Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG TRƯỜNG HỢP "MƯA MÙA HẠ" Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 822.01.21 LUẬN VĂN THẠC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG (TRƯỜNG HỢP "MƯA MÙA HẠ") Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành: 822.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Diệu Linh Thái Nguyên - năm 2023 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận văn đều trung thực và chưa từng được công bố ở bất kỳ công trình nào khác Thái Nguyên, tháng 10 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hương ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Ngôn ngữ và văn hóa, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên và các Thầy, Cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Diệu Linh đã luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu còn chưa nhiều, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .11 4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .12 5 Phương pháp nghiên cứu 12 6 Đóng góp của luận văn 13 7 Cấu trúc của luận văn 13 CHƯƠNG 1 ĐỀ TÀI NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT 14 VIỆT NAM SAU 1975 14 1.1 Diện mạo của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 viết về nông thôn 14 1.1.1 Nông thôn Việt Nam sau 1975 và mối quan hệ giữa nông thôn và văn học 14 1.1.2 Nông thôn - đề tài hấp dẫn của các nhà tiểu thuyết hiện đại 20 1.2 Ma Văn Kháng – “người góp nhặt chuyện đời thành văn” 28 1.2.1 Quan điểm sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng 28 1.2.2 Ma Văn Kháng với đề tài nông thôn Việt Nam .30 CHƯƠNG 2 HIỆN THỰC NÔNG THÔN TRONG TIỂU THUYẾT 35 MƯA MÙA HẠ CỦA MA VĂN KHÁNG 35 2.1 Bức tranh về nông thôn trong thời kỳ hậu chiến 35 2.1.1 Bức tranh thiên nhiên vừa dữ dội vừa thơ mộng .35 2.1.2 Bức tranh xã hội đầy sự phức tạp 38 2.2 Các kiểu con người trong tiểu thuyết Mưa mùa hạ 42 2.2.1 Những con người có lý tưởng, hoài bão xây dựng và bảo vệ nông thôn .42 2.2.2 Những con người thoái hóa sẵn sàng đạp đổ mọi giá trị vì lợi ích cá nhân 50 2.3 Cái nhìn mới của Ma Văn Kháng về vấn đề nông thôn trong Mưa mùa hạ .54 2.3.1 Một cái nhìn bao quát về hiện thực nông thôn sau chiến tranh .54 2.3.2 Cảm hứng phê phán về những vấn đề của nông thôn đương thời 57 CHƯƠNG 3 NÔNG THÔN TRONG MƯA MÙA HẠ CỦA MA VĂN KHÁNG NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGHỆ THUẬT .62 3.1 Không gian và thời gian nghệ thuật 62 3.1.1 Không gian nghệ thuật 62 iv 3.1.2 Thời gian nghệ thuật 66 3.2 Nghệ thuật khắc họa nhân vật 68 3.2.1 Nghệ thuật miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật .68 3.2.2 Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật .71 3.3 Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật .74 3.3.1 Ngôn ngữ suồng sã đời thường 74 3.3.2 Giọng điệu triết luận 77 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .83 1 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1.1 Nhà văn Nguyễn Hiếu từng thể hiện nỗi trăn trở: “Nếu văn học không có các tác phẩm viết về đề tài nông thôn thì có lẽ hình ảnh dân tộc Việt Nam đương đại sẽ bị đánh giá phiến diện và không đúng với bản chất, thực tại” [18, 1] Thật vậy, Việt Nam - một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống và làm việc ở nông thôn, bởi thế, nông thôn là một đề tài lớn trong nền văn học nước nhà từ xưa đến nay, là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ để các nghệ sỹ khai thác và làm nên tên tuổi của mình Mỗi thời kỳ khác nhau, nông thôn mang dấu ấn riêng của thời đại và của những phong cách nghệ thuật không trộn lẫn Nếu trong văn học trung đại, hình ảnh nông thôn hiện ra qua những bức tranh thiên nhiên (có khi mang tính ước lệ, có lúc rất gần gũi) và bức tranh cuộc sống vừa bình dị vừa thanh cao của các nhà Nho nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến thì trong văn học hiện đại hình ảnh nông thôn hiện lên rất cụ thể, đa dạng, sinh động, mang hơi thở cuộc sống và có tính lịch sử Giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945, cuộc sống ở nông thôn ngột ngạt xoay quanh mâu thuẫn giữa người nông dân và giai cấp thống trị, kẻ áp bức và người bị áp bức Người đọc bị ám ảnh bởi những sáng tác của Ngô Tất Tố, Hồ Biểu Chánh, Nam Cao, Thạch Lam, Bùi Hiển, Kim Lân, Nguyễn Công Hoan…Sau khi hòa bình lập lại (từ 1954) diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi, lúc này nông thôn gắn với cải cách ruộng đất, đi vào hợp tác hóa, bên cạnh những điểm tích cực thì vẫn còn tồn tại biết bao hạn chế về con người (trí tuệ, nhận thức, lối sống), về bộ máy quản lý nhà nước, độc giả luôn trăn trở cùng “những đứa con tinh thần” của Chu Lai, Lê Lựu, Nguyễn Quang Thiều…Đặc biệt, từ sau năm 1975 đến nay, đất nước thống nhất, cả dân tộc bước sang một trang mới, nông thôn có những thay da đổi thịt, số phận con người được quan tâm đặc biệt và mang tính thời sự rõ nét, những tác giả nổi tiếng thời kỳ này không thể không kể đến Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Dương Hướng, Ma Văn Kháng 2 1.2 Ma Văn Kháng là cây bút thành công trên nhiều thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn viết về nhiều đề tài khác nhau: đời sống miền núi, người trí thức, cuộc sống gia đình, thiếu niên, nông thôn…Dù ở thể loại nào, chủ đề nào ông cũng có những tác phẩm thật sự xuất sắc, được người đọc đón nhận, trường tồn với thời gian Sự nghiệp sáng tác của nhà văn được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn trước và sau đổi mới Trước đổi mới, ngòi bút Ma Văn Kháng hướng về cuộc sống, phong tục của người dân miền núi Giai đoạn sau đổi mới, bắt nhịp với sự phát triển của nhịp sống xã hội, ông hướng về những diễn biến phức tạp của đời sống chốn thành thị và nông thôn Song hành với sự đổi thay về đề tài sáng tác, Ma Văn Kháng cũng tạo dựng cho mình những bước đột phá về tư duy nghệ thuật Nếu trước 1986, những trang văn của ông thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, hướng tới số đông, đại chúng thì sang giai đoạn sau cái nhìn thế sự chiếm ưu thế hơn qua các sáng tác Cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm của ông không còn đơn giản, một chiều mà là đa dạng, phức tạp, nhiều góc cạnh hơn (trong đó cái xấu đan xen cái tốt, giữa ma quỷ thánh thần có ranh giới mập mờ) Thân phận con người được nhà văn đề cập tới thông qua nhiều mối quan hệ, hoàn cảnh khác nhau và cố gắng thể hiện con người vô cùng đầy đủ trong tính đa dạng, toàn vẹn vốn có của nó Trong đề tài về nông thôn, cách tiếp cận của Ma Văn Kháng - một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam đương đại có nhiều nét mới Đề tài nông thôn trong sáng tác của Ma Văn Kháng mang rõ cá tính sáng tạo của nhà văn, thể hiện tiếng nói riêng, cái nhìn riêng của một nghệ sỹ tài năng Ông đã khám phá cuộc sống nơi miền quê từ nhiều bình diện khác nhau Bằng ngòi bút hiện thực, nhà văn đã lách sâu vào ngõ ngách đời sống tinh thần, tìm ra những nguyên nhân và quy luật khắc nghiệt của những vấn đề tồn tại trong xã hội với một “thứ văn đầy chất đời, đầy ắp hơi thở của sự sống, sắc sảo, biến hóa và tài hoa” (Nguyễn Đăng Điệp) 1.3 Trong sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng, Mưa mùa hạ (1982) không đơn thuần được biết đến là một tiểu thuyết giàu giá trị, mà còn được nhà 3 văn Tô Hoài đánh giá là “toàn cảnh xã hội hiện nay thu nhỏ lại mà vẫn đầy đủ màu sắc thật chính xác và phong phú” [14, 5]…Sự thành công mà tiểu thuyết mang lại không chỉ giúp Ma Văn Kháng khẳng định được tên tuổi, vị trí vững chắc trong nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2012, mà qua đó, nhà văn còn mạnh mẽ lên án cái tiêu cực và “xây dựng được cách nhìn, thái độ đúng đắn trước những cái xấu, cái ngáng trở bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội” [39, 10] Với lối viết trung thưc, và được xem là người thư kí trung thành của thời đại, Ma Văn Kháng đã tái hiện bức tranh nông thôn thời kỳ đổi mới rất chân thực bằng vốn hiểu biết phong phú, tài năng, tâm huyết và cả sự cố gắng, nỗ lực mà dư luận cho là cuộc thử nghiệm văn chương khiến người đọc ngạc nhiên, ngỡ ngàng và đôi chút lạ lẫm Tuy nhiên, nhà phê bình Chu Thu Hằng vẫn khẳng định: “Sự không nhất quán trong bút pháp giữa các trang văn…” [13, 1] được coi là một thử nghiệm của nhà văn Ma Văn Kháng khi ông tạo ra hai thái cực cho độc giả khi thích và không thích Mưa mùa hạ ở giai đoạn trước đây và cả bây giờ 1.4 Một số tác phẩm của Ma Văn Kháng đã được lựa chọn đưa vào giảng dạy và học tập tại nhà trường phổ thông từ nhiều năm nay Vì vậy việc tìm hiểu Mưa mùa hạ - một “đứa con tinh thần” độc đáo của nhà văn sẽ góp phần giúp cho các thế hệ độc giả có cái nhìn sâu săc, toàn diện về văn phong của một nghệ sỹ chân chính, giúp các thầy cô có thêm nguồn tư liệu tham khảo phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu Từ những lí do đã nêu, chúng tôi đã lựa chọn Đề tài nông thôn trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng (trường hợp Mưa mùa hạ) làm đối tượng nghiên cứu của mình Đây được xem là hành trình đến với văn học, văn hóa truyền thống của dân tộc khi bản sắc văn hóa đang cần được giữ gìn và phát huy 4 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1 Những công trình nghiên cứu về nhà văn Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học dân tộc, một cây bút có sức sáng tạo dồi dào cùng những tác phẩm nghệ thuật giá trị và rất vị nhân sinh nên các công trình nghiên cứu về nhà văn không ít Tuy nhiên, với một nhiệt huyết làm việc không mệt mỏi, cho ra đời số lượng tác phẩm lớn trong một khoảng thời gian lâu dài, đề cập tới nhiều mảng đề tài, nhiều nội dung đặc sắc cùng với những nét nghệ thuật độc đáo mang đậm dấu ấn cá nhân, nên việc nghiên cứu về Ma Văn Kháng là vấn đề mang tính khoa học mà ở đó chúng ta có thể khám phá và nhận thấy những sắc điệu riêng Đánh giá và ghi nhận tài năng của Ma Văn Kháng đã có không ít công trình Trong Ma Văn Kháng - chuyến tàu xuôi theo miền kí ức, tác giả Diệu Uyển khẳng định: “Sáng tác của Ma Văn Kháng đã in đậm vào trang văn dân tộc dấu ấn riêng của mình với giọng văn nhẹ nhàng, bình dị nhưng lôi cuốn người đọc, phương châm sáng tác của ông là phải làm sao để khắc họa nên sự chuyển mình của đất nước trong từng giai đoạn Với phương châm sáng tác như thế, các tác phẩm của Ma Văn Kháng ra đời như một tấm lụa được dệt từ hiện thực cuộc sống, càng về sau, văn chương của ông càng gắn liền với đời sống con người vùng cao Tây Bắc đã thu hút được đông đảo độc giả Những trang văn của Ma Văn Kháng bao giờ cũng thấm đẫm sương gió của núi non và sự chân phương trong con người miền núi” [55, 33] Bài viết đã cho thấy phương châm sáng tác của Ma Văn Kháng được thể hiện rất ấn tượng: văn học bắt nguồn từ hiện thực, gắn bó chặt chẽ với số phận con người, thời đại nào thì văn học ấy Nhà văn Ma Văn Kháng viết từ những hồi ức trên báo Đại Đoàn Kết, tác giả Hoàng Thu Phố nhấn mạnh: “Ma Văn Kháng là nhà văn có trí nhớ phi thường Chính ông từng thừa nhận: bộ óc con người là một tổ chức vô cùng tuyệt diệu Nó ghi nhớ được bao nhiêu điều mà có lẽ không một máy móc nào thay thế được Hoặc máy móc thì có thể ghi nhớ hàng triệu, hàng tỷ sự kiện hơn cả bộ óc người! Nhưng còn hương sắc, mùi vị, tâm trạng, cảm xúc, hình ảnh? 5 May mắn khi tuổi đã cao, sự sa sút trí tuệ đã xuất hiện, tôi vẫn còn chút minh mẫn để nhớ lại các chuyện đã xảy ra cách đây 70 năm, với nhiều hương vị, sắc màu cảm xúc riêng” [56, 3] Nhận xét này đã tôn vinh Ma Văn Kháng không chỉ là một cây bút có tâm mà còn rất đỗi trí tuệ, trí nhớ siêu phàm Trong bài Ma Văn Kháng, nhà lao động chữ nghĩa (Chân dung văn hóa 18/1/2017), Đoàn Trọng Huy đã ca ngợi sự cống hiến hết mình và lương tâm nghề nghiệp của nhà văn: “Ma Văn Kháng là một người lao động nghệ thuật chân chính, thực sự cần cù, tỉ mỉ, tinh tế, nghiêm cẩn, sáng tạo trong công việc hành nghề…” [51, tr.5] Tác giả bài viết cũng cho rằng Ma Văn Kháng thực sự là một người chữ nghĩa Chính điều đó (chữ nghĩa) đã dệt lên một tấm chân dung Ma Văn Kháng không lẫn với một ai Xuất hiện trên báo Người lao động, bài viết Nhà văn Ma Văn Kháng - biết sống đúng tư cách con người của tác giả Hòa Bình đã cho rằng: “Các nhân vật của Ma Văn Kháng đều khắc khoải, trăn trở, đau đớn trước nhân tình thế thái và thời cuộc” [4, 7] Đó là cơ sở để người viết khẳng định về các sáng tác của Ma Văn Kháng: “Cái đẹp ra đời từ trong bi tráng” [4, 10] Chính Ma Văn Kháng tự nhìn nhận: “Nhân vật trong tiểu thuyết, truyện ngắn ít nhiều đều là phân thân của tác giả, ít nhất thì chúng cũng phản ánh quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ của nhà văn, cha đẻ ra chúng Đó gần như là quy tắc của nghệ thuật Các nhân vật của tôi cũng vậy Chúng vừa là tôi, vừa không phải là tôi” [64] Nói cách khác, Ma Văn Kháng đã sống trong bóng hình của các nhân vật Nhưng cái độc đáo là nhà văn vừa tách ra khỏi họ để phân tích, biện giải, mở đường cho họ Đồng thời tác giả cũng khắc khoải, đau đớn, trăn trở trước hiện thực cuộc đời Đôi khi lại phải đứng cao hơn bi kịch thì mới có ích cho cuộc sống Có thể nói, mô hình nhân vật mà Ma Văn Kháng xây dựng nó phản ánh đúng quan điểm thẩm mỹ của nhà văn từ khi cầm bút Đó là: “Cái đẹp thật sự là cái đẹp khi ra đời trong bi tráng, đau đớn, thiệt thòi với tâm thức ngạo nghễ, ngẩng cao đầu [64] Lời bàn đã chỉ rõ: nhân vật trong những sáng tác của Ma Văn Kháng sinh ra từ cuộc đời thực, gắn với bao thăng trầm của cuộc sống nên