1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự kiện tạo bản sắc người đồng tính nam trong một số tác phẩm văn học và điiện ảnh việt nam đương đại

74 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 1,38 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN TRẦN QUAN THOẠI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP SỰ KIẾN TẠO BẢN SẮC NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyên ngành: Văn học Việt Nam TP Hồ Chí Minh, năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH KHOA NGỮ VĂN SỰ KIẾN TẠO BẢN SẮC NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Người thực hiện: TRẦN QUAN THOẠI Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ MINH TP Hồ Chí Minh, năm 2022 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bộ của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho suốt quá trình học Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ của Thư viện trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình hỗ trợ việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của gia đình và bạn bè Đó chính là nguồn động viên tinh thần rất lớn để theo đuổi và hoàn thành khóa luận này Đặc biệt vô cùng tri ân sự hướng dẫn tận tình và theo dõi sát đầy tinh thần trách nhiệm của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh quá trình thực hiện luận văn này Bên cạnh đó cũng đặc biệt tri ân thạc sĩ Trần Anh Đức và biên kịch Vũ Ánh Dương đã tận tình hỗ trợ việc tìm kiếm tư liệu nghiên cứu Cuối cùng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ quý thầy cô của Khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã có vai trò rất lớn suốt quá trình theo học tại trường Tôi xin chân thành cảm ơn MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: LÍ THUYẾT “QUEER” VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU BẢN SẮC NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 10 1.1 Lí thuyết queer nghiên cứu giới đương đại và phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc của Judith Butler 10 1.2 Một số quan niệm và khái quát về các hiện tượng văn học - điện ảnh “queer” Việt Nam đương đại 15 CHƯƠNG 2: SỰ KIẾN TẠO BẢN SẮC NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM VỚI VIỆC CHẤT VẤN PHẠM TRÙ GIỚI TÍNH - GIỚI 23 2.1 Ranh giới của phạm trù giới tính - giới tiểu thuyết Nháp (Nguyễn Đình Tú) 23 2.2 Ranh giới của phạm trù giới tính - giới tiểu thuyết Song song (Vũ Đình Giang) 28 2.3 Ranh giới của phạm trù giới tính - giới phim điện ảnh Cha và và… (Phan Đăng Di) 34 CHƯƠNG 3: SỰ KIẾN TẠO BẢN SẮC NGƯỜI ĐỒNG TÍNH NAM VỚI VIỆC CHẤT VẤN PHẠM TRÙ DỊ TÍNH - ĐỒNG TÍNH 43 3.1 Ranh giới của phạm trù dị tính - đồng tính tiểu thuyết Nháp (Nguyễn Đình Tú) 43 3.2 Ranh giới của phạm trù dị tính - đồng tính tiểu thuyết Song song (Vũ Đình Giang) 48 3.3 Ranh giới của phạm trù dị tính - đồng tính phim điện ảnh Cha và và… (Phan Đăng Di) 56 KẾT LUẬN 65 PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Các tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại về người đồng tính nam là những hiện tượng đáng được quan tâm của nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau 1975 Việc tìm hiểu, nghiên cứu về những hiện tượng hết sức cần thiết, đặc biệt đối với sinh viên khoa Ngữ văn có định hướng nghiên cứu các hiện tượng văn hóa liên ngành 1.2 Trong bối hiện tại, có nhiều công trình nghiên cứu về các tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại về người đồng tính nam, nhìn chung chưa có công trình nào nghiên cứu về sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam những hiện tượng nghệ thuật này 1.3 Ở thời điểm hiện tại, phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc giới của Judith Butler nhìn chung chưa được vận dụng phổ biến nghiên cứu văn học và điện ảnh ở Việt Nam Chính vì vậy, chúng chọn đề tài “Sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam một số tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại” để tiếp cận một vấn đề tương đối mới mẻ (bản sắc người đồng nam được kiến một số hiện tượng văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại) với một phương pháp mới nhằm mở những hướng nghiên cứu mới, có tiềm phát triển và bổ sung cho các hướng nghiên cứu đã có Lịch sử vấn đề Ở Việt Nam cho đến chưa có một công trình nào chính thức đặt vấn đề sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam các hiện tượng văn học và điện ảnh một đối tượng nghiên cứu, mà chỉ có những công trình đề cập đến một số phương diện nhất định khác, liên quan đến vấn đề này Có thể tạm sắp xếp các công trình này vào ba loại, dựa mức độ tiếp cận và giải quyết vấn đề 2.1 Dạng tài liệu khái quát về diện mạo, đặc điểm của dòng văn học đồng tính ở Việt Nam Dạng tài liệu thứ nhất tập trung khái quát một số diện mạo, đặc điểm của dòng văn học đồng tính ở Việt, từ cụ thể (các giai đoạn/dòng văn học riêng lẻ: văn học dân gian/ trung đại/ hiện đại/ đương đại…) đến bao quát (toàn bộ nền văn học Việt Nam) Về dạng tài liệu này, chúng lại chia thành các bài viết riêng lẻ và các sách chuyên luận Về các bài viết, có thể kể đến: Văn chương đờng tính: Từ bóng tối ánh sáng (Hoàng Tùng, 2011), Đề tài đồng tính số tác phẩm văn học Việt Nam (Nguyễn Thị Bình, 2013), Văn học đồng tính Việt Nam - từ hình thức ngụy trang đến tự thuật thú nhận (Trần Ngọc Hiếu, 2014a), Văn học “queer” Việt Nam - hướng đến dòng văn học thiểu số (Trần Ngọc Hiếu, 2014b), Văn xuôi đề tài đồng tính từ cuối thập niên 90 kỉ XX Việt Nam - phận văn học đương đại (Lê Thị Thủy, 2018)… Các bài viết này tập trung làm rõ các vấn đề: có hay không một dòng văn học đồng tính ở Việt; diện mạo, đặc điểm của dòng văn học này là gì… Đồng thời, những bài viết này được trình bày một tổng thuật về dòng văn học đồng tính ở Việt Nam: khởi nguồn từ đâu và phát triển theo chiều hướng nào Và đó, những công trình này mang đến nhiều đóng góp cho việc nghiên cứu về các hiện tượng văn học đồng tính ở Việt Nam Về các sách chuyên luận (chủ yếu là các luận văn, luận án), có thể kể đến như: luận án Diện mạo mảng văn xuôi viết đề tài đồng tính Việt Nam từ đầu kỉ XX đến (Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội, 2019) của Lê Thị Thủy; luận văn Đề tài đồng tính tiểu thuyết Việt Nam đương đại của Đặng Thị Nhàn (Đại học Sư phạm Hà Nội, 2015)… Những công trình nghiên cứu này nỗ lực phân tích để chỉ những đặc điểm chung, hay “diện mạo” của các tác phẩm văn xuôi Việt Nam ở một số giai đoạn cụ thể (từ đầu thế kỉ XX đến nay, giai đoạn đương đại ), chủ yếu làm rõ những đặc điểm này ở hai bình diện nội dung - nghệ thuật Cách tiếp cận này không tránh khỏi những thiếu sót giả định rằng có một kiểu xây dựng nội dung một nghệ thuật riêng biệt viết đề đề tài đồng tính Về vấn đề này, chúng sẽ trình bày cụ thể ở một bài viết khác 2.2 Dạng tài liệu về các lí thuyết tiếp cận, nghiên cứu dòng văn học đồng tính ở Việt Nam Dạng tài liệu này có số lượng khiêm tốn nhiều so với hai dạng còn lại, nhiên lại có đóng góp quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu Tiêu biểu cho dạng tài liệu này là công trình Luận đồng tính từ góc nhìn lí thuyết (Lê Thị Thủy, 2015) Trong công trình này, Lê Thị Thủy nỗ lực khái quát về các lí thuyết tiếp cận, nghiên cứu dòng văn học đồng tính: Phân tâm học cổ điển, Thuyết Lệch pha (Queer Theory) và Phê bình nữ quyền đồng tính luyến ái Về lí thuyết Phân tâm học cổ điển, bài viết liệt kê một số nghiên cứu đáng chú ý của S Freud cũng chỉ những ảnh hưởng của lí thuyết gia này việc nghiên cứu về hiện tượng đồng tình nhiều lĩnh vực khác nhau, đó có văn học Về thuyết Lệch pha, tác giả công trình chủ yếu đặt lí thuyết này sự giằng co giữa Kiến tạo luận (Constructionism) và Bản chất luận (Essentialisim), từ đó điểm qua một số lí thuyết gia quan trọng của lí thuyết này chưa gợi mở được những định hướng nghiên cứu cụ thể Về lí thuyết Phê bình nữ quyền đồng tính luyến ái, Lê Thị Thủy (2015) chỉ mối liên hệ của phê bình nữ quyền và phong trào đồng tính luyến ái, cũng làm rõ quá trình hình thành và phát triển của nhánh lí thuyết này Từ đó tác giả đến kết luận: Ba lí thuyết là ba góc nhìn giới đại tượng đời sống từ lúc xuất đến vẫn không là đầu mối nhiều tranh cãi: đồng tính Tuy xuất phát từ các góc kiến giải khác nhau, có không tránh khỏi hạn chế lí thuyết này đã thực đặt nhân loại vào đối thoại nghiêm túc tính dục, nhân quyền và giá trị thiểu số (Lê Thị Thủy, 2015: 119) Kết luận về thực chất không cho thấy được tính ứng dụng của các lí thuyết nghiên cứu về đồng tính mà tác giả trình bày, bởi nó không gắn liền với các định hướng nhiên cứu cụ thể nào Và vì thế, giới nghiên cứu rất cần những công trình khác thuộc dạng tài liệu này sẽ mang đến những đóng góp cụ thể việc ứng dụng các lí thuyết hiện đại vào nghiên cứu các hiện tượng văn học - điện ảnh đồng tính ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung 2.3 Dạng tài liệu phân tích các trường hợp cụ thể dòng văn học đồng tính ở Việt Nam Đây là dạng tài liệu chủ yếu ứng dụng các lí thuyết hiện đại vào việc nghiên cứu các trường hợp cụ thể dòng văn học đồng tính ở Việt Nam Các tác giả của các công trình thuộc dạng tài liệu này chủ yếu là chọn một điểm nhìn lí thuyết (chẳng hạn lí thuyết phân tâm học, tự sự học (chủ yếu là phương diện nhân vật văn học, thuyết Lệch pha…) để ứng dụng nghiên cứu các trường hợp cụ thể Dạng tài liệu này chủ yếu tồn tại ở dạng sách chuyên luận (chủ yếu là các luận văn, luận án), có thể kể đến một số trường hợp điển hình như: Nhân vật tiểu thuyết viết đề tài đồng tính Bùi Anh Tấn của Ngũn Thị Bích Hạnh (Đại học Sư phạm Hà Nợi II, 2012); Dấu ấn sinh tiểu thuyết Một giới khơng có đàn bà” và “Phương pháp A.C Kinsey” nhà văn Bùi Anh Tấn của Nguyễn Đăng Vinh (Đại học Huế, 2016); Thế giới nhân vật tiểu thuyết Les – vịng tay khơng đàn ơng Bùi Anh Tấn Song song Vũ Đình Giang của Phùng Hồng Điệp (Đại học Sài Gịn, 2017); Nhân vật đồng tính nam truyện ngắn Bùi Anh Tấn góc nhìn phân tâm học của Phạm Nguyễn Huy Tùng (Đại học Văn Hiến , 2018); Nhân vật đồng tính tiểu thuyết Bùi Anh Tấn từ góc nhìn phân tâm học của Lê Nguyên Đạt (Đại học Sài Gòn, 2021)… Những công trình này có những đóng góp nhất định về cả lí thuyết (trong việc giới thiệu các lí thuyết cùng phương pháp nghiên cứu cụ thể) lẫn thực tiễn (ứng dụng vào nghiên cứu các trường hợp điển hình dòng văn học đồng tính Việt Nam) Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài này là phân tích một số văn bản văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại để chỉ sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam bằng phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc giới Judith Butler gợi ý tinh thần của lí thuyết “queer” Qua những phân tích này có thể thấy được những sự tương đồng và khác biệt sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam các tác phẩm cùng một giai đoạn với các tác giả khác với các loại hình khác (điện ảnh và văn học) Những phân tích này chưa đủ sức khái quát cho thấy một phần đặc điểm của các hiện tượng văn học - điện ảnh Việt Nam đương đại về người đồng tính nam Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của chúng là một số tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại về người đồng tính nam Cụ thể, chúng khảo sát hai tiểu thuyết của hai tác giả nam là Vũ Đình Giang (Song song) và Nguyễn Đình Tú (Nháp) và một tác phẩm điện ảnh của một đạo diễn nam là Phan Đăng Di (Cha và và ) Tuy nhiên, chúng không phân tích dàn trải các văn bản này, mà chỉ tập trung phân tích một số hành động biểu hành kiến tạo bản sắc giới của các nhân vật đồng tính nam đặt ranh giới của các phạm trù giới tính - giới/ dị tính - đồng tính để chỉ sự kiến tạo bản sắc giới Phương pháp nghiên cứu Khóa ḷn sử dụng góc nhìn của nghiên cứu giới (Gender Studies), cụ thể lý thuyết queer (Queer Theory), theo phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc giới của Judith Butler Phù hợp với phương pháp này, khóa luận sử dụng khái niệm then chốt hành động biểu hành (performative acts), giới (gender), bản sắc hay bản dạng giới (gender identity) để phân tích các văn bản chỉ sự kiến tạo bản sắc Trong chương và chương 3, khóa luận sử dụng các cặp phạm trù giới - giới 57 thuyền và tất nhiên, càng không cho thấy hành động nào của Vũ Lúc này trang phục của Thăng có sự thay đổi so với cảnh quay đứng nóc ghe: cởi trần thay vì mặc áo Điều đó cho thấy ham muốn của Thăng với Hương càng lúc càng dâng cao Hình 3.1 Thăng bơi theo thuyền của Hương và Vũ Trên thuyền, Hương chăm sóc Vũ, vẫn với vẻ mặt đăm chiêu, cử chỉ gượng gạo Ánh sáng khung hình chủ yếu phát từ chiếc đèn dầu, tập trung vào tấm lưng của Hương và thân thể của Vũ Khuôn mặt của Hương không được chiếu sáng rõ, khuôn mặt của Vũ thì chìm bóng tối, không thể thấy được đường nét hay biểu cảm Vì thế cảnh quay này muốn người xem chú ý vào thể của hai nhân vật, chứ không phải tâm trạng, cảm xúc, thái độ của họ Vũ vẫn nằm im không cử động Hai thể không hề ham muốn nhau, họ bị đặt vào một tình thế cam chịu, bất lực, không thể lựa chọn 58 Hình 3.2 Hương “chăm sóc” Vũ thuyền Cảnh quay tiếp theo vẫn diễn không gian thuyền, có sự xuất hiện của Thăng Với cú máy trung cảnh, ánh sáng vẫn tập trung vào ba nhân vật thể Thăng bị Hương che đi, chi thấy một phần vai và cử động của hai tay Thăng thực hiện những hành vi ham muốn của một người đàn ông dị tính với Hương: hôn và sờ soạng Ánh sáng tập trung vào bầu ngực của Hương và thể bất động của Vũ Lúc này dường Hương cũng bất động Khung hình chỉ còn lại người chủ động là Thăng với những ham muốn của mình Hương không chống trả cự tuyệt sự tấn công của Thăng Khung hình không có cảnh Hương nhảy xuống sông âm lại bổ trợ ý nghĩa cho sự vắng mặt của hành động đó Âm nhảy xuống sông Hương dễ dàng được người xem nhận đã từng xuất hiện cảnh Thăng nhảy xuống sông bơi theo Nhưng vì hành động cự tuyệt của Hương lại vắng mặt? Cô gái này có quyền kháng cự những gì mình không ham muốn hay không và