1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập lớn phân tích triết lí kinh doanh của tập đoàn viễn thông viettel

16 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Triết Lí Kinh Doanh Của Tập Đoàn Viễn Thông Viettel
Tác giả Cao Như Đạt - 20194013, Nguyễn Tiến Đạt - 20184762
Người hướng dẫn Thầy Nguyễn Quang Chương
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Và Quản Lý
Thể loại Bài Báo Cáo Thực Tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 334,88 KB

Nội dung

Gìn giữ những bản sắc truyền thống……….13 KẾT LUẬN………...14 Tài liệu tham khảo………15 Trang 3 2 MỞ ĐẦU Đỗi với những tổ chức, doanh nghiệp lớn, triết lý kinh doanh luôn được hình thành từ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÍ

BÀI TẬP LỚN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Đề tài: Phân tích triết lí kinh doanh của tập đoàn viễn thông Viettel

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021

Nhóm sinh viên thực hiện

Nguyễn Huy Hoàng - 20194058 Cao Như Đạt - 20194013

Nguyễn Tiến Đạt - 20184762

Bài báo cáo thực tập

Trang 2

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………2

NỘI DUNG……….3

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH 1.1 Khái niệm về triết lý kinh doanh……… 3

1.2 Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp……… 3

1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp……… 4

1.4 Nội dung của triết lý kinh doanh……… 5

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA VIETTEL 2.1 Giới thiệu chung về Viettel……… 7

2.2 Triết lý kinh doanh của Viettel……….7

2.2.1 Sứ mạng……….7

2.2.2 Giá trị cốt lõi……… 9

PHẦN 3: NHỮNG BÀI HỌC RÚT RA 3.1 Lắng nghe và quan tâm đến khách hàng……… 13

3.2 Đứng lên từ những thất bại……… 13

3.3 Luôn luôn sáng tạo……… 13

3.4 Gìn giữ những bản sắc truyền thống……….13

KẾT LUẬN……… 14

Tài liệu tham khảo………15

Bài báo cáo thực tập

Trang 3

2

MỞ ĐẦU

Đỗi với những tổ chức, doanh nghiệp lớn, triết lý kinh doanh luôn được hình thành từ những ngày đầu tiên và xuyên suốt trong một quá trình dài, nó là một trong những nhân

tố tạo nên thành công cho các doanh nghiệp lơn trên thế giới Ở Việt Nam, triết lý doanh nghiệp cũng không còn xa lạ đối với chúng ta khi mọi doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ đều

có những triết lý kinh doanh định hướng đường đi, phát triển của họ Trong số đó, không thể không kể đến Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel, một doanh nghiệp lớn với những triết lý sâu sắc, đem lại cho chúng ta nhiều góc nhìn mới về việc phát triển một tổ chức, tập đoàn Đó là một trong những động lực giúp chúng em tìm hiểu về Triết lý kinh doanh của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel

Nội dung bao gồm 3 phần:

Phần 1: Cơ sở lý thuyết triết lý kinh doanh

Phần 2: Phân tích triết lý kinh doanh của Viettel

Phần 3: Bài học rút ra

Bài báo cáo thực tập

Trang 4

3

NỘI DUNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TRIẾT LÝ KINH DOANH

1.1 Khái niệm về triết lý kinh doanh

1.1.1 Khái niệm triết lý

Triết lý là những tư tưởng có tính triết học (tức là sự phản ánh đã đạt tới trình độ sâu sắc

và có khái quát cao) được con người rút ra từ cuộc sống của mình và chỉ dẫn, định hướng cho hoạt động của con người

1.1.2 Khái niệm triết lý kinh doanh

- Triết lý kinh doanh là những tư tưởng triết học phản ánh thực tiễn kinh doanh thông qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm, khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

- Phân loại về triết lí kinh doanh:

► Theo vai trò: TLKD là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt hoạt động kinh doanh

► Theo yếu tố cấu thành: TLKD phương châm hành động, là hệ giá trị và mục tiêu của doanh nghiệp chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

► Theo cách thức hình thành: TLKD là những tư tưởng phản ánh thực tiễn kinh doanh qua con đường trải nghiệm, suy ngẫm và khái quát hóa của các chủ thể kinh doanh và chỉ dẫn cho hoạt động kinh doanh

Như vậy, có thể hiểu TLKD là những quan niệm, giá trị mà doanh nghiệp, doanh nhân và các chủ thể kinh doanh theo đuổi trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

1.2 Nội dung và hình thức của triết lý doanh nghiệp

Các văn bản triết lý doanh nghiệp được kết cấu thành nhiều thành phần khác nhau, tựu chung lại, gồm ba phần nội dung chính như sau:

► Sứ mệnh và các mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:

Một văn bản triết lí doanh nghiệp thường bắt đầu bằng việc nêu ra sứ mệnh của doanh nghiệp hay còn gọi là tôn chỉ, mục đích của nó Sứ mệnh kinh doanh là một bản tuyên bố

“lý do tồn tại” của doanh nghiệp, còn gọi là quan điểm, tôn chỉ, tín điều, nguyên tắc, mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Sứ mệnh là phát biểu của doanh nghiệp mô tả doanh nghiệp là ai, doanh nghiệp làm những gì, làm vì ai và làm như thế nào

Bài báo cáo thực tập

Trang 5

4

► Phương thức hành động:

Phương thức hành động của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù cao, phụ thuộc vào thị trường, môi trường kinh doanh và các tư tưởng triết học về hoạt động kinh doanh, công tác quản trị doanh nghiệp…của các nhà lãnh đạo Phương thức hành động bao gồm hệ thống các giá trị và biện pháp quản lí của doanh nghiệp

+ Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp: Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản thường không được nói ra của những người làm việc trong doanh nghiệp Những giá trị này bao gồm: những nguyên tắc của doanh nghiệp, lòng trung thành và cam kết, và hướng dẫn những hành vi ứng xử mong đợi

► Các nguyên tắc tạo ra một phong cách ứng xử, giao tiếp và hoạt động kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp

1.3 Vai trò của triết lý kinh doanh trong sự phát triển của doanh nghiệp

1.3.1 Triết lý kinh doanh là cốt lõi của văn hoá doanh nghiệp, tạo ra phương thức phát triển bền vững của doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp là cớ sở đảm bảo cho một doanh nghiệp kinh doanh có văn hóa và bằng phương thức này, nó có thể phát triển một cách bền vững

Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều yếu tố cấu thành, mỗi thành tố của văn hóa doanh nghiệp

có một vị trí, vai trò khác nhau trong một hệ thống chung, trong đó hạt nhân của nó là các triết lý và hệ giá trị

Tóm lại, triết lý doanh nghiệp góp phần tạo lập nên văn hóa doanh nghiệp, là yếu tố có vai trò quyết định trong việc thúc đẩy và bảo tồn nền văn hóa này, qua đó nó góp phần tạo nên một nguồn nội lực mạnh mẽ từ doanh nghiệp Triết lí doanh nghiệp có vai trò vị trí quan trọng nhất trong số các yếu tố hợp thành văn hóa doanh nghiệp

1.3.2 Triết lý kinh doanh là công cụ định hướng và cơ sở để xây dựng và quản lý chiến lược của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh là một lực lượng hướng dẫn, tạo sức mạnh to lớn cho thành công của doanh nghiệp

Triết lý kinh doanh (thể hiện rõ qua sứ mạng , tôn chỉ của công ty) có vai trò: thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp, là điều kiện hết sức cần thiết để thiết lập các mục tiêu và soạn thảo các chiến lược một cách có hiệu quả, và cung cấp cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của tổ chức

1.3.3 Góp phần giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu kinh tế và các mục tiêu khác của doanh nghiệp

Bài báo cáo thực tập

Trang 6

5

1.3.4 Triết lý kinh doanh là một phương tiện để giáo dục, phát triển nguồn nhân lực

và tạo ra một phong cách làm việc đặc thù của doanh nghiệp

Triết lý doanh nghiệp cung cấp các giá trị, chuẩn mực hành vi, nhằm tạo nên một phong cách làm việc, sinh hoạt chung của doanh nghiệp, đậm đà bản sắc văn hóa của nó

Công tác đào tạo, giáo dục và phát triển nguồn nhân lực có vai trò quyết định sự thành bại của doanh nghiệp Với việc vạch ra lý tưởng và mục tiêu kinh doanh ,triết lý kinh doanh giáo dục cho đội ngũ nhân lực đầy đủ về lý tưởng,về công việc và trong một môi trường văn hóa tốt nhân viên sẽ tự giác hoạt động, phấn đấy vươn lên, và có lòng trung thành, tinh thần hết mình vì doanh nghiệp

Ví dụ: Tại IBM, toàn thể công nhân viên được hướng dẫn một mục tiêu “Kính trọng đối với mọi người, phục vụ khách hàng tốt nhất, mọi nhân viên trong công ty đều phải có thành tích tối ưu”

Triết lý kinh doanh đề ra một hệ giá trị đạo đức chuẩn làm căn cứ đánh giá hành vi của mọi thành viên nên nó có vai trò điều chỉnh hành vi của nhân viên qua việc xác định bổn phận, nghĩa vụ của mỗi thành viên đối với doanh nghiệp, với thị trường khu vực và với xã hội nói chung Các đức tính thường được nêu ra như trung thực, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật,…

