1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện sơn hà, tỉnh quảng ngãi

133 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi
Tác giả Đinh Thị Diệu Chi
Người hướng dẫn TS. Dương Bạch Dương, PGS.TS. Trần Quốc Tuấn
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại Luận văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,5 MB

Nội dung

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu công tác giáo dục đạođức cho học sinh các trường tiểu học ...42Bảng 2.2 Kết quả khảo sát của giáo viên, và cán bộ quản lý về thực

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

ĐINH THỊ DIỆU CHI

QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SƠN HÀ,

TỈNH QUẢNG NGÃI

Người hướng dẫn 1: TS DƯƠNG BẠCH DƯƠNG

2: PGS.TS TRẦN QUỐC TUẤN Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8140114

Trang 2

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung và kết quả nghiên cứu bài luận văn

“Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” này là sản phẩm nghiên cứu cá nhân của

Trang 3

Trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm của TS Dương Bạch Dương và PGS.TS Trần Quốc Tuấn Em xin gửi tới thầy cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán

bộ, nhân viên Khoa Khoa học xã hội và Nhân văn, trường Đại học Quy Nhơn, các thầy cô giáo giảng viên trường Đại học Huế và trường Đại học

Đà Nẵng đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm trên giảng đường cao học.

Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập

và quá trình thực hiện luận văn này.

Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này Trân trọng!

Bình Định, tháng 10 năm 2023

Học viên

Đinh Thị Diệu Chi

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤN TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 4

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 5

7 Phạm vi nghiên cứu 6

8 Cấu trúc đề án 6

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 7

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.2 Một số khái niệm 9

1.2.1 Đạo đức 9

1.2.2 Giáo dục đạo đức 9

1.2.3 Công tác giáo dục đạo đức 13

1.2.4 Quản lý công tác giáo dục đạo đức 13

1.3 Lý luận về công tác giáo dục đạo cho học sinh tiểu học 13

1.3.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học 13

1.3.2 Cơ sở pháp lý về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 15

1.3.3 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 16

1.3.4 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 17

1.3.5 Các con đường giáo dục đạo đức 17

1.3.6 Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức 19

1.3.7 Các điều kiện hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức 20

Trang 5

1.4.2 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học……….22

1.4.3 Phương thức quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 27

1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 32 1.5.1 Các yếu tố chủ quan 32

1.5.2 Các yếu tố khách quan 33

Tiểu kết chương 1 36

Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 37

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 37

2.1.1 Mục đích 37

2.1.2 Nội dung 38

2.1.3 Khách thể 38

2.1.4 Phương pháp 38

2.1.5 Xử lý kết quả khảo sát 39

2.2 Khái quát tình hình tự nhiên- kinh tế- xã hội- giáo dục và đào tạo của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 40

2.2.1 Tình hình tự nhiên 40

2.2.2 Tình hình kinh tế- xã hội 41

2.2.3 Tình hình giáo dục và đào tạo 41

2.3 Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 42

2.3.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 42

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 43

2.3.3 Thực trạng thực hiện các con đường giáo dục đạo đức cho học sinh trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 47

Trang 6

2.3.5 Thực trạng điều kiện đảm bảo công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu

học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 53

2.4 Thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 54

2.4.1 Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 54

2.4.2 Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 56

2.4.3 Thực trạng quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 57

2.4.4 Thực trạng quản lý con đường giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 59

2.4.5 Thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 60

2.4.6 Thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 62

2.5 Thực trạng mức độ tác động của các yêu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 64

2.5.1 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan 64

2.5.2 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan 65

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 66

2.6.1 Ưu điểm 66

2.6.2 Hạn chế 68

2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 69

Tiểu kết chương 2 70

Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỞNG TIỂU HỌC HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 71

3.1 Nguyên tác đề xuất biện pháp 71

Trang 7

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 72

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 72

3.2 Biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trưởng tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 72

3.2.1 Nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm của các thành viên, tổ chức trong nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 72

3.2.2 Chỉ đạo hoàn thiện nội dung, đổi mới phương thức tổ chức giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 75

3.2.3 Phối hợp hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 78

3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 81

3.2.5 Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực trong nhà trường các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 84

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 87

3.4 Khảo nghiệm mức độ hợp lý và khả thi của các biện pháp 88

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 88

3.4.2 Nội dung và cách tiến hành 89

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất 89

3.4.4 Tương quan tính hợp lý và tính khả thi của các biện pháp 90

Tiểu kết chương 3 92

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 94

1 Kết luận 94

2 Khuyến nghị 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

Viết tắt Viết đầy đủ

TNTP Thiếu niên tiền phong

Trang 9

Bảng 2.1 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu công tác giáo dục đạo

đức cho học sinh các trường tiểu học 42Bảng 2.2 Kết quả khảo sát của giáo viên, và cán bộ quản lý về thực trạng thực

hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 43Bảng 2.3 Kết quả khảo sát của học sinh về thực trạng thực hiện nội dung giáo

dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 45Bảng 2.4 Kết quả khảo sát của giáo viên, và cán bộ quản lý về thực trạng thực

hiện con đường giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 47Bảng 2.5 Kết quả khảo sát của học sinh thực trạng thực hiện con đường giáo dục

đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 48Bảng 2.6 Kết quả khảo sát của giáo viên, và cán bộ quản lý về thực trạng lực

lượng tham gia công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểuhọc 50Bảng 2.7 Kết quả khảo sát thực của học sinh về trạng lực lượng tham gia công

tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học 51Bảng 2.8 Kết quả khảo sát thực trạng điều kiện đảm bảo công tác giáo dục đạo

đức cho học sinh các trường tiểu học 53Bảng 2.9 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý công tác giáo

dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học 54Bảng 2.10 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học huyện 56Bảng 2.11 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học 57Bảng 2.12 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý con đường giáo dục đạo đức cho

học sinh tiểu học 59Bảng 2.13 Kết quả khảo sát thực trạng phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục

đạo đức cho học sinh tiểu học 60Bảng 2.14 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các điều kiện đảm bảo cho hoạt

động giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 62Bảng 2.15 Kết quả khảo sát thực trạng mức độ ảnh hưởng của yếu tố chủ quan 64

Trang 10

học ở huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 72

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát tính hợp lý của các biện pháp 88

Bảng 3.2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp 89

Biểu đồ 3.1 Tương quan tính hợp lý và tính khả thi của biện pháp 92

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn đề đạo đức và giáodục đạo đức cho thế hệ trẻ Người coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng.Nội dung cơ bản trong quan điểm đạo đức cách mạng là: Trung với nước, hiếu vớidân; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; yêu thương con người; tinh thần quốc tếtrong sáng Bác còn căn dặn “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó

do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố, cũng như ngọc càngmài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”

Phát triển phẩm chất và năng lực cho người học là nhiệm vụ vô cùng quantrọng của ngành Giáo dục và Đào tạo trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa

và hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay Bên cạnh nhiệm vụ trang bị kiến thứckhoa học cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho các em cũng là nhiệm vụ quantrọng hàng đầu Cho nên vấn đề đạo đức, giáo dục đạo đức, quản lý công tác giáodục đạo đức luôn được các nhà đạo đức học, nhà khoa học, nhà giáo dục từ xưa đếnnay quan tâm

Đạo đức là mặt cốt lõi của nhân cách con người, chi phối quan hệ con ngườivới con người, con người với xã hội và thiên nhiên để hình thành và phát triển nhâncách Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội và đời sống của mỗi con người

Sự tiến bộ của xã hội, sự phát triển của xã hội không thể thiếu vai trò của đạo đức.Đạo đức đã trở thành mục tiêu, đồng thời cũng là động lực để phát triển xã hội Hồ

Chí Minh đã dạy “có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”, Bác xem đạo đức là cái gốc để nên người, làm người,

đó là kết quả của quá trình rèn luyện kiên trì, bền bỉ hàng ngày của mỗi người Dạycũng như học, phải biết chú trọng cả đức lẫn tài Giáo dục đạo đức là trách nhiệm củatoàn xã hội, trong đó nhà trường giữ vai trò quan trọng Mục tiêu giáo dục là đào tạocon người Việt Nam phát triển toàn diện có đức, có tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành và bồi dưỡng nhân cách và phẩm chất năng lực công dân,đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của sự nghiệp GD&ĐT, Đảng và Nhànước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đặt giáo dục ở vị trí trung tâm

Trang 12

trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục

và đào tạo đã nhấn mạnh mục tiêu “Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàndiện” và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu giađình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả” và cụ thể ở giáodục phổ thông là “… nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục

lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng thực hành,vận dụng kiến thức vào thực tiễn”

Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, cónhiệm vụ xây dựng và phát triển tình cảm, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất củatrẻ em, nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa Bậc tiểu học là giai đoạn vô cùng quan trọng choquá trình phát triển tư duy, nhận thức và ổn định nhân cách của trẻ Trong độ tuổinày, trẻ sẽ bước vào môi trường mới và có thêm nhiều mối quan hệ mới Vì vậy, trẻ

sẽ có những thay đổi về cảm xúc và đặc trưng tâm lý riêng Trẻ em ở lứa tuổi tiểuhọc là thực thể đang hình thành và phát triển cả về mặt sinh lý, tâm lý, xã hội các

em đang từng bước gia nhập vào xã hội thế giới của mọi mối quan hệ

Học sinh tiểu học dễ thích nghi và tiếp nhận cái mới và luôn hướng tới tươnglai Nhưng cũng thiếu sự tập trung cao độ, khả năng ghi nhớ và chú ý có chủ địnhchưa được phát triển mạnh, tính hiếu động, dễ xúc động còn bộc lộ rõ nét Trẻ nhớrất nhanh và quên cũng nhanh Do đó, học sinh tiểu học luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡcủa người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội Nếu không kịp thời có các biệnpháp, sự hướng dẫn và tự rèn luyện trong môi trường xã hội dưới sự điều chỉnh củanhà giáo dục sẽ dẫn đến những hành vi tiêu cực khi hình thành nhân cách đạo đức dothiếu nhận thức và ý thức từ bản thân của trẻ

Chính vì vậy, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh cáctrường tiểu học nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện làrất cần thiết Để giúp học sinh phát triển toàn diện, hình thành nhân cách con ngườiphát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngoài việc đẩy mạnh hoạt động dạy họcnhằm truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học cơ bản và có hệ thống còn phảiđẩy mạnh hoạt động giáo dục đạo đức nhằm hình thành cho học sinh về ý thức và

Trang 13

niềm tin, về thái độ ứng xử đúng đắn trong các quan hệ giao tiếp hàng ngày, về hành

vi và các kỹ năng hoạt động, tạo cơ sở để học sinh bổ sung và hoàn thiện những trithức đã học trên lớp

Mặt khác, do tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay và

sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượngtiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống của một bộ phận thế hệ trẻhiện nay như: có lối sống thực dụng, thiếu ước mơ, hoài bão lập thân, lập nghiệp, cóthái độ và động cơ học tập yếu, thiếu trung thực trong học tập, gian lận trong thi cử,ứng xử trong mối quan hệ bạn bè, người thân,… xa lạ với đạo đức của người ViệtNam Trẻ tiểu học như hạt giống mọc trên đất lành Nếu hiểu được tâm lý của trẻ,chăm bón đúng tính cách, con sẽ hình thành nhân sinh quan tích cực, nhân cách tốtđẹp, trở thành người con ngoan trò giỏi

Bên cạnh đó, việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường tiểu học hiệnnay chưa được lãnh đạo nhà trường quan tâm đúng mức, hình thức tổ chức vàphương pháp giáo dục đạo đức còn nhiều hạn chế, công tác quản lý giáo dục đạođức của Ban Giám hiệu nhà trường chưa thực sự hiệu quả Ở huyện Sơn Hà, tỉnhQuảng Ngãi, công tác giáo dục đạo đức cho HS tiểu học còn nhiều bất cập và chưathực sự có hiệu quả, đặc biệt là những yếu kém trong quản lý Các trường còn chútrọng đến việc trang bị những kiến thức chuyên môn mà chưa quan tâm đến giáodục đạo đức cho HS đúng như yêu cầu, chưa có những giải pháp quản lý nhằm pháthuy sự gương mẫu của thầy, cô và ý thức tự rèn luyện của học sinh; việc theo dõi,đôn đốc các bộ phận và điều chỉnh bổ sung kế hoạch cũng chưa thường xuyên, kéotheo đó là sự lơ là trong hoạt động giáo dục đạo đức của các giáo viên chủ nhiệm,GVBM

Cán bộ quản lý có lúc chưa điều chỉnh kịp thời mối quan hệ phối hợp côngtác giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường; chưa có sự đầu tư thỏa đáng vềCSVC phục vụ cho những hoạt động giáo dục đạo đức HS Chưa phát huy được sựtham gia của các lực lượng xã hội vào công tác quản lý giáo dục đạo đức cho HS,rất ít nhà trường xây dựng được quy chế phối hợp giữa nhà trường với Ban đại diệnCMHS, với các tổ chức xã hội khác trong việc quản lý giáo dục đạo đức HS hoặcnếu có cũng chỉ mang tính hình thức; đối với HS các em có những hành vi chưa tốt

Trang 14

như: nói tục, chửi thề, không trung thực, ứng xử, giao tiếp với thầy cô, bạn bè vàngười lớn tuổi chưa phù hợp, thiếu ý thức, thiếu động cơ trong học tập, còn hamchơi đua đòi Ngoài ra, một số ít còn có những biểu hiện như trộm đồ của bạn, bắtnạt bạn,

Để giáo dục đạo đức cho HS đạt hiệu quả cao thì vai trò của công tác quản lýhoạt động giáo dục là rất quan trọng, nó góp phần phát triển nhân cách của thế hệtrẻ Thời gian qua, vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS đã được đềcập, nghiên cứu nhiều nơi trong nước và cả các nước trên thế giới; có nhiều nhàkhoa học, nhà quản lý, nhiều luận văn, luận án đã nghiên cứu vấn đề này nhưng mớichỉ đúc kết khái quát hoặc những vấn đề lý luận mang tính khái quát chung Tại tỉnhQuảng Ngãi, cho đến thời điểm hiện tại, vấn đề quản lý hoạt động giáo dục đạo đứccho HS các trường tiểu học huyện Sơn Hà chưa có tác giả nào nghiên cứu

Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” với mong muốn góp

phần hoàn thiện hơn việc quản lý hoạt động giáo dục đạo đức HS tiểu học ở huyện Sơn

Hà , tỉnh Quảng Ngãi

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về quản lý công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý công tácgiáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học ở huyện Sơn Hà, tỉnh QuảngNgãi, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của tỉnh nhà trong giai đoạnhiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS các trường tiểu học huyện Sơn Hà,tỉnh Quảng Ngãi

4 Giả thuyết khoa học

Công tác giáo dục đạo đức cho HS các trường tiểu học huyện Sơn Hà nói

Trang 15

riêng và tỉnh Quảng Ngãi nói chung, hiện nay đã đạt được những kết quả đángkhích lệ Tuy nhiên, trong quản lý công tác giáo dục đạo đức cho HS các trường tiểuhọc vẫn còn nhiều hạn chế Nếu xây dựng được cơ cở lý luận, đánh giá đúng thựctrạng vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học huyện Sơn Hà,tỉnh Quảng Ngãi thì có thể đề xuất được các biện pháp quản lý một cách hợp lý, khảthi, góp phần nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng vàchất lượng giáo dục toàn diện cho HS cấp tiểu học nói chung.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học

sinh

5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm thực hiện có hiệu quả công tác

giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãitrong giai đoạn hiện nay

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hóa lý luận các công trình nghiên cứu, cáctài liệu lý luận được chọn lọc liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm luận cứ khoahọc cho các biện pháp

6.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1 Phương pháp điều tra

Sử dụng các mẫu phiếu điều tra đối với giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹhọc sinh và ban đại diện cha mẹ học sinh để thu thập những thông tin về thực trạngthực hiện công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học huyện Sơn Hà,tỉnh Quảng Ngãi

6.2.2 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Tìm hiểu, khảo sát hoạt động giáo dục đạo đức của các nhà trường thông qua

kế hoạch hoạt động và hệ thống văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục

Trang 16

6.2.3 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Lấy ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm để xin ý kiến đề xuất biệnpháp và xác định tính hiệu quả, tính khả thi của các biện pháp đề xuất

6.3 Các phương pháp bổ trợ

Sử dụng thống kê, tính tỷ lệ (%) để xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quảnghiên cứu, định lượng chính xác cho từng nội dung nhằm nâng cao tính thuyếtphục của các số liệu được nêu ra

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Địa bàn nghiên cứu: Các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi 7.2 Đối tượng khảo sát: Chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Sơn Hà,

cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

7.3 Thời gian nghiên cứu: Các số liệu khảo sát từ năm học 2020 đến 2023.

Trang 17

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO

ĐỨC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong sự phát triển nền giáo dục của mỗi nước, đồng thời với việc cập nhậtthông tin khoa học, công nghệ vào nhà trường, còn cần phải quan tâm đến địnhhướng giáo dục giá trị đạo đức và nhân văn cho thế hệ trẻ Vấn đề đạo đức của thế

hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một đất nước, mà là vấn đề mang tính toàn cầu củathời đại, là điều kiện quan trọng để bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người

Các nhà tư tưởng, triết học của xã hội phương Đông lẫn phương Tây đã hếtsức được coi trọng vấn đề giáo dục đạo đức

Ở phương Đông, Khổng Tử (551 - 479 TCN), nhà triết học lớn, nhà giáo dụclớn của Trung Quốc đã khai sinh ra Nho giáo với quan điểm bồi dưỡng người có

“đức nhân”, người “quân tử” có đủ phẩm cách và năng lực thi hành “đạo lớn” Quanniệm về đức của Khổng Tử có nhiều ý tưởng sâu sắc và phong phú thể hiện lòng tin

ở tính thiện của con người và chủ trương bồi dưỡng, phát huy thiện đức của conngười, làm cơ sở cho đường lối đức trị của mình.[21]

Ở phương Tây, Nhà triết học Socrates (470-399 TCN) đã cho rằng đạo đức

và sự hiểu biết quy định lẫn nhau Có được đạo đức là nhờ sự hiểu biết, do vậy chỉsau khi có hiểu biết mới trở thành có đạo đức Nhà triết học Aristotle (384 -322TCN) là một trong ba trụ cột của văn minh Hi Lạp cổ đại, là những người đặt nềnmóng cho triết học phương Tây cho rằng thượng đế không áp đặt để có công dânhoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu trên trái đất mới tạo nên được conngười hoàn thiện trong quan hệ đạo đức Ông khẳng định: “Trước tiên học đạo đứcrồi sau đó học tri thức, không có đạo đức, tri thức khó thành đạt”.[21]

Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin: Những quy tắc, chuẩn mực đạo đứcđược xã hội thừa nhận, đó là ý thức xã hội Nó chi phối đời sống đạo đức của các cánhân trong xã hội Ý thức xã hội được các cá nhân tiếp nhận chuyển hóa thành ýthức cá nhân, được cá thể hóa và thể hiện ra thông qua hành vi đạo đức, dưới nhữngbiểu hiện: cảm xúc, tình cảm, động cơ, ham muốn, niềm tin, hành động đạo đức

Trang 18

Nhìn chung, giáo dục đạo đức cho học sinh đã được các nhà nghiên cứu nướcngoài coi trọng và đã xác định tầm quan trọng của nó trong sự phát triển đất nước.

Ở nước ta, tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc,danh nhân văn hóa thế giới, Người coi đạo đức cách mạng ở mỗi con người là kếtquả của sự rèn luyện trong thực tế, trong đấu tranh một cách bền bỉ thường xuyên.Người căn dặn: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống Nó do đấutranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển củng cố, cũng như ngọc càng màicàng sáng, vàng càng luyện càng trong” [17]

Sự phát triển của thời đại đã làm thay đổi hệ thống giá trị nói chung và hệthống giá trị đạo đức và nhân văn nói riêng Điều đó đòi hỏi con người phải trang bịnhững giá trị đạo đức và nhân văn có tính phổ quát để trở thành con người nhânvăn- nhân bản- nhân ái; Con người công dân có bản sắc riêng, có cá tính, con người

có trình độ khoa học và công nghệ, có năng lực nghề nghiệp, tay nghề cao; Conngười cá nhân có tính độc lập tự chủ, tự giác, năng động, có tinh thần hợp tác, cókhả năng thích ứng cao, biết giữ chữ tín và thăng tiến Con người là nguồn vốn quốcgia quan trọng nhất Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, conngười vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Sự nghiệp công nghiệphóa - hiện đại hóa đòi hỏi phát triển con người toàn diện, hài hòa, cân đối trí lực,đức và tài, phát triển cá nhân và đời sống tinh thần phong phú, phát triển một cách

và phát huy tính tích cực của cá nhân; có tư duy sáng tạo và óc thực nghiệm; có kĩnăng thực hành giỏi, tay nghề cao; có tác phong công nghiệp; có tính tổ chức và kỉluật, có tinh thần trách nhiệm cao, có lòng nhân ái; tôn trọng và hợp tác được vớingười khác; có sức khỏe, có khả năng tự hoàn thiện không ngừng, năng động vàthích ứng; có tinh thần pháp luật và ý thức công dân, ý thức bảo vệ môi sinh, biếtyêu cái đẹp.” [12]

Trang 19

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI

về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng về Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đã xác định: “Đổi mới giáo dục phổ thông, tập trungphát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện vàbồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống,ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn” [2]

Mục tiêu chương trình giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và pháttriển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất vàtinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình,quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinhhoạt [5]

Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức trong thời kỳ đổi mới, một số tác giả

đã nghiên cứu về quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông điển hình: PhạmMinh Huệ nghiên cứu “Quản lí giáo dục đạo đức học sinh ở trường THPT Thànhphố Thái Bình” đã đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục đạo đức học sinh tạicác trường THPT Thành phố Thái Bình; Tác giả Nguyễn Văn Hà nghiên cứu “Quản

lí giáo dục đạo đức học sinh tại trường THPT Quan Lạn, Quảng Ninh”; Tác giảNguyễn Quốc Đạt với đề tài luận văn Thạc sĩ: “Biện pháp quản lí giáo dục đạo đứchọc sinh trường THPT Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”, năm 2015,

Các đề tài luận văn trên đã nêu ra một số biện pháp quản lí giáo dục đạo đứccho học sinh THPT ở các địa phương khác nhau Tuy nhiên chưa có tác giả nàonghiên cứu về quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Đạo đức

Đạo đức là một phạm trù được rất nhiều lĩnh vực khoa học nghiên cứu như: triết học, đạo đức học, giáo dục học, xã hội học, tâm lý học, Mỗi lĩnh vực có một cách tiếp cận riêng và kết quả đã tạo ra một hệ thống quan niệm đạo đức rất phong phú và sâu sắc.

Trang 20

Dưới góc độ triết học, người ta quan niệm rằng đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội, bao gồm những nguyên lý, quy tắc, chuẩn mực điều tiết hành vi của con người trong quan hệ với người khác với cộng đồng Căn cứ vào những quy tắc ấy, người ta đánh giá hành vi, phẩm giá của mỗi người bằng các quan hệ thiện và ác, chính nghĩa và phi nghĩa, nghĩa vụ, danh dự.

Dưới góc độ đạo đức học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan điểm, quan niệm, những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội.

Dưới góc độ giáo dục học, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt bao gồm một hệ thống các quan niệm về cái thực, cái có trong mối quan

hệ của con người với con người.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, đạo đức là phép tắc về quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với tập thể, với xã hội.

Theo quan điểm Mác-Lênin thì đạo đức là một hình thái ý thức xã hội,

có nguồn gốc từ lao động, từ yêu cầu thực tiễn của cuộc sống cộng đồng xã hội Đạo đức phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội Mỗi phương thức sản xuất lại làm nảy sinh một dạng đạo đức tương ứng, do vậy đạo đức

có tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.

Theo tác giả Trần Hậu Kiểm, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, yêu cầu, chuẩn mực xã hội Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.

Trang 21

Từ những quan niệm khác nhau ở trên, có thể khái quát đạo đức là một

hệ thống các quy tắc, các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hành vi và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội để bảo vệ lợi ích cá nhân và của cộng đồng, chúng được đảm bảo thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống, tập quán và sức mạnh của dư luận xã hội.

1.2.2 Giáo dục đạo đức

Theo Makarenko định nghĩa: Giáo dục đạo đức có nghĩa là rèn luyện những phẩm chất tốt cho học sinh ví dụ như tính trung thực, thật thà, thái độ tận tâm, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật,…Trên cơ sở đó uốn nắn những sai sót của chúng.

Tác giả Phan Thanh Long cho rằng: giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) nhằm mục đích bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu

mà xã hội đặt ra.

Theo tác giả Nguyễn Hữu Hợp và Lưu Thu Thủy, giáo dục đạo đức cho học sinh là quá trình tác động bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích làm cho nhân cách của học sinh phát triển đúng về mặt đạo đức, từ đó giúp các em có hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ của các cá nhân với bản thân, với mọi người và xã hội Kết quả của quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh là các em có những phẩm chất tốt đẹp, có bản lĩnh đạo đức và có cách ứng xử, hành vi chuẩn mực trong các mối quan hệ xã hội.

Có thể nói, giáo dục đạo đức gắn chặt với giáo dục tư tưởng - chính trị, giáo dục pháp luật, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, thẩm mỹ và lao động hướng nghiệp Giáo dục đạo đức được thực hiện thông qua hai hoạt động chính, một là dạy cho học sinh những tri thức liên quan đến các chuẩn mực đạo đức xã hội, hai là tổ chức các hoạt động, chương trình giao lưu trên cơ sở

Trang 22

đó đó hình thành hành vi và thói quen đạo đức cho học sinh.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), giáo dục đạo đức cho học sinh còn là quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất đạo đức của của nhân cách học sinh dưới sự tác động và ảnh hưởng có mục đích của nội dung, phương pháp, hình thức và chương trình giáo dục phù hợp với lứa tuổi (độ tuổi mầm non, tiểu học, thcs, thpt…) Trên cơ sở đó giúp các em có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng - xã hội, giữa cá nhân với tự nhiên, với lao động Bản chất của giáo dục đạo đức là một chuỗi các tác động có định hướng của chủ thể giáo dục và yếu tố tự giáo dục, giúp học sinh chuyển những nguyên tắc, chuẩn mực, quy tắc đạo đức từ bên ngoài xã hội vào bên trong cá nhân và trở thành bản chất của riêng mình mà mục tiêu cuối cùng là hành vi đạo đức phù hợp với những yêu cầu của các chuẩn mực xã hội Điều quan trọng nhất, giáo dục đạo đức không chỉ dừng lại ở việc truyền tải những tri thức đạo đức mà kết quả giáo dục phải được thể hiện qua tình cảm, niềm tin, hành động thực tế của học sinh.

Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự liên tục về thời gian, rộng khắp về không gian và từ mọi lực lượng xã hội, trong đó cùng với gia đình, nhà trường đóng vai trò hết sức quan trọng Quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh bao gồm tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong và bên ngoài.

Như vậy, giáo dục đạo đức là quá trình tác động có chủ đích, có kế hoạch, có tổ chức của nhà giáo dục và yếu tố tự giáo dục của người học nhằm mục đích thực hiện mục tiêu giáo dục về ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và hành vi đạo đức của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) Qua đó trạng bị, bồi dưỡng cho học sinh những tri thức, ý thức đạo đức, niềm tin, tình cảm đạo đức và quan trọng nhất là hình thành ở học sinh phẩm chất, hành vi, thói quen đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội Từ đó chuyển hóa những chuẩn mực của xã hội thành những hành vi của con người phù hợp với

Trang 23

yêu cầu xã hội.

1.2.3 Công tác giáo dục đạo đức

Công tác giáo dục là một quá trình tác động có mục đích có hệ thống của nhàgiáo dục đến các đối tượng giáo dục, thông qua việc tổ chức các hoạt động đa dạngvới những nội dung, những hình thức và phương pháp giáo dục phù hợp với đặcđiểm tâm lý lứa tuổi để hình thành cho học sinh những phẩm chất của người côngdân theo yêu cầu của xã hội

Công tác giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạchcủa chủ thể đến khách thể nhằm hình thành ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, thểhiện được những thói quen, hành vi đạo đức trong cuộc sống xã hội

1.2.4 Quản lý công tác giáo dục đạo đức

Theo Phạm Minh Hạc: “Quản lí giáo dục đạo đức là quản lí trường học, thựchiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưanhà trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêuđào tạo với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh.” [12]

Quản lí giáo dục đạo đức trong trường học là quá trình xác định mục tiêu, lựachọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức để từ đó xây dựng kế hoạch tổ chức,chỉ đạo các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện giáo dục đạođức ; Và phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá điều chỉnh

Quản lí giáo dục đạo đức là hệ thống những tác động có mục đích, có kếhoạch của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu, các bộ phận của

hệ thống vận hành tối ưu, bảo đảm sự phát triển mở rộng cả chất lượng cũng như sốlượng để đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức

Như vậy, quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là hoạt động nằm trong hoạt động quản lí các hoạt động giáo dục của nhà trường; Là tác động có mục đích, định hướng của nhà quản lí (hiệu trưởng) bằng các chức năng quản lý đến giáo dục đạo đức học sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đạo đức đã đề ra

1.3 Lý luận về công tác giáo dục đạo cho học sinh tiểu học

1.3.1 Đặc điểm của học sinh tiểu học

Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá

Trang 24

nhân, do vậy giáo dục trong giai đoạn này cần được đặc biệt chú trọng Bên cạnhviệc trang bị các kiến thức cơ bản qua hoạt động học tập, lao động trên trường lớp,việc được tiếp xúc và học hỏi các kỹ năng mềm phù hợp là cần thiết để học sinh tiểuhọc có được sự phát triển nhân cách toàn diện cũng như thích nghi tốt với sự thayđổi môi trường.

Về mặt thể chất, ở lứa tuổi từ 6-11 khi hệ cơ và xương đang trong thời kỳphát triển mạnh, nên các em rất thích các trò chơi vận động như chạy, nhảy, nôđùa… Hệ thần kinh cấp cao đang hoàn thiện về mặt chức năng, do vậy tư duy củacác em chuyển dần từ trực quan hành động sang tư duy hình tượng, tư duy trừutượng Các em thường tò mò về thế giới xung quanh, đặt nhiều câu hỏi và hứng thúvới các trò chơi trí tuệ

Về đặc điểm hoạt động và môi trường sống: Hoạt động chủ đạo của trẻchuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Trẻ cũng thường dành nhiều

sự quan tâm đối với việc học trên trường Trẻ bắt đầu thực hiện các hoạt động tựphục vụ bản thân và gia đình như tự tắm rửa, tự giặt quần áo, quét dọn nhà cửa, nấucơm, làm việc nhà… Ngoài ra trẻ cũng tham gia các hoạt động tập thể ở trường lớpnhư trực nhật, trồng cây…Trẻ bắt đầu tiếp xúc và tham gia vào các phong trào, hoạtđộng của trường, lớp và cộng đồng

Về mặt nhận thức, ở đầu tiểu học, khả năng chú ý của trẻ còn hạn chế và thiếutính bền vững, chưa thể tập trung lâu dài và dễ bị phân tán trong quá trình học tập Đếncuối tiểu học, trẻ đã bắt đầu có thể tổ chức, chủ động điều chỉnh sự chú ý của mình nhưhọc thuộc một bài thơ, thực hiện một phép toán, hay nhớ công thức… Trẻ cũng ướclượng được một khoảng thời gian cần thiết để làm một công việc nào đó

Bước vào đầu tiểu học, trẻ đã có khả năng ngôn ngữ nói thành thạo, tuynhiên khả năng ghi nhớ của trẻ lúc này lại là ghi nhớ một cách máy móc, khả năngtưởng tượng hình ảnh của trẻ còn đơn giản và dễ thay đổi, trí tưởng tượng của các

em gắn liền với những rung động về mặt xúc cảm, tình cảm Nhưng đến cuối tiểuhọc, trẻ đã có thể ghi nhớ thông tin dựa trên ý nghĩa, các từ khóa, các đặc điểmchung… trẻ đã có thể tưởng tượng sáng tạo thông qua các hoạt động làm thơ, làmvăn, vẽ tranh…., trẻ đã thành thạo ngôn ngữ viết, và bắt đầu hoàn thiện về mặt ngữpháp, chính tả và ngữ âm Vốn từ ngữ của trẻ được tăng cường qua thời gian

Trang 25

Nét tính cách của trẻ còn đang trong quá trình hình thành, chưa có sự ổn định,trong đó trẻ luôn bộc lộ những nhận thức, tư tưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình mộtcách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng Khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻcòn non nớt, trẻ dễ xúc động và cũng dễ nổi giận, tuy vậy đã có sự trưởng thành hơn

so với tuổi mầm non Trẻ có thể bắt đầu bộc lộ những năng khiếu như thơ, ca, hộihọa, kỹ thuật, khoa học, ngoại ngữ,…

1.3.2 Cơ sở pháp lý về giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Trong thời gian qua, công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinhviên luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm chỉ đạo và đã đạt được những kết quảtích cực Phần lớn học sinh, sinh viên có đạo đức tốt, kính trọng ông bà, cha mẹ,thầy cô giáo, người lớn tuổi; có tinh thần đoàn kết, tích cực học tập, rèn luyện, tudưỡng; có ý thức chấp hành pháp luật tốt, lối sống đẹp, lành mạnh; có lòng yêunước, tinh thần tự hào dân tộc; tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng

Công tác giáo dục đạo đức cũng được nhà trường cụ thể hoá từ các đề án

“Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếuniên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”; quy định về môi trường giáo dục an toàn,lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; giáo dục chuyển đổi hành

vi về xây dựng gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020; Đề án Xâydựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025… Đẩy mạnh công táctuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhânviên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về giáo dục đạo đức, lối sống chohọc sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, tốgiác, ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường

Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 04/12/2019 về “Tăng cường giáo dục đạo đức,lối sống cho học sinh, sinh viên”

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện thông quahoạt động dạy học các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông hiệnhành[5] qua các chương trình lồng ghép, tích hợp trong các chương trình môn học

và hoạt động giáo dục như giáo dục tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;phòng, chống tham nhũng, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục các vấn đề về giới,bình đẳng giới, giáo dục bảo vệ môi trường; thông qua các hoạt động, lao động sản

Trang 26

xuất, hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động vuichơi giải trí; thông qua vai trò nêu gương của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và nhữngtấm gương về đạo đức được rút ra từ sách vở, từ lịch sử, từ cuộc sống, giáo dục đạođức, lối sống qua di sản văn hóa.

Đặc biệt trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã chú trọng giáo dụcđạo đức, nhân cách học sinh được thực hiện thông qua tất cả các môn học, hoạtđộng giáo dục Môn đạo đức ở bậc tiểu học, giáo dục công dân ở bậc trung họctrong chương trình giáo dục phổ thông mới đã được tăng cường cả nội dung và thờilượng

1.3.3 Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Mục tiêu giáo dục đạo đức được quy định tại Điều 27 - Mục tiêu của giáodục phổ thông 2018 đó là : giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thểchất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động

và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên; phát triểnkhả năng tự học và học tập suốt đời hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, xâydựng và bảo vệ Tổ quốc

Ở cấp tiểu học nội dung mục tiêu giáo dục đạo đức là: Bước đầu đầu hìnhthành, phát triển ở học sinh những hiểu biết ban đầu về chuẩn mực hành vi đạo đức,pháp luật và sự cần thiết thực hiện theo các chuẩn mực đó trong quan hệ với bảnthân và người khác, với công việc, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tựnhiên; thái độ tự trọng, tự tin; những tình cảm và hành vi tích cực: yêu gia đình, quêhương, đất nước; yêu thương, tôn trọng con người; đồng tình với cái thiện, cái đúng,cái tốt, không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu; chăm học, chăm làm; trung thực;

có trách nhiệm với thái độ, hành vi của bản thân

Giúp học sinh bước đầu nhận biết và điều chỉnh được cảm xúc, thái độ, hành

vi của bản thân; biết quan sát, tìm hiểu về gia đình, quê hương, đất nước và về cáchành vi ứng xử; biết lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cá nhân, hình thành thóiquen, nền nếp cơ bản, cần thiết trong học tập, sinh hoạt

1.3.4 Nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Nội dung giáo dục đạo đức gồm 5 mạch nội dung là: yêu nước, nhân ái,

Trang 27

chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Trang bị những tri thức cần thiết về đạo đức

- Hình thành thái độ đúng đắn, khiêm tốn, thật thà, có trách nhiệm với lời nói

và việc làm của mình

- Giáo dục học sinh tự giác thực hiện các chuẩn mực đạo đức xã hội

- Giáo dục ý thức chấp hành các quy định của pháp luật, nội quy của nhàtrường

- Giáo dục ý thức phấn đấu trong học tập

- Giáo dục tinh thần cộng đồng, tích cực tham gia các hoạt động của nhàtrường, xã hội

- Giáo dục tình yêu, tình bạn đúng đắn

- Giáo dục văn hóa sinh hoạt tập thể

- Giáo dục ý thức lao động

- Giáo dục truyền thống dân tộc, địa phương

- Giáo dục lòng yêu Tổ quốc, yêu kính Bác Hồ, yêu quê hương

- Giáo dục bảo vệ môi trường tự nhiên

1.3.5 Các con đường giáo dục đạo đức

Hiện nay có nhiều con đường giáo dục đạo đức cho HS trường tiểu học được

sử dụng, nhưng nhìn chung có thể chia thành 5 loại sau đây:

* Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học

Đối với các môn học đặc thù như môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm, giáoviên cần vận dụng triệt để lợi thế của môn học để giáo dục đạo đức học sinh Việcgiáo dục đạo đức trong các môn học đặc thù rất thuận lợi bởi nội dung của môn họccũng tương đồng với nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh

Đối với các môn học Khoa học xã hội, đây cũng là những môn học khá thuậnlợi trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, giáo viên cần nghiên cứu kĩ bài dạy vàthực hiện tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh một cách nhẹ nhàng, không gượng

ép, không gây nặng nề cho môn học và không làm mất đặc trưng của môn học

Trang 28

*Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp

Các hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú về nội dung và hình thức tổchức như các hoạt động tập thể, vui chơi sinh hoạt chủ điểm, văn nghệ, thể dục thểthao Các hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp học sinh trải nghiệm và hình thành cácquan hệ đạo đức, rèn luyện các hành vi đạo đức phù hợp với các chuẩn mực xã hội.Thông qua hoạt động này, HS có điều kiện nhận thức và rèn luyện đạo đức

* Giáo dục đạo đức thông qua các hoạt động tập thể.

Có thể nói giáo viên chủ nhiệm là người quyết định mọi sự phát triển và tiến

bộ của lớp, người chịu ảnh hưởng nhiều nhất về mọi hoạt động của học sinh Khôngnhững thế, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm còn là một lực lượng hỗ trợ đắc lực chohiệu trưởng, sẽ “nối thêm đầu, gắn thêm mắt, nối dài tay và mở rộng vòng tay” baoquát mọi hoạt động của nhà trường

Giáo viên chủ nhiệm cần phải tổ chức cho học sinh thâm nhập thực tế Đó làhình thức sinh hoạt có tác dụng giáo dục đạo đức tư tưởng sâu sắc với ý nghĩa

“Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một làm” Đồng thời giáoviên chủ nhiệm phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các lực lượng giáo dụckhác, thông qua với giáo viên bộ môn, phối hợp với Đội, giáo viên chủ nhiệm thamkhảo ý kiến nhận xét của đội viên trong lớp, của những học sinh khác, của phụhuynh học sinh để quan tâm kịp thời đến các cá thể do mình chủ nhiệm

* Giáo dục đạo đức thông qua hoạt động Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Nhóm, Câu lạc bộ

Ngành giáo dục và đào tạo luôn nhận thức sâu sắc được hiệu quả từ các phongtrào Đội đối với việc giáo dục đào tạo toàn diện học sinh là rất to lớn Phong tràoĐội trong nhà trường là công tác bổ trợ cho việc dạy và học, nó là điểm xuất phátcho các phong trào giúp cho việc dạy và học ngày càng tốt hơn Đội tổ chức cùngvới nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo các em học sinh thành nhữngcon người phát triển toàn diện Ghi nhận hiệu quả từ phong trào Đội đối với việcthực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh

Hàng năm, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy và lãnh đạo nhà trường, tổ chức Độiphối hợp với giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp triển khai nhiệm vụ giáodục đạo đức, lối sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh bằng nhiều biện pháp

Trang 29

với nhiều hình thức đa dạng phong phú Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục truyềnthống cho học sinh, cứ vào đầu năm học nhà trường tổ chức cho các em học tập vàtìm hiểu về truyền thống nhà trường, truyền thống quê hương, đất nước, giáo dụcniềm tự hào dân tộc, giáo dục về mục đích, ý nghĩa của Ngày khai giảng, Sinh hoạtdưới cờ; hướng dẫn học sinh tập hát Quốc ca, Đội ca đúng nhạc và lời để hát tại cácbuổi lễ theo đúng nghi thức, thể hiện nhiệt huyết, lòng tự hào dân tộc của tuổi trẻViệt Nam; tuyên truyền, kể chuyện ôn lại truyền thống lịch sử về những ngày kỷniệm lớn của đất nước; thi kể chuyện về tấm gương đạo đức, phong cách Bác Hồ, tri

ân các anh hùng liệt sĩ, tham quan nhà Bảo tàng và Khu di tích lịch Sử

* Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua sự phối hợp với gia đình và các lực lượng ngoài xã hội

Sự phối hợp các lực lượng này thể hiện chức năng xã hội hóa trong vấn đềgiáo dục đạo đức và có tầm quan trọng đặc biệt Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí vàcác nhà giáo dục là phải thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin kịp thời để tìm

ra biện pháp tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, tạo mối đồng thuậncao giữa nhà trường, gia đình và xã hội

1.3.6 Các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức

Trong giáo dục đạo đức, có nhiều lực lượng đóng vai trò quan trọng trongviệc hướng dẫn và xây dựng phẩm chất đạo đức cho học sinh Dưới đây là mô tả vềvai trò và trách nhiệm của mỗi lực lượng trong giáo dục đạo đức:

Giáo viên là người trực tiếp tiếp xúc với học sinh trong quá trình học tập vàlàm việc Họ đóng vai trò như người hướng dẫn, người gương mẫu và người tạođiều kiện cho việc hình thành đạo đức của học sinh Giáo viên cần xây dựng môitrường học tập tích cực, khuyến khích sự tôn trọng, lòng trắc ẩn, trách nhiệm và ýthức đạo đức trong lớp học Họ cần thực hiện những hoạt động giáo dục đạo đức,đồng thời dạy học và hướng dẫn bằng gương mẫu tích cực

Cán bộ quản lý trong nhà trường có trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạtđộng giáo dục, trong đó bao gồm cả giáo dục đạo đức Họ đảm bảo việc triển khaicác chương trình đạo đức, định hình mục tiêu, quy định và quyền hạn cho giáo viên

và học sinh Cán bộ quản lý phải xây dựng môi trường giáo dục đạo đức tích cực,đảm bảo việc thực thi quy định về kỷ luật và trách nhiệm đạo đức Họ cần cung cấp

Trang 30

hỗ trợ và đào tạo cho giáo viên để nâng cao năng lực giảng dạy đạo đức.

Các đoàn thể như hội đội, đội thi đua, câu lạc bộ học sinh có thể tạo ra môitrường đồng nghiệp, gắn kết và phát triển đạo đức cho học sinh Họ thường tổ chứccác hoạt động ngoại khóa, thi đua, giao lưu giữa các trường và tạo cơ hội cho họcsinh thể hiện phẩm chất đạo đức Các đoàn thể trong nhà trường cần định hình giátrị đạo đức, xây dựng những quy tắc và hoạt động thúc đẩy đạo đức cho học sinh

Họ cũng nên tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội tích cực và

hỗ trợ học sinh trong việc phát triển đạo đức

Gia đình có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đạo đức của học sinh Đây làmôi trường đầu tiên và quan trọng nhất để truyền đạt giá trị, quy tắc và phẩm chấtđạo đức cho họ Gia đình cần đảm bảo việc xây dựng môi trường gia đình lànhmạnh, truyền đạt và giáo dục về giá trị đạo đức Họ nên trở thành người gương mẫu,đồng thời tham gia và hỗ trợ quá trình giáo dục đạo đức của học sinh

Các lực lượng xã hội bao gồm xã hội, truyền thông, tổ chức xã hội và cộngđồng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường giáo dục đạo đức Cáclực lượng xã hội cần hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động giáo dục đạo đức trong cộngđồng, tạo ra các chương trình giáo dục đạo đức, tuyên truyền và nâng cao ý thức vềđạo đức trong xã hội Họ có thể hợp tác với nhà trường và gia đình để xây dựng mộtmôi trường giáo dục đạo đức tích cực cho học sinh

1.3.7 Các điều kiện hỗ trợ cho công tác giáo dục đạo đức

Muốn công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao và đảm bảo giáo dục đạođức cho học sinh tiểu học theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018 thì hiệutrưởng nhà trường cần phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nguồn lực, nhân lực,vật lực và tài lực

Cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết cho nhà trường hình thành và đi vàohọat động, là điều kiện không thể thiếu để nâng cao chất lượng GD toàn diện.Trường học cần có một môi trường học tập an toàn, sạch sẽ và thân thiện để tạođiều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập Điều này bao gồm các phòng học,phòng thí nghiệm, thư viện, phòng chức năng, sân chơi và các phương tiện hỗ trợgiảng dạy, như máy chiếu, máy tính, sách giáo trình và tài liệu phù hợp

Điều kiện, phương tiện là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Nếu có phương

Trang 31

tiện dạy học - giáo dục hiện đại, có điều kiện CSVC thuận lợi thì quá trình tổ chứchọat động dạy học và GD được hỗ trợ nhiều và do đó kết quả phải cao hơn Cho nên,hiệu trưởng hằng năm cần phải bổ sung mua sắm, sửa chữa trang thiết bị đồng thờiquản lý tốt việc sử dụng các trang thiết bị trong dạy học và giáo dục Đồng thời,đảm bảo cung cấp đủ tài liệu giảng dạy về giáo dục đạo đức phù hợp với từng cấp

độ và nội dung chương trình Đây có thể là sách giáo trình, bài giảng, bài tập, hìnhảnh, video hoặc phần mềm giáo dục đạo đức

Về giáo trình, tài liệu: phải có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ GD&ĐT ban hànhhoặc phê duyệt Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được

cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạtđộng theo quy định; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tụcViệt Nam, không trái với các quy định của pháp luật

Về nguồn lực, ngoài đội ngũ cán bộ quản lý, Giáo viên đóng vai trò quantrọng trong việc truyền đạt giáo dục đạo đức cho học sinh Cần có đủ số lượng giáoviên có chuyên môn về giáo dục đạo đức và có khả năng sử dụng các phương phápgiảng dạy phù hợp Giáo viên nên được đào tạo, nâng cao năng lực và cung cấp cáctài liệu hỗ trợ để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức

Ngoài nhân lực giáo viên, nhà trường cần phải có sự phối hợp giữa các lựclượng khác ngoài nhà trường như cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các cơquan đoàn thể…để đảm bảo có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 3 lực lượng giáo dục làNhà trường – Gia đình - Xã hội

Tóm lại, để đảm bảo giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo Chươngtrình Giáo dục Phổ thông 2018, cần đáp ứng các điều kiện về mặt vật chất và conngười để tạo ra một môi trường học tập đầy đủ và thuận lợi cho sự phát triển đạođức của học sinh

1.4 Lý luận về công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

1.4.1 Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Mục tiêu quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học

là huy động phối hợp các nguồn lực nhằm tạo đảm bảo các điều kiện cho công tácgiáo dục đạo đức đạt hiệu quả cao Cụ thể:

Trang 32

Đảm bảo rằng môi trường học tập cung cấp đủ điều kiện cho phát triển giáodục đạo đức Điều này bao gồm việc cung cấp tài liệu giáo trình và học liệu phù hợpvới độ tuổi và mức độ hiểu biết của học sinh Một thư viện đầy đủ sách về đạo đức

và các tài nguyên khác cần phải có sẵn để hỗ trợ quá trình học tập Các phòng họccũng cần được trang bị đầy đủ và an toàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảngdạy và thảo luận về các giá trị đạo đức

Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong hoạt động giáo dục đạo đức.Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt giáo dục đạo đức cho họcsinh Do đó, mục tiêu quản lý cũng liên quan đến việc tạo điều kiện thuận lợi chogiáo viên Điều này bao gồm việc đào tạo giáo viên về giáo dục đạo đức và cungcấp cho họ các công cụ và phương pháp giảng dạy phù hợp Ngoài ra, họ cần được

hỗ trợ trong việc theo dõi và đánh giá tiến trình học tập của học sinh về đạo đức.Tạo cơ hội cho giáo viên chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau cũng giúp nângcao chất lượng giảng dạy đạo đức

Phối hợp với các nguồn lực trong hoạt động giáo dục đạo đức Quản lý giáodục đạo đức cũng bao gồm việc phối hợp với các nguồn lực khác Điều này có thểthực hiện thông qua việc hợp tác với phụ huynh để đảm bảo rằng giáo dục đạo đứcdiễn ra không chỉ trong trường học mà còn trong gia đình Liên kết với các tổ chức

xã hội và doanh nghiệp cũng quan trọng để có thêm nguồn tài trợ và hỗ trợ cho cáchoạt động giáo dục đạo đức Kết hợp nỗ lực với các trường học khác và các cộngđồng là cách thúc đẩy giáo dục đạo đức ở quy mô lớn hơn

Theo dõi và đánh giá quá trình giáo dục đạo đức Mục tiêu quản lý giáo dụcđạo đức cũng đòi hỏi việc thiết lập hệ thống theo dõi và đánh giá để đảm bảo rằngcác hoạt động giáo dục đạo đức đang tiến triển theo hướng mong muốn Sử dụng dữliệu thu thập được từ các hoạt động đánh giá để điều chỉnh chiến lược quản lý và cảithiện chương trình đạo đức là điểm mấu chốt Điều này giúp đảm bảo rằng giáo dụcđạo đức đang đáp ứng được mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra

1.4.2 Nội dung quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường tiểu học là mộtgiải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cho các nhà trường Đây là việc cầnlàm mang tính cấp thiết, vì nó liên quan đến chất lượng đào tạo

Trang 33

1.4.2.1 Quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả, hiệu trưởng cần xácđịnh mục tiêu chung của công tác giáo dục đạo đức phù hợp với chương trình giáodục 2018 và phù hợp với thực tiễn Mục tiêu chung này thường liên quan đến việcphát triển đạo đức, phẩm hạnh, và giá trị cho học sinh

Trên cơ sở mục tiêu chung, hiệu trưởng định hướng và hỗ trợ cho giáo viênxác định mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động trong quá trình giáo dục đạo đức Mụctiêu cụ thể có thể bao gồm việc phát triển kỹ năng xã hội, rèn luyện phẩm hạnh,thúc đẩy ý thức tương tác xã hội, và khuyến khích giá trị đạo đức như lòng khoandung, trung thực, và tôn trọng người khác

Trong quá trình thực hiện, hiệu trưởng cần luôn kiểm tra và điều chỉnh việcthực hiện mục tiêu để đảm bảo công tác giáo dục đạo đức đi đúng hướng Điều này

có thể bao gồm theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả, và tương tác với giáo viên đểcải thiện phương pháp giảng dạy và quản lý lớp học Ngoài ra, hiệu trưởng cũng cần

hỗ trợ giáo viên trong việc phát triển tài liệu và tài nguyên giảng dạy để đạt đượcmục tiêu giáo dục đạo đức

Tóm lại, quản lý mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học đòi hỏi sựtập trung và hợp tác giữa hiệu trưởng và giáo viên để đảm bảo rằng giáo dục đạođức được thực hiện một cách có hiệu quả và đáp ứng nhu cầu của học sinh

1.4.2.2 Quản lý nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Hiệu trưởng cần phát triển một chương trình giáo dục 2018 về nội dung đạođức phù hợp với giá trị và mục tiêu của nhà trường Đây có thể là việc kết hợpchương trình giáo dục 2018 với các yếu tố địa phương để đảm bảo rằng chươngtrình đáp ứng nhu cầu cụ thể của trường học

Hiệu trưởng cần đảm bảo rằng tất cả giáo viên và nhân viên trong trường hiểu

và thực hiện theo chương trình giáo dục đạo đức Việc này có thể đòi hỏi tổ chức cácbuổi họp và đào tạo để đảm bảo sự thống nhất trong việc triển khai chương trình

Hiệu trưởng cần hướng dẫn giáo viên để họ có thể xây dựng nội dung giáodục đạo đức phù hợp với từng lớp và từng học sinh Điều này bao gồm việc xácđịnh các giá trị cụ thể cần truyền đạt và phát triển bài học và hoạt động thích hợpcho học sinh

Trang 34

Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc thực hiện chươngtrình giáo dục đạo đức Nếu cần, cần thực hiện điều chỉnh để đảm bảo rằng chươngtrình đáp ứng mục tiêu giáo dục đạo đức của nhà trường và đem lại giá trị thực sựcho học sinh.

Ngoài các nhiệm vụ trên, hiệu trưởng cần tạo môi trường thúc đẩy giá trị đạođức trong trường học, bằng cách xây dựng văn hóa trường học và cung cấp sự hỗtrợ và hướng dẫn cho học sinh trong việc phát triển đạo đức cá nhân Điều này cóthể thể hiện thông qua quy tắc hành vi, hoạt động ngoại khóa và thái độ của giáoviên và nhân viên trong trường

1.4.2.3 Quản lý con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Quản lý con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là đảm bảo rằnghọc sinh được trang bị với kiến thức và giá trị đạo đức cần thiết để phát triển mộtcách toàn diện

Để đảm bảo rằng giáo dục đạo đức hiệu quả, cần xác định các con đườnggiáo dục phù hợp với nội dung giáo dục đạo đức, đặc điểm của học sinh và điềukiện thực hiện Điều này đòi hỏi sự đánh giá và lựa chọn cẩn thận để chọn cácphương pháp và hoạt động phù hợp

Giáo dục đạo đức qua các môn học: Đảm bảo rằng nội dung đạo đức đượctích hợp vào các môn học chính để giúp học sinh hiểu và ứng dụng giá trị đạo đứctrong cuộc sống hàng ngày

Hoạt động giáo ngoài giờ lên lớp: Tạo cơ hội cho học sinh tham gia các hoạtđộng ngoại khóa, sân chơi, và các dự án đạo đức để phát triển kỹ năng xã hội và đạođức

Hoạt động tập thể: Khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động tập thể,như tham gia vào các nhóm, câu lạc bộ, và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh

để hình thành tinh thần đoàn kết và trách nhiệm

Hỗ trợ giáo viên trong việc khai thác và phối hợp các con đường giáo dụcđạo đức Cung cấp cho họ tài liệu, hướng dẫn, và tạo điều kiện để họ có thể thựchiện công việc giáo dục đạo đức một cách hiệu quả

Khuyến khích giáo viên đa dạng hóa các loại hình hoạt động trong công tác

Trang 35

giáo dục đạo đức để đáp ứng nhu cầu và đặc điểm của từng học sinh Điều này cóthể bao gồm thảo luận, dự án, trò chơi, và các hoạt động thực hành.

Quản lý con đường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là một phần quantrọng của hệ thống giáo dục, giúp đảm bảo rằng học sinh phát triển về mặt tri thức

và đạo đức một cách cân đối

1.4.2.4 Phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Đầu tiên, người Hiệu trưởng cần xác định rõ nhiệm vụ và vai trò của mỗi lựclượng tham gia giáo dục đạo đức, bao gồm giáo viên, gia đình và cộng đồng Mỗinhóm có trách nhiệm riêng để đảm bảo học sinh nhận được một giáo dục đạo đứctoàn diện

Đối với giáo viên, cần đảm bảo rằng họ được đào tạo đầy đủ về các phươngpháp giáo dục đạo đức hiệu quả cho học sinh tiểu học Điều này có thể bao gồmviệc cung cấp các khóa học đào tạo, tài liệu hướng dẫn và các hoạt động liên quanđến việc giảng dạy đạo đức

Trường học nên tạo ra một môi trường thích hợp cho việc phát triển đạo đứccủa học sinh Điều này có thể đạt được bằng cách xây dựng các chương trình họcphù hợp, quy định và quy tắc rõ ràng về đạo đức, cũng như tạo ra các hoạt độngngoại khóa và sự tham gia của cộng đồng

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành giá trị đạo đức cho họcsinh Trường học cần thiết lập một kênh thông tin liên tục và hợp tác với phụ huynh

để chia sẻ thông tin về các hoạt động giáo dục đạo đức và nhận được sự hỗ trợ từgia đình

Quản lý các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cũng bao gồm việc đánhgiá và theo dõi quá trình phát triển đạo đức của học sinh Thông qua việc định kỳkiểm tra, ghi nhận quá trình học tập và cung cấp phản hồi cho học sinh và phụhuynh, trường học có thể theo dõi sự tiến bộ và thực hiện các biện pháp điều chỉnhcần thiết

Quản lý các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học làmột quá trình liên tục và đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan Bằngcách áp dụng các phương pháp quản lý hiệu quả, chúng ta có thể tạo ra một môi

Trang 36

trường giáo dục đạo đức tích cực và hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho học sinh tiểuhọc.

1.4.2.5 Quản lý các điều kiện đảm bảo giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Quản lý các điều kiện vật chất và con người là một yếu tố quan trọng trongviệc đảm bảo giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học theo chương trình giáo dụcphổ thông 2018

Về cơ sở vật chất: Đảm bảo trường tiểu học có đủ cơ sở vật chất để thực hiệngiáo dục đạo đức, bao gồm phòng học, thư viện, phòng thể dục, phòng họp, khu vựcngoài trời và các thiết bị giáo dục phù hợp

Về tài liệu và tài nguyên: Xây dựng và quản lý các tài liệu, sách giáo trình,phần mềm giáo dục, đĩa CD, hình ảnh, video, và các nguồn tài nguyên khác để hỗtrợ quá trình giảng dạy và học tập đạo đức

Về Công nghệ thông tin: Sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông đểcung cấp nguồn thông tin đa dạng và kết nối với các nguồn tài nguyên bên ngoài,như mạng internet, các phần mềm giáo dục, và các công cụ truyền thông số hóa

Về Quản lý tài chính: Trong quá trình thực hiện công tác giáo dục đạo đứccho học sinh tiểu học, việc quản lý tài chính là một phần quan trọng để đảm bảohiệu quả và bền vững của chương trình Đầu tiên, cần thiết lập kế hoạch tài chínhchi tiết cho các hoạt động giáo dục đạo đức Thành công của chương trình giáo dụcđạo đức phụ thuộc vào việc có đủ nguồn vốn Quản lý cẩn thận các nguồn tài trợ từcác nguồn khác nhau như ngân sách trường, tài trợ từ phụ huynh, các dự án từ cộngđồng hoặc các tổ chức xã hội Quản lý tài chính không chỉ dừng lại ở việc lập kếhoạch và huy động nguồn vốn, mà còn bao gồm việc đánh giá và giám sát sử dụngtài chính Xem xét đều đặn về việc sử dụng nguồn tài trợ, đảm bảo rằng chúng được

sử dụng một cách hiệu quả và trong đúng mục đích Việc quản lý tài chính cần phảiminh bạch và minh bạch Tất cả các giao dịch tài chính nên được ghi chép rõ ràng

và được theo dõi để đảm bảo tính minh bạch và tránh tình trạng lãng phí tài chính

Đối với vấn đề quản lý con người:

Với giáo viên: Hiệu trưởng là người tạo điều kiện và môi trường thuận lợicho giáo viên trong việc triển khai giáo dục đạo đức, bao gồm đào tạo, hỗ trợ và

Trang 37

phát triển năng lực chuyên môn và phương pháp giảng dạy Đồng thời, xây dựngmột môi trường làm việc tích cực và khuyến khích sự sáng tạo và nâng cao phẩmchất đạo đức của giáo viên.

Với học sinh: Nhà trường cần tạo ra môi trường học tập và rèn luyện tích cực

để học sinh phát triển phẩm chất đạo đức, kỹ năng xã hội, và ý thức cộng đồng.Thúc đẩy tinh thần tự giác và trách nhiệm cá nhân trong học tập và hành vi đạo đức

Về phía phụ huynh: Hiệu trưởng cần xây dựng mối quan hệ đối tác với phụhuynh, thông qua giao tiếp định kỳ, họp phụ huynh, và cung cấp thông tin về giáodục đạo đức Tạo sự tham gia và ủng hộ từ phía phụ huynh trong việc rèn luyện đạođức cho học sinh

Và việc Quản lý các điều kiện vật chất và con người đảm bảo cho giáo dụcđạo đức cho học sinh tiểu học đòi hỏi sự tinh thần quản lý, phối hợp và sắp xếp mộtcách hợp lý, nhằm tạo một môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho quá trình giảng dạy

Lập kế hoạch trong quản lý công tác giáo dục đạo đức có vai trò rất quantrọng, giúp ích rất nhiều cho hoạt động quản lý của Hiệu trưởng và cho hoạt độnggiáo dục học sinh của nhà trường Một kế hoạch được thực hiện tốt thì các hoạtđộng giáo dục đạo đức có sự tập trung, không dàn trải để đối phó và rất linh hoạt

Nó làm cho hoạt động của giáo viên và học sinh sẽ hướng tới kết quả một cách chủđộng và tích cực hơn Lập kế hoạch tốt sẽ tăng cường sự ủng hộ và sự phối kết hợpcủa các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm giáo dục đạo đức học sinh Mặc

dù họ có những mục tiêu và nhiệm vụ riêng nhưng việc hoàn thành mục tiêu riêng

ấy thì cũng đã góp phần hướng tới yêu cầu chung của hoạt động giáo dục học sinh.Hơn nữa, khi lập kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức được thực hiện tốt thì việckiểm tra cũng trở nên tốt hơn thông qua kết quả của những mục tiêu cụ thể, rõ ràng

ấy Đây còn là cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý và hoạt động giáo dục

Trang 38

đạo đức học sinh.

Khi xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinhngười Hiệu trưởng cần phân tích thực trạng giáo dục đạo đức trong năm học củangành, trường, địa phương; xác định điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, tài chính,quỹ thời gian, sự phối hợp với lực lượng giáo dục trong trường và ngoài trường đểxác định mục tiêu và các hoạt động đạt mục tiêu trong hoạt động giáo dục đạo đức

1.4.3.2 Tổ chức thực hiện

Tổ chức là quá trình hình thành các quan hệ và cấu trúc các quan hệ giữa cácthành viên, giữa các bộ phận trong nhà trường nhằm tạo cơ chế đảm bảo sự phốihợp, điều phối tốt các nguồn lực, các điều kiện cho việc hiện thực hoá mục tiêu đã

đề ra của kế hoạch

Để tổ chức việc thực hiện kế hoạch quản lý công tác giáo dục đạo đức chohọc sinh, Hiệu trưởng sẽ tiến hành phân công, quy định nhiệm vụ cho các lực lượngtrong trường thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức năm học, học kì, tháng, tuần theomục tiêu, nội dung đã đề ra, chẳng hạn như:

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung, chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạchchiến lược, kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch học năm và học kì

Hiệu trưởng cân đối ngân sách được cấp và nguồn huy động khác để thựchiện kế hoạch đầu tư phương tiện hỗ trợ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

và xây dựng cảnh quan trường học

Hiệu trưởng tổ chức chỉ đạo tất cả các lực lượng giáo dục trong nhà trường

và thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức.… Phó Hiệu trưởngchuyên môn, Tổ trưởng chuyên môn quản lý chất lượng giáo dục đạo đức thông qua

bộ môn Hiệu phó chuyên môn, Tổ trưởng bộ môn sẽ chịu trách nhiệm triển khaithực hiện yêu cầu lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong hoạtđộng dạy học của giáo viên bộ môn

Đối với giáo viên chủ nhiệm, Hiệu trưởng xây dựng qui định về nhiệm vụ,trách nhiệm và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm lớp trong tổ chức các hoạt độnggiáo dục học sinh lớp chủ nhiệm như: giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm chínhtrong giáo dục đạo đức cho học sinh, chịu trách nhiệm giáo dục học sinh chưa

Trang 39

ngoan, đánh giá xếp loại học sinh của lớp chủ nhiệm

Đối với giáo viên bộ môn, Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ của giáo viênđược qui định trong điều lệ trường học, tiến hành xây dựng qui định nhiệm vụ, tráchnhiệm quyền hạn của giáo viên bộ môn trong việc tham gia tổ chức các hoạt độnggiáo dục như: Thực hiện lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh qua các môn học,phối hợp, hỗ trợ các hoạt động giáo dục khi có yêu cầu và gương mẫu cho học sinhnoi theo…

Như vậy, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường thuộc

về tất cả cán bộ, giáo viên, gia đình và các lực lượng xã hội nhưng Hiệu trưởng vẫngiữ vai trò nòng cốt Hiệu trưởng xác định nội dung, quyết định các hình thức, phâncông nhiệm vụ cho các thành viên trong nhà trường Hiệu trưởng còn là người trựctiếp tham gia giáo dục đạo đức học sinh thông qua nhiều hoạt động Để hoàn thànhnhiệm vụ lớn lao trên, người Hiệu trưởng phải tìm cho mình những biện pháp giáodục phù hợp với đối tượng học sinh Khi phân công người phụ trách các hoạt độnggiáo dục đạo đức, Hiệu trưởng cần lưu ý sự hợp lí, phù hợp với năng lực, sở trường,nguyện vọng của họ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, không chồng chéo,không lãng phí

1.4.3.3 Chỉ đạo

Chỉ đạo là chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận trong nhà trường thực hiện nhữngnhiệm vụ để bảo đảm việc giáo dục đạo đức diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tậphợp và phối hợp các lực lượng giáo dục sao cho đạt hiệu quả Chức năng chỉ đạotrong quản lý công tác giáo dục đạo đức là cơ sở để phát huy các động lực cho việcthực hiện các mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục và góp phần tạo nên chất lượng,hiệu quả cao cho các hoạt động này Chỉ đạo có vai trò cùng với chức năng tổ chức

để hiện thực hóa mục tiêu của hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh

Để chắc chắn việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh trongnhà trường được hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, nguyên tắc, nội dung, phương pháp vàhình thức của hoạt động giáo dục, Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp như:

Chỉ đạo họp định kỳ các lực lượng đã được phân công nhằm: Tổng kết, rútkinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động giáo dục đã làm; đôn đốc, quan tâm, theodõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức từng học kì, hàng tháng,

Trang 40

hàng tuần; chỉ đạo việc tổ chức tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhàtrường, cho cha mẹ học sinh để làm cho các đối tượng nhận thức đúng đắn về vaitrò, nhiệm vụ của các hoạt động giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và pháttriển nhân cách học sinh, từ đó họ tự giác tham gia tổ chức hoạt động giáo dục đạođức và hỗ trợ nhà trường tổ chức hoạt động này; đảm bảo, thống nhất các nguyêntắc, hình thức và phương pháp giáo dục đạo đức; chỉ đạo tổ chức huấn luyện, dưỡngcho giáo viên nội dung, phương pháp giáo dục, kỹ năng phục vụ hoạt động giáo dụcđạo đức.

Chỉ đạo hoạt động của giáo viên chủ nhiệm: Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viêntriển khai kế hoạch theo chủ đề giáo dục đạo đức hàng tháng của toàn trường; từng

bộ môn trao đổi thống nhất mức độ nội dung, hình thức hoạt động nhằm làm chohoạt động giáo dục phù hợp tâm sinh lí lứa tuổi, đáp ứng nhu cầu tâm sinh lý củahọc sinh Trên cơ sở đó, giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục đạođức phù hợp với học sinh lớp chủ nhiệm

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn, giáo viên bộ môn thực hiện lồng ghéphoạt động giáo dục đạo đức qua các môn học và tham gia các hoạt động giáo dụcđạo đức học sinh

Hiệu trưởng chỉ đạo hoạt động của tổ chức Đội: đặt ra yêu cầu, mục tiêu,định hướng các chương trình hoạt động trọng tâm của hoạt động Đội nhằm giáo dụcđạo đức học sinh; đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ, chỉ đạo lựa chọn các chủ đề hoạtđộng sinh hoạt dưới cờ Hiệu trưởng chủ động liên hệ, tư vấn, phối hợp các lựclượng trong hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Hiệu trưởng quan tâm, theodõi, động viên, hướng dẫn, tư vấn giải pháp giáo dục học sinh chưa ngoan và vấn đề

tự rèn luyện của học sinh

1.4.3.4 Kiểm tra

Kiểm tra là một trong các chức năng của người làm quản lý, không phân biệt

họ làm việc ở cấp nào trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lýtrường học nói riêng Kiểm tra là chức năng cuối cùng của một quá trình quản lýđồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục đạo đức gắnliền với công việc của cán bộ quản lý, giáo viên ở trường phổ thông và thông

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. PGS.TS Đặng Quốc Bảo, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Quản lý giáo dục: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục: Mộtsố vấn đề lý luận và thực tiễn
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
[3]. Bộ GD&ĐT (2014), Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT, Ban hành Quy định Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2014
[4]. Bộ GD&ĐT (2020), Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT, Ban hành Điều lệ Trường tiểu học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2020
[5]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2018), Thông tư Số: 32/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư Số: 32/2018/TT-BGDĐT
Tác giả: Bộ Giáo dục & Đào tạo
Năm: 2018
[6]. Phạm Khắc Chương (2004), Rèn luyện ý thức công dân, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện ý thức công dân
Tác giả: Phạm Khắc Chương
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcSư phạm
Năm: 2004
[7]. Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương (2007), Đạo đức học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức học
Tác giả: Phạm Khắc Chương, Nguyễn Thị Yến Phương
Nhà XB: NXB Đạihọc Sư phạm
Năm: 2007
[8]. Đinh Xuân Dũng (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bảnGiáo dục
Năm: 2006
[9]. Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học (2006), Đạo đức và phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh tiếu học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo đức và phương pháp giáo dụcđạo đức cho học sinh tiếu học
Tác giả: Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[10]. Nguyễn Văn Đạm (2004), Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng, NXB Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt tường giải và liên tưởng
Tác giả: Nguyễn Văn Đạm
Nhà XB: NXBVăn hoá thông tin
Năm: 2004
[11]. Phạm Minh Hạc, Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa,hiện đại hóa
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
[12]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục , Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục
Tác giả: Phạm Minh Hạc
Nhà XB: Nhà xuất bản chính trị Quốc gia
Năm: 1986
[13]. Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiên và các cộng sự (2015), Quản lý và lãnh đạo nhà trường, NXB ĐHSP, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý và lãnhđạo nhà trường
Tác giả: Bùi Minh Hiền, Nguyễn Vũ Bích Hiên và các cộng sự
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2015
[14]. Trần Thị Minh Hiển (1998), “Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để nâng cao việc giáo dục đạo đức cho học sinh”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 9/1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Cải tiến hình thức sinh hoạt tập thể để nâng caoviệc giáo dục đạo đức cho học sinh”
Tác giả: Trần Thị Minh Hiển
Năm: 1998
[15]. Đặng Vũ Hoạt (1992), “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức cho học sinh”, tạp chí nghiên cứu giáo dục số 8/1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đổi mới công tác của giáo viên chủ nhiệm với việcgiáo dục đạo đức cho học sinh”
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt
Năm: 1992
[16]. Nguyễn Hữu Hợp (2008), Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học môn Đạo đức ở Tiểu học, Nxb Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Đạo đức và phương pháp dạy học mônĐạo đức ở Tiểu học
Tác giả: Nguyễn Hữu Hợp
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
Năm: 2008
[17]. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật
[18]. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục và trường học
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
[19]. Trần Kiểm (1997), Quản lý giáo dục nhà trường, Viện khoa học giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục nhà trường
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 1997
[20]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý giáo dục -Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Sỹ Thư
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2012
[21]. Nguyễn Hiến Lê (dịch), Luận ngữ, Nxb Văn học 2002 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận ngữ
Nhà XB: Nxb Văn học 2002

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w