nếu có thì quyền đó có được thừa nhận hay không? Dàn cảnh cùng âm cảnh quay góp phần lí giải cho những câu hỏi Đến lúc này Vũ vẫn bất động 59 Hình 3.3 Thăng sờ soạng Hương thuyền Khung hình Hương rời lại tập trung ánh sáng vào thể lực lưỡng nam tính với tỉ lệ chuẩn của Thăng, còn Vũ thì nằm co ro cạnh Thăng, thể hiện sự mềm yếu Lúc này, ham muốn bất thành, Thăng nằm im bất động, còn Vũ lại bắt đầu hành động để thực hiện ham muốn đồng giới với Thăng Khi không còn sự xuất hiện của Hương thì Vũ mới bắt đầu chuyển động, điều đó cho thấy rằng Vũ không có ham muốn gì với Hương Những chuyển động sau đó của Vũ tập trung vào phần dưới thể của Thăng, điều này đã từng diễn những say trước đó, dường trở thành thói quen Thăng nằm đó, không thoải mái (thể hiện qua âm thanh) cũng không quyết liệt chống cự Thăng không ham muốn Vũ cũng không ngăn chặn ham muốn của Vũ đối với mình 60 Hình 3.4 Vũ và Thăng nằm thuyền Khi nhận kế hoạch của mình có khả thất bại, ông Sáu đã bơi theo Thăng để âm thầm theo dõi tình hình Những cú máy cận cảnh làm lộ rõ khuôn mặt đứng tuổi đăm chiêu của ông Sáu, cảnh bơi của Thăng lại được thể hiện bằng cú máy viễn cảnh, cho thấy sự rắn chắc của bắp Lúc này ông Sáu nhận kế hoạch của mình đã bất thành và tính thế lại đảo ngược: Vũ thực hiện hành vi tình dục đồng giới với Thăng thay vì với Hương ông mong muốn Ham muốn của bản thân không thể thực hiện, ông Sáu ngăn cản ham muốn của trai mình Cảnh quay cận vào khuôn mặt của ông Sáu dưới nước (nơi tập trung ánh sáng nhất của khung hình) thể hiện rõ sự thất vọng qua đôi mắt và đầu tóc rũ rượi của ơng Hình 3.5 Ơng Sáu giám sát và nhấn chìm thuyền 61 Để ngăn cản ham muốn của trai, ông Sáu đã tác động lực làm lung lay nhằm nhấn chìm thuyền Hành động đó vừa thể hiện sự thất vọng, bất lực, vừa một sự trừng phạt đối với hành vi lệch chuẩn của trai Hành động đó thể hiện uy quyền của kiểu nam tính độc tôn mà ông Sáu là đại diện, chiếm ưu thế và có khả lấn át kiểu nam tính thiểu số mà Vũ là hiện thân Cảnh quay chiếc thuyền chìm được đặc tả với cú máy viễn cảnh, bao trùm bởi bóng tối Điểm sáng mờ nhòe tập trung ở góc cuối sông và chiếc đèn leo lét thuyền (được đặt ở vị trí giữa lòng sông, hướng chảy phía ánh sáng cuối dòng) Người xem biết nhận biết được thuyền chìm quan sát ánh đèn: di chuyển từ từ xuống phía dòng nước, mờ dần rồi tắt hẳn Con thuyền chìm cho thấy sự ngăn chặn thành công đối với ham muốn lệch chuẩn của Vũ, đó chỉ là tạm thời vì anh vẫn còn sống (nhờ sự cứu trợ của Thăng) Điều đó cho thấy ham muốn đồng giới của Vũ chỉ mất anh không còn nữa Nghĩa là, bản sắc giới của Vũ dù bất tất cũng không thể thay đổi chỉ vì hoạt động sinh lí (ngủ với phụ nữ), chưa kể đó lại là điều ép buộc Hình 3.6 Thuyền của Thăng và Vũ bị chìm giữa sông 62 Ham muốn bất thành, người cha thay thực hiện ham muốn mà ông muốn trai mình phải có Sau nhấn chìm thuyền để trừng phạt hành vi lệch chuẩn của trai, ông Sáu lên bờ tìm Hương Bối cảnh rừng đước gồm cảnh quay bao trùm bởi bóng tối, còn ánh sáng thì leo lét chỉ đủ để tập trung vào chuyển động của nhân vật Đến tạo hình của các nhân vật có sự thay đổi: thể của ông Sáu và Hương lẫn bùn Ở cảnh quay thứ hai, ông Sáu cưỡng bức hương, cảnh quay tập trung ánh sáng vào chuyển động của hai nhân vật, thân thể họ đã lẫn bùn Cũng cảnh quay này, lần có hành động thể hiện sự cự tuyệt được xuất hiện khung hình: đánh trả ông Sáu để tự vệ Nhưng hành động đó của nhân vật vào bế tắc ở cảnh quay tiếp theo sau, cô