1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhân vật trữ tình trong thơ trương đăng quế

105 2 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế
Tác giả Quách Thị Thanh Huyền
Người hướng dẫn TS. Ngô Thị Thu Trang
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Sư phạm
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn học và Văn hóa Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Trong lĩnh vực văn học, Trương Đăng Quế cũng để lại một sự nghiệp khá đồ sộ với rất nhiều các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, ông còn là chủ biên của các tác phẩm có ý nghĩa về

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

QUÁCH THỊ THANH HUYỀN

NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ

Ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 8 22 01 21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Ngô Thị Thu Trang

THÁI NGUYÊN - 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nhân vật trữ tình trong thơ Trương

Đăng Quế” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của TS

Ngô Thị Thu Trang Các kết luận và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực không sao chép từ một nguồn tài liệu nào Việc tham khảo các tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Quách Thị Thanh Huyền

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, quý thầy cô giáo khoa Ngữ Văn, phòng Đào tạo sau Đại học đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt công việc học tập tại trường

Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS Ngô Thị Thu Trang đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành luận văn này

Do trình độ còn hạn chế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót

Em kính mong các thầy cô giáo chỉ bảo để luận văn của em được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn

Tác giả luận văn

Quách Thị Thanh Huyền

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 8

6 Đóng góp mới của luận văn 8

7 Cấu trúc của luận văn 8

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 9

1.1 Nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong thơ trung đại 9

1.1.1 Khái niệm nhân vật trữ tình 9

1.1.2 Khái quát về nhân vật trữ tình trong thơ Trung đại 13

1.2 Một số vấn đề về tác giả và tác phẩm 17

1.2.1 Khái quát về tác giả Trương Đăng Quế 17

1.2.2 Khái quát về thơ văn Trương Đăng Quế 27

Tiểu kết chương 1 38

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ 39

2.1 Nhà nho có tấm lòng yêu nước 39

2.2 Con người luôn coi trọng gia đình 45

2.3 Con người coi trọng tình cảm bạn bè 54

2.4 Con người yêu thiên nhiên 62

Tiểu kết chương 2 75

Trang 5

Chương 3 NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH

TRONG THƠ TRƯƠNG ĐĂNG QUẾ 76

3.1 Ngôn ngữ thơ 76

3.2 Hình ảnh thơ 80

3.3 Không gian, thời gian nghệ thuật 83

Tiểu kết chương 3 93

KẾT LUẬN 94

TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Vào những năm đầu tiên của thế kỉ XIX, xã hội của giai cấp tư bản đang rất phát triển, có nhiều bước tiến mới với những chế độ, chính sách về chính trị mang tính chất dân chủ, tự do hơn rất nhiều so với giai đoạn thời trung cổ Ở Việt Nam vào năm 1802, Nguyễn Ánh đã lập ra triều nhà Nguyễn, đây là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử quân chủ chuyên chế Việt Nam Triều Nguyễn được coi là triều đại đánh dấu nhiều nhất những biến động, thăng trầm của lịch sử dân tộc, đặc biệt là cuộc xâm lược của Thực dân Pháp cuối thế kỉ XIX Sau khi thành lập Quốc tử quán, triều Nguyễn đã để lại một khối lượng khá đồ sộ về lĩnh vực văn học Trong giai đoạn này có thể nhắc đến những tác giả nổi bật, có nhiều sáng tác cũng như đóng góp cho nền văn học như Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Quy Thích, Lê Hữu Trác, Trịnh Hoài Đức, Trần Tế Xương,

Lê Quang Định, và đặc biệt là đại thi hào Nguyễn Du với kiệt tác kinh điển

Truyện Kiều Giai đoạn nhà Nguyễn là giai đoạn mà các nhà thơ thuộc đủ mọi

xuất thân, tầng lớp khác nhau trong xã hội, có thể kể đến các tác giả thuộc tầng lớp Vua Chúa như vua như Minh Mạng, vua Thiệu Trị, vua Tự Đức hay các tác giả xuất thân từ các tầng lớp quý tộc như Tùng Thiện Vương Nguyễn Phúc Miên Thẩm, ba nàng công chúa tạo nên “Tam khanh” của nhà Nguyễn Xuất thân từ tầng lớp nho sĩ có thể kể đến Hà Tôn Quyền, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát, Phan Thanh Giản hay Trương Quốc Dụng, Phạm Phú Thứ Thời Nguyễn khi Thực dân Pháp đô hộ là thời kỳ chịu tác động, ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử rất lớn vào văn chương, các sáng tác thể hiện sự căm phẫn của toàn dân tộc trước hành vi xâm lăng của Thực dân Pháp đồng thời tố cáo tội ác tàn nhẫn, nhẫn tâm mà Pháp đã gây ra cho đất nước bên cạnh đó còn tái hiện tâm trạng bất lực trước thời thế của nhiều nho sĩ Các tác giả tiêu biểu trong thời kỳ này là Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tư Giản, Cao Bá Quát, Nguyễn Thông, Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Dương Lâm, Phan Văn Trị, Nguyễn Thượng Hiền…

Trang 7

Trương Đăng Quế đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong các thời kì của vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức với vai trò là một vị quan đại thần tài giỏi, một danh sĩ tài hoa Trương Đăng Quế còn được biết đến là một nhà trí thức lớn của dân tộc, một vị quan có tinh thần trách nhiệm, có tấm lòng yêu nước, thương dân, một thi sĩ với nhiều tác phẩm sâu sắc Năm 1819, Trương Đăng Quế thi đỗ Hương tiến - đây được coi là học vị cao nhất thời Gia Long Trong cuộc đời hơn bốn mươi năm làm quan của mình, Trương Đăng Quế luôn thể hiện lòng trung thành với Vua, với đất nước, ông luôn thể hiện sự công minh, liêm chính của một vị quan thông qua sự tận tụy với việc triều chính, tận tâm với công việc được giao phó Một trong những công lao, đóng góp lớn nhất của ông khi làm quan chính là việc hoàn thành việc đạc điền và lập địa bạ trên vùng đất Nam Bộ Việc làm này của ông đã góp phần to lớn vào viện hoàn thiện lãnh thổ quốc gia, phát triển đất nước Ông được Vua phong chức Tổng tài Quốc sử quán

- đây là chức Tổng tài đầu tiên của đất nước lúc bấy giờ, góp phần mở đầu cho

sự nghiệp ghi chép lịch sử của triều Nguyễn Trong lĩnh vực văn học, Trương Đăng Quế cũng để lại một sự nghiệp khá đồ sộ với rất nhiều các tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau, ông còn là chủ biên của các tác phẩm có ý nghĩa về

mặt sử học được lưu truyền đến thời nay như: Đại Nam thực lục tiền biên, Đại

Nam liệt truyện tiền biên, Đại Nam thực lục chính biên, Hoàng Nguyễn thực lục tiền biên, Hoàng nguyễn thực lục hậu chính biên, Quảng Khê văn tập, Về Diệu Liên thi tập, Nhật Bản kiến văn tiểu lục

Tuy vậy, thơ văn thời Nguyễn nói chung, thơ văn Trương Đăng Quế nói riêng vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng Cho đến thời gian gần đây vẫn rất hiếm các tư liệu nghiên cứu về thơ văn Trương Đăng Quế Trên các diễn đàn mới chỉ xuất hiện các công trình mang tính chất sưu tầm, thống kê, trong khi đó những công trình nghiên cứu, phê bình, bình giảng vẫn còn khá khiêm tốn Với luận văn này, chúng tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ công sức vào việc giới thiệu thêm tác phẩm cũng như giá trị văn học của một tác giả triều Nguyễn còn ít được biết đến Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa văn học thời Nguyễn nói riêng, văn hóa văn học dân tộc nói chung

Trang 8

2 Lịch sử vấn đề

Trải qua các sự kiện của lịch sử cũng như những ảnh hưởng của dòng chảy thời gian, nhiều tên tuổi tác giả của văn học thời nhà Nguyễn vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu để có thể ghi nhận những công lao và tài năng của

họ cho nền văn học nước nhà Một trong số những tác giả đó là danh thần Trương Đăng Quế Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác giả này, độc giả chỉ

có thể tiếp cận thông tin liên quan đến xuất thân, cuộc đời con người hay sự nghiệp làm quan của ông, bên cạnh đó những vấn đề liên quan đến sự nghiệp văn học hoặc đi sâu nghiên cứu, phân tích các tác phẩm thơ văn mà ông để lại thì còn rất hạn chế, chưa thật sự sâu sắc

Nghiên cứu về cuộc đời của tác giả Trương Đăng Quế, Lê Ngọc Trác có

bài viết: “Danh thần Trương Đăng Quế: Một tâm hồn thơ nặng lòng với quê

hương” được đăng trên trang web Trieuxuan.info Trong bài viết này, Lê Ngọc

Trác đề cập đến công việc làm quan của Trương Đăng Quế Tác giả ca ngợi Trương Đăng Quế là một con người có tài năng với tầm hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, văn hóa quân sự Với những hiểu biết sâu rộng này, Vua Minh Mạng đã phong chức bổ nhiệm ông vào làm hành tẩu

bộ Lễ, ông được làm việc ở viện Hàn Lâm, sau đó ông cũng được giữ nhiều chức quan lớn như Thượng Thư bộ Lễ, bộ Lại, bộ Công và bộ Binh Ngoài ra

bài viết cũng giới thiệu bài thơ “Xuân giang khúc” của Trương Đăng Quế với

bản dịch của Hoàng Tạo Bài viết cũng đã đưa nhận định của nhà thơ Vũ Khiêu khi ông đọc thơ Trương Đăng Quế rằng các tác phẩm thơ ca của Trương Đăng Quế không chỉ sâu sắc về mặt nội dung, mà còn chặt chẽ về mặt hình thức, cấu trúc, nghệ thuật và đặc biệt là thơ ca của ông còn thấm đượm tình yêu và đạo lý làm người Điều làm tác giả ấn tượng nhất với thơ ca Trương Đăng Quế chính

là tấm lòng trân trọng, thương yêu của ông đối với làng quê Quảng Ngãi

Cùng hướng nghiên cứu này có thể kể đến bài viết trên trang web

Nghiencuulichsu.com “Trương Đăng Quế” của tác giả Trương Quang Cảm Ở

bài viết này, tác giả nhận định Trương Đăng Quế là con người khiêm tốn,

Trang 9

không bao giờ tự nhận mình là người tài giỏi Bài viết cũng đề cập đến việc Trương Đăng Quế nhiều lần dâng sớ xin cáo quan từ năm 1850 đến năm 1863

Tác giả bài viết nhận xét: “Ngày nay cũng hiếm thấy có ai tự nhận mình cống

hiến cho nước nhà ít, chẳng có kế sách gì hay để giúp đất nước, tự nguyện xin lui về vườn, nếu cấp trên không cho thì xin được giáng chức, cấp trên vẫn không cho giáng chức thì tự nguyện xin trừ phân nửa lương như ông” [53]

Trong văn học Trung đại Việt Nam nói chung, văn học thời Nguyễn nói riêng, Trương Đăng Quế là một tác giả có nhiều đóng góp, tuy nhiên thơ văn của ông đến nay vẫn chưa được biết đến rộng rãi Các nhà thơ cùng thời đều đánh giá cao thơ văn của Trương Đăng Quế Nhận xét về Trương Đăng Quế, Tuy Lý Vương nói rằng Trương Đăng Quế đã dùng sự nghiệp chính trị của mình kết hợp với học thức sâu rộng, rất khó để tìm thấy người như ông từ nghìn đời nay Phan Thanh Giản cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với ông qua những lời nhận xét chân thành, sâu sắc: Trương Đăng Quế vô cùng nổi tiếng về lĩnh vực văn học, ông đọc tất cả các sách liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau, không sách nào là ông không đọc, không nghiên cứu, ngoài ra lại thêm sở trường thơ ca Ở vùng đất kinh thành, ai ai cũng đều nói Trương Đăng Quế là tác giả tiêu biểu cho các bậc tao nhã văn chương Trong nhiều cuộc họp, cuộc gặp mặt của của các vị quan nhằm bàn luận chính trị, trao đổi thơ ca Trương Đăng Quế luôn là người giữ vai trò chủ trì cuộc họp, tạo sự ổn định bằng chính tài năng và tính cách của mình

Cuốn sách Trương Đăng Quế - cuộc đời và sự nghiệp là công trình nghiên cứu của năm tác giả Nguyễn Văn Chừng, Dương Minh Chính, Lê Văn

Công, Lê Sơn, Nguyễn Văn Thanh được nhà xuất bản Văn Học ấn hành được coi là công trình đầu tiên nghiên cứu, giới thiệu về toàn bộ cuộc đời cũng như

sự nghiệp của Trương Đăng Quế đến với bạn đọc một cách tương đối đầy đủ và chi tiết Trong cuốn sách, các tác giả còn cung cấp cho độc giả phần phụ lục

toàn tập những kiến thức liên quan đến tác phẩm Trương Quảng Khê tiên sinh

Trang 10

tập (tức Học văn dư tập) bao gồm hai phần là phần dịch thuật và phần chữ Hán

(bản khắc gỗ năm 1857)

Đề cập đến sự nghiệp làm quan của Trương Đăng Quế báo Phapluat.vn

có bài viết: “Trương Đăng Quế - vị thanh quan thờ bốn đời vua Nguyễn” của

tác giả Đinh Luyện Tác giả đã đề cao con người cương trực, tính tình liêm khiết, ngay thẳng của Trương Đăng Quế khi làm quan Ông là một trong số ít những vị quan được làm quan qua cả bốn đời vua nhà Nguyễn Là một con người tài năng, có thực lực nên con đường quan lộ của Trương Đăng Quế khá rộng mở khi ông từng giữ nhiều chức quan lớn và đặc biệt trong số các chức quan của mình ông đã từng giữ quan Cần Chánh Điện đại học sĩ, tước Quận công, hàm Thái sư, đồng thời cũng là vị Tổng Tài Quốc sử quán đầu tiên trong

lịch sử vương triều nhà Nguyễn Bài viết khẳng định “Dù luôn nắm giữ một vị

trí cao trong vương triều nhưng khi nhắc đến Trương Đăng Quế, hình ảnh của ông thường nhất mực giản dị, liêm khiết Trong nhiều tấu sớ dâng lên vua, ông luôn đề nghị tiết kiệm công quỹ, không xuất của kho mua hàng xa xỉ của phương Tây ” [56].

Sự nghiệp văn học của Trương Đăng Quế đã góp phần tạo nên thành công của văn học thời Nguyễn Vị Tiến sĩ khai khoa của vùng đất Nam Kì - Lương Khê Phan Thanh Giản hay Tùng Thiện Vương Miên Thẩm cũng đều có cảm nhận thích thú trước những ý thơ tự nhiên, chân chất, gần gũi không gọt giũa của Trương Đăng Quế

Sự nghiệp của Trương Đăng Quế trải rộng, ghi dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, dù là lĩnh vực văn chương, sử học hay chính trị ông cũng đạt được những thành tựu to lớn, có nhiều đóng góp đáng quý, phục vụ cho đất nước và được đông đảo quần chúng nhân dân ghi nhận, biết ơn Tuy nhiên tư liệu về sự nghiệp văn học của ông còn khá khiêm tốn Năm 2018, thạc sĩ Hoàng Ngọc

Cương đã biên soạn, dịch chú cuốn sách “Tuyển tập thơ văn Trương Đăng

Quế” được Nhà xuất bản Đại học Sư phạm cấp phép và phát hành Trong cuốn

Trang 11

tuyển tập này, thạc sĩ Hoàng Ngọc Cương đã phiên âm, dịch chú lại 01 bài biểu, 01 bài hành thuật, 02 bài văn bia, 03 bài nghiên cứu, 06 bài tựa, 08 bức thư, toàn bộ tập Nhật Bản văn kiến lục và đặc biệt là 143 bài thơ của Trương

Đăng Quế được chia thành các tập Trương Quảng Khê tiên sinh tập,Trương

Quảng Khê thi văn, Quảng khê văn tập, Trương Quảng Khê công văn tập và

cuối cùng là Nhật Bản kiến văn lục, song song với đó cuốn sách cũng đã cung

cấp niên biểu chi tiết về những ý kiến đánh giá khách quan, lời nhận xét của nhiều nhân vật lịch sử sống cùng thời đại , làm việc trực tiếp với Trương Đăng Quế như Vua Thiệu Trị, Vua Tự Đức hay Phan Thanh Giản Đây cũng là lần đầu tiên, độc giả được tiếp cận gần hơn với thơ văn của Trương Đăng Quế một cách chi tiết, đầy đủ Thơ văn của Trương Đăng Quế còn được các tác giả cùng

thời ghi chép lại trong một số cuốn sách như: Đại Nam anh nhã tiền biên, Thúy

Sơn thi tập, Thi tấu hợp biên, Diệu Liên tập, Khâm định đối sách chuẩn thằng, Ngự chế thi, Binh chế biểu sớ, Yên Đài anh thoại… Các tác phẩm của ông chưa

được quan tâm nhiều, vẫn đang trong quá trình sưu tầm, nghiên cứu Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đều khẳng định các tác phẩm của ông có giá trị về cả nội dung lẫn nghệ thuật cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, tránh lãng quên một bậc nho sĩ tài hoa

Như vậy, cho đến nay hầu như chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giá trị nghệ thuật, giá trị nội

dung thơ văn của Trương Đăng Quế, trong đó “Nhân vật trữ tình trong thơ

Trương Đăng Quế” vẫn là vấn đề còn đang bỏ ngỏ Hình ảnh nhân vật trữ tình,

con người trong thơ Trương Đăng Quế vẫn chưa được tác giả, nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học nào tìm hiểu, đề cập đến Chính vì vậy, chúng tôi đã đi phân tích, tìm hiểu hình ảnh nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế ở luận văn của mình để góp phần có cái nhìn toàn diện, đánh giá khách quan, chính xác hơn về sự nghiệp thơ văn của Trương Đăng Quế cũng như con người của ông

Trang 12

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích sau:

- Góp phần tìm hiểu về thời đại, cuộc đời, sự nghiệp văn học của tác giả Trương Đăng Quế

- Làm rõ một số khía cạnh trong nội dung, nghệ thuật thơ Trương Đăng Quế Từ đó góp phần khẳng định tâm hồn, nhân cách cũng như tài năng thơ ca của tác giả

- Góp phần nghiên cứu và khẳng định giá trị văn học thời Nguyễn

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên luận văn phải thực hiện các nhiệm

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế

4.2 Phạm vi nghiên cứu

* Phạm vi đối tượng nghiên cứu:

Trong phạm vi có hạn của luận văn chúng tôi chỉ nghiên cứu về vấn đề

“Nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế”

* Phạm vi tư liệu nghiên cứu:

Chúng tôi chủ yếu sử dụng cuốn “Tuyển tập thơ văn Trương Đăng Quế”

do Hoàng Ngọc Cương biên soạn, dịch chú, Nxb Đại học Sư phạm, năm 2018 Bên cạnh đó chúng tôi cũng sử dụng tư liệu trong những công trình có liên quan

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu văn học sử: Phương pháp này giúp chúng tôi tiến hành nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm dựa vào đề tài, sự kiện và nhân vật lịch sử

- Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Phương pháp này giúp chúng tôi tiếp cận vấn đề trên cơ sở tổng hợp tri thức của nhiều lĩnh vực và nhiều ngành học

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này giúp chúng tôi có cái nhìn sâu sắc, toàn diện về nhân vật trữ tình

- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp này cần thiết cho việc làm tiền đề để phân tích và làm rõ những đặc điểm nổi bật của nhân vật trữ tình

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn nhằm góp thêm một tư liệu, một cách nhìn, cách đánh giá đối với giá trị nội dung và nghệ thuật của một tập thơ còn ít được biết đến Từ đó góp phần khẳng định vị trí cũng như tầm quan trọng của bộ phận văn học thời Nguyễn trong tiến trình văn học dân tộc

Thơ văn thời Nguyễn đã bước đầu được chú ý và đưa vào giảng dạy, tìm hiểu trong bậc học phổ thông Nhưng bộ phận văn học này chưa được nghiên cứu nhiều, gây không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh Trong tình hình

đó, hy vọng luận văn sẽ góp thêm một tài liệu hữu ích trong việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập bộ phận văn học thời Nguyễn

7 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung

của luận văn được triển khai qua 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài Chương 2: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế

Trang 14

Chương 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1 Nhân vật trữ tình và nhân vật trữ tình trong thơ trung đại

1.1.1 Khái niệm nhân vật trữ tình

Trong công trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên (Nhà xuất bản

Giáo dục, 2012), hình tượng nhân vật trữ tình được định nghĩa “là hình tượng người trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, tâm trạng trong tác phẩm” [19; 359] Theo các tác giả thì “Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, cảm xúc, trong cách cảm, cách nghĩ Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người Đó chính là nhân vật trữ tình” [19; 359] Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng “Nhân vật trữ tình trong thơ thường là hiện thân của tác giả Đọc thơ, ta như đọc những bản tự thuật tâm trạng” [19; 360] Chính vì thế, những bài thơ trữ tình “luôn mang lại quan niệm về một cá nhân con người cụ thể, sống động, một cái tôi có “nỗi niềm” riêng,… Thơ trữ tình bao giờ cũng mang lại sự thật về sự sống tâm hồn của những cá nhân trong tình huống sinh hoạt và xung đột xã hội” [19; 360]

Có thể khẳng định rằng thơ ca là thể loại đặc trưng nhất của văn chương Nếu xem văn học nghệ thuật là “quy luật riêng của tình cảm” thì điều này được thể hiện rõ nét và sâu sắc nhất trong thơ Cho đến nay, đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học sau quá trình phân tích, tìm hiểu đã đưa ra kết luận về bản chất của thơ ca chính là tái hiện cuộc sống một sinh động, bên cạnh chất trí tuệ, chất triết lí nhân sinh thì chất trữ tình mới là đặc trưng tiêu biểu, quan trọng nhất, diệu kì nhất của thơ ca Sức mạnh to lớn của chất trữ tình trong thơ không nằm ở chỗ bộc lộ một cách tinh tế nhưng không kém phần chân thành những nỗi niềm riêng tư, chủ quan được chia sẻ thầm kín của mỗi

cá nhân con người mà chất chất trữ tình trong thơ còn có khả năng thâm nhập

Trang 15

vào những chân lí tất yếu của cuộc sống con người, từ đó đạt được những khái quát nghệ thuật cao Không có gì khó hiểu khi nhiều nhà phê bình nghiên cứu

đã kết luận rằng chất trữ tình trong thơ đã mang lại tầm vóc phổ quát về sự tồn tại nhân sinh, về niềm vui nỗi buồn, về quy luật sự sống và cái chết, về tình yêu, hạnh phúc và hi vọng, lí tưởng trong tương lai

Trong hầu hết các tác phẩm trữ tình, người đọc sẽ bắt gặp nhân vật trữ tình Khái niệm về nhân vật trữ tình xuất hiện khá phổ biến trong việc phân tích các tác phẩm văn học Đầu tiên, ta có thể nhận định nhân vật trữ tình là những nhân vật thường xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm trữ tình Vì mang bản chất trữ tình, có nghĩa là thổ lộ tình cảm, bộc lộ cảm xúc nên nhân vật trữ tình trong thơ thường được cảm nhận thông qua thế giới tình cảm của thi nhân Điểm khác biệt của tác phẩm trữ tình với các thể loại khác là lấy đời sống tinh thần tình cảm dạt dào, đa dạng làm điểm cốt lõi Trong quá trình phân tích nhân vật của tác phẩm tự sự, người đọc chú ý quan tâm đến đời sống tinh thần của nhân vật, có nghĩa là nhìn nhận nhân vật thông qua đặc điểm về tính cách, số phận, bằng những biểu hiện cụ thể như lời nói, hành động Nhân vật trong các tác phẩm tự sự có đời sống giàu chất hiện thực, được nhìn nhận đánh giá theo kiểu nhân vật như chính diện - phản diện Tóm lại nhân vật trong các tác phẩm

tự sự được đánh giá một cách tổng thể, toàn diện theo ý muốn chủ quan và dụng ý tạo dựng hình tượng nhân vật của tác giả và tùy thuộc vào dụng ý của tác giả, người đọc sẽ tiếp nhận những nhân vật ấy theo các cách khác nhau từ

đó có cái nhìn khách quan trong việc đánh giá nhân vật trong tương quan các mối quan hệ được xây dựng

Riêng các sáng tác thuộc thể loại trữ tình, tác giả và người đọc đều đặc biệt quan tâm và chú ý đến những chia sẻ tình cảm của nhân vật Chính lí do này nên nhân vật trong các tác phẩm trữ tình thường không chia ra các tuyến nhân vật với vị trí, vai trò khác nhau như thiện hay ác mà chỉ được gọi theo một khái niệm chung nhất là nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình sẽ thể hiện các cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của mình, qua đó phản ánh thế giới chủ thể, làm sống

Trang 16

dậy thế giới cảm quan của hiện thực khách quan, giúp người đọc hiểu, cảm nhận và bước vào thế giới của những tâm trạng, cảm xúc, nỗi lòng của mỗi con người mà thông qua nhân vật trữ tình tác giả muốn bày tỏ Nhân vật trữ tình mang màu sắc cá nhân đậm nét nhưng không vì thế mà tác phẩm trữ tình chỉ thể hiện những gì thuộc về cá nhân, những điều chủ quan thầm kín Bởi những cảm xúc mà nhân vật trữ tình thể hiện trong tác phẩm sẽ là những cảm xúc chung của tất cả mọi người Đó là những cung bậc cảm xúc buồn, vui, thương nhớ thậm chí là đau khổ, đau đớn, xót xa, tiếc nuối Những cảm xúc này sẽ được phản ánh sinh động thông qua nhân vật trữ tình Chính vì điều này nên tình cảm, cảm xúc của mỗi cá nhân trong tác phẩm là cảm xúc chung của rất nhiều con người trong đời sống xã hội hiện thực Vì vậy tiếng nói cá nhân trong các tác phẩm trữ tình trở thành tiếng nói cộng đồng, đồng điệu với tất cả mọi người Từ đây có thể khẳng định rằng tác phẩm trữ tình thể hiện cảm xúc chủ quan của tác giả nhưng vẫn chịu sự chi phối của mối quan hệ giữa thế giới khách quan và con người Tâm trạng, cảm xúc của con người luôn bị chi phối và bị ảnh hưởng trước một tác động nào đó từ thế giới hiện thực Chính

vì vậy, tác phẩm trữ tình vẫn giữ được những hiện thực cuộc sống và những hiện thực đó được phản ánh thông qua cách đón nhận và cảm nhận của từng nhân vật trữ tình

Nội dung của các tác phẩm trữ tình đi liền với nhân vật trữ tình Nhân vật trữ tình là những nhân vật trực tiếp bày tỏ, thổ lộ những suy nghĩ, tâm trạng, cảm xúc trong tác phẩm Khác với những nhân vật trong tác phẩm kịch hay tự

sự có lời nói, giọng điệu, hành động, diện mạo và các mối quan hệ cụ thể thì nhân vật trữ tình trong thơ được thể hiện thông qua cảm xúc, cách cảm, cách nghĩ Hình tượng nhân vật trữ tình gắn liền, song hành với nội dung của tác phẩm Khi tìm hiểu hay phân tích với tác phẩm trữ tình cần phân biệt rõ hai khái niệm nhân vật trong tác phẩm trữ tình và nhân vật trữ tình Đối tượng để nhà thơ gửi gắm những cảm xúc, suy nghĩ, tâm sự, khơi nguồn cảm hứng và tác động trực tiếp đến tác giả được gọi là nhân vật trong tác phẩm trữ tình Còn

Trang 17

nhân vật trữ tình không phải là đối tượng để tác giả miêu tả mà chính là những yếu tố khơi nguồn, tạo cảm hứng cho tác giả, là những suy nghĩ, cảm xúc mang lại cho tác giả sự hứng khởi Khi đọc một tác phẩm trữ tình, một bài thơ không chỉ thấy được cảnh thiên nhiên, cuộc sống mà còn thấy được hình tượng của con người đang ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên ấy, đang suy nghĩ về chúng, suy nghĩ về cuộc sống Hình tượng con người ấy chính là hình tượng nhân vật trữ tình

Đa số các nhân vật trữ tình xuất hiện trong các tác phẩm với tư cách là những cung bậc cảm xúc, tình cảm, những chiều hướng tâm trạng, hay những suy nghĩ trăn trở của chính tác giả, của chính bản thân nhà thơ Khi một vấn đề nào đó trong cuộc sống tác động đến nhà thơ làm cho mạch cảm xúc của họ dâng trào lên mạnh mẽ thì đó sẽ là lúc để các tác giả bày tỏ nỗi lòng mình qua các dòng thơ Trong nhiều hoàn cảnh, nhân vật trữ tình không phải là nhà thơ, tác giả Do tính chất khác biệt của trữ tình nên nhà thơ có thể tưởng tượng, đóng vai một người nào đó, một đối tượng nào đó để xây dựng nhân vật trữ tình Có nghĩa là bằng thứ cảm xúc cá nhân của bản thân tác giả gửi gắm vào một nhân vật tưởng tượng hoặc một phong cảnh, cảnh vật, cũng có thể là lời nói của tác giả nói với một nhân vật tưởng tượng hư cấu nào đó Như vậy có thể coi đó là những nhân vật trữ tình nhập vai, đại diện cho tiếng nói của tác giả nói riêng và tiếng nói của mọi người nói chung

Dựa trên cơ sở lý thuyết vừa đề cập, chúng tôi xin đưa ra cách hiểu của

mình về nhân vật trữ tình: Nhân vật trữ tình là hình tượng nhà thơ trong thơ trữ

tình, là con người đồng dạng của tác giả, hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình như một con người có đường nét hay một vai sống động, có thế giới nội tâm cụ thể, những dòng cảm xúc được thể hiện rõ nét trong tác phẩm Qua đó

ta thấy được quan niệm, cách suy nghĩ, cách nhìn nhận, những cung bậc tình cảm của nhà thơ, tác giả - nhân vật trữ tình Trong các tác phẩm văn học trữ tình, nhân vật trữ tình có thể được nhìn nhận, phân tích một cách trực tiếp, cũng

Trang 18

có thể được phân tích qua việc tác giả nhập vai hoặc cũng có thể nhận biết qua nỗi niềm cảm xúc, tâm trạng

1.1.2 Khái quát về nhân vật trữ tình trong thơ Trung đại

Theo chiều dài của dòng lịch sử, “thơ trữ tình trung đại” đã xuất hiện từ triều đại nhà Lý Tuy nhiên trong thời đại này, các tác phẩm thơ chưa có được hình thức độc lập với những giá trị về mặt thẩm mĩ một cách đầy đủ Về hình thức, các sáng tác thơ trữ tình vào thời điểm này chủ yếu là các tác phẩm thơ có dung lượng ngắn và được làm theo lối giống các bài kệ của Đạo Phật Về nội dung, các tác phẩm thơ chủ yếu mang tính chất giáo huấn, biểu đạt nội dung đạo lý nhà chùa, có nghĩa là phản ánh chức năng ngoài văn học Ở giai đoạn

mở màn này, thơ là những bài kệ nên hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ chưa thực sự rõ nét Sau giai đoạn mở màn, giai đoạn thơ trữ tình phát triển rực

rỡ nhất vào thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX

Phần lớn các tác phẩm thơ trữ tình trung đại đều là để nói chí, tỏ lòng, bày

tỏ những khát vọng, hoài bão của bản thân được góp sức, được cống hiến tài năng cho đất nước Chính từ những đặc điểm này, nhan đề của các bài thơ thường sẽ là thuật hoài hay ngôn chí Nhân vật trữ tình trong các tác phẩm giai đoạn này thường toát lên vẻ kỳ vĩ, hào sảng, có thể sánh ngang với không gian

vũ trụ rộng lớn, gợi cho người đọc về những phẩm chất của người anh hùng như sự anh dũng, kiên cường, luôn luôn trong tư thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ chiến đấu, trong công cuộc bảo vệ non sông, gìn giữ đất nước Và cũng chính

vì thế nên đời sống các nhân vật trữ tình sẽ được gắn liền với thời, thế hay hoàn cảnh hoặc vận mệnh của quốc gia dân tộc Để thể hiện được các ước muốn, hoài bão của mình thì nhân vật trữ tình thường bộc lộ những trạng thái, tình cảm được gọi tên một cách cụ thể như sân, bi, hận, phẫn và hành động mang tính công thức như rơi lệ, ngửa mặt lên trời,

Nếu như trong các tác phẩm thơ hiện đại, người đọc có thể dễ dàng nhận

ra nhân vật trữ tình trong bài thơ thông qua những dấu hiệu đặc trưng trực tiếp

Trang 19

như các từ xưng danh hay các từ ngữ biểu thị diễn tả chủ thể thì trong thơ trung đại, người đọc rất khó để tìm thấy các từ ngữ biểu thị chủ thể, thay vào đó

là những dấu hiệu nghệ thuật riêng mang tính chất phiếm chỉ, mơ hồ Thơ trung đại chưa thật sự xuất hiện cái tôi cá nhân nên nhân vật trữ tình không mang cái tôi độc lập mà chỉ đơn giản là thể hiện, bày tỏ những tình cảm, suy nghĩ dựa trên những chuẩn mực chung của xã hội thời đó Thơ trung đại không xuất hiện việc giao tiếp, trò chuyện với độc giả, có nghĩa là bài thơ đó là tác giả nói chuyện với không gian, vũ trụ và đôi khi là nói chuyện với chính mình

Con người có thể được xem là đối tượng trung tâm, đóng vai trò lớn nhất, giữ vị trí quan trọng xuyên suốt một thời đại văn học Mỗi một thời đại văn học lại xuất hiện những sự kiện lịch sử khác nhau, những biến động xã hội khác nhau và có những quan niệm về văn hóa khác nhau, điều này sẽ góp phần hình thành, tạo nên những quan niệm nghệ thuật về con người mang những đặc điểm tiêu biểu, riêng biệt của thời đại đó Có thể dễ dàng nhận ra vấn đề này thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu những biến đổi của giai đoạn văn học trung đại Việt Nam từ khi hình thành vào thế kỉ thứ X và kết thúc vào thế kỉ thứ XIX Thứ nhất là hình tượng con người sử thi Con người sử thi là hình tượng con người mang trong mình sức mạnh, có bản lĩnh phi thường, đại diện cho phẩm chất của quốc gia, dân tộc Đây chính là hình tượng con người lí tưởng khắc họa sắc vóc của thời đại, qua hình tượng này người đọc cảm nhận được không khí hào hùng của một thời đại vẻ vang, oanh liệt Ta nhìn thấy hình ảnh

con người sử thi rõ nét trong tác phẩm Thuật hoài (Tỏ lòng) của tác giả Phạm

Ngũ Lão Nhà thơ đã phác họa thành công hình tượng con người sử thi thông qua hình ảnh những tráng sĩ thời nhà Trần toát lên trong mình vẻ đẹp oai phong, hùng dũng qua việc khắc họa tư thế đứng vô cùng hiên ngang, lẫm liệt,

vững chãi “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” Vào giai đoạn cuối của thời nhà

Trần, khi đất nước một lần nữa bị giặc xâm lược thì hình tượng con người sử thi lại càng được khắc họa rõ hơn, thể hiện đậm nét thông qua hình ảnh những

Trang 20

người tráng sĩ mang trong mình một vẻ đẹp bi tráng được tác giả Đặng Dung

nhắc đến trong tác phẩm Cảm hoài Bài thơ đã tái hiện hình ảnh của một con

người luôn giữ được trong mình nhiệt huyết, tinh thần cứu nước luôn luôn trào dâng, sục sôi, hào khí vẫn luôn giữ được sự cháy bỏng mặc dù lâm vào hoàn cảnh bế tắc, gian lao

Thứ hai là hình tượng con người ưu ái Đây là hình tượng những con người mang trong mình một tấm lòng với quê hương đất nước, non sông, dân tộc, luôn dâng trào một tình cảm, thường trực một nỗi lo âu đối với cuộc sống nghèo khổ, lầm than của nhân dân Hình tượng con người ưu ái luôn mang trong tim lý tưởng “trí quân trạch dân” (gắng hết sức giúp vua và ban ơn cho dân) - mong ước tạo dựng được một đất nước thịnh vượng, giúp cho cuộc sống của nhân dân ấm no, đất nước thanh bình Lòng họ nặng trĩu biết bao đau đớn, xót xa khi cuộc sống của nhân dân rơi vào lầm than, cực khổ Hình tượng con

người ưu ái này được khắc họa rõ nét trong tác phẩm Nhâm Dần lục nguyệt tác của tác giả Trần Nguyên Đán: “Tam vạn quyển thư vô dụng xứ/ Bạch đầu

không phụ ái dân tâm” (Đọc ba vạn cuốn sách mà thành vô dụng/ Bạc đầu

luống phụ lòng thương dân) Nhưng sâu sắc nhất phải kể đến thơ Nôm của Nguyễn Trãi Trong các sáng tác của Nguyễn Trãi, ta luôn luôn nhận thấy hình tượng một con người ưu ái, cả cuộc đời lo nghĩ cho vận mệnh của quốc gia, dân

tộc, lo nghĩ cho cuộc sống của nhân dân “Bui một tấc lòng ưu ái cũ/ Đêm ngày

cuồn cuộn nước triều đông” (Thuật hứng - bài 5)

Thứ ba là hình tượng con người tự phản tỉnh Hình tượng con người tự phản tỉnh là những con người có ý thức tự thức tỉnh, để bản thân tự nhìn nhận lại, xem xét lại, nhằm mục đích nhận ra sai lầm, khiếm khuyết của cá nhân để

từ đó ăn năn, hối lỗi và cuối cùng là hướng đến những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống Tinh thần phản tỉnh là một trong số những biểu hiện của tính nhân văn cao đẹp góp phần tạo nên vẻ đẹp nhân cách của mỗi con người Tác phẩm

Trang 21

thể hiện rõ nhất hình tượng con người này là tác phẩm Dạ vũ của tác giả Trần

Minh Tông đã phản ánh tinh thần tự phản tỉnh qua hình tượng một con người luôn luôn cảm thấy trằn trọc, thao thức khi nằm nghe tiếng mưa rơi để suy

ngẫm và nhận thấy sai lầm của bản thân trong quá khứ “Thu khí hòa đăng nhất

thự minh/ Bích tiêu song ngoại đệ tàn canh/ Tự tri tam thập niên tiền thác / Khẳng bả nhàn sầu đối vũ thanh” (Hơi thu hòa vào ngọn đèn làm mờ đi ánh

sáng ban mai/ Giọt mưa trên tàu chuối xanh ngoài cửa sổ tiễn canh tàn/ Tự biết sai lầm của mình ba mươi năm trước/ Đành ôm nỗi sầu ngồi nghe mưa rơi) Thứ tư là hình tượng con người luôn cảm thấy mình lạc lõng, cô đơn Khi xã hội phong kiến Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu thì hình tượng con người này bắt đầu xuất hiện trong văn học trung đại Trong giai đoạn ấy, tiêu biểu là những con người thuộc tầng lớp tri thức luôn cảm thấy mình không tìm được phương hướng trong cuộc sống, bơ vơ giữa xã hội để từ

đó dẫn đến hệ quả là bản thân mất đi niềm tin Tìm hiểu hình tượng con người này, người đọc có thể cảm nhận, thông qua những tác phẩm thơ của nhà thơ Lê

Hữu Trác, tiêu biểu là tác phẩm Y tông tâm lĩnh, ông viết: “Tìm đường về Hán

chưa xong/ Sang Tần là việc đã không nên rồi/ Bể hồ trôi dạt đôi nơi/ Cho người tráng chí ra người cuồng ngông” Hình tượng con người cô đơn, lạc lõng

còn xuất hiện trong văn học trung đại khi con người bắt đầu có những khao khát về quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc cá nhân Bà Chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã phác họa hình ảnh một người phụ nữ cô đơn, lẻ loi, thân phận chìm sâu vào hàng tấn bi kịch khiến nàng cảm thấy tuyệt vọng, chán

chường trong tác phẩm Tự tình 2: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại/ Mảnh tình

san sẻ tí con con”

Như vậy khái quát lại toàn bộ tiến trình hình thành và phát triển của văn học trung đại Việt Nam, chúng ta hoàn toàn nhận thấy được sự thay đổi không ngừng của quan niệm nghệ thuật về con người trữ tình Hình tượng con người trữ tình trong văn học trung đại đã được xây dựng theo chiều hướng mang

Trang 22

trong mình đặc điểm riêng, có sự đa dạng phong phú, chính điều này đã tạo nên một vẻ đẹp nhân văn sâu sắc trong hình tượng con người trữ tình trung đại Như vậy, nhân vật trữ tình trong thơ trung đại chính là hình tượng con người trong thơ, là cái tôi thứ hai của nhà thơ Nhân vật trữ tình trong thơ có nhiều đặc điểm tương đồng với cuộc đời ngoài đời thực của tác giả nhưng không đồng nhất với tác giả Người đọc có thể cảm nhận được tâm sự, bóng dáng của tác giả hiện lên qua nhân vật trữ tình Tâm sự của nhân vật trữ tình hay cảm xúc của nhân vật trữ tình có thể là của cá nhân tác giả nhưng cũng có thể là cảm xúc, tâm sự chung của một đại bộ phận lúc bấy giờ Ở nhân vật trữ tình, người đọc chỉ thấy được cảm xúc chứ không thấy được hành động, mọi hành động từ bên ngoài chỉ có tác dụng tác động đến suy nghĩ của nhân vật trữ tình để từ đó nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc Nhân vật trữ tình chỉ xuất hiện sau khi sự việc đã xảy ra

Như vậy, thông qua nhân vật trữ tình, người đọc sẽ thấy được quan điểm

về thời đại, về con người của tác giả

Trong tiến trình hình thành và phát triển, sáng tác thi ca dưới thời Nguyễn

đã có nhiều đóng góp nổi bật trong dòng chảy văn học Việt Nam Sự xuất hiện

Trang 23

của đội ngũ sáng tác là các tác giả xuất thân trong hoàng tộc đã làm nên một sắc diện mới cho văn chương xét cả về số lượng và chất lượng

Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh thắng nhà Tây Sơn và lập ra triều nhà Nguyễn, vua nhà Nguyễn tập trung ổn định, củng cố đất nước Từ thời điểm này, Việt Nam đã hình thành nhà nước phong kiến độc lập trên một lãnh thổ thống nhất Năm 1820, hoàng đế Minh Mệnh nối ngôi tiến hành nhiều cải cách làm cho văn hóa, xã hội có nhiều bước tiến mới mẻ Tiếp theo là hoàng đế Thiệu Trị kế tục năm 1840, ông đã tiếp tục hoàn thiện và giữ gìn những thành tựu các triều đại trước để lại Năm 1848, hoàng đế Tự Đức lên ngôi Triều đại

Tự Đức có nhiều điều chỉnh về khoa cử để chọn lấy người có tài làm quan triều đình Từ năm 1858 đến năm 1883 đất nước đã trải qua nhiều biến cố tác động trực tiếp đến sự hưng vong của đất nước Giai đoạn từ năm 1884 đến năm 1945

là thời gian Việt Nam mất quyền tự chủ, thực dân Pháp đã kiểm soát mọi mặt của đời sống chính trị, xã hội Trong giai đoạn này, nhiều chính sách đối ngoại của triều Nguyễn đã không còn phù hợp

Thời kỳ đầu độc lập của triều Nguyễn được mở ra bằng công cuộc chấn hưng Nho giáo, vua Gia Long vô cùng quan tâm đến việc học hành, thi cử nhằm mục đích tuyển chọn nhân tài cho đất nước Nhà vua cho xây dựng Quốc

tử giám để giáo dục con của quan lại, củng cố giáo dục Năm 1819, Trương Đăng Quế thi đỗ Hương tiến (tức cử nhân), là người đỗ khai khoa ở tỉnh Quảng Ngãi Đến thời Minh Mệnh, việc xây dựng hệ thống quan lại được tiến hành với những điển chế quy chuẩn, quy củ Từ triều đại này trở đi, chế độ giáo dục

và khoa cử được thống nhất trên phạm vi cả nước Các mô hình giáo dục đào tạo từ thấp đến cao, các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình tổ chức thông qua đó đào tạo, tuyển dụng nhân tài Triều Nguyễn siết chặt thi cử, xử lí nghiêm các trường hợp gian lận… Việc chấn chỉnh và mở rộng khoa cử của triều Nguyễn

đã cho thấy mục tiêu, chiến lược sử dụng nhân tài vô cùng được chú trọng, chứng tỏ việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển xã hội được đề cao Đây cũng là điều kiện để hình thành một tầng lớp trí thức thực tài, có kiến thức phục

Trang 24

vụ trực tiếp cho bộ máy chính trị và là điều kiện trở thành những văn nhân sau này mà Trương Đăng Quế là một trong số đó Năm Minh Mệnh thứ nhất (1820) ông được triệu ra Huế, nhận chức Hành tẩu bộ lễ, sau thăng lên Biên Tu và cuối cùng là sung chức Tán thiện, nhận nhiệm vụ chính trong thời gian này là dạy

học cho các hoàng tử Trong tập Trương Quảng Khê tiên sinh thi tập, Trương

Đăng Quế đã nhiều lần nhắc đến chức quan nhỏ bé của mình trong những năm đầu bước vào con đường chính trị

Bên cạnh đó, triều Nguyễn đã không ngừng củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan khoa học, đặc biệt là Quốc Tử Quán Năm 1820, triều Minh Mệnh cho lập Quốc Sử Quán trong Kinh thành thuộc phường Trung Hậu Cùng với ý thức coi trọng lịch sử, nhà vua đã giao cho Trương Đăng Quế chức Tổng tài ở Quốc Sử Quán

Văn học chặng đường sơ Nguyễn (1802 - 1919) gắn liền với hai lực lượng sáng tác đó là quan đương thời và các cựu thần của triều Lê Có thể kể đến các tác giả như Phạm Quý Thích, Nguyễn Du, Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định… Văn học ở chặng đường này tập trung gắn với tính chất hoài vọng, tiếc nuối về triều đại cũ Đây là thời gian ở miền Nam có sự xuất hiện của nhóm Gia Định tam gia gồm Lê Quang Định, Ngô Nhân Tĩnh, Trịnh Hoài Đức… cùng một số

các tác giả như Diệp Minh Phụng, Hoàng Ngọc Uẩn… Tác phẩm Bình Dương

thi xã đã thể hiện những niềm lạc quan trước vận hội mới thái bình, ca ngợi

thiên nhiên, phong cảnh đất trời nước Nam

Chặng đường thịnh Nguyễn được xem là thời kỳ phát triển đến đỉnh cao với sự xuất hiện của một lực lượng sáng tác phong phú bậc nhất của dân tộc Nhiều vị hoàng đế đã trở thành những tác giả lớn, tiêu biểu Nhiều vị hoàng thân hoàng tộc thành tựu qua nhiều trước tác để lại cùng hậu thế Nhiều bậc quan lại, nho sĩ làm nên tên tuổi và đi vào lịch sử văn học Tất cả các thành phần xuất thân của lực lượng sáng tác như vậy đã thể hiện một “sự bùng nổ” có tính lịch sử trong diễn trình văn học trung đại Các quan lại, nho sĩ như Nguyễn

Trang 25

Du, Nguyễn Công Trứ, Bùi Hữu Nghĩa, Cao Bá Quát, Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Vũ Duy Thanh, Phan Thanh Giản, Phạm Văn Nghị, Nguyễn Văn Siêu, Trương Đăng Quế, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Thị Hinh (Bà Huyện Thanh Quan), Chu Mạnh Trinh, Trần Tiễn Thành, Đặng Huy Trứ đều có thể là những đại diện tiêu biểu cho văn học thời kỳ này Văn chương, thơ ca của họ

đã phản ánh sự đa diện của đời sống xã hội, thể hiện những suy tư về trách nhiệm của đình thần, vận mệnh của đất nước, những trở trăn, ưu tư của nỗi lòng

kẻ sĩ trước thời cuộc

Chặng đường suy Nguyễn, đất nước đặt dưới sự bảo hộ của Pháp Hoàn cảnh lịch sử đã ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất của văn học Ở giai đoạn suy vong, khi đất nước lệ thuộc hoàn toàn vào chế độ Bảo hộ, văn học cũng tự tìm đường tạo nên hướng đi mới nhằm tiếp tục phát triển cùng những nhu cầu phản ánh xã hội và bày tỏ quan điểm, tình cảm cá nhân Thi ca không lệ thuộc vào sự suy vong của chế độ, tự điều chỉnh để đáp ứng được nhu cầu phản ánh xã hội Nhiều tác giả đã sáng tác từ niềm xúc cảm của nỗi đau mất nước, của số phận dân tộc Điển hình cho lực lượng sáng tác thời kỳ này là các tác giả Nguyễn Liên Phong, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Xuân Ôn, Đặng Huy Trứ, Tôn Thọ Tường, Hoàng Diệu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Trương Gia

Mô, Hồ Huân Nghiệp, Nguyễn Nhược Thị Thời kỳ này cũng chứng kiến sự ra

đời của Bạch Mai thi xã ở phương Nam, nơi hội tụ của các tao nhân Gia Định Càng về sau, tác phẩm của Bạch Mai thi xã chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm với

những tên tuổi như Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Trị, Huỳnh Mẫn Đạt

Nhìn chung, trải qua ba chặng đường sơ Nguyễn, thịnh Nguyễn và suy Nguyễn, văn học thời Nguyễn ở Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về

số lượng lẫn chất lượng, cả hình thức lẫn nội dung, cả lực lượng sáng tác lẫn tác phẩm được in ấn, phổ biến Với đặc tính ngôn chí, thường được quan niệm như một mệnh đề mỹ học có tính phổ quát, văn chương bấy giờ đã hành chức phản ánh hiện thực một cách trọn vẹn dù ở bất cứ hoàn cảnh nào

Trang 26

1.2.1.2 Cuộc đời

Trương Đăng Quế sinh ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1793), tại làng

Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi), tự là Diên Phương, tên hiệu là Đoan Trai, biệt hiệu là Quảng Khê

Năm 1819 - tức năm Gia Long thứ 18, Trương Đăng Quế thi đỗ Hương tiến Minh Mệnh năm thứ nhất, ông được nhận chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng lên Biên tu Do nổi tiếng tài cao học rộng nên được cất nhắc làm Hoàng tử trực học, sau đó được lên làm Thị độc, sung chức Tán thiện Nhiệm vụ chính của ông trong thời gian này là dạy học cho các hoàng tử Nhờ những năm tháng dạy học này, ông rất được lòng vua Minh Mệnh Ông được vua khen ngợi, bổ làm Thượng bảo Thiếu khanh, quản lý công việc phòng Văn thư Từ đây, ông được giao nhiều nhiệm vụ, lập được nhiều công lao to lớn, điều đó giúp ông thăng tiến nhanh chóng trên con đường chính trị của mình

Năm Minh Mệnh thứ 11 (1830), Trương Đăng Quế được thăng làm Thị lang bộ Công, sung làm việc ở nội các, rồi lại đổi sang bộ Lễ, sung chức khảo, xét hạch giáo chức các tỉnh Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), ông được cất nhắc lên Tham tri bộ Hộ, kiêm quản Vũ khố, sung làm chức Độc quyển kì thi Điện (thi Đình), rồi thăng lên Thượng thư bộ Binh, kiêm giữ ấn triện Viện Đô sát, sung Cơ mật viện đại thần

Năm Minh Mệnh thứ 14 (1833), nhờ có công lớn trong việc tham mưu và dẹp loạn, Trương Đăng Quế được ban thưởng, gia hàm Thái tử Thiếu bảo, làm Chủ khảo trường thi Hội

Năm 1835, Trương Đăng Quế được chọn làm Kinh lược đại thần đi kinh lí vùng đất Nam Kì Đây là một trong những công tích nổi bật nhất, to lớn trong cuộc đời của ông Sau chuyến đi này, ông được thăng lên Hiệp biện Đại học sĩ, vẫn quản lí bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần

Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), Trương Đăng Quế được vua Minh Mệnh sai làm Kinh lược đại sứ, đi đánh dẹp thổ phỉ ở Thanh Hóa Năm thứ 19 (1838),

Trang 27

kiêm coi Quốc Tử Giám, sung chủ khảo trường thi Hội, rồi lại sung chức Độc quyền kì thi Điện

Năm 1840, vua Minh Mệnh chuẩn cho Trương Đăng Quế được làm Thự văn minh điện Đại học sĩ, gia hàm Thái bảo, quản lí bộ Binh, kiêm Cơ mật viện Đến năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), Trương Đăng Quế được tấn phong tước Bá Cùng

trong năm này, Trương Đăng Quế sung làm Tổng tài sửa tập Thiệu Trị văn quy

Năm 1847, Trương Đăng Quế nhận di chiếu để lại, lấy Trường Khánh công lên nối ngôi, ông sung làm Phụ chính đại thần Năm 1848 khi Tự Đức lên ngôi Trương Đăng Quế được thăng làm Cần Chánh điện Đại học sĩ, tấn phong tước Quận công, sung lĩnh chức như cũ Năm Tự Đức thứ 2 Trương Đăng Quế sung làm Kinh diên giảng quan

Năm 1850, Trương Đăng Quế vâng mệnh vua đi duyệt binh Cũng trong năm này, ông tâu trình xin nghỉ hưu, nhưng Vua Tự Đức không chuẩn y Sau

đó ông xin nghỉ phép ba tháng về thăm quê Sau ba tháng nghỉ phép, vua Tự Đức sung ông làm Kinh lí Bắc Kì Hà đê Chánh sứ Đến khi hoàn thành nhiệm

vụ trở về, ông lấy cớ rằng sức khỏe mình kém, xin thôi công việc bộ Binh Vua

Tự Đức cho lấy chức Tam công để bàn đạo trị nước, nên đặc ân chuẩn y cho ông và vẫn sung làm hàm như cũ Phàm có việc gì ông đều được dự bàn với đình thần, chiếu theo lệ thường chầu để phòng khi vua hỏi han việc gì Nhưng rồi sau đó, vì có lời xin của chính khanh Lục bộ, nên vua Tự Đức lại chuẩn cho ông quản lí bộ Binh như trước

Trương Đăng Quế kiến nghị lệ sách hạch, chia tầng hạt, Vua Tự Đức chuẩn cho theo lời nghị thi hành vì các điều khoản ông trình bày đều rất rõ ràng và minh bạch

Năm 1858, quân Pháp nổ súng tấn công nước ta, tình hình đất nước đã tạo nên một sự phân hóa về mặt tư tưởng trong chủ trương giữ nước của nội bộ triều đình Huế Khi Tự Đức hỏi ý kiến của các đình thần để đưa ra sách lược đối phó, Trương Đăng Quế cùng Phan Thanh Giản, Lưu Lượng đã phân tích

Trang 28

những điều hơn lẽ thiệt giữa chiến với hòa, và đều khẳng định hòa là tốt hơn nhiều Tuy nhiên ông dứt khoát không đồng ý với hiệp định của Pháp trong việc cắt đất cho Pháp đóng quân Trương Đăng Quế rất tế nhị trong việc chỉ trích chính sách cấm đạo khắt khe và chủ trương bế quan cứng nhắc của các vua triều Nguyễn Vua Tự Đức đã không nghe theo lời bàn đó

Đến đầu tháng 11 năm 1859, khi phó đô đốc của chính quyền Pháp điều đình với Triều nhà Nguyễn kí một hiệp ước, vua Tự Đức lại hỏi ý kiến các văn võ bá quan trong triều Trương Đăng Quế tiếp tục phân tích điều hơn lẽ thiệt của việc chấp thuận nghị hòa, ông nhấn mạnh đến việc hòa phải theo hoàn cảnh, chứ không câu nệ, đặc biệt là để giữ thế nước được yên Nhưng một lần nữa, vua Tự Đức không nghe theo lời tâu của ông, bác bỏ toàn bộ chương trình nghị hòa của Pháp

Trong hoàn cảnh nào, Trương Đăng Quế vẫn luôn đề cập đến chữ hòa khi bày tỏ chính kiến của mình về sách lược giữ nước, chống lại Pháp Tuy nhiên đến năm 1861, khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, thái độ của Trương Đăng Quế đã thay đổi Ông đã dũng cảm vạch trần những âm mưu của quân Pháp đồng thời khẳng định trong hoàn cảnh này thì sách lược tốt nhất là phải tổ chức đánh đuổi quân Pháp để giữ yên bờ cõi Năm 1862, Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp thay mặt triều đình Huế kí hòa ước Nhâm Tuất, cắt ba tỉnh miền Đông cho Pháp, lúc này Trương Đăng Quế là một trong những vị quan bày tỏ sự phẫn nộ

và phản đối gay gắt với hòa ước bất bình đẳng đó

Qua việc nhìn nhận thái độ của Trương Đăng Quế trước sự xâm lược của quân Pháp cho thấy ông đã thay đổi thái độ, từ quan điểm hòa sang quan điểm chiến Nhưng chữ hòa của ông không hề mang ý nghĩa bạc nhược, thỏa hiệp, hèn nhát mà đó là biểu hiện sự nhạy bén của ông trước vận mệnh gian nguy của đất nước lúc bấy giờ Trong hoàn cảnh lúc đó, thái độ đúng đắn của triều đình đáng ra nên tận dụng thời gian hòa hoãn để điều chỉnh quân ngũ, bồi dưỡng lực

Trang 29

lượng, xây dựng đội quân để tiếp tục cuộc chiến về sau Nhưng triều đình đã không chấp thuận kí kết vào lúc còn có cơ hội

Năm 1863, sau nhiều lần Trương Đăng Quế tâu sớ xin từ quan, vua Tự Đức đã đồng ý cho ông được về Sau khi từ quan về quê, ông luôn có lòng thương nhớ Vua, khi nghĩ được việc gì, ông đều dâng sớ lên vua để biết Tấm lòng trung Vua yêu nước của ông trong lúc đương chức hay về nghỉ vẫn trước sau như một

Năm 1865, Trương Đăng Quế mất, vua Tự Đức cho bãi triều ba ngày, ban

hàm Thái sư, ban tên thụy là Văn Lương “Quốc triều từ khi trung hưng đến nay,

trước sau tri ngộ, tiến thoái vẹn cả đôi, như Trương Đăng Quế, tưởng cũng thấy ít”

[2; 31]

1.2.1.3 Sự nghiệp

Trong hơn 40 năm làm quan từ năm 1820 đến năm 1836, Trương Đăng Quế đã lập được nhiều công lao trên nhiều phương diện Có thể khái quát những đóng góp đáng quý của ông trên các phương diện sau: quy hoạch vùng đất Nam Kì, bình định thổ phỉ nổi loạn ở miền Tây Thanh Hoá, đóng góp trong lĩnh vực sử học, văn học…

Nam Kì chính là vùng đất khởi nghiệp vương, tạo động lực cho Nguyễn Ánh chống lại nhà Tây Sơn Năm 1836, vua Minh Mệnh đã sai thượng thư bộ binh là Trương Đăng Quế cùng thượng thư Bộ lại là Nguyễn Kim Bảng giữ chức vụ Kinh lược đại sứ để đi kinh lược vùng đất Nam Kì Chuyến đi kinh lược Nam Kì của quan đại thần Trương Đăng Quế đã mang lại cho đất nước và nông dân rất nhiều lợi ích thiết thực Công lao đó của ông đã được đích thân

vua Minh Mệnh xuống dụ ban khen: “Kinh lược đại thần Trương Đăng Quế

khâm mạng đi vào Nam Kì đo đạc ruộng đất, biết giữ công bằng ngay thẳng, vô

tư, hoàn thành được công việc, không làm nhục mệnh vua, dẫu không so sánh được với người đi đánh dẹp ở cương trường, mở rộng đất đai bờ cõi… thực rất đáng khen” [2; 38] Phan Thanh Giản - Tiến sĩ khai khoa của vùng đất Nam Kì

Trang 30

cũng đã dành nhiều lời khen ngợi công lao này của Trương Đăng Quế Sau chuyến kinh lược Nam Kì trở về, Trương Đăng Quế được thăng chức lên làm Hiệp biện Đại học sĩ, tiếp tục quản lí bộ Binh, sung Cơ mật viện đại thần

Năm Minh Mệnh thứ 17 (1836), người Thổ tập chung đông ở tỉnh Thanh Hoá Đến khi Trương Đăng Quế mới đi kinh lược Nam kì về, Minh Mệnh muốn giao trọng trách này cho ông, nhưng lại nghĩ Trương Đăng Quế mới đi công cán khó nhọc, không nỡ để ông thực hiện nhiệm vụ khó nhọc lần nữa, nhưng Trương Đăng Quế đã không đắn đo, suy nghĩ mà sốt sắng nhận nhiệm

vụ ngay Trước đây, vua ngự ở điện Văn Minh, vời Trương Đăng Quế bảo

rằng: “Nay ta muốn phái một viên đại thần đi kinh lí sự việc thổ dân ở Thanh Hoá; nghi khanh vừa mới đi kinh lược ở Nam Kì về, không lỡ cho đi khó nhọc lần nữa” Quế thưa rằng: “Phận là tôi con, dẫu sai đi đông, đi tây cung xin vâng mệnh Nếu được sai phái đâu dám từ lao.” Khi Quế về, vua lại sai Trung

sứ bảo rằng: “Năm gần hết rồi, đợi sau tết Nguyên đán sẽ lên đường cũng được.” Quế nói: “Binh cơ cần phải khẩn xin cho đi ngay trước Tết” Vua y cho

[2; 39] Trương Đăng Quế đến Thanh Hoá với nhiệm vụ dẹp yên thổ phỉ quấy nhiễu, gây rối loạn ở vùng đất này, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân Khi đến Thanh Hóa, khác với cách hành xử tình hình của các quan trước đây, ông đã không dùng quân binh đánh dẹp mà dùng đức nhân để truyền đạt cho nhân dân hiểu, vỗ về, cứu giúp người dân nên đã khiến cho thổ dân chịu quy phục Trương Đăng Quế còn tiến hành chia đặt thành các trang, các sách, lập đồn trại, cắt cử quan lại người Kinh lên cai trị, sắp xếp nơi ở cho thổ dân, hiểu dụ cho dân chúng hiểu rõ những điều hơn lẽ thiệt để họ yên tâm sống

và làm ăn, khiến cho nhân dân hai tỉnh Thanh Hoá, Ninh Bình được ở yên như

cũ, từ nay về sau có thể cùng yên, không có việc gì nữa

Nếu so sánh với các triều đại trước, thì triều Nguyễn là triều đại mà lĩnh vực sử học đạt được nhiều thành tựu rực rõ hơn cả Trương Đăng Quế được các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị và Tự Đức rất tín nhiệm, coi trọng tài năng, học vấn

Trang 31

của ông Chính vì thế vào năm 1841 khi Quốc Sử Quán được thành lập, Trương Đăng Quế đã được vua Thiệu Trị sai làm Tổng tài, để tham gia vào việc giám sát, chỉ đạo, biên soạn các công trình sử học lớn Có thể kể đến một số công

trình sử học tiêu biểu mà Trương Đăng Quế làm Tổng tài và biên soạn như: Đại

Nam thực lục tiền biên, Đại Nam thực lục Chính biên, Đại Nam liệt truyện tiền biên… Qua đó có thể thấy, những công trình sử học lớn, tiêu biểu của triều

Nguyễn đều có sự tham gia của Trương Đăng Quế với vai trò là Tổng tài và trực tiếp tham gia biên soạn

Văn học trung đại Việt Nam từ thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX là giai đoạn đạt nhiều thành tựu rực rỡ nhất - đã từng được ví von là giai đoạn đơm hoa kết trái và thu hoạch của văn học Việt Nam Trong thời kì này, văn học Việt Nam vô cùng phong phú về cả nội dung lẫn hình thức Trương Đăng Quế sinh sống và hoạt động trong những năm tháng này nên văn thơ của ông cũng chịu ảnh hưởng bởi thời đại Đóng góp của Trương Đăng Quế thể hiện ở hai phương diện là di sản thơ văn và lí luận phê bình văn học

Trương Đăng Quế là một trong những nhà lí luận văn học nổi tiếng thời Nguyễn Ông được nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học coi là người Việt

đầu tiên bình luận về tác phẩm Hồng lâu mộng của Trung Quốc Bên cạnh vai

trò là một nhà lí luận, Trương Đăng Quế còn được biết đến với tư cách là một nhà văn, nhà thơ Ông để lại khá nhiều di sản thơ văn, tiêu biểu là các tập

Trương Quảng Khê thi tập, Trương Quảng Khê thi văn, Quảng Khê văn tập, Trương Quảng Khê công văn tập, Nhật Bản kiến văn lục… Ngoài ra thơ văn

của ông còn được chép trong các sách Đại Nam anh nhã tiền biên (Lời hay ý đẹp nước Đại Nam, phần tiền biên), Thúy Sơn thi tập (Tập thơ núi Thúy), Thi

tấu hợp biên, Diệu Liên tập, Khâm Định đối sách chuẩn thằng, Ngự chế thi, Binh chế biểu sớ, Yên đài anh thoại…

Trương Đăng Quế được nhiều nho sĩ đương thời kính trọng, ngưỡng mộ

cả về phẩm chất đạo đức và tài năng thơ ca Ông cũng vinh dự được các danh sĩ mời viết lời Tựa cho nhiều tập thơ Như vậy trong suốt sự nghiệp của mình,

Trang 32

Trương Đăng Quế đã có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, sử học, văn học Những đóng góp to lớn của ông cho thấy ông là một nhân vật lịch

sử cần được quan tâm, nghiên cứu, đánh giá để trả lại một vị trí xứng đáng trong lịch sử và văn học dân tộc

1.2.2 Khái quát về thơ văn Trương Đăng Quế

1.2.2.1 Giá trị nội dung

Trương Đăng Quế để lại cho đời một di sản văn chương không quá đồ sộ, tuy vậy giá trị của những sáng tác này cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật rất đáng được quan tâm

Khác với nhiều thi sĩ văn học trung đại, thơ văn Trương Đăng Quế thể hiện cái tôi rất riêng tư, đậm nét Những điều ông cảm nhận từ trong cuộc sống dù là những gì nhỏ nhặt nhất cũng được ông đưa vào trong thơ văn Trương Đăng Quế sáng tác nhiều thể loại văn học khác nhau Trong đó, thơ ông thể hiện sự vận động trong cảm quan hiện thực, mặc dù chưa thật sự nổi bật và khác biệt nhưng cũng đã để lại những dấu ấn độc đáo và riêng biệt thể hiện cốt cách tinh thần của một nhà nho và tương quan với đời sống tinh thần toàn dân tộc

Không ít tác phẩm đã nói lên niềm tự hào và lòng yêu nước Ngòi bút của ông trở nên hoành tráng khi vẽ lại cảnh núi non ngút tầm mắt, rừng xanh thăm thẳm với sóng xanh biêng biếc hay bờ sông quanh co cao thấp, khói phủ khắp lối đi biểu hiện tình cảm đậm đà và lắng đọng của mình đối với quê hương đất nước Tình yêu thiên nhiên của ông thể hiện rất rõ trong nhiều bài thơ Những tín hiệu giao mùa, những rung động trước cảnh vật bình dị,… mang một hồn thơ rất riêng của Trương Đăng Quế đã tạo nên nhiều bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, hấp dẫn

Vào thế kỉ thứ XIX, triều đình nhà Nguyễn sử dụng hệ tư tưởng Nho giáo làm hệ tư tưởng chính, từ đó hình tượng con người trong văn học cũng chịu ảnh hưởng theo hệ tư tưởng này Hệ tư tưởng Nho giáo quy định mỗi cá nhân con người đặc biệt là nam giới phải giữ được những chuẩn mực đạo đức, mà

Trang 33

tiêu biểu của những chuẩn mực đó là tam cương ngũ thường Ngũ thường là giữ đúng năm mối quan hệ: thứ nhất là quan hệ quân thần (tức quan hệ vua tôi), thứ hai là quan hệ phu phụ (tức quan hệ giữa vợ và chồng), thứ ba là quan hệ phụ tử (tức quan hệ cha con), thứ tư là quan hệ huynh đệ (tức quan hệ anh em), và cuối là quan hệ bằng hữu (tức quan hệ bạn bè) Ngoài một số tác phẩm thơ chịu tác động của hệ tư tưởng Phật giáo, thì hầu hết các tác phẩm còn lại của Trương Đăng Quế đều thuộc hệ tư tưởng Nho giáo, hình tượng con người trong thơ ông cũng là những con người của Nho giáo Ông hết lòng trung thành với Vua, một lòng giữ vẹn tình nghĩa thủy chung với người vợ thảo hiền, đối với con cháu trong nhà ông hết mực yêu thương, chăm sóc và đặc biệt là đối với anh em bè bạn ông luôn thể hiện tấm lòng kính trọng, chân thật, tình nghĩa Trong thơ Trương Đăng Quế, hình ảnh con người cá nhân và con người bổn phận luôn có sự hòa hợp, thống nhất với nhau Đọc những vần thơ Trương Đăng Quế viết về tình chị em, tình bạn bè, tình cảm vợ chồng… chúng ta thấy hiện lên sự gần gũi, thân thương và giản dị Chính điều này đã tạo nên chất trữ tình sâu sắc trong thơ Trương Đăng Quế

Song song với những tình cảm thường trực ở Trương Đăng Quế, người đọc luôn nhận thấy một tấm lòng nhân hậu, một tâm hồn cao đẹp, thân thuộc với người dân lao động, với những suy nghĩ trân quý mà ông dành cho đất nước, dân tộc Ông chăm lo cho đời sống của nhân dân, đặc biệt là cuộc sống của những người nông dân sau chiến tranh, binh lửa, loạn lạc Ông lo lắng cho những đứa trẻ không có điều kiện học hành Qua những bài thơ, người đọc còn nhận thấy ở ông một tấm lòng giàu tình nhân ái, luôn nặng lòng với dân với nước

Trong thơ Trương Đăng Quế thường hay hiện lên hình ảnh một con người với nỗi cô đơn, suy ngẫm về sự đời Đó là bài thơ viết về sự oán hận chốn lầu xanh - nơi con người vui chơi, thưởng ngoạn nhưng đằng sau sự đông vui, nhộn

Trang 34

nhịp đó là tuổi xuân, tuổi trẻ của biết bao cô gái, đó là nỗi xót xa, đau đớn của người vợ vị chồng bỏ, cay đắng với thân phận thấp hèn của mình:

Quân lượng chấp cao tiết, Tiện thiếp phù hà vi

(Khí phụ từ)

(Chàng quyết giữ tiết tháo cao quý, Thì thiếp hèn mọn biết phải làm sao)

(Lời người vợ bị chồng bỏ)

Trương Đăng Quế là người hiểu sâu nghĩa lí, tinh thông lí học, là người

am hiểu triết lí và quan niệm thực tiễn của nhân dân Ông đã dùng thơ để phát biểu, để tuyên truyền đạo đức Ông tái hiện rõ nét hoàn cảnh cũng như tâm trạng của người thiếu nữ nơi khuê phòng:

Thôn khuê tiểu nhi nữ, Sinh lai vị thức tình

(Thôn khuê)

(Thiếu nữ nơi khuê phòng thôn dã Còn nhỏ nên vẫn chưa biết đến duyên tình)

(Nơi khuê phòng thôn dã)

Người thiếu nữ không có tên tuổi, địa chỉ cụ thể, cũng không được miêu tả

rõ nét về ngoại hình nhưng rất có thể hoàn cảnh và tâm trạng của cô là hoàn cảnh và tâm trạng của rất nhiều cô gái trong thời kì đó

Ở Trương Đăng Quế hiện lên rõ nét tính tình của một thi nhân với tâm hồn

mơ mộng, đầy lãng mạn Cảnh vật thiên nhiên êm dịu của đất trời mùa thu đã khiến tâm hồn thi nhân rung động, từ đó trào dâng trong ông những suy ngẫm

về quê nhà:

Phiên phiên quy trạo không tương tiện, Hốt hốt trung thu hựu kiến thân

Vị bốc thù ân hà nhật liễu, Mỗi phùng tiết vận ám thương thần

(Trung thu cảm sự)

Trang 35

(Nhanh nhanh thuyền về, lòng mong muốn trống rỗng, Thấm thoát trung thu lại đã thấy gần bên

Chẳng biết việc báo đền ơn nước ngày nào mới vẹn, Mỗi lần gặp cảnh vật từng mùa, trong lòng lại tổn thương)

(Xúc cảm việc thế sự nhân tiết trung thu)

Từ những cảm xúc khi xa quê, ông suy nghĩ về ưu tư của cuộc đời, về số phận con người với tâm trạng bâng khuâng của nỗi lòng:

Tài tình bán vị công thi lụy, Thân địa thường ưu báo quốc khinh

Luyến luyến thâm tri nan cát xả, Vãn liên hồ thượng bất thăng tình

(Ghi lại niềm cảm xúc trong ngày thu)

Thơ Trương Đăng Quế thể hiện tấm lòng thương mến, ân tình với cuộc

đời Lời thơ của ông chạm đến nhiều cung bậc cảm xúc, phong phú về đề tài, nhân vật trữ tình được hiện lên một cách rõ nét và chân thực nhất Những nội dung được ông dành nhiều sự quan tâm là thời đại và tình cảm con người Người đọc khi đọc các tác phẩm của ông đều nhận thấy được trong đó những cảm xúc tâm trạng khác nhau, từ đó gợi mở cho người đọc những điều đáng suy ngẫm trong cuộc đời Có lẽ trong mỗi một tác phẩm, ông đều muốn nhắn gửi đến bạn đọc một ý niệm, một quan niệm về xã hội nhân sinh, về thời đại,

về cuộc sống Chính đặc điểm này đã tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc của thơ văn Trương Đăng Quế và khiến thơ ông có được sự đồng cảm trong lòng người đọc

Trang 36

Các tác phẩm Trương Đăng Quế để lại đã cho chúng ta thấy cách nhìn nhận cuộc đời, cách hành xử với con người, thấy tư cách đạo đức trong các mối quan hệ hay những vấn đề lớn hơn như chính trị, quân sự Thơ ông hội tụ đủ các khía cạnh của cuộc sống, từ tình cảm tha thiết đối với quê hương đất nước,

sự rung động khi đứng trước phong cảnh tươi đẹp của thiên nhiên, tạo hóa đến những tình cảm thật đời thường, chân tình với người thân, bạn bè

1.2.2.2 Giá trị nghệ thuật

Thơ Trương Đăng Quế ở cả phương diện nội dung lẫn hình thức, ý thơ và cách sử dụng ngôn từ đều hấp dẫn người đọc Nếu nhìn vào các sáng tác của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy ngay khả năng quan sát cuộc sống xung quanh, khả năng nhìn nhận và các phát hiện vấn đề của tác giả Trong các sáng tác của mình, ông không từ chối bất kì một đề tài nào, không chút băn khoăn về chủ đề hay kén chọn về nội dung Ông chắp bút viết tất cả những gì mà mình nghe thấy, tận mắt nhìn thấy hay cảm nhận thấy Qua đây càng chứng tỏ rõ hơn

sự nhạy cảm và sắc sảo trong thơ ông Có thể thấy rằng, Trương Đăng Quế rất tài tình trong việc lồng tâm trạng, cảm xúc của mình khi miêu tả cảnh vật Bên cạnh đó, sự súc tích, cô đọng, ý rộng mà ít lời… cũng là những đặc điểm thơ của ông mà người đọc có thể cảm nhận được

Các tác phẩm thơ của Trương Đăng Quế đã tái hiện thành công các biến

cố, sự kiện quan trọng, từ đó phản ánh khá chân thật và sinh động diện mạo, thần thái của thời đại ông Vượt lên sự ghi chép, ông đã có phần gia công sáng tạo đáng kể thể hiện ở việc chọn lọc sắp xếp, hệ thống hóa những những sự kiện nhằm nêu bật những vấn đề lớn lao của thời đại Gắn liền với các sự kiện

là các nhân vật được sử sách nhắc đến như Nguyễn Tình Phong, Bá Đĩnh, Lê Văn Đức

Nhân vật trữ tình trong thơ Trương Đăng Quế được nhìn nhận ở cả hai phương diện: thứ nhất là con người lịch sử gắn với các sự kiện, thứ hai là con người xã hội gắn với sinh hoạt đời thường Ở phương diện thứ nhất, nhân vật trữ tình bộc lộ tinh thần dân tộc và sự cảm phục với những con người tài năng,

Trang 37

anh dũng Ở phương diện thứ hai, nhân vật trữ tình là con người có cuộc sống riêng với các mối quan hệ đời thường như quan hệ anh em, bè bạn, quan hệ vợ chồng, cha con…

Bút pháp của tác giả rất đa dạng, có sự kết hợp hài hòa giữa kể, tả và bộc

lộ cảm xúc Ngòi bút của ông thể hiện sự điêu luyện khi vẽ lên những bức tranh hoành tráng của phong cảnh thiên nhiên Sức mạnh nghệ thuật ở thơ văn Trương Đăng Quế còn ở ngòi bút tái hiện tâm trạng cảm xúc, việc bộc lộ cảm xúc càng tự nhiên thì ý thơ càng sâu sắc, ý vị

Một trong những nghệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của thơ Trương Đăng Quế là việc sử dụng điển cố, điển tích Điển cố là một biện pháp nghệ thuật tạo cho câu thơ sự hàm súc và cô đọng Ông vận dụng điển cố một cách tự nhiên, đa dạng Điều đó cho thấy Trương Đăng Quế là một người có vốn kiến thức uyên thâm

Trong tác phẩm Họa bạch lạc thiên nghị tế thi (Họa bài thơ bàn về việc

cưới vợ), tác giả đã sử dụng hai điển:

Yếu thú bần gia nữ,

Vô như Chu Mãi Thần

Yếu thú phú gia nữ, Đương như Hoàn Thiếu Quân

(Muốn lấy vợ con nhà nghèo, Thì chớ như Chu Mãi Thần

Muốn lấy vợ con nhà giàu có, Thì hãy nên như Hoàn Thiếu Quân) Trương Đăng Quế đã vận dụng những điển cố sau: “Chu Mãi Thần” là người đời Hán, tính ham học Vợ ông thấy ông nghèo mà xấu hổ bỏ đi lấy người khác Đến khi Chu Mãi Thần hiển đạt vợ ông lại xin quay về Khi đó Chu Mãi Thần đổ bát nước xuống đất, rồi bảo vợ hót lại được đầy thì sẽ cho về, người vợ hổ thẹn thắt cổ mà chết Điển cố thứ hai trong bài thơ là “Hoàn Thiếu Quân” là con gái của Hoàn Thị - quan đại thần của nhà Tây Hán Nàng tuy xuất

Trang 38

thân trong gia đình giàu có nhưng khi lấy Bảo Tuyên - một chàng trai xuất thân nghèo khó, chăm học, có chí lớn, nàng rất hiếu kính với cha mẹ chồng, hết sức trọng chồng Tác giả mượn những điển cố này để nói về việc lấy vợ Nếu lấy

vợ con nhà nghèo thì không nên lấy vợ như Chu Mãi Thần, khi thấy chồng nghèo khó thì bỏ đi Nếu lấy vợ là con nhà giàu có thì phải lấy người không kiêu căng, ngạo mạn, phải biết yêu thương kính trọng chồng, đối xử hòa mục với gia đình chồng Bài thơ vừa có không khí vui vẻ nhưng cũng gửi gắm nhiều hàm ý sâu sắc

Cái hay của Trương Đăng Quế là biến điển cố thành một bộ phận hòa hợp với ý tứ câu thơ mà không làm mất đi dụng ý nghệ thuật của bài thơ hay gây

khó hiểu cho người đọc Trong bài thơ Thuyền quá Quảng Ngãi cố hương

(Thuyền đi ngang qua quê cũ Quảng Ngãi) ông đã mượn một câu thơ trong

Lại đành ca lên bài ca Thử miêu)

Kinh Thi vốn được coi là tập đại hành thơ ca dân gian ra đời đầu tiên của

Trung Quốc Trong bài thơ này, Trương Đăng Quế đã lấy một câu trong Kinh

Thi: Duy tang dữ tử, tất cung kính chỉ (Duy chỉ cây dâu cây tử, ắt hẳn là nơi cung kính) Điển cố này có nghĩa thời xưa thường trồng cây dâu và cây tử ở cạnh

nhà, loại cây dùng làm đồ gỗ, làm ván khắc, về sau người ta thường lấy chữ

“tang tử” để chỉ chốn quê hương Trong Kinh Thi có bài Thử miêu, ca ngợi Thiệu

Bá xem sự thích nghi của đồng bằng và của nơi dưới thấp, làm sông ngòi lưu

thông thuận tiện Ở đây Trương Đăng Quế ca lên bài ca Thử miêu là ý muốn nói

ông đang mang trên mình nhiệm vụ quan trọng là vâng mệnh vua vào Nam Kì để

Trang 39

kinh lược vùng đất này, ông muốn noi gương Thiệu Bá, dốc tâm lo việc thiên tử

đã giao phó

Không chỉ lấy điển cố trong Kinh Thi, Trương Đăng Quế cũng sử dụng rất nhiều các điển cố từ các sách kinh điển của Nho giáo hay các tác phẩm nổi

tiếng như bài thơ Hồ thành (Thành nhà Hồ) sử dụng điển cố trong Kinh Dịch,

Tha nhật kiến kì khai hoa hỉ nhi phục phú (Ngày khác thấy hoa cúc nở, vui vẻ

lại làm thơ) sử dụng điển cố trong sách Luận ngữ, Trùng du Kim Sơn (Thăm lại Kim Sơn) sử dụng điển cố từ điệu hát Trạo ca, Hữu Sở Tư (Khúc hát Hữu Sở Tư) xuất hiện điển cố là thơ của Bạch Cư Dị, Kinh Diên tiến giảng ứng chế

(Bài ứng chế khi vào giảng sách tại tòa Kinh Diên) sử dụng điển cố trong sách

Liệt Tử Việc sử dụng điển cố đã góp phần không nhỏ tạo nên giá trị nghệ

thuật trong thơ Trương Đăng Quế Qua việc sử dụng điển cố, chúng ta càng khẳng định được tài năng cũng như sự hiểu biết sâu rộng của tác giả

Trương Đăng Quế là một trong những bậc tài hoa thời Nguyễn Dòng thời gian trôi qua, các tác phẩm thơ ca của ông càng được chú ý, quan tâm nhiều hơn Những tâm sự ưu ái, nỗi lòng băn khoăn càng được người đọc cảm thông, thấu hiểu cặn kẽ hơn, những đóng góp của ông trong văn học nghệ thuật dần được khẳng định rõ nét

Thơ Trương Đăng Quế không chỉ có nội dung phong phú, đa dạng mà còn đáng chú ý về mặt nghệ thuật Cũng như bao nhà thơ trung đại khác, Trương Đăng Quế sử dụng thơ Đường luật để sáng tác Bằng tài năng sáng tạo của mình, ông đã sử dụng thể thơ đó một cách linh hoạt, khéo léo thể hiện phong cách thơ riêng biệt Thơ Đường luật hay còn gọi là thơ cận thể, được sáng tạo

ra từ thời nhà Đường của đất nước Trung Quốc Dựa theo số câu của mỗi bài thơ thì thơ Đường luật được chia thành ba loại: thơ bát cú (mỗi bài thơ gồm có tám câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài thơ gồm có bốn câu) và thơ bài luật (không quy định số câu thơ, đây là dạng kéo dài của thể thơ Đường luật) Trương Đăng

Trang 40

Quế đã thể hiện tài năng nghệ thuật của mình khi sử dụng cả ba loại của thơ Đường luật

Thứ nhất về thể thơ bát cú, Trương Đăng Quế sáng tác ở cả hai tiểu loại là thơ Thất ngôn bát cú và Ngũ ngôn bát cú Có thể kể đến các sáng tác được ông

viết theo thể Thất ngôn bát cú như Hà Nội hoài cổ (Nhớ Hà Nội xưa), Đăng

Trấn Tây thành lâu (Lên lầu thành Trấn Tây), Tuế vãn thư hoài (Ghi lại mối

cảm hoài vào dịp cuối năm), Xuân nhật thư trai (Ngày xuân nơi phòng sách)

Thể thơ Ngũ ngôn bát cú cũng khá phong phú với các sáng tác như Sơ để

Lương Chánh châu (Vừa mới đến châu Lương Chánh), Quân thứ khương chánh động (Đóng quân ở động Lương Chánh), Chu bạc Kim Sơn tân thứ (Ghé thuyền

ở bến đò Kim Sơn), Trùng du Kim Sơn (Thăm lại Kim Sơn), Hồ thành (Thành

nhà Hồ) hay bài thơ:

Truất truất kim chi tú, Đình đình ngọc thụ tư

Hồ thiên giao đoản mệnh,

Dữ thế cánh trường tư

Cô nữ niên phương ấu,

Từ thân lão cánh bi

Ta tai thân hậu sự, Đọa lệ hữu di bi

(Khốc Quảng Ninh Công)

(Cành vàng xinh đẹp tươi tốt, Cây ngọc dáng vẻ vòi vọi

Sao trời khiến mệnh ngắn ngủi,

Để mãi mãi từ giã cuộc thế

Con gái mồ côi tuổi còn thơ ấu,

Mẹ hiền già yếu càng buồn đau

Than ôi, thân này sau việc tang thương,

Lệ rơi lã chã bên tấm bia còn lại)

(Khóc Quảng Ninh Công)

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w