Nhờ có hệ thống giá trị được tôn trọng, triết lý doanh nghiệp còn có tác dụng bảo vệ nhân viên của doanh nghiệp, tránh trường hợp lạm dụng chức quyền,…

1.3.5 Triết lý kinh doanh là cơ sở tạo ra sự thống nhất trong hành động của các cá nhân, bộ phận và doanh nghiệp

1.4 Nội dung của triết lý kinh doanh:

- Về Sứ mệnh: Sứ mệnh doanh nghiệp là :

• Bản tuyên bố nhiệm vụ của doanh nghiệp

• Lý do tồn tại, quan điểm, tôn chỉ, nguyên tắc, mục đích

• Doanh nghiệp là ai, làm gì, làm vì ai và làm như thế nào

Bài báo cáo thực tập

Trang 7

6

- Về mục tiêu:

• Mục tiêu là kết quả mong muốn đạt được sau một quá trình hoạt động

• Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn

đạt được sau một quá trình hoạt động/ sau khi thực hiện kế hoạch

- Về hệ thống các giá trị:

• Giá trị của một doanh nghiệp là những niềm tin căn bản của những người làm việc trong doanh nghiệp

• Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp xác định thái độ của doanh nghiệp với những đối tượng hữu quan như: người sở hữu, những nhà quản trị, đội ngũ những người lao động, khách hàng và các đối tượng khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp

• Các thành viên trong doanh nghiệp dù là lãnh đạo hay người lao động đều có nghĩa vụ thực hiện các giá trị đã được xây dựng

• Hệ thống các giá trị bao gồm:

- Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức

- Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức, có vai trò rất quan trọng trong nội bộ tổ chức

Bài báo cáo thực tập

Trang 8

7

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TRIẾT LÝ KINH DOANH CỦA VIETTEL

Triết lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công cho các doanh nghiệp lớn trên thế giới Thực tế cho thấy, sự phát triển của doanh nghiệp được định hướng

chủ yếu từ triết lý doanh nghiệp đúng đắn

Nhận thấy tập đoàn viễn thông quân đội Viettel là một trong những tập đoàn có triết lý doanh nghiệp khá bài bản và tập đoàn Viettel cũng là tập đoàn thuộc lĩnh vực em muốn làm việc sau này nên em đã lựa chọn phân tích: “Triết lý doanh nghiệp trong hoạt động của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel”

2.1 Giới thiệu chung

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 01/06/1989

Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC

Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam

2.2 Triết lý kinh doanh của Viettel

“Mỗi khác hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.”

2.2.1 Sứ mạng

“Sáng tạo để phục vụ con người - Caring Innovatior”

Viettel luôn biết quan tâm lắng nghe và cảm nhận, trân trọng những ý kiến của mọi người như những cá thể riêng biệt - các thành viên của công ty, khách hàng và đối tác để cùng họ

tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo

Bài báo cáo thực tập

Trang 9

8

Mới gần đây ngày 7/1/2021, Tập đoàn Công nghệ - Viễn thông Quân đội đã công bố tái

định vị thương hiệu Viettel, với bộ nhận diện bao gồm logo và slogan mới

Trước đây, giá trị cốt lõi của thương hiệu Viettel là Quan tâm (Caring) và Sáng tạo (Innovative) và hai giá trị này vẫn được Viettel tiếp tục gìn giữ và phát triển trong giai đoạn mới

Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi của thương hiệu được bổ sung thêm nhân tố mới là Khát khao (Passionate) – nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ nguồn năng lượng, sức trẻ cho thương hiệu Cả

ba giá trị này được Viettel kết tinh trong 1 từ thể hiện cho triết lý thương hiệu là "Diversity" – Cộng hưởng tạo sự khác biệt

Trước khi quyết định tái định vị, Viettel đã thuê đối tác khảo sát khách hàng và cả nội bộ

về thương hiệu Viettel Kết quả cho thấy, khách hàng đang nhìn nhận với hình ảnh Viettel giống một người trung niên tốt bụng, đáng tin cậy, Bên cạnh đó, hình ảnh một công ty công nghệ và sáng tạo mà người Viettel hướng tới lại được khách hàng cảm nhận khá mờ nhạt

so với chính những gì Viettel đã làm

Vì thế, Viettel phải thay đổi nhận diện thương hiệu như là một lời cam kết mạnh mẽ, quyết tâm từ ngay chính nội bộ của Viettel để thay đổi cảm nhận của khách hàng và xã hội về chính mình

Trước kia, Viettel thể hiện điều đó thông qua việc cách điệu hai dấu ngoặc kép bằng hai dấu nháy trong hình khối của logo và câu slogan rất nổi tiếng "Hãy nói theo cách của bạn" Hiện nay, tinh thần ấy được thể hiện bằng hình khung hội thoại trên môi trường số, được cách điệu trên dấu chấm của chữ "i" Câu slogan được giản lược thành "Theo cách của bạn"

Có thể hiểu trước đây khách hàng muốn Viettel phục vụ gì thì cần nói ra, nhưng bây giờ thì khách hàng không cần nói nữa mà Viettel hiểu ý và phục vụ tức thời Thời đại 4.0, Viettel cần phải hiểu khách hàng đến mức như vậy và công nghệ 4.0 đã cho phép Viettel thực hiện điều đó

Hay nói đơn giản là trước đây thì Viettel phục vụ, chăm sóc khách hàng như những cá thể riêng biệt nhưng làm thủ công, còn bây giờ sẽ là công nghệ cao, tự động hóa với AI, Big Data và Robotics Điều đó cũng thể hiện việc chuyển đổi của Viettel trở thành một công ty cung cấp dịch vụ số

Bên cạnh đó, tinh thần đoàn kết, gắn bó máu thịt cả trong nội bộ cũng như trách nhiệm với

xã hội của Viettel vẫn được thể hiện qua hai chữ "t" viết liền nhau trong thiết kế logo Viettel đã thay đổi từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ số

Bài báo cáo thực tập

Trang 10

9

2.2.2 Giá trị cốt lõi

Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

Chúng ta nhận thức:

Lý thuyết màu xám, chỉ có cây đời là mãi xanh tươi Lý luận để tổng kết thực tiễn rút ra kinh nghiệm, tiệm cận chân lý và dự đoán tương lai Chúng ta cần có lý luận và dự đoán

để dẫn dắt Nhưng chỉ có thực tiễn mới khẳng định được những lý luận và dự đoán đó đúng hay sai

Chúng ta nhận thức và tiếp cận chân lý thông qua thực tiễn hoạt động

Chúng ta hành động:

Phương châm hành động của chúng ta “Dò đá qua sông” và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn

Chúng ta đánh giá con người thông qua quá trình thực tiễn

Trưởng thành qua những thách thức và thất bại

Chúng ta nhận thức:

Thách thức là chất kích thích Khó khăn là lò luyện “Vứt nó vào chỗ chết thì nó sẽ sống” Chúng ta không sợ mắc sai lầm Chúng ta chỉ sợ không dám nhìn thẳng vào sai lầm để tìm cách sửa Sai lầm là không thể tránh khỏi trong quá trình tiến tới mỗi thành công Sai lầm tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiếp theo

Chúng ta hành động:

Chúng ta là những người dám thất bại Chúng ta động viên những ai thất bại Chúng ta tìm trong thất bại những lỗi sai của hệ thống để điều chỉnh Chúng ta không cho phép tận dụng sai lầm của người khác để đánh đổ người đó Chúng ta sẽ không lặp lại những lỗi lầm cũ Chúng ta phê bình thẳng thắn và xây dựng ngay từ khi sự việc còn nhỏ Chúng ta thực sự cầu thị, cầu sự tiến bộ

Năm 2010, trận động đất tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại, cướp đi mạng sống của hơn 300.000 người Haiti xảy ra Thủ đô Port-au-Prince gần như bị san phẳng, hơn 2 triệu người lâm vào cảnh không nhà Cộng thêm vào đó, Haiti vốn đã có kinh tế chính trị xã hội đều bất ổn 80% trong số 9,8 triệu người dân Haiti thời đó vẫn sống trong cảnh nghèo đói, với thu nhập chưa tới 2 USD/ngày

Thảm họa xảy ra chỉ 3 ngày trước khi Viettel sang quốc gia châu Mỹ này ký hợp đồng thành lập liên doanh về viễn thông Khó có thể tin là Viettel sẽ quay lại và thực hiện cam kết đầu tư bởi 90% các công trình lớn của Haiti bị phá hủy hoàn toàn hoặc hư hỏng rất nặng Đây là chưa kể đến việc sau đó, bệnh dịch tả khủng khiếp, lây lan nhanh đã cướp đi mạng sống của 5.000 người Haiti

Nhưng bất chấp tất cả những khó khăn về khoảng cách địa lý, công nghệ, cơ sở hạ tầng và thậm chí là dịch bệnh, những người Việt Nam và Haiti tại liên doanh Natcom không hề chùn bước Chỉ sau hơn 1 năm chính thức đầu tư, ngày 7/9/2011, Natcom đã chính thức khai trương mạng viễn thông, với cơ sở hạ tầng về mạng di động đứng số 1 Haiti Natcom

Bài báo cáo thực tập

Ngày đăng: 30/01/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w