đã bị ông Sáu cưỡng hiếp dưới bùn Cảnh quay cuối được thể hiện bằng một cú máy cận cảnh, tập trung diễn tả nỗi đau của Hương bị làm nhục tư thế co ro, ánh sáng mờ dần cho đến hết cảnh quay Hình 3.7 Ông Sáu cưỡng hiếp Hương vũng bùn Như vậy, những cảnh quay này, một lần nữa Vũ bị đặt vào ranh giới của một phạm trù khác: dị tính - đồng tính Tình thế mà Vũ bị mắc vào hoàn toàn cho người cha – đại diện của nam tính độc tôn dàn xếp Toàn bộ kế hoạch là kịch bản về giới mà người cha tạo để đứa trai phải gặp rắc rối: trở thành đàn ông dị tính, điều mà không ham muốn Đồng thời, chúng ta thấy được ham muốn lệch chuẩn hành vi của Vũ, và cũng thấy được quá trình hiện thực hóa bản sắc giới đó bị đàn áp và đến bế tắc Tiểu kết chương 3: 63 Ở chương này, chúng lại đặt các nhân vật đồng tính vào ranh giới của phạm dị tính - đồng tính và vẫn tập trung phân tích các hành động biểu hành hình trình tìm kiếm tự ngã của những nhân vật này để chỉ sự kiến tạo bản sắc giới Qua đó chúng sẽ chỉ những điểm tương đồng và khác biệt những hình thức kiến tạo này, đồng thời cũng làm rõ sự khác biệt đặt nhân vật vào ranh giới của phạm trù giới tính - giới Khi đặt các nhân vật vào ranh giới của phạm trù dị tính - đồng tính, biểu hiện cho thấy sự kiến tạo bản sắc giới của các nhân vật lại khác đi: họ hành động các thể bị định giới cũng tìm mọi cách để kháng cự lại sự áp đặt đó, vẫy vùng để lựa chọn sự hiện thân lệch chuẩn: chống lại xu hướng dị tính độc tôn Do đó, họ kiến tạo nên bản sắc giới của mình, nhiên cũng với những cách thức và biểu hiện khác Nhân vật Thạch tiểu thuyết Nháp (Nguyễn Đình Tú) chuyển ám ảnh về dương vật đàn ông (được “kế thừa” từ người cha) thành một kiểu ham muốn, và anh đạt được ham muốn đó những thế giới ảo - nơi không có sự xuất hiện và chi phối bởi người cha Bằng cách này, anh hiện thực hóa được khả thể về giới của mình: một khả thể lệch chuẩn kiến tạo nên một bản sắc giới lệch chuẩn Nhưng ham muốn lệch chuẩn của Thạch lại được thấu hiểu và thừa nhận của một người đàn ông khác cha anh: Đại – đại diện cho một kiểu nam tính mà Thạch ham muốn Nhân vật G.g tiểu thuyết Song song (Vũ Đình Giang) hình dung về bản sắc giới của mình sự tương tác của hai người cha: người cha ruột dị tính và người cha nuôi đồng tính G.g bị bạo hành nơi cha ruột lại được cha nuôi che chở, yêu thương; G.g cự né tránh thế giới thực cùng cha ruột lại khao khát thế giới ảo, riêng tư, bí mật cùng cha nuôi… G.g ham muốn người cha nuôi đồng tính phải chẳng để thay thế ham muốn bất thành với người cha ruột dị tính? Những tình thế đó khiến G.g có được hình dung về bản sắc giới của mình, đồng thời khởi phát các hành động biểu hành để hiện thực hóa bản sắc giới đó 64 Nhân vật Vũ phim Cha và và… (Phan Đăng Di) ở các cảnh quay được phân tích (nối tiếp các cảnh quay cũ) có một sự chuyển biến hành vi: từ bất động, thiếu tự chủ sang chuyển động một cách chủ động để thực hiện ham muốn đồng giới của mình, đồng thời củng cố thêm cho sự cự tuyệt ham muốn dị giới người cha dàn xếp, áp đặt cho Hành vi nhằm đạt được ham muốn lệch chuẩn của Vũ chống lại và lật đổ mọi kì vọng của người cha, đồng nghĩa với việc chống lại ham muốn dị giới mà người cha này áp đặt lên trai ông Tình thế này của Vũ cũng giúp anh đến gần với ham muốn đích thực của mình 65 KẾT LUẬN Trong dòng chảy văn hóa, đặc biệt các hiện tượng văn học - điện ảnh Việt Nam đương đại, bản sắc người đồng tính nam (gay identity) đã được kiến tạo bởi nhiều cách khác một cách phong phú, đa dạng, vừa có điểm tương đồng cũng không ít điểm khác biệt Phân tích sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam các tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại mở nhiều khả thể mới của giới thiểu số này, vốn yếm thế và chịu không ít đàn áp của quy chất luận và các quan điểm nam tính độc tôn, dị tính bắt buộc Về khía cạnh lí thuyết và phương pháp, khóa luận đã giới thiệu, trình bày những đặc điểm và định hướng ứng dụng của lí thuyết “queer” cùng với phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc của Judith Butler Trên tinh thần của điểm nhìn lí thuyết và phương pháp này, người làm khóa luận chất vấn các phạm trụ giới tính - giới / dị tính - đồng tính để mở những khả thể mới về giới, mang tính kháng cự về sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam Chúng đặt các nhân vật vào ranh giới của các phạm trù này để chỉ sự kiến tạo bản sắc giới tinh thần chất vấn quy chất luận bằng việc phân tích các hành động biểu hành sự lặp lại có tính phá hủy lật đổ phong cách đó Về khía cạnh thực tiễn, bằng việc vận dụng tinh thần lí thuyết “queer” cùng với phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc của Judith Butler, khóa luận đã chỉ sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam qua hai tác phẩm văn học là Nháp (Nguyễn Đình Tú) và Song song (Vũ Đình Giang) và một tác phẩm điện ảnh là phim Cha và và… (Phan Đăng Di) Các nhân vật Thạch (Nháp - Nguyễn Đình Tú); G.g, Kan (Song song - Vũ Đình Giang) và Vũ (Cha và và… - Phan Đăng Di) được đặt vào ranh giới của các phạm trù giới tính - giới/ dị tính - đồng tính để chất vấn các phạm trù bá quyền giới Bằng việc phân tích này, chúng chỉ những khả thể giới về giới hành trình tìm kiếm cái tự ngã, khẳng định “quyền được có 66 quyền” của các nhân vật này Từ đó cho thấy những sự giống và khác việc kiến tạo bản sắc người đồng tính nam của các tác giả Như vậy có thể thấy rằng, từ góc nhìn của lí thuyết queer và bằng phương pháp phân tích sự kiến tạo giới được Butler gợi ý, chúng ta có thể có những cách đọc khác, mới những cách đọc đã đó: đọc những hành động ham muốn của các nhân vật đồng tính nam sự giằng co của phạm trù giới tính - giới/ dị tính - đồng tính để thấy được sự phong phú của những sự kiến tạo bản sắc giới dù cùng sở lại rất khác Về định hướng nghiên cứu, việc vận dụng tinh thần lí thuyết “queer” cùng với phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc của Judith Butler vào phân tích các hiện tượng văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại giúp bổ sung cho các hướng nghiên cứu đã có và mở những hướng nghiên cứu mới Đề tài “Sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam một số tác phẩm văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại” có thể phát triển để có thêm nhiều đóng góp nếu tiếp tục vận dụng tinh thần của lí thuyết “queer” cùng với phương pháp phân tích sự kiến tạo bản sắc của Judith Butler vào phân tích có hệ thống các hiện văn học và điện ảnh Việt Nam đương đại, từ đó đến so sánh và chỉ quá trình phát triển của việc kiến tạo bản sắc người đồng tính nam dòng văn học – điện ảnh thời kì này Bên cạnh đó, có thể tiến hành phân tích các hiện tượng văn học và điện ảnh đương đại khác thế giới để tiến tới so sánh về sự kiến tạo bản sắc người đồng tính nam tương quan với các hiện tượng cùng thời điểm ở Việt Nam 67 68 PHỤ LỤC BẢNG THỐNG KÊ CÁC HÌNH ẢNH ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN STT Hình ảnh 01 Hình 2.1 Bối cảnh bàn nhậu, cửa nhà và gian bếp 02 Hình 2.2 Ánh nhìn của Vũ và ơng Sáu 03 Hình 2.3 Ơng Sáu và Hương gian bếp 04 Hình 2.4 Vũ nôn mửa và vấp ngã trước bàn nhậu 05 Hình 2.5 Ông Sáu cõng Vũ lên ghe giao cho Hương 06 Hình 2.6 Ánh nhìn của Hương, ông Sáu và Thăng 07 Hình 3.1 Thăng bơi theo thuyền của Hương và Vũ 08 Hình 3.2 Hương “chăm sóc” Vũ thuyền 09 Hình 3.3 Thăng sờ soạng Hương thuyền 10 Hình 3.4 Vũ và Thăng nằm thuyền 11 Hình 3.5 Ông Sáu giám sát và nhấn chìm thuyền 12 Hình 3.6 Thuyền của Thăng và Vũ bị chìm giữa sông 13 Hình 3.6 Thuyền của Thăng và Vũ bị chìm giữa sông 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: Đặng Thị Nhàn (2015) Đề tài đồng tính tiểu thuyết Việt Nam đương đại [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội] Hoàng Tùng (2011) “Văn chương đờng tính: Từ bóng tới ánh sáng” Tạp chí Sông Hương, 271, 09-11 Jane Pilcher & Imelda, người dịch Nguyễn Thị Minh (2022 - Sắp xuất bản) Thuật ngữ then chốt nghiên cứu giới Nxb Phụ nữ Judith Butler, người dịch: Nguyễn Thị Minh (2021) Yêu sách Antigone NXB Phụ nữ Lê Nguyên Đạt (2021) Nhân vật đồng tính tiểu thuyết Bùi Anh Tấn từ góc nhìn phân tâm học [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sài Gòn] Lê Thị Thủy (2018) “Văn xuôi về đề tài đồng tính từ ći thập niên 90 của thế kỉ XX ở Việt Nam – một bộ phận của văn học đương đại” Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 8, 36-43 Lê Thị Thủy (2019) Diện mạo mảng văn xuôi viết đề tài đồng tính Việt Nam từ đầu kỉ XX đến [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội] Lê Thị Thủy (2020) “Luận về đồng tính từ những góc nhìn lí thuyết” Tạp chí Khoa học Đại học Hải Phòng, 39, 112-119 Nguyễn Đăng Vinh (2016) Dấu ấn sinh tiểu thuyết Một giới không có đàn bà” và “Phương pháp A.C Kinsey” nhà văn Bùi Anh Tấn [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Huế] 10.Nguyễn Đình Tú (2008) Nháp NXB Thanh niên 70 11.Nguyễn Như Bình (2013) “Đề tài đờng tính mợt sớ tác phẩm văn học Việt Nam” Tạp chí Khoa học Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 49, 151-159 12.Nguyễn Quốc Vinh (1997) “Những nhục thể biến dị và các động thái chuyển vị của dục cảm đồng tính văn chương Việt Nam từ về thời Pháp thuộc (1858-1954)”, Truy xuất ngày 20/02/2022 từ http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=1055&rb=0503 13 Nguyễn Thị Bích Hạnh (2012) Nhân vật tiểu thuyết viết đề tài đồng tính Bùi Anh Tấn [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội II] 14.Nguyễn Thị Minh (2021) “Về một cách đọc queer: Judith Butler đọc Antigone của Sophocles” Tạp chí Nghiên cứu văn học, (589), 33-42 15 Phạm Huy Tùng (2018) Nhân vật đồng tính nam truyện ngắn Bùi Anh Tấn góc nhìn phân tâm học [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Văn Hiến] 16 Phùng Hoàng Điệp (2017) Thế giới nhân vật tiểu thuyết Les – vịng tay khơng đàn ơng Bùi Anh Tấn Song song Vũ Đình Giang [Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Sài Gòn] 17.Trần Ngọc Hiếu (2014a) “Văn học đờng tính ở Việt Nam – từ những hình thức ngụy trang đến tự thuật thú nhận” Tạp chí nghiên cứu văn học, 6, 96-112 18.Trần Ngọc Hiếu (2014b) “Văn học “queer” ở Việt Nam – hướng đến một dòng văn học thiểu số” Tạp chí Tia sáng, 1, 53-55 19.Vũ Đình Giang (2007) Song song NXB Văn nghệ Tiếng Anh: Annamarie Jagose (1996) Queer theory An Introduction New York University Press 71

Ngày đăng: 31/08/2023, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w