1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần cảng quy nhơn

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 868,13 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan (10)
  • 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu (12)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (12)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
  • 5. Nội dung nghiên cứu (13)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 7. Kết cấu của đề án (13)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA (14)
    • 1.1. Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (14)
      • 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh (14)
      • 1.1.2. Bản chất hiệu quả kinh doanh (16)
      • 1.1.3. Vai trò hiệu quả kinh doanh (16)
    • 1.2. Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 1. Phương pháp so sánh (18)
      • 1.2.2. Phương pháp liên hệ cân đối (19)
      • 1.2.3. Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích (19)
      • 1.2.4. Phương pháp loại trừ (20)
      • 1.2.5. Phương pháp Dupont (21)
      • 1.2.6. Các phương pháp khác (21)
    • 1.3. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (22)
      • 1.3.1. Hiệu quả sử dụng tài sản (22)
      • 1.3.2. Hiệu quả sử dụng lao động (26)
      • 1.3.3. Hiệu quả kinh doanh thông qua các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời, phân tích Dupont (27)
      • 1.3.4. Các chỉ tiêu khác (31)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 24 1. Các nhân tố bên trong (32)
      • 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài (35)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN (13)
    • 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (37)
      • 2.1.1. Tên và địa chỉ công ty (37)
      • 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển công ty (37)
      • 2.1.3 Quy mô hiện tại của công ty (39)
      • 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Cảng Quy Nhơn (42)
      • 2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý (42)
      • 2.1.6 Các dịch vụ chính của Cảng Quy Nhơn (43)
      • 2.1.7 Cơ cấu tổ chức (45)
    • 2.2 Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (45)
      • 2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán (46)
      • 2.2.2. Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 – 2022 (50)
      • 2.2.3. Phân tích các tỷ số tài chính (53)
      • 2.2.4. Hiệu quả sử dụng lao động (72)
      • 2.2.5. Các chỉ tiêu khác (73)
      • 2.3.1. Những thành tựu, kết quả đạt được (75)
      • 2.3.2. Những khó khăn, tồn tại (77)
  • CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (79)
    • 3.1. Định hướng phát triển công ty trong vòng 5 năm tới (giai đoạn 2023 – 2028) (79)
      • 3.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch SXKD chính giai đoạn năm 2023 - 2028 (80)
      • 3.1.2 Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị giai đoạn 2023- 2028 (81)
    • 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng (82)
      • 3.2.1 Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ (82)
      • 3.2.2 Giải pháp về kinh doanh, thị trường (86)
      • 3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 81 KẾT LUẬN (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (94)

Nội dung

Do đó tôi chọn đề tài “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn” để góp phần giúp Công ty đánh giá hoạt động kinh doanh của mình và có định hướng kế hoạch kinh doa

Tổng quan các nghiên cứu có liên quan

Trên cơ sở tổng quan của tác giả, hiện đã có một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện về chủ đề này Cụ thể có thể kể đến các nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu của Đỗ Huyền Trang được thực hiện năm 2013 về hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ Tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu nói riêng Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày thực trạng tình hình phân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ, đồng thời tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Khu vực Nam Trung bộ [3]

- Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Tiến được thực hiện năm 2015 về hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Đóng góp quan trọng nhất trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Tiến đó là hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động tại

3 các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định Theo đó, tác giả đã đề xuất có 2 nhóm chỉ tiêu đánh giá bao gồm: nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế và nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội [6]

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Ngà được thực hiện năm 2019 về phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng Trong nghiên cứu của mình, tác giả Hoàng Thị Ngà đã hệ thống hóa lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất Ngoài ra, điểm khác biệt được xác định trong nghiên cứu này là tác giả đã thực hiện khảo sát thực trạng phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng (giai đoạn 2013-2017) Trên cơ sở kết quả khảo sát, tác giả đã thực hiện đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện phân tích hiệu quả hoạt động tại các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, giúp cho các doanh nghiệp này phát triển bền vững trong thời gian tới [4]

- Nghiên cứu của Nguyễn Phương Anh được thực hiện năm 2021 về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam Cách tiếp cận của tác giả Nguyễn Phương Anh có sự khác biệt nhiều so với các tác giả Nguyễn Thị Mai Hương, Đỗ Huyền Trang Từ hệ thống cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và của các công ty chứng khoán nói riêng, tác giả đã thực hiện phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2013-2019 Đặc biệt, tác giả cũng đã xây dựng thành công mô hình kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam để xác định rõ mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của từng yếu tố Ngoài ra, tác giả

4 thực hiện khảo sát và phỏng vấn sâu một số chuyên gia để làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán thành viên Sở Giao dịch chứng khoán tại Việt Nam trong thời gian tới [8] Như vậy, hiện đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được thực hiện Điều này chứng tỏ được tính cấp thiết cũng như tầm quan trọng việc phân tích hiệu quả hoạt động của từng doanh nghiệp hay từng nhóm ngành Đối với Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn như đã trình bày, cần có sự đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để có định hướng kế hoạch kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới Đây chính là cơ sở cho tác giả quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp

- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn giai đoạn 2018 – 2022

- Đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn trong thời gian tới.

Nội dung nghiên cứu

Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn giai đoạn 2018 – 2022 Từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu như: thống kê, phân tích, tổng hợp và so sánh…

Kết cấu của đề án

Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, lời cảm ơn, danh mục sơ đồ bằng bảng biểu hình vẽ, danh mục từ viết tắt, phụ lục, đề án được bố cục thành 03 chương:

Chuơng 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA

Khái quát chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh

Mục tiêu bao trùm và lâu dài của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận Các doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu này Trong đó hiệu quả kinh doanh là một trong những mục đích mà các nhà quản lý kinh tế muốn vươn đến và đạt được Tùy theo lĩnh vực và góc độ nghiên cứu mà nhà quản lý kinh tế cũng như các nhà nghiên cứu có những quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh, cụ thể như sau:

Theo quan điểm của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith, cho rằng: “ Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hóa”[1] Như vậy, Adam Smith đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với tốc độ nhanh hơn so với tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất Đây là hạn chế trong quan điểm của Adam Smith, bởi kết quả sản xuất tăng lên do chi phí sản xuất tăng hay do mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất Còn Paul Samelson, một đại diện tiêu biểu cho học thuyết hiện đại cho rằng: “ Hiệu quả kinh doanh là sử dụng một cách hữu hiệu nhất các nguồn lực của nền kinh tế để thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người”[11] Quan điểm này đã đánh giá việc sử dụng nguồn lực trong quá trình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Tuy nhiên việc sử dụng nguồn lực như thế nào thì được xem là hữu hiệu nhất vẫn còn mang tính trừu tượng Hơn nữa, quan điểm này vẫn chưa thể hiện được kết quả đầu ra cũng như mối quan hệ vận động tương quan giữa các nguồn lực đầu vào và các yếu tố đầu ra

Theo quan điểm của GS.TS Ngô Đình Giao thì cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước” [10] Theo ông, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp là hướng đến tối đa hóa lợi nhuận, do đó hoạt động quản lí có hiệu quả thì hoạt động kinh doanh mới có hiệu quả

Từ các quan điểm trên có thể hiểu một cách khái quát hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu xác định Trình độ lợi dụng các nguồn lực chỉ có thể được đánh giá trong mối quan hệ với kết quả tạo ra để xem xét với mỗi sự hao phí nguồn lực xác định có thể tạo ra ở mức độ nào Vì vậy, có thể mô tả hiệu quả kinh doanh bằng công thức chung sau đây:

𝐻 =K C Trong đó: H: Hiệu quả kinh doanh

C: Hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó

Tuy nhiên, để đánh giá về hiệu quả kinh doanh một cách toàn diện cần phải đánh giá về cả mặt thời gian, không gian và đặc biệt là phải gắn với hiệu quả xã hội Các doanh nghiệp được coi là những tế bào của nền kinh tế Vì thế, sự phát triển bền vững của doanh nghiệp được coi là nền tẳng của sự phát triển kinh tế

Do đó, bản thân mỗi doanh nghiệp cần nhận thức được rằng hoạt động của doanh nghiệp có tác động không nhỏ đến sự biến động của nền kinh tế quốc dân Bởi vậy khi tiến hành đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là đánh giá hiệu quả kinh tế riêng của doanh nghiệp, còn phải quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các lĩnh vực khai thác, sử dụng nguồn lực xã hội, cũng như những đóng góp của doanh nghiệp với

8 xã hội, sự phát triển kinh tế Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả kinh doanh phải được đánh giá một cách toàn diện, đánh giá về hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội

1.1.2 Bản chất hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu trong hoạt động của doanh nghiệp Bản chất của hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện trên các khía cạnh sau:

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng

- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng và hạn chế của mình

- Phân tích số liệu sơ cấp và thứ cấp từ kết quả hoạt động kinh doanh nhằm dự báo, lập kế hoạch kinh doanh và ra các quyết định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

- Làm cơ sở để ra các quyết định kinh doanh

1.1.3 Vai trò hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả kinh doanh không chỉ là thước đo trình độ tổ chức quản lý kinh doanh mà hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp Do vậy, việc phân tích hiệu quả kinh doanh là công tác cần thiết và quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích hiệu quả kinh doanh là công cụ hữu ích được dùng để xác định thực trạng hay tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó, các nhà quản trị có cơ sở để đánh giá điểm mạnh yếu, các nhân tố tác động đến việc khai thác, sử dụng và quản lý các nguồn lực của doanh nghiệp, phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động của doanh nghiệp, cũng như tìm ra những nguyên lý, nguồn gốc các vấn đề phát sinh và có giải

9 pháp cụ thể để cải tiến quản lý Thông tin về hiệu quả kinh doanh còn giúp các đối tượng quan tâm xác định được giá trị, tiềm năng và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp để đưa ra các quyết đinh đầu tư trong tương lai

Với các nhà đầu tư trực tiếp (những người góp vốn, mua cổ phiếu) quyền lợi của họ gắn liền với kết quả kinh doanh của công ty, do đó thông tin về hiệu quả kinh doanh và thông tin về lợi nhuận được chia, về cổ tức, về khả năng sinh lợi, về hiệu quả sử dụng vốn, về khả năng tăng trưởng và khả năng bảo tồn vốn rất quan trọng với họ Từ các thông tin đó, nhà đầu tư có cơ sở để đánh giá tình hình của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định đầu tư trong tương lai

Về các nhà đầu tư gián tiếp (tổ chức, cá nhân cho vay vốn) ngoài những thông tin về khả năng sinh lợi và khả năng ứng phó đối với các khoản vay đến hạn của doanh nghiệp, họ còn rất quan tâm đén giá trị thực tế của đồng vốn cho vay theo thời gian

Với các nhà quản lý doanh nghiệp, thông tin về hiệu quả kinh doanh sẽ giúp họ nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình Đồng thời, giúp họ kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh Trên cơ sở đó họ sẽ xác định đúng mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh Ngoài ra, còn giúp những nhà điều hành doanh nghiệp phát hiện ra các khả năng, rủi ro tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh, cải tiến cơ chế quản lý

Như vậy có thể thấy rằng: Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và hiệu quả hoạt động kinh doanh và các nguồn lực tiềm năng cần khai thác, từ đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Chính trên cơ sở đó cung cấp những căn cứ khoa học giúp các đối tượng quan tâm sử dụng thông tin đưa ra các quyết định đúng đắn của mình

Các phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 10 1 Phương pháp so sánh

Trong phân tích nói chung và phân tích hiệu quả kinh doanh nói riêng, so sánh là phương pháp được sử dụng rộng rãi, phổ biến Phương pháp này nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để có thể tiến hành so sánh, các nhà phân tích phải giải quyết các nội dung cơ bản như: gốc so sánh, điều kiện so sánh, các dạng so sánh, hình thức so sánh [3,65] Để áp dụng phương pháp so sánh vào bài phân tích, cần xác định gốc so sánh Gốc so sánh thường được xác đinh theo thời gian hoặc theo không gian hoặc kết hợp cả hai:

- Về mặt thời gian: Gốc so sánh có thể chọn kỳ kế hoạch, kỳ trước, cùng kỳ năm trước hoặc được cố định tại 1 kỳ cụ thể (so sánh định gốc) hay thay đổi liên tục (so sánh liên hoàn)

- Về mặt không gian: có thể chọn các bộ phận hay tổng thể hoặc các đơn vị khác có cùng điều kiện tương đương hay so với số bình quân ngành, bình quân khu vực Điều kiện để đảm bảo tính chất so sánh được: các chỉ tiêu sử dụng trong quá trình phân tích phải nhất quán về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường

Các dạng so sánh: Phương pháp so sánh thường được thể hiện dưới 3 dạng so sánh đó là: so sánh bằng số tuyệt đối, tương đối và bình quân Khi thể hiện so sánh bằng số tuyệt đối, nhà phân tích sẽ biết được khối lượng, quy mô mà doanh nghiệp đạt được vượt qua hay hao hụt so với các chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ nghiên cứu và kỳ gốc Trong khi đó, so sánh bằng số tương đối lại cho thấy kết cấu, mối quan hệ tỷ lệ, tốc độ phát triển, mức độ thực hiện kế hoạch và mức độ

11 phổ biến của các chỉ tiêu phân tích Còn khi so sánh bằng số bình quân, các nhà quản lý sẽ biết được mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, tổng ngành

Ngoài ra, các nhà phân tích còn sử dụng 2 phương pháp so sánh để tiến hành phân tích là so sánh ngang và so sánh dọc So sánh ngang là nghiên cứu sự biến động về quy mô của các chỉ tiêu phân tích So sánh dọc lại nghiên cứu sự biến động về cơ cấu của các chỉ tiêu phân tích

1.2.2 Phương pháp liên hệ cân đối Đây là phương pháp được vận dụng để xem xét các mối quan hệ giữa sự kiện và hiện tượng kinh tế, giữa các chỉ tiêu nhân tố với các chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số Khi phân tích theo phương pháp này, các nhân tố phải đứng độc lập và tách biệt nhau, cùng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích

Trong phân tích hiệu quả kinh doanh, nhà phân tích có thể phân tích mối quan hệ cân đối giữa doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh; giữa kết quả kinh doanh toàn đơn vị so với kết quả toàn bộ phận…Từ đó xác định mức độ ảnh hường của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích

1.2.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích

Phương pháp này được phân chia chỉ tiêu phân tích tổng hợp thành nhiều chỉ tiêu bộ phận, nhiều chỉ tiêu chi tiết theo các hướng khác nhau nhằm đánh giá kết quả đạt được

Thông thường nhà phân tích phân chia các chỉ tiêu phân tích theo các hướng như sau:

- Theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu phân tích: chia nhỏ chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận cấu thành nên cho phép việc đánh giá chính xác vai trò và vị trí của từng bộ phận trong việc hình thanh kết quả và hiệu quả kinh doanh

- Theo thời gian phát sinh: chia nhỏ quá trình và kết quả theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển Việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp nhà quản trị nắm bắt được nhịp điệu, tốc độ tăng trưởng và xu hướng tăng trưởng của các chỉ tiêu, từ đó đưa ra những quyết định kịp thời, xác thực với tình hình cụ thể

- Theo không gian phát sinh: chia nhỏ quá trình và kết quả theo địa điểm phát sinh và phát triển các chỉ tiêu phân tích Việc phân tích này sẽ hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định liên quan đến việc xác định địa bàn kinh doanh trọng điểm, quyết định mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá đúng kết quả thực hiện của từng bộ phận, từng đơn vị, từng địa điểm

- Phương pháp chi tiết: chỉ tiêu phân tích sẽ giúp các nhà phân tích đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận trong từng thời điểm kinh doanh, đánh giá đúng kết quả hoạt động của từng bộ phận và ảnh hưởng của chúng đến tổng thể

Phương pháp loại trừ thường được các nhà phân tích sử dụng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích Đặc điểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng nghiên cứu vào các trường hợp giả định khác nhau, rồi lần lượt xác định và loại trừ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động giữa các kỳ phân tích

Phương pháp được thể hiện cụ thể qua 2 phương pháp sau:

- Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp mà trị số của các nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích được thay thế lần lượt theo một nguyên tắc nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế

Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

1.3.1 Hiệu quả sử dụng tài sản

Mục đích cuối cùng mà hầu hết các doanh nghiệp khi đánh giá hiệu quả kinh doanh đều hướng tới chính là lợi nhuận Tuy nhiên, chỉ khi họ biết cách sử dụng tài sản của mình một cách hiệu quả thì hoạt động kinh doanh mới đạt được những thành tựu tốt nhất Các chỉ tiêu này bao gồm:

1.3.1.1 Vòng quay tổng tài sản

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản của DN bao gồm cả TSNH và TSDH, nhằm giúp nhà quản trị nhìn thấy được hiệu quả đầu tư của DN và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn như thế nào

Vòng quay tổng tài sản =

Doanh thu thuần Tổng tài sản bình quân

Vòng quay tổng tài sản có thể đánh giá hiệu quả của quá trình quản lý và sử dụng tài sản của DN Tỷ số này thể hiện hiệu suất sử dụng toàn bộ các tài sản trong doanh nghiệp Nó cho biết cứ một đồng đầu tư vào tổng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hay nói cách khác, tỷ số này cho biết trong kỳ

15 phân tích các tài sản của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng Tỷ số này càng tăng cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao, tài sản vận động nhanh, tốc độ quay vòng của tài sản lớn, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.3.1.2 Vòng quay tài sản dài hạn

Vòng quay tài sản dài hạn cho thấy được hiệu quả sử dụng TSDH trong doanh nghiệp (chủ yếu là các loại tài sản cố định như: nhà máy, máy móc, thiết bị,…)

Vòng quay tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần Tài sản dài hạn bình quân

Chỉ tiêu này cho biết, với mỗi đồng đầu tư vào TSDH thì doanh nghiệp sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu từ đó Chỉ số này càng cao cho thấy được hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSDH để tạo ra doanh thu

1.3.1.3 Vòng quay tài sản ngắn hạn

Trong quá trình SXKD của DN, tài sản ngắn hạn không ngừng vận động

Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của DN Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

- Vòng quay tài sản ngắn hạn

Vòng quay tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần Tài sản ngắn hạn bình quân

Vòng quay TSNH là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần Hay nó cho biết tài sản ngắn hạn quay được bao nhiêu vòng Chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn tốt, tài sản ngắn hạn vận động nhanh, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Thời gian vòng quay tài sản ngắn hạn

Thời gian vòng quay TSNH =

Thời gian kỳ phân tích Vòng quay tài sản ngắn hạn

Chỉ tiêu này cho biết, để thực hiện một vòng luân chuyển (vòng quay) TSNH cần bao nhiêu ngày Chỉ tiêu này càng thấp chứng tỏ TSNH vận động nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao HQKD cho DN

1.3.1.3 Vòng quay hàng tồn kho Để đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của DN có thể sử dụng 2 chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho =

Doanh thu thuần Lượng hàng tồn kho bình quân

Vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chí đánh giá DN sử dụng hàng tồn kho của mình hiệu quả như thế nào Nó chính là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ kinh doanh Số vòng quay hàng tồn kho càng cao, thì việc sản xuất kinh doanh của DN được đánh giá là càng tốt Tuy nhiên

17 thì hệ số này cao quá cũng không hẳn là tốt cho doanh nghiệp, bởi vì như thế đồng nghĩa với việc hàng hóa tồn kho không còn nhiều để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất Nếu nhu cầu thị trường tăng đột biến thì rất có thể doanh nghiệp không đáp ứng kịp, dễ bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh chiếm giữ thị phần

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho =

Thời gian kỳ phân tích Vòng quay hàng tồn kho trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết, số ngày cần thiết hàng tồn kho thực hiện được một vòng quay Nó là độ dài tính từ lúc DN bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu dự trữ cho quá trình sản xuất đến khi tạo được sản phẩm chờ bán Số ngày của một vòng quay phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm kinh doanh; quy trình; công nghệ sản xuất được áp dụng cũng như chính sách tồn kho của DN

1.3.1.4 Vòng quay khoản phải thu

Có hai chỉ tiêu để xem xét các khoản phải thu, đó là: Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân

- Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

Chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của khoản phải thu trong kỳ, nó cho biết khoản phải thu luân chuyển được bao nhiêu vòng trong kỳ kinh doanh Chỉ số này càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi công nợ của DN càng nhanh, tình hình quản lý và thu nợ tốt Ngược lại, nếu chỉ số này quá thấp cho thấy khả năng bị chiếm dụng vốn của DN cao, nợ chưa thu được lớn, chính sách bán hàng có vấn

18 đề hoặc là đối tác, khách hàng có vấn đề về tài chính, gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp

- Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân = Thời gian kỳ phân tích

Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân cho biết bình quân số ngày cần thiết để doanh nghiệp thu hồi được các khoản phải thu Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, chứng tỏ doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và dòng tiền của doanh nghiệp Nếu kỳ thu tiền bình quân tăng, chứng tỏ doanh nghiệp nới lỏng chính sách tín dụng thương mại, kích thích bán hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận Tuy nhiên việc làm này sẽ gây ra những rủi ro và tăng chi phí cho doanh nghiệp Tùy vào sản phẩm dịch vụ cũng như tính vụ mùa của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra những chính sách tín dụng thương mại khác nhau

1.3.2 Hiệu quả sử dụng lao động

1.3.2.1 Doanh thu trung bình của một lao động

* Doanh thu trung bình của một lao động

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN

Giới thiệu chung về công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn

2.1.1 Tên và địa chỉ công ty

- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG QUY NHƠN

- Tên Công ty viết tắt: CẢNG QUY NHƠN

- Cơ quan chủ quản: Tổng Công ty hàng hải Việt Nam

- Trong vùng quản lý hàng hải của: Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn

- Địa chỉ: 02 Phan Chu Trinh - Phường Hải Cảng - Tp Quy Nhơn - Tỉnh Bình Định

- Số điện thoại: (0.56) 3892363 & Số Fax: (0.56) 3891783

- Website: https://www.quynhonport.vn/

- Đăng ký lần đầu: ngày 25/12/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 3: ngày 03/4/2015 (chuyển đổi từ Cty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn)

- Vốn điều lệ: 404.099.500.000 đồng (Bốn trăm lẻ bốn tỷ không trăm chín mươi chín triệu năm trăm ngàn đồng)

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển công ty

Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, để phục vụ cho công cuộc khôi phục và xây dựng đất nước sau chiến tranh, ngày 19/01/1976

Bộ Giao thông Vận tải đã có Quyết định số 222/QĐ-TC về việc thành lập Cảng Quy Nhơn, giao Cục đường biển trực tiếp quản lý

Theo sự điều động của Đảng, một bộ phận cán bộ được phân công tiếp quản cảng trên cơ sở là cảng quân sự phục vụ chiến tranh của chế độ cũ để lại, trang thiết bị, kho tàng, nhà cửa, công cụ sản xuất hầu như chẳng có gì

Ngày 02 tháng 7 năm 1993, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định số 1332/QĐ-TCCB-LĐ thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Cảng Quy Nhơn trực thuộc Cục Hàng hải Việt Nam Ngày 06/07/2009, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có Quyết định số 1936/QĐ-BGTVT về việc chuyển Cảng Quy Nhơn về làm thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Ngày 31 tháng 10 năm 2009, Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã có quyết định số 804/QĐ- HĐQT về vịêc chuyển Cảng Quy Nhơn – Công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Quy Nhơn

Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn bắt đầu thực hiện quá trình cổ phần hóa và chuyển đổi thành công ty cổ phần được thực hiện theo quyết định số 276/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam giai đoạn 2012- 2015; Quyết định số 103/QĐ-HHVN ngày 15/3/2013 của Hội đồng thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam về việc phê duyệt danh sách các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa năm 2013

Mặc dù thời gian thực hiện cổ phần hóa diễn ra chỉ trong thời gian ngắn nhưng Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn đã thực hiện quy trình cổ phần hóa Công ty đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tiến độ do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam và Bộ GTVT yêu cầu, đặc biệt là công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của của Nhà nước về công tác đổi mới và phát triển doanh nghiệp Bên cạnh đó việc tổ chức bán đấu giá cổ phần lần đầu của Công ty ra công chúng cũng được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo đầy đủ các

31 quy định của pháp luật và đạt kết quả tốt Cảng Quy Nhơn là cảng biển loại 1 thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tiên thực hiện thành công việc chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên sang mô hình Công ty cổ phần Thương hiệu Cảng Quy Nhơn được nhiều chủ hàng, chủ tàu trong nước và quốc tế biết đến với năng suất, chất lượng cao, giải phóng tàu nhanh Cảng có cơ sở hạ tầng và trang thiết bị đủ điều kiện tiếp nhận, xếp dỡ các mặt hàng tổng hợp, hàng container và hàng siêu trường, siêu trọng

Hệ thống quản lý, điều hành của Cảng Quy Nhơn phù hợp theo tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2008, với mục tiêu đặt ra là “UY TÍN – CHẤT LƯỢNG –

AN TOÀN – PHÁT TRIỂN”, được Bộ Khoa học và Công nghệ chứng nhận Cúp vàng ISO năm 2006

2.1.3 Quy mô hiện tại của công ty

Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn là đơn vị sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp Hiện nay Công ty có quy mô như sau:

Vốn điều lệ: 404.099.500.000 đồng (Bốn trăm lẻ bốn tỷ không trăm chín mươi chín triệu năm trăm ngàn đồng)

*Tổng diện tích mặt bằng: 31 ha, Trong đó:

+ Kho: 30.732 m 2 , trong đó kho CFS 1.971 m 2

+ Bãi: 201.000 m 2 ; Trong đó bãi chứa container 68.000 m 2

+ Sức chứa tổng cộng: 200.000 MT

* Năng lực hạ tầng kỹ thuật bãi container lạnh:

+ Diện tích bãi chứa: 1.811 m2, sức chứa 54x40

+ Khả năng chịu tải: 04 tấn/m2

+ Tủ điện và ổ cắm: 09 tủ điện - 54 ổ cắm

+ Hệ thống đèn chiếu sáng: 02 bộ đèn pha 400W

+ Máy phát điện 3 pha dự phòng: công suất 650KVA

- Phương tiện, thiết bị chính:

Bảng 2.1 Các loại phương tiện, thiết bị của công ty

Loại/kiểu Số lượng Sức nâng/tải/công suất

Cần cẩu bờ di động 02 63 - 100 MT

Xe cẩu các loại 20 16 - 80 MT

Cẩu QC, Cẩu RTG 07 36 - 40 MT

Xe tải các loại, đầu kéo có sơ mi rơ mooc 100 14 - 40 MT

Xe xúc, đào, ủi các loại 21 -

• Dài: 9 km Độ sâu: - 11,0 m (độ sâu nhỏ nhất tính đến mực nước số “0 hải đồ”)

• Chế độ thủy triều: Bán nhật triều không đều

• Mức nước cao nhất tàu ra vào: - 13,8m

• Cỡ tàu lớn nhất tiếp nhận được:

• Cỡ tàu đến 30.000 DWT với tần suất bình thường

• Cỡ tàu đến 50.000 DWT giảm tải

Cầu tàu 1 480 -12.2 02 tàu 30.000DWT đầy tải/Tổng hợp, container Cầu tàu 2 174 -8.9 20.000T / Tổng hợp

Hệ thống các phần mềm ứng dụng: Tài chính kế toán; Nhân sự tiền lương; Văn phòng điện tử; Quản lý điều hành khai thác cảng TOS; ePort; Cân ô tô; Kiểm soát ra vào cổng;

Lĩnh vực áp dụng: văn phòng, quản lý, điều hành, khai thác, hiện trường sản xuất,

-Tổng số cán bộ công nhân viên: 769 người

2.1.4 Chức năng và nhiệm vụ của Cảng Quy Nhơn

- Cảng Quy Nhơn là đơn vị kinh doanh được nhà nước và cục chủ quản giao vốn, tài sản cơ sở vật chất

- Cảng Quy Nhơn có con dấu riêng, được tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh

- Cảng Quy Nhơn hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản cá nhân ngoài ngân hàng Vì vậy cảng đều có chức năng và quyền hạn rõ rệt

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký và hoạt động theo đúng pháp luật

- Lập hồ sơ công nghệ, thực hiện công tác xếp dỡ, vận tải nội bộ, công tác đóng gói, bảo quản, giao nhận hàng và các công tác phục vụ khác

2.1.5 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận quản lý

Cơ cấu tổ chức quản lý, quản trị và kiểm soát của Công ty bao gồm:

- Đại hội đồng Cổ đông : Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, Đại hội đồng Cổ đông quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty, quyết định định hướng phát triển của Công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên ban kiểm soát

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng Cổ đông HĐQT có trách nhiệm giám sát Ban Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông quy định

- Ban kiểm soát là cơ quan thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao;

- Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của Công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao

- Cơ cấu tổ chức của các phòng ban chi nhánh và văn phòng đại diện của Công ty được quy định trong Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị đó do Hội đồng quản trị Công ty ban hành

2.1.6 Các dịch vụ chính của Cảng Quy Nhơn

- Kinh doanh dịch vụ cảng và bến cảng Dịch vụ đưa đón tàu ra vào cảng, hỗ trợ, lai dắt tàu biển;

- Kinh doanh kho/bãi, kho ngoại quan;

- Bốc xếp, giao nhận hàng hóa;

- Đại lý vận tải hàng hóa, đại lý tàu biển, đại lý vận tải thủy/bộ, vận tải đa phương thức;

- Mua bán vật tư, thiết bị phục vụ khai thác cảng và kinh doanh xuất/nhập khẩu;

- Đại lý kinh doanh xăng dầu;

- Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ khí;

- Bảo dưỡng, sửa chữa các loại động cơ, phương tiện vận tải thủy/bộ;

- Xây dựng, sửa chữa cầu cảng; gia công lắp ghép các bộ phận của cầu và bến cảng;

- San lấp mặt bằng; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp;

- Dịch vụ ăn uống, cung ứng lương thực, thực phẩm cho tàu biển;

- Dịch vụ PTI, bảo trì, chạy điện, sửa chữa, vệ sinh container lạnh

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn website Cảng Quy Nhơn)

Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn

2.2.1 Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán

2.2.1.1 Phân tích cấu trúc tài sản của Công ty giai đoạn 2018 – 2022

Bảng 2.2: Bảng phân tích cấu trúc tài sản của Công ty giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: ngàn đồng

Số tiề n Tỷ trọng Số tiề n Tỷ trọng Số tiề n Tỷ trọng Số tiề n Tỷ trọng Số tiề n Tỷ trọng

I Tiề n và các khoản tương đương tiề n 141,247,168 21.84 94,688,359 13.64 55,673,440 7.45 104,327,380 9.90 79,921,975 7.37 -46,558,809 -39,014,919 48,653,940 -24,405,405

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - 145,000,000 20.89 221,000,000 29.59 352,000,000 33.40 308,000,000 28.39 76,000,000 131,000,000 -44,000,000 III Các khoản phải thu ngắn hạn 163,887,865 25.34 157,898,343 22.75 182,366,467 24.42 278,894,883 26.46 168,875,939 15.57 -5,989,522 24,468,124 96,528,416 -110,018,944

2 Trả trước cho người bán 4,231,319 0.65 7,789,929 1.12 15,011,640 2.01 51,814,431 4.92 18,227,189 1.68 3,558,610 7,221,711 36,802,791 -33,587,242

3 Phải thu nội bộ ngắn hạn - - - - -

4 Các khoản phải thu khác 33,777,226 5.22 3,673,336 0.53 4,116,827 0.55 8,630,549 0.82 7,112,154 0.66 -30,103,890 443,491 4,513,722 -1,518,395

5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -2,083,779 -0.32 -3,819,677 -0.55 -5,849,593 -0.78 -7,051,503 -0.67 -4,890,936 -0.45 -1,735,898 -2,029,916 -1,201,910 2,160,567

V Tài sản ngắn hạn khác 2,086,472 0.32 6,630,246 0.96 3,060,067 0.41 39,705,727 3.77 21,968,523 2.02 4,543,774 -3,570,179 36,645,660 -17,737,204

I Các khoản phải thu dài hạn 101,000 0.02 101,000 0.01 101,000 0.01 7,448,273 0.71 7,348,273 0.68 0 0 7,347,273 -100,000

II Tài sản cố định 295,004,853 45.61 244,413,953 35.21 210,761,118 28.22 203,709,799 19.33 187,259,960 17.26 -50,590,900 -33,652,835 -7,051,319 -16,449,839

1 Tài sản cố định hữu hình 294,432,047 45.52 243,841,241 35.13 208,974,762 27.98 200,708,128 19.04 185,104,531 17.06 -50,590,806 -34,866,479 -8,266,634 -15,603,597 Nguyên giá 1,096,227,162 169.50 1,091,989,568 157.32 1,087,399,342 145.60 1,112,772,327 105.58 1,115,356,678 102.81 -4,237,594 -4,590,226 25,372,985 2,584,351 Giá trị hao mòn luỹ kế -801,795,115 -123.97 -848,148,327 -122.19 -878,424,580 -117.62 -912,064,198 -86.54 -930,252,146 -85.74 -46,353,212 -30,276,253 -33,639,618 -18,187,948

2 Tài sản cố định vô hình 572,806 572,715 1,786,356 3,001,670 2,155,428 -91 1,213,641 1,215,314 -846,242

Giá trị hao mòn luỹ kế -5,170,255 -5,400,349 -5,654,185 -5,485,940 -6,567,182 -230,094 -253,836 168,245 -1,081,242

III Tài sản dở dang dài hạn 1,122,602 0.17 1,440,842 0.21 16,376,722 2.19 10,845,031 1.03 250,591,541 23.10 318,240 14,935,880 -5,531,691 239,746,510

1 Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài hạn - - - - -

2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1,122,602 1,400,842 16,376,722 10,845,031 250,591,541 278,240 14,975,880 -5,531,691 239,746,510

IV Lợi thế thương mại - - - - -

V Bất động sản đầu tư - - - - -

VI Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 27,075,920 4.19 27,075,920 3.90 27,075,920 3.63 27,204,812 2.58 28,673,371 2.64 0 0 128,892 1,468,559

1 Đầu tư vào công ty con - - - - -

2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 7,608,000 7,608,000 7,608,000 7,608,000 10,673,371 0 0 0 3,065,371

3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 19,467,920 19,467,920 - 19,596,812 18,000,000 0 -1,596,812

VII Tài sản dài hạn khác 7,435,868 1.15 5,409,119 0.78 11,347,858 1.52 9,011,973 0.86 7,679,870 0.71 -2,026,749 5,938,739 -2,335,885 -1,332,103 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 646,757,439 100 694,116,105 100 746,848,839 100 1,053,912,868 100 1,084,912,834 100 47,358,666 52,732,734 307,064,029 30,999,966

Chê nh lệ ch 2022/2021 Các chỉ tiê u

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Cảng Quy Nhơn từ năm 2018 – 2022)

Qua bảng phân tích trên ta nhận thấy:

Giá trị của tài sản ngắn hạn qua từng năm có sự tăng trưởng Từ năm 2018 đến năm 2022, giá trị tài sản ngắn hạn đã tăng từ 316 tỷ đồng đến 603 tỷ đồng

Tỷ trọng của tài sản ngắn hạn qua từng năm cũng đều tăng so với trước, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công ty đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho việc kinh doanh của mình

Phân tích tài sản cố định của công ty ta thấy có sự giảm dần qua từng năm, từ 295 tỷ đồng năm 2018 giảm còn 187 tỷ đồng năm 2022 Tài sản cố định giảm dần là do hao mòn tài sản cố định và đang trong thời kỳ tích luỹ để đổi mới Như vậy, công ty đang trong giai đoạn hợp lý hoá và phân bố lại cơ cấu tài sản cho phù hợp hơn với tình hình kinh doanh hiện nay

Các khoản phải thu của công ty, đặc biệt là khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu tài sản công ty Điều này cho thấy, công ty tuy có nhiều biện pháp để thu hồi nợ từ các khách hàng, đơn vị còn đọng nợ nhưng vẫn chưa đạt kết quả cao, vì vậy công ty cần đưa ra những biện pháp hữu hiệu hơn, có các chế tài cụ thể để giảm bớt lượng vốn ứ đọng trong khâu thanh toán Đối với hàng tồn kho, công ty đang duy trì tỷ trọng hàng tồn kho ở mức thấp trong kết cấu tài sản công ty và so với đặc điểm tính chất hoạt động của ngành thì công ty đang kiểm soát tốt lượng hàng tồn kho Tuy nhiên, hàng tồn kho đang có dấu hiệu tăng dần qua các năm, vì vậy công ty cần chú ý để kiểm soát hạng mục này

2.2.1.2 Phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018 – 2022

Bảng 2.3: Bảng phân tích cấu trúc nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018 – 2022 ĐVT: ngàn đồng

7 Tỷ suất tự tài trợ (%)

8 Tỷ suất nguồn vốn TX (%)

9 Tỷ suất nguồn vốn TT (%)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán Cảng Quy Nhơn từ năm 2018 – 2022)

Bảng phân tích trên cho thấy:

