1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx

176 1,6K 61

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 176
Dung lượng 19,43 MB

Nội dung

Phân vùng phát triển không gian Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 01 đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn

Trang 1

QUY ĐỊNH QUẢN LÝ

THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI

ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

(Ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt số 1259/QĐ -TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội

đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050)

Đại diện chủ đầu tư

Cục Phát triển đô thị- Bộ Xây dựng

Cơ quan thẩm định

LIÊN DANH TƯ VẤN QUỐC TẾ PPJ – VIAP - HUPI

Perkins Eastman Architects Viện Kiến trúc, Quy hoạch

Đô thị và Nông thôn

JINA Architects., Ltd

Trang 2

MỤC LỤC

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG 6

1.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng 6

1.2 Đất đai, dân số 6

1.3 Phân vùng phát triển không gian 6

1.4 Quy định chung về hạ tầng xã hội 14

1.5 Quy định chung đối với bảo tồn di sản 29

1.6 Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật 29

1.6.1.1 Hệ thống giao thông toàn thành phố 30

1.6.1.2 Quy định phạm vi bảo vệ kêt cấu hạ tầng giao thông 31

1.7 Quy định về môi trường 47

Phần II: QUY ĐỊNH CỤ THỂ 49

2.1 Đô thị trung tâm 49

2.1.1.1 Trung tâm chính trị Ba Đình(A1) 54

2.1.1.2 Khu Hoàng thành Thăng Long (A2) 56

2.1.1.3 Khu phố cổ (A3) 57

2.1.1.4 Khu phố cũ (A4) 59

2.1.1.5 Khu vực Hồ Gươm và vùng phụ cận (A5) 62

2.1.1.6 Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6) 64

2.1.1.7 Khu vực hạn chế phát triển (A7) 67

2.1.2.1 Khu vực Từ Liêm-Tây Hồ (B1) 73

2.1.2.2 Khu vực quận Cầu Giấy- Từ Liêm (B2) 76

2.1.2.3 Khu vực quận Thanh Xuân (B3) 79

2.1.2.4 Khu vực quận Hoàng Mai (B4) 82

2.1.3.1 Khu đô thị Mê Linh-Đông Anh (C1 ) 87

2.1.3.2 Khu đô thị Đông Anh ( C2 ) 90

2.1.3.3 Khu đô thị Yên Viên - Long Biên - Gia Lâm ( C3,C4) 94

2.1.4.1 Khu đô thị Đan Phượng (D1) 100

2.1.4.2 Khu đô thị Hoài Đức (D2) 103

2.1.4.3 Khu đô thị An Khánh (D3) 105

2.1.4.4 Khu đô thị Hà Đông (D4) 108

2.1.4.5 Khu đô thị Thanh Trì (D5) 111

2.2 Đô thị vệ tinh (VT1 – VT5) 122

2.3 Thị trấn sinh thái, thị trấn, thị tứ 139

2.4 Hành lang xanh (HLX) 149

2.5 Làng xóm, điểm dân cư nông thôn 153

Phần III: TỔ CHỨC THỰC HIỆN 156

1.2.1 Đất đai 6

1.2.2 Dân số 6

1.3.1 Quy định quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng chức năng 8

1.3.2 Quy định quản lý cảnh quan tự nhiên- không gian xanh 12

1.4.1 Đối với nhà ở 14

1.4.2 Đối với hệ thống công sở 14

1.4.3 Đối với mạng lưới Giáo dục và đào tạo 17

1.4.4 Đối với hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng 17

1.4.5 Đối với hệ thống công trình Văn hóa 20

1.4.6 Đối với hệ thống Thể dục thể thao 20

1.4.7 Đối với hệ thống dịch vụ du lịch 20

1.4.8 Đối với hệ thống công nghiệp 25

1.4.9 Đối với hệ thống thương mại 27

1.4.10 Đối với nông – lâm - ngư nghiệp 28

1.4.11 Đối với đảm bảo an ninh quốc phòng 29

1.6.1 Giao thông 30

1.6.3 Cao độ nền 35

1.6.5 Cấp nước 38

1.6.6 Cấp điện 39

1.6.7 Chiếu sáng đô thị 40

1.6.8 Hệ thống thông tin liên lạc 40

1.6.9 Thu gom và xử lý nước thải 44

1.6.10 Quản lý chất thải rắn 44

1.6.11 Quản lý nghĩa trang 45

1.6.12 Quy định về hạ tầng ngầm 45

2.1.1 Khu vực nội đô lịch sử (khu A) 52

2.1.2 Khu vực nội đô mở rộng (khu B) 71

2.1.3 Chuỗi khu đô thị phía Bắc sông Hồng (khu C) 85

2.1.4 Chuỗi khu đô thị phía đông đường vành đai 4 (khu D) 98

2.1.5 Hành lang dọc hai bên sông Hồng (SH) 114

2.1.6 Vành đai xanh sông Nhuệ (VĐX) 116

2.1.7 Nêm xanh (NX) 120

2.2.1 Đô thị vệ tinh Sóc Sơn (VT1) 123

2.2.2 Đô thị vệ tinh Sơn Tây (VT2) 126

2.2.3 Đô thị vệ tinh Hòa Lạc (VT3) 129

2.2.4 Đô thị vệ tinh Xuân Mai (VT4) 133

2.2.5 Đô thị vệ tinh Phú Xuyên (VT5) 136

2.3.1 Thị trấn sinh thái Phúc Thọ (ST1) 139

2.3.2 Thị trấn sinh thái Quốc Oai (ST2) 140

2.3.3 Thị trấn sinh thái Chúc Sơn (ST3) 142

2.3.4 Các thị trấn, thị tứ (TT1 – TT10) 147

Trang 3

3.1 Kế hoạch tổ chức thực hiện 156

3.2 Phân công trách nhiệm 156

3.3 Quy định công bố thông tin 157

3.4 Quy định về khen thưởng, xử phạt thi hành 157

Trang 4

Lời giới thiệu:

Ngày 26 tháng 7 năm 2011 tại Quyết định số1259/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 (viết tắt là QHCHN) do Liên danh tư vấn quốc tế Perkin Eastman- Posco E&C- Jina Architects Co.Ltd (PPJ) cùng với tư vấn trong nước gồm Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn (VIAP) và Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội (HUPI) thực hiện Hồ sơ quy hoạch bao gồm: bản vẽ, thuyết minh và quy định quản lý.

Quy định quản lý theo đồ án QHCHN được lập theo các quy định của: Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị, Nghị định 37/2010/NĐ-CP, Thông tư số 10/2010/TT-BXD và các quy định pháp luật có liên quan, trên cơ sở nội dung đồ án đã được phê duyệt Quy định quản lý này cùng với hồ sơ bản vẽ thuyết minh QHCHN là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành; để các tổ chức, cá nhân có liên quan tuân thủ và thực hiện

Quy định quản lý bao gồm 3 phần:

Phần 1 - Quy định chung:

- Bao gồm đối tượng, phạm vi áp dụng, các mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược và các dự báo phát triển; các phân vùng kiểm soát phát triển theo định hướng phát triển không gian của đồ án QHC; các quy định và hướng dẫn mang tính định hướng cho từng vùng, khu vực chức năng chính, đồng thời cũng đưa ra các qui định chung cho hệ thống chuyên ngành và hạ tầng kỹ thuật.

Phần 2 - Quy định cụ thể:

- Bao gồm các qui định và chỉ dẫn phục vụ công tác quản lý, kiểm soát phát triển về tính chất, quy mô, định hướng phát triển không gian, hạ tầng … theo ba cấp độ:1) được phép, khuyến khích; 2) được phép có điều kiện; 3) không được phép xây dựng phát triển cho từng khu vực cụ thể.

Phần 3 - Tổ chức thực hiện:

- Hướng dẫn về tổ chức thực hiện, phân công trách nhiệm và các quy định khác có liên quan.

Căn cứ pháp lý:

- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;

- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12;

- Căn cứ Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Thông tư số 10/2010/ TT-BXD ngày 11/8/2010 của BXD về quy định hồ sơ của từng loại quy hoạch đô thị;

- Căn cứ Quyết định 1259/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26 tháng 7 năm 2011 phê duyệt đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050;

- Căn cứ các văn bản pháp lý có liên quan;

- Căn cứ hồ sơ Đồ án Quy hoạch xây dựng chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn

2050 bao gồm thuyết minh tổng hợp, thuyết minh tóm tắt, và các bản vẽ:

Trang 5

Giải thích từ ngữ:

Các từ ngữ dưới đây được hiểu trong khuôn khổ phạm vi của đồ án QHCHN và Quy định quản lý như sau:

Đô thị trung tâm: Đô thị trung tâm là khu vực đô thị chính, hạt nhân trong cấu trúc chùm đô

thị của thủ đô Hà Nội có ranh giới phát triển bao gồm 3 khu vực đô thị chính: Khu nội đô (nội

đô lịch sử và nội đô mở rộng); chuỗi khu đô thị phía Bắc sông Hồng (khu đô thị Mê Linh, Đông Anh, Long Biên – Gia Lâm); chuỗi khu đô thị phía Đông đường vành đai 4 (Đan Phượng, Hoài Đức, An Khánh, Hà Đông, Thanh Trì); bao gồm vành đai xanh và nêm xanh.

Đô thị vệ tinh: Các đô thị vệ tinh là các khu vực đô thị được tạo lập dựa trên các đô thị hiện

hữu, phát triển hoàn chỉnh đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: công nghiệp, giáo dục và đào tạo,

y tế, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật diện rộng

Thị trấn sinh thái: mô hình đô thị mật độ thấp, đa số được xây dựng dựa trên các thị trấn

huyện lỵ hiện hữu, là trung tâm kinh tế- xã hội của các huyện và khu vực hành lang xanh.

Không gian xanh toàn thành phố: bao gồm hành lang xanh, vành đai xanh và nêm xanh, hệ

thống sông hồ chính của thành phố, các khu vực cảnh quan đặc thù, vùng đa dạng sinh học, và công viên đô thị.

Hành lang xanh: gồm toàn bộ khu vực nông thôn- nông nghiệp-lâm nghiệp- cảnh quan tự

nhiên của Hà Nội (không tính vùng đất dành để phát triển đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đô thị sinh thái, thị trấn) Hành lang xanh có ý nghĩa là giới hạn phát triển của các đô thị và phân tách các đô thị với nhau.

Vành đai xanh sông Nhuệ: chức năng chính là tạo một không gian đệm xanh phân tách giữa

khu vực đô thị cũ và khu vực đô thị mở rộng của đô thị trung tâm là lá phổi xanh của thành phố Chủ yếu tạo lập một không gian mở gắn với các hoạt động công cộng, vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, cây xanh thể dục thể thao và không gian công cộng

Nêm xanh: là khoảng không gian chủ yếu là cây xanh nằm xen kẹp trong đô thị.

Dự án kiểm soát đặc biệt: là các dự án được phép hình thành trong vành đai xanh, nêm xanh,

dọc theo các hành lang thoát lũ và được kiểm soát chặt chẽ về mật độ, tầng cao xây dựng thấp Đối với hành lang xanh, những vị trí được ký hiệu trên bản vẽ tương tự như đối với vành đai xanh và nêm xanh thì cũng thuộc dự án kiểm soát đặc biệt.

Đất hỗn hợp: là đất có từ 2 chức năng trở lên, để xây dựng các công trình dân dụng đô thị,

công cộng, cơ quan, đất dịch vụ thương mại, văn phòng, khách sạn, siêu thị, ở

Trang 6

Phần I: QUY ĐỊNH CHUNG

1.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng

Quy định này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân thực hiện việc quản lý phát triển đô thị, đầu tư xây dựng, cải tạo chỉnh trang đô thị trên địa bàn Hà Nội đảm bảo theo đúng đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt

Quy định này là cơ sở để chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của Hà Nội xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc quy hoạch và quản lý đầu tư xây dựng, cấp phép xây dựng mới, cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong

đô thị và làm căn cứ để xác lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, các quy hoạch chuyên ngành, tất cả các khu vực trong và ngoài

đô thị tuân thủ định hướng QHC.

1.2 Đất đai, dân số

1.2.1 Đ t đai ất đai

Đến năm 2020, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 128.900 ha Trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 73.000 ha (chiếm khoảng 21,8% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 160 m2/người, bao gồm: Đất dân dụng khoảng 34.200 ha, chỉ tiêu khoảng 70 - 75 m2/ người và đất ngoài dân dụng khoảng 38.800 ha.

Đến năm 2030, tổng diện tích đất xây dựng đô thị và nông thôn khoảng 159.600ha, trong đó đất xây dựng đô thị khoảng 94.700 ha (chiếm khoảng 28,3% diện tích tự nhiên), chỉ tiêu khoảng 150 m2/người, bao gồm đất dân dụng khoảng 48.100 ha, chỉ tiêu khoảng 80 m2/người và đất ngoài dân dụng khoảng 46.600 ha.

Tại các đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết sau QHC Thủ đô triển khai thực hiện theo Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ và thông tư

số 10/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây dựng sẽ qui định cụ thể quản lý và quy mô diện tích xây dựng đô thị Tại khu vực nông thôn thực hiện theo Luật Xây dựng và các quy định

pháp lý liên quan (xem sơ đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố)

1.2.2 Dân số

Kiểm soát phát triển qui mô dân số theo dự báo toàn thành phố đến năm 2020 khoảng7,3- 7,9 triệu, năm 2030 khoảng 9,0-9,2 triệu người, năm 2050 tối đa khoảng 10,8 triệu người Trong

đó đến năm 2020 dân số đô thị khoảng 4,6 triệu, năm 2030 khoảng 6,2 triệu người và năm

2050 khoảng 7,5 triệu người Dân số nông thôn đến 2020 là khoảng 3,3 triệu người, năm 2030 là khoảng 2,9 triệu và năm 2050 là khoảng 3,2 triệu Phân bố dân cư cần thực hiện theo cấu trúc đô thị bao gồm dân số đô thị trung tâm: năm 2030: khoảng 4,6 triệu người Các đô thị vệ tinh năm 2030 khoảng 1,3- 1,4 triệu người Các đô thị sinh thái, thị trấn huyện lỵ có dân số đến 2030 là khoảng 0,2- 0,3triệu người và khu vực hành lang xanh (nông thôn) đến 2030 khoảng 2,9 triệu người.

1.3 Phân vùng phát triển không gian

Thủ đô Hà Nội phát triển theo mô hình chùm đô thị, gồm: 01 đô thị trung tâm, 05 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, thị trấn và vùng nông thôn; được kết nối bằng hệ thống đường vành đai kết hợp các trục hướng tâm, có mối liên kết với mạng lưới giao thông vùng Thủ đô và quốc gia Đô thị trung tâm Hà Nội được phân cách với các đô thị vệ tinh, các thị trấn bằng

hành lang xanh (xem sơ đồ phân vùng kiểm soát phát triển toàn thành phố)

- Đô thị trung tâm gồm các phân khu: Khu A, Khu B, Khu C, Khu D, Vành đai Xanh và Nêm Xanh

Trang 7

- Khu vực đô thị vệ tinh gồm các đô thị từ: VT1-VT5

- Khu vực các thị trấn gồm các thị trấn từ: TT1-TT10

- Khu vực các đô thị sinh thái gồm các thị trấn sinh thái: ST1-ST3

- Khu vực Hành Lang Xanh gồm các phân khu từ: NT1-NT5 và CQ1-CQ3

Trang 8

1.3.1 Quy đ nh qu n lý ki m soát phát tri n không gian đô th và các vùng ịnh quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ịnh quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng

Trang 9

- Đối với khu vực đô thị trung tâm:

Đô thị trung tâm có diện tích tự nhiên: khoảng 74.800 ha, tổng đất xây dựng đô thị tối đa khoảng 51.700 ha đến 55.200 ha Dân số năm 2030: khoảng 4.606 nghìn người; Dân số năm 2050: khoảng 5.445 nghìn người

Các khu vực đô thị chính này có tính chất, đặc điểm riêng, được quy định kiểm soát phát triển phù hợp với quan điểm, mục tiêu và cấu trúc phát triển của khu vực đô thị trung tâm như sau: Khu vực nội đô ( nội đô lịch sử và nội đô mở rộng): Cải tạo, chỉnh trang để gìn giữ phát huy các giá trị đô thị lịch sử; nâng cấp, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật trong nội đô lịch sử Đồng thời xây dựng, phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm

đô thị tại khu vực nội đô mở rộng nhằm “giảm áp lực” quá tải cho đô thị nội đô lịch sử; gắn kết các yếu tố kiến trúc, cảnh quan đô thị cổ với kiến trúc cảnh quan khu phát triển mới hài hòa và đồng bộ Căn cứ định hướng QHCHN2030 được duyệt, trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chi tiết các quận huyện đã được phê duyệt trước đây, khu vực nội đô nghiên cứu lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị hoặc lập quy định và quy chế quản lý các quận huyện có liên quan theo Luật định Trong đó tập trung nghiên cứu đề xuất các chức năng sử dung dụng đất thay thế vị trí sau khi di dời các cơ sở công nghiệp, trụ sở các bộ, cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng và cơ sở y tế, sắp xếp bố trí đủ quy mô các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho khu vực và thành phố ( Xem chi tiết khu A, B trong qui định cụ thể sơ đồ phân vùng kiểm soát)

Khu vực chuỗi đô thị phía bắc sông Hồng: Xây dựng hình ảnh đô thị hiện đại mật độ thấp bên

bờ bắc sông Hồng và được kiểm soát bằng dải cây xanh dọc hai bên sông Thiếp - đầm Vân Trì cùng các nêm xanh Trong đó hình thành các không gian chủ đạo về cây xanh, mặt nước, văn hóa: Đền Hai Bà Trưng - Sông Thiếp, Đầm Vân Trì - Cổ Loa - Đền Đô - Làng Phù Đổng;

Cổ Loa - sông Hồng kết nối với Hồ Tây; Trục động lực kinh tế cầu Nhật Tân - Nội Bài gắn với trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch triển lãm, thể dục thể thao, logicstic… ( Xem chi tiết khu C trong qui định cụ thể sơ đồ phân vùng kiểm soát)

Khu vực chuỗi đô thị phía đông vành đai 4: Đô thị mở rộng nằm trong vùng kiểm soát của đô thị trung tâm có tính chất là đô thị ở, dịch vụ và thương mại tài chính ngân hàng, vui chơi giải trí Là không gian có các công trình văn hóa, lịch sử của quốc gia Khu đô thị mới hiện đại có

hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ đáp ứng cho sinh hoạt dân cư và các hoạt động công sở, văn phòng, trong đó bố trí quỹ đất di dời cho khu vực nội đô và các dự án di dời tại vành đai xanh và nêm xanh ( Xem chi tiết khu D trong qui định cụ thể sơ đồ phân vùng kiểm soát)

Các hệ thống nêm xanh và vành đai xanh cần được khoanh vùng cắm mốc kiểm soát phát triển, lập quy hoạch để quản lý Tập trung xây dựng hệ thống không gian mở, không gian công cộng cho các khu vực này một cách liên hoàn Đối với sông, hồ ao, công viên cây xanh hiện trạng theo quy định tại mục sông hồ mục 1.3.2.

