thức vận hành và hoạt động của tất cả các phòng ban, mọi bộ phận trong một công ty như tài chính, hành chính, marketing, kế toán, sản xuất, hậu cần…QTKD là ngành học đào tạo cung cấp rất nhiều kiến thức tập trung vào lĩnh vực đa dạng, học rộng gồm nhiều chuyên ngành Thông thường khi nhắc đến quản trị kinh doanh còn là nhắc đến chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, ngoài ra còn nhiều chuyên ngành hẹp như quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị kinh doanh thương mại…

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về các phòng ban thì em cũng được học về rất nhiều kỹ năng mềm để công việc đạt hiệu quả tốt nhất như: khả năng lãnh đạo, làm việc đội nhóm, phân tích và dự báo tình hình, và còn cả vấn đề đạo đức nghề nghiệp

Bởi vì sự đa dạng mà ngành quản trị kinh doanh đem lại, nên nó giúp cho em có rất nhiều sự lựa chọn

1 Vị trí công việc mong muốn sau khi ra trường

Vị trí mong muốn : Giám đốc tài chính ( CFO )

Giám đốc tài chính (CFO) là người phụ trách chính trong mảng tài chính của doanh nghiệp CFO sẽ phân tích tình hình tài chính tổng thể của doanh nghiệp, tính toán các khoản tài chính (đầu tư, chi phí, …) cụ thể, dự trù quỹ dự phòng cho doanh nghiệp, hoạch định kế hoạch tài chính tổng thể của doanh nghiệp, sau đó đánh giá và làm báo cáo trình ban giám đốc CFO đảm bảo bộ máy tài chính vận hành trơn tru để giúp doanh nghiệp trụ vững trên thương trường

Lý do chọn : là công việc có mức lương cao, CFO lại là một vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp Toán là thế mạnh của bản thân em, kết hợp với ngành Quản trị kinh doanh em đang học cung cấp kiến thức cho em trở thành một nhà quản trị và song bằng kế toán em dự định học trong năm 2 Em nghĩ việc chọn vị trí phấn đấu này

là một điều đúng đắn

Lương tối thiểu mong muốn đạt được tại vị trí này 20 triệu/tháng

2 Lộ trình tiến thân để trở thành Giám đốc tài chính ( CFO )

Trước khi ra trường, các môn chuyên ngành trung bình 8.0 trở lên

Nắm vững kỹ năng chuyên ngành về toán như : Toán cao cấp, Xắc suất thống

kê, mô hình toán kinh tế…

Về tin học như Tin học văn phòng, Tin quản trị

Các môn học về kinh tế như Kinh tế vĩ mô, vi mô, Marketing căn bản, Lý thuyết thống kê, Luật kinh tế , Nguyên lý kế toán, Kinh tế lượng Tài chính tiền lệ…

Các môn quản trị cũng cần phải học tốt như Quản trị doanh nghiệp, Quản trị văn phòng, Quản trị học, Quản trị marketing, Quản trị nhân lực, Quản trị sản xuất , Quản trị chất lượng…

Trang 7

Còn các môn như Thanh toán quốc tế, Đầu tư bất động sản, Đàm phán và ký kết hợp đồng… cũng không nên xem nhẹ

Kể cả các môn nền tảng , là bước đệm như môn Nhập môn Quản trị kinh doanh, Triết, Giao tiếp liên văn hoá lại càng quan trọng hơn nữa

 Tóm lại các môn trong chương trình đào tạo mà trường trường đề ra phải hoàn thành thật tốt, điểm trung bình phải trên 8

2.1.

Giai đoạn 1 : Mới ra trường

 Vị trí xin việc : Kế toán viên

Học hỏi tiếp thu kinh nghiệm, tiếp thu kiến thức kỹ năng nghiệp vụ

Mở rộng mối quan hệ , làm quen với các anh chị lâu năm trong nghề để từ đó học hỏi kinh nghiệm nghề nghiệp

Cố gắng tích luỹ cho mình những kĩ năng, kiến thức về quản trị như quản trị tài chính, quản trị dòng tiền hay phân tích tài chính và lập kế hoạch tài chính

2.2.

Giai đoạn 2 Từ kế toán viên thăng tiến lên Kế toán trưởng

Hoàn thành mục tiêu trong 3 năm kể từ khi làm ở vị trí kế toán

Theo em được biết, CFO có thể được xây dựng từ tiền thân là Kế toán trưởng, bằng kinh nghiệm đã tích luỹ về thống kê và quản lý những con số của một Kế toán trường Hai vị trí này có mối liên hệ với nhay, từ kinh nghiệm của một Kế toán trưởng

e nghĩ nó sẽ là bước đệm tốt

2.3.

Giai đoạn 3 Từ kế toán trường thăng tiến lên CFO

Trong 6 năm trở thành Giám đốc tài chính Khi đã tích luỹ đủ về lượng trong

khuôn khổ 6 năm làm việc là một kế toán trường giàu kinh nghiệm khi đạt tới “điểm nút”, thông qua “bước nhảy” chất sẽ biến đổi thành chất mới Chất ở đây chính là vị trí

em ao ước Là một Giám đốc tài chính (CFO)

Học giỏi thật nhiều hơn về hoạch định và lên kế hoạch sử dụng quỹ, ngân sách của doanh nghiệp Trao dồi thật nhiều hơn kiến thức về tư vấn tài chính, nguồn lực một cách hiệu quả nhất Cố gắng trao đổi hơn về “lượng” mới được tác động bởi”chất

“ mới Cố gắng phấn đấu để làm ở công ty liên quốc gia, hay công ty nước ngoài để có mức lương hậu hĩnh hơn

 Mất 9 năm để đạt được vị trí mong muốn, một CFO – Giám đốc tài chính

Phần 3 : Phẩm chất, kiến thức, kỹ năng cần trang bị cho một CFO

1 Phẩm chất và kĩ năng của Giám đốc Tài chính tương lai

1.1 Kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề, đánh giá rủi ro

Rủi ro là vấn đề không thể tránh được, và rủi ro không chỉ đối với những doanh nghiệp mới mà cả với những doanh nghiệp lâu năm cũng khó tránh khỏi Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp nói rằng họ đã dự đoán được trước và có những phương án giải quyết rủi ro Đó là một trong những kỹ năng mà một CFO cần có

Nhận biết các vấn đề về tài chính để phòng ngừa rủi ro là kỹ năng Giám đốc Tài chính cần có Việc nhạy bén trong quan sát, nhận diện vấn đề tiềm ẩn và giải quyết kịp thời sẽ giúp doanh nghiệp luôn chủ động quản trị tài chính

Dự đoán và quản trị rủi ro là một trong những yếu tố hàng đầu khi xem xét việc làm thế nào để trở thành một giám đốc tài chính thành công CFO vai trò là tuyến phòng thủ đầu tiên trong việc hạn chế và giảm thiểu tác động của bất cứ cuộc khủng

Trang 8

hoảng kinh doanh nào Quan trọng hơn, một CFO sẽ xác định được các mối đe dọa tiềm ẩn và có những giải pháp ngăn chặn chúng

Chẳng hạn như: các giao dịch tài chính, các khoản vay công ty của người khác

mà có nguy cơ vỡ nợ,…

1.2 Kỹ năng hoạch định chiến lược

Từ những bản phân tích tài chính, Giám đốc Tài chính phải có kỹ năng tổng hợp, đánh giá số liệu để xây dựng chiến lược tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn cho doanh nghiệp nhằm bảo đảm hiệu qủa và sự tăng trưởng trong dài hạn, khẳng định sự tồn tại và cạnh tranh của tổ chức trên thị trường Điều này đòi hỏi CFO cần có

kỹ năng quan sát, tầm nhìn bao quát và sâu rộng, hiểu biết ngành nghề và đối thủ cạnh tranh

1.3 Kỹ năng đối ngoại và truyền thông

Kỹ năng này bao gồm giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, quan hệ với đối tác kinh doanh, đầu tư CFO phải duy trì quan hệ tốt với cộng đồng tài chính, đầu tư, kinh doanh … để khi cần có thể thu xếp nguồn vốn với chi phí tối ưu cho doanh nghiệp Đặc biệt, do tính chất công việc đòi hỏi phải giao tiếp thường xuyên với các phòng ban trong doanh nghiệp cũng như đối tác, khách hàng, cổ đông, ngân hàng … lại thường

đề cập vấn đề rất nhạy cảm là tài chính, nên CFO phải có khả năng truyền thông xuất sắc

1.4 Kỹ năng quản lý

Để điều hành hoạt động của bộ phận tài chính kế toán theo đúng kế hoạch tài chính đề ra, Giám đốc Tài chính phải có kỹ năng quản lý Như việc lên kế hoạch cụ thể cho từng công việc theo ngày, Phân chia công việc cho mọi người đặc biệt là phải biết quản lý thời gian, sắp xếp được cho bản thân thời gian nghỉ ngơi Ngoài ra còn có một

số kỹ năng quản lý cụ thể bên trong như

 Kỹ năng quản lý tài chính, nên chi tiêu trong khả năng, thiết lập ngân

sách chi tiêu và tiết kiệm được nguồn tiền của công ty

 Kỹ năng quản lý cảm xúc như là phải biết quan tâm đến cảm xúc của bản

thân, nắm được điểm, mạnh và điểm yếu của bản thân trong việc biểu lộ cảm Biết lắng nghe, đồng cảm với mọi người xung quanh

 Kỹ năng quản lý thời gian, lên lịch, sắp xếp thời gian và lịch trình phù

hợp Kiên nhẫn với mục tiêu, hoàn thành mọi việc đúng tiến độ với hiệu quả tốt nhất Điều đó sẽ tạo dựng niềm tin cho cấp dưới và việc tổ chức quản lý khoa học sẽ giúp CFO giao việc và ủy quyền hiệu quả

1.5 Khả năng phân tích

Việc phân tích, đo lường một cách kỹ lưỡng sẽ thúc đẩy quá trình đưa ra quyết định Giúp doanh nghiệp dễ dàng định hướng đường cong tăng trưởng và hạn chế sự bất ổn định Các giám đốc tài chính thường rất được kỳ vọng rằng họ sẽ tận dụng những phân tích đó để nâng cao giá trị hoạt động trong doanh nghiệp

MS Excel, phần mềm tài chính kế toán chuyên dụng, phần mềm quản trị ERP Phần mềm gõ văn bản Word

Trang 9

2 Kiến thức cần có của Giám đốc Tài chính

Kiến thức chuyên sâu về quản trị tài chính doanh nghiệp, tài chính ngân hàng, đầu tư tài chính, kế toán tài chính, thống kê tài chính

Hiểu rõ các quy định pháp luật, các nguyên tắc và chuẩn mực tài chính kế toán Nắm vững và vận dụng tốt các quy định của pháp luật về thuế, hệ thống pháp luật trong kinh doanh, các nguyên tắc của thị trường tài chính, các chuẩn mực tài chính kế toán… Bằng Quản trị kinh doanh , bằng kế toán hoặc tài chính Thường nên là bằng

cử nhân hoặc thạc sĩ :

+ Bằng MBA , chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh

+ Một số văn bằng phụ nên ưu tiên học như giấy phép CPA (Certified Public Accountants - Kế toán viên công chứng - Cố vấn tài chính)

+ ACCA (Association of Chartered Certified Accountants)

+ Chartered Financial Analyst (CFA)

Cá nhân em sẽ ưu tiên học MBA sau khi đã tích luỹ từ 3 – 5 năm kinh nghiệm làm việc ( Bằng MBA , chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh ) và hoàn thành chương trình trong 19 tháng trước tiên

Sau đó tới chứng chỉ CPA (Certified Public Accountants - Kế toán viên công chứng - Cố vấn tài chính) sau 4 làm việc ở vị trí để tạo ra điểm sáng, tạo lợi thế cho em trước các đối thủ cạnh tranh chức CFO

Ngoài những kiến thức trên, với tư cách là một nhà quản lý cấp cao, để trở thành một CFO đúng đắn em sẽ học và tích luỹ thật tốt Chuyên môn Kế toán, Pháp luật tài chính, Quản trị tài chính dự án, lập trình dòng tiền, xử lý khủng hoảng tài chính,

Trang 10

Phần 4 : Lập kế hoạch học tập để rèn luyện mục tiêu

1 Ngoại ngữ : Ielts 8.0

Band điểm hiện tại của em là 0 vậy nên ngay từ đầu năm học em sẽ bắt tay ngay vào học Ielts

Mục tiêu : mỗi ngày 20 từ mới, ôn đi ôn lại nhiều lần và học giãn cách theo phương pháp Spaced Repetition ( phương pháp lặp lại gián đoạn )

Mỗi ngày dành ra 3 tiếng để học Ielts

1.1 Giai đoạn lấy gốc : 4 tháng ( từ 0 – 3.0 ielts )

Nắm chắc ngữ pháp, tài liệu, phát âm

Ngữ pháp :

- Ngữ pháp cơ bản học khoảng 2 tháng, học song song sách tiếng việt và tiếng anh, mỗi ngày 2 chủ điểm

- Ngữ pháp trung cấp 2.5 tháng

- Từ vựng cơ bản 2 tháng (2-3 chủ đề 1 ngày), từ vựng trung cấp khoảng 2 tháng

- Phát âm cơ bản (mỗi ngày 1 bài) khoảng 1.5 tháng, phát âm trung cấp khoảng 2 tháng

- Nắm chắc các thì cơ bản như

Đơn Tiếp diễ Hoàn thành

Thì tương lai 

 Ngoài ra còn có các ngữ pháp cần học như : Động từ khuyết thiếu, mệnh

đề quan hệ, câu bị động, giới từ, liên từ, đại từ, tính từ, trạng từ, lượng từ

 Học hết toàn bộ từ vựng Tiếng anh thương mại cơ bản 1 trong EOP, Hoàn thành sách Cambride Vocabulary in Use, Giải thích ngữ pháp tiếng anh Mai Lan Hương trong học kì 1

- Nghe và nói : xem tối thiểu 1 video có phụ đề song ngữ Anh – Việt mỗi ngày

- Đạt được ielts 3.0 trong học kì 1 năm nhất, tiếp tục phấn đấu lên 4.5

1.2 Giai đoạn tiền Ielts ( PreIelts từ 3.0 tới 4.5 ielts ) : 3 tháng

- Học từ vựng, ngữ pháp ở một level cao hơn

- Hoàn thành các sách Grammar for Ielts, Vocabulary for Ielts

- Đạt được 4.5 Ielts trong học kì 2 năm nhất

1.3 Giai đoạn xây dựng kỹ năng : từ 4.5 – 5.5

Thời gian 3 tháng

Rèn luyên kĩ năng

Nghe – Listening Nghe lấy ý chính, nghe lấy thông tin chính

Nói – Speaking Nói trôi chảy, kiểm soát ngữ pháp tốt

Đọc – Reading Scanning, skiming trong bài đọc

Ngày đăng: 27/03/2024, 16:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w