Do vậy, việc tuyển mộ được xem là một công việc giúp thu hút được đội ngũ nhân lực thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn vàcác yêu cầu cần thiết khác của công việc để đảm bảo thực hi
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ TẠI NGÂN HÀNG BIDV Nhóm: SCJ 9999 GVHD: Th.S Trần Hoàng
1 Nguyễn Thị Mỹ Duyên
2 Nguyễn Trần Hương Giang
3 Võ Thị Thuý Vân
4 Nguyễn Thị Thanh Thuý
5 Nguyễn Hồng Hạnh
6 Nguyễn Lê Bảo Trân
7 Nguyễn Văn Hảo
8 Nguyễn Duy Đức
9 Trần Nguyễn Thành
Trang 2ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN MỘ
TẠI NGÂN HÀNG BIDV Nhóm SCJ 9999 (N01) – Quản trị nhân lực Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Nguyễn Thị Thanh Thuý, Nguyễn Hồng Hạnh, Nguyễn Trần Hương Giang , Võ Thị Thuý Vân, Nguyễn Lê Bảo Trân, Nguyễn Văn Hảo,
Trần Nguyễn Thành, Nguyễn Duy Đức.
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập nói chung và hội nhập kinh tế nói riêng là xu hướng khách quan trong quá trình phát triển Việt Nam cũng đang tiến bước vào quá trình hội nhập đó Điều này đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, sự thắng thua của các doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào khả năng, trình độ của đội ngũ nhân lực Một tổ chức chỉ có thể thành công và phát triển lớn mạnh khi nó
có được những người lao động giỏi, có trình độ chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc Nếu tổ chức tuyển được những người lao động kém chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ dẫn đến giảm năng suất lao động, không hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh, lúc đó tổ chức sẽ phát triển trì trệ và khả năng thất bại trong môi trường cạnh tranh gay gắt là rất cao Do vậy, việc tuyển mộ được xem là một công việc giúp thu hút được đội ngũ nhân lực thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn chuyên môn và các yêu cầu cần thiết khác của công việc để đảm bảo thực hiện thành công các hoạt động của doanh nghiệp
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp hiện nay gặp nhiều khó khăn trong công tác tuyển
mộ nhân lực Tuy rằng quy trình tuyển mộ và các hoạt động có liên quan trong công tác tuyển dụng đã được các doanh nghiệp xây dựng hoàn chỉnh nhưng vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, do nhiều nguyên nhân khác nhau Và Ngân hàng BIDV – Nhà Bè cũng là một trong những doanh nghiệp như vậy Sau quá trình tìm hiểu và đánh giá, nhóm chúng em
đã chọn đề tài “ Thực trạng tuyển mộ tại Ngân hàng BIDV” đề từ đó đánh giá thực trạng tuyển mộ của Ngân hàng và đưa ra biện pháp thay thế
Nhân đây nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Hoàng cùng một số nhân viên chăm sóc khách hàng của Ngân hàng BIDV chi nhánh Phú Xuân đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu, giúp chúng em không những hoàn thành bài tập này
mà còn áp dụng vào những thực tế sau này Xin trân trọng cảm ơn thầy cùng quý nhân viên BIDV!
TP Huế, tháng 3 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
I.GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV 3
1.1.Thông tin doanh nghiệp 3
1.2.Lịch sử hình thành, phát triển 3
1.3.Bộ máy lãnh đạo 4
1.4.Ngân hàng BIDV đang cung cấp những sản phẩm gì? 4
II.TUYỂN MỘ NHÂN LỰC TẠI BIDV 5
2.1.Khái niệm 5
2.2.Vai trò 5
III.ÁP DỤNG VÀO NGÂN HÀNG BIDV 6
3.1.Tuyển mộ với nguồn bên trong 6
3.2.Tuyển mộ với nguồn bên ngoài 7
IV.TỔNG QUAN KẾ HOẠCH TUYỂN MỘ 8
4.1.Vị trí tuyển mộ 8
4.1.1.Trình độ đào tạo 8
4.1.2.Chuyên ngành 8
4.1.3.Chứng chỉ tiếng Anh 8
4.1.4.Chứng chỉ tin học 9
4.1.5.Độ tuổi ứng tuyển 9
4.1.6.Các kĩ năng và kiến thức cần có 9
4.1.7.Kinh nghiệm công tác 9
4.2.Mức độ phức tạp của công việc 9
4.2.1.Mô tả công việc của chuyên viên chăm sóc khách hàng của BIDV 9
4.2.2.Các quyền lợi được hưởng 10
4.3.Thị trường lao động 10
4.4.Chất lượng làm việc của nguồn nhân lực 11
4.5.Căn cứ vào tỷ lệ sàng lọc 11
V.PHƯƠNG PHÁP TUYỂN MỘ CỦA BIDV 12
5.1.Phương pháp tuyển mộ nguồn nhân lực bên trong 12
5.2.Phương pháp tuyển mộ nguồn bên ngoài 12
VI.XÁC ĐỊNH NƠI TUYỂN MỘ VÀ THỜI GIAN TUYỂN MỘ 13
6.1 Thời gian tuyển mộ 13
6.2.Địa điểm thực hiện tuyển mộ 13
VII.ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TUYỂN MỘ 13
VIII.GIẢI PHÁP THAY THẾ TUYỂN MỘ 14
IX.KẾT LUẬN 15
Trang 4I GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG BIDV
1.1 Thông tin doanh nghiệp
Tên công ty: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Website: https://www.bidv.com.vn/
Địa chỉ hội sở chính: 35 Hàng Vôi, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.2 Lịch sử hình thành, phát triển
Ngân hàng BIDV trải qua một lịch sử hình thành, phát triển khá dài với nhiều khó khăn, thăng trầm của ngành tài chính ngân hàng Việt Nam Tuy nhiên, ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam về cơ bản đã trải qua 4 giai đoạn chính gồm:
Giai đoạn 1957 – 1981: Ngân hàng BIDV được chính thức thành lập vào
ngày 26/04/1957 Ngân hàng lúc này trực thuộc sự quản lý của Bộ tài chính Việt Nam với tên gọi là ngân hàng Kiến thiết Việt Nam Đến năm
1981, doanh nghiệp quyết định đổi tên thành: Ngân hàng đầu tư và xây dựng Việt Nam Lúc này, ngân hàng BIDV thuộc sự quản lý của ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Giai đoạn 1981 – 1990: Lúc này, sự phát triển của ngân hàng BIDV gắn
liền với thời kỳ đổi mới đất nước Vì vậy, ban lãnh đạo doanh nghiệp quyết định đổi tên thành Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam vào năm 1990 Tên gọi này được sử dụng cho đến tận thời điểm hiện tại
Giai đoạn 1990 – 2012: Từ tháng 12/1994, ngân hàng BIDV quyết định
chuyển đổi phương thức hoạt động kinh doanh từ ngân hàng quốc doanh sang mô hình ngân hàng thương mại để phù hợp với tính chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Và vào tháng 05/2012, doanh nghiệp đã quyết định thực hiện cổ phần hóa để chuyển đổi thành công ty
cổ phần – ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
Giai đoạn 2012 – hiện tại: BIDV đã niêm yết cổ phiếu của mình tại sàn
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HOSE Vào tháng 05/2015, doanh nghiệp thực hiện thương vụ M&A khi sáp nhập với ngân hàng MHB Sau thương vụ này, BIDV vươn lên thành ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Trang 51.3 Bộ máy lãnh đạo
Bộ máy hội đồng quản trị của ngân hàng đầu tư phát triển hiện tại gồm các thành viên:
Ông Phan Đức Tú – Chủ tịch HĐQT
Ông Lê Ngọc Lâm – Ủy viên HĐQT
Bà Nguyễn Thị Thu Hương – Ủy viên HĐQT
Bà Phan Thị Chinh – Ủy viên HĐQT
Ông Ngô Văn Dũng – Ủy viên HĐQT
Ông Phạm Quang Tùng – Ủy viên HĐQT
Ông Yoo Je Bong – Ủy viên HĐQT
Ông Lê Kim Hòa – Ủy viên HĐQT
Ông Trần Xuân Hoàng – Ủy viên HĐQT
Ông Nguyễn Quang Huy – Ủy viên HĐQT độc lập
1.4 Ngân hàng BIDV đang cung cấp những sản phẩm gì?
Trong ngành ngân hàng
Dịch vụ thẻ: Phát hành thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ATM cho
khách hàng cá nhân, doanh nghiệp
Cho vay cá nhân: Vay mua ô tô, vay xây; sửa nhà, vay thế chấp, tín chấp,
vay du học……
Dịch vụ tiền gửi: Nhận các loại tiền gửi với nhiều dịch vụ như: gửi tiền
có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi kinh doanh chứng khoán…
Ngoại hối, thị trường vốn: Hỗ trợ khách hàng nhu cầu mua ngoại tệ,
chuyển khoản ngoại tệ với các đồng tiền của trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu
Dịch vụ ngân quỹ: BIDV cung cấp nhiều dịch vụ như: bảo quản tài sản,
thu đổi tiền không đủ chuẩn lưu thông, đổi bao bì vàng miếng…
Trong lĩnh vực bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ: Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam đã hợp tác
cùng Metlife để cung cấp nhiều sản phẩm trong gói bảo hiểm nhân thọ để phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng Từ đó giúp khách hàng có thể
Trang 6bảo vệ, xây dựng các kế hoạch tài chính phù hợp trước các rủi ro của cuộc sống
Bảo hiểm phi nhân thọ: BIDC cũng kết hợp với BIC để lập ra các sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ Tuy nhiên, các sản phẩm này khách hàng sẽ chỉ nhận được bồi thường khi có rủi ro xảy ra
Trong ngành chứng khoán
Hoạt động môi giới chứng khoán: Ngân hàng cũng đã kết hợp với BSC
để cung cấp các dịch vụ gồm: tư vấn đầu tư chứng khoán, tư vấn cấu trúc danh mục…
Dịch vụ chứng khoán: Đăng ký lưu ký, giao dịch khách hàng…
Giao dịch chứng khoán: Các nền tảng giao dịch chứng khoán sẽ giúp
cho nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc lựa chọn đầu tư cho riêng mình
Chứng khoán phái sinh: BIDV cùng BSC đã mang tới các sản phẩm
chứng khoán phái sinh phù hợp để giúp khách hàng có thể giao dịch các sản phẩm đầu tư cấp cao với một mức giá phải chăng
II TUYỂN MỘ NHÂN LỰC TẠI BIDV
2.1 Khái niệm
Tuyển mộ nhân lực là quá trình thu hút những người xin việc có trình độ
từ lực lượng lao động xã hội và lực lượng lao động bên trong tổ chức Phân tích: Lực lượng lao động xã hội( lực lượng lao động bên ngoài tổ chức)
2.2 Vai trò
Quá trình tuyển mộ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của quá trình tuyển chọn Trong thực tế sẽ có người lao động có trình độ cao nhưng họ
không được tuyển chọn vì họ không được biết các thông tin tuyển mộ, hoặc họ không có cơ hội nộp đơn xin việc
Công tác tuyển mộ có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực trong tổ chức Chất lượng của quá trình lựa chọn sẽ không đạt được như
các yêu cầu mong muốn hay hiệu quả thấp nếu như số lượng người nộp đơn xin việc bằng hoặc ít hơn số nhu cầu cần tuyển chọn
Tuyển mộ không chỉ ảnh hưởng tới việc tuyển chọn, mà còn ảnh hưởng tới các chức năng khác của quản trị nguồn nhân lực như: Đánh
Trang 7giá tình hình thực hiện công việc, thù lao lao động; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; các mối quan hệ lao động…
Ví dụ: Công ty A đang cần tuyển 5 nhân viên kế toán, sau thời gian tuyển mộ chỉ
có 4 nhân viên nộp hồ sơ Do công tác tuyển mộ chưa thực hiện tốt nên không đạt được nhu cầu cần tuyển chọn( thiếu 1 người), Và chất lượng tuyển chọn không như mong đợi Điều này đã ảnh hưởng đến quá trình đánh giá tình hình thực hiện công việc của phòng kế toán
III ÁP DỤNG VÀO NGÂN HÀNG BIDV
Nguồn tuyển mộ trong tổ chức có hai nguồn là tuyển mộ với nguồn bên trong và tuyển mộ với nguồn bên ngoài tổ chức Tuyển mộ với nguồn bên trong tổ chức là việc tổ chức tuyển chính những người đang làm việc trong tổ chức chuyển sang các bộ phận khác hoặc phòng ban khác Tuyển bộ với nguồn bên ngoài là tuyển những người lao động phù hợp với yêu cầu vị trí cần tuyển từ thị trường lao động
3.1 Tuyển mộ với nguồn bên trong
Tuyển mộ với nguồn bên trong tại Chi Nhánh Huế chủ yếu để tuyển các vị trí quan trọng trong ngân hàng như: Giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng các phòng ban bộ phận các vị trí có ảnh hưởng lớn tới sự hoạt động và vận hành của Chi nhánh Tuyển mộ với nguồn bên trong đối với các vị trí quan trọng như trên có nhiều ưu điểm và lợi ích cho chi nhánh khi mà những người được tuyển đều đã rất quen với công việc, văn hóa và họ đều có các thời gian thử thách năng lực và được các nhân viên khác thừa nhận
Tỷ lệ tuyển mộ với nguồn bên trong cho các vị trí quan trọng chiếm tới trên 90% Các thông tin về tuyển mộ này chủ yếu được thông báo trên trang website nội bộ của Chi nhánh hoặc thông báo trên bản tin nội bộ bên trong chi nhánh để các nhân viên đang làm việc trong chi nhánh được biết
Các vị trí sử dụng tuyển mộ theo hình thức đóng là các vị trí quan trọng và có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động, sự vận hành của Chi nhánh nên các ứng viên đó thường đã được lựa chọn sẵn từ trước, đã thông qua chủ tịch HĐQT và thông báo trước với người được lựa chọn còn quá trình thông báo là câu cuối cùng cho các nhân viên đang làm việc được biết
Trang 8Đối với các vị trên còn thiếu trong các phòng (thường chỉ thiếu một hoặc hai vị trí) thì trưởng phòng đó sẽ báo cáo lên Giám đốc xin tuyển thêm nhân viên, sau
đó sẽ do Phòng Nhân Sự chịu trách nhiệm thông báo đến toàn thể nhân viên trong tin nhắn, ứng viên nào có nhu cầu thuyên chuyển công việc thì sẽ tham gia ứng tuyển
Lợi thế của việc tuyển mộ với nguồn bên trong chi nhánh là sử dụng được triệt để những nhân viên có năng lực, có lòng trung thành với Chi nhánh và đã xây dựng được uy tín đối với nhân viên Chi nhánh nên khi thay đổi cơ cấu nhân sự sẽ không gây ra xáo trộn lớn trong Chi nhánh Năng lực của mình được đánh giá một cách chính đáng thì nhân viên sẽ làm việc chăm chỉ cống hiến cho Chi nhánh
và sẽ là động lực để các nhân viên khác phấn đấu
Trong thời kỳ nền kinh tế khó khăn như hiện nay đang là thách thức lớn cho các doanh nghiệp thì việc tuyển mộ nguồn nội bộ trong Chi nhánh sẽ giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho tuyển mộ và tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có triệt để Các lãnh đạo cũng sẽ sắp xếp công việc phù hợp với từng người do đã biết điểm mạnh và điểm yếu, khả năng thực tế của từng người
Tuy nhiên cũng còn có những hạn chế của việc tuyển mộ nguồn bên trong khi mà các nhân viên đã quá quen thuộc với công việc cũ trong Chi nhánh thì việc thay đổi công việc sẽ cần có thời gian để làm quen và có nhiều trường hợp sẽ mang phong cách làm việc cũ vào công việc mới nên hiệu quả làm việc không cao Ở
tổ chức nào cũng vậy khi mà có nhân viên được tuyển vào vị trí cao hơn sẽ không tránh khỏi sự bất mãn trong một số ít những người đang làm việc tại đó, tạo ra không khí không tốt trong tổ chức đó Tuyển người trong tổ chức thì sẽ không còn chỗ cho những ứng viên có năng lực hơn và phù hợp hơn ở bên ngoài
3.2 Tuyển mộ với nguồn bên ngoài
Tuyển mộ các nguồn bên ngoài tại các chi nhánh Huế chủ yếu để tuyển cùng lúc nhiều các vị trí mà nguồn tuyển mộ bên trong không đáp ứng đủ như: nhân viên, thủ kho, văn thư,…
Tuyển mộ nguồn bên ngoài chi nhánh sẽ tuyển những ứng viên từ thị trường bên ngoài, lao động đang có nhu cầu xin việc mà phù hợp với yêu cầu vị trí đang cần tuyển, một phần ứng viên trong số đó là con, em, người quen của các cán bộ
Trang 9nhân viên đang làm việc trong chi nhánh hay trong toàn hệ thống ngân hàng BIDV
Chi nhánh xây dựng quy trình tuyển mộ cụ thể và thông báo rộng rãi ra bên ngoài qua các phương tiện thông tin như: báo, đài, mạng internet, tờ rơi, tỷ lệ tuyển
mộ với nguồn bên ngoài tổ chức chiếm tỷ lệ không cao, chỉ dao động trong khoảng 10% đến 15% trong tổng nguồn tuyển mộ của Chi nhánh
Tuy tỷ lệ tuyển mộ ngoài chi nhánh không cao nhưng chất lượng tốt hơn do nguồn tuyển từ bên ngoài này được chọn lọc kỹ lưỡng thông qua các vòng kiểm tra hồ sơ, phỏng vấn, kiểm tra kỹ năng mềm, ngoại hình, những nhân viên mới được tuyển sẽ dễ học hỏi cái mới, hòa nhập tốt với môi trường làm việc và có khả năng thay đổi cái cũ đã không còn phù hợp nữa, tạo ra luồng không khí mới cho Chi nhánh Tuy nhiên, khi tuyển người mới từ bên ngoài thì Chi nhánh ngân hàng BIDV cần phải đầu tư thời gian và tiền bạc để đào tạo
IV TỔNG QUAN KẾ HOẠCH TUYỂN MỘ
4.1 Vị trí tuyển mộ
Chuyên viên chăm sóc khách hàng cá nhân: 04 người
Tiêu chí tuyển dụng vị trí chuyên viên chăm sóc khách hàng của ngân hàng BIDV
4.1.1 Trình độ đào tạo
Ứng viên tốt nghiệp trường đại học trong nước: tốt nghiệp đại học trở lên, hệ chính quy, tập trung, dài hạn tại các trường đại học công lập, đại học ngoài công lập( bao gồm các trường tốt nghiệp theo hình thức học liên thông lên đại học) Trong đó, Đối với trường hợp tốt nghiệp thạc sĩ đại học văn bằng 2 thì bằng đại học thứ nhất phải là đại học hệ chính quy
Ứng viên tốt nghiệp đại học nước ngoài, đại học liên kết: tốt nghiệp đại học trở lên
4.1.2 Chuyên ngành
Đối với vị trí thuộc nhóm nghiệp vụ tín dụng, nhóm nghiệp vụ kế toán, tổ chức nhân sự yêu cầu tốt nghiệp các chuyên ngành thuộc kinh tế học, kinh doanh, tài chính - ngân hàng - bảo hiểm, kế toán - kiểm toán, quản trị - quản lý, luật giáo quy định về ngành đào tạo của bộ giáo dục
Trang 104.1.3 Chứng chỉ tiếng Anh
Nhóm 1: toeic 450 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương
Nhóm 2: toeic từ 420 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương
4.1.4 Chứng chỉ tin học: Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
4.1.5 Độ tuổi ứng tuyển: Dưới 35 tuổi
4.1.6 Các kĩ năng và kiến thức cần có
Có kiến thức, hiểu biết về kinh tế xã hội;
Có kiến thức, hiểu biết sâu về tổ chức và hoạt động của BIDV;
Có hiểu biết về các sản phẩm, dịch vụ, các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại;
Có hiểu biết về thẩm định, phân tích tài chính khách hàng;
Có kiến thức cơ bản về luật pháp;
Nắm vững cơ chế, quy chế, quy trình, quy định của Nhà nước, ngành, BIDV về hoạt động tín dụng;
Có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng;
Có khả năng làm việc theo nhóm;
Năng động, nhanh nhẹn, có khả năng chịu được áp lực công việc;
Chịu được cường độ làm việc với áp lực cao
4.1.7 Kinh nghiệm công tác:
Xem xét ưu tiên đối với các thí sinh dự thi có kinh nghiệm công tác tại các lĩnh vực nghiệp vụ phù hợp với vị trí dự tuyển; trong thời gian công tác luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, không bị kỷ luật dưới mọi hình thức
4.2 Mức độ phức tạp của công việc
4.2.1 Mô tả công việc của chuyên viên chăm sóc khách hàng của BIDV
Tham gia thực hiện các chương trình marketing của BIDV, chi nhánh đối với khách hang
Tham gia thu thập thông tin về các đối thủ cạnh tranh
Tìm kiếm, lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu