Riêng bản thân tôi, tôi tự nhận thấy ở bảnthân mình có một số điểm mạnh sau:- Một trong những điểm mạnh lớn nhất của bản thân là có tinh thần trách nhiệmcao trong mọi công việc mình đảm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN
Nhập môn Quản trị kinh doanh
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hồng
Mã SV: 2023603810
Lớp: QTKD03
GVGD: TS Trần Cương
HÀ NỘI- 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN
Nhập môn Quản trị kinh doanh
Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hồng
Mã SV: 2023603810
Lớp: QTKD03
GVGD: TS Trần Cương
HÀ NỘI- 2023
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
“Hãy quyết liệt với một ý tưởng, một vấn đề, hoặc một sai lầm mà bạn muốn biến nó
thành đúng Nếu bạn không đủ đam mê ngay từ đầu, bạn sẽ không bao giờ đi được đến cuối.” (Steve Jobs)
Đam mê là một yếu tố ta phải nhắc đi nhắc lại khi nói đến vấn đề lựa chọn nghề nghiệp Khi tôi quyết định theo học ngành Quản trị kinh doanh mọi người đã đặt câu hỏi tại sao học ngành đó? Học ngành đó ra làm nghề gì? Lúc đấy tôi trả lời mọi người rất ngây ngô rằng vì tôi có đam mê kiếm tiền Nghe qua thì lí do đấy không thật sự thuyết phục có chút viển vông nhưng lí do chọn ngành của tôi lúc đấy thật sự là như vậy Tôi muốn biết cách người ta kiếm tiền từ việc kinh doanh, tò mò làm sao để vận hành một doanh nghiệp Và khi bước vào cánh cổng của trường Đại học Công nghiệp
Hà Nội tôi biết chắc rằng đam mê của mình đã đặt đúng chỗ
Trang 4MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
1 Điểm mạnh
2 Điểm yếu
CHƯƠNG II: MÔ TẢ VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
1 Chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì?
2 Công việc của một chuyên viên nghiên cứu thị trường
CHƯƠNG III: NHỮNG PHẨM CHẤT, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN RÈN LUYỆN CHO CÔNG VIỆC
1 Phẩm chất
2 Kiến thức
3 Kỹ năng
CHƯƠNG IV: LẬP KẾ HOẠCH HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU
1 Tại sao lại phải lập kế hoạch phát triển bản thân?
2 Khái quát kế hoạch học tập
3 Lập kế hoạch trong 4 năm
3.1 Năm nhất
3.2 Năm hai
3.3 Năm ba
3.4 Năm bốn
Trang 5CHƯƠNG I: ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
1 Điểm mạnh
Điểm mạnh là những đặc điểm tốt, ưu tú của bản thân về kiến thức, kỹ năng cần có ở mọi lĩnh vực Điểm mạnh còn là yếu tố giúp chúng ta nổi bật hơn những người khác, giúp mọi người ghi nhớ đến mình nhiều hơn Riêng bản thân tôi, tôi tự nhận thấy ở bản thân mình có một số điểm mạnh sau:
- Một trong những điểm mạnh lớn nhất của bản thân là có tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc mình đảm nhận
Mỗi người khi trưởng thành đều có công việc riêng của mình, càng có nhiều hơn trách nhiệm phải gánh vác Do đó việc tự chịu trách nhiệm với nhiệm vụ của mình
là điều cực kì quan trọng để tôi có thể giữ được uy tín, niềm tin của mọi người trong cuộc sống Trách nhiệm là khái niệm bao quát chung của những đức tính như: trung thực, đáng tin cậy, hết lòng vì mọi người… vậy nên khi hoạt động trong một tập thể tôi
sẽ nhận được sự yêu quý, kính trọng từ mọi người
Trong học tập và điển hình là những bài tập nhóm, tâm lý phải chịu trách nhiệm cho kết quả sẽ khiến tôi có động lực để hoàn thành tốt nhiệm vụ với sự tập trung cao
độ và tinh thần làm việc nghiêm túc Từ đó hiệu suất công việc sẽ cao hơn và kết quả công việc cũng tốt hơn
Nếu không may xảy ra sơ suất trong công việc, với tinh thần trách nhiệm cao tôi sẽ không đùn đẩy trách nhiệm mà thành thật nhận lỗi về mình cho dù Sự trung thực này sẽ dễ được mọi người thông cảm và tin tưởng, trao cho nhiều cơ hội hơn để tôi cố gắng, khắc phục lỗi trước đó Và đó cũng là cơ hội tốt đề tôi hoàn thiện bản thân, rút ra được những kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề tốt hơn
Với đức tính trên tôi tin chắc rằng mình sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, được trọng dụng trong công việc và thành công với sự nghiệp của mình
- Bản thân tôi là người làm việc có nguyên tắc, đúng giờ
Có một vấn đề gây tranh cãi trong văn hóa làm việc của các tổ chức là “Quản trị tài ba chọn đi làm đúng giờ hay làm việc hiệu quả?” Có hai quan điểm trái ngược trong vấn đề này: một sẽ là cho phép nhân viên đến công ty muộn hơn giờ làm việc thực tế một khoảng thời gian nhất định miễn là tiến độ công việc, năng suất công việc tốt, bên còn lại sẽ yêu cầu nhân viên tuân thủ giờ giấc mới có thể hoàn thành tốt công việc được
Trang 6Theo ý kiến cá nhân tôi đồng tình với ý kiến thứ hai là đi làm đúng giờ quy định Làm việc đúng giờ, có nguyên tắc là một thói quen tốt, thể hiện là một người có tác phong chuyên nghiệp Khi đi làm đúng giờ đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có thêm thời gian để hoàn thành các công việc lớn nhỏ trong ngày Việc tuân thủ giờ giấc cũng thể hiện sự tôn trọng đối với cấp trên, tổ chức đặt ra quy định này và cả đồng nghiệp của mình Bởi vậy tôi luôn chú ý đến giờ giấc, có mặt đúng giờ trong các cuộc hẹn Người ta cũng sẽ đánh giá đối phương qua phương diện này để xem đó là người chỉn chu, tinh tế, lịch sự…hay là không
- Tôi có khả năng tư duy sáng tạo, nhạy bén trước mọi tình huống
Tư duy sáng tạo có vai trò rất quan trọng với tất cả mọi người trong mọi lĩnh vực Trong học tập, kỹ năng này giúp tôi tìm tòi, áp dụng được những phương pháp học tập mới, thú vị hơn, làm chủ được kiến thức
- Tôi có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc, kiên nhẫn, không ngại khó ngại khổ Trong một tổ chức, sẽ không có người cấp trên nào mạo hiểm giao phó những công việc quan trọng cho nhân viên có tính hấp tấp, vội vàng, cẩu thả Với sự kiên nhẫn, cẩn thận của mình tôi đã được cô giáo Tiếng Anh giao cho nhiệm vụ là giúp cô soạn và chấm các bài kiểm tra và tôi đã hoàn thành rất tốt
- Điểm mạnh của tôi là một người nhiệt tình, hăng hái, có tinh thần cầu tiến Với tư duy cầu tiến tôi sẵn sàng đón nhận những thách thức trong học tập Cùng với việc rút ra kinh nghiệm từ thất bại và sai lầm mình đã mắc phải, tôi luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi vượt qua mọi khó khăn để khắc phục vấn đề Với tinh thần này tôi sẽ ngày càng hoàn thiện bản thân, cải thiện những khía cạnh còn yếu kém của mình
- Về kĩ năng, tôi thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng
+ Tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trên thế giới Ngoài nước Anh,
có 60 trên tổng số 196 quốc gia xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức Tôi
đã nỗ lực rèn luyện và thành thạo những kĩ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh sẽ mở ra nhiều cơ hội, cải thiện cuộc sống hiên tại và tương lai của tôi cũng như các bạn trẻ đồng trang lứa Đó có thể là cơ hội làm việc trong những tập đoàn nước ngoài, cơ hội cải thiện cuộc sống, cơ hội du lịch, hợp tác cùng bạn bè quốc tế
+ Kỹ năng tin học văn phòng là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi người cần có và các tín chỉ tin học văn phòng như MOS, IC3… ngày càng phổ
Trang 7biến Biết được sự cần thiết của các kỹ năng tin học tôi đã tìm tòi, học hỏi và
đã thành thạo các kỹ năng cơ bản, các kỹ năng trong công cụ Microsoft Word, Microsoft Excel, Microsoft Powerpoint Với các kiến thức cơ bản đó tôi sẽ dễ dàng xử lý nhanh chóng các công việc liên quan đến máy tính như soạn thảo văn bản, làm báo cáo… mà không cần sự trợ giúp của người khác
Đó là một hành trang đáng giá sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc sau này của tôi khi ra trường
- Bên cạnh đó tôi có khả năng làm việc nhóm và quản lý thời gian tốt
Trong công việc cũng như học tập tôi luôn biết cách sắp xếp thời gian một cách tối ưu nhất để hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả các nhiệm vụ được giao Nếu không biết cách quản lý thời gian, các công việc cần làm không theo một trật tự nhất định, không biết nên làm cái gì trước cái gì sau, các công việc sẽ không đạt được hiệu quả cao nhất
Công việc nhóm luôn được tôi ưu tiên hoàn thành đầu tiên Tôi luôn cố gắng làm thật tốt, trao đổi với các thành viên trong nhóm để mang lại hiệu quả tốt nhất
Bản thân tôi vẫn đang trong quá trình hoàn thiện bản thân Tôi sẽ cố gắng học hỏi, rèn luyện để danh sách những điểm mạnh của bản thân ngày càng nhiều hơn chứ không dừng ở đó
2 Điểm yếu
Trái ngược với điểm mạnh, điểm yếu là những thiếu sót, những khuyết điểm mà con người cần khắc phục Những đặc điểm chưa tốt ấy có thể là về kiến thức, kỹ năng hay
là tính cách và đã là điểm yếu thì tất nhiên nó cần được khắc phục Đã là con người không có ai có thể hoàn hảo đến từng chi tiết, mỗi người đều có khuyết điểm của riêng mình chỉ là họ chấp nhận khiếm khuyết hay đang nỗ lực nắn nó lại cho tròn mà thôi Bản thân tôi cũng vậy, tôi cũng có những khuyết điểm cần khắc phục
- Bên cạnh nhiều điểm mạnh mà tôi đã nêu, tôi tự nhận thấy kỹ năng thuyết trình của mình chưa tốt
Khi đứng trước đám đông, tôi thường bị lo lắng, thiếu tự tin khi nhìn thấy ánh mắt của mọi người Điều đó khiến tôi gặp khó khăn khi truyền đạt thông tin tới mọi người Đó là khuyết điểm lớn với một sinh viên đang theo học chuyên ngành quản trị nhưng tôi đang khắc phục nó hằng ngày Tôi hiện tại đang tham gia vào hai câu lạc bộ
Trang 8của khoa và của trường với mong muốn trải nghiệm và quan trọng hơn là có thể cải thiện kỹ năng giao tiếp khi ở nơi đông người
- Tính cầu toàn trong mọi việc khá cao
Là một người có tính cầu toàn cao và mong muốn kết quả công việc được chỉn chu nhất có thể, khi được giao nhiệm vụ nào đó tôi xem xét vấn đề rất kĩ, ở nhiều khía cạnh khác nhau Vậy nên tôi có xu hướng hoàn thành công việc được giao chậm hơn mọi người Tôi đang cố gắng cải thiện từng ngày để đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc mà mình đảm nhận
- Tôi tự nhận thấy khả năng ngoại ngữ của bản thân còn hạn chế
Trong nền kinh tế hội nhập như hiện nay tôi nhận thấy việc mình thành thạo một ngôn ngữ là tiếng Anh thôi là chưa đủ Ngoài tiếng Anh tôi cần phải học thêm nhiều thứ tiếng khác để tăng sức cạnh tranh với thị trường lao động ngoài kia cũng như tìm kiếm được nhiều cơ hội phát triển cho mình
Trang 9CHƯƠNG II: MÔ TẢ VỊ TRÍ LÀM VIỆC SAU KHI TỐT NGHIỆP
Bước vào cánh cửa đại học ai cũng mong mình sẽ có một công việc ổn định sau khi ra trường, tự chi trả cho bản thân, giúp đỡ bố mẹ Tôi cũng vậy, tôi đang ấp ủ trong mình một công việc lí tưởng mong muốn ứng tuyển sau 4 năm đại học Đó là vị trí chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường của một tổ chức kinh tế nước ngoài
1 Chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì?
- Nghiên cứu thị trường hay Market Research là hoạt động thu thập thông tin về
thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh
+ Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của nhà sáng lập Điều này giống như việc nếu nhà sáng lập đang ở trong 1 căn phòng tối và đang lần mò cửa ra thì nghiên cứu thị trường sẽ là cây nến để giúp xác định hướng đi và nhanh chóng tìm ra cửa hơn
+ Nếu doanh nghiệp chủ quan chỉ nghiên cứu một cách hời hợt hoặc không tìm hiểu kĩ về thị trường trước khi ra quyết định sẽ có tỷ lệ rủi ro cao Đồng nghĩa với nhiều hậu quả kèm theo mà nặng nề nhất là lãng phí nguồn lực và chiến dịch thất bại
- Chuyên viên nghiên cứu thị trường (Market Research Analyst) là người có
nhiệm vụ kiểm tra điều kiện thị trường để kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp đang phát triển Với điều kiện như hiện nay các chuyên viên nghiên cứu thị trường có thể tiến hành điều tra thị trường bằng nhiều hình thức khác nhau với mục đích chung là giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng, nhu cầu khách hàng, tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ Từ đó, doanh nghiệp có cơ sở chính xác để đưa ra các phương án đối với sản phẩm, dịch vụ và tối đa hóa lợi nhuận
2 Công việc của chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì?
- Tiến hành thu thập thông tin, dữ liệu về thị trường, đánh giá nhu cầu thị trường
và những tiềm năng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
- Theo dõi và dự đoán sự biến động của thị trường trong thời gian tới
- Nghiên cứu sở thích, thói quen của khách hàng để xác định doanh số tiềm năng của sản phẩm, dịch vụ
- Phân tích giá cả, phương pháp tiếp thị và phân phối
Trang 10- Báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra chiến lược giúp sản phẩm của mình tiếp cận nhiều người tiêu dùng nhất có thể
- Tìm kiếm nguồn khách hàng mới, gặp gỡ, quảng bá, tiếp thị sản phẩm, của doanh nghiệp tới khách hàng
Trang 11CHƯƠNG III: CÁC PHẨM CHẤT, KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CẦN TRANG BỊ CHO CÔNG VIỆC
Chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường là một công việc đòi hỏi phải thực hiện nhiều công việc sử dụng các kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm Vì vậy để theo đuổi được vị trí này tôi phải trang bị cho mình không những kiến thức chuyên môn mà còn cả những kỹ năng, phẩm chất
1 Phẩm chất
- Tố chất:
+ Thông minh, nhanh nhẹn trong công việc: Không chỉ có chuyên viên nghiên cứu thị trường mới cần sự nhạy bén mà tất cả mọi vị trí công việc đều cần tố chất này Đó là một ưu điểm lớn, là giác quan để các chuyên viên nghiên cứu phát hiện ra những cơ hội, thách thức cũng như biện pháp giải quyết những vấn
đề mắc phải trong quá trình nghiên cứu
+ Vị trí chuyên viên nghiên cứu thị trường cũng đòi hỏi những tố chất như sự tỉ
mỉ, chịu khó, tận tâm với công việc Bởi tính chất công việc này khá vất vả, yêu cầu phải đặt nhiều tâm huyết vào công việc nên người đảm nhận vị trí này cũng phải là người chịu khó và kiên nhẫn
+ Khả năng thích ứng: Trong công việc dù đã có sự đo lường, chuẩn bị kĩ trước
đó song những tình huống bất ngờ có thể xảy ra bất cứ lúc nào Khi bị kẹt trong những tình huống khó nhằn như vậy chuyên viên phải thay đổi được tình thế, tìm ra hướng giải quyết nhanh nhất có thể
- Thái độ:
+ Điềm tĩnh: Bởi tính chất công việc phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, đối tác khác nhau lẫn sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp đối thủ, việc giữ một cái đầu lạnh là vô cùng quan trọng đối với một chuyên viên Bất
kể trong tình huống nào cũng phải thật bình tĩnh để phân tích và giải quyết vấn
đề một cách sáng suốt
+ Ham tìm tòi, học hỏi: Việc học chưa bao giờ là thừa thãi Tinh thần ham học hỏi chứng tỏ ở người chuyên viên đó có sự nỗ lực, cống hiến cho công việc, có tinh thần cầu tiến
Trang 12+ Chủ động trong công việc: Một người có thái độ làm việc tốt và chất lượng công việc tốt là người luôn chủ động tìm cách hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao
+ Kỷ luật tốt: Khối lượng công việc của một chuyên viên nghiên cứu thị trường khá lớn Vì vậy phải luôn biết cách sắp xếp và đảm bảo thời gian hoàn thành các công việc đúng hạn
2 Kiến thức
- Để đảm nhận được vị trí chuyên viên nghiên cứu và phát triển thị trường tôi cần phải có kiến thức ở các lĩnh vực như thống kê, toán học, khoa học máy tính… Tôi cũng cần có các bằng cấp về kinh doanh, marketing, thương mại hoặc các chứng chỉ cần thiết liên quan đến vị trí công việc đó
- Ngoài ra tôi cũng cần phải học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức về khoa học xã hội như kinh tế học, tâm lý học… sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp tôi hoàn thành công việc một cách hiệu quả
3 Kỹ năng
- Kỹ năng phân tích số liệu, dữ liệu: Đây là một kĩ năng quan trọng mà một chuyên viên cần phải có Phân tích thị trường tất yếu sẽ liên quan đến những con số và chuyên viên là người làm việc cùng những bảng số liệu ấy để đưa ra những kết luận, đánh giá biến động thị trường một cách chính xác nhất
- Kỹ năng giao tiếp, đàm phán: Là một công việc liên quan đến thị trường nên vòng giao tiếp của chuyên viên rất rộng, tiếp xúc với nhiều khách hàng, đối tác khác nhau Bởi vậy, kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các cuộc khảo sát, phỏng vấn diễn ra suôn sẻ
và khai thác được nhiều thông tin hơn
- Kỹ năng làm việc nhóm: Trong quá trình làm việc sẽ có sự kết hợp cùng nhau thực hiện một dự án giữa các phòng ban
- Kỹ năng quản lý thời gian: Nhân viên nghiên cứu thị trường cần biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hợp lí Điều này giúp ta phân bổ thời gian cho từng công việc hiệu quả, tránh việc cùng lúc phải làm nhiều việc nhưng việc nào cũng còn dang dở
- Kỹ năng sử dụng công nghệ: Quá trình làm việc của nhân viên nghiên cứu thị trường sẽ hiệu quả hơn, tiết kiệm thời gian và công sức khi có dự giúp đỡ của các phần mềm hay website xử lý dữ liệu