Đối với hệ thống làng xóm đô thị hóa cần có nghiên cứu cải tạo, phát huy các giá trị văn hoá lịch sử truyền thống, ưu tiên cải tạo và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt chuẩn đô thị hiện đại

Đối với các dự án trong khu vực nêm xanh, vành đai xanh và các dự án cao tầng trong 4 quận nội thành sẽ được cụ thể hóa xem xét quyết định trong quy hoạch phân khu, qui hoạch chi tiết, thiết kế đô thị và quy chế quản lý cụ thể, phù hợp với nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 19/7/2010

Nghiên cứu quy hoạch không gian ngầm trong đô thị trung tâm Xây dựng mô hình quy hoạch TOD (Transit Oriented Development) với chức năng sử dụng đất hỗn hợp xung quanh các nhà ga đầu mối của hệ thống vận tải hành khách công cộng, trong phạm vi bán kính đi bộ tối đa khoảng 500-600m tính từ Nhà ga Hoàn thiện và xây dựng mới các tuyến đường vành

Trang 10

đai: 2; 2,5;3;3,5; 4 Xây dựng mạng lưới các tuyến tầu điện ngầm trong đô thị trung tâm, ưu tiên các tuyến xuyên tâm Đông-Tây và Bắc-Nam

Đối với hệ thống đường chính đô thị cần khoanh ranh giới dọc 2 bên đường với quy mô hợp

lý để nghiên cứu quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, các quy hoạch chỉnh trang tuyến phố và thiết kế đô thị làm cơ sở để quản lý thực thiện.

- Đối với các đô thị vệ tinh

Quy định có 05 đô thị vệ tinh, có diện tích tự nhiên: khoảng 439 km2, tổng đất xây dựng đô thị tối đa khoảng 35.200 ha; Dân số năm 2030: 1.377 nghìn người; Dân số năm 2050: 1.787 nghìn người.

Các đô thị vệ tinh được phát triển hoàn chỉnh đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: Công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật diện rộng Quy mô, chức năng sử dụng đất của các đô thị vệ tinh trong hồ sơ QHCHN2030 mang tính định hướng quy Quy mô, chức năng sử dụng đất và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các đô thị vệ tinh sẽ được xác định cụ thể trên cơ sở quy hoạch chung các huyện hoặc quy hoạch phân khu trên nguyên tắc đảm bảo chức năng hỗ trợ cho đô thị trung tâm, đồng thời là động lực thúc đấy phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành, phù hợp tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng Việt Nam và định hướng quy hoạch chung Hà Nội.

- Đối với các đô thị sinh thái và thị trấn:

Có diện tích tự nhiên: khoảng 101 km2, tổng đất xây dựng đô thị tối đa khoảng 4.400 ha Dân

số năm 2030: khoảng 235,4 nghìn người; Dân số năm 2050 khoảng 278,5nghìn người.

Vị trí và phạm vi ranh giới cũng như quy mô diện tích của các thị trấn sinh thái được quy định cụ thể trong phần quy định cụ thể.

Tùy tính chất chức năng, các đô thị, thị trấn sinh thái có thể lập quy hoạch phân khu, chi tiết ngay sau khi QHC được duyệt trên nguyên tắc phát triển đô thị sinh thái mật đô thấp hỗ trợ phát triển vùng nông thôn và công nghiệp sinh thái chất lượng cao gắn với dịch vụ du lịch tiểu thủ công nghiệp.

Các dự án trong hành lang xanh, vành đai xanh và nêm xanh cần tuyệt đối tuân thủ cấu trúc

đô thị kết nối hạ tầng đồng bộ, phù hợp với định hướng quy hoạch chung và sẽ được xem xét trong các quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị đảm bảo đặc trưng tính chất của không gian xanh được quy định tại mục hành lang xanh, vành đai xanh, nêm xanh, và theo tinh thần của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 202/TB-VPCP ngày 19/7/2010 Khoanh vùng các làng đô thị hóa tạo các không gian chuyển tiếp một cách hài hòa, thích ứng với các không gian đô thị hiện đại bằng hệ không gian xanh và không gian mở cách ly Tránh

đô thị hóa tràn lan, thiếu kiểm soát phá vỡ cấu trúc không gian kiến trúc cảnh quan và giá trị văn hoá truyền thống.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch sử dụng đất toàn thành phố)

Trang 13

1.3.2 Quy đ nh qu n lý c nh quan t nhiên- không gian xanh ịnh quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ự nhiên- không gian xanh

- Đối với hành lang xanh: Trong cấu trúc phát triển Thủ đô Hà Nội xác định hành lang xanh

chiếm 70% đất tự nhiên Trong khu vực hành lang xanh bao gồm khu vực cảnh quan đặc thù, vùng đa dạng sinh học và các khu vực nông thôn đã được phân vùng là cơ sở để triển khai các quy hoạch bước tiếp theo theo luật định (theo bản đồ phân vùng kiểm soát).

- Đối với khu vực cảnh quan đặc thù ( CQ1-CQ3):

Vị trí ranh giới, qui mô diện tích được xác định theo các ranh giới hạn chế phát triển trong bản đồ không gian xanh và theo các quy chế hành lang bảo vệ theo luật định và các văn bản pháp luật liên quan gồm 3 phân khu chính: 1) Vùng cảnh quan vườn quốc gia Ba Vì 2) Vùng cảnh quan Quan Sơn- Hương Tích, 3) Vùng cảnh quan Núi Sóc 3 phân vùng này là cơ sở để tiến hành các nghiên cứu các quy hoạch cụ thể ở các bước tiếp theo, theo quy định của pháp luật Trên cơ sở quy hoạch các vùng cảnh quan hoặc kết hợp với quy hoạch chuyên ngành như quy hoạch bảo tồn, quy hoạch môi trường để quản lý phát triển và kết hợp khai thác du lịch, dịch vụ trong đó cảnh quan tự nhiên làm trọng tâm và là đối tượng bảo tồn và tôn tạo Khuyến khích xây dựng công trình dịch vụ, văn hóa, vui chơi giải trí kết hợp công cộng phục vụ cộng đồng

- Đối với khu vực Nông thôn trong hành lang xanh ( NT):

Trên cơ sở nguyên tắc chung của bản đồ phân vùng kiểm soát phát triển khu vực nông thôn được chia làm 5 phân khu: Phia bắc( NT2) là toàn bộ vùng hành lang xanh huyện Gia Lâm- Yên Viên, Sóc Sơn và Mê Linh; NT4-Phía Tây gồm khu vực giữa hữu đê sông Đáy và tả đê sông Tích phía bắc tiếp giáp Sông Hồng, phía nam là tuyến đường QL6; NT5- phía tây toàn bộ khu vực hữu đê sông tích tiếp giáp khu vực chậm lũ cũ là khu vực bán sơn địa Ba Vì, Xuân Mai và Hương Sơn thuộc địa phận Ba Vì, Phúc Thọ, Chương Mỹ ; NT3 là khu vực chậm lũ Hà Tây cũ; là cơ sở thực hiện quy hoạch phân khu và quy hoạch xây dựng nông thôn ở các bước tiếp theo, theo quy định của pháp luật ( xem sơ đồ khu vực hành lang xanh)

Các cụm, điểm dân cư khu vực nông thôn cần nghiên cứu thực hiện theo luật định và mô hình nông thôn mới do gắn với đặc thù của Thủ đô Đảm bảo giao thông và hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hướng tới hiện đại

- Đối với hệ thống sông hồ: nghiên cứu lập quy hoạch và khoanh vùng bảo vệ theo quy

hoạch Đối với sông hồ hiện tại phù hợp quy hoạch, vùng bảo vệ được xác định trên nguyên tắc tuân thủ quy định của Luật Đê điều, các văn bản quy phạm có liên quan Đối với các sông hồ xây dựng mới cần tính toán tích hợp với các hệ thống công viên bảo đảm tăng khả năng thoát nước, cải thiện môi trường và cảnh quan tính Tính liên tục và liên hoàn và đảm bảo vùng bảo vệ cách mép nước theo quy định

Khoanh phân khu kiểm soát phát triển, tạo ranh giới và khoảng cách đệm với các đô thị và làng đô thị hóa bằng không gian mở và không gian công cộng chú ý tạo mặt nước làm không gian đệm Đảm bảo hệ thống ao hồ điều hòa chiếm từ 5-7% diện tích đất trong các các khu vực đô thị phát triển mới.

-Đối với hệ thống cây xanh trong đô thị: Phát triển hệ thống cây xanh đô thị kết hợp cải tạo

chỉnh trang hệ thống công viên, cây xanh hiện có, gắn với không gian mặt nước, đảm bảo liên kết với không gian cây xanh của vành đai xanh, nêm xanh, tuân thủ tiêu chuẩn hiện hành về cây xanh trong đô thị, trên nguyên tắc:

Đối với khu vực nội đô và khu vực xây dựng hiện hữu: hoàn thiện hệ thống công viên theo định hướng quy hoạch, cải tạo chỉnh trang công viên hiện hữu Đối với hệ thống công viên cây xanh trong khu vực phát triển đô thị mới: Phát triển đồng bộ hệ thống công viên, cây xanh

đô thị theo các cấp, phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành, gắn với việc phát triển các công trình sân bãi tập luyện thể dục thể thao, khu vui chơi giải trí phục vụ mọi đối

tượng, tầng lớp nhân dân (xem sơ đồ khu vực hành lang xanh)

Trang 15

1.4 Quy định chung về hạ tầng xã hội

1.4.1 Đ i v i nhà ố ới nhà ở ở

Đến năm 2030, nhà ở khu vực đô thị phấn đấu đạt tối thiểu là 30m2 sàn sử dụng/người và nhà

ở nông thôn tối thiểu là 25m2 sàn sử dụng/người

Phát triển nhà ở mới hiện đại, tiện nghi, hài hòa với không gian, theo các dự án đô thị mới đảm bảo môi trường phát triển bền vững, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật cũng như xã hội Ưu tiên các tổ hợp công trình nhà ở hỗn hợp cao tầng, nhà xã hội, dành nhiều diện tích cho không gian công cộng và không gian mở, diện tích giao thông tĩnh và giao thông cho xe đạp và đi bộ

Đề xuất quy chế quản lý kiến trúc, thiết kế nhà mẫu điển hình đối với loại hình nhà ở tự xây để giảm bớt và chấm dứt tình trạng xây dựng lộn xộn

Hạn chế dự án đầu tư xây dựng phát triển nhà ở mới ở khu vực phố cổ, phố cũ, tập trung vào cải tạo quỹ nhà hiện có Bảo tồn kiến trúc nhà ở có giá trị (biệt thự, nhà lô phố) Đối với các biệt thự cũ trong khu phố Pháp cần có biện pháp bảo tồn, xây dựng quy chế quản lý kiến trúc

đô thị theo định hướng bảo tồn phát huy giá trị không gian đô thị, kiến trúc Pháp-thành phố

vườn (xem sơ đồ định hướng phát triển nhà ở)

Quy hoạch cải tạo, xây dựng lại các khu tập thể cũ được chia làm 2 khu vực:

+ Trong Khu vực hạn chế phát triển: cải tạo xây dựng lại trên nguyên tắc hạn chế gia tăng dân số, chất tải lên cơ sở hạ tầng đô thị trong khu vực; bổ sung, hoàn thiện đồng bộ các chức năng, hài hòa với cảnh quan xung quanh Tạo cơ chế đặc thù cải tạo chung cư theo hướng hài hòa lợi ích các bên.

+ Trong Khu vực phát triển: được cải tạo theo định hướng của quy hoạch chung và quy hoạch phân khu khuyến khích gia tăng không gian và các tiện ích phục vụ cộng đồng tại chỗ.

1.4.2 Đ i v i h th ng công s ố ới nhà ở ệ thống công sở ố ở

- Đối với các cơ quan Chính trị-Hành chính cấp Quốc gia: Trụ sở các cơ quan đầu não của

Đảng, Quốc hội, Nhà nước và Chính phủ tiếp tục bố trí tại khu vực Ba Đình, cải tạo và nâng cấp thành quần thể kiến trúc cảnh quan tiêu biểu cho Thủ đô và cả nước Thực hiện di dời một

số chức năng tại khu vực này để có điều kiện cải tạo nâng cấp về điều kiện làm việc và hạ tầng cơ sở tại khu vực này.

- Đối với công sở cơ quan Trung ương: Di dời trụ sở các bộ ngành ra khỏi khu vực nội đô

lịch sử về các khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì theo hướng hình thành khu vực hành chính tập trung Quỹ đất sau khi di dời ưu tiên sử dụng vào mục đích công cộng phục vụ đô thị, hạ tầng

xã hội, hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích đô thị

- Đối với Công sở cơ quan hành chính của thành phố: Trụ sở Thành ủy, UBND thành phố,

Hội đồng nhân dân tiếp tục đặt vị trí tại khu vực xung quanh Hồ Gươm Các cơ quan công sở của thành phố sẽ được hợp khối chức năng và xác định ở vị trí thích hợp trong giai đoạn quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết và các đề án hoặc quy hoạch chuyên ngành.

- Đối với mạng lưới các viện và trung tâm nghiên cứu: Cần nghiên cứu phân bố lại mạng

lưới các Viện và Trung tâm nghiên cứu đầu ngành tại Hà Nội hiện nay, gắn kết các Viện và Trung tâm nghiên cứu với các cơ sở đào tạo hoặc các cơ sở sản xuất

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống công sở)

Trang 18

1.4.3 Đ i v i m ng l ố ới nhà ở ạng lưới Giáo dục và đào tạo ưới nhà ở i Giáo d c và đào t o ục và đào tạo ạng lưới Giáo dục và đào tạo

Phát triển mạng lưới giáo dục, đào tạo tại Hà Nội để tiếp tục xứng đáng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao lớn nhất cả nước Bố trí hệ thống trường học theo từng khu vực dân cư nhằm tạo điều kiện học tập, đi lại thuận tiện.

- Đối với các cơ sở đào tạo Đại học, cao đẳng:

Phân bố, sắp xếp lại hệ thống các trường đại học và cao đẳng, khu vực nội đô khống chế khoảng 30 vạn sinh viên Xây dựng mới 3.500 - 4.500 ha các khu, cụm đại học, gồm: Gia Lâm khoảng 200 - 250 ha (5 - 6 vạn sinh viên); Sóc Sơn khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Sơn Tây khoảng 300 - 350 ha (4 - 5 vạn sinh viên); Hòa Lạc khoảng 1.000 - 1.200 ha (12 - 15 vạn sinh viên); Xuân Mai khoảng 600 - 650 ha (8 - 10 vạn sinh viên); Phú Xuyên khoảng 100 - 120 ha (1,5 - 2 vạn sinh viên); Chúc Sơn khoảng 150 - 200 ha (2 - 3 vạn sinh viên) Thực hiện di dời (hoặc xây dựng cơ sở 2) cho một số trường từ nội đô ra các đô thị vệ tinh hoặc các tỉnh trong vùng Thủ đô; quỹ đất sau khi di dời sử dụng vào mục đích công cộng

phục vụ đô thị (xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng)

- Đối với Hệ thống giáo dục phổ thông, mầm non:

Xây dựng, bố trí đủ hệ thống các trường phổ thông theo quy chuẩn và tiêu chuẩn đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện: Trí-Đức-Thể-Mỹ Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt tiêu chuẩn quốc gia

1.4.4 Đ i v i h th ng y t và chăm sóc s c kh e c ng đ ng ố ới nhà ở ệ thống công sở ố ế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng ức năng ỏe cộng đồng ộng đồng ồng

Các Bộ chuyên ngành phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội và chính quyền các cấp cần triển khai các quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới y tế, cơ sở khám chữa bệnhdựa trên định hướng quy hoạch chung Hà Nội làm cơ sở quản lý và thực hiện chi tiết và cụ thể

Chỉ tiêu về giường bệnh (tuyến thành phố và quận/ huyện/thị xã, gồm cả các bệnh viện ngoài công lập): Năm 2020: 20,5- 25 giường /10.000 dân; Năm 2030: 25- 30 giường /10.000 dân; Chỉ tiêu về diện tích đất/giường bệnh: 120 m2 đất/giường bệnh.

Nâng cấp các bệnh viện, cơ sở y tế hiện có trong nội đô, khai thác phục vụ cộng đồng theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành; di chuyển các cơ sở y tế điều trị các bệnh truyền nhiễm, mức độ lây nhiễm cao ra khỏi nội đô Dành quỹ đất cho các cơ sở nghiên cứu - đào tạo - khám chữa bệnh chất lượng cao.

Đầu tư xây dựng các tổ hợp công trình y tế chất lượng cao tầm cỡ quốc tế, quốc gia, như: trung tâm đào tạo - khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, sản xuất dược - trang thiết bị y tế và

cơ sở 2 cho các bệnh viện Trung ương và Thành phố tại Gia Lâm - Long Biên (khoảng 50 ha), Hòa Lạc (khoảng 200 ha); Sóc Sơn (khoảng 80 - 100 ha); Phú Xuyên (khoảng 200 ha), Sơn Tây (khoảng 50 ha) Các khu đô thị mở rộng, đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái và các thị trấn hiện hữu xây dựng hệ thống bệnh viện thành phố, quận huyện và phòng khám đa khoa theo tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng Việt Nam Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở.

Hệ thống cơ sở khám chữa bệnh được quy định theo bản đồ cơ sở khám chữa bệnh y tế trong

đó có các tổ hợp y tế đa chức năng chất lượng cao và quốc tế sẽ triển khai quy hoạch phân khu và chi tiết theo quy định hiện hành

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch các công trình y tế)

Trang 21

1.4.5 Đ i v i h th ng công trình Văn hóa ố ới nhà ở ệ thống công sở ố

Hoàn chỉnh mạng lưới công trình văn hóa theo tầng bậc ở các khu đô thị và các điểm dân cư nông thôn tại Hà Nội Cải tạo chỉnh trang các trung tâm văn hóa hiện có của khu vực nội đô lịch sử và các khu dân cư hiện hữu Xây dựng mới và tiếp tục hoàn thiện Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, các công trình văn hóa tiêu biểu của Thủ đô như bảo tàng, nhà hát … gắn với cảnh quan thiên nhiên sông Hồng, khu vực Tây Hồ Tây; Cổ Loa, Hoàng thành Thăng Long và trên các trục giao thông không gian chính, các trung tâm văn hóa lớn của Hà Nội Thiết lập hệ thống quảng trường văn hóa, các không gian giao lưu cộng đồng, các không gian

đi bộ gắn với các công trình tượng đài, tượng đường phố, tranh tường nghệ thuật lớn … gắn kết với các khu cây xanh, công viên, cơ quan, công trình hành chính công cộng, cơ quan công

sở, khu vui chơi giải trí.

Xác định các lộ trình cải tạo, chỉnh trang và xây dựng mới công trình văn hóa nhằm thiết lập quy hoạch chuyên ngành mạng lưới hệ thống thiết chế văn hóa Thủ đô.

(xem sơ đồ định hướng các công trình văn hóa)

1.4.6 Đ i v i h th ng Th d c th thao ố ới nhà ở ệ thống công sở ố ểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ục và đào tạo ểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng

Triển khai các quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới thể dục thể thao, quy hoạch phân khu, chi tiết dựa trên định hướng quy hoạch chung Hà Nội làm cơ sở quản lý và thực hiện chi tiết và cụ thể;

Các cơ sở vật chất thể thao cấp Quốc gia: Hoàn thiện khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, xây mới khu thể thao phía Bắc sông Hồng phục vụ ASIAD khoảng 200 ha tại khu vực huyện Đông Anh gắn với công viên lịch sử văn hóa Cổ Loa Cải tạo và nâng cấp các cơ sở TDTT hiện có

Quy định xây mới: Trung tâm thể thao dưới nước Hồ Tây, Trung tâm giải trí thể thao cảm giác mạnh: loại hình thể thao cảm giác mạnh gắn với công viên giải trí lớn của thủ đô, Trung tâm thể thao vùng phía Bắc – Mê Linh Trung tâm thể thao vùng phía Tây – Sơn Tây, Trung tâm thể thao vùng phía Nam – Phú Xuyên, Trung tâm thể thao địa hình Viên Nam: loại hình leo núi, tàu lượn, nhảy dù, xe địa hình, xây dựng tổ hợp thể thao có đua ngựa, đua xe …Kết hợp trung tâm thể thao của khu Đại học Quốc gia Hà Nội, khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành trung tâm thể thao dành cho sinh viên, công nhân… phía Tây Thủ đô.

Đảm bảo xây dựng bổ sung, nâng cấp các công trình thể thao cấp quận huyện, sân thể thao xã phường, đơn vị ở theo quy chuẩn, tiêu chuẩn Việt Nam Khai thác quỹ đất từ việc di chuyển các cơ sở công nghiệp trong khu vực nội thành cũ, ưu tiên cho công trình hạ tầng xã hội

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống thể dục thể thao)

1.4.7 Đ i ố v i ới nhà ở h th ng ệ thống công sở ố d ch v du l ch ịnh quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ục và đào tạo ịnh quản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng

Cần triển khai các quy hoạch chuyên ngành về mạng lưới dịch vụ thương mại du lịch dựa trên định hướng quy hoạch chung Hà Nội làm cơ sở quản lý và thực hiện chi tiết và cụ thể;

- Phát triển khu vực trung tâm Hà Nội thành Trung tâm du lịch quốc gia; Bảo tồn và phát huy giá trị khu phố cổ, khu phố cũ, các di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng, các di tích lịch sử văn hoá, tôn giáo gắn với quá trình hình thành và phát triển Thủ đô Hình thành hệ thống khách sạn, nhà hàng, dịch vụ có đẳng cấp tại trung tâm thành phố.

Tiếp tục lựa chọn vị trí xây dựng hệ thống cơ sở lưu trú và khách sạn tại khu vực 4 quận Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và quận Tây Hồ.

Xây dựng một số tuyến phố mua sắm đặc trưng tại khu vực phố cổ, phố cũ, nâng cấp và phát triển các tuyến đi bộ, phố mua sắm, chợ đêm, khu bán hàng lưu niệm chất lượng cao.

- Phát triển không gian du lịch theo quốc lộ 3 về phía Bắc:

Trang 22

Tại khu vực các huyện ngoại thành phía Nam và phía Bắc sông Hồng với 02 khu vực hạt nhân cần ưu tiên phát triển là tổng thể khu vực di tích Cổ Loa và tổng thể khu vực di tích đền Sóc Hình thành hai cụm du lịch là cụm du lịch văn hóa Cổ Loa – Đầm Vân Trì – Sông Thiếp – Cổ Loa, cụm du lịch văn hóa sinh thái Đồng Quan đền Sóc.

- Khu vực phía Tây theo trục Đại lộ Thăng Long

Xây dựng trung tâm là cụm du lịch Ba Vì – Suối Hai kết hợp với các điểm du lịch sinh thái gắn với văn hoá tâm linh như chùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Trăm gian, khu du lịch thể thao Đồng Mô - Ngải Sơn, Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Hai, vườn Quốc gia Ba Vì, ; Kết hợp với văn hóa xứ Đoài, văn hóa làng nghề, lễ hội làng;

- Khu vực phía Tây Nam:

Liên kết với các không gian du lịch phía Tây với trung tâm du lịch Viên Nam (Lương Sơn Kim Bôi - Hòa Bình…) phát triển các loại hình sinh thái, nghỉ dưỡng Phát triển về phía Nam với cụm du lịch Hà Đông - Quan Sơn – Hương Sơn,

Hình thành các tour bằng đường thuỷ trên các hành lang du lịch sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy nối với hệ thống đường sông của các tỉnh trong vùng

- Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp và làng nghề gắn với bảo vệ khu vực nông thôn Hà Nội và các di sản văn hóa truyền thống đặc biệt là các di tích và làng nghề truyền thống vùng nông thôn.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống dịch vụ du lịch)

Trang 26

1.4.8 Đ i v i h th ng công nghi p ố ới nhà ở ệ thống công sở ố ệ thống công sở

Hình thành các khu công nghệ cao, khu cụm công nghệ khoảng 8.000 ha Phía Bắc bao gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm, Từ Liêm khoảng 3.200 ha; Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin, cơ khí, sản xuất ôtô, công nghiệp vật liệu mới, hóa dược - mỹ phẩm, dệt may … Phía Nam thuộc Thường Tín, Phú Xuyên khoảng 1.500 ha: Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp (nông nghiệp công nghệ cao), chế biến nông sản công nghệ hiện đại với nguyên liệu đầu vào từ vùng phát triển nông nghiệp thuộc các tỉnh phía Nam Hà Nội; phát triển công nghiệp hỗ trợ (dệt may, da giày,

cơ khí chế tạo, điện tử tin học, sản xuất và lắp ráp ôtô) … Phía Tây là Hòa Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn khoảng 1.800 ha: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo là công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, hóa dược - mỹ phẩm, công nghệ điện tử, cơ khí chính xác, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano, công nghệ năng lượng mới, vật liệu xây dựng, nội thất cao cấp … Tại các thị trấn khoảng 1.400 - 1.500 ha: Ưu tiên phát triển công nghiệp sinh thái, chế biến nông sản thực phẩm chất lượng cao …

- Đối với các khu, cụm điểm công nghiệp nhỏ lẻ hiện hữu (không phù hợp quy hoạch):

Đổi mới công nghệ, bố trí vào các Khu CN tập trung phía Bắc (Sóc Sơn, Mê Linh Yên Viên, Đông Anh, Gia Lâm) và phía Nam (Phú Xuyên) của Hà Nội mở rộng hoặc các tỉnh lân cận Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình theo loại hình ngành nghề phù hợp Trong các khu, cụm công nghiệp nêu trên, các cơ sở phải di dời để phù hợp với quy hoạch, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp được chuyển đổi chức năng theo quy hoạch tổ chức không gian và sử dụng đất của

đô thị: Một phần quỹ đất dành để giải quyết sự mất cân đối về hệ thống hạ tầng xã hội trong khu vực và một phần để khai thác phát triển các khu công cộng, thương mại, dich vụ…

- Khu công nghệ cao, Khu công nghiệp & cụm công nghiệp: Phát triển theo hướng phát

triển bền vững; Phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ có giá trị cao, quy mô đầu tư lớn và hiệu quả

- Các cụm công nghiệp làng nghề truyền thống: Phát triển TTCN gắn với ngành nghề

nông thôn, chú trọng bảo vệ môi trường; Quy hoạch các cụm làng nghề truyền thống theo các nhóm nghề, kết hợp với bảo tồn và khai thác du lịch.

- Đối với cụm, điểm công nghiệp: phát triển một số cụm điểm công nghiệp tại khu vực

nông thôn nhằm phát triển kinh tế cho các huyện ngoại thành và đáp ứng nhu cầu việc làm của dân cư khu vực.

Các phân vùng công nghiệp ở phía Bắc, Nam và Tây của Hà Nội là cơ sở tiến hành triển khai quy hoạch phân khu theo pháp luật quy định Các quy định chi tiết về quy mô diện tích mạng lưới công nghiệp thành phố được quy định tại bảng phân bố nhu cầu sử dụng đất công nghiệp trên địa bàn thành phố ( xem phụ lục và bản đồ phân bố hệ thống công nghiệp thủ đô Hà Nội).

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống công nghiệp)

Trang 28

1.4.9 Đ i v i h th ng th ố ới nhà ở ệ thống công sở ố ương mại ng m i ạng lưới Giáo dục và đào tạo

Trang 29

- Khu vực đô thị trung tâm: xây dựng Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia tại Mễ Trì có

quy mô 120ha (bao gồm cả hồ điều hòa 18 ha và dành một phần diện tích để xây dựng mới các trụ sở Bộ ngành trung ương); Trung tâm Tài chính – Ngân Hàng (khoảng 20ha/1 khu) và

xây dựng mới Trung tâm Hà Nội Expo ở Đông Anh có khoảng 50 ha; Xây dựng mới Trung tâm tài chính thương mại quốc tế 50ha tại khu vực Tây Hồ Tây; Xây mới trung tâm dịch vụ

thương mại tài chính ngân hàng tại các khu đô thị Hà Đông, Đan Phượng, Hoài Đức, Thường

Tín-Thanh Trì (khoảng 10-30 ha/1khu); Hình thành mới các trung tâm thương mại tổng hợp

cấp thành phố (10-15ha/1khu) tại Thượng Đình, Vĩnh Tuy… trên cơ sở chuyển đổi đất của Khu công nghiệp Cao Xà Lá và Dệt Minh Khai… Hình thành mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ theo các cấp phục vụ kết hợp với việc cải tạo và nâng cấp các công trình đã có, chú trọng đáp ứng nhu cầu diện tích bãi đỗ xe; Cải tạo và xây dựng mới các tuyến và trục phố thương mại, chú trọng đến không gian đi bộ Tăng cường các cơ sở thương mại, siêu thị và Minimart tại quỹ đất tái sử dụng

- Các đô thị vệ tinh và các thị trấn: Xây dựng mới mạng lưới các trung tâm thương mại, siêu

thị, chợ đồng bộ, hiện đại với với số lượng và quy mô căn cứ theo quy mô của từng đô thị được quy hoạch Xây dựng mới các tuyến và trục phố thương mại theo quy chuẩn quy định về các loại đường trong đô thị.

- Khu vực nông thôn: Cải tạo và nâng cấp mạng lưới chợ truyền thống, chú trọng mở rộng

các khu vực thu mua nông sản Hình thành mạng lưới trung tâm mua sắm- thương mại dịch vụ tổng hợp, , hợp tác xã thương mại, chợ bán lẻ, cửa hàng tiện lợi, và tạp hóa

- Khu vực đầu mối vùng: Hình thành 02 Khu dịch vụ tiếp vận trung chuyển hàng hóa (Logistic) tại Sóc Sơn và Phú Xuyên; Hình thành mạng lưới chợ đầu mối nông sản tổng hợp

cấp vùng (diện tích từ 20- 30 ha mỗi chợ) gắn với các vùng nông nghiệp lúa, rau, hoa, quả sản lượng cao tại 05 khu vực: Phía Bắc (Mê Linh), phía Nam (Phú Xuyên), phía Tây (Quốc Oai),

phía Đông (Long Biên, Gia Lâm), phía Tây Bắc (Sơn Tây); Hình thành mạng lưới trung tâm

bán buôn và mua sắm cấp vùng (diện tích khoảng 20 ha mỗi trung tâm) gắn với khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các đầu mối giao thông liên Vùng tại Sóc Sơn, Phú Xuyên, Hòa Lạc, Chúc Sơn, Gia Lâm.

Phân bố hệ thống thương mại sẽ được triển khai cụ thể trong quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết, quy hoạch chuyên ngành Xem bản đồ định hướng hệ thống thương mại và bảng tổng hợp phân bố hệ thống thương mại trên địa bàn thành phố.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch hệ thống thương mại)

1.4.10 Đ i v i nông – lâm - ng nghi p ố ới nhà ở ư ệ thống công sở

Định hướng đến năm 2030, phát triển nông nghiệp gắn với hình thành hành lang xanh bảo vệ môi trường Thủ đô Ổn định quỹ đất sản xuất nông nghiệp theo quy hoạch, sử dụng hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm đáp ứng yêu cầu về nông sản, thực phẩm chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội

Cần triển khai các quy hoạch chuyên ngành về quy hoạch nông lâm ngư nghiệp trên địa bàn dựa trên định hướng quy hoạch chung Hà Nội làm cơ sở quản lý và thực hiện chi tiết và cụ thể

Đối với nông ngư nghiệp: Xác định các vùng đất ổn định sản xuất hàng hóa chuyên canh quy

mô lớn như: trồng rau an toàn, trồng hoa, cây cảnh… theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với hệ thống dịch vụ phân phối hàng nông lâm thổ sản, cung cấp thuận tiện đến các khu vực dân cư Hình thành các vùng hoa cây cảnh, rau an toàn ở Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Thanh trì, khu vực ven sông Đáy và bãi sông Hồng thuộc các huyện Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thường Tín và Ứng Hòa Hình thành khoảng 10-12.000 ha các vùng trồng hoa, cây cảnh ở Mê Linh, Từ Liêm, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Đan Phượng, Quốc Oai, Hoài Đức, Thường Tín, Sơn Tây, Mỹ Đức; khoảng 15-16.000ha cây ăn quả đặc sản ở khu vực Diễn, Đan Phượng Hình thành các vùng sản xuất

Trang 30

cây lương thực, vùng chuyên canh lúa có năng suất cao ở Thanh Oai, Phú Xuyên, Chương

Mỹ, Ứng Hòa và Mỹ Đức; vùng trồng cây công nghiệp hàng năm như Ba Vì, Chương Mỹ, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất…Tăng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đến khoảng 15-16.000ha tại các huyện vùng trũng như Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, sông Đáy, các hồ khu vực Ba Vì…

Đối với lâm nghiệp: Khoanh vùng bảo vệ diện tích rừng Hà Nội tập trung chủ yếu ở khu vực

Ba Vì, Mỹ Đức, Sóc Sơn theo định hướng và quy định của Bộ NN&PTNT nhằm bảo tồn gìn giữ môi trường tự nhiên vô cùng quý giá và phục vụ du lịch.

1.4.11 Đ i v i đ m b o an ninh qu c phòng ố ới nhà ở ản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ản lý kiểm soát phát triển không gian đô thị và các vùng ố

Đảm bảo đáp ứng về mặt an ninh và phù hợp với kế hoạch phòng thủ bảo vệ Thủ đô và vùng xung quanh.

Quỹ đất quốc phòng cơ bản giữ nguyên như hiện trạng; Trong khu vực đô thị hóa mật độ cao, tùy từng vị trí cụ thể có thể chuyển đổi thành đất an ninh quốc phòng- đô thị Các cơ sở an ninh quốc phòng hiện hữu cần được nâng cấp, tăng cường khả năng thích ứng với công tác an ninh quốc phòng Các điểm cao của Hà Nội cần được ưu tiên kiểm soát và bảo vệ để phục vụ công tác an ninh quốc phòng

Trên cơ sở định hướng phát triển không gian mà quy hoạch chung đã xác định, các cơ quan hữu quan cần phải lập quy hoạch an ninh quốc phòng để bảo vệ cho Thủ đô trong mọi tình huống; Quỹ đất an ninh quốc phòng chuyển đổi chức năng sang đất dân dụng thì phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành và quy hoạch tại khu vực.

1.5 Quy định chung đối với bảo tồn di sản

Các khu di tích lịch sử được xếp hạng cần bảo tồn chỉnh trang cải tạo; nghiên cứu các quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch bảo tồn phát huy giá trị, quy hoạch cải tạo chỉnh trang tái phát triển ở các nghiên cứu chuyên ngành cụ thể hơn, để xác định ranh giới kiểm soát trong vùng bảo tồn ở các cấp độ theo quy định

Bảo tồn đối với các di sản di tích lịch sử văn hóa và hệ thống làng nghề truyền thống trong khu vực đô thị và nông thôn.

Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa Thăng Long-Hà Nội Quản lý kiến trúc cảnh quan đô thị và bảo tồn các giá trị văn hoá tại trung tâm Chính trị Ba Đình, di sản thế giới khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, phố cổ, phố cũ, khu vực ven hồ Tây, khu di tích thành Cổ Loa, thành cổ Sơn Tây, các làng nghề truyền thống, các cụm di tích và di tích đơn lẻ.

Khu vực nội đô lịch sử khống chế tầng cao, mật độ xây dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan đặc trưng, cấu trúc đô thị, các công trình kiến trúc có giá trị như cầu Long Biên, biệt thự Pháp có giá trị, nhà cổ, các công trình tôn giáo, các di tích lịch sử xếp hạng….

Các di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo nằm ngoài khu nội đô lịch sử như: Thành Cổ Loa, Thành Sơn Tây; các làng cổ Đường Lâm, Bát Tràng…; Chùa Thầy, chùa Tây Phương, đình Thụy Phiêu… các vùng cảnh quan sinh thái đặc biệt quan trọng như vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Đồng

Mô, hồ Tây, Hương Sơn, khu thiên nhiên bán sơn địa vùng Sơn Tây, vùng sinh thái tự nhiên ven sông Hồng, sông Đáy… khoanh vùng bảo vệ và có quy chế kiểm soát chặt chẽ các hoạt động bảo tồn di tích, hoạt động xây dựng, hoạt động tham quan

1.6 Quy định quản lý hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống công trình đầu mối và hành lang hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình đầu mối

về giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không), thoát nước mặt (hồ, kênh mương, cống thoát nước chính), thoát nước thải (trạm xử lý, trạm bơm, cống thoát nước thải, hồ chứa hoặc xử lý sinh học), cấp điện (trạm biến áp và hành lang tuyến điện 110KV trở lên),

Trang 31

trang và nhà hỏa táng, tuynel kỹ thuật chính đô thị…Quy hoạch chung quy định vị trí, quy

mô, tính chất, nguyên tắc kết nối vận hành và phải được chính xác hóa trong quy hoạch chuyên ngành, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết Về khoảng cách cách ly an toàn và vệ sinh môi trường tuân thủ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn phù hợp đối với từng chuyên ngành Không cho phép xâm phạm các công trình đầu mối, hành lang hạ tầng kỹ thuật hiện có, hoặc chuyển đổi quỹ đất dự kiến sử dụng dành cho công trình đầu mối và hành lang hạ tầng kỹ thuật cho các mục đích sử dụng đất lâu dài khác

1.6.1 Giao thông

1.6.1.1 Hệ thống giao thông toàn thành phố

Quy định về quản lý phát triển đường bộ đối ngoại

- Xây dựng các tuyến cao tốc hướng tâm quy mô 6 – 8 làn xe; hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai kết nối các tuyến Quốc lộ hướng tâm về Hà Nội như vành đai IV (6 – 8 làn xe), vành đai V (4-6 làn xe); Cải tạo nâng cấp mở rộng các tuyến quốc lộ hướng tâm hiện có đạt tiêu chuẩn cấp I-II đồng bằng quy mô 4-6 làn xe

- Quản lý, đảm bảo hành lang an toàn đường bộ, tổ chức đường gom tại các đoạn qua các khu dân cư, khu công nghiệp Xác định, cắm mốc hành lang bảo vệ các tuyến đường theo qui định.

- Phát triển các công trình giao thông: xây dựng mới cầu và hầm qua sông Hồng, sông Đà, sông Đuống; hệ thống các nút giao cắt khác mức; hệ thống các bến, bãi đỗ xe liên tỉnh, trung tâm tiếp vận

- Phân tách rõ, đồng thời đảm bảo nối kết hợp lý giữa giao thông đường bộ đối ngoại với mạng lưới đường đô thị.

- Đảm bảo kết nối thống nhất giữa các loại hình giao thông đường không, đường sắt và đường thủy nội địa với mạng lưới đường bộ đối ngoại và đô thị

Quy định về quản lý phát triển mạng lưới đường đô thị

- Đường đô thị trung tâm: mật độ mạng lưới đường tính đến đường chính khu vực: 4,0 – 6,5km/km2; Tỷ lệ đất giao thông 20% - 26%; Vận tải hành khách công cộng đáp ứng 35% đến năm 2020; 55% đến năm 2030 và 65%-70% sau năm 2030; Mật độ mạng lưới GTCC: 2,0-3,0 km/km2;

- Hoàn thiện, khép kín, liên thông các tuyến đường vành đai, các trục hướng tâm và các trục chính đô thị Xây dựng các tuyến đường 2 tầng trên nguyên tắc không xây dựng đường cao tầng phía trong đường vành đai 2;

- Công trình giao thông: xây dựng các nút giao cắt khác mức trên các đường trục chính đô thị theo quy chuẩn; Dành đủ quỹ đất để bố trí hệ thống bến bãi đỗ xe ngầm và trên mặt đất; Các công trình công cộng và nhà ở phải đảm bảo đủ nhu cầu đỗ xe.

- Tại các đầu mối giao thông tích hợp đa phương tiện, phát triển các công trình hỗn hợp mật độ cao, cao tầng, các không gian ngầm phục vụ công Các khu vực trong vùng hạn chế phát triển không phát triển thêm các công trình nhà ở, công trình công cộng thu hút và phát sinh lưu lượng giao thông lớn gây quá tải cho hạ tâng cơ sở giao thông

- Mạng lưới đường đô thị phải được phân rõ theo cấp hạng đường bằng các giải pháp quy hoạch, kỹ thuật và điều hành quản lý để đảm bảo giao thông thuận lợi, an toàn và thông suốt.

Quy định về quản lý phát triển đường sắt.

- Đường sắt quốc gia: xây dựng mới, cải tạo nâng cấp thành các tuyến đường sắt đôi điện

Trang 32

- Xây dựng mới tuyến đường sắt quốc gia vành đai dọc đường VĐ4 thay thế tuyến đường sắt phía Tây hiện có

- Nội vùng: sử dụng hệ thống đường sắt quốc gia kết hợp tổ chức chạy tàu nội vùng trong vòng bán kính 70-100km; Xây dựng mới tuyến đường sắt đến các đô thị vệ tinh.

- Đường sắt nội đô: đầu tư xây dựng 8 tuyến đường sắt nội đô liên kết thành mạng lưới đường sắt vận tải hành khách công cộng hoàn chỉnh, khuyến khích xây dựng ngầm trong

đô thị trung tâm Giai đoạn đầu bố trí các tuyến BRT trên một số hành lang chưa xây dựng tuyến đường sắt đô thị.

- Các công trình phục vụ đường sắt: cải tạo xây dựng mới hệ thống ga liên hoàn, các công trình đầu mối đường sắt lập thể kết nối liên thông giữa các tuyến vận tải: Hà Nội, Ngọc Hồi, Yên Viên, Bắc Hồng, Mê Linh, Đông Anh, Cổ Bi, Tây Hà Nội, Giáp Bát, Gia Lâm Các nhà ga khác được cải tạo, mở rộng đảm bảo các khích thước hình học theo chức năng, đảm bảo kết nối tốt với các loại hình giao thông khác và được hiện đại hóa.

Quy định về quản lý đường thuỷ:

- Nâng cấp các tuyến đường thuỷ trên sông Đà, sông Hồng, sông Đuống đảm bảo thông tuyến quanh năm; cải tạo sông Đáy phục vụ giao thông thủy Đảm bảo tĩnh không các tuyến sông theo qui định về vận tải thủy và tiêu thoát nước.

- Nâng cấp, tăng công suất hệ thống cảng hiện có Xây dựng mới các bến cảng phục vụ cho các đô thị: Giang Biên, Vĩnh Ngọc và các cảng khách phục vụ cho các đô thị và du lịch đường thủy.

Quy định về quản lý đường hàng không:

- Cảng hàng không quốc tế Nội Bài nâng cấp đạt lưu lượng 35-50 triệu hành khách/năm giai đoạn đến năm 2030.

- Cải tạo cảng hàng không nội địa Gia Lâm Sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn là các sân bay chủ yếu phục vụ quân sự và kết hợp với dân sự khi có nhu cầu; Sân bay Bạch Mai sử dụng làm sân bay cứu hộ, trực thăng.

- Nghiên cứu sân bay Tiên Lãng ở Hải Phòng làm sân bay quốc tế dự phòng, hỗ trợ phục vụ cho Hà Nội.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch giao thông)

1.6.1.2 Quy định phạm vi bảo vệ kêt cấu hạ tầng giao thông

Phạm vi bảo vệ đường bộ:

- Đối với đường ngoài đô thị: đảm bảo hành lang bảo vệ các tuyến đường theo qui định của Luật Giao thông đường bộ và Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Đối với đường đô thị: phải tuân thủ đúng chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng của các tuyến theo quy hoạch được duyệt.

Phạm vi bảo vệ đường sắt:

- Hành lang bảo vệ tuyến và công trình đường sắt phải tuân thủ theo các quy định của Luật đường sắt số 35/2005/QH11; Nghị định số 109/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đường sắt.

Phạm vi bảo vệ hàng không.

- Tuân thủ các quy định của Luật hàng không dân dụng số 66/2006/QH11 và Nghị định số 94/2007/NĐ-CP về quản lý hoạt động bay.

Phạm vi bảo vệ đường thuỷ.

- Tuân thủ các quy định của Luật đường thủy nội địa số 23/2004/QH11 và Nghị định số

71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải

Trang 36

1.6.2 Phòng ch ng lũ ố

Quy định về mức đảm bảo phòng chống lũ trên các tuyến sông có đê:

- Với đê sông Hồng, sông Đuống: đảm bảo chống lũ 500 năm (P=0,2%) cho khu vực nội thành Hà nội; các khu vực còn lại đảm bảo chống lũ 300 năm (P=0,33%)

- Với đê sông Cầu: đảm bảo chống lũ P=1%.

- Với đê sông Cà Lồ, sông Tích, sông Bùi: đảm bảo chống lũ P=2%.

- Với đê sông Mỹ Hà: đảm bảo chống lũ P=2%.

- Với các đê hữu sông Đà: đảm bảo chống lũ với lưu lượng 15.500 m3/s tại Lương Phú.

- Với đê sông Đáy: đảm bảo lưu lượng tối đa 2.500 m3/s.

Hành lang thoát lũ và khu đệm: phải phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch tiêu thoát lũ được cấp thẩm quyền phê duyệt; Việc đầu tư xây dựng, khai thác sử dụng các công trình trong phạm vi bãĩ sông, hành lang đê điều tuân thủ các qui định của pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão và tiêu thoát lũ

Quy định về cải tạo lòng dẫn: thực hiện nạo vét cửa sông, bãi bồi để tăng khả năng thoát lũ;; thực hiện các dự án công trình đầu mối kỹ thuật khung như cải tạo sông Tích, sông Đáy, xây dựng công trình đầu mối Liên Mạc, công trình đầu mối Yên Nghĩa, Yên Thái, Đồng Nguyên…

Kết hợp nghiên cứu đê sông Hồng với dự án phát triển hai bên bờ sông Hồng.

1.6.3 Cao đ n n ộng đồng ền

Quy định về cao độ nền xây dựng: tuân thủ cao độ khống chế xây dựng theo đề xuất trong Quy hoạch chung, không mâu thuẫn với các quy hoạch đã được duyệt và hài hoà với các khu vực đã xây dựng liền kề Cụ thể:

Đối với các khu vực thoát nước tự chảy ra các sông:

- Khu vực dân dụng ≥ H (P%) + (0,3-0,5)m; trong đó tần suất P(%) với lưu vực sông Nhuệ P=1%; lưu vực sông Tích, sông Cà Lồ P=3%-10%;

- Khu công nghiệp ≥ H (P=1%) + (0,5-0,7)m.

- Với các sông nội đồng không có trạm theo dõi thuỷ văn: cao độ lựa chọn cao hơn cao độ ruộng từ (0,7-1,5)m.

Đối với các khu vực phải bơm cưỡng bức ra các tuyến sông: xác định trên cơ sở cao độ mực nước tính toán trên các tuyến thoát nước chính dẫn về các trạm tiêu

Quy định về quản lý, kiểm soát cao độ các công trình xây dựng xen cấy: phải đảm bảo cao độ nền phù hợp với các công trình đã xây dựng ổn định, không ảnh hưởng tới công tác thoát nước và mỹ quan chung của đô thị

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch san nền)

Trang 39

1.6.4 Thoát nước mặt

Quy định về lưu vực và hướng thoát nước: toàn thành phố Hà Nội chia thành 3 lưu vực chính

Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội Hướng thoát nước cơ bản bám sát địa hình tự nhiên theo hướng về các vị trí điểm xả và các trạm bơm tiêu theo Quy hoạch

Quy định về công trình đầu mối: chuyển đổi chức năng một số trạm bơm thuỷ lợi thành các trạm bơm thoát nước đô thị Nâng cấp các trạm bơm Yên Sở, Đào Nguyên, Ba Xã; xây mới các trạm bơm Yên Sở 3, Đông Mỹ, Liên Mạc, Nam Thăng Long,Yên Thái, Yên Nghĩa, Khe Tang mới; xây dựng các hồ điều hòa như Liên Mạc, Yên Thái-Đào Nguyên, Yên Nghĩa… Quy định về hệ thống thoát nước mưa:

- Hệ thống thoát nước mặt kiểu nửa riêng: áp dụng cho các khu vực đô thị hiện hữu đang sử dụng hệ thống cống chung không có khả năng xây dựng hệ thống thoát nước thải riêng thuộc

đô thị trung tâm Cho phép áp dụng kiểu nửa riêng với các thị trấn, thị tứ và làng xóm tùy theo tính chất và điều kiện thực hiện

- Hệ thống thoát nước mặt kiểu riêng: áp dụng cho các khu vực xây mới trong đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh Khuyến khích áp dụng cho toàn bộ các khu vực khác.

- Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước đạt 90% và tiến tới đạt 100% toàn bộ mạng lưới đường Đảm bảo thông thoáng các trục tiêu chính đi qua đô thị, mở rộng và nạo vét các kênh trục chính: sông Nhuệ, sông Tích, sông Hang, La Khê, Vân Đình, Duy Tiên, sông Thiếp, kênh Xuân Nộn, sông Hoàng Giang-Ngũ Huyện Khê… tạo hệ thống tiêu liên hoàn trong các khu vực đô thị.

Quy định về hệ thống hồ điều hòa: với đô thị trung tâm bố trí tỷ lệ hồ đạt 5-7% diện tích lưu vực; tăng cường khả năng nối kết giữa các hồ như mở rộng, xây mới cống kênh, thoát nước nhanh khi có mưa lớn Các đô thị khác phải bảo vệ nâng cấp hệ thống hồ hiện có và xây dựng mới đạt tối thiểu 5-7% diện tích Những khu vực không đạt chỉ tiêu về diện tích phải tăng dung tích hồ đảm bảo điều hòa khả năng thoát nước.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch thoát nước mưa)

1.6.5 C p n ất đai ưới nhà ở c

Quy định về khai thác nguồn nước: hạn chế khai thác nước ngầm, đến 2020 ngừng khai thác tại các nhà máy nước Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân và các NMN ngầm có quy mô nhỏ Đảm bảo tổng công suất tại khu vực trung tâm Hà Nội là 400.000m3/ngđ, đến năm 2030 là 265.000 m3/ngđ; sau năm 2030 nghiên cứu khả năng dừng khai thác nước ngầm Ưu tiên khai thác nước mặt sông Hồng, sông Đà, sông Đuống cho đô thị và kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước hiện nay.

Quy định về bảo vệ nguồn nước, công trình đầu mối cấp nước phải thực hiện theo Quy chuẩn Quốc gia Các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị Cụ thể:

Quy định về bảo vệ nguồn nước mặt:

- Các điểm lấy nước mặt phải bảo vệ: điểm lấy nước mặt nhà máy nước sông Đà tại huyện

Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình; điểm lấy nước mặt trên sông Hồng tại xã Liên Trung huyện Đan Phượng; điểm lấy nước mặt trên sông Đuống tại xã Phù Đổng huyện Gia Lâm

- Khu vực bảo vệ: cấp I cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 200 m, phía hạ lưu tối thiểu 100 m; cấp II: cách công trình thu về phía thượng lưu tối thiểu 1000m, cách công trình thu về phía hạ lưu tối thiểu 300m

Quy định về bảo vệ nguồn nước ngầm:

Trang 40

- Các giếng khoan khai thác nước ngầm: Yên Phụ, Ngô Sỹ Liên, Ngọc Hà, Mai Dịch, Lương Yên, Cáo Đỉnh, Nam Dư, Hà Đông, Sơn Tây, Yên Viên, Gia Lâm, Bắc Thăng Long, Đông Anh

- Khu vực bảo vệ: cấp I có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 30m; cấp II có bán kính bảo vệ giếng khoan tối thiểu 300m.

Quy định về các khu vực bảo vệ:

- Khu vực cấp I: Cấm xây dựng bất kỳ loại công trình nào cho người ở, kể cả công nhân quản lí; cấm xả nước thải, tắm giặt, bắt cá, chăn thả trâu bò; cấm sử dụng hoá chất độc, phân hữu cơ và các loại phân khoáng để bón cây

- Khu vực cấp II: Nhà máy, nhà ở, khu dân cư phải được xây dựng hoàn thiện (có hệ thống cấp nước, thoát nước bẩn và nước mưa ) để bảo vệ đất và nguồn nước khỏi bị ô nhiễm; Nước thải sản xuất và sinh hoạt trước khi xả vào nguồn nước phải được làm sạch đảm bảo yêu cầu vệ sinh; Cấm đổ phân, rác, phế thải công nghiệp, hoá chất độc làm nhiễm bẩn nguồn nước và ô nhiễm môi trường

Quy định về bảo vệ công trình đầu mối và các tuyến ống truyền dẫn cấp nước xây dựng mới:

- Vùng bảo vệ nhà máy nước: phải xây tường rào bảo vệ bao quanh khu vực xử lý nước trong phạm vi 30m kể từ chân tường các công trình xử lý Bên trong tường rào này không được xây dựng nhà ở, công trình vui chơi, sinh hoạt, vệ sinh, không được bón phân cho cây trồng và không được chăn nuôi súc vật.

- Khu vực bảo vệ đường ống cấp nước phân phối chính tối thiểu là 0,5m.

Quy định về tuyến ống tryền dẫn: điểm đấu nối từ tuyến ống truyền dẫn đến đô thị được xác định theo quy hoạch đề xuất, hạn chế số điểm đấu nối trên tuyến truyền dẫn

Quy định về mạng lưới cấp nước đô thị: cấu trúc theo dạng mạng vòng, thiết kế lắp đặt đảm bảo độ sâu chôn ống và đảm bảo khoảng cách an toàn đến các công trình và các đường ống xung quanh.

(xem sơ đồ định hướng quy hoạch cấp nước)

1.6.6 C p đi n ất đai ệ thống công sở

Quy định về đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện: cho lưới 220kV và 500kV theo tiêu chuẩn 2), cho lưới 110kV theo tiêu chuẩn (n-1).

(n-Quy định về lưới điện 500kV: sử dụng lưới điện nổi với tiết diện dây dẫn phân pha 4x330mm2 trở nên Đảm bảo hành lang tuyến cho các đường dây 500KV Thường Tín – Quảng Ninh, Sơn La (Pitoong) – Hiệp Hòa – Phố Nối, nhánh rẽ Sơn La - Hiệp Hòa về Quốc Oai và Thường Tín, Thường Tín – Ninh Bình.

Quy định về công suất trạm nguồn 500KV đến 2030: trạm 500KV Hiệp Hòa đạt 2x900MVA, trạm 500KV Đông Anh đạt 2x900MVA, trạm 500KV Thường Tín mở rộng đạt 2700MVA, trạm 500KV Tây Hà Nội (Quốc Oai) đạt 2x900MVA, trạm 500KV Đan Phượng đạt 2x600MVA Bố trí nối cấp máy biến áp 220KV, 110KV trong cùng khuôn viên

Quy định về lưới và trạm điện 220KV: Từng bước hạ ngầm, cải tạo lưới điện 220KV hiện có trong khu vực đô thị trung tâm, lưới điện 220KV xây dựng mới trong khu vực đô thị phải xây dựng ngầm Lưới điện dùng dây dẫn có tiết diện lớn từ 400mm2 đến 660mm2 hoặc phân pha, hành lang hướng tuyến đảm bảo theo quy hoạch đề xuất Trạm biến áp 220KV ưu tiên sử dụng trạm GIS, gam máy biến áp chọn là 250MVA, 450MVA, có các trạm 110KV nối cấp Quy định lưới và trạm điện 110KV: Từng bước hạ ngầm, cải tạo lưới điện 110KV hiện có trong khu vực đô thị trung tâm, lưới điện 110KV xây dựng mới trong khu vực đô thị phải xây

Ngày đăng: 27/06/2014, 02:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành trục phát triển đô thị gắn với trục cao tốc Thăng Long – Nội Bài, kết nối đô   thị Mê Linh-Đông Anh với sân bay Nội Bài và hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 18, phát  triển trung tâm thương mại khu vực Bắc Hà Nội, khu dịch vụ Logistic và c - Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx
Hình th ành trục phát triển đô thị gắn với trục cao tốc Thăng Long – Nội Bài, kết nối đô thị Mê Linh-Đông Anh với sân bay Nội Bài và hành lang kinh tế dọc Quốc lộ 18, phát triển trung tâm thương mại khu vực Bắc Hà Nội, khu dịch vụ Logistic và c (Trang 108)
Hình thành khu công nghiệp kỹ thuật cao, nghiên cứu & phát triển gắn với hành lang  xuyên Á phía Đông Bắc huyện Đông Anh. - Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 potx
Hình th ành khu công nghiệp kỹ thuật cao, nghiên cứu & phát triển gắn với hành lang xuyên Á phía Đông Bắc huyện Đông Anh (Trang 112)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w