1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột tập đoàn viễn thông quân đội viettel

35 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực hành kỹ năng quản lý và giải quyết xung đột tập đoàn viễn thông quân đội Viettel
Tác giả Nguyễn Văn Hoàng, Bùi Văn Hùng, Nguyễn Hà Khánh Hoài, Lê Thị Thu Hương, Ngô Thị Quế Lan, Nguyễn Thị Thanh Lịch
Người hướng dẫn TS. Dương Đình Bắc
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý Kinh doanh
Thể loại Báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 852,19 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIETTEL (6)
    • 1.1. Giới thiệu chung (6)
      • 1.1.1. Tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel (6)
      • 1.1.2. Thế mạnh (8)
      • 1.1.3. Sứ mệnh & giá trị (10)
      • 1.1.4. Mục tiêu (10)
      • 1.1.5. Cơ cấu tổ chức (11)
      • 1.1.6. Doanh thu của Viettel những năm gần đây (13)
  • CHƯƠNG 2. XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL (18)
    • 2.1. Tình huống xung đột tại Viettel (18)
    • 2.2. Nguyên nhân dẫn đến xung đột tại Viettel (19)
    • 2.3. Tác động của xung đột đến Viettel (21)
      • 2.3.1. Sụt giảm khách hàng và doanh số bán hàng (21)
      • 2.3.2. Thách thức trong phát triển và mở rộng mạng lưới (21)
      • 2.3.3. Áp lực tài chính (22)
  • CHƯƠNG 3. QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL (23)
    • 3.1. Xây dựng quy trình giải quyết xung đột (23)
      • 3.1.1. Đàm phán hợp tác (23)
      • 3.1.2. Tìm kiếm thông tin và làm việc chung (24)
      • 3.1.3. Phân công nguồn lực (25)
      • 3.1.4. Thương lượng và giải quyết tranh chấp (25)
      • 3.1.5. Xây dựng đội ngũ chuyên gia (26)
    • 3.2. Đề xuất xây dựng quy trình (28)
  • CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL (29)
    • 4.1. Nguyên tắc giải quyết xung đột (29)
      • 4.1.1. Xác định nguyên nhân mâu thuẫn (29)
      • 4.1.2. Đưa ra nhiều giải pháp (31)

Nội dung

Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ tập trung vào một tình huống xung đột đặc biệt giữa hai têntuổi lớn trong ngành viễn thơng của Việt Nam - Tập đồn Cơng nghiệp - Viễn thơng Qn đội Viettel

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VIETTEL

Giới thiệu chung

1.1.1 Tổng quan về Tổng Công ty Viễn thông Viettel

Tên đầy đủ: Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Trụ sở chính: Số 1 Trần Hữu Dực, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hình 1.1 Logo Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel

Vốn điều lệ của VIETTEL tại thời điểm ngày 5/1/2018 là: 121.520 tỷ đồng.

Loại hình: Doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước.

Slogan: Viettel – Hãy nói theo cách của bạn.

Các thị trường ngoài nước đã đầu tư: Laos, Cambodia, Haiti, Mozambique,

Peru, Timor Leste, Cameroon, Tanzania, Burundi, Burkina Faso,…

 Hoạt động kinh doanh chính:

- Dịch vụ, sản phẩm điện tử - viễn thông – công nghệ thông tin.

- Cung cấp dịch vụ Viễn thông

- Phân phối thiết bị đầu cuối

- Đầu tư Bất động sản

Website: http://viettel.com.vn

Sau 30 năm hình thành và phát triển, Viettel đã đạt được không ít những thành tựu lớn nhỏ:

Với tổng quân số gần 50.000 người, trong đó có gần 10.000 người nước ngoài, mỗi thành viên của Viettel đều được trao cơ hội thể hiện năng lực của mình

Lãnh đạo Viettel luôn có niềm tin là ai cũng có giá trị riêng của mình và phần nhiều đều đang chưa thể hiện hết Chính vì vậy, việc giao việc khó và đặt niềm tin vào họ là cách để Viettel đánh thức những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi con người Thông qua việc chinh phục những thách thức, đội ngũ của Viettel vừa được truyền cảm hứng để làm việc, vừa hoàn thiện bản thân để nâng cao hiệu suất.

Viettel không chỉ đáp ứng được những tiêu chí hết sức quan trọng đối với người lao động như: Thương hiệu công ty, cơ hội phát triển bản thân, môi trường làm việc cạnh tranh, năng động,… tạo ra công ăn việc làm và đảm bảo thu nhập bình quân trên đầu người ở mức cao so với mặt bằng chung trong xã hội mà còn thu hút được các nhân tài, chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực nghiên cứu phát triển, quản trị kinh doanh, các chuyên gia đầu ngành về công nghệ cao trên thế giới.

Thương hiệu mạnh nhất Việt Nam ngành Bưu chính – Viễn Thông – Tin học do người tiêu dùng bình chọn,

Doanh nghiệp đầu tiên phá thế độc quyền trong ngành Bưu chính Viễn thông ở Việt Nam.

Mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam, và là một trong những mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless Intelligence bình chọn):

Số 1 về truyền dẫn cáp quang ở Việt Nam.

Số 1 về mạng lưới phân phối ở Việt Nam.

Số 1 về đột phá kỹ thuật:

Sáng kiến thu – phát trên một sợi quang.

Doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam thử nghiệm và kinh doanh thành công dịch vụ VIP.

Số 1 về quy mô tổng đài chăm sóc khách hàng tại Việt Nam.

Doanh nghiệp viễn thông lớn nhất tại Campuchia và Lào về hạ tầng viễn thông.

Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới.

Mạng di động có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới (tạp chí Wireless

Giải thưởng Stevie Châu Á Thái Bình Dương: Viettel nhận giải Stevia Awards ở hạng mục dịch vụ khách hàng mới của năm với dịch vụ tổng đài tiếng dân tộc tại Seoul (Hàn Quốc).

Nguồn tài chính dồi dào, ổn định:

Yếu tố tài chính của Viettel rất dồi dào và ổn định Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng với 100% nguồn vốn nhà nước, có tổng số vốn điều lệ là 50 nghìn tỷ đồng (trong đó chỉ có khoảng 6 nghìn tỷ đồng còn nợ để mua thiết bị trả chậm) Những hoạt động đầu tư của Viettel chủ yếu là nguồn vốn tự kiếm, rất ít khi phải vay ngân hàng.

Ngay từ khi mới thành lập, Viettel đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của văn hóa công ty Không chỉ dừng lại ở những giá trị chung chung có thể áp dụng ở bất cứ nơi nào, mà những giá trị này được ra đời nhờ đội ngũ tư vấn luôn không ngừng quan sát, nghiên cứu và thích nghi với thời cuộc Tại

Viettel văn hóa công ty bắt buộc phải thay đổi. Điều này được thể hiện rõ trong sự thay đổi giá trị cốt lõi Trước kia, văn hóa Viettel chỉ được gói gọn trong 3 giá trị: Caring (Quan Tâm), Innovative (Sáng Tạo) và Passionate (Khát khao) Giờ đây cả ba giá trị này đã được kết tinh thành một triết lý thương hiệu sâu sắc là Diversity (Cộng hưởng tạo sự khác biệt).

Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất:

Slogan “Hãy nói theo cách của bạn” thể hiện Viettel quan tâm, lắng nghe và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng Để cùng họ cải thiện và sản xuất ra các sản phẩm – dịch vụ ngày càng chất lượng hơn.

Theo khảo sát trên tổng số 1000 khách hàng (trong đó, 510 khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông di động của Viettel và 490 khách hàng sử dụng dịch vụ của các nhà mạng khác) của Nielsen IQ được tiến hành vào ngày 06/09/2021, có đến 85% khách hàng trên tổng số khách hàng sẵn sàng giới thiệu dịch vụ của Viettel cho người thân, bạn bè của mình Đây là con số ấn tượng, khẳng định giá trị thương hiệu của Viettel trên thị trường viễn thông di động ở Việt Nam.

Bảng khảo sát dựa trên 5 tiêu chí về chất lượng dịch vụ bao gồm: Chất lượng sóng, tốc độ kết nối vào thời gian cao điểm, chất lượng dịch vụ và giá cước, tốc độ đăng tải dữ liệu.

Một trong những điểm mạnh nổi bật trong ma trận SWOT của Viettel chính là được nhiều khách hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng sản phẩm – dịch vụ viễn thông nhờ vào: Độ phủ sóng vượt trội, chất lượng dịch vụ được nâng cấp thường xuyên, đáp ứng nhu cầu liên lạc của khách hàng, tốc độ đường truyền Internet cao. Độ nổi tiếng của thương hiệu:

Năm 2019, Viettel được Brand Finance định giá thương hiệu là 4,3 tỷ USD và thuộc Top 500 thương hiệu lớn nhất thế giới Nhưng chỉ đến giữa năm 2022, giá trị thương hiệu của Viettel đã lên tới hơn 8,7 tỷ USD Đây là con số được xác nhận là cao nhất trong lịch sử phát triển của tập đoàn từ trước cho đến nay

Thuộc Top 2 tại thương hiệu viễn thông giá trị nhất Châu Á và Top 18 thế giới Vươn lên top 227 thương hiệu giá trị nhất thế giới.

Cuối năm 2020, chân dung thương hiệu của Viettel được đánh giá là thương hiệu nổi tiếng nhất tại Việt Nam, trong thị trường viễn thông, được tổ chức bởi VCCI phối hợp cùng với công ty Life Media, AC Nielsen.

Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo.

Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân chúng tôi Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người.

XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL

Tình huống xung đột tại Viettel

Viettel (Công ty Cổ phần Viễn thông Quân đội) của Việt Nam đã từng dính vào một số xung đột với VNPT về dung lượng truy cập, “ VNPT không đáp ứng nhu cầu kết nối của Viettel đã diễn ra suốt 5 năm từ 2001-2006 qua đối với tất cả các dịch vụ viễn thông và ngày càng trầm trọng”

Hình 2.7 Xung đột VIETTEL và VNPT

Vào khoảng tháng 6/2005, khi đó vị thế của hai “ông lớn” viễn thông Việt Nam là Viettel và VNPT vẫn ở hai thái cực hoàn toàn khác nhau Viettel đang chen chân vào thị trường viễn thông còn VNPT đã là một "ông lớn" trong ngành.

Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel lúc đó là Tổng Công ty Viễn thông Quân đội, đã từng gửi công văn “kêu cứu” đến Bộ Quốc phòng, Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin & Truyền thông) Viettel đã có 8 công văn gửi VNPT về việc tăng dung lượng kết nối với số lượng đã được Viettel tính toán rất sát với thực tế phát triển mạng Tuy nhiên, VNPT mới chỉ đáp ứng được 50% nhu cầu của Viettel Chính vì vậy, lưu lượng kết nối luôn ở mức cao và nghẽn mạng

Viettel đã nhận được rất nhiều ý kiến phàn nàn của khách hàng do rất khó thực hiện cuộc gọi từ mạng 098 đến Vinaphone cũng như mạng cố định của VNPT do nghẽn mạng trung kết nối Trước đó, theo thỏa thuận giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Bưu chính Viễn thông vào tháng 10/2004, “định kỳ 2 tuần 1 lần, Viettel rà soát dung lượng kết nối, nếu có khả năng nghẽn mạng trong 2 tuần tới thì Viettel có văn bản đề nghị VNPT tăng dung lượng kết nối”. Ông Trần Mạnh Hùng khi đó là Phó TGĐ VNPT khẳng định dung lượng tổng đài của VNPT đã hết nên không thể đáp ứng tất cả yêu cầu của Viettel “Ngay cả

9 tổng đài miền Trung cũng không có cổng để đấu nối hòa mạng VNPT còn chưa đủ dùng thì nói gì đến các doanh nghiệp khác?”

- Ