Những vấn đề chung về cơng tác kế tốn của đơn vị 1Phần 2: Thực trạng “Kế toán bán hàng và xác định kết quản bán hàng” và “Kế toán vốn bằng tiền” tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển
Trang 1BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN
BÁO CÁO THỰC TẬP
Cán bộ hướng dẫn: Phạm Thu Huyền
Sinh viên thực hiện: Lê Tùng Lâm
Lớp: 2018DHKETO01
Khóa: K13
Mã sinh viên: 2018600118
Hà Nội - 2022
Trang 2Phần 2: Thực trạng “Kế toán bán hàng và xác định kết quản bán hàng” và “Kế toán vốn bằng tiền” tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Tiến Nông.
5
2.2.1 Thực trạng công tác kế toán tiền mặt tại quỹ của công ty 62.2.2 Thực trạng công tác kế toán tiền gửi ngân hàng của công ty 7
Trang 3DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1 1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đầu
tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông 7
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về “Kế toán bán hàng” cùng với “Kế toán tiền mặt tại quỹ”tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông Mục tiêu của đề tài là tìm hiểu những lý luận về “Kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ” cùng “Kế
toán tiền mặt tại quỹ” cũng như mô tả thực trạng “Kế toán bán hàng” với “Kế toán
tiền mặt tại quỹ” tại doanh nghiệp Thông qua nghiên cứu tìm hiểu lý luận và mô tả thực trạng để có thể đề xuất những biện pháp giúp công ty có định hướng quản lí
phát triển rõ ràng hơn
Câu hỏi nghiên cứu
1 Những quy định, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành ảnh
hưởng như thế nào đến “Kế toán bán hàng và xác định kế quả bán hàng” và “Kế
toán vốn bằng tiền” tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến
Nông?
2 Thực trạng về “Kế toán bán hàng” cũng như “Kế toán tiền mặt tại
quỹ” tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông? Cụ thể:
- Quy trình hoạch toán, sử dụng tài khoản, trình bày trên sổ sách, báo cáo
tài chính có hợp lý và đúng quy định hay không?
- Phương pháp xác định giá vốn hàng bán đang được áp dụng là gì?
- Quy trình, thủ tục duyệt chi, thu của công ty diễn ra như thế nào?
- Quy trình luân chuyển chứng từ của công ty như thế nào?
3 Những khó khăn gặp phải của kế toán bán hàng và kế toán tiền mặt tại
quỹ của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Tiến Nông là gì?
4 Các phương pháp bán hàng hiện nay tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Tiến Nông là gì?
Trang 55 Những biện pháp nào công ty có thể áp dụng để hoàn thiện hơn “Kế toán
bán hàng” và “Kế toán tiền mặt tại quỹ” tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Nông Nghiệp Tiến Nông?
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu “Kế toán bán hàng” và “Kế toán tiền mặt tại quỹ” tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng phương pháp định tính, cụ thể:
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn một số lãnh đạo trong công ty như giám đốc, kế toán trưởng…
Nghiên cứu tài liệu sơ cấp: Chứng từ, sổ sách, báo cáo…
Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu công tác “Kế toán bán hàng” và “Kế toán tiền mặt tại quỹ” tại
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: đề tài nghiên cứu “Kế toán bán hàng” và “Kế toán tiền mặt tại
quỹ” trên góc độ của kế toán tài chính
Về thời gian: nghiên cứu các nghiệp vụ kinh kế phát sinh, hệ thống
chứng từ sổ sách, các báo cáo, … chủ yếu trong năm tài chính 2021
Về không gian: tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến
Nông
Kết cấu bài báo cáo
Ngoại trừ phần “Lời mở đầu” thì bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý thuyết
