1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của nguyễn trí huân và đỗ tiến thụy

93 17 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy
Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Linh
Người hướng dẫn TS. Ngô Thu Thủy
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

1.2 Chọn đề tài “Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy” người viết xuất phát từ thực tế: Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 đã có những phương di

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ NGUYỆT LINH

NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN

VÀ ĐỖ TIẾN THỤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGUYỆT LINH

NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng % Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Nguyệt Linh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Ngô Thu Thủy, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Học viên

Nguyễn Thị Nguyệt Linh

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Cấu trúc đề tài 10

NỘI DUNG 11

Chương 1: KIỂU NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG, NHÀ VĂN NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ ĐỖ TIẾN THỤY TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 11

1.1 Giới thuyết về văn học chấn thương 11

1.2 Kiểu nhân vật chấn thương trong dòng chảy văn học Việt Nam 13

1.3 Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Đỗ Tiến Thụy và những tiểu thuyết đặc sắc 17

1.3.1 Nhà văn Nguyễn Trí Huân 17

1.3.2 Nhà văn Đỗ Tiến Thụy 23

Tiểu kết chương 1 28

Chương 2: BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ ĐỖ TIẾN THỤY 29

2.1 Kiểu nhân vật chấn thương do những kí ức kinh hoàng về chiến tranh 29

2.2 Kiểu nhân vật chấn thương do bi kịch của tình yêu 38

2.3 Kiểu nhân vật chấn thương tâm lý, sản phẩm của sự biến đổi thời đại 46

Tiểu kết chương 2 49

Trang 6

Chương 3: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG CỦA TIỂU THUYẾT

NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ ĐỖ TIẾN THỤY 50

3.1 Điểm nhìn trần thuật và ngôi kể 50

3.1.1 Người kể chuyện ngôi thứ nhất và những cái tôi kể chuyện trong tiểu thuyết Đỗ Tiến Thụy 50

3.1.2 Người kể chuyện ngôi thứ ba và sự dịch chuyển điểm nhìn trong tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân 59

3.2 Không gian và thời gian nghệ thuật mang những ám ảnh chấn thương 61

3.2.1 Không gian đời tư và những vết thương trong tâm hồn 61

3.2.2 Thời gian tâm lí và những kí ức kinh hoàng 66

3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật 69

3.3.1 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm tái hiện ám ảnh chấn thương 69

3.3.2 Giọng điệu trần thuật 75

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong sự vận động chung của nền văn học dân tộc, tiểu thuyết Việt

Nam ra đời, từng bước trải qua những thăng trầm và thu được một số thành tựu,

tiêu biểu là sự ra đời của hàng loạt các tiểu thuyết nổi tiếng như Nỗi buồn chiến

đổi mới, tiểu thuyết hầu như đã gặp được mảnh đất màu mỡ để ươm lên những mầm sáng tạo mới Vì vậy, nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam sau chiến tranh, với đối tượng chính là các tác phẩm văn học thời kỳ này, đề tài hứa hẹn sẽ thu được những kết quả giá trị

Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 xuất hiện những tên tuổi lớn như: Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Trí Huân, Khuất Quang Thụy, Lê Lựu,… với đề tài chủ yếu là hình tượng người lính và hiện thực chiến tranh Là đề tài quen thuộc và nổi bật trong văn học Việt Nam, không chỉ trong thời chiến mà ngay khi hòa bình, đề tài này vẫn có tính thời sự, luôn thu hút đông đảo nhà văn và vẫn có sức hấp dẫn đối với công chúng Hiện thực chiến tranh trong các tác phẩm của các nhà văn là kết tinh của sự từng trải, của sự dày công tích lũy tư liệu, của cái nhìn về cuộc chiến khách quan, chân thực và nhân văn Tất cả đã tạo nên một diện mạo mới cho tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975

1.2 Chọn đề tài “Kiểu nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Nguyễn

Nam sau năm 1975 đã có những phương diện đổi mới so với dòng văn học thời

kì trước đó Trước năm 1975, văn học chủ yếu mang tính sử thi, ngợi ca, các tác phẩm mang hơi thở anh hùng ca, đầy khí thế và cổ vũ cách mạng Có thể kể

đến các tác phẩm như: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô

(Nguyễn Huy Tưởng), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Sau năm

1975, khi văn chương trở lại với đúng bản chất vốn có của nó thì đề tài trong

Trang 8

các sáng tác dần thay đổi, tiêu biểu là sự xuất hiện của kiểu nhân vật chấn thương Dòng tiểu thuyết hậu chiến nở rộ với khối lượng tác phẩm lớn, đa dạng thể loại, các tác giả tập trung miêu tả bi kịch của con người hậu chiến, những mất mát do chiến tranh gây ra, cùng với đó là sự thay đổi về đề tài, tư tưởng và nghệ thuật thể hiện

1.3 Trong tiểu thuyết viết về chiến tranh giai đoạn này, hiện thực lịch sử

được nhìn đa chiều và từ bên trong sâu thẳm tâm hồn con người Gương mặt

của chiến tranh hay gọi cái tên khác là “nhân vật chấn thương” hiện lên qua

những số phận cá nhân như Quy trong Chim én bay, nữ du kích chuyên làm nhiệm vụ tiêu diệt những tên ác ôn, phản bội, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh,

người lính từ chiến trường Tây Nguyên trở về viết văn trong nỗi ám ảnh chiến

tranh không dứt, hay Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, chiến sĩ quân Giải phóng

vùng ven Sài Gòn thất bại thảm hại trong đời sống hiện tại và lội ngược dòng

ăn mày dĩ vãng Tất cả đã tạo nên cái nhìn mới mẻ về nhân vật chấn thương – một điểm mới của tiểu thuyết Việt Nam viết về chiến tranh sau năm 1975

1.4 Tác giả Nguyễn Trí Huân là một cây bút tiêu biểu cho dòng văn học

thời kì hậu chiến viết về đề tài chiến tranh Tên tuổi của Nguyễn Trí Huân

thường được nhắc đến gắn liền với tác phẩm “Năm 1975 họ đã sống như thế”,

“Chim én bay” Mặc dù không viết nhiều thể loại nhưng những sáng tác của

ông đã góp phần làm phong phú thêm mảng văn học thời kì hậu chiến Với vốn sống phong phú cùng những trải nghiệm của bản thân, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Trí Huân đã mang đến cho văn chương hậu chiến những quan niệm mới mẻ, nhân văn về chiến tranh và số phận con người

Đỗ Tiến Thụy là một cây bút quan trọng trong dòng chảy của văn học hậu

chiến Việt Nam Với cuốn tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z, tên tuổi

của ông đã ghi dấu sâu sắc trong lòng bạn đọc Không cần cầu kỳ trong cấu trúc, kỹ thuật viết không phức tạp, nhưng tác phẩm lại có sự chắt lọc trong ngôn từ Đặc biệt, là phong cách ngôn ngữ đan xen theo bối cảnh, câu chuyện,

Trang 9

nhân vật kể chuyện…, tạo nên đã dấu ấn cho tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy mang một sức hút riêng Tiểu thuyết của Đỗ Tiến Thụy luôn thu hút độc giả trên từng trang viết, với sức viết dồi dào và tình cảm sâu nặng của tác giả trên từng trang văn viết về làng quê, viết về hình ảnh người nông dân và người lính cách mạng đã mang đến cho độc giả mong muốn khám phá, tìm hiểu

Từ các lí do trên, chúng tôi hi vọng đề tài “Kiểu nhân vật chấn thương

trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy” có thể giúp người

đọc hiểu được những đặc điểm cơ bản về kiểu nhân vật chấn thương và tương quan so sánh với những kiểu nhân vật trong văn học trước đó

chiến tranh sau 1975 ra đời như: “Nắng đồng bằng”, “Ăn mày dĩ vãng” ( Chu Lai); “Miền cháy” ( Nguyễn Minh Châu); “Năm 1975 họ đã sống như thế”,

“Chim én bay” ( Đỗ Tiến Thụy); “Đất trắng” ( Nguyễn Trọng Oánh),… Nhận

xét về văn học giai đoạn này, nhà phê bình Bùi Việt Thắng đã cho rằng “Có thể

coi giai đoạn văn học 1975 - 1984 là một chặng đường mới của tiểu thuyết về

đề tài chiến tranh cách mạng Càng lùi xa sự kiện thì tầm nhìn của nhà văn càng rộng, trong tương lai không xa chúng ta sẽ được đón nhận những tác

Trang 10

phẩm thành công hơn hôm nay trên đề tài này” [33] Điểm chung dễ dàng nhận

thấy trong các tiểu thuyết này đó là sự xuất hiện của văn học chấn thương và nhân vật chấn thương

Các bài nghiên cứu về văn học chấn thương và nhân vật chấn thương còn rất mới mẻ ở Việt Nam, theo thống kê của tác giả, có thể kể đến các công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương và tính khả dụng của yếu tố nhật kí, trinh thám trong tiểu thuyết của tác giả Nguyễn Thành Thi đã làm xuất hiện

văn học chấn thương – là tiếng nói của cái tôi bị chấn thương – là tiếng nói của những tác giả vốn là những nạn nhân của chấn thương

Tác giả Phùng Bích Hạnh với luận văn “Diễn ngôn phố trong tiểu thuyết

Trần Dần” cũng đã phần nào cho thấy tiếng nói của một cái tôi bị chấn thương

Tuy nhiên, lại có điểm hạn chế đó là chưa thật sự có những lí giải thấu đáo cho những cơ sở mà tác giả đưa ra

Trong bài viết “Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt nam thời kỳ đổi mới”,

tác giả Nguyễn Bích Thu đã đưa ra ý kiến của mình về sự tồn tại một dạng

nhân vật mang thân phận bi kịch: “Số phận con người trở thành mối quan tâm

hàng đầu của nhà văn thể hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp của tính người Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với những bi kịch của đời họ Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa thanh lọc và tha hóa, giữa nhân bản và phi nhân bản”, tác giả đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về kiểu nhân

vật này

Trong khi đó, tác giả Nguyễn Thị Xuân Dung khi tìm hiểu về Dục vọng

trong tiểu thuyết Việt Nam về chiến tranh từ 1986 đến 1996 đã nhận thấy mối

tương quan giữa tính dục trong việc biểu hiện nhân vật với những chấn thương

tâm lý mà họ gặp phải: “Chiến tranh tàn phá về vật chất, gây nên những mất mát

đau thương trên thân thể, trong tâm hồn, nhưng trước hết và trên hết, nó đã làm

ức chế, tước đoạt những nhu cầu tự nhiên nhất của bản năng con người.”

Trang 11

Mặt khác, trong bài viết “Những nỗi đau thức tỉnh”, tác giả Hoàng Phong Tuấn đã giải thích ngắn gọn quan điểm của Cathy Caruth về khái niệm “văn

học chấn thương” và“hội chứng sau chấn thương” được biểu hiện trong văn

học Từ đó, tác giả đã viết nên những nét khái quát về tinh thần chấn thương

mà một số nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới họ phải chịu đựng

Điển hình là nhân vật Kiên:“Trong Nỗi buồn chiến tranh, kí ức của Kiên về

đồng đội, về chiến tranh đôi khi hiện lên trong các hình ảnh huyễn ảo, thậm chí quái dị Nó làm cho sự thật trong chiến tranh hiện lên lung linh, đa nghĩa.”

Cũng theo tác giả, thông qua nhân vật, những kí ức tự sự về chấn thương sẽ được lưu giữ và được nhìn dưới điểm nhìn đa chiều về sự thật lịch sử, sự gai góc của chiến tranh

Tác giả Lê Tú Anh với công trình nghiên cứu “Từ trường hợp Đoàn Minh

Phượng, nghĩ về văn học chấn thương ở Việt Nam và quan điểm nghiên cứu”

Bài nghiên cứu cho rằng:“ Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là từ

sau năm 1975, đã lặng lẽ chảy một dòng chảy văn học chấn thương”;“ văn học chấn thương ở Việt Nam chưa thể dừng lại, thậm chí, còn có xu hướng phát triển mạnh hơn” [1] Tác giả đã đề cập đến sơ lược khái niệm về chấn thương

và khái quát về dòng chảy của văn học chấn thương ở Việt Nam từ thế kỉ XIX

Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Trần Phượng Linh “Nhân vật

chấn thương trong một số tiểu thuyết tiêu biểu giai đoạn 1986-1995” đã đề cập

đến nhân vật chấn thương Đó là kiểu nhân vật chấn thương, sợ hãi, trong tinh thần con người khi họ bị đặt vào những cảnh huống khó lường, hoặc đã có kinh nghiệm về sự nguy hiểm, nghiệt ngã của đời sống; Nhân vật chịu nhiều chấn thương về tinh thần, thể xác, những di chứng gắn liền theo năm tháng cuộc đời; Nhân vật mất niềm tin vào cuộc sống, khi nỗi đau và sự va chạm đã chia cắt con người khỏi những mối dây liên kết với sức mạnh tồn tại Tác giả đã đưa ra được cái nhìn toàn diện về những dạng thức của nhân vật chấn thương Với luận văn này, người viết sẽ khai thác các biểu hiện của nhân vật chấn thương và

Trang 12

những phương diện nghệ thuật tiêu biểu thể hiện nhân vật chấn thương trong sáng tác của hai tác giả Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Trí Huân

Ngoài ra, tác giả Lê Thanh Nga với bài viết “Chấn thương trong truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp” đã giải thích cho sự xuất hiện đông đảo của

những nhân vật chấn thương

Nhà nghiên cứu Hoàng Hưng, Trần Xuân An cũng đề cập đến văn học chấn thương nhưng các bài viết chủ yếu nhìn từ phương diện sáng tác

Nhìn một cách tổng quan thì những công trình nghiên cứu này còn chưa

đề cập đến những đặc điểm cụ thể về nhân vật chấn thương và chưa đưa ra được những cái nhìn cụ thể về kiểu nhân vật này

2.2 Những nghiên cứu về nhân vật chấn thương trong sáng tác của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy

Bàn về hình ảnh người lính nói riêng và con người nói chung có một số

bài viết như “Chân dung tinh thần người lính qua một số tiểu thuyết hậu

chiến”, “Nhân vật của tiểu thuyết hậu chiến” của tác giả Đinh Thị Huyền đăng

trên website báo Văn nghệ quân đội và Viện Văn học; “Cái nhìn mới về người

lính và sự thay đổi quan niệm về đề tài của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975” –

tác giả Nguyễn Tiến Đức đăng trên website báo Văn nghệ quân đội

Bài viết Nhà văn Đỗ Tiến Thụy tự làm “mịn” mình trên tiểu thuyết mới của tác giả Đâu Dung đã đánh giá cao tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến

Z Tác giả đánh giá cao thành công của cuốn tiểu thuyết về mặt nghệ thuật trần

thuật Tác giả thể hiện sự ngưỡng mộ của mình“Ở cái thời buổi người ta viết

sách như “đong gạo”, người người ra sách, nhà nhà ra sách, có khi một năm

in một cuốn tiểu thuyết dày cộp” nhưng Đỗ Tiến Thụy “bỏ công bỏ sức, bỏ cả thì giờ để trăn trở, đảo đi đảo lại về cuốn sách thậm chí một chi tiết hay một

giọng kể nào đó cho phù hợp” [8] Tác giả đánh giá cao hiệu quả của những

phương diện nghệ thuật như người kể chuyện, ngôn từ, sáng tạo hình tượng nhân vật đã làm nên thành công của tác phẩm

Trang 13

Gần đây có thể kể đến bài viết “Lời văn nghệ thuật trong tiểu thuyết của

Đỗ Tiến Thụy nhìn từ diễn ngôn nghệ thuật” của tác giả Trần Văn Hải Trong

bài viết này tác giả tập trung nghiên cứu lời văn nghệ thuật trong hai cuốn tiểu

thuyết Màu rừng ruộng và Con chim Joong bay từ A đến Z Tiếp cận ở khía

cạnh nghệ thuật ngôn ngữ, theo tác giả Trần Văn Hải, diễn ngôn trong cuốn

tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z dùng lối kết hợp “diễn ngôn người

kể chuyện và nhân vật khá đậm đặc”, điều này đã “tạo nên tính chất đa thanh

rõ nét Hai là sự kết hợp giữa đối thoại và độc thoại Đan xen diễn ngôn đối thoại và độc thoại là kỹ thuật xen kẽ, chen vào nhau giữa hai dạng thức này”

[9] Lựa chọn phương diện lời văn - một phương diện của nghệ thuật trần thuật,

bài viết đã khẳng định sự thành công của tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A

đến Z nhìn từ thi pháp tự sự của tác phẩm

Có thể kể tới Luận văn Thạc sĩ “Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của ba

nhà văn trẻ” của tác giả Nguyễn Bích Ngọc, (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

2 - 2013) Ở luận văn này tác giả đi sâu tìm hiểu ba tiểu thuyết: Màu rừng

ruộng - Đỗ Tiến Thụy; Bên dòng Sầu Diện - Nguyễn Đình Tú; Biển xanh màu

lá - Nguyễn Xuân Thủy để từ đó làm nổi bật đặc điểm tiếu thuyết và phong

cách sáng tác tiểu thuyết về đề tài chiến tranh của Đỗ Tiến Thụy khi đặt tác phẩm của ông với những sáng tác của hai nhà văn cùng thời

Ngoài ra còn có bài viết “Đỗ Tiến Thụy: Khép lại quá trình A đến Z”, tác

giả Hồ Anh Thái đăng trên báo Tiền phong số ra ngày 14/10/2017 và bài viết

“Nhà văn Đỗ Tiến Thụy: Hành trình từ A đến Y với văn chương”, tác giả Văn

Thành Lê đăng trên báo Công an Nhân dân online 3/2018 cũng là những nghiên

cứu về tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A đến Z của tác giả Đỗ Tiến Thụy Tác giả Hoàng Thị Huệ với Luận văn Thạc sĩ “Cảm hứng bi kịch trong

sáng tác của Đỗ Tiến Thụy” đã nghiên cứu về cảm hứng bi kịch được nhìn từ

phương diện nội dung và nghệ thuật Luận văn tập trung chủ yếu vào những đau thương, mất mát của con người trong chiến tranh, sự trăn trở, nỗi khắc

Trang 14

khoải của những người lính khi trở về thời bình Tác giả đã khẳng định được sự đổi mới trong tư duy nghệ thuật của Đỗ Tiến Thụy khi khai thác quan niệm nghệ thuật về con người

Khảo sát về tình hình nghiên cứu, người viết nhận thấy đã có khá nhiều tác giả quan tâm, nghiên cứu về tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy cũng như văn học chấn thương và những biểu hiện của nó Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt, hệ thống về nhân vật chấn thương trong các tiểu thuyết với các biểu hiện về nội dung, nghệ thuật và đặt trong tương

quan so sánh với các tiểu thuyết cùng thời Với đề tài Kiểu nhân vật chấn

thương trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy, người viết hi

vọng rằng sẽ mang đến cho độc giả cái nhìn toàn diện về nhân vật chấn thương

và những biểu hiện của dạng nhân vật này Đây chính là dấu hiệu thể hiện sự đổi mới của trong tác phẩm của 2 tác giả nói riêng, của các tiểu thuyết sau năm

- Những đóng góp của các nhà văn đối với sự vận động của tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Khảo sát các biểu hiện về mặt nội dung và nghệ thuật của kiểu nhân vật chấn thương thông qua tiểu thuyết của các nhà văn: Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng luận văn hướng tới là các biểu hiện của nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của các tác giả Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy nhìn từ

phương diện nội dung và nghệ thuật

Trang 15

- Phạm vi đề tài tập trung nghiên cứu là các tác phẩm của các nhà văn Cụ

thể như sau:

+ Tác giả Nguyễn Trí Huân: Tiểu thuyết “Năm 1975 họ đã sống như thế”

(1979, NXB văn học); “Chim én bay” (1988, NXB văn học)

+ Tác giả Đỗ Tiến Thụy: Tiểu thuyết “Con chim Joong bay từ A đến Z”

(2017, NXB văn học)

Ngoài ra, luận văn cũng mở rộng hướng nghiên cứu, đặt tác phẩm trong

mối quan hệ so sánh với các sáng tác cùng thời như: “Nỗi buồn chiến tranh” (Bảo Ninh); “Thời xa vắng” ( Lê Lựu), “Ăn mày dĩ vãng” (Chu Lai),…

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu thống kê: Thống kê những dấu hiệu của nhân vật chấn thương trong các tác phẩm; những đặc sắc nghệ thuật xây dựng nên nhân vật chấn thương

- Phương pháp so sánh: Sử dụng trong quá trình so sánh nhân vật của các tiểu thuyết cùng viết về nhân vật chấn thương trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975

- Phương pháp hệ thống: Được sử dụng trong khi tìm hiểu các tác phẩm đặt trong hệ thống lớn hơn là tiểu thuyết Việt Nam thời kì sau năm 1975

- Phương pháp phân tích: Với phương pháp này, người viết đi sâu vào phân tích từng tác phẩm cụ thể, phân tích những chi tiết nghệ thuật đắt giá để làm nổi bật lên những đặc điểm của nhân vật chấn thương ẩn chứa trong mỗi nhân vật, mỗi tình tiết

- Phương pháp tâm lí học: Được sử dụng khi phân tích tâm lí nhân vật trong sáng tác của hai nhà văn

- Phương pháp tổng hợp: Sử dụng phương pháp tổng hợp để luận văn có những khái quát phù hợp, từ đó mang đến cái nhìn toàn diện về mảng văn xuôi Việt Nam thời kì hậu chiến

Trang 16

6 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận Luận văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Kiểu nhân vật chấn thương, nhà văn Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy trong văn học Việt Nam hiện đại

Chương 2: Biểu hiện của nhân vật chấn thương trong tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy

Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật biểu hiện nhân vật chấn thương trong của tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thụy

Trang 17

NỘI DUNG Chương 1 KIỂU NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG, NHÀ VĂN NGUYỄN TRÍ HUÂN

VÀ ĐỖ TIẾN THỤY TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1.1 Giới thuyết về văn học chấn thương

Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những biến động lịch sử của thế giới trong thế kỷ XX Tiêu biểu là thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phát-xít Đức (Holocaust và Auschwits) – một trong những tấn thảm kịch lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XX, hay trận Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai Người nghiên cứu về chấn thương là S.Freud – Tác giả đã phác họa những luận điểm sơ khai về chấn thương và bắt đầu tìm hiểu, nghiên cứu về nó Ông sử dụng văn học để mô tả lại những chấn thương và những trang viết của ông về chấn thương có sức hút mạnh mẽ đối với độc giả

Theo Từ điển bách khoa y học Anh – Việt chấn thương là:

+ Chỉ chung về các sự tổn hại về mặt thể chất hay các vết thương gây ra bởi lực tác động bên ngoài Nó cũng có thể là vết thương do tự bản thân gây ra + Chỉ các trường hợp bị sốc do cảm xúc hay do tâm lí, điều này có thể tạo

ra rối loạn cảm giác hay rối loạn cư xử

Như vậy, chấn thương được hiểu gồm cả chấn thương về mặt thể chất lẫn tinh thần Đó có thể là những cú sốc và để lại những dư chấn nặng nề trong đời sống tâm lí của người bệnh, khiến cho họ bị ám ảnh Biểu hiện của những người gặp phải chấn thương rất khác nhau Đó có thể tâm trạng lo âu, hồi hộp,

sợ hãi, dễ bị kích động, dễ gặp ác mộng, thường nhớ về kí ức cũ hoặc có hành

vi né tránh những địa điểm và hoạt động gợi nhớ đến sự kiện gây sang chấn, né tránh tiếp xúc hoặc cách ly về mặt xã hội

Chấn thương không chỉ đơn thuần được thể hiện bằng mức độ dữ dội, khốc liệt mà còn được tác động từ những yếu tố bên ngoài Chấn thương có thể

Trang 18

đẩy con người tới cái chết, đối mặt với những việc khó khăn, và chấn thương hoàn toàn có khả năng tái diễn

Với văn học, chấn thương không phải là tình trạng bệnh tật hay một sự

đau đớn về thể xác mà là những vết thương tinh thần tái diễn, là “một kinh

nghiệm choáng ngợp về những sự kiện đột ngột hay thảm họa mà phản ứng đối

Việt, chấn thương được định nghĩa là “tình trạng thương tổn ở bộ phận cơ thể

do tác động từ bên ngoài”.

Ở Việt Nam, từ khi chúng ta còn xa lạ với lí thuyết về chấn thương thì văn học đã biết đến sự than khóc của những nỗi đau Dòng văn học chấn thương theo thời gian mỗi lúc được thể hiện một cách rõ ràng hơn Theo quan điểm của

Giáo sư Cathy Caruth, “câu chuyện về chấn thương là câu chuyện về một thứ

kinh nghiệm đến muộn: kinh nghiệm chấn thương Đó là chứng nhận về sự tác động vô hạn của chấn thương lên một cuộc đời Chấn thương hoặc là đẩy con người đối mặt với cái chết, hoặc tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm dai dẳng và liên tục tái diễn vết thương trong phần đời còn lại” [29] Có thể nhận

thấy, “di chứng chấn thương tạo nên trong chủ thể một trải nghiệm thời gian

đặc biệt, nó làm sống lại quá khứ trong hiện tại theo một cách khác và hiện tại hiện lên nỗi đau quá khứ Nó là một thứ thời gian đồng hiện và luôn tái sinh Hiện tại là tiếng vọng của nỗi đau quá khứ mà chủ thể vẫn còn chưa biết và đến lượt, hiện tại này sẽ chỉ cất lên tiếng nói của nó ở thời khắc tiếp theo trong

đó chấn thương hiện diện trong hình thức mới” [29]

“Văn học chấn thương” là khái niệm được lấy từ hai nguồn cơ bản Một mặt,

nó xuất hiện trong văn học Trung Quốc giai đoạn sau Cách mạng văn hóa dưới dạng là một trào lưu văn học, phản ánh nỗi đau con người trong cuộc chia ly,và

những va chạm, xung đột với lịch sử, thời đại

Mặt khác, quan niệm về văn học chấn thương cũng thể hiện trong hệ thống sáng tác, lí luận phê bình văn học phương Tây vào thời điểm cuối thế kỷ 20, sau

Trang 19

những đau thương, di chứng mà con người phải gánh chịu từ những cuộc chiến tranh thế giới, những xung đột về chính trị và văn hóa xã hội Ở Việt Nam, khái

niệm này còn được một số tài liệu dịch là “văn học vết thương”

Nhân vật chấn thương có thể hiểu là kiểu nhân vật mang trạng thái thương tổn nặng nề, gặp những ám ảnh về một sự kiện có ảnh hưởng ghê gớm đến đời sống xã hội Họ là những người cô độc, gặp phải những biến cố trong cuộc sống, mang trong mình những nỗi đau, bi kịch, có những người phải tìm đến cái chết để giải thoát nhưng nhiều người lại có tinh thần vượt qua tất cả Trong các tác phẩm văn học có nhân vật chấn thương, điểm nhìn chủ yếu được nhìn từ phía nhân vật Nhân vật chấn thương được sử dụng như một lăng kính để nhìn

ra xung quanh thế giới

Ở Việt Nam, nhân vật chấn thương xuất hiện khá nhiều trong văn xuôi sau

1986, ở hầu hết các đề tài, nhưng được khắc họa rõ nét nhất thông qua đề tài viết về chiến tranh Các tác giả cảm nhận và thấy được những mất mát của dân tộc trong thời chiến nên những tác phẩm đều làm nổi bật những chấn thương về

cả thể chất lẫn tinh thần của con người Tiêu biểu là một số tác phẩm xoáy sâu vào bi kịch con người, các sáng tác đều thể hiện sự đổi về tư duy, quan niệm và bút pháp nghệ thuật, văn học chấn thương có thể được chia làm ba giai đoạn:

1954 – 1975, 1975 – 1990, và từ 1990 trở đi

Nói tóm lại, văn học có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống, lấy con người làm trung tâm, thông qua mỗi tác phẩm, nhà văn đều bộc lộ tình cảm ước mơ, khát vọng tư tưởng về con người và cuộc sống Bóng dáng của văn học chấn thương xuất hiện khá nhiều trong văn học dân tộc với những mức độ đậm nhạt khác nhau

1.2 Kiểu nhân vật chấn thương trong dòng chảy văn học Việt Nam

“Nhân vật văn học là khái niệm dùng để chỉ hình tượng các cá thể con người trong tác phẩm văn học – cái đã được nhà văn nhận thức, tái tạo, thể

hiện bằng các phương tiện riêng của nghệ thuật ngôn từ” [27] "Bất cứ tác phẩm văn học nào ta cũng đều bắt gặp nhân vật văn học” [27] Nhân vật là nội

Trang 20

dung quan trọng nhất của văn học, tác phẩm nào cũng cần có nhân vật Ở mỗi một thời đại, mỗi phương thức sáng tác có cách thể hiện, có thể có những quan điểm, phong cách sáng tác khác nhau nhưng không một tác phẩm văn học nào

có thể thiếu vắng bóng dáng nhân vật

Nhân vật văn học có thể được thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật khác nhau, có thể có tên hoặc không tên, có thể được thể hiện đầy đủ về ngoại hình, tính cách, số phận, cũng có thể chỉ xuất hiện được ở giọng điệu, cái nhìn,

ở cảm xúc Ngoài ra, “bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi còn các

con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm giống với con người” [2] Nhưng, đã là tác phẩm văn học thì không thể thiếu

nhân vật Bởi vì “đó là hình thức cơ bản để miêu tả thế giới một cách hình

tượng” [26], “là sự thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người,

nó có thể được xây dựng dựa trên cơ sở quan niệm ấy” [2 tr.242] Mặt khác,

mỗi một nhân vật trong không chỉ cho ta một điểm nhìn để tái hiện lại đời sống, khám phá những vẻ đẹp thầm kín bên trong của con người, mà còn thể hiện tư tưởng, quan niệm, cách nhìn, phong cách sáng tác của chính nhà văn

Từ khi chưa có lý thuyết chấn thương, trong lịch sử văn học đã biết tới những nỗi đau được lên tiếng thông qua các hình tượng nhân vật Trong văn học Việt Nam, mầm mống ban đầu của loại hình nhân vật này có thể được hình

thành từ các tác phẩm của thể loại ngâm khúc như Chinh phụ ngâm khúc (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều),… đều là tiếng nói của

những cái tôi bị chấn thương.Chinh phụ ngâm khúc của tác giả Đặng Trần Côn

là tiếng lòng của một người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, phải sống trong cảnh cô đơn, trống vắng, thấp thỏm lo lắng về số phận mỏng manh của hạnh

phúc lứa đôi trước sự hủy diệt ghê gớm của chiến tranh Cung oán ngâm

khúc của Nguyễn Gia Thiều lại là tâm sự của một cung nữ tài sắc vẹn toàn, sớm

thức tỉnh về ý nghĩa của sự tồn tại nhưng cuối cùng số phận hẩm hiu phải sống kiếp cung cấm, lạnh lẽo, mang trong mình khát khao được sống, được hạnh

Trang 21

phúc nhưng lại phải sống trong cảnh cô đơn, hiu hắt Nhìn chung, các khúc ngâm nói trên có những đặc điểm chung: Được viết theo thể thơ song thất lục bát và mang âm hưởng, giọng điệu độc thoại Cả hai điểm nghệ thuật thể loại ngâm khúc giúp nhân vật chấn thương nói lên tiếng lòng của mình

Trong văn xuôi tự sự hiện đại, ngay từ tác phẩm đầu tiên – Thầy Lazarô

Phiền của tác giả Nguyễn Trọng Quản – ta đã bắt gặp các dấu hiệu của văn học

chấn thương Đó là tiếng nói của nhân vật Lazarô Phiền đang mang một trạng

thái thương tổn nặng nề: “Thầy ôi! Đã mười năm nay, tôi như thể không còn

trái tim nữa, trái tim tôi như thể đã biến hóa ra tro bụi rồi; tôi như thể mất trí khôn vậy Chớ chi thuở trước tôi đừng có; ôi thôi! Nói đến chừng nào càng đau đớn lòng chừng nấy; bây giờ có một sự chết làm cho tôi quên người đó mà thôi… Tôi có ý đi tu cho đặng trông cậy có lẽ đọc kinh cầu nguyện thì sẽ quên người tôi đã đem hết lòng hết trí mà thương; song vô ích, thầy! Sự tôi chịu cực

Biến cố xảy ra với nhân vật này chính là việc anh ta đã gây ra cái chết oan uổng cho những người thân, nhất là người vợ hiền lành vô tội của mình Hành động của Lazarô trong hoàn cảnh này là hành động tự giải thoát khỏi những mặc cảm tội lỗi đang đè nặng Chính vì vậy, tác giả đã chọn hình thức trần thuật thật sự mới mẻ: trần thuật từ điểm nhìn ngôi thứ nhất Đến đầu thế kỷ XX, giữa diện mạo bề bộn của văn xuôi thì tiểu thuyết quốc ngữ đã hình thành một dòng tiểu

thuyết “tự thuật” mới mẻ, đặc sắc

Với văn học giai đoạn 1954 đến 1975, bóng dáng nhân vật chấn thương chỉ còn thấy ở một số tác phẩm viết về những con người đang đổi đời nhờ cách

mạng như Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Mùa lạc (Nguyễn Khải)… hoặc thấp

thoáng trong một số tác phẩm viết về kiểu nhân vật “đau thương” trong đấu tranh cách mạng hoặc trong kháng chiến như Hòn Đất (Anh Đức), Rừng xà nu

của Nguyễn Trung Thành

Sự thay đổi của bối cảnh thời đại, văn hóa đã đem đến những thay đổi về

Trang 22

tư, cá nhân, văn học phát hiện và thể hiện vô vàn bi kịch và chấn thương trong cuộc sống Chấn thương trở thành một lối viết được khá nhiều nhà văn lựa chọn

để khám phá chiều sâu của con người Từ góc nhìn chấn thương, chiến tranh không còn hiện lên với gương mặt hào hùng, là khoảnh khắc để bản anh hùng

ca của chủ nghĩa anh hùng cách mạng được cất lên, mà hiện lên với vẻ đau xót, gai góc và xù xì nhưng cũng rất nhân văn

Nhân vật Quỳ trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” của

Nguyễn Minh Châu luôn sống trong mụ mị, ám ảnh và khổ đau vì quá khứ Chiến tranh đã cướp đi của Quỳ quá nhiều thứ: tuổi trẻ, tình yêu và cả sự bình yên ngay cả khi cuộc chiến kết thúc Quỳ thường xuyên sống trong mộng du Với Quỳ, mộng du như những chuyến những chuyến hành trình trong tâm tưởng để chị có thể trở lại với quá khứ, gặp lại những người bạn, người yêu chung thủy Từ góc nhìn chấn thương, nhân vật Quỳ hiện lên vẫn rất đẹp

Hai Hùng trong “Ăn mày dĩ vãng” của nhà văn Chu Lai vẫn luôn ám ảnh

bởi một quá khứ có quá nhiều mất mát, ám ảnh cuộc sống hiện tại và thật sự rất khó để có thể hoà nhập với cuộc sống đời thường

Nếu như nhân vật chấn thương là kiểu nhân vật mang trạng thái thương tổn nặng nề thì nhân vật bi kịch lại là những người vốn dĩ có bản chất lương thiện, hiền lành nhưng do vấp phải một hoặc một chuỗi sai lầm từ yếu tố chủ quan hoặc khách quan mang lại, họ biến thành một con người hoàn toàn khác

và đánh mất bản chất lương thiện vốn có của mình Sau đó lại nhờ yếu tố chủ quan hoặc khách quan đã từng đẩy họ vào đường cùng đó thức tỉnh, họ có mong muốn hoàn lương nhưng lại không có khả năng và không được ai giúp đỡ trên con đường hoàn lương nên kiểu nhân vật này thường phải chịu những kết cục bi thảm Trong văn học Việt Nam, nhân vật bi kịch xuất hiện từ giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX, mang trong mình sự thất vọng, chán chường, nỗi bất hạnh của con người Văn học Việt Nam sau năm 1975 đã không còn đề cập đến cái chung, cái cao cả hay niềm vui chiến thắng Thay vào đó, các tác phẩm tập

Trang 23

trung miêu tả những đau thương mất mát, số phận con người trong và sau chiến tranh Xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh sau năm 1975 đó là cảm hứng bi kịch và nhân vật bi kịch mức độ thường xuyên Quay trở lại với kiểu nhân vật chấn thương, nhìn từ góc độ số phận con người với những vết thương khó lành trong tâm hồn các nhân vật, các tác phẩm thời hậu chiến đưa lại cho người đọc hôm nay một cái nhìn đa chiều hơn về chiến tranh và hòa bình, nhân văn và bao dung hơn hơn khi nhìn nhận con người Bóng dáng nhân vật chấn thương đã xuất hiện khá nhiều trong văn học dân tộc Đặc biệt trong giai đoạn đổi mới và hội nhập, với hiện thực đời sống tiềm ẩn nhiều bất trắc, việc quan tâm đến con người cá nhân với những khát vọng riêng tư và nhu cầu làm mới văn học đã làm xuất hiện đông đảo kiểu nhân vật chấn thương.

1.3 Nhà văn Nguyễn Trí Huân, Đỗ Tiến Thụy và những tiểu thuyết đặc sắc

1.3.1 Nhà văn Nguyễn Trí Huân

1.3.1.1 Tiểu sử nhà văn

Nguyễn Trí Huân sinh ngày 20 tháng 9 năm 1947 tại xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ Những năm tháng tuổi thơ, ông học ở quê nhà Học xong phổ thông cũng là lúc vừa tròn 18 tuổi, ông vào bộ đội, thuộc lực lượng phòng không không quân Trong những năm chống Mĩ cứu nước ông là chiến sĩ công binh, sau làm phóng viên quân chủng

Đây là quãng thời gian nhà văn Nguyễn Trí Huân bắt đầu cuộc sống binh nghiệp Chính tại tờ báo quân chủng, tác giả đã viết truyện ngắn đầu tiên được

in ở tạp chí Văn nghệ quân đội Ông được binh chủng cử đi học lớp Bồi dưỡng

nhà văn khóa 4, khóa đặc biệt dành cho chiến trường Học xong, năm 1971, ông được điều vào khu V, làm phóng viên và biên tập viên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng miền Trung Trung Bộ Mặt trận khu V nói chung và mặt trận Quảng Đà nói riêng thời kì này rất ác liệt Ông đã cùng các đồng nghiệp xuống tận cơ sở, bám trụ và viết Đó là những năm tháng in dấu ấn sâu sắc trong cuộc

Trang 24

đời ông Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Nguyễn Trí Huân tham gia đội hình của sư đoàn 3 – Sao Vàng vào giải phóng Đà Nẵng, Phan Rang, Bà Rịa Vũng Tàu và ra tiếp quản Côn Đảo Hình ảnh sư đoàn Sao Vàng đã hơn một lần xuất hiện trong các sáng tác của Nguyễn Trí Huân, từ truyện ngắn, kí cho đến tiểu thuyết Và những vùng giải phóng như Đà Nẵng, Phan Rang, Bà Rịa cũng trở thành không gian chính trong các sáng tác của nhà văn

Tốt nghiệp khóa học, Nguyễn Trí Huân được Tổng cục chính trị Quân Đội Nhân Dân Việt Nam điều về tạp chí Văn nghệ quân đội làm biên tập viên rồi làm Trưởng ban văn xuôi Hiện nay, ông là Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam kiêm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ Phần lớn cuộc đời của tác giả gắn

bó với sự nghiệp làm báo hơn là sự nghiệp văn học Quãng thời gian sống khắp các chiến trường trong những năm chiến tranh đã ám ảnh khôn nguôi suốt cuộc đời ông và luôn thôi thúc ông viết về chiến tranh và người lính Ông đã từng

tâm sự “Tôi là người lính, cũng như nhiều gia đình Việt Nam khác, gia đình tôi

đã bị cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ xé rách Cho đến nay, đã 30 năm trôi qua, cái chết của anh tôi đối với cha mẹ tôi, chị tôi vẫn khủng khiếp như vừa mới xảy ra hôm qua Niềm hạnh phúc thường có những khuôn mặt giống nhau, những nỗi đau hoàn toàn khác” [34;tr.1795]

Trong những năm chiến tranh ác liệt, ông đã là một cây bút xông xáo của tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ Con người ông là sự hòa trộn giữa sự lí trí, khúc triết, tỉnh táo của nhà báo và sự tinh tế, nhạy cảm của một nhà văn Đồng thời, phẩm chất, kinh nghiệm của người phóng viên cũng góp phần giúp nhà văn đa dạng hóa phong cách viết văn Tuy nhiên, dù với tư cách là nhà văn hay nhà báo thì ông luôn tâm niệm bản lĩnh mới là vấn đề quan trọng nhất của người cầm bút – bản lĩnh khi đối mặt với sự thật mà mình viết, mình trải qua

Nguyễn Trí Huân là người có cách nhìn cuộc sống ôn hòa, ông sống khép mình và khá khiêm nhường Trong mỗi con người, bên cạnh những mặt chưa

Trang 25

hoàn thiện, ông luôn nhìn ra và tìm ra những nét đẹp tiềm ẩn của họ Ông quan

niệm rằng“Nhà văn cũng như mọi người, cũng có mặt chưa được Nhưng trước

trang giấy thì họ thánh thiện đấy” Nguyễn Trí Huân đã gắn bó với kháng

chiến, với nhân dân Ông đã viết văn bằng những trải nghiệm thực tế của chính mình, bằng tình yêu nồng nàn, sâu sắc dành cho đất nước, con người

Toàn bộ sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trí Huân được ghi dấu bằng các tác phẩm đã xuất bản như:

- Mặt cát (tập truyện và kí, 1977)

- Năm 1975 họ đã sống như thế (tiểu thuyết, 1979)

- Dòng sông của Xô nét (truyện, 1980) - Cao nguyên không xa xôi (tập

truyện ngắn, 1985)

- Chim én bay (tiểu thuyết, 1988)

- Dấu thời gian (kí, 2004)

1.3.1.2 Tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân trong dòng chảy tiểu thuyết hậu chiến

Tác giả Nguyễn Trí Huân thành công với thể loại tiểu thuyết hơn cả Tác

phẩm Chim én bay đã từng được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam

năm 1988 - 1989, giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng (1989) và giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007

Tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế được sáng tác sau ngày giải

phóng, mang âm hưởng hào hùng của chiến thắng nhưng không vì thế mà tác giả quên đi những hi sinh, thương vong và mất mát Tái hiện lại hiện thực chiến tranh thông qua điểm nhìn là những người lính nơi chiến hào, Nguyễn Trí Huân

đã chạm đến bản chất cốt lõi của chiến tranh, miêu tả đến tận cùng tính khốc liệt, gắn với những bi kịch của con người

Âm hưởng tiểu thuyết vẫn nóng hổi không khí khẩn trương, gấp gáp của chiến trận Trong các trận đấu đó nổi bật lên hình ảnh của những con người như

Mạc “nói chuyện dở nhưng đánh nhau húc phải biết”, như Thức “sống lăn lộn,

gắn bó máu thịt với từng trận đánh của trung đoàn” [11] như Nhã với tinh thần

Trang 26

chỉ huy tác chiến táo bạo… Mỗi con người một quê hương, một tính cách khác nhau nhưng luôn sát cánh cùng nhau và chia sẻ mọi khó khăn trong lúc bom rơi, đạn nổ nơi chiến trường

Trên khắp các mặt trận trong tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế,

nhà văn phác họa không ít những số phận vô cùng trái ngang khi họ cùng có người thân đi theo giặc như Phán, Duật… Không chỉ đau xót vì chính người thân yêu của mình đứng trong hàng ngũ địch mà hơn thế nữa, những người lính còn phải giáp mặt với người thân ngay trên các chiến tuyến Giữa cuộc chiến tranh tương tàn ấy, tình cảm gia đình đã bị biến thành mối thù địch, bị đem ra thử thách bằng súng đạn Bề ngoài, Phán, Duật dửng dưng khi đồng đội nhắc đến anh, em mình bao nhiêu thì trong lòng họ đau xót, bất mãn giày xéo bấy nhiêu

Bao trùm toàn bộ tiểu thuyết là tinh thần lạc quan phơi phới của thế hệ người lính tham gia tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 Trong nghĩ

suy của mỗi người lính, hòa bình chỉ đơn giản là “Những đứa con thân yêu sẽ

trở về Vợ sẽ được đoàn tụ với chồng, cha được nhìn đứa con lên chin, lên mười mà ngày ra đi không kịp nhìn mặt Hòa bình có nghĩa là mọi nỗi đau sẽ được hàn gắn, mọi hiềm thù sẽ được xóa bỏ và những tệ nạn xấu xa sẽ phải chấm dứt…”[11; tr 359]

Tiểu thuyết được sáng tác sau những ngày đất nước được giải phóng, mang âm hưởng hào hùng của chiến thắng nhưng không vì thế mà tác giả quên

đi những hi sinh, thương vong và mất mát Tái hiện lại hiện thực chiến tranh thông qua điểm nhìn là những người lính nơi chiến hào, Nguyễn Trí Huân đã chạm đến bản chất cốt lõi của chiến tranh, miêu tả đến tận cùng tính khốc liệt, gắn với những bi kịch của con người

Bao trùm toàn bộ cuốn tiểu thuyết Chim én bay là không khí của mất mát

và căm hờn nhưng ẩn chứa bên trong là khát vọng tình yêu và hòa bình, tất cả những sắc thái này là nguyên nhân - kết quả của một quá trình tất yếu khi được gắn trong bối cảnh chiến tranh Chim én bay ra đời vào năm 1988, là một tiểu

Trang 27

thuyết tiêu biểu của Nguyễn Trí Huân Tác phẩm kể về cuộc đời của người con gái tên Quy - Quy chính là cầu nối vắt ngang dòng thời gian của hai khoảng quá khứ và hiện tại, chiến tranh và hoà bình, đau thương và khao khát Bao trùm toàn bộ cuốn tiểu thuyết là không khí của mất mát và căm hờn nhưng ẩn chứa bên trong là khát vọng tình yêu và hòa bình, tất cả những sắc thái này là nguyên nhân - kết quả của một quá trình tất yếu khi được gắn trong bối cảnh chiến tranh Điều gì đã khiến một cô bé hơn mười tuổi tham gia vào đội “Chim én” muốn tự tay cầm súng giết chết kẻ phản bội tàn bạo có tiếng như giám

Tuân bằng thái độ lạnh lùng, bình thản? “Chỉ còn vài phút nữa, chị sẽ trút tất

cả nỗi căm uất của mình vào nó Sau đấy, có thể chị sẽ bị bắt, bị giết Nhưng điều đó không cần thiết nữa”[12; tr.59- 60] Chị đang đi đòi nợ máu cho cha,

cho anh và chị ruột của mình cùng bao nhiêu con người vô tội đã chết dưới bàn

tay đẫm máu của giám Tuân như một sự đánh đổi không bao giờ cân sức “Vậy

mà khi cúi xuống, chộp rất nhanh lấy khẩu súng giơ lên khi cái thân thằng giám Tuân vừa hiện ra trọn vẹn bên ngoài cánh cổng sắt Nhưng chị bỗng sững

sờ vì trên tay thằng Tuân đang bồng đứa con út của nó Một thằng bé hết sức kháu khỉnh, chị lúng túng, ngón tay trỏ như cứng lại không sao xiết được vào vòng cò” [12; tr.60] Có lẽ lúc này trong chị đang mâu thuẫn khó lí giải giữa

con tim và lí trí, đứa bé đã khơi dậy tấm lòng nhân hậu trong tâm hồn Quy Ở đứa trẻ, chị thấy bình yên và không muốn phá vỡ sự yên bình đó bằng mùi khói

và tiếng chát chúa khô khốc của súng đạn, nó cần được chở che trong vòng tay của gia đình Cho dù giám Tuân có là một tên phản bội độc ác thì bên đứa con của mình vẫn ánh lên tình phụ tử Cái ám ảnh phút chốc vô hình đã chặn đứng biết bao dự dịnh, kì vọng của đồng đội, nhưng không thể khác được bởi chị cũng là một con người và trên hết đó là một người phụ nữ Nhưng hành động cao thượng ấy của chị lại khiến chị phải trả giá, những cuộc hành hạ và tra tấn nhằm thoả mãn cơn dục vọng nơi giam cầm đã cướp đi cái quyền làm vợ, làm

mẹ của chị Nó ám ảnh chị, dai dẳng như một vết thương không bao giờ liền

Trang 28

sẹo Giết được giám Tuân và nhiều tên ác ôn để đất nước được thanh bình, sau nhiều năm chị vẫn day dứt về những người chị đã giết Chị đối xử với vợ con của giám Tuân bằng một sự bình đẳng đến từ chính tấm lòng nhân hậu của mình

Sự ra đi đầy chóng vánh của Quy như một kết thúc bi thương nhưng cũng đầy thanh thản của một kiếp người Chị chết không có người thân ruột thịt, không chồng, không con mà chỉ có những đồng đội, người thân cận kề bên chị Khi chị mất đi, toàn bộ số tiền mà chị để dành đã được trao lại cho anh Cường để lo cho con trai giám Tuân được tiếp tục đến lớp Đến cuối cuộc đời mình, chị vẫn còn kịp làm thêm một điều kì diệu nữa đó là hàn gắn vết thương chiến tranh cho con trai của kẻ thù bằng chính nỗi đau của mình

Viết về chiến tranh bằng ngòi bút tinh tế và sâu sắc, nhà văn đã khai thác những mất mát, đau thương của con người trong chiến tranh… Cảm hứng bi kịch trong tác phẩm được thể hiện rất rõ qua số phận của nhân vật Quy, gắn liền với những hiện thực chiến tranh kinh hoàng, những khát vọng về tình yêu, hòa bình, hạnh phúc, hay những trăn trở và day dứt về quá khứ… Nguyễn Trí Huân đã cho người đọc thấy được những bi kịch của nhân vật, từ đó đặt ra nhiều vấn đề bức thiết là việc giải quyết hậu quả của chiến tranh sau khi chiến tranh kết thúc

Dù không nhiều nhưng tiểu thuyết Nguyễn Trí Huân có một vị trí nhất định trong bức tranh chung của tiểu thuyết giai đoạn hậu chiến, làm phong phú thêm mảng tiểu thuyết viết về chiến tranh thời kì này Tên tuổi Nguyễn Trí Huân luôn luôn được nhắc đến cùng với Chu Lai, Nguyễn Minh Châu, Khuất Quang Thụy, Thái Bá Lợi, Bảo Ninh… như một thế hệ nhà văn mặc áo lính tiêu biểu nhất cho thể loại tiểu thuyết viết về chiến tranh nói riêng và văn học

sau năm 1975 nói chung Cùng với đó, hai cuốn tiểu thuyết Năm 1975 họ đã

sống như thế và Chim én bay cũng hiếm khi bị bỏ sót trong các bài báo, bài phê

bình, nghiên cứu về tiểu thuyết giai đoạn sau chiến tranh Rõ ràng, tác giả

không sở hữu một khối lượng tiểu thuyết đồ sộ như Chu Lai với “Phố”, “Nắng

Trang 29

đồng bằng”, “Ăn mày dĩ vãng”, “Vòng tròn bội bạc”, “Ba lần và một lần”…,

cũng chưa có một tác phẩm gây được tiếng vang lớn như Nỗi buồn chiến tranh

của Bảo Ninh nhưng tiểu thuyết của Nguyễn Trí Huân đã chiếm một vị trí không thể thiếu trong tiểu thuyết viết về chiến tranh

1.3.2 Nhà văn Đỗ Tiến Thụy

1.3.2.1 Từ người lính trở thành nhà văn

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy sinh năm 1970 tại Tốt Động, Chương Mỹ, Hà Nội, nguyên là lính lái xe tại Binh đoàn Tây Nguyên Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông con Một lần khi trả lời phỏng vấn báo Vnpress 20/6/2022, tác giả khẳng định một trong những lí do ông trở thành nhà văn là vì

đói “Vào những năm 80, nhà tôi quá đông, tới 16 người, toàn người già và trẻ

con, vậy mà mỗi ngày chỉ được ăn hai bữa khoai hoặc sắn Rồi đến khoai sắn cũng hết, phải ăn tới củ chuối, thân cây đu đủ Cái đói ám ảnh tôi tới mức sau này, vào những năm đầu đổi mới, mỗi khi có điều kiện ngồi trước một mâm cỗ ngon là tôi lại ứa nước mắt vì nhớ tới bà tôi, người đã nhiều lần nhường cơm cho các cháu ăn để có sức cầm hơi mà đi học Tôi đã tự nhủ rằng khi nào có tiền, bà tôi muốn ăn cái gì tôi cũng sẽ tìm bằng được để bà ăn Nhưng bà tôi đã mất trước khi cuộc sống của chúng tôi khấm khá Chính những lúc ấy, ký ức ùa

về giục giã tôi phải viết để ghi lại một thời khốn khó” [16]

Trong khoảng thời gian đầu khi nhập ngũ, Đỗ Tiến Thụy đi học về tài chính Được ba năm ông không còn thấy điều thú vị của những con số và tiền bạc Chính vì vậy, ông quyết định rời bỏ công việc ấy và đi học làm lính lái xe

để được tự do khám phá các cung đường và những điều mới mẻ xung quanh Trong những tháng ngày làm lính lái xe ở Binh đoàn Tây Nguyên hàng ngày đi trên các cung đường Tây Nguyên đã cho nhà văn nhiều trải nghiệm và thêm nhiều kiến thức về mảnh đất này, để rồi khi trở thành nhà văn, Đỗ Tiến Thụy là một trong những cây bút xuất sắc khi viết về mảnh đất đầy nắng và gió này

Năm 1995 khi đang trong quân ngũ, ông được tham gia lớp tập huấn báo

Trang 30

khơi gợi niềm đam mê với văn chương và khả năng sáng tạo của Đỗ Tiến Thụy

bằng việc giới thiệu tác phẩm của ông Với khả năng vốn có của bản thân, Đỗ

Tiến Thụy được phân công làm chuyên trách Đoàn, bí thư đoàn cơ sở Phòng tuyên huấn sư đoàn 10, phụ trách công tác phong trào, công tác tuyên

truyền Cũng từ đây, Đỗ Tiến Thụy có thêm những cơ hội tiếp xúc được với

các nhà văn, cơ quan báo chí, với văn học nghệ thuật Các tác phẩm cả thơ và văn xuôi liên tiếp xuất hiện, rồi trở thành cộng tác viên cho các báo, tạp chí văn chương: Văn nghệ Quân đội, báo Văn nghệ, báo mới, báo Nông thôn ngày

nay… Năm 2002, Đỗ Tiến Thụy tham gia lớp sáng tác - lý luận phê bình văn

học, đại học Văn Hóa khóa (2002 - 2006), sau khóa học này, ông đã hính thức

về làm biên tập viên của tạp chí Văn nghệ Quân đội

Trong chặng đường gần 30 năm sáng tác cho đến nay nhà văn đã cho ra đời 4 tập truyện ngắn, 2 tiểu thuyết cùng nhiều bài thơ, bài lí luận đăng trên các Tạp chí Văn nghệ Quân đội và đạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi: Giải thưởng cuộc thi Tầm nhìn thế kỉ do báo Tiền phong tổ chức năm 2000-2001

với truyện ngắn Tiếng t’rưng làng Rấp; Giải Nhì cuộc thi thơ và kí năm 2002 với bài kí Ở nơi rừng thẳm; giải Tư cuộc thi viết truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2002 với tác phẩm Gió đồng se sắt và giải Tư cho truyện ngắn Người trên núi năm 2005-2006; giải Tư cuộc thi truyện ngắn Báo Văn

nghệ với tác phẩm Mộng thám hoa năm 2015-2017

Các tác phẩm của nhà văn có thể kể đến như:

- Gió đồng se sắt - Tập truyện ngắn (2005)

- Màu rừng ruộng - Tiểu thuyết (2006)

- Vết thương thành thị - Tập truyện ngắn (2009)

- Những nốt nhạc xa xanh - Tập truyện ngắn (2009)

- Người đàn bà đợi mưa - Tập truyện ngắn (2010)

- Gió vẫn thổi qua mùa khô – Tập truyện và kí (2014)

- Con chim Joong bay từ A đến Z (2017)

Trang 31

1.3.2.2 Tác phẩm của Đỗ Tiến Thụy trong văn học hiện đại

Với truyện ngắn Việt Nam đương đại, chúng ta không thể không nhắc tới những tác giả có cá tính, phong cách sáng tạo độc đáo như Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Tống Ngọc Hân, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thế Hùng, Uông Triều, Nguyễn Đình Tú và Đỗ Tiến Thụy Sự xuất hiện nhiều cây bút cùng với nhiều

tác phẩm tiêu biểu có thể khẳng định: “Truyện ngắn Việt Nam đương đại tập

trung được nhiều yếu tố có tính cách tân trong văn xuôi thời kì đổi mới và có

nhiều kết tinh hơn hẳn các thể loại khác” [3]

Đến với văn chương, Đỗ Tiến Thụy đã sáng tác rất nhiều các thể loại như truyện ngắn, tản văn, thơ, tiểu thuyết và lí luận phê bình, nhưng có lẽ thành công hơn cả là thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Trong hơn 10 năm làm lính lái xe rồi chuyển sang nghề chụp ảnh, quay phim, cùng với những kinh nghiệm

đã được tích lũy sau 20 năm sinh sống và gắn bó với Tây Nguyên, nhà văn có nhiều vốn sống làm nguyên liệu viết văn Đề tài nông thôn gắn với mảnh đất Tây Nguyên đã trở thành đề tài chủ đạo trong các sáng tác của Đỗ Tiến Thụy

Có thể kể đến các tác phẩm như: Gió đồng se sắt; Lênh đênh; Người về cất

nước sông Gianh; Chuyện không muốn kể; Vết thương thành thị Đỗ Tiến

Thụy viết về Tây Nguyên chủ yếu là những câu chuyện được viết ra từ chính trải nghiệm của ông, nên tác phẩm được người đọc dễ dàng tiếp nhận Đó là những đau đớn của tác giả khi thấy con người nơi đây thay đổi theo hướng hiện đại mà mất đi nét văn hóa bản địa Nhà rông bỏ hoang, nàng Y Linh xinh đẹp không chỉ phải phủ khăn sáng sớm mà còn không được sống ở làng Đó còn là niềm tin yêu, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người Tây Nguyên như

nhân vật Dổi trong tác phẩm Tiếng t’rưng làng Rấp, hay là nhân vật chàng Kíp trong truyện ngắn Người trong núi, Các tác phẩm đã thoát khỏi khuôn mẫu về

hình thức, đưa người đọc cảm nhận được sự mộc mạc, dung dị mà thiêng liêng, gần gũi, quen thuộc mà thấm thía của tình người Hầu hết các tác phẩm viết về nông thôn của ông đều thể hiện một niềm tin mãnh liệt về những phẩm chất tốt

Trang 32

đẹp của con người, cho dù cuộc sống có những thay đổi, dù họ đang phải chịu những tác động thậm chí là trả giá nhưng trong sâu thẳm trong tâm hồn họ vẫn luôn hướng về quê hương, cội nguồn

Với đề tài nông thôn, nhà văn tập trung miêu tả cuộc sống người dân lao động trước sự thay đổi của nền kinh tế thị trường, đó là cuộc sống người dân khi rời quê đi lao động trong các khu công nghiệp, rời quê đến vùng kinh tế mới lập nghiệp và trở về làng Đỗ Tiến Thụy đã khai thác những vấn đề mới mẻ với điểm nhìn tinh tế trong cuộc sống nông thôn Dù viết về đề tài nào nhà văn luôn có cái nhìn khách quan, giúp người đọc cảm nhận rõ sự tinh tế trong cách thể hiện, để thấy rõ hơn sự lam lũ vất vả, sự mộc mạc giản dị của những người nông dân Bức tranh đời sống nông thôn trong truyện ngắn Đỗ Tiến Thụy có những niềm vui khi cuộc sống đang từng ngày phát triển lên, thậm chí có cả những đau đớn xót xa khi con người bị tha hóa, chạy theo lối sống thực dụng

Cùng với đề tài nông thôn, người ta còn nhắc tới Đỗ Tiến Thụy với những sáng tác về đề tài người lính Người lính trong cái nhìn của Đỗ Tiến Thụy dù còn gặp nhiều khó khăn trong thời kì đổi mới, nhưng họ vẫn là những người lính sống bản lĩnh, sống nghiêm túc, bao dung vị tha Bản thân tác giả khi đối diện với việc phản ánh hiện thực này cũng không ngần ngại khi viết về những

vấn đề được cho là “nhạy cảm”: “Tôi sinh ra trong chiến tranh, gia đình tôi

mấy thế hệ là người lính, bốn người chú của tôi là liệt sĩ, mấy người nữa là thương binh; bản thân tôi là lính, thường xuyên tiếp xúc với những câu chuyện chiến tranh Tất cả tạo thành một bầu khí quyển chiến tranh bao quanh tôi từ

bé cho đến giờ, nên lẽ dĩ nhiên khi viết tôi phải chọn viết về cái mình hiểu nhất, thế thôi” [28]

Thành công ở thể loại truyện ngắn, Đỗ Tiến Thụy đã thử sức với thể loại

tiểu thuyết, năm 2006 ông ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Màu rừng ruộng

Tác phẩm là bức tranh kết hợp hai đề nông thôn và người lính Đến 2015 nhà

văn tiếp tục cho ra đời cuốn tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z, tác

Trang 33

phẩm là những trăn trở tìm tòi cái mới cho trang viết của mình Dù là truyện ngắn hay tiểu thuyết, thì hành trình đến với văn chương của nhà văn là một hành trình của những nỗ lực đổi mới trong cách phản ánh hiện thực Đỗ Tiến Thụy đã phát hiện những vấn đề mang tính khám phá để xây dựng cốt truyện hấp dẫn, với phong cách viết chân thực gần gũi và cá tính, nhà văn đã dần khẳng định được vị trí của mình trên văn đàn và trở thành một trong những cây bút tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà văn trẻ của Tạp chí Văn nghệ Quân đội

Tiểu thuyết Màu rừng ruộng là tác phẩm viết về chiến tranh đầu tiên trong

sự nghiệp sáng tác của Đỗ Tiến Thụy Nhân vật Vinh - được tái hiện qua hành trình dài của cuộc sống, từ khi còn là cậu bé nhanh nhẹn, tưởng chừng như tương lai sẽ tiến xa trên con đường học vấn như mong muốn kỳ vọng của người cha Nhưng kỳ thi đại học cậu bé đã trượt, đứa trẻ ở nông thôn trở về với cuộc sống thực tại của người dân quê, quanh năm lam lũ cùng đồng ruộng, luống rau, việc tiếp xúc với những con chữ dần dần rời xa Cũng giống như những thanh niên cùng thời, khi đất nước có chiến tranh cậu bé xông pha ra trận, những khu rừng đại ngàn, những trận đánh ác liệt, vừa hào hùng mà đau đớn tác giả đã phác họa nên sự hào hùng trong chiến đấu, sự dũng cảm đối diện với những thách thức trong cuộc chiến Qua cuộc đời của Vinh, mảnh của những

ký ức buồn, vui, tốt đẹp, xấu xí lẫn lộn hay mảnh vỡ của những giấc mơ tuổi trẻ, sự tàn khốc của chiến tranh đã được tái hiện một cách rõ nét

Tiểu thuyết Con chim joong bay từ A đến Z của ông được đánh giá là một

trong những tác phẩm xuất sắc, đã phản ánh cái nhìn trực diện về bức tranh hòa bình đương đại, nơi đang hàng ngày hàng giờ diễn ra câu chuyện xung đột thế

hệ, đứt gãy giá trị, câu chuyện tiến hóa ngược của những trí thức giang hồ Nhà văn đã khéo léo khi lựa chọn nhân vật kể chuyện là con chim jooong và khẩu đại liên Chính vì vậy, câu chuyện được kể trở nên khách quan, sắc thái biểu cảm trở nên trung tính Đặc biệt, thông qua lời kể của khẩu súng, tính chất rùng rợn, kinh hãi của chiến tranh được phơi bày một cách chân thực, sống động

Trang 34

Thông qua tác phẩm, những vấn đề trong cuộc sống của quá khứ và hiện tại, chiến tranh và hòa bình, đức hi sinh và vị kỉ, xung đột giữa các thế hệ,…đã được tái hiện bằng giọng văn linh hoạt, đa sắc màu của tác giả Đỗ Tiến Thụy

là một nhà văn có nhiều băn khoăn thời cuộc và nhiều trăn trở tìm tòi cái mới cho những sáng tác của mình Tất cả những kiến thức mà ông dày công tìm tòi, những kinh nghiêm được ông học hỏi đều được thể hiện thông qua cuốn tiểu thuyết này Nhà nhà phê bình văn học Bùi Công Tuấn đã đánh giá về phong

cách sáng tác của Đỗ Tiến Thụy qua cuốn tiểu thuyết Con chim Joong bay từ A

đến Z: “Văn của anh có chất say Dù viết những cảnh lãng mạn hay những cảnh khốc liệt thì chất say ấy cứ quyện lấy người đọc Chất say toát ra từ cảm xúc đã chín, những suy tư đã dày dạn và nhiệt tình chia sẻ đã bốc lửa, chất say của sự sáng tạo” [ 32]

Tiểu kết chương 1

Tiếp nối mạch nguồn cảm hứng về đề tài chiến tranh của văn học trong ba mươi năm chiến tranh, văn học giai đoạn sau năm 1975 đã kế thừa và có những thay đổi so với giai đoạn văn học trước thể hiện ở các chặng đường phát triển, các khuynh hướng sáng tác, thể loại và hệ thống nhân vật Văn học giai đoạn này

đã tạo dựng nên một diện mạo hoàn toàn mới mẻ, một cách nhìn nhận mới về con người, về hiện thực chiến tranh và những đổi mới ngay trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm

Hòa chung vào dòng chảy ấy, những sáng tác của tác giả Nguyễn Trí Huân và Đỗ Tiến Thuỵ đã góp phần làm phong phú thêm bức tranh chung của tiểu thuyết hậu chiến đặc biệt là kiểu nhân vật chấn thương trong văn xuôi viết

về chiến tranh sau năm 1975, đồng thời cũng có những nét chấm phá tạo nên nét đặc trưng riêng trong sáng tác của mình

Trang 35

Chương 2 BIỂU HIỆN CỦA NHÂN VẬT CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN TRÍ HUÂN VÀ ĐỖ TIẾN THỤY

2.1 Kiểu nhân vật chấn thương do những kí ức kinh hoàng về chiến tranh

Năm 1975 được coi như là một bước ngoặt lịch sử trong văn học Như như trước đó, văn học chủ yếu mang tính sử thi, ngợi ca, các tác phẩm mang hơi thở anh hùng ca, đầy khí thế và cổ vũ cách mạng Có thể kể đến các tác

phẩm như: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tưởng), Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Sau năm 1975, khi

văn chương trở lại với đúng bản chất vốn có của nó thì đề tài trong các sáng tác dần thay đổi, tiêu biểu là sự xuất hiện của văn học viết về chiến tranh Dòng văn học hậu chiến nở rộ với khối lượng tác phẩm lớn, đa dạng về thể loại, cùng với đó là sự thay đổi về đề tài, tư tưởng và nghệ thuật thể hiện

Bên cạnh đề tài chiến tranh hình tượng trung tâm là người lính, yếu tố sử

thi – đặc trưng nổi bật của giai đoạn văn học trước thì đã xuất hiện yếu tố “phi sử

thi” Điều này được thể hiện ở việc các nhà văn đã mạnh dạn đưa vào trong sáng

tác của mình những câu chuyện mang cảm hứng thế sự đi vào số phận cá nhân, chạm tới cái bi kịch đời thường được đề cập và nói tới Đó là cái chết, sự đau thương mất mát, là cảnh những người vợ mất chồng, mẹ mất con, đồng đội mất nhau, hay sự chờ đợi dai dẳng người thân trở về trong những hi vọng mong manh:

“Một mình một mâm cơm Ngồi bên nào cũng lệch Chị chôn tuổi xuân trong má lúm đồng tiền”

(Đường tới thành phố - Hữu Thỉnh)

Trong những trang viết lãng mạn, hào hùng đã xuất hiện nhiều sự thô ráp, trần trụi của đạn bom, chết chóc, Dưới ngòi bút của các nhà văn, những góc nhìn cận cảnh, hiện thực chiến tranh đã được phản ánh chân thực hơn bao giờ

hết Các tác phẩm ra đời ngay sau khi chiến tranh kết thúc như: “Trong cơn gió

Trang 36

lốc” – Khuất Quang Thụy, “Miền cháy”– Nguyễn Minh Châu, “Nắng đồng bằng” – Chu Lai, “Năm 1975, họ đã sống như thế” - Nguyễn Trí Huân… là

những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của cao trào tiểu

thuyết về chiến tranh sau này mà đỉnh cao là tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”

của Bảo Ninh Các tác giả đã khai thác về số phận của con người trong và sau chiến tranh Đó là những nhân vật vật vã trong chiến tranh, lay lắt trong hoà

bình, luôn bị ám ảnh bởi cuộc chiến đấu đã qua (Kiên trong “Nỗi buồn chiến

tranh”, Quy trong “Chim én bay”) Đó là con người biết tự vượt mình, vượt

lên những mất mát, đau thương, những ham muốn cá nhân vì cuộc sống chung

(Linh trong “Vòng tròn bội bạc”) Đó cũng có thể là những số phận bị trượt dài trên con đường tội lỗi do chiến tranh “vẹt mòn ra” để trở thành con người tha hoá, phi nhân bản (Huấn trong “Vòng tròn bội bạc”), Nhìn chung, họ đều là nhân vật

mang những chấn thương do tác động của chiến tranh, điều này được thể hiện rõ trong những sáng tác của hai nhà văn Đỗ Tiến Thụy và Nguyễn Trí Huân

Với nhân vật Quy trong Chim én bay chiến tranh kết thúc, trở về với quê

hương, chị phải sống trong cảnh cô đơn, tội nghiệp và luôn bị ám ảnh bởi những kí ức về cuộc chiến Chị luôn tự dằn vặt, suy tư về cuộc sống của gia đình những tên du côn đã bị mình giết chết, không biết cuộc sống của họ giờ ra sao? Quy được bầu vào Quốc hội và là một trong những đại biểu trẻ Nhưng với Quy, những kí ức trong quá khứ vẫn luôn luôn thường trực trong chị Những năm sau khi chiến tranh kết thúc, trở về quê hương, sống cuộc đời đơn độc trong căn phòng rộng thênh thang của khu tập thể, chị luôn nhớ đến Dũng

“Hầu hết những đêm thao thức bởi những khát vọng bình thường của người phụ nữa chưa hề được làm vợ, làm mẹ, chị đã sống bằng mộng mị với Dũng Chị tưởng tượng Dũng, lúc này là một sĩ quan quân đội Điều này không thể khác, vì vào bộ đội chủ lực luôn luôn là ước mơ của Dũng Chị và Dũng sẽ vẫn

ở căn nhà này Mỗi lần Dũng về phép, khu tập thể lại náo động vì tiếng cường

và những câu chuyện Dũng kể Chị sẽ bỏ ra thật nhiều thời gian để chọn bột,

Trang 37

gói bánh ít, thứ bánh mà chị tin lớn lên Dũng vấn thích ăn như hồi nhỏ…” [12;

tr.109] Tâm trạng của Quy cũng là tâm trạng của biết bao người phụ nữ khác

đi qua chiến tranh và phải chịu đựng cảnh đời côi cút, không chồng, không con trong thời bình Cái chết của người thân và đồng đội, tội ác của kẻ thù luôn luôn là nỗi ám ảnh lớn trong tâm trí Quy Đồng thời, chứng kiến cảnh ngộ của

vợ con những tên ác ôn mà mình đã giết trong chiến tranh Quy lại không khỏi day dứt về hành động của mình, đó là nỗi day dứt của tình thương người, lòng nhân đạo cao cả Hai trạng thái cảm xúc đó luôn luôn thường trực và đan xen trong suy nghĩ, trong tâm hồn người nữ anh hùng Chim én Để cho nhân vật sống trong hai chiều kích không gian cả kí ức và thực tại, tác giả đã khơi sâu tinh thần của người lính sau chiến tranh, đặc biệt ở những góc độ cụ thể nhất Khác hẳn với hình ảnh người lính trong những tác phẩm cùng thời khác, sau trận đánh là một giấc ngủ vô tư, là tiếng cười đùa vui vẻ, trong Quy tồn tại cả

sự đau đớn do di chứng chiến tranh để lại và sự dằn vặt với chính chiến công của mình Quy bước vào chiến tranh, trải nghiệm những tình huống kinh hoàng của chiến tranh và ra khỏi chiến tranh với những kí ức khôn nguôi Con người Quy hội tụ đủ loại bi kịch của con người thời kì hậu chiến, đó là bi kịch giữa khát vọng về một mái ấm gia đình và thực trạng không còn khả năng làm vợ, làm mẹ; giữa khát khao sống mãnh liệt và hạn chế của sức khỏe, giữa cái nhân bản trong tâm hồn và cái phi nhân bản của chiến tranh Chị luôn luôn mong muốn gặp gỡ, giúp đỡ những người con, người vợ của tên ác ôn Hai Đích, Giám Tuân như là một sự cứu rỗi cho tâm hồn chưa lúc nào thanh thản của chị

kể từ khi bom đạn đã lặng xuống

Trước hiện thực chiến tranh khốc liệt, các nhà văn nhận thấy con người là những nạn nhân khốn khổ nhất, họ bị cướp đi quyền sống, quyền được làm một con người bình thường Nếu như trong chiến tranh, họ là những người lính chiến đấu anh dũng gan dạ, thì bước ra khỏi cuộc chiến trở về với cuộc sống đời thường, trong quá trình hòa nhập với cuộc sống, quá trình tìm

Trang 38

kiếm tình yêu, hạnh phúc thì họ lại bị ám ảnh bởi những biến cố và có những bi kịch riêng

Tiểu thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế tái hiện cuộc chiến tranh chống

Mĩ cứu nước ở thời điểm ác liệt của lịch sử khi nó đã tiến sát đến ngày tổng tiến công 30 tháng 4 năm 1975 Tuy nhiên, khác hẳn với không khí sử thi hừng

hực khí thế trong “Dấu chân người lính” của Nguyễn Minh Châu với “tầng

tầng lớp lớn những người đang nối tiếp nhau hiện ra từ trên dốc, từ dưới suối,

từ khắp các ngõ ngách của rừng”[7] Ngay từ đầu, tiểu thuyết đã mở ra một

khung cảnh tan tác khi D3 để mất cao điểm 174.“Ba người ngồi nép vào nhau

trong căn hầm sụt lở giữa đỉnh đồi Thỉnh thoảng một mảng trời méo mó lại lộ

ra sau màn khói đạn dày đặc” 11; tr.275], “sau mỗi loạt pháo lại thu hẹp bớt

và cái mảng trời mờ nhạt, đáng ghét, đầy khói đạn cứ loang lổ dần, thăm thẳm trên đỉnh đầu” [11; tr.276] Giữa tiếng súng nổ, lựu đạn liên tiếp ném xuống,

anh em đã thương vong gần hết Sau khi để mất cao điểm 174, cuộc chiến liên tiếp rơi vào những tình huống vô cùng khó khăn Càng đến những ngày cuối cùng của chiến dịch, trận tuyến giữa đôi bên càng co hẹp lại Cuộc chiến diễn

ra căng thẳng trong từng giây phút, thế trận liên tục chuyển dịch giữa ta và địch, khi thì hỏa lực pháo binh địch bắn điên dại nhưng lúc lại nằm câm bặt, không có lấy một phản ứng nhỏ Cũng có lúc nhà văn tập trung miêu tả những

cuộc hành quân của người lính“Đêm như vẫn vỡ ra bởi những tiếng nổ ở cả hai

phía bờ sông Pháo ta bắn, pháo địch bắn Nhiều quả rơi xuống mặt nước, sóng dập vào bờ sú óc ách Đại đội đi thành hàng một, vai vác pháo, chân sục trong bùn Không thể phân biệt được người nào là du kích, người nào là bộ đội chủ lực nữa Tất cả đều cởi trần, cài ngụy trang nom như những khóm cây di động” [11; tr 301]

Trong cảm nhận của người sĩ quan nguỵ chết trước tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975, chiến tranh cũng khốc liệt không kém Giữa bộn về những suy nghĩ, những trăn trở về lí tưởng của tuổi trẻ, về lẽ sống, suy nghĩ về chiến tranh

Trang 39

của sĩ quan ngụy đã phác họa diện mạo chiến tranh đen đúa, tăm tối ở phía địch Ngay trong căn hầm tên lính ngụy đang sống luôn lổn nhổn những mảng xương người đen thẫm, nồng nặc mùi hôi thối bốc lên và không hiếm những mảng sọ đang nhe răng cười ở một góc hầm Kinh khủng hơn, một tên lính ngụy còn lấy một mảng sọ người in hằn những đường dây thần kinh trên não bộ gọt một thẻ bùa hộ mệnh đeo trước ngực Chết chóc luôn quẩn quanh sự sống của mỗi người lính ngụy và đối với họ, nó cũng không còn lạ lẫm gì Từ tiểu

thuyết Năm 1975 họ đã sống như thế cho đến Chim én bay hình ảnh cái chết

của các nhân vật chính xuất hiện nhiều và có sức ám ảnh lớn Đối với người lính, cái chết trong chiến tranh hết sức ngẫu nhiên, không có thời gian chuẩn bị

“Lúc này, mọi cái chết đều trở nên vô lí, hết sức vô lí Cùng lắm còn ngày mai, ngày mốt và dăm ba trận đánh không đáng kể nữa…”[12 ;tr.337] Nếu như

trong chiến tranh, “điều không bình thường đã trở nên bình thường” thì cái

chết cũng vậy Có những cái chết không rõ nguyên nhân, bất ngờ và đột ngột Trong số những cái chết được nhắc đến, cái chết của Mạc đến từ từ như đang đi

về với đất mẹ “Nước ộc vào miệng, vào mũi, vào tai mạc Mạc giãy giụa, ngột

ngạt Những chiếc bong bóng nổi trên mặt sông Con sông nước mặt, xanh thẫm Sóng vẫn ào ạt đổ qua trụ cầu gãy,cuốn theo những chiếc ván thuyền còn nổi trên sông, ra biển” [7; tr.331]

Đó còn là lời kể về những người lính chốt trong trận chiến tại biên giới

Việt - Trung: “Tôi đã mỏi mòn mấy năm trời trong hang đá lạnh lẽo Lỉnh chốt

quanh năm suốt tháng ăn cơm nắm, uổng nước bình tông, mùa hè cũng như mùa đông không cần tắm rửa Ghẻ lở hắc lào loang lổ Đầu lính chót bạc phơ hoa lau, không phải vì tuổi tác mà bởi chấy rận đẻ trứng lớp lớp tầng tầng Họ không chăm sóc thân thể họ nhưng lại chăm chút tôi rất kĩ Toàn thân tôi bóng loáng bởi dầu chổng gỉ Họ không đánh răng nhưng răng tôi được đánh hàng ngày, sạch bong, vàng chóe ”[32; tr.306] Sự khốc liệt của chiến tranh còn

chưa qua thì những khó khăn lại ập tới, qua dòng hồi tưởng của đại uý tiểu

Trang 40

đoàn trưởng Nguyễn Kim Khoa vừa mới được đôn lên chức trung đoàn trưởng, các chiến sĩ trong trung đoàn của ông lần lượt chết, không phải chết do chiến

tranh, mà chết vì bệnh sốt rét “Những cơn sốt rét này rất lạ mà tất cả các phác

đồ điều trị truyền thống đều bó tay”… “Khoa thừa biết nguyên nhãn chính dẫn đến những cải chết của lính Đoàn quân mỏi tơi tả sau trận mạc mà khẩu phần ăn chỉ là cơm gạo mục độn sắn và cá khô có giòi trong khi vẫn phải lao lực trên thao trường thì sức nào trụ nổi Nếu được ăn uống đầy đủ, những cơ thể thanh tân được trui rèn qua lửa đạn có thể bất chấp các loại kí sinh trùng” [32; tr 127]

Đỗ Tiến Thụy tập trung chủ yếu viết về những khó khăn, những mất mát

hi sinh do quân ta chủ quan và đặc biệt tô đậm những phẩm chất tốt đẹp của những người chiến sĩ Trận thất bại thê thảm của cụ Tướng ngày cụ còn làm sư

đoàn trưởng là một nỗi đau không thể nào quên.“Để chuẩn bị cho chiến dịch

tiếp theo, trên bổ sung cho sư đoàn ba trăm tay súng vừa vượt Trường Sơn vào Một tiểu đoàn trưởng dày dặn trận mạc được chọn giao nhiệm vụ đón đoàn quân này” [32; tr.178] … nhưng kết quả là “ Những thi thể chiến sĩ nát bấy nằm ngổn ngang Một vài tiếng rên yếu ớt như vọng lên từ âm phủ rợn lạnh Sư đoàn trưởng cắn môi khóc uất Phải đến gần sáng số chiến sĩ hi sinh và bị thương mới được đưa hết khỏi trảng trống Hơn ba mươi người may mắn chạy thoát vào rừng cũng được tìm ra.”[32; tr.178] Dưới ngòi bút miêu tả chân thực

của tác giả, có thể cảm nhận được rằng, hậu quả do chiến tranh mang lại là vô cùng ghê gớm, cướp đi mạng sống của rất nhiều những người chiến sĩ, mà ở đó

họ còn biết bao ước mơ và hoài bão còn dang dở Một đêm tháng 1 năm 1968 tại căn cứ Carol, một địa điểm cách chi khu Cam Lộ vài dặm, Việt cộng đánh

bộc pha tấn công “Tiếng hô xung phong dậy lên Một đoàn quân ào vào căn cứ

Carol tựa một cơn sóng biển… Nhưng lính trinh sát Việt Cộng đã quá sơ suất Ngoài các kiểu hàng rào cũi lớn, mắt cáo, cánh sẻ, bùng nhùng…, trong căn cứ còn có một hàng rào kiểu bãi mạ Những sợi kẽm gai có những cánh sắc lẻm căng giăng giăng cách mặt đất 30 cm được cỏ che lấp đã khiến những đôi chân

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w