TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘTKHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÓC KHOÁ LEN CỦA DOANH NGHIỆP HOA LÁ SVTT: 1... quyết định lên kế hoạch cho hoạt động k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM MÓC KHOÁ LEN CỦA DOANH
NGHIỆP HOA LÁ
SVTT: 1 NGUYỄN THỊ PHƯƠNG DUNG
MSSV 21234011011271
2 NGUYỄN THỊ THUÝ VY MSSV: 2123401012286
Nhóm: HK2.CQ.09
HỌC PHẦN:QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
GVHD: Đỗ Thị Ý Nhi
Bình Dương, tháng 04 năm 2023
Trang 2KHOA KINH TẾ
CTĐT QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
1 Tên học phần: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG Mã học phần: LING214
2 Lớp/Nhóm môn học: LING214.HK2.CQ.09 Học kì 2 Năm Học 2023
2022-3 Nhóm thực hiện : Nhóm 20
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Phương Dung….Mã SV: 2123401011271
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Thuý Vy……….Mã SV: 2123401012286
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
tối đa
Điểm đánh giá Cán
bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
1 Format đúng theo quy định 1
2 Nêu lý do chọn đề tài / Đặt vấn đề của
6 Giới thiệu về Doanh nghiệp 1
7 Phân tích nội dung thực hiện tiểu luận 2
8 Nhận xét hoặc đề xuất giải pháp 1
Trang 3Điểm tổng cộng 10
Bình Dương, ngày tháng năm 20….
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Bán hàng là lĩnh vực mà ngày nay được rất nhiều người lựa chọn, nó làmột công việc không hề đơn giản đòi hỏi phải có kỹ năng bán hàng, giao tiếp vàthuyết phục khách hàng, sự kiên trì, tự tin, chăm chỉ và suy nghĩ tích cực trongmọi trường hợp Bên cạnh những những thành công, những người bán hàng haynhân viên bán hàng cũng đã trải qua khó khăn, bao lần thất bại mới có thể thànhcông
Để có thể trải nghiệm thực tế và áp dụng các kiến thức môn Quản trị bánhàng đã học tại lớp, nhóm chúng em đã tiến hành xây dựng kế hoạch bán hàngcho sản phẩm của nhóm mình và phân tích kế hoạch này Qua đó nhằm đánh giáchất lượng tiếp thu kiến thức, bài học trên lớp, đánh giá quá trình áp dụng lýthuyết vào thực tiễn cũng như tìm ra những hạn chế, khó khăn trong quá trìnhxây dựng kế hoạch và thực thi Để có thể rút kinh nghiệm cho công việc saunày
Trang 51 Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể so vớigiai đoạn sau giải phóng, GDP tăng cao, đời sống của người dân được cải thiện
cả về vật chất lẫn tinh thần Nếu trước đây người ta quan niệm rằng sống là phải
“ăn no, mặc ấm” thì đến bây giờ đã có sự thay đổi, ai cũng mong tìm đến một
sự hưởng thụ cao hơn “ăn ngon, mặc đẹp” Nhu cầu giải trí, hơn bao giờ hết, trởthành một nhu cầu không thể thiếu của người dân, đặc biệt là những người dâncủa khu vực phát triển như: TP Hồ Chí Minh, Thủ Dầu Một, Trong số đó thìsinh viên với đặc điểm về số lượng đông đảo cùng nhu cầu cực lớn, trải rộngnhiều phân khúc thị trường của mình, đã hiển nhiên trở thành một bộ phận quantrọng, một đối tượng phục vụ mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua
Các sản phẩm phụ kiện góp phần không nhỏ vào việc khích lệ tinh thầncủa các bạn học simh - sinh viên trong quá trình học tập Tuy nhiên sau khi cácsản phẩm handmade trở thành xu hướng, giá thành trở nên đắt đỏ và sản phẩmkhi mua hàng trên mạng và ngoài đời làm chúng ta bối rối và không ngừng đặtcâu hỏi: Liệu các sản phẩm handmade có giá thành cao hay do độ nổi tiếng củanó? Và các sản phẩm phụ kiện mang tính chất tinh thần có thực sự được các bạnsinh viên hưởng ứng và sử dụng?
Dạo vòng quanh trường đại học Thủ Dầu Một, có thể thấy các cửa hàngphụ kiện – quà tặng tuy nhiều nhưng vẫn thiếu Các sản phẩm handmade từnhững sợi len đặc biệt vẫn chưa có nhiều Thấy được lợi thế, nhóm chúng em
Trang 6quyết định lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh sản phẩm “Móc khoá len” đểtrả lời cho câu hỏi “liệu các sản phẩm quà tặng có trở thành nhu cầu thiết yếucủa sinh viên?”
Với phương châm “Học với đi đôi với hành”, nhóm chúng em muốn tìmkiếm 1 đề tài có thể ứng dụng được những gì mình đã học và cũng là đề tài màcác thành viên đều tâm huyết để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,đồng thời đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của xã hội, và cũng phải thật gần gũi
để có thể dễ dàng áp dụng ngay vào thực tế Đó là lí do tại sao nhóm chúng em
đã quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh sản phẩm móc
khoá len của doanh nghiệp Hoa Lá”
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quan: phân tích hoạt động kinh doanh sản phầm móc
khoá len của doanh nghiệp Hoa Lá
Mục tiêu cụ thể:
- Tổng quan cơ sở lý luận về hoạt động bán hàng
- Giới thiệu về hoạt động bán hàng đối với sản phẩm móc khoá len của doanh nghiệp Hoa Lá
- Phân tích hoạt động bán hàng đối với sản phẩm móc khoá len của doanh nghiệp Hoa Lá
- Đề xuất giải pháp
3 Phương pháp thực hiện:
Trang 7 Phân tích các sản phẩm móc khoá len của doanh nghiệp Hoa Lá
Lên kế hoạch cho hoạt động bán hàng
Bán các sản phẩm handmade trực tiếp tại Trường đại học Thủ Dầu Một
và bán hàng trực tuyến trên trang instagram “_hoalaa_” để trải nghiệm nghiệp
vụ bán hàng
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu chủ đề: hoạt động kinh doanh đối
với sản phầm móc khoá len cửa hàng Hoa Lá
5 Cấu trúc tiểu luận
Chương 1: Cơ sở lý luận/ lý thuyết liên quan hoạt động kinh doanh
Chương 2: Tổng quan/ Giới thiệu về chiến lược kinh doanh sản phẩm móc khoá len của doanh nghệp Hoa Lá
Chương 3: Phân tích hoạt động kinh doanh sản phẩm móc khoá lencủa doanh nghiệp Hoa Lá
Chương 4: Giải pháp
Trang 8PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
1.1 Khái niệm về hoạt động bán hàng:
Bán hàng là một hoạt động kinh tế nhằm bán được hàng hóa, sản phẩm của
doanh nghiệp cho các đối tượng tiêu dùng khách trong xã hội (TS Nguyễn Xuân Quang, 1999)
Bán hàng là quá trình nhân viên bán hàng hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng
phát triển và hoàn thành quyết định mua hàng của họ (TS Nguyễn Xuân
Quang)
Bán hàng là tiến trình thực hiện các mối quan hệ giao tiếp giữa người mua
và người bán trong đó người bán nỗ lực khám phá các nhu cầu, mong muốn của người mua nhắm thỏa mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán (Th.S Lượng Văn Quốc, 2017)
Như vậy Bán hàng được hiểu là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa người bán và người mua, người bán tìm hiểu và làm thỏa mãn nhu cầu người mua và xây dựng mối quan hệ lâu dài bền vững mà cả hai cùng có lợi (TS Nguyễn Xuân Quang, 1999)
Hoạt động bán hàng là một tập hợp các hoạt động bao gồm xây dựng mục
tiêu và haoch định chiến lược, xây dựng kế hoạch bán hàng, tổ chức lực lượng bán hàng, tuyển dụng và đào tạo, triển khai bán hàng, lãnh đạo lực lượng bán hàng, đánh giá hiệu quả, chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và hỗ trợ các chiến lược và mục tiêu kinh doanh khác Các hoạt động bán hàng cũng có thể được gọi là bán hàng, hỗ trợ bán hàng hoặc hoạt động kinh doanh.(TS Đặng Đình Đạo, 1998)
Như vậy bản chất của Hoạt động bán hàng không chỉ đảm bảo quyền lợi chobên bán mà còn đảm bảo quyền lợi cho bên mua Những người trong lực lượng
Trang 9bán hàng được đặt theo nhiều chức danh như người bán hàng, người đại diện bán hàng, giám đốc phụ trách bán hàng, … nhưng đều có đặc điểm chung là tiếpxúc với khách hàng và là người chịu trách nhiệm trưc tiếp về bán sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp (TS Đặng Đình Đạo, 1998).
1.2 Vai trò/ đặc điểm/ tầm quan trọng của hoạt động bán hàng
1.2.1 Vai trò của hoạt động bán hàng
Thỏa mãn được nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp: bán được những sảnxuất đã sản xuất ra một cách nhanh chóng nhất để thu hồi và tối đa hóa lợinhuận cho doanh nghiệp Mặt khác, bán hàng là nơi thu thập thông tin chodoanh nghiệp để doanh nghiệp biết được những điểm mạnh yếu, cơ hội và tháchthức của mình trên thị trường từ đó có chính sách và chiến lược phát triển phùhợp Nhưng mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận thì doanhnghiệp mới duy trì và phát triển được Chính vì thế, mục đích của bán hàng làđem lại lợi nhuận cho công ty Ngoài ra, hoạt động bán hàng còn có mục đích làphát triển thương hiệu sản phẩm cho công ty, giúp công ty mở rộng thị trường
và phát triển thêm nhóm khách hàng mới
Hoạt động bán hàng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng: biết khách hàng cần
gì, mong muốn gì từ đó để ra những giải pháp để đáp ứng nhu cầu của kháchhàng giúp khách hàng đặt được lợi ích của mình, mang lại nhiều giá trị cho cáckhách hàng và cả doanh nghiệp
1.2.2 Tầm quan trọng của hoạt động bán hàng
Nếu hoạt động bán hàng không được thực hiện tại doanh nghiệp cách hiệu quả và chuyên nghiệp thì doanh nghiệp sẽ không thể nào tồn tại và phát triển vững chắn, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm dịch vụ của đối thủ cạnh tranh lúc
Trang 10đó doanh nghiệp sẽ ngày càng thua lỗ mất doanh thu, thị phần và dẫn đến phá sản và bị xóa tên khỏi thị trường.
Hoạt động bán hàng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại, sự thành bại và phát triển của doanh nghiệp hoạt động bán hàng là khâu quan trọng được diễn ra xuyên suốt và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến việc thực hiện chức năng chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm hàng hóa từ hàng sang doanh thu của doanh nghiệp
Cơ Sở Lý Thuyết Về Hoạt Động Bán Hàng trong doanh nghiệp mọi hoạt
động đều nhắm mục đích phục vụ cho việc bán hàng và chỉ có hoạt động bán hàng mới thực hiện được mục tiêu trước mắt đó là lợi nhuận để duy trì doanh nghiệp và là chỉ tiêu chất lượng phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhtại doanh nghiệp việc bán hàng cũng chuyển hóa từ hình thái hiện vật sang hìnhthái tiền tệ, vòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp từ thời kỳ này sang thời kỳ khác để doanh nghiệp luôn được duy trì
Vì vậy hoạt động bán hàng là hoạt động quan trọng nhất nó chi phối điều khiển và quyết định các hoạt động khác trong doanh nghiệp nếu hoạt động bán hàng được diễn ra tốt, hàng hóa được bán ra thị trường nhiều thì sẽ giúp doanh thu tăng lên, làm tăng khả năng thu hồi và quay vòng vốn lưu động cho phép doanh nghiệp tiết kiệm khoản đầu tư doanh nghiệp phát triển và sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ngược lại nếu hoạt động bán hàng không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, doanh nghiệp đi vào bế tắc và có thể dẫn đến phásản
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng
Các nhân tố khách quan.
Môi trường văn hoá xã hội.
Trang 11Một cách đơn giản có thể hiểu : Thị trường = Hàng hoá + Túi tiền của họ.Như vậy, ta phải nghiên cứu khách hàng và túi tiền của họ để đưa ra một cáchchính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ khách hàng ở đây nó bao gồm cácnhân tố như về dân số, xu hướng vận động của dân số, thu nhập và phận bố thunhập Từ đó xem xem nó ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng như thế nào.
Môi trường chính trị và pháp luật.
Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao, sự cân bằng các chính sáchcủa nhà nước, vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Chính phủ,
sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính phủ vào đời sống kinh tế xãhội, các quyết định bảo vệ người tiêu dùng, hệ thống pháp luật, sự hoàn thiện vàhiện thực thi hành chúng có ảnh hường rất lớn đến hoạt động bán hàng củadoanh nghiệp
Môi trường kinh tế.
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bán hàng Kinh tếphát triển ổn định thì sẽ làm nhu cầu tăng lên, rồi lạm phát cũng ảnh hưởng rấtlớn và nhất là khả năng quan hệ ngoại thương với nước ngoài đó là buôn bánvới nước ngoài, là khả năng cạnh tranh với hàng nhập ngoại
Cung cầu hàng hoá trên thị trường.
Đây là yếu tố ảnh hưởng đến giá cả hàng hoá, nếu cung hàng hoá trên thịtrường tiêu thụ tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực và ngược lại nếu cung hàng hoá giảm
sẽ kích thích khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp Mặt khác, nếu cầuhàng hoá tăng thì quy mô thị trường của doanh nghiệp sẽ tăng lên và nếu ngượclại sẽ ngây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp
Đối thủ cạnh tranh.
Trang 12Đó là đối thủ cạnh tranh có mặt hàng giống như mặt hàng của doanhnghiệp hoặc các mặt hàng có thể thay thế nhau người ta phân chia các đối thủcạnh tranh như sau:
+ Các doanh nghiệp đưa ra sản phẩm, dịch vụ cho cùng một khách hàng ởcùng một mức giá tương tự (đối thủ sản phẩm)
+ Các doanh nghiệp cùng kinh doanh một hay một số sản phẩm (đối thủchủng loại sản phẩm)
+ Các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh trên một lĩnh vực nào đó.+ Các doanh nghiệp cùng cạnh tranh để kiếm lời của một nhóm hàng nhấtđịnh
Các nhân tố chủ quan.
Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp.
Nguồn vốn đó là sức mạnh của doanh nghiệp (Buôn tài không bằng dàivốn) Do vậy việc doanh nghiệp huy động các nguồn vốn vào kinh doanh, khảnăng phân phối, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanhđều ảnh hưởng đến hoạt động bán hàng Một doanh nghiệp muốn mở rộng kinhdoanh, tăng khả năng bán hàng thì phải có tiền để đầu tư vào các khâu, các côngviệc mà doanh nghiệp lựa chọn cho chiến lược phát triển của mình
Tiềm năng con người.
Chính con người với năng lực thật của họ mới lựa chọn đúng cơ hội và sửdụng các sức mạnh khác mà họ đã và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật côngnghệ một cách có hiệu quả để khai thác và vượt qua cơ hội kinh doanh Tiềmnăng của con người gồm lực lượng lao động, nếu nó có năng suất, có khả năngphân tích và sáng tạo thì nó sẽ đáp ứng được yêu cầu của hoạt động bán hàng.Chiến lược con người và phát triển nguồn nhân lực đó là sự chủ động phát triển
Trang 13sức mạnh con người của doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu tăng trưởng vàđổi mới thường xuyên, cạnh tranh và thích nghi với điều kiện của thị trường.Con người còn có vai trò quyết định đến việc tổ chức và quản lý như thếnào Sự hoàn hảo của cấu trúc tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý vàcông nghệ quản lý đều quyết định đến sự thành công về hoạt động của doanhnghiệp.
Tiềm lực vô hình.
Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt độngthương mại thông qua khả năng “ bán hàng “ gián tiếp của doanh nghiệp Sứcmạnh thể hiện ở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn, quyết định vàmua hàng của khách hàng Sức mạnh về tài sản vô hình thể hiện: Hình ảnh và
uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Một hình ảnh “ tốt “ về doanhnghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, thái độ với kháchhàng là cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng, kích thích khách hàng đếnmua sản phẩm của doanh nghiệp
Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hoá: Một nhãn hiệu được ưa chuộngthì sẽ thu hút được khách hàng đến mua hàng và trung thành với nhãn hiệu sảnphẩm của doanh nghiệp
Uy tín và mối quan hệ lãnh đạo doanh nghiệp: Nó có ảnh hưởng đến cácgiao dịch thương mại, đặc biệt trong hình thức bán hàng ở “ cấp cao nhất “,trong các hợp đồng lớn (doanh ngiệp lớn, vừa) hoặc trong giao dịch bán hàng ởcác doanh nghiệp nhỏ
Khả năng kiểm soát, chi phối độ tin cậy của nguồn cung cấp hàng hoá của doanh nghiệp
Yếu tố này ảnh hưởng đến đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽđến kết quả thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như khâu cuối cùng là
Trang 14tiêu thụ sản phẩm Sự thay đổi quá mức ở “ đầu vào “ sẽ ảnh hưởng đến “ giáđầu vào “ “ chi phí “ “khối lượng cung cấp “, “ thời điểm giao hàng “ Do vậy
sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp Dự trữ hợp lý hànghoá luôn có sẵn để cung cấp nhu cầu liên tục của khách hàng sẽ làm cho họ yêntâm hơn
Ảnh hưởng của sản phẩm.
Mỗi loại sản phẩm có đặc điểm riêng về mẫu mã, công dụng, chấtlượng phù hợp với người tiêu dùng, từng mức thu nhập, từng vùng Do vậy,việc tung ra thị trường các loại sản phẩm khác nhau có ý nghĩa tương đối quantrọng trong việc nâng cao khả năng bán hàng của doanh nghiệp
Mọi sản phẩm có chất lượng vừa đủ phù hợp với túi tiền của khách hàngthì sẽ thu hút được khách hàng đến và mua hàng của doanh nghiệp Và ngượclại nếu chất lượng kém giá cả không hợp lý thì khách hàng sẽ đến với đối thủcạnh tranh
Giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến khả năng bán hàngcủa doanh nghiệp Nếu cùng chất lượng mà giá và dịch vụ cung cấp của doanhnghiệp cho kách hàng không hơn đối thủ thì khách hàng họ sẽ đến với đối thủcạnh tranh
Ảnh hưởng của phương thức thanh toán.
Phương thức thanh toán nhanh gọn đảm bảo an toàn chắc chắn sẽ thu hútđược nhiều khách hàng hơn Ngược lại những quy định về thanh toán rườm rà,qua nhiều khâu trung gian sẽ gây ức chế về mặt tâm lý cho khách hàng Vì vậy,các doanh nghiệp phải áp dụng phương thức thanh toán thuận tiện để thu hútnhiều khách hàng
Ảnh hưởng của công tác xúc tiến.