Trang 6Phần 2: Thực trạng “Kế toán bán hàng” và “Kế toán tiền mặt tại quỹ” Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Phần 3: Đưa ra nhận xét và một số giải pháp giúp hoàn thiện công tác “Kế
toán bán hàng và xác định kế quản bán hàng” và “Kế toán vốn bằng tiền” tại Công
ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Trang 7PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1 Sự hình thành và phát triển của đơn vị
1.1 – Khái quát về sự hình thành
- Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP TIẾN NÔNG
- Tên giao dịch: TIEN NONG AID JSC.,
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 274B Bà Triệu, Phường Đông Thọ, Thành phố
Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá, Việt Nam
- Điện thoại 0237-3856688
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Bán buôn chuyên doanh khác chưa phân vào đâu Chi tiết: Bán buôn, xuất nhập khẩu phân bón; thuốc trừ sâu
+ Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp Chi tiết: Bán
buôn, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và phụ tùng máy nông nghiệp
+ Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
Chi tiết: Bán buôn, xuất nhập khẩu giống cây trồng
+ Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa phân vào đâu
Chi tiết: Tư vấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật
- Vốn điều lệ: Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa
phân vào đâu Chi tiết: Tư vấn về chuyển giao công nghệ kỹ thuật
- Số lao động 7 người, trình độ đại học 3 người, trình độ sau đại học 3 người,Trình độ trung cấp 1 người
Trang 8- Ngày tháng năm thành lập ngày 26 tháng 5 năm 2017, số lần thay đổi tên
lần thứ 1 ngày 06 tháng 09 năm 2019 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa
cấp
Trang 9- Giấy phép đăng ký kinh doanh
Hình 1 1: Giấy phép kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát
triển Nông nghiệp Tiến Nông
Trang 101.2- Khái quát về sự phát triển của đơn vị
Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông hoạt động
theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 2802460767 đăng ký lần đầu ngày
26 tháng 5 năm 2017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Với 4 năm
phấn đấu không ngừng nghỉ và sứ mệnh phát triển cùng nền nông nghiệp nước nhà
thì công ty đã thành công đem lại những giá trị bền vững với người nông dân với tư cách là người bạn đồng hành của nhà nông Công ty chuyên cung cấp cho các ngànhhàng trọng điểm của nền nông nghiệp nước nhà như: Lúa gạo, mía, cà phê, hổ tiêu, rau củ quả,… Góp phần đưa nền nông nghiệp Việt Nam vươn ra thế giới
Thành tựu:
Định hướng của công ty muốn hướng đến những sản phẩm phân bón bảo vệ
thực vật, bảo vệ môi trường theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững như phân
bón hữu cơ tuần hoàn được sản xuất bởi các nguồn hữu cơ có nguồn gốc sinh học
2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Sơ đồ 1 1: Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp
Tiến Nông
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy
Giám đốốc
Phòng hành
chính - nhân sự Phòng kinh doanh Phòng kếố toán B ph n lái xe ộ ậ
Trang 11Giám đốc: Giám đốc công ty ông Đỗ Minh Thủy là người đứng đầu củadoanh nghiệp, quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngàycủa công ty, các vấn đề nội bộ của công ty; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việcthực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.
Phòng hành chính nhân sự: Là bộ phận có nhiệm vụ quản lý hồ sơ, giấy tờ
của công ty, công tác lễ tân, xử lý và quản lý bảng tính lương của công ty, quản lýcông tác nhân sự của công ty, quản lý tài sản, thiết bị của công ty
Phòng kinh doanh: Chức năng của phòng kinh doanh là thúc đẩy tiêu thụ
sản phẩm, xây dựng, phát triển và duy trì nguồn khách hàng, chịu trách nhiệm chínhđối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp
Phòng kế toán: Hoạch toán đầy đủ, chính xác đồng thời ghi chép lại các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, quản lý, lên kế hoạch tài chính cho công ty,tham mưu cho ban quan lý
Bộ phận lái xe: Chịu trách nhiệm chức tiếp trong toàn bộ quy trình vận hành
xe, quản lý, kiểm tra xe, thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của cấp trên
Trang 123 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị
* Quy trình tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp:
Sơ đồ 1 2: Quy trình tổ chức kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Tiến Nông
Nguồn: Phòng kế toán tại công ty
Mô tả
Bước đầu tiên của công ty cần làm trong chu trình là chuẩn bị, cụ thể: chuẩn
bị các thông tin về sản phẩm cũng như sản phẩm; lên kế hoạch bán hàng; chuẩn bị
các bảng biểu, giấy tờ… Sau khi chuẩn bị xong thì công ty tiến hành tìm kiếm
khách hàng tiềm năng Khi tìm được những khách hàng tiềm năng, công ty sẽ đến
bước tiếp theo là tiếp cận khách hàng Có thể tiếp cận khách hàng qua nhiều các
như gửi email giới thiệu, liên hệ bằng điện thoại, thiết lập cuộc hẹn trực tiếp để trao đổi Khi có khách hàng thì công ty tiến hàng giới thiệu, trình bày về sản phẩm đảm
bảo rằng khách hàng có đầy đủ thông tin của sản phẩm và phù hợp với nhu cầu của khách hàng Sau đó, báo giá và thuyết phục khách hàng nhằm khách hàng cảm nhậnrằng lựa chọn mua của họ là đúng đắn Sau khi khách hàng đồng ý mua, sẽ đến
bước quan trọng nhất là thống nhất và chốt hợp đồng/đơn hàng Tuy đã chốt được
Bước 1:
Chuẩn bị
Bước 2:
Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Bước 7
Chăm sóc khách hàng
sau khi bán hàng (Hậu
mãi)
Trang 13hợp đồng nhưng đó chưa phải bước cuối cùng mà công ty còn chăm sóc khách hàngsau bán (hậu mãi) nhằm đảm bảo khách hàng hài lòng và sẽ tiếp tục mua sản phẩm
* Mô tả sản phẩm chính
Công ty kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau, cụ thể như
- Phân bón: Phân bón đa dụng, phân bón chuyên dùng cho các loại cây
+ Phân bón đa dụng: Phân bón hữu cơ 36-322, Phân bón hữu cơ Vina Green, Lân PA Tiến Nông, NPK 16-16-8 Tiến Nông…
+ Phân bón chuyên dùng: Phân bón chuyên dùng cho các loại cây như mía,
chè, cà phê, hồ tiêu, ngô, dứa…
- Hóa chất nông nghiệp: Vi lượng Chelated, chất xử lý môi trường nước,
nguyên liệu sản xuất phân bón
+ Vi lượng Chelated: Vi lượng Boron, Sắt Chelated, Magie Chelated, Kẽm
Chelated…
+ Chất xử lý môi trường nước: Dolomite Tiến Nông, Vôi Nung Dolomite,
Canxi Cacbonat…
+ Nguyên liệu sản xuất phân bón: Kali Clorua, Amoni Clorua, Sunphat
Amon, Kali Clorua kết tủa trắng…
* Đánh giá khái quát ảnh hưởng của đặc điểm sản phẩm và hoạt động đếncông tác kế toán của đơn vị
Hoạt động của công ty là hoạt động bán hàng, bán buôn bán lẻ các sản phẩmphân bón là chủ yếu Do đó, công ty không thể nào thiếu đội ngũ kế toán viên cónăng lực chuyên môn cao để có thể hoàn thành các công tác kế toán được giao Kếtoán bán hàng sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát việc mua bán hàng hóa của công ty Để
có thể bảo quản, kiếm soát lượng hàng hóa trong kho cần đến kế toán kho Do làmột công ty thương mại nên số lượng nhân viên của công ty không nhiều vì vậy kếtoán tiền lương không phức tạp Nhình chung, công tác kế toán của công ty được
Trang 14đánh giá là ổn định, nếu so với các công ty sản xuất thì các phần hành sẽ đơn giảnhơn.
* Khó khăn, thuận lợi
- Khó khăn gặp phải của công ty: Với tình hình hiện này thì giá phân bón
tăng cao, khó tiếp cận người nông dân Do tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biếnngày càng căng thẳng trên khắp cả nước làm cho các loại chi phí tăng cao như giá
nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển… Cùng với phân bón thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT nên mặt hàng phân bón không được khấu trừ thuế GTGT của
nguyên vật liệu, dịch vụ dùng trong sản xuất và trong thời điểm dịch bệnh nên chi
phí càng tăng cao Từ đó, phần thuế GTGT không được khấu trừ này vào chi phí giáthành sản phẩm, khiến người nông dân vẫn phải mua phân bón nội địa với giá cao
Ngoài ra, việc lạm dụng phân bón của người nông dân dẫn đến tình trạng ô nhiễm
môi trường, ô nhiễm đất tác động xấu lên con người
- Thuận lợi của công ty: Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt
Nam, có khoảng 60% - 70% số lao động trong lĩnh vực này Nên lượng tiêu thụ sản phẩm không bị ảnh hưởng quá nhiều Ngoài ra, công ty đã có những sản phẩm bảo
vệ môi trường là phân bón hữu cơ có nguồn gốc sinh học giúp người nông dân an
tâm canh tác mà không lo về vấn đề ô nhiễm môi trường
Trang 154 Đánh giá khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
8 Chi phí quản lý doanh
nghiệp 3.837.672.143 3.849.360.267 4.018.578.831 11.688.124 0,30% 169.218.564 4,40%
9 Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh 912.159.824 772.072.865 358.003.895 -140.086.959 -15,36% -414.068.970 -53,63%
Trang 16giảm hơn 2 tỷ đồng, nguyên nhân có thể do năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, có nhiều quy định cách ly,hạn chế doanh nghiệp mở cửa bán hàng, từ đó làm tăng các chi phí cố định mà doanh thu thì giảm đi Ngược lại đó, doanh thu hoạt động tài chính có sự tăng lên đáng kế, năm 2019 so với năm 2018 tăng 328,36%, cho thấy trong năm 2019 công ty đang
có xu hướng đẩy mạnh đầu tư tài chính, sử dụng tối đa nguồn vốn của doanh nghiệp một các có hiệu quả Năm 2020 tiếp tục tăng 2.588.986.965 đồng, tương ứng 123,32% Về chi phí, chi phí bán hàng có sự giảm nhẹ năm 2019 so với năm 2018 giảm 7,26%, năm 2020 giảm tiếp 5,29%, nhưng chi phí quản lý doanh nghiệp lại có sự tăng lên, đặc biệt năm 2020 tăng
196.218.564 đồng tương ứng tăng 4,4% so với năm 2019 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng giảm đi, năm 2019 so với năm 2018 giảm nhẹ 15,36%, năm 2020 so với năm 2019 giảm mạnh, giảm 414.068.970 đồng, tương ứng giảm hẳn 53,63%
Về tổng tài sản, năm 2019 so với năm 2018 có sự tăng lên rất nhiều, tăng 52.273.229.996 đồng, tương ứng tăng
147,35%, cho thấy công ty có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất, đẩy mạnh kinh doanh, đến năm 2020 lại có sự giảm xuống31,86%, kinh tế khó khăn nên công ty cũng thu hẹp dần việc đầu tư mở rộng quy mô Về vốn chủ sở hữu, năm 2019 tăng lên 33,93% và năm 2020 cũng có sự tăng nhẹ 1,5%
Trang 17CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 Chênh lệch
2019/2018
Chênh lệch 2020/2019
hệ số khả năng than toán nợ ngắn hạn 1,53 1,23 1,39 -0,30 0,16
hệ số khả năng thanh toán nhanh 1,39 1,23 1,34 -0,16 0,11
hệ số khả năng thanh toán tức thời 0,29 0,05 0,01 -0,24 -0,04
Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn trong ba năm gần đây có biến động nhẹ, năm 2018 so với năm 2019 giảm 0,3, năm 2020 tăng 0,16 so với năm 2019 Điều này cho thấy công ty có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tính hình tài chính được đánh giá là tốt Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty được đánh giá là cao, doanh nghiệp có thừa khả
Trang 18tốt nhất Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp và ngày càng có xu hướng giảm, chứng tỏ lượng tiền và các khoản tương đương tiền công ty khó có thể đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn.
Trang 195 Những vấn đề chung về công tác kế toán của đơn vị
* Các chính sách kế toán chung
- Chế độ kế toán đơn vị đang áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán
doanh nghiệp được ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22
tháng 12 năm 2014; Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 về sửa đổi, bổ
sung Chế độ kế toán doanh nghiệp; Thông tư 177/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ
kế toán áp dụng đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành;
Thông tư 75/2015/TT-BTC sửa đổi Điều 128 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng
dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là đồng Việt Nam (VND)
- Kỳ kế toán năm của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào
ngày 31 tháng 12 hàng năm
- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Khấu hao được trích theo
phương pháp đường thẳng Thời gian khấu hao áp dụng theo Thông tư
45/2013/TTBTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính vể việc hướng dẫn chế độ quản
lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định; Thông tư 147/2016/TT-BTC sửa đổi
Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tàisản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ban hành; Thông tư 28/2017/TT-
BTC sửa đổi Thông tư 45/2013/TT-BTC và 147/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ
quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành
* Hệ thống chứng từ kế toán