Đề tài chiến tranh trong sáng tác của bùi thị như lan

107 1 0
Đề tài chiến tranh trong sáng tác của bùi thị như lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIỂN VÂN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SÁNG TÁC CỦA BÙI THỊ NHƯ LAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIỂN VÂN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SÁNG TÁC CỦA BÙI THỊ NHƯ LAN LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM THÁI NGUYÊN - 2023 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ HIỂN VÂN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SÁNG TÁC CỦA BÙI THỊ NHƯ LAN Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Cao Thị Hảo THÁI NGUYÊN - 2023 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng 5% Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm Thái Nguyên, ngày 02 tháng 11 năm 2023 Học viên Nguyễn Thị Hiển Vân i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn và tình cảm chân thành, em xin trân trọng cảm ơn: Khoa Ngữ Văn, Phòng Đào tạo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các thầy cô giáo trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi giúp em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Cao Thị Hảo, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em nghiên cứu hoàn thành luận văn Xin cảm ơn nhà văn Bùi Thị Như Lan đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình sưu tầm tài liệu để nghiên cứu Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp tại trường THPT Hiệp Hòa 2 đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện về thời gian trong quá trình hoàn thành luận văn Em cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiển Vân ii MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 3 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5 Phương pháp nghiên cứu 9 6 Đóng góp của luận văn 10 7 Cấu trúc của luận văn 10 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ VĂN BÙI THỊ NHƯ LAN 11 1.1 Một số vấn đề lí luận về đề tài chiến tranh 11 1.1.1 Khái niệm đề tài 11 1.1.2 Một số biểu hiện của đề tài 12 1.1.3 Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay 14 1.2 Hành trình sáng tác của nhà văn Bùi Thị Như Lan 21 1.2.1 Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 21 1.2.2 Những giá trị tiêu biểu trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan 24 Tiểu kết chương 1 28 Chương 2: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH TRONG SÁNG TÁC CỦA BÙI THỊ NHƯ LAN 30 2.1 Hiện thực đời sống con người miền núi trong chiến tranh 30 2.1.1 Những khó khăn, thiếu thốn trong đời sống tinh thần 30 2.1.2 Những đau thương, mất mát về hạnh phúc và quyền sống của con người 34 2.1.3 Niềm tin chiến thắng và những hi sinh anh dũng 38 iii 2.2 Chiến tranh và số phận con người miền núi 42 2.2.1 Số phận những người lính 42 2.2.2 Số phận những người phụ nữ 49 Tiểu kết chương 2 59 Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SÁNG TÁC CỦA BÙI THỊ NHƯ LAN 61 3.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện 61 3.1.1 Cốt truyện kết cấu truyện lồng trong truyện 62 3.1.2 Cốt truyện kết cấu theo sự hồi tưởng 67 3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật 72 3.2.1 Ngoại hình bình dị, mộc mạc 72 3.2.2 Tâm lí thể hiện rõ tính cách người miền núi 75 3.2 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 82 3.2.1 Hệ thống từ ngữ miêu tả chiến tranh 83 3.2.2 Hệ thống từ ngữ mang dấu ấn con người miền núi 87 Tiểu kết chương 3 93 KẾT LUẬN 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 iv MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Chiến tranh luôn là nỗi ám ảnh của nhân loại Lịch sử thế giới đã ghi lại từng dấu mốc thời gian của chiến tranh Lịch sử cũng lưu lại những con số cụ thể của từng trận đánh, tên tuổi những anh hùng của mỗi thời đại… Nhưng muốn ghi lại xúc cảm, những hi sinh, mất mát, những nước mắt, nụ cười của con người trong chiến tranh thì mọi trang sử đều bất lực Đó là nơi dành cho nghệ thuật (trong đó có văn học) thể hiện vai trò Văn học thế giới đã có những tác phẩm đồ sộ viết về chiến tranh như: Chiến tranh và hòa bình của L Tonxtoi, Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai của E Hemingway, Sông Đông êm đềm của M.A Solokhop… Đây là những bức tranh rộng lớn về hiện thực của những cuộc chiến đã xảy ra trong lịch sử Với dân tộc Việt Nam, chiến tranh đã lùi vào quá khứ gần nửa thế kỉ, vinh quang từ cuộc chiến vệ quốc vĩ đại ấy đã mang lại nền độc lập tự do cho dân tộc, những vết sẹo chiến tranh cũng đang dần liền dấu… Tất cả đã dệt thành miền kí ức không thể mờ trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam Từ miền kí ức ấy, chúng ta có một nền âm nhạc hào hùng mà da diết những giai điệu chiến tranh, có một nền hội họa, điện ảnh, sân khấu chân thực, giàu ám ảnh về thời kì binh lửa, ta cũng có một nền văn học đậm cảm hứng sử thi và lãng mạn trong kháng chiến và giàu cảm hứng thế sự đời tư sau kháng chiến Văn học được sinh ra từ hiện thực xã hội Bởi thế, có thể nói hiện thực hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ làm nên tính chân thực của dòng văn học trong và sau chiến tranh Đề tài viết về chiến tranh đã trở thành một dòng chảy mãnh liệt của văn học Việt Nam Nếu trước 1975, đề tài viết về chiến tranh trong văn học thường mang đậm tính sử thi, lãng mạn thì văn học viết về đề tài này sau 1975 (đặc biệt là từ 1986) đã có nhiều thay đổi Vượt khỏi những khuôn mẫu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và cảm hứng lãng mạn, đề tài về chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 mang đậm cảm hứng thế sự đời tư Những cây bút tiêu biểu của cảm hứng này có thể kể đến như: Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Minh Châu (Cỏ lau), Dương Hướng (Bến không chồng), Chu Lai (Ăn mày dĩ vãng)… Điều ấy không chỉ cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của mảng đề tài này mà còn khẳng định sự nỗ lực tìm tòi, sáng tạo của thế hệ nhà văn thời hậu chiến Giữa muôn màu sắc và âm thanh trong mảng đề tài chiến tranh, người 1 đọc luôn nhận ra một sắc màu giản dị cùng thanh âm trong trẻo của một cây bút mang tên Bùi Thị Như Lan 1.2 Là một trong những cây bút nữ tiêu biểu của văn học thiểu số Việt Nam, Bùi Thị Như Lan đến với văn chương để kể tiếp câu chuyện về vẻ đẹp của núi rừng, về cuộc sống, vẻ đẹp của con người dân tộc thiểu số Chị cũng nằm trong số ít nhà văn nữ của quân đội Được rèn luyện trong môi trường quân ngũ và trải nghiệm cuộc sống của người lính, chị thấu hiểu và trân trọng hơn những người lính trong chiến tranh và giữa cuộc đời thường Chính điều ấy làm nên một phần quan trọng trong sáng tác của mình, giúp chị viết về đề tài chiến tranh gần gũi hơn, “máu thịt” hơn và có hồn cốt riêng Nghệ thuật vốn là một lĩnh vực độc đáo, nó đòi hỏi người nghệ sĩ phải tìm tòi và thể hiện lối đi riêng của mình Quá trình tìm tòi và thể hiện ấy đã tạo nên diện mạo phong cách của nghệ sĩ, để từ đó, người đọc nhận ra gương mặt, giọng nói của họ Bùi Thị Như Lan cũng như thế, chị đã thử thách mình trong một đề tài quen thuộc, đề tài đã có những tác phẩm là niềm vinh dự cho văn học dân tộc - đề tài chiến tranh Tự đặt mình vào vùng nước thân quen lấp lánh hào quang nhưng Bùi Thị Như Lan không để ánh hào quang quá khứ che lấp mình, không đi lối đã thành đường mòn mà tự dấn thân chọn cho mình một con đường riêng không trộn lẫn Bùi Thị Như Lan đã khai thác chiến tranh ở một góc nhìn khác, chiến tranh không chỉ là thước đo của lòng dũng cảm, ngoan cường, sự thuỷ chung sắt đá mà chiến tranh còn là những mất mát đau thương hiện hình trên từng số phận đi qua chiến tranh, từng trải nghiệm những thăng trầm lịch sử sau chiến tranh 1.3 Trong những năm gần đây, tên tuổi của Bùi Thị Như Lan được khẳng định trên văn đàn đã thu hút những cây bút nghiên cứu về chị Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu về sáng tác của Bùi Thị Như Lan mới chỉ dừng lại ở thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, còn bút kí vẫn là một sự bỏ ngỏ Đặc biệt, đối với đề tài chiến tranh trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan hiện chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện ở cả truyện ngắn, kí và tiểu thuyết Đối với khoa học, tìm ra được vùng đất mới là một thử thách nhưng cũng đầy hấp dẫn Đó cũng chính là lí do thôi thúc chúng tôi nghiên cứu “Đề tài chiến tranh trong sáng tác của Bùi Thị Như Lan” Qua đó, góp phần khẳng định những đóng góp của cây bút nữ người dân tộc thiểu số Bùi Thị Như Lan cho văn học Việt Nam hiện đại, trong tiến trình vận động của văn học nước nhà 2 2 Lịch sử vấn đề 2.1 Những nghiên cứu về đề tài chiến tranh Những nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam được xem như một phần quan trọng trong việc tìm hiểu lịch sử và tâm lý con người Việt Nam trong thời kì chiến tranh Chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ đã gắn liền với cuộc sống và cảm xúc của con người trong suốt ba mươi năm, cung cấp nguồn tài liệu phong phú và sâu sắc về trải nghiệm trong nhưng thời khắc khó khăn, nguy hiểm mà con người Việt Nam đã trải qua Sau 1975, những sáng tác về đề tài chiến tranh đã có sự thay đổi cảm hứng, tạo nên một bước chuyển mới với một đề tài quen thuộc Chính điều đó đã khiến các nhà nghiên cứu chú ý đến đề tài có nhiều sức hút này Một số công trình nghiên cứu về văn học phản ánh chiến tranh sau 1975 đáng chú ý như: "Văn học chiến tranh vùng biên giới Tây Nam bộ:1975-1985" của Trần Quốc Vượng, " Chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975 – Vấn đề nghệ thuật" của Lê Mạnh Thái, "Chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975" của Trần Trọng Hiếu, "Văn học chiến tranh Việt Nam sau 1975: Từ tương tác lịch sử đến bi kịch các nhân" của Phạm Văn Đạt, "Những tác phẩm văn học về chiến tranh sau 1975: Một cái nhìn văn học" của Nguyễn Văn Hiệp,… Các công trình nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của chiến tranh đến văn học và xã hội Việt Nan trong thời kì hậu chiến Trần Quốc Vượng nghiên cứu về các tác phẩm văn học viết về chiến tranh vùng biên giới Tây Nam bộ sau 1975 nhằm đưa ra cách hiểu về cuộc chiến, cuộc sống và tâm lí của người dân vùng biên giới Lê Mạnh Thát hướng đến tìm hiểu cách các tác phẩm văn học viết về chiến tranh để tái hiện sự thật lịch sử Trần Trọng Hiếu nghiên cứu về tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh sau 1975, đưa ra những nhận định về cách các tác giả tiểu thuyết đã thể hiện cuộc sống và đối mặt với chiến tranh… Đóng góp vào việc nghiên cứu đề tài này phải kế đến một số luận văn như: "Chiến tranh và sự tồn tại" của Vũ Văn Chiến, "Chiến tranh và lịch sử trong tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975" của Nguyễn Thái Doãn, "Văn học chiến tranh Việt nam; Vẻ đẹp trong bi kịch" của Trần Lương… Những luận văn này đã đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về sự tiếp diễn và ảnh hưởng của chiến tranh trong văn học và xã hội Việt Nam hiện đại Nguyễn Thái Doãn đã khám phá cách các tác giả tiểu thuyết viết về chiến tranh sử dụng sự kiện lịch sử và con người để xây dựng 3 câu chuyên về chiến tranh và tác động của nó tới đời sống Trần Lương lại đi sâu tìm hiểu cách mà văn học chiến tranh thể hiện vẻ đẹp và bi kịch của cuộc chiến, tác động của nó lên cá nhân và xã hội…Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài chiến tranh trong văn học, chúng ta không chỉ nhận thức được sự khó khăn của cuộc sống trong thời gian chiến tranh mà còn hiểu rõ hơn về lòng can đảm và sự kiên trì cũng như những mất mát của con người Việt Nam trong đối mặt với những thách thức và hiểm nguy Những công trình nghiên cứu này đã góp phần quan trọng vào việc lưu giữ những giá trị văn hóa và lịch sử của dân tộc 2.2 Những nghiên cứu về sáng tác của Bùi Thị Như Lan Là một cây bút nữ của văn học thiểu số, Bùi Thị Như Lan bén duyên với văn học khi tuổi đã ba mươi “mãi đến năm 30 tuổi tôi mới đến với văn chương với một niềm đam mê bỏng cháy và khát khao được viết, được cống hiến" [12] Con người đam mê văn chương ấy đã mang đến cho văn học Việt Nam thêm một giọng điệu, một sắc màu Cũng vì thế, tác phẩm của Bùi Thị Như Lan đã dần có mặt trên văn đàn, thu hút độc giả và một số người nghiên cứu Cái tên Bùi Thị Như Lan được giới nghiên cứu, phê bình về văn học dân tộc thiểu số chú ý khi xuất hiện trong một số công trình nghiên cứu như: "40 năm văn hóa nghệ thuật" (Phong Lê), "Văn học và miền núi" (Lâm Tiến – Hoàng Văn An), "Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại" (Lâm Tiến), "Văn học dân tộc thiểu số Việt nam thời kì hiện đại – một số đặc điểm" (Trần Thị Việt Trung- Cao Thị Hảo), "Hiện đại mà dân tộc" (Ma Trường Nguyên), "Bản sắc văn hóa dân tộc trong văn xuôi của các nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam" (Đào Thủy Nguyên – Dương Thu Hằng) Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy Bùi Thị Như Lan còn xuất hiện trong những bài viết của các bạn văn, nhà phê bình được đăng trên các tạp chí như: "Hình tượng người phụ nữ dân tộc thiểu số trong truyện ngắn của Bùi Thị Như Lan" (Trần Việt Trung ,vanhocsaigon.com, 2020), Nhà văn Bùi Thị Như Lan với sứ mệnh: Nhà văn người dân tộc (Phan Hoàng, congan.dienbien.gov.vn,22/3/2021) "Nữ nhà văn dân tộc Tày và những sáng tác mang đậm bản sắc dân tộc miền núi"( Xuân Phương, donghanhviet.vn, 01/3/2020), "Tiếng kèn Pílè của người gái bản" (Nông Thị Ngọc Hòa), "Những sắc màu của núi rừng" (Bùi Việt Thắng), "Không gian nghệ thuật trong 4

Ngày đăng: 22/03/2024, 09:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan