1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ việt nam đương đại

93 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại
Tác giả Lê Thị Cẩm Hằng
Người hướng dẫn TS. Võ Như Ngọc
Trường học Trường Đại học Quy Nhơn
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Đề án thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Định
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠNLÊ THỊ CẨM HẰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XI CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ĐỀ ÁN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Trang 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN LÊ T

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Đề án thạc sĩ “Nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại” là công trình nghiên cứu đã được cá nhân tôi thực hiện cũng như hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của TS

Võ Như Ngọc – Trường Đại học Quy Nhơn Những kết quả từ bài nghiên cứu này là hoàn toàn chưa từng được công bố trong những công trình nghiên cứu riêng biệt nào khác Việc sử dụng các kết quả và những trích dẫn từ tài liệu của những tác giả khác đã được tôi đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định khi làm bài luận Các phần nội dung trích dẫn và các tài liệu từ sách báo và thông tin tham khảo đã được đăng tải trên các tác phẩm cũng như các trang web được trình bày theo danh mục tài liệu tham khảo của đề án

Tác giả đề án

Lê Thị Cẩm Hằng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, Phòng sau đại học, tập thể thầy cô đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong suốt khóa học

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến TS Võ Như Ngọc đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi hoàn thành tốt đề án này

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện, động viên giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Bình Định, ngày 30 tháng 10 năm 2023

Tác giả đề án

Lê Thị Cẩm Hằng

Trang 5

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10

4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án 11

5 Những đóng góp của đề án 12

6 Cấu trúc của đề án 13

Chương 1 ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 14

1.1 Đồng tính – từ hiện tượng đời sống đến đề tài văn học 14

1.1.1 Đồng tính – hiện tượng đời sống 14

1.1.2 Đồng tính – đề tài văn học 19

1.2 Cơ sở hình thành văn xuôi đồng tính ở Việt Nam 27

1.2.1 Bối cảnh xã hội và xu hướng đa dạng hóa giới tính 27

1.2.2 Đời sống văn học 29

1.3 Văn xuôi của các tác giả Việt Nam đương đại về đề tài đồng tính 32

1.3.1 Diện mạo 32

1.3.2 Đặc điểm 36

Chương 2 MẶC CẢM, ẨN ỨC VÀ HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN THỂ CỦA NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 41

2.1 Nhân vật với những mặc cảm 41

2.1.1 Mặc cảm về thân phận 41

2.1.2 Mặc cảm bởi định kiến 44

Trang 6

2.2 Nhân vật với những ẩn ức 48

2.2.1 Ẩn ức và sự chịu đựng 48

2.2.2 Ẩn ức và sự chế ngự hoặc giải thoát 51

2.3 Nhân vật với hành trình truy tìm bản thể 55

2.3.1 Từ hoài nghi và khẳng định 55

2.3.2 Đến khát khao và bứt phá 58

Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH 63

3.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động 63

3.1.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 63

3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động 67

3.2 Nghệ thuật khắc họa tâm lý 70

3.2.1 Tâm lý nhân vật được thể hiện qua giọng điệu 70

3.2.2 Tâm lý nhân vật được thể hiện qua dòng thời gian 73

3.3 Ngôn ngữ nhân vật 75

3.3.1 Ngôn ngữ độc thoại 75

3.3.2 Ngôn ngữ đối thoại 77

KẾT LUẬN 81

THƯ MỤC THAM KHẢO 83 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI ĐỀ ÁN THẠC SĨ (BẢN SAO)

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Đồng tính hay còn gọi là đồng tính luyến ái, đây là thuật ngữ dùng

để chỉ sự hấp dẫn trong tình yêu, tình dục, yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau, kể cả chỉ là tạm thời hoặc lâu dài Đồng tính cũng là thuật ngữ mô tả cảm giác về bản dạng của một người dựa trên những điểm hấp dẫn, những hành vi liên quan, và sự tham gia vào một cộng đồng những người khác có chung những điểm hấp dẫn đó Văn học đồng tính (lesbian, gay, bisexual, transgender literature) đã từng một thời bị coi là đề tài cấm kỵ trên phạm vi toàn cầu Tuy nhiên, cùng với những cuộc đấu tranh về quyền con người, đấu tranh về bình đẳng giới, sự thừa nhận của

xã hội đối với giới tính thứ ba, đó cũng là lúc dòng văn học dành cho người đồng tính bước từ bóng tối ra ánh sáng…

1.2 Độc giả của văn học Việt Nam đương đại có lẽ cũng khá bất ngờ với những tác phẩm văn chương đề cập đến người đồng tính dưới nhiều góc độ

Có hay không dòng văn học đồng tính và nên có cái nhìn như thế nào về đề tài này? Thuyết đồng tính cho đến giờ vẫn là một dòng mạch lý thuyết phát triển năng động, quy tụ nhiều nhà tư tưởng, nhiều học giả mà những kiến giải của họ về giới, về tình dục thực chất còn ảnh hưởng rất mạnh đến sự hình thành kiểu tư duy phê phán mới Đầu tiên phải nhắc đến Michel Foucault với công trình có ý nghĩa nền tảng cho lý thuyết đồng tính – bộ ba History of Sexuality (Lịch sử tính dục) Tính đột phá của công trình này nằm ở chỗ Foucault đã giải phóng tính dục, giới tính ra khỏi quan điểm bản chất luận, tự nhiên luận, theo đó, ông cho rằng giới tính, tính dục là ý niệm được tạo lập bởi các diễn ngôn

1.3 Trong bối cảnh văn học đương đại Việt Nam đang có sự vận động

và chuyển biến mạnh mẽ, các nhà văn nữ của chúng ta đã mạnh dạn bước ra

Trang 8

khỏi vùng an toàn quen thuộc để trải nghiệm mình ở những lĩnh vực, đề tài mới mẻ, gai góc và nhạy cảm của đời sống xã hội như sinh thái đô thị, chiến tranh – lịch sử, tính dục, và đặc biệt hơn là đề tài đồng tính Từ góc nhìn văn hóa giới, hệ thống nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai, Nguyễn Quỳnh Trang, Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Lý Lan, là những “thử thách” mới đối với độc giả đương đại của văn học Việt Nam Tìm hiểu về hệ thống nhân vật này là con đường giúp cho chúng ta nhận chân những giá trị mới, thuộc tính nhân văn mới của văn chương và các tác giả nữ trong hành trình vận động và sáng tạo

1.5 Là một độc giả của dòng văn chương “đặc biệt” này, chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu về nhân vật đồng tính trong các sáng tác hiện đại của các nhà văn nữ là phương cách khẳng định và ghi nhận những đóng góp của khuynh hướng sáng tác này đối với đời sống văn học Việt Nam, cũng như tự làm mới ý thức tiếp nhận văn chương đương đại Đây cũng là cách nâng cao tầm “đọc” của chúng ta với xu thế dịch chuyển cơ cấu đề tài và đối tượng phản ánh của văn chương đương đại thế giới Từ những lý do trên, chúng tôi

đã lựa chọn vấn đề Nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại để làm đề án tốt nghiệp trình độ thạc sĩ theo định hướng ứng dụng của bản thân

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Nghiên cứu về văn học đồng tính ở Việt Nam

Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới Thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám, một số tác phẩm hiếm hoi ám chỉ đồng tính như Người bán ngọc của Lê Hoằng Mưu, Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng, bài thơ Tình trai của Xuân Diệu, cảm quan đồng tính trong Sống mòn của Nam Cao, ngoài ra dấu ấn của cảm quan đồng tính cũng bắt đầu xuất hiện trong một số sáng tác của một số nhà văn theo khuynh hướng hiện thực và

Trang 9

lãng mạn Trong thời kỳ chiến tranh, cả nước bước vào cuộc trường chinh lịch

sử, đề tài này ít thấy xuất hiện trong văn chương Hòa bình lập lại, sau 1975 đến nay, đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai thác một cách khá mạnh dạn Nhiều tác giả đã chọn đề tài gai góc này để thử bút Không ít người đã thành công và gây được những tiếng vang nhất định Có thể kể ra ở đây những tác phẩm như Một thế giới không có đàn bà, Les - Vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn), Song song (Vũ Đình Giang), Nháp (Nguyễn Đình Tú), Thành phố không lạc loài (Phạm Thành Trung)…

Việc đề tài đồng tính được chấp nhận và khai thác đã thể hiện sự biến chuyển lớn Bởi lẽ, đồng tính đã được coi là một hiện tượng tự nhiên, một thực thể tồn tại trong xã hội Một chức năng quan trọng của văn học là phản ánh cuộc sống, vậy nên đề tài đồng tính được đề cập đến trong tác phẩm văn chương âu cũng là điều hết sức bình thường Thứ đến, chúng ta không thể phủ nhận hay áp chế sự phát triển mạnh mẽ của đề tài đồng tính của văn học Việt Nam phát triển cùng với sự mở rộng giao lưu với văn học thế giới ở thời điểm

sự đấu tranh cho quyền tự do, bình đẳng cho giới tính thứ ba được phổ rộng ở cấp độ toàn cầu Những tác phẩm văn học Việt Nam viết về đồng tính cũng như những đề tài khác, để có thể trở thành tác phẩm hay, cần phải có sự nỗ lực và tài năng của người viết, được khẳng nhận qua sức mạnh trường tồn của nội dung, chất lượng tác phẩm văn học Tính cho đến nay, số lượng công trình chuyên khảo, tiểu luận nghiên cứu về vấn đề này cũng còn khá dè dặt hoặc tản mạn Trong đề án này, chúng tôi chỉ tìm hiểu và đánh giá các công trình nghiên cứu mang tính chất lý luận cụ thể

Năm 2008, trên Tiền Phong online, Bùi Hải đã công bố bài viết Có hay không dòng văn học đồng tính? Mở đầu bài viết tác giả cũng nêu ra một loạt các tác phẩm đồng tính đang gây xôn xao dư luận và nhận được sự quan tâm của độc giả trong những năm gần đây Theo tác giả, ở Việt Nam chưa có cái

Trang 10

gọi là dòng văn học đồng tính Tác giả bài viết thể hiện quan điểm của mình thông qua nhận định về một số tác phẩm của Bùi Anh Tấn vừa được công bố: Những tác phẩm viết về đề tài đồng tính xuất hiện gần đây chưa đủ diện mạo làm nên một dòng văn học đồng tính Những tác phẩm viết đồng tính đúng là “trăm hoa đua nở” như một nhu cầu bộc lộ bản thân của người đồng tính lẫn sự “yêu thích” đề tài này của nhà văn Chỉ mong đó không phải là sự đánh bóng bản thân, câu khách rẻ tiền [10] Năm 2011, trên trang Thơ trẻ online, Huyền Minh đã công bố bài viết Văn học đồng tính Việt Nam-hiện hữu như một tình thế hiển nhiên Tác giả đã nêu ra năm giả thuyết về hiện tượng đồng tính ở Hy Lạp Đó là: cấu trúc sinh học, đề phòng lây lan qua đường tình dục, giảm gia tăng dân số, hệ quả tình dục thời chiến, lệch lạc luân lí đạo đức Từ hiện tượng đồng tính ở Hy Lạp tác giả đã nêu ra quan điểm “văn học đồng tính Việt Nam, hiện hữu như một nhu cầu tự thân” Để lý giải hiện tượng “bùng nổ” nhiều tác phẩm văn học đồng tính đương đại Việt Nam, tác giả khẳng định do những thuận lợi của mạng toàn cầu, và mở rộng ra là việc giao lưu văn hóa một cách dễ dàng giữa các nước đã cho phép tồn tại một tâm thức (mentalité) hậu hiện đại ngay cả đối với các quốc gia “vùng sâu vùng xa” Theo tác giả:

Văn học đồng tính Việt Nam xuất hiện như một hiện tượng văn học dân tộc hiện đại là một tình thế hiển nhiên, còn chất lượng đỉnh cao của những sáng tạo ấy thì còn đang vẫy gọi Ngoài ra, khi còn chưa xác lập được một hệ mỹ học trong sáng tạo văn học đồng tính tại Việt Nam, thì khái niệm dòng văn học đồng tính chỉ là một khái niệm còn đang trên đường hình thành.[16]

Như vậy, phần nhiều các bài nghiên cứu nói trên đều xoay quanh câu hỏi

có hay không dòng văn học đồng tính trong mạch nguồn văn học dân tộc Tác giả Nguyễn Quốc Vinh (Đại học Harvard) là một trong những nhà nghiên cứu

Trang 11

có nhiều bài nghiên cứu về văn học đồng tính trong đó nổi bật có thể kể đến bài viết Sự mập mờ văn hóa trong các biểu thị về đồng tính luyến ái tại Việt Nam đương đại: Thử đọc tiểu thuyết của Bùi Anh Tấn theo chủ nghĩa Lịch sử Mới được trình bày tại Hội thảo quốc tế Tiếp cận văn học châu Á qua lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội tổ chức ngày 14 & 15.3.2011 do Viện Văn học tổ chức Đây là bài viết công phu, có cách tiếp cận lí giải mới mẻ về hiện tượng đồng tính trong văn học Việt Nam

Năm 2013, Nguyễn Như Bình trên Tạp chí Khoa học (Trường Đại học

Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, số 49) đã công bố bài viết Đề tài đồng tính trong một số tác phẩm văn học Việt Nam Ở bài viết này, tác giả đã có những nhận xét, đánh giá về văn học đồng tính Việt Nam từ văn học dân gian đến văn học hiện đại Tác giả đã nhận định:

Trong thời gian gần đây, tính từ cột mốc năm 1999, với sự ra đời của tác phẩm “Một thế giới không có đàn bà”, viết về đồng tính nam của Bùi Anh Tấn cùng với nhiều tác phẩm văn học khác được xuất bản

và lưu hành trên thị trường đã tạo nên một cơn sốt, hấp dẫn người đọc, nhất là những người thuộc giới tính thứ ba và thế hệ trẻ [2, tr.154]

Cũng trong năm 2013, bài viết Văn học viết về đồng tính luyến ái, những phức cảm trong tiếp nhận của Nguyễn Thành Tâm được công bố trên báo Văn nghệ trẻ lại đề cập đến một vấn đề khác Đó là những phức cảm trong tiếp nhận văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái Để chứng minh cho tính phức tạp trong tiếp nhận, tác giả đưa ra ba kiểu tiếp nhận hiện nay Cụ thể như sau:

Bộ phận chiếm đa số là những người mang tư tưởng luân lí, đạo đức truyền thống Họ có thể không đếm xỉa đến văn học đồng tính luyến

ái hoặc phê phán, tẩy chay một cách quyết liệt Một bộ phận khác thì tỏ

Trang 12

ra tò mò, hiếu kì Họ đến với tác phẩm này như một trải nghiệm để tìm kiếm bổ sung cái lạ, cái hiếm trong thực đơn tinh thần của họ Chỉ có bộ phận rất ít độc giả đã tìm được sự đồng cảm trong tâm hồn mình [23] Năm 2018, Lê Thị Thủy trên Tạp chí Khoa học (Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh), tập 15, số 8, đã công bố bài viết Văn xuôi về

đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – một bộ phận của văn học đương đại Ở bài viết này, tác giả đã cho rằng:

Những năm cuối của thế kỉ XX ghi nhận sự phát triển rầm rộ và một hiệu ứng sáng tác mạnh mẽ của mảng văn xuôi viết về đề tài đồng tính Với đội ngũ viết trẻ, mảng văn học này có nhiều cách thức nhằm thỏa mãn sự đa dạng của nhu cầu bạn đọc Tuy nhiên để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đương đại, văn xuôi đồng tính cần dự tính những đường thoát mà ở đó, việc phản ánh chân dung cộng đồng giới tính thiểu

số phải được bình thường hóa [24, tr.36]

Sau bài báo trên, trong năm 2019, trên Tạp chí Khoa học của Trường Đại học Hải Phòng, số 33, Lê Thị Thủy tiếp tục công bố bài viết Đi tìm cảm quan đồng tính trong một số sáng tác văn xuôi Việt Nam trước cách mạng từ lý thuyết Lệch pha (Queer theory) Ở bài viết này, tác giả tiếp tục khẳng định:

Văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước 1945 viết về đồng tính luyến ái tuy ít về số lượng nhưng thực sự đã đặt ra một vấn đề nghiêm túc về việc

có hay không thứ “cảm quan đồng tính” tồn tại trong lòng nó Với những biểu hiện tâm lý phức tạp và đa dạng của dục cảm biến dị, cảm quan đồng tính trong văn xuôi thời kỳ này cần phải cầu viện đến một lối đọc đặc biệt vốn được khởi xuất từ lý thuyết lệch pha để phát lộ Đi tìm cảm quan đồng tính qua một số trường hợp cá biệt như Sống mòn, Người bán ngọc, Hồn bướm mơ tiên, để xác định về một hình thái dục

Trang 13

tính mạng tư cách thiểu số trong bộ phận văn xuôi trước Cách mạng tháng Tám [25, tr.20]

Tất cả những nghiên cứu cơ bản của Lê Thị Thủy được đúc kết trong luận án Diện mạo văn xuôi viết về đề tài đồng tính từ đầu thế kỉ XX đến nay

do chuyên gia Phân tâm học văn học Đỗ Lai Thúy hướng dẫn và bảo vệ tại Trường Đại học khoa học xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm

2019 [26]

Bên cạnh những bài báo, những công trình viết về đề tài đồng tính trong văn học Việt Nam đã được nêu trên, theo chúng tôi vấn đề này cũng nhận được sự quan tâm của các khóa luận, luận văn, luận án tại các cơ sở đào tạo Năm 2018, khóa luận tốt nghiệp của Lê Thị Ngọc Mai đã tìm hiểu vấn đề Đồng tính nam trong Một thế giới không có đàn bà của Bùi Anh Tấn [15] Công trình Nhân vật trong tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trường Đại học Sư phạm 2 Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Văn học, 2012) của Nguyễn Thị Bích Hạnh [15], Đề tài đồng tính trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại (Trường Đại Sư phạm 1 Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, 2015) của Lê Hải Đăng [9], Diễn ngôn giới trong tiểu thuyết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn (Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Văn học, 2018) của Phan Thị Tình[38], là những công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiểu thuyết đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn nói riêng và văn xuôi hiện đại nói chung Nhưng cũng chưa có cái nhìn toàn diện, bao quát về tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính trong văn học đương đại

Có thể nói, văn học đồng tính vẫn còn là một lãnh địa mới và có những cấm kị nhất định trong nguyên tắc tiếp nhận hiện nay của bạn đọc Tuy nhiên, với những thành tựu bước đầu được khái quát, chúng tôi cho rằng, dòng văn học này vẫn đang vận động chuyển mình một cách mạnh mẽ, sẽ hướng đến

Trang 14

một chu trình phát triển mới trong thời gian tới và có những đóng góp nhất định cho lịch sử phát triển văn xuôi Việt Nam hiện/ đương đại

2.2 Nghiên cứu về nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam hiện đại

Nghiên cứu về nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ hiện đại Việt Nam chưa thật sự được khởi động một cách mạnh mẽ Theo

sự theo dõi của chúng tôi, cho đến nay ngoài một số bài viết của Nguyễn Thị Ngân và một số luận văn, luận án được nghiên cứu, ít nhiều đề cập đến phương diện này

Năm 2010, Vũ Thị Mơ đã thực hiện đề tài Nỗ lực sáng tạo tiểu thuyết của Nguyễn Quỳnh Trang qua 1981 Mặc dù chỉ là khóa luận tốt nghiệp nhưng tác giả đã bao quát được khá nhiều vấn đề trong ý thức sáng tạo nhân vật đồng tính của Nguyễn Quỳnh Trang qua 1981 [23]

Năm 2011, Trần Thư trên báo Tổ quốc online đã công bố bài viết Truyện đồng tính nữ - tồn tại trong định kiến Trong bài viết này, tác giả khảo cứu một số motif nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai, Nguyễn Quỳnh Trang Tác giả đã cho rằng:

Những nhân vật đồng tính trong các sáng tác của Trần Thùy Mai, Nguyễn Quỳnh Trang đều không có tên đầy đủ, nó chỉ như một cái ký danh để phân biệt Mỗi người có một hoàn cảnh khác nhau, thân phận

và con đường đi khác nhau, một cô giáo, một cô gái quán bar, một cô gái mắc căn bệnh thế kỉ và thậm chí là một tội phạm giết người Họ bước vào trang sách của anh rất tự nhiên như chính cuộc đời thực của họ Những mẩu chuyện ngắn của Nguyễn Thơ Sinh mang đến cho người đọc những khắc khoải và uẩn khúc về cuộc đời của những nhân vật khiến cho độc giả không thể nguôi nỗi ám ảnh…[37]

Trang 15

Năm 2012, trong kết quả nghiên cứu của luận văn Nhân vật trong tiểu thuyết viết về đề tài đồng tính của Bùi Anh Tấn do Nguyễn Thị Bích Hạnh thực hiện tại trường Đại học sư phạm 2 Hà Nội [15] Mặc dù không phải là đối tượng nghiên cứu, song trong quá trình so sánh để làm nổi bật hệ thống nhân vật đồng tính trong sáng tác của Bùi Anh Tấn, tác giả có thực hiện một

số so sánh giữa nhân vật đồng tính trong sáng tác của Bùi Anh Tấn với một số nhà văn nữ như Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trần Thùy Mai

Năm 2014, trên trang Văn nghệ online, Nguyễn Thị Kim Hảo đã công

bố bài viết Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Sông của Nguyễn Ngọc Tư

Ở bài viết này, tác giả đã khẳng nhận vấn đề về phức cảm đồng tính Tác giả cho rằng:

Với tiểu thuyết Sông, đây là lần đầu tiên Nguyễn Ngọc Tư đưa vấn

đề đồng tính vào tác phẩm của mình Khác với những nhà văn khác như Bùi Anh Tấn, Phạm Thị Hoài…, Nguyễn Ngọc Tư đã tiếp cận mảng này chủ yếu về mặt tinh thần, về nội tâm con người, về những suy nghĩ và dằn vặt của nhân vật chứ không hoàn toàn khai thác những gì thuộc về thân xác và nhục cảm “Khi viết Sông, nhiều bạn cũng đã hỏi tôi tại sao không đi sâu vào sex, nhục dục, nhưng tôi nghĩ đồng tính không chỉ có sex Họ cũng có ẩn ức khác, những mối quan tâm xã hội, có đời sống rất bình thường Viết về đồng tính đâu cứ phải sex Khi nhà văn đào sâu tâm

tư, ẩn ức của họ cũng rất hấp dẫn” Nguyễn Ngọc Tư chia sẻ [47]

Trong bài viết Đề tài trong tiểu thuyết các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

từ góc nhìn giới đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Huế (Tập 128, số 6A, 2019) [24], Nguyễn Thị Ngân đã khẳng định những đóng góp của các nhà văn

nữ đối với văn xuôi viết về đề tài đồng tính Trong bài viết này, Nguyễn Thị Ngân đã đặt vấn đề về việc xây dựng các nhân vật đồng tính trong sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Quỳnh Trang, Trần Thùy Mai, Nội dung

Trang 16

nghiên cứu trực tiếp đến vấn đề nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ đương đại được Nguyễn Thị Ngân thể hiện qua bài viết Nhân vật nữ trong tiểu thuyết của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn giới đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 9, số 1 năm

2019 Ở bài viết này, tác giả nhấn mạnh:

Nhân vật văn học là phương diện thể hiện quan niệm nghệ thuật và

lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn về con người Trong tiểu thuyết đương đại Việt Nam, các nhà văn nữ đã khắc họa một thế giới nhân vật như là một

mã nghệ thuật để khẳng định nữ quyền Ở đó, người phụ nữ trở thành đối tượng thẩm mĩ trung tâm Dấu ấn nữ quyền trong tiểu thuyết nữ thể hiện

ở việc gìn giữ và khẳng định được cá biệt nữ, sự sáng tạo khác biệt trong tương quan với “nam quyền” Từ góc nhìn giới, với sự hóa thân, các nhà văn nữ thấu cảm bi kịch phụ nữ, chối bỏ định kiến giới - nguyên nhân của bất bình đẳng giới, đồng thời khẳng định thiên tính nữ và khẳng định bình quyền [25, tr.54]

Nhìn chung, việc tìm hiểu về thế giới nhân vật đồng tính trong các sáng tác của các nhà văn nữ hãy còn là một mảnh đất màu mỡ cho những ai quan tâm đến vấn đề này Tuy nhiên để có thể khảo cứu một cách đầy đủ vấn đề này, theo chúng tôi cần phải tiếp cận theo hướng liên ngành về phân tâm học văn học, lý thuyết về giới trong văn học và thi pháp học Đây là một yêu cầu khá lớn, cần có sự đầu tư bài bản của người viết để hoàn thiện nội dung này trong đề án tốt nghiệp

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề án tốt nghiệp là thế giới nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại

Trang 17

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề án là các tập truyện ngắn, tiểu thuyết tiêu biểu viết về đề tài đồng tính của các nhà văn nữ hiện đại như: Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng, Trần Thùy Mai, Nguyễn Quỳnh Trang, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Lý Lan, Đoan Trang, Thuận, Trang Hạ

4 Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu đề án

4.1 Hướng tiếp cận của đề án

Nội dung nghiên cứu của đề tài là những đặc điểm về nhân vật, phương thức xây dựng hệ thống nhân vật đồng tính trong văn xuôi của các tác giả nữ Việt Nam đương đại Do đó, hướng nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo các góc độ tiếp cận theo phân tâm học, lý thuyết về giới và thi pháp học Thông qua các tiểu luận, luận văn, luận án, bài báo đã được công bố nghiên cứu về văn học đồng tính nói chung và nhân vật đồng tính nói riêng của văn học hiện đại Việt Nam, chúng tôi sẽ từng bước tìm hiểu, xây dựng cơ

sở lý thuyết tiếp cận nội dung đề án Đây có thể xem như là cách tiếp cận phân tâm học, lý thuyết giới và thi pháp học đối với các tác phẩm văn học và tác giả nữ trong văn chương đương đại Việt Nam

4.2 Phương pháp nghiên cứu đề án

Để thực hiện đề án này, bên cạnh việc vận dụng những nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu về giới và thi pháp học, chúng tôi cũng đồng bộ sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

4.2.1 Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp này được vận dụng trong quá trình tìm hiểu, thống kê và mô

tả hệ thống tư liệu nghiên cứu về văn học đồng tính và nhân vật đồng tính trong sáng tác văn học đương đại, đặc biệt là sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam

Trang 18

4.2.2 Phương pháp so sánh, đối chiếu

Phương pháp so sánh đối chiếu được sử dụng để tập trung làm rõ những điểm tương đồng và dị biệt trong thế giới sáng tạo của các nhà văn nữ viết về

đề tài đồng tính ở Việt Nam, nhất là ở phương diện xây dựng nhân vật

4.2.3 Phương pháp phân tích nhân vật

Phương pháp này được sử dụng để tập trung phân tích đặc điểm của nhân vật để làm rõ những yếu tố nổi bật trong sáng tác văn xuôi của các nhà văn nữ hiện đại Việt Nam Từ đó khẳng nhận những đóng góp, đổi mới trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học hiện đại nói chung và văn chương đồng tính nói riêng

4.2.4 Phương pháp tổng hợp, khái quát

Tiếp theo các phương pháp được đề cập trên, trong quá trình tìm hiểu nội dung đề án, chúng tôi sẽ vận dụng phương pháp tổng hợp, khái quát hóa để đánh giá hệ thống các nhân vật đồng tính được thể hiện qua các phương diện tiếp cận từ góc độ nội dung và phương thức biểu hiện

5 Những đóng góp của đề án

Đóng góp của đề án được thể hiện qua một số đóng góp như sau:

Tổng quan về văn học đồng tính ở Việt Nam và những biểu hiện, đóng góp của nó đối với đời sống văn học hiện đại

Khái quát những đặc điểm mang tính trội bật của hệ thống nhân vật đồng tính trong các sáng tác văn xuôi tiêu biểu của tác giả nữ Việt Nam đương đại Kết quả nghiên cứu của đề án sẽ góp phần làm phong phú hóa đời sống văn chương và sự vận động tiệm cận với văn học thế giới của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay

Trang 19

Chương 2 MẶC CẢM, ẨN ỨC VÀ HÀNH TRÌNH TRUY TÌM BẢN THỂ CỦA NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Nội dung cơ bản của chương này là khảo sát các đặc điểm tiêu biểu, trội bật của hệ thống các nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ tiêu biểu trong văn xuôi Việt Nam đương đại

Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI CỦA CÁC TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Nội dung nghiên cứu chính của chương này là tập trung làm rõ các phương thức nghệ thuật được sử dụng để xây dựng hệ thống nhân vật đồng tính trong sáng tác của các nhà văn nữ tiêu biểu trong văn xuôi Việt Nam đương đại

Trang 20

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ ÁN Chương 1 ĐỀ TÀI ĐỒNG TÍNH TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM 1.1 Đồng tính – từ hiện tượng đời sống đến đề tài văn học

1.1.1 Đồng tính – hiện tượng đời sống

Trong Kinh Thi có câu: “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, ta có thể suy ra ý của người xưa muốn nói khát vọng tình cảm bao giờ cũng hướng tới người khác giới Theo đuổi, mộng mơ người khác giới hẳn là bản chất của loài người thế mà lại có một số người không muốn theo quy luật bất biến, vĩnh hằng ấy, nghĩa là họ chỉ yêu và khát khao người cùng giới Người ta đặt cho kiểu xu hướng tình cảm này là “đồng tính luyến ái”

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Đồng tính luyến ái” hay

“đồng tính” chỉ việc hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc lâu dài Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thức của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này Đồng tính luyến ái được coi là một dạng trong thang liên tục của thiên hướng tình dục Thực tế, “đồng tính” khá phức tạp, có nhiều kiểu, dạng, loại và cách gọi khác nhau

“Lesbian” (đọc ngắn là “Les”): chỉ người đồng tính nữ “Les” lại chia làm nhiều kiểu: “Fem” chỉ những người đồng tính nữ có nữ tính, khó phát hiện là les; “Butch” là những người đồng tính nữ có nam tính, cử chỉ điệu bộ giống đàn ông; “Soft butch” (SB) là từ chỉ một dạng khác của đồng tính nữ,

có bề ngoài và cá tính mạnh mẽ nhưng ở mức độ chừng mực, không cố gắng hết sức nhằm loại bỏ những đặc điểm nữ tính của mình

“Gay” (từ tiếng Anh) là chỉ những người đồng tính nam “Gay” lại chia làm “gay kín”, “gay mở” (bóng lộ) “Gay kín” là những đồng tính nam

có nam tính, rất khó và không thể nhận biết được họ đồng tính nếu họ

Trang 21

không công khai “Gay mở” là những người đồng tính nam ăn mặc, cử chỉ như phụ nữ, họ tự coi mình là nữ giới và nhiều người đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Một cách bình dân, “pêđê” có thể chỉ người đồng tính nam, “ô môi” có thể chỉ người đồng tính nữ Các từ “đồng tính luyến ái”, “gay”, “les” là từ khoa học mang tính chất trung lập song các từ “pêđê”, “bóng lộ”, “hifi”… ít nhiều mang tính xúc phạm

Cụm từ “giới thứ ba” mặc dù không mang tính chất xúc phạm và được dùng phổ biến bởi người dân và báo chí nhưng nó không có định nghĩa rõ ràng và thường để chỉ cộng đồng người đồng tính và người chuyển giới tính một cách không phân biệt

Theo Trần Bồng Sơn, có hai loại người đồng tính: thật và giả Những người đồng tính thật là những người đồng tính bẩm sinh và số người này rất hiếm Theo ông, hầu hết những người đồng tính là giả, tự huyễn tưởng hoặc

bị bạn bè rủ rê để thử nghiệm lối sống mới nhưng cuối cùng cũng trở về với lối sống trước đó

Có nhiều giả thiết về về nguyên nhân tạo nên “đồng tính luyến ái”, trong đó, có hai nguyên nhân được xem là chủ yếu: di truyền học và quá trình phát triển tâm lí

Di truyền học

Bất kỳ tế bào nào của cơ thể loài người đều có 22 cặp nhiễm sắc thể thường và một cặp nhiễm sắc thể giới tính Ở phái nữ, nhiễm sắc thể quy định giới tính là x và x, còn ở nam là x và y Đôi nhiễm sắc thể giới tính này quyết định những khác biệt giữa hai phái, trong đó có bộ phận sinh dục ngoài Bên cạnh đó, bộ não nam và nữ cũng khác nhau Não có một vùng đặc biệt gọi là hạ đồi, tiết ra nội tiết tố có tác dụng kích thích tinh hoàn hay

Trang 22

buồng trứng sản xuất ra nội tiết tố giới tính Trung tâm não còn có trung tâm xác định đối tượng tình dục mà nếu bị trục trặc thì có thể sinh ra chuyện… yêu người cùng phái Zwang (1985) cho rằng có “rối loạn trong cấu trúc của bản năng cố định đối tượng” Cấu trúc này được cho là nằm rất sâu bên trong “hệ não rìa” (limbic system), là một trong những khu vực khó nghiên cứu và ít được hiểu biết nhất của não bộ, nó có nhiệm vụ tạo ra, rồi sau đó cố định “hình ảnh đối tượng”

Có người lại cho rằng mấu chốt của vấn đề lại nằm trong Gen Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng 33% những người anh trai có em đồng tính luyến ái cũng sẽ trở thành đồng tính luyến ái, kể cả khi họ lớn lên trong hai môi trường khác nhau Có trường phái giải thích cho rằng do Hormone: Những người đàn ông có estrogen hoặc phụ nữ có androgen quá mức sẽ có thể bị ảnh hưởng về

cả thể chất và tâm lý Đồng tính luyến ái là do các hormone này Ví dụ, nhiều trường hợp nam (bóng lộ) thích ăn mặc như phụ nữ, dáng đi ẻo lả, giọng

“dẻo”; nữ (butch) thích ăn mặc như con trai, giọng ồ ồ, tính tình mạnh bạo như đàn ông Năm 1993, một nhóm nghiên cứu y học do Dean Harner đứng đầu đã tìm mối liên hệ giữa gen và chứng đồng tính luyến ái Họ tìm thấy một điểm đặc biệt trên nhánh dài của nhiễm sắc thể được truyền từ mẹ sang con và thường gặp ở những người đồng tính luyến ái

Quá trình phát triển tâm lý

Bên cạnh chứng minh đồng tính luyến ái là do di truyền học, không số

ít các nhà tâm lí học chứng minh là do quá trình phát triển tâm lý

Sigmund Freud (nhà phân tâm học nổi tiếng) và rất nhiều nhà tâm lí học khác cho rằng: quá trình hình thành các kinh nghiệm thời thơ ấu của trẻ góp phần định hướng giới tính của trẻ sau này Ông tin rằng những người đồng tính luyến ái vẫn là đồng tính luyến ái khi đã lớn Nhưng ông cũng tin

Trang 23

rằng tất cả người lớn kể cả người có quá trình phát triển giới tính bình thường vẫn có một “khả năng đồng tính” tiềm tàng ở nhiều cấp độ khác nhau

Để tổng kết lại, người ta xem lại tất cả các nghiên cứu về vấn đề này và kết luận lại: các hành vi về giới tính rất khác nhau đối với mỗi người Cũng như trí thông minh, thiên hướng tình dục cũng là một phần hết sức phức tạp

mà khoa học hiện đại đang cố gắng giải thích bằng di truyền học… không thể khẳng định đồng tính hoàn toàn là do các quá trình sinh học, mà là từ từ phát triển qua một quá trình bao gồm các yếu tố sinh lí và tâm lí

Nguồn gốc của “đồng tính luyến ái”

Đồng tính luyến ái đã thực sự trở thành một trong những hiện tượng đời sống phổ biến ở cả phương Đông và phương Tây Khi nghiên cứu lịch sử của nhân loại, các nhà khoa học rất bất ngờ rằng đồng tính đã xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ VI - thế kỉ IV TCN), khi những nền văn minh của loài người bắt đầu nhen nhúm, từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu, đồng tính không còn là chuyện

lạ Nhiều truyền thuyết, nhiều cổ vật miêu tả cảnh quan hệ đồng tính Nổi bật nhất có thể thấy đồng tính hiện diện ở nền văn minh Hy Lạp, La Mã, Ả Rập,

Ba Tư, Trung Quốc, Nhật Bản và thậm chí trong Kinh thánh được xem là một trong những tài liệu cổ xưa nhất cũng nói về đồng tính

Tại cộng hoà Séc, các nhà khoa học đã khai quật được một ngôi mộ cổ của một người đồng tính có niên đại từ 4500 năm đến 5000 năm tại ngay thủ

đô Praha Nhiều nhân vật nổi danh như Socrates, Lord Byron, Leonardo da Vinci,… tương truyền là người đồng tính Vị vua lừng danh Friedrich II đại

đế tức “Friedrich độc đáo” trị vì nước Phổ từ 1740 đến 1786 cũng bị nghi vấn đồng tính luyến ái

Ở Đông Á, tình yêu đồng tính có trong những tài liệu lịch sử xa xưa nhất Đồng tính luyến ái ở Trung Quốc được biết đến với “mối tình cắt tay

Trang 24

áo” (vua Lưu Hân thời nhà Tây Hán vào năm thứ VII TCN yêu mê mệt chàng trai trẻ Đồng Hiền…) Đồng tính luyến ái ở Nhật Bản được biết đến dưới dạng chúng đạo shudo hay nam sắc nanshoku (những từ bị ảnh hưởng từ văn chương Trung Quốc) được ghi nhận từ hơn một nghìn năm và từng là một phần trong đời sống phật giáo và truyền thống Samurai Văn hoá tình yêu cùng giới làm truyền thống hội hoạ và văn chương cũng được tôn vinh Truyện kể Genji là một trường thiên tiểu thuyết của Murasaki Shikibu cũng đề cập đến mối quan hệ này

Trong lịch sử Việt Nam rất hiếm có trường hợp được ghi nhận mặc dù trong thế kỷ XVI, XVII có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông… Ngoài

ra, sách sử có chép rằng vua Khải Định tuy có 12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông

Như vậy, không phải bây giờ mới có đồng tính mà đồng tính đã xuất hiện từ rất lâu Nói bây giờ đồng tính nhiều hơn do lây lan là “oan” cho người đồng tính vì các nhà khoa học nghiên cứu được rằng luôn có một tỉ

lệ đồng tính nhất định trên tổng dân số (trung bình khoảng 5%) Chính vì thế dân số tăng thì tỉ lệ đồng tính cũng phải tăng theo Mặt khác, thời đại ngày nay, công nghệ phát triển, nhận thức thoáng hơn thì nhiều người đồng tính “công khai” hơn trước kia

Quan điểm xã hội đối với hiện tượng đồng tính luyến ái

Do những thành kiến và phân biệt đối xử, thậm chí ngay cả phỉ báng, khinh rẻ, kết tội trong nhiều xã hội, nhiều cộng đồng mà nhiều người đồng tính luyến ái phải chịu áp lực, tủi hổ và đau khổ

Trong thế kỷ XX, Đức quốc xã đã cho hành quyết những người đồng tính luyến ái vì cho rằng họ đe dọa sự nam tính và làm dơ bẩn “giống nòi Aryan” Năm 1950, hàng trăm người bị sa thải vì là đồng tính trong một chiến

Trang 25

dịch có tên là “Nỗi sợ hoa oải hương” của M.Carthyism Hiện nay, khi xã hội

đã cởi mở hơn, quyền cá nhân càng được tôn trọng hơn thì thái độ của xã hội đối với những người đồng tính luyến ái không còn quá nghiệt ngã Ở Việt Nam, nhìn chung thái độ của xã hội đối với đồng tính luyến ái là kỳ thị ở các mức độ khác nhau hoặc không thể hiện thái độ rõ ràng như phớt lờ, không quan tâm Những định kiến về đồng tính luyến ái vẫn còn khá phổ biến trong

xã hội Việt Nam Mặc dù pháp luật không cấm cản nhưng đề tài đồng tính luyến ái bị xem là không bình thường, bị nhiều người xa lánh

1.1.2 Đồng tính – đề tài văn học

* Văn học đồng tính trên thế giới

Thực tế là xã hội từ xưa đến nay luôn có những con người đồng tính Nó như một sự hiện hữu đặc thù của con người (và cả loài vật), có bản chất tự nhiên, tồn tại ngay từ khởi thủy cùng với sự có mặt của con người trên trái đất Trong lịch sử, đồng tính luyến ái được ghi chép ở nhiều nền văn hóa và được ca tụng hoặc lên án vì mỗi xã hội có những chuẩn mực tình dục khác nhau

Từ thời cổ đại, chúng ta có thể thấy những huyền thoại đề cập đến chuyện đồng tính hoặc quan hệ của những người cùng giới Thần thoại Hy Lạp đã từng đề cập đến nhân vật Thần gió Tây Zephyrus Mặc dù đã có nhiều

vợ và nhiều con nhưng Zephyrus vẫn say mê chàng hoàng tử Hyacinth người Spartan Tuy nhiên, Hyacinth lại tôn thờ thần Apollo Quá tức giận và ghen tuông, Zephyrus đã dùng đĩa ném vỡ đầu Hyacinth Khi chết đi, máu của Hyacinth biến thành cây hoa dạ hương

Hy Lạp cổ đại cũng là nơi hiện tượng luyến ái đồng tính phổ biến Ngay

cả các triết gia, học giả nổi tiếng thời kỳ này cũng không thể chối bỏ hiện tượng này Có thể thấy điều đó qua cách miêu tả tiểu sử của Socrates, Platon,

Trang 26

Aristote với các môn đệ của họ Thậm chí Hoàng đế Hy Lạp còn cho phép binh sĩ của mình quan hệ đồng tính Hoàng Tùng khi nghiên cứu về văn học đồng tính đã viện dẫn một tác phẩm tiêu biểu viết về hiện tượng đồng tính giai đoạn này: Trong tác phẩm Lịch sử có thật (True History) của nhà văn người Hy Lạp Lucian (120 - 185) được coi là tác phẩm đầu tiên đề cập đến chuyện tình yêu của những người nam đồng tính Cốt truyện kể về nhân vật chính, bị cơn bão cuốn lên mặt trăng và chứng kiến cuộc chiến tranh giữa cư dân mặt trăng và cư dân mặt trời Nhân vật chính (nam giới) sau những chiến công trên chiến trường đã được vua mặt trăng chọn làm con rể bằng cách cho lấy… con trai của nhà vua Điều này cũng dễ dàng tìm thấy trong truyền thống tính dục châu Á Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng cuốn sách hướng dẫn tình dục tối cổ của Ấn Độ - Kamasutra đã có đề cập đến hình thức tính giao đồng giới Người Trung Hoa với sự phát triển của thuật “phòng trung” trong lịch sử đã để lại những tư liệu đáng kinh ngạc về tình dục cũng như tình dục đồng giới

Tuy nhiên, văn học viết về đề tài đồng giới cũng phải chịu nhiều sóng gió như chính thân phận những con người mà nó miêu tả Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, đồng tính bị coi là chủ đề cấm kỵ nghiêm ngặt Mãi sau này, hiện tượng đồng tính mới xuất hiện trở lại một cách dè dặt trong các tác phẩm văn học Carmilla (tác giả Sheridan Le Fanu) là tác phẩm đề cập đến quan hệ đồng tính nữ đầu tiên, thể hiện ở hình tượng những cô gái bị biến thành ma cà rồng và có hành vi sex với người đồng giới Trong khi đó, tiểu thuyết Bức tranh của Dorian Gray (The Picture of Dorian Gray) của nhà văn danh tiếng Oscar Wilde đã khiến độc giả đương thời sốc nặng với những cảnh quan hệ đồng tính dày đặc Tiểu thuyết Tiếng trống khác - A Different Drum (tác giả Chris Davidson) cũng kể về tình yêu phát sinh giữa hai chàng lính Yankee và lính Liên Bang ở hai chiến tuyến trong cuộc nội chiến Mỹ

Trang 27

Những tác phẩm đồng tính có thể gây ra vô số rắc rối cho tác giả Nhà văn Radclyffe Hall, người viết cuốn sách đồng tính nữ đầu tiên có tên Giếng

cô đơn (The Well of Loneliness,1928) Sau đó, ông đã phải hầu tòa vì đã mô tả những hành động trái tự nhiên giữa nữ giới (unnatural practices between women) Cuốn sách bị cấm tại Anh hàng thập kỷ sau đó Trong khi ở Mỹ, cuốn sách thoát khỏi kiểm duyệt, trở thành cuốn sách dẫn đầu cho làn sóng viết về đồng tính nữ sau này Xem ra, phong trào đấu tranh nữ quyền không chỉ gắn với việc giải phóng tính dục ở nữ giới mà còn gắn bó mật thiết với việc đưa tính dục đồng tính nữ vào văn chương

Cho đến giữa thế kỷ XX, đề tài đồng tính vẫn chỉ được đề cập đến một cách khá dè dặt Tuy nhiên, không ít tác giả cũng đã bắt đầu có những tác phẩm chất lượng về đề tài này Tác phẩm Doanh trại Nữ (Women’s Barracks, Tereska Torres) lấy đề tài là một nhóm nữ binh sĩ có quan hệ trên mức tình cảm với nhau tại London trong Thế chiến II Cuốn sách đã được bán ra hơn bốn triệu bản, trở thành cuốn sách bán chạy nhất năm 1952 tại Anh Tuy nhận khá nhiều lời chỉ trích nhưng chất lượng cuốn sách đã khiến giới phê bình không thể phủ nhận giá trị Nhà phê bình Donna Allegra đã phát biểu: “Tại sao phải ngại ngùng khi đó là một phần hiện thực xã hội?”

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của những hoạt động nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, người đồng tính dần được sự chấp nhận mạnh mẽ hơn từ xã hội và dư luận Cùng với đó, văn học với đề tài đồng tính đã trở thành một trào lưu khá mạnh mẽ, đồng thời nó cũng gây ra không ít tranh cãi

Trong văn học phương Tây, tác phẩm “Lịch sử có thật” (True History) của nhà văn Hy Lạp Lucian (120 - 185) được coi là tác phẩm đầu tiên đề cập đến chuyện tình yêu của những người đồng tính nam Cốt truyện kể về nhân vật chính bị cơn bão cuốn lên mặt trăng và chứng kiến cuộc chiến tranh giữa

cư dân mặt trăng và cư dân mặt trời Nhân vật chính (nam giới) sau những

Trang 28

chiến công trên chiến trường đã được vua mặt trăng chọn làm con rể bằng cách cho lấy con trai nhà vua

Tuy nhiên trong suốt thời kỳ trung cổ, đồng tính bị coi là chủ đề cấm

kỵ nghiêm ngặt Mãi sau này, hiện tượng đồng tính mới xuất hiện trở lại một cách dè dặt trong các tác phẩm văn học

“Carmilla” của Sheridan le Fanu là tác phẩm đầu tiên đề cập đến quan

hệ đồng tính nữ, thể hiện ở hình tượng người con gái bị biến thành Ma cà rồng và có hành vi sex với người đồng giới

Trong khi đó, tiểu thuyết Bức tranh của Dorian Gray - The picture of Dorian Gray của nhà văn danh tiếng Oscar Wilde đã khiến độc giả đương thời shock nặng với cảnh quan hệ đồng tính dày đặc

Tiểu thuyết Tiếng trống khác - A Different Drum của Chris Davidson cũng kể về tình yêu phát sinh giữa hai chàng lính Yankee và lính liên bang ở hai chiến tuyến trong cuộc nội chiến Mỹ

Cho đến thế kỉ XX, có không ít tác giả cũng đã bắt đầu có những tác phẩm chất lượng về đề tài này Văn học về đề tài đồng tính đã trở thành một trào lưu khá mạnh mẽ, nhiều tác phẩm làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới

Tiểu thuyết Annie trong tâm trí tôi - Annie on My Mind của nhà văn nữ người Mỹ Nancy Garden, xuất bản năm 1982 là một câu chuyện tình đầy tinh

tế và nhạy cảm về tình bạn, tình yêu, về định kiến và những lực cản xã hội

Nữ văn sĩ Nancy đã tỏ ra đồng cảm với nỗi lòng và tâm trạng của những người đồng tính luyến ái

Tiểu thuyết Cầu vồng trên cao - Rainbow High của Alex Sancher nhà văn Mỹ gốc Mexico xoay quanh 3 nhân vật chính: Carillo, Kyle Meeks và Nelson Glassan Họ đều là những học sinh cấp ba, tình cờ gặp nhau trong

Trang 29

cuộc phiêu lưu của những người “gay” trẻ vào dịp đầu năm học cuối Ba nhân vật, ba tính cách khác nhau, ba số phận và những mối tình “gay” đan chéo Không kết thúc câu chuyện bằng một kết cục có hậu cũng không quá tuyệt vọng, Cầu vồng ở trên cao là bức chân dung chân thực và trầm lắng về đời sống của các bạn “gay” tuổi teen Và dù bạn bị “gay” hay bất kì một ai đó, Rainbow High sẽ khiến bạn cùng khóc, cùng cười, cùng thổn thức với tâm trạng và nỗi niềm của từng nhân vật trong suốt chiều dài hơn 270 trang viết của nhà văn

Cùng với những tiểu thuyết trên, Những chàng trai vùng thị trấn Common - Common Sons của Ronald L Donghe (Mexico) cũng là một trong những tiểu thuyết về đồng tính làm say mê hàng triệu độc giả trên thế giới thế

kỷ XX, XXI Được phát hành lần đầu tiên vào năm 1989 với gần 400 trang, Common Sons đã nhận được nhiều lời khen ngợi và tán thưởng từ phía độc giả và giới chuyên môn bởi “Tác phẩm tiêu biểu điển hình về lớp gay trẻ tuổi thời đại ngày nay…” Tạp chí Outlook đã nhận xét: Common Sons là “câu chuyện tình đầy cảm động giữa hai chàng trai trẻ (Joel và Tom) Một cuốn tiểu thuyết rất hay và khó có thể dừng lại khi bạn đang đọc…” Với gần 400 trang, Những chàng trai vùng thị trấn Common là bức thông điệp về sự tự khám phá bản thân của con người, về tình yêu, khát vọng “coming out” (nói thẳng) và tìm đến vươn tới lẽ phải để đối mặt với sự căm thù và nỗi bất hạnh

Sự phát triển của văn học với đề tài đồng tính ngày càng “bùng phát”, thu hút được sự chú ý của khá nhiều độc giả Gs.Stephanie Fôte, đại học Illinois phát biểu: “Những tác phẩm đồng tính có những giá trị nhất định bởi chúng có độc giả riêng Chúng cũng giúp xã hội thay đổi nhận thức về người đồng tính Đồng thời, nó cũng là thông điệp gửi đến những người đồng tính: các bạn không cô đơn!”

Trang 30

Ngoài những tác phẩm kể trên, có thể kể đến John kỳ lạ - Odd John của Olaf Stapledon, Thế giới biến mất - The World Well Rost của Sturgeon Năm

1964, cuốn Sa mạc trái tim - Derert of the Heart của Jane Rule và cuốn Nghe thấy tiếng hát của những nàng tiên cá - Mrs Stevens Hears the Mermaids Singing của bà Stevers là hai cuốn sách về đề tài đồng tính đầu tiên được giới xuất bản chính thống ở Mỹ xuất bản ở dưới dạng bìa cứng Tác phẩm Nữ đàn ông - The Female Man (Joanna Russ) được độc giả đón nhận nồng nhiệt, đưa

vị trí của Russ lên hàng “bà hoàng văn học đồng tính”…

Trong văn học phương Đông, cùng với phong trào đấu tranh về bình đẳng giới, sự “bùng phát” của dòng văn học đồng tính ở châu Âu, các nước phương Tây, ở Đông Á cũng xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đề tài đồng tính, tiêu biểu là ở Trung Quốc và Nhật Bản

Ở Trung Quốc: văn học viết về đồng tính luyến ái xuất hiện trước thời Minh, thịnh hành và phát triển hơn cả là ở thời Minh - Thanh với những tác phẩm: Biện nhi thoa, Long dương dật sử, Nghi hương xuân chất, Phẩm hoa bảo giám, Đông cung, Tây cung, Kim bình mai (tương truyền của Vương Thế Trinh), Liêu trai chí dị (Bồ Tùng Linh), Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử)…

Nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và trình chiếu ở nước ngoài (Đông cung, Tây cung)

Cuối niên đại 90 của thế kỷ XX, văn hoá đồng tính ngày càng nở rộ ở Trung Quốc và những tác phẩm văn học đồng tính luyến ái bắt đầu khai hoa kết trái ở quốc gia này Những tác phẩm tiêu biểu cho giai đoạn này có Ngói

vỡ (Tô Đồng, Nhà xuất bản Văn nghệ Trường Giang, 1997), Góc xấu đăng trường và Giường rẻ quạt hoa hồng (Thôi Tử Ân, Nxb Hoa Thành, 1998), Ngày tháng si mê, (Cách Tử, Nhà xuất bản Văn nghệ Xuân Phong, 1999)

Trang 31

Ngoài ra còn xuất hiện nhiều tác phẩm viết về đồng tính trên mạng cũng được lưu truyền và đón nhận

Ở Nhật Bản cũng xuất hiện nhiều nhà văn viết về đề tài này, tiêu biểu là nhà văn Haruki Murakami với tiểu thuyết mang tên Người tình Sputnik Đây

là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Murakami đi sâu vào thế giới đồng tính nữ nhưng Người tình Sputnik trước hết là một ẩn dụ đẹp và da diết buồn về sự cô độc của kiếp người, về sự mất đi và tìm kiếm vô vọng cái tôi đích thực

Có thể thấy, đề tài đồng tính trên thế giới đã có một diễn trình phát triển khá lâu dài và được khai thác từ rất sớm Từ phương Đông đến phương Tây, đề tài đồng tính luôn gợi lên những điều lý thú khiến các nhà văn quan tâm sáng tác và đã để lại những thành tựu lớn

* Văn học đồng tính tại Việt Nam

Tại Việt Nam, văn học đồng tính xuất hiện khá muộn so với thế giới Nhắc đến “đồng tính”, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là một lĩnh vực “nhạy cảm” hoặc cho đó là dung tục, tầm thường mà bỏ qua

Ngược dòng thời gian, trường hợp điển hình cho sự đảo trang trong văn học Việt Nam là sự tích Quan Âm Thị Kính, đây cũng là khuôn mẫu cho một

số biến tác hiện đại khá lý thú đi đôi với sự đảo vị giới tính trong các cuốn tiểu thuyết lãng mạn của Lê Hoằng Mưu, Người bán ngọc, Hồn bướm mơ tiên (1932) của Khái Hưng giữa hai nhân vật Lan và Ngọc

Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng đã xuất hiện một số tác phẩm

về đề tài này dù còn lẻ tẻ, rải rác, tế nhị mang tính ẩn dụ qua các hình tượng nghệ thuật

Nhà thơ Xuân Diệu nổi tiếng chủ yếu qua thơ tình của ông và bài thơ Tình trai được xem là một trong những phát ngôn sớm nhất về tình yêu đồng tính nam trong văn học Việt Nam hiện đại Ngoài ra, Xuân Diệu cũng có các

Trang 32

bài thơ khác cũng viết về đề tài này như: Em đi, Biển… (Bài thơ tặng mối tình trai của ông và Hoàng Cát) “Trong tập văn xuôi ít biết đến hơn vào năm 1939

là Phấn thông vàng có một truyện ngắn là Chó mèo hoang, những con vật lạc loài được dùng làm ẩn dụ khó lầm cho những con người biến dị và lạc loài trong thế giới tình dục dị tính quy phạm” [48]

Nhà thơ Huy Cận cũng có một số bài thơ như Vạn lý tình, Mai sau, Ngủ chung thấp thoáng đề cập đến vấn đề đồng giới Bài Ngủ chung tả cảnh ngủ chung của học trò cùng phái tính, giữa những người bạn trai với nhau với nhiều ngôn từ, hình ảnh “không bình thường” Có lẽ, cùng với bài Tình trai của Xuân Diệu, bài Ngủ chung này của Huy Cận là những bài thơ tiêu biểu cho chuyện đồng tính luyến ái ở Việt Nam

Đến văn học đương đại, trong khoảng 15 năm trở lại đây, đề tài đồng tính đã bắt đầu được khai thác một cách mạnh dạn Nhiều tác giả đã chọn đề tài gai góc này để thử bút Có thể kể ra đây những tác phẩm tiêu biểu như: Một thế giới không có đàn bà (Bùi Anh Tấn, 1999), Les - vòng tay không đàn ông (Bùi Anh Tấn, 2004), Phương pháp của A.C.Kinsey (Bùi Anh Tấn, 2005), Xin lỗi em, anh đã yêu anh ấy (Nguyễn Thơ Sinh, 2007), Song song (Vũ Đình Giang, 2007), “Tôi là les” (Dị bản, Keng, 2008), tự truyện Bóng của Nguyễn Văn Dũng (Hoàng Nguyên, Đoan Trang (ghi), 2008), tự truyện Thành phố không lạc loài của Phạm Thành Trung ( Lê Anh Hoài, (ghi), 2008), Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ, 2008), 1981 (Nguyễn Quỳnh Trang, 2007), Lạc giới (Thuỷ Anna, 2008)… Với những tác phẩm

kể trên, văn học viết về đề tài đồng tính luyến ái đã tạo ra những cơn sóng nhất định trong dòng chảy của văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI và đã nhận được sự phản hồi từ cộng đồng tiếp nhận

Thời đại càng phát triển thì tư tưởng con người càng tiến bộ và văn học đồng tính ngày càng có nhiều không gian phát triển Người ta sẽ bắt đầu nhận

Trang 33

thấy rằng, cuộc sống của chúng ta cần nhiều tác phẩm văn học thể hiện một cách chân thực nội tâm con người Thế giới nội tâm của những người đồng tính rất phong phú và nếu như nhà văn dám bỏ qua những thành kiến thế tục thì sẽ có những tác phẩm văn học đồng tính thành công

1.2 Cơ sở hình thành văn xuôi đồng tính ở Việt Nam

1.2.1 Bối cảnh xã hội và xu hướng đa dạng hóa giới tính

Những năm gần đây, Việt Nam có nhiều chuyển biến phong phú trong đời sống xã hội do ảnh hưởng của xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu rộng rãi về mọi mặt Trần Văn Giàu cho rằng: Giá trị dân tộc và giá trị nhân loại về cơ bản là nhất trí Có nghĩa là sự phát triển của một quốc gia không nằm ngoài sự phát triển của toàn thế giới Từ nhiều chục năm trước ở Việt Nam đã có những dự đoán như vậy Và trong xu hướng toàn cầu hoá hiện nay, văn hoá Việt Nam không nằm ngoài sự phát triển của các quốc gia, dân tộc khác trên toàn thế giới Sự phát triển “nội sinh” không có nghĩa là gạt bỏ yếu tố “ngoại sinh” Nguồn gốc của sự phồn vinh và phát triển lâu dài của quốc gia là ở trong văn hóa - trong kho tàng tri thức, đạo đức, tâm hồn, lối sống, nguồn sâu

xa của sự sáng tạo của cá nhân và cộng đồng

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, những dịch chuyển của tâm thế con người

từ truyền thống đến hiện đại, hậu hiện đại đã mang lại những vận động kiến tạo các giá trị mới, nhận thức mới cho con người Chính điều này đã mở ra cơ hội được sống thành thật của những người đồng tính, đồng thời hình thành một tâm lý tiếp nhận mới có khả năng thích nghi với thực trạng “đa khả thể” của hoàn cảnh sinh tồn Người đồng tính được “sống đúng”, “sống thật” hơn trong đời sống xã hội mới Người đồng tính hiện nay cũng như những cá thể khác trong xã hội, phần lớn họ có lối sống tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của xã hội Điều đó giúp họ có thể an nhiên, không mang trong mình những nỗi bất an thường trực hoặc mặc cảm vì tội lỗi của chính bản thân

Trang 34

mình Bởi khi sống đúng với những gì xã hội đặt ra, người đồng tính có thể thở phào nhẹ nhõm đi giữa đám đông, hòa nhập với tất cả mọi người xung quanh Họ có thể sống với chính bản thân mình, sống với tất cả những gì căn cốt nhất của một con người Sống thật sẽ là động lực để người đồng tính tự khẳng định được giá trị chân thật nhất của bản thân Đôi khi, sống thật, làm điều mình thích lại đi ngược với những nghĩa vụ mà cuộc đời đã trao Người đồng tính có thể phải đối mặt với những lời nghịch nhĩ, những cái nhìn thiếu

sự cảm thông, thấu hiểu

Xã hội hiện đại, đại đa số mọi người đều có cái nhìn thoải mái hơn, trân trọng hơn đối với các thành viên trong cộng đồng LGBT Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều có những suy nghĩ thoáng như vậy, vì những định kiến từ xưa xuyên suốt cho đến tận bây giờ Định kiến rằng nam hay

nữ đến tuổi thì phải mang trọng trách, nghĩa vụ ổn định gia đình, yên bề gia thất Chính vì thế một bộ phận thành viên trong cộng đồng LGBT phải

“gồng mình” trên hành trình sống đúng theo những gì xã hội đã đặt để cho chính bản thân họ Cũng như những chú chim mắc kẹt trong chiếc lồng, mải mê tìm kiếm chân trời tự do, họ phải làm tròn trách nhiệm một người đàn ông trong gia đình, một người phụ nữ vun vén cho tổ ấm Bên cạnh

đó, một nhóm khác của cộng đồng LGBT dám đứng lên thẳng thắn khẳng định chính bản thân mình, sống thật với tất cả những bản chất trong chính con người của họ Bỏ ngoài tai những tiêu cực, những định kiến của xã hội, họ tự mình vượt qua những chông gai, những khó khăn để khẳng định bản lĩnh của chính bản thân mình Cùng một hoàn cảnh, nhưng người thì chọn cho mình lối sống đúng, người thì bứt phá mọi rào cản để sống thật với bản ngã của chính mình Theo thời gian, những quan niệm xã hội dần thay đổi, người đồng tính có khả năng được sống đúng và sống thật với bản thân mình

Trang 35

Chính sự cởi mở của quan niệm xã hội, sự thông thoáng trong tư tưởng

và ứng xử giữa người với người mà cộng đồng LGBT đã mạnh dạn tham gia vào sinh hoạt xã hội một cách tích cực đồng thời công khai xu hướng tình cảm thật của mình Họ tự tin và năng nổ trong nhiều hoạt động, họ bộc

lộ sự khéo léo và dấn thân tích cực vào đời sống, nhờ đó họ đạt nhiều thành tựu và đóng góp lớn cho cuộc sống Rất nhiều nhân vật nổi tiếng trong các lĩnh vực xã hội thuộc cộng đồng LGBT Ngày nay, mọi người không còn quá xa lạ khi nhìn thấy những cảnh thân mật giữa những người đàn ông hay những người phụ nữ Mọi người cũng không hề ngạc nhiên khi những người xung quanh mình đột nhiên kết hôn, giới thiệu những người bạn tình đồng giới Nhiều website dành riêng cho người đồng tính đã xuất hiện để

họ tâm sự, chia sẻ, trao đổi thông tin, cất lên tiếng nói bảo vệ mình và mong muốn được xã hội thừa nhận Năm 2005, tại Hà Nội, câu lạc bộ sức khỏe Hải Đăng - mái nhà chung của người đồng tính nam ra đời nhằm thay đổi hành vi tình dục, giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục cho những người đồng tính nam và bạn tình của họ Trong lĩnh vực điện ảnh, xuất hiện một vài bộ phim, kịch nói nói về người đồng tính Trên phương diện pháp luật, tháng 8/2006, Bộ Y tế đã đệ trình Chính phủ dự thảo nghị định cho phép chuyển đổi giới tính

1.2.2 Đời sống văn học

Khác với thời trung đại, ngày nay, văn chương đã không còn là “vườn cấm”, không còn là “địa hạt” chỉ dành cho những đề tài thanh cao, tao nhã mà văn chương đã dung nạp trong nó cả những mảng tối, góc khuất trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn con người Nói theo một cách khác, cuộc sống muôn màu muôn vẻ đã có văn chương để ký thác

Những năm 80 của thế kỉ XX đánh dấu bước chuyển mạnh của văn xuôi với những đề tài nổi lên là gia đình, tình yêu, những vấn đề đạo đức - thế

Trang 36

sự, hướng vào các giá trị nhân bản, mạnh dạn đề xuất những chuẩn mực đạo đức mới phù hợp với thời đại Văn xuôi Việt Nam đương đại so với văn xuôi thời kỳ chiến tranh đã có nhiều chuyển biến mới từ đề tài, cốt truyện, nhân vật, đến thể loại và thi pháp Đó là sự chuyển hướng dần từ tư duy sử thi sang

tư duy thế sự, chuyển từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang chiêm nghiệm, suy tư Ta đã quen cái nhìn rạch ròi thiện – ác, bạn – thù trong thời kỳ trước thì trong văn xuôi đương đại là cái nhìn đa chiều phức tạp về hiện thực và số phận con người Vẫn còn tác phẩm mang tinh thần sử thi nhưng không mấy thành công Đề tài lịch sử đang dần nhường chỗ cho đề tài thế sự và đời tư gắn với nhu cầu công bố kinh nghiệm cá nhân Văn xuôi đã dám nhìn vào những mảnh vỡ, những bi kịch nhân sinh, những mặt tối của cuộc sống bằng cái nhìn trung thực và táo bạo Hiện thực về con người trở nên phong phú nhiều chiều Bên cạnh “con người ý thức” còn có “con người vô thức”, bên cạnh “con người tự nhiên” có “con người tâm linh”, có người “lớn hơn thân phận mình”, lại có người “bé nhỏ hơn tính người của mình” Biết bao vênh lệch trong thói quen, trong chuẩn mực giá trị, biết bao bi kịch chưa hề xuất hiện trong chiến tranh, bao vấn đề bề bộn, phức tạp thời hậu chiến - đó là những bức xúc, nhức nhối mà văn học hôm nay cố gắng phản ánh Nhà văn không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cộng đồng như trước đây Họ phải dựa cả vào kinh nghiệm cá nhân, vào trực giác, lắng nghe những mách bảo của tiềm thức, tìm đến những suy đoán, dự cảm, thậm chí vượt khỏi thói quen và chuẩn mực thông thường khi phản ánh và lý giải hiện thực - cái hiện thực đầy biến

ảo trong muôn ngàn dạng thái của những số phận đời tư, những tình trạng đạo đức xã hội Trong tác phẩm Thời xa vắng, Lê Lựu không chỉ đặt vấn đề nhân cách con người mà còn phân tích tác động ngặt nghèo của hoàn cảnh khiến con người bị hoàn cảnh nhào nặn thành kẻ buông xuôi, không tự định đoạt được cuộc sống của mình Các nhà văn quan tâm nhất tới số phận con người

và bi kịch đời thường của họ, đó là bi kịch giữa khát vọng và thực tại, giữa sự

Trang 37

cố gắng vươn lên và sự bị kìm hãm, giữa nhân bản và phi nhân bản… Những mạch ngầm và ghềnh thác của mỗi phận người trong và sau chiến tranh được khai thác toàn vẹn hơn (Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh); đề xuất những phép ứng xử với lịch sử (Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc - Nguyễn Huy Thiệp), với cuộc sống hiện tại (Mảnh đất lắm người nhiều ma – Nguyễn Khắc Trường); thể hiện thái độ tích cực đối với cuộc đấu tranh tự hoàn thiện nhân cách, phẩm giá con người (Bức tranh - Nguyễn Minh Châu) Khám phá cái thế giới sâu thẳm của con người cá nhân trở thành cảm hứng sáng tạo mạnh

mẽ của các nhà văn Văn xuôi giai đoạn này đã “quan niệm con người cá nhân như một nhân cách, một nhân cách kiểu mới” Đó là những con người vừa có khiếm khuyết, bất toàn; vừa đẹp đẽ, thánh thiện Đặc biệt, các cây bút đã đi vào khám phá con người tự nhiên và những chiều sâu bí ẩn của tâm linh, tiềm thức, vô thức Các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương… đều nhấn mạnh phương diện bản thể tự nhiên của con người, tạo nên tiếng nói đa thanh đầy “hòa âm” và “nghịch âm” trong văn xuôi đương đại

Các nhà văn đã có những cố gắng tìm tòi, có sự cách tân về cả phương diện nội dung lẫn hình thức nghệ thuật làm cho diện mạo văn xuôi trở nên phong phú, đa diện hơn Trong bối cảnh đó của nền văn học, nhà văn đã tìm đến đề tài đồng tính hay đề tài đồng tính đã tìm đến với văn chương? Có lẽ cả hai đã tìm đến với nhau và tìm đến với văn xuôi thì nó “đã hơn, đời hơn”

“Với những dấu ấn của đề tài đồng tính luyến ái trong văn học (tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ, hồi ký,…) các thành tố của đồng tính đang nỗ lực biện minh cho sự hiện hữu của mình Có thể, đó là đốm lửa phía cuối đường hầm của những người đồng tính, văn học viết về đồng tính luyến ái và độc giả có thêm xác tín trước những cáo buộc phản nhân văn hay những ngộ nhận bi quan về một cái kết thảm buồn cho thân phận” [15]

Trang 38

1.3 Văn xuôi của các tác giả Việt Nam đương đại về đề tài đồng tính 1.3.1 Diện mạo

Đề tài đồng tính trong lịch sử văn học Việt Nam có thể nói là một

“người lạ quen biết” bởi theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu, nó đã manh nha từ trong lòng nền văn học folklore Tuy vậy, vì nhiều lý do (chủ yếu là do định kiến văn hóa phương Đông và ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến), vấn đề này vẫn chưa được đánh giá thỏa đáng Nhiều nhà chuyên môn còn phân vân, lưỡng lự khi nhận định liệu có nên coi văn học đồng tính với tư cách một dòng văn học hay không Điều này cũng có nguyên do của nó Thứ nhất, số lượng tác phẩm viết về đề tài đồng tính không nhiều trong tương quan so sánh với các đề tài văn học khác (ví dụ như đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn ), và trong số không nhiều ấy, đôi khi lại lẫn vào những tác phẩm chưa thật sự có giá trị văn học Thứ hai, do cộng đồng LGBT (Lesbian, Gay, Bisexual, Transgender) trong định kiến của số đông vẫn chỉ được xem là một cộng đồng thiểu số Tiếng nói của họ, do đó là tiếng nói thiểu số, dị biệt dễ khiến người ta liên tưởng đến một “ghetto” thời hiện đại Tuy nhiên, đồng tính đã, đang và sẽ trở thành một phần tất yếu của đời sống đương đại, mặc kệ người đời muốn nói gì, làm gì Và văn học (nhất là mảng văn xuôi) viết về vấn đề này kể từ sau dấu mốc 1999 (với sự ra mắt của tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà - Bùi Anh Tấn) đã thực sự khởi sắc, chí ít cũng tạm thời tạo

ra được một trào lưu sáng tác trong giới trẻ còn nối dài đến giờ

Ngọn gió lành mang tên đổi mới thổi vào Việt Nam từ cuối thập niên

80 của thế kỉ trước không chỉ đặt ra những câu hỏi lớn về sự nhận thức chân thực mà còn làm đổi thay những nếp nghĩ xưa cũ, tạo cơ hội cho nhiều mảng

đề tài trong đời sống văn học được lộ diện, tái sinh Văn xuôi (đặc biệt là tiểu thuyết, tự truyện) viết về cộng đồng thiểu số LGBT đúng như nhận định của nhà nghiên cứu trẻ Trần Ngọc Hiếu, đã chuyển sang lộ trình thứ hai là “các tự

Trang 39

thuật công khai thú nhận” [17; tr.96] Kể từ đó tới nay, mảng văn học này đã

đi được một chặng đường gần hai mươi năm (và trong tương lai vẫn còn tiếp tục bước tiếp) Có được sự duy trì đó phần lớn là do tác động từ những thay đổi trong thị hiếu của người tiếp nhận Sự ám thị của bản tính tò mò tập thể được cổ vũ bởi không khí cởi mở, dân chủ đã đưa đồng tính từ một đề tài nằm trong “vùng cấm” vụt trở thành một điểm “hot”, nhạy cảm, thời sự Bùi Anh Tấn là một trong những nhà văn tiên phong, nhanh nhạy nhất đã “gãi” đúng chỗ ngứa của dư luận Chỉ trong một thời gian ngắn, anh liên tiếp tung ra các tác phẩm ít nhiều làm thỏa mãn cơn đói thông tin của một thị trường đa số đang ngập ngừng muốn tìm hiểu về những kẻ đi bên lề mang căn cước giới tính thiểu số ngay cạnh mình Một thế giới không có đàn bà vạch ra những bí

ẩn và góc khuất của những kẻ dị biệt được nhà văn viết dưới dạng tiểu thuyết trinh thám - hình sự có sức thu hút đến nỗi nó được các nhà đạo diễn chọn ngay để chuyển thể sang một seri phim truyền hình dài tập Những tác phẩm sau đó như Les - vòng tay không đàn ông, Bí mật hậu cung, Bướm đêm, Thám

tử yêu, Cô đơn, Phương pháp của A.C Kinsey khi ra mắt cũng được độc giả đón nhận nhiệt liệt, tuy rằng khách quan mà nói, ở một vài chỗ khi mải đuổi theo việc dẫn giải, Bùi Anh Tấn dễ để lộ những “cố tật”, đó là “thích trích dẫn nhiều sách vở vào tiểu thuyết, khiến người đọc dễ bị lạc vào mê hồn trận

lý thuyết mà quên đi nhân vật và cốt truyện” (Thạch Biền, 2005) Mặc dù thế, Bùi Anh Tấn vẫn là một tên tuổi được mong đợi và kỳ vọng trong sứ mệnh liên thông cộng đồng LGBT với thế giới

Sau phát súng mở màn năm 1999 của Bùi Anh Tấn, thị trường văn xuôi

đề tài đồng tính sôi nổi hẳn lên với một loạt tên tuổi: từ Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Thơ Sinh, Vũ Đình Giang, Nguyễn Ngọc Thạch đến Nguyễn Quỳnh Trang, Thủy Anna, Angry Chuột Đáp ứng sự đa dạng của nhu cầu đọc, các tác giả trẻ cũng có những cách xử lý khác nhau đối với đề tài mà mình lựa

Trang 40

chọn Nếu như Bùi Anh Tấn luôn xem xét vấn đề trong thuộc tính hai mặt thì các cây bút đàn em của anh lại thiên về sự tỏ bày những bất hạnh của các thân phận LGBT như một tiếng kêu khẩn thiết trước thái độ ghẻ lạnh, hắt hủi của cộng đồng Cùng viết về một phận người, khi Trần Thùy Mai, Nguyễn Thơ Sinh, Trang Hạ, Nguyễn Ngọc Tư chọn cách miêu tả nhẹ nhàng, không giật gân, gây sốc thì những trang văn của Nguyễn Đình Tú, Vũ Đình Giang, Nguyễn Ngọc Thạch, Hoàng Nguyên, Đoan Trang lại cuốn hút bởi sự khốc liệt, dữ dội và đầy trăn trở

Nhìn lại cục diện phát triển của văn xuôi về đề tài đồng tính trong bối cảnh đương đại, dễ nhận thấy có hai xu hướng sáng tác mang sắc thái đối lập:

xu hướng thứ nhất, tạm gọi là xu hướng tả chân, thường thấy ở những cây bút nam, hoặc chứng kiến hoặc kể câu chuyện của chính đời mình, sẵn sàng cho

dư luận thấy độ gai góc, vật vã, bi thương của những kẻ dám cãi lại mệnh trời,

do đó, rất ám ảnh Nháp (Nguyễn Đình Tú), Đời Callboy, Chuyển giới (Nguyễn Ngọc Thạch), Lạc giới (Thủy Anna), Bóng (Tự truyện của Nguyễn Văn Dũng do Hoàng Nguyên, Đoan Trang chấp bút), Tôi là Gay (Angry Chuột) thuộc về trường hợp này Xu hướng thứ hai, tạm gọi là xu hướng tình cảm, không đặt nặng vấn đề tình tiết, sự kiện, không có các khúc đoạn bạo liệt mà quan tâm nhiều đến thế giới nội tâm nhân vật Xu hướng này thường lồng ghép hoặc coi LGBT chỉ như một nhánh phụ trong một chủ đề rộng lớn hơn Chủ đề ấy có thể là các vấn đề mà lớp người trẻ phải đối mặt trong xã hội hiện đại: sự khao khát khẳng định bản thân, sự đổ vỡ tổn thương bên trong tâm hồn hay các căn bệnh tâm lý “kỳ lạ” đang có xu hướng lan rộng một cách chóng mặt Bầy thú bông của Quỳnh (Trần Thùy Mai), Những đốm lửa trên vịnh Tây Tử (Trang Hạ), Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam), Sông (Nguyễn Ngọc Tư) là những đại diện điển hình cho xu hướng viết này

Ngày đăng: 25/03/2024, 14:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w