Quy mô tổng nguồn vốn của công ty có sự tăng dần qua các năm Đó là do công ty đã có sự điều chỉnh kết cấu nguồn vốn theo hướng tăng cường huy động vốn từ các khoản vay, đồng thời cũng tăng cường huy động vốn từ chủ sở hữu, tuy nhiên mức tăng của vốn chủ sở hữu thấp hơn mức tăng của nợ phải trả

Phân tích tính tự chủ ta thấy được kết cấu của nguồn vốn, tình hình tăng giảm của vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả Thế nhưng, bên cạnh đó mỗi nguồn vốn lại có chi phí sử dụng vốn và thời gian sử dụng vốn khác nhau Vì vậy trong phân tích tài chính thì phân tích tính ổn định về nguồn tài trợ là một trong những khâu quan trọng không thể bỏ qua Có thể nhận định khái quát rằng:

Từ năm 2018 đến 2022 công ty liên tục duy trì tính ổn định về tài trợ ở mức cao, căn cứ từ việc đánh giá tỷ suất nguồn vốn thường xuyên Cụ thể giá trị chỉ tiêu này của công ty luôn ở mức trên 70% Điều này có nghĩa là, hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên và chỉ một phần được tài trợ từ nguồn vốn tạm thời Như vậy, mức độ rủi ro cũng như áp lực thanh toán đối với công ty là tương đối thấp Mặc dù vậy, việc lựa chọn một tỷ lệ hợp lý giữa nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời sẽ giúp công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn Ta thấy nguồn vốn thường xuyên của công ty chủ yếu là nguồn vốn của chủ sở hữu Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào kết quả hoạt động, trong khi đó chi phí sử dụng vốn vay hoàn toàn độc lập với kết quả hoạt động Về nguyên tắc, sử dụng vốn chủ sở hữu có chi phí sử dụng vốn cao hơn vốn vay Vì vậy công ty có thể huy động thêm nguồn vốn vay để giảm thiểu chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu nhưng vẫn đảm bảo xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong 05 năm từ năm 2018 đến năm 2022, cân bằng tài chính của công ty là tốt và an toàn, vì không chỉ tài sản cố định mà

42 cả tài sản lưu động cũng được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên Tuy nhiên bộ phận chủ yếu của nguồn vốn thường xuyên là vốn chủ sở hữu, tính độc lập về tài chính tăng nhưng hiệu ứng của đòn bẩy nợ giảm

2.2.2 Phân tích khái quát bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 – 2022

Từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 05 năm từ năm 2018 đến năm 2022 ta lập bảng phân tích sau:

Bảng 2.4: Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018 - 2022 ĐVT: ngàn đồng

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (+/-) (%) (+/-) (%) (+/-) (%) (+/-) (%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 717,858,674 100 803,566,718 100 834,558,119 100 1,311,226,260 100 1,069,769,932 100 85,708,044 11.94 30,991,401 3.86 476,668,141 57.12 -241,456,328 -18.41

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 560,568 0.08 3,599,311 0.45 3,952,154 0.47 427,096 0.03 674,216 0.06 3,038,743 542.08 352,843 9.80 -3,525,058 -89.19 247,120 57.86

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 717,298,106 99.92 799,967,407 99.55 830,605,964 99.53 1,310,799,164 99.97 1,069,095,715 99.94 82,669,301 11.53 30,638,557 3.83 480,193,200 57.81 -241,703,449 -18.44

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 178,069,736 24.81 189,484,029 23.58 203,206,215 24.35 488,748,500 37.27 177,326,117 16.58 11,414,293 6.41 13,722,186 7.24 285,542,285 140.52 -311,422,383 -63.72

6 Doanh thu hoạt động tài chính 10,263,720 1.43 12,050,826 1.50 19,139,241 2.29 18,332,084 1.40 27,319,023 2.55 1,787,106 17.41 7,088,415 58.82 -807,157 -4.22 8,986,939 49.02

8 Phần lãi lỗ trong công ty liên doanh, liên kết 360,000 360,000

10 Chi phí quản lý doanh nghiệp 48,236,708 6.72 59,138,497 7.36 68,569,088 8.22 75,054,094 5.72 126,022,002 11.78 10,901,789 22.60 9,430,591 15.95 6,485,006 9.46 50,967,908 67.91

11 Lợi nhuận (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh 119,504,976 16.65 129,021,490 16.06 144,498,198 17.31 420,474,954 32.07 66,606,236 6.23 9,516,514 7.96 15,476,708 12.00 275,976,756 190.99 -353,868,718 -84.16

15 Tổng lợi nhuận (lỗ) kế toán trước thuế 120,137,834 16.74 128,529,160 15.99 146,717,914 17.58 413,450,314 31.53 67,957,832 6.35 8,391,326 6.98 18,188,754 14.15 266,732,400 181.80 -345,492,482 -83.56

16 Chi phí thuế TNDN hiện hành 23,441,196 3.27 25,224,315 3.14 29,492,977 3.53 82,577,524 6.30 23,794,277 2.22 1,783,119 7.61 4,268,662 16.92 53,084,547 179.99 -58,783,247 -71.19

17 Lợi nhuận (lỗ) sau thuế

Chênh lệch 2022/2021 Các chỉ tiêu

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)

Theo bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tổng doanh thu qua 05 năm của công ty có nhiều thay đổi Năm 2018 tổng doanh thu đạt 717.858.674 ngàn đồng và đến năm 2022 đã tăng lên mức 1,069,769,032 ngàn đồng Điều này cho thấy hoạt động SXKD của công ty có chiều hướng phát triển và ngày càng mở rộng Đặc biệt trong năm 2021, công ty ghi nhận doanh thu tăng đột biến lên mức 1,311,226,260 ngàn đồng, tăng 57,12% so với năm 2020 Điều này có được là do từ năm 2020 đến năm 2021, công ty nắm bắt và đáp ứng được nhu cầu vận chuyển, xếp dỡ hàng thiết bị điện gió thông qua Cảng tăng mạnh, mặt hàng có giá trị rất lớn, dẫn đến doanh thu tăng vọt trong năm 2021

Doanh thu thuần của công ty qua các năm có sự tăng trưởng nhưng giá vốn hàng bán cũng tăng lên tương ứng Ta thấy năm 2019 công ty có mức tăng trưởng doanh thu thuần so với năm 2018 là 11,53%, tương ứng mức tăng trưởng giá vốn của năm 2019 so với năm 2018 là 13,21% Như vậy năm 2019 so với năm 2018, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu (13,21% > 11,53%) điều này là chưa tốt và cần xem xét lại nguyên nhân giá vốn hàng bán tăng là do nhân tố nào ảnh hưởng Tuy nhiên đối với các năm tiếp theo công ty đã thực hiện điều chỉnh giá vốn hàng bán và hoạt động SXKD công ty thu được các kết quả rất tốt

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty cũng cho thấy kết quả tích cực qua các năm và chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu của công ty Trong đó lợi nhuận gộp năm 2021 đạt mức 488,748,500 ngàn đồng, chiếm tỷ trọng đến 37,27% tổng doanh thu của công ty Điều này có được là do sự tăng trưởng sản lượng của mặt hàng điện gió thông qua Cảng như giải thích ở trên Tuy nhiên, đến năm 2022 công ty tuy có sự sụt giảm về doanh thu thuần so với năm 2021 (giảm 18,44%) nhưng vẫn ở mức cao so với năm 2020 Mặc khác,

45 lợi nhuận thuần của năm 2022 ở mức 44,163,555 ngàn đồng, sụt giảm thấp hơn năm 2021 và cả năm 2020 Điều này có thể do trong năm 2022 Cảng Quy Nhơn đã khởi công dự án xây dựng nâng cấp bến số 1 nên phải tạm dừng khai thác cầu cảng trong một số thời điểm Bên cạnh đó, sản lượng bốc xếp lưu kho bãi của hàng siêu trường, siêu trọng qua Cảng Quy Nhơn (chủ yếu là máy móc, thiết bị của nhà đầu tư thuộc các dự án điện gió tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên) cũng giảm mạnh so với năm trước Ngoài ra, công ty đã thực hiện trích lập dự phòng phải trả cho nghĩa vụ pháp lý với số tiền là 53,67 tỷ đồng liên quan đến vụ tranh chấp với đối tác Các nguyên nhân chủ yếu nêu trên dẫn đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của Cảng Quy Nhơn năm 2022 biến động giảm mạnh so với năm trước

Khi doanh thu tăng lên kéo theo các chi phí khác tăng lên là điều tất yếu, tuy nhiên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty qua các năm vẫn luôn duy trì ở mức hợp lý, chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu góp phần nâng cao lợi nhuận Điều này có được là do công ty thực hiện tinh gọn bộ máy làm việc, áp dụng công nghệ vào quản lý, điều hành công ty

Tóm lại, qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh các năm của công ty ta thấy công ty đang có hoạt động SXKD phát triển ổn định, có lãi

2.2.3 Phân tích các tỷ số tài chính

2.2.3.1 Phân tích khả năng thanh toán

*Phân tích các khoản phải thu

Bảng 2.5: Bảng phân tích tỷ số các khoản phải thu giai đoạn 2018 - 2022 ĐVT: ngàn đồng

1 Tổng các khoản phải thu 163,988,865 157,999,343 182,467,467 286,343,156 176,224,212 -5,989,522 -3.65 24,468,124 15.49 103,875,689 56.93 -110,118,944 -38.46

2 Tổng tài sản ngắn hạn 316,017,194 415,675,269 481,186,219 795,692,979 603,359,818 99,658,075 31.54 65,510,950 15.76 314,506,760 65.36 -192,333,161 -24.17

3 Tổng các khoản phải trả 87,381,938 104,698,074 128,852,791 210,671,709 308,046,350 17,316,136.00 19.82 24,154,717 23.07 81,818,918 63.50 97,374,641 46.22

(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty và tính toán của tác giả)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn

Định hướng phát triển công ty trong vòng 5 năm tới (giai đoạn 2023 – 2028)

Trong vòng 5 năm tới, từ năm 2023 đến 2028, Cảng Quy Nhơn phấn đấu trở thành Cảng biển tổng hợp quốc tế hiện đại, cung cấp được các dịch vụ cảng biển/logistics ở mức độ chuyên nghiệp, ngang tầm khu vực Đông Nam Á

Cảng Quy Nhơn sẽ trở thành đầu mối giao thương hướng biển số 1 trong chiến lược phát triển kinh tế của khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Bắc Campuchia, Nam Lào

- Tổ chức thực hiện sâu rộng 5 tuyên bố Đại Lải của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, tập trung xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về mục tiêu “Lấy khách hàng làm trung tâm”

- Mang lại giá trị gia tăng, sự hài lòng cho khách hàng và đối tác thông qua việc cung cấp dịch vụ cảng biển/logistics chuyên nghiệp, hợp lý với phương châm điều hành: “Hiệu quả, Tận tâm, Đổi mới, Chia sẻ, Trách nhiệm”

- Xây dựng đội ngũ người lao động Cảng Quy Nhơn chuyên nghiệp, kỷ luật có cơ hội phát triển bản thân, được đào tạo, đào tạo lại, có thu nhập cao trong khu vực

Với phương châm Uy tín – Chất lượng – An toàn – Phát triển, Cảng Quy Nhơn luôn lấy lợi ích thiết thực của khách hàng làm thước đo chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ ngày càng tốt hơn

3.1.1 Các chỉ tiêu kế hoạch SXKD chính giai đoạn năm 2023 - 2028

Bảng 2.18: Các chỉ tiêu kế hoạch SXKD chính giai đoạn năm 2023 - 2028

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2023 Năm

1 Đầu tư xây dựng cơ bản Triệu đồng 400.761 377.647 185.494 198.670 137.630 a Đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng mặt bằng, xây dựng cầu tàu Triệu đồng 362.906 128.147 185.494 198.670 137.630 b Máy móc thiết bị công cụ sản xuất Triệu đồng 37.855 249.500 0 0 0

2 Vốn Điều lệ Triệu đồng 404.099 404.099 404.099 404.099 404.099

3 Sản lượng hàng hóa qua cảng Tấn 12.300.000 13.500.000 14.800.000 16.300.000 18.000.000

6 LN trước thuế Triệu đồng 135.000 164.105 185.182 209.111 242.651

7 Thuế thu nhập DN Triệu đồng 27.401 33.781 38.188 43.102 49.897

8 LN sau thuế Triệu đồng 109.606 135.124 152.754 172.409 199.589

9 Trích lập các quỹ Triệu đồng 39.692 49.611 56.023 63.674 73.618

10 LN chia cổ tức Triệu đồng 48.492 60.615 68.697 68.697 68.697

Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn bình quân giai đoạn năm 2023- 2028 tăng 10% Phấn đấu đạt mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đến năm 2027 đạt 242 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2022 (giai đoạn năm 2018-2023 tăng bình quân 8%)

3.1.2 Kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị giai đoạn 2023-

Kế hoạch năm 2023, Công ty hoàn thành dự án trọng điểm là đầu tư xây dựng nâng cấp Bến số 1 - Cảng Quy Nhơn đảm bảo tiếp nhận đồng thời 02 tàu 30.000 tấn (DWT) đầy tải trong giai đoạn đầu, đồng thời đảm bảo tiếp nhận 02 tàu tổng hợp, container 50.00DWT trong giai đoạn sau, phù hợp với tiến trình nâng cấp, mở rộng tuyến luồng hàng hải Quy Nhơn; triển khai dự án Mở rộng Cảng Quy Nhơn đến năm 2030, giai đoạn 1 (dự án 3,8ha); đầu tư kho hàng chuyên dụng chứa thức ăn gia súc; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, nhằm xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị phù hợp với một cảng biển quốc tế, đảm bảo tính hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực

Mục tiêu: đến năm 2025, nâng tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn đạt 15 triệu tấn /năm, trong đó hàng container đạt 200.000 teus đến 250.000 teus Đến năm 2030, tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn từ 25 triệu đến 30 triệu tấn/năm, trong đó hàng container đạt trên 300.000 teus

Giai đoạn từ năm 2023-2028, Cảng Quy Nhơn sẽ tập trung đầu tư:

- Kết nối cầu tàu số 4 của Cảng Quy Nhơn với cầu tàu số 05 (cầu tàu TC01); hợp tác với Công ty cổ phần Tân Cảng Quy Nhơn đầu tư mở rộng 7,4 ha diện tích bãi sau cầu tàu số 5 (cầu tàu TC01)

- Đầu tư nâng cấp mở rộng bãi container số 2, nâng cấp bãi container số 3

- Triển khai thủ tục đầu tư cảng cạn (ICD) tại Tuy Phước, Bình Định với diện tích dự kiến là 30 ha, khả năng thông qua của mặt hàng container đạt tối đa 380.000 TUES/năm, cùng hệ thống kho, bãi dịch vụ logistics đồng bộ

- Xây dựng phương án để thống nhất với các chủ thể liên quan thực hiện tiến trình di dời cảng dầu, kho xăng dầu của Công ty xăng dầu Petrolimex Bình Định, kho nhựa đường của Công ty TNHH nhựa đường Petrolimex theo quy hoạch được duyệt

- Đầu tư thêm các thiết bị, công cụ phục vụ xếp dỡ hàng rời, khung nâng chuyên dụng làm hàng container, xe đào, xe xúc, xe ủi,

- Đầu tư xây dựng hệ thống kho, bãi công nghệ chuyên chứa hàng rời, hàng thức ăn gia súc

- Đến 2030, thực hiện bước chuẩn bị đầu tư tuyến bến số 6 cho tàu từ 10.000 DWT đến 30.000DWT khu vực phía bắc.

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Cảng

3.2.1 Giải pháp về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ

Cơ sở vật chất là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp, là nền tảng cho quá trình SXKD của doanh nghiệp Cùng với thời gian và sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật hiện đại và nền kinh tế thị trường năng động, cơ sở vật chất của doanh nghiệp ngày càng bị hao mòn, không phù hợp với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Theo xu hướng hội nhập và phát triển, Cảng Quy Nhơn sẽ là cảng trọng điểm của khu vực Miền Trung, là đầu mối giao thương trong tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền vùng kinh tế Miền Trung – Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Bắc Thái Lan

75 đi ra biển Để Cảng Quy Nhơn có đủ năng lực tiếp cận hàng hóa thông qua ngày một tăng lên trong thời gian đến, Công ty cần xây dựng, quy hoạch, nâng cấp, mở rộng phát triển cơ sở kinh doanh của Công ty nhằm đáp ứng nhu cầu lưu thông hàng hóa trong khu vực Chính vì vậy, đầu tư hiện đại hóa, nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ đối với Cảng Quy Nhơn là vô cùng cần thiết để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Để thực hiện được điều này, Công ty cần chú ý giải quyết các vấn đề sau:

Một là, triển khai thực hiện đầu tư mở rộng và phát triển Cảng Quy Nhơn theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-Ttg ngày 22/9/2021, Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Mở rộng cảng Quy Nhơn đến năm 2030 theo Quyết định số 4013/QĐ-UBND ngày 29/9/2020 của UBND tỉnh Bình Định, và các văn bản khác có liên quan nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng trong thời gian đến

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch đã đề ra, đầu tư có trọng tâm, phù hợp với tình hình SXKD của Công ty và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chủ yếu tập trung vào dự án đầu tư nâng cao năng lực khai thác cầu cảng, phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện công tác duy tu, nạo vét khu nước trước bến

Hai là, xây dựng phương án đầu tư các cảng cạn (ICD Tuy Phước, ICD Gia

Lai) thông qua hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư để huy động nguồn vốn của đối tác và khách hàng, tranh thủ công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao năng lực hoạt động doanh nghiệp, giảm áp lực tài chính và chia sẻ rủi ro

Ba là, triển khai áp dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, khách hàng, vận hành sản xuất, quản trị điều hành sản xuất, đặc biệt nâng cao trải nghiệm khách hàng/ Chăm sóc khách hàng qua hệ thống Eport – trung tâm thông tin dữ liệu dành cho khách hàng, Hệ thống CRM (Quản lý quan hệ Khách hàng)

Thực hiện “Chuyển đổi số” một cách đồng bộ và toàn diện để tạo nên “Hệ sinh thái công nghệ Cảng” kết nối chuỗi hoạt động Cảng với tệp khách hàng Xây dựng hệ sinh thái số: Cổng thông minh, dữ liệu của khách hàng, số hóa các thủ tục, số hóa dịch vụ khách hàng

Bốn là, đầu tư thêm các trang thiết bị hiện đại, công cụ để phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá Khi tiến hành giải pháp này sẽ giúp công ty giải phóng hàng hóa, giải phóng tàu nhanh, nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua Cảng và nâng cao hiệu quả kinh doanh Cụ thể:

- Đầu tư thêm các trang thiết bị như: thiết bị xếp dỡ bến số 1 (2 cần trục đa năng), công cụ phục vụ xếp dỡ hàng rời, khung nâng chuyên dụng làm hàng container, xe nâng container, xe đào, xe xúc, xe ủi,

- Nghiên cứu lắp đặt thành công hệ thống định vị DGPS theo thời gian thực cho 05 cẩu RTG Sau khi hoàn thiện hệ thống sẽ phối hợp với phần mềm TOS để tự động hóa một số khâu trong quá trình nhập xuất container, giúp quản lý khai thác bãi container khoa học hơn, chính xác hơn, thuận lợi hơn trong công tác lập kế hoạch, điều hành khai thác và giúp hạn chế nhân sự phải làm việc trực tiếp tại hiện trường

- Cải tạo nâng cấp công suất cho hệ thống băng chuyền xếp dỡ dăm gỗ lên tàu nhằm tăng năng suất xếp dỡ hàng dăm gỗ thông qua Cảng

Năm là, cần phải mở rộng diện tích các kho, bãi chuyên chứa hàng rời, hàng thức ăn gia súc và đặc biệt là bãi Container Để thực hiện giải pháp này, công ty cần phải lên kế hoạch quy hoạch lại các kho, bãi để sử dụng có mục đích, có hiệu quả về lâu dài Cần nâng cấp kịp thời nền bãi chứa hàng để hàng hóa được chất xếp an toàn, không bị ngã đổ trong quá trình lưu và tác nghiệp hoặc hàng hóa bị ảnh hưởng khi để trên nền bãi chưa đạt tiêu chuẩn Tiến hành quy hoạch sửa chữa từng bãi một cách khoa học Khi nâng cấp các bãi chứa hàng đạt tiêu chuẩn, sẽ giúp nâng cao khả năng chất xếp hàng hoá, khi đó hiệu quả kinh doanh của Cảng sẽ ngày một tăng

Dự kiến kết quả đạt được của giải pháp:

Biện pháp Kết quả dự kiến Đầu tư mở rộng và phát triển Cảng

Quy Nhơn theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ

2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được phê duyệt

Nâng cao năng lực khai thác cầu cảng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng Dự kiến nâng tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn đạt hơn 15 triệu tấn /năm, trong đó hàng container đạt 200.000 teus đến 250.000 teus Tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Quy Nhơn bình quân giai đoạn năm 2023- 2028 tăng 10%

Xây dựng phương án đầu tư các cảng cạn (ICD Tuy Phước, ICD Gia Lai), diện tích dự kiến 30 ha

Khả năng thông qua của mặt hàng container đạt tối đa 380.000

TUES/năm, cùng hệ thống kho, bãi dịch vụ logistics đồng bộ

78 Áp dụng chuyển đổi số trong kinh doanh, khách hàng, vận hành sản xuất, quản trị điều hành sản xuất

Xây dựng hệ sinh thái số: Cổng thông minh, dữ liệu của khách hàng, số hóa các thủ tục, số hóa dịch vụ khách hàng Tạo nên “Hệ sinh thái công nghệ

Cảng” kết nối chuỗi hoạt động Cảng với tệp khách hàng Đầu tư trang thiết bị hiện đại, công cụ để phục vụ vận chuyển, xếp dỡ hàng hoá

Giải phóng hàng hóa, giải phóng tàu nhanh, nâng cao sản lượng hàng hóa thông qua Cảng và nâng cao hiệu quả kinh doanh

Mở rộng diện tích các kho, bãi chuyên chứa hàng rời, hàng thức ăn gia súc và đặc biệt là bãi Container Đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong việc lưu kho, bãi hàng hoá Đồng bộ với các hạ tầng kỹ thuật liên quan

3.2.2 Giải pháp về kinh doanh, thị trường

Muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh, Cảng Quy Nhơn cần xác định mục tiêu “Lấy khách hàng làm trung tâm” để thực hiện giải pháp về kinh doanh, thị trường Cụ thể như sau:

Ngày đăng: 27/03/2024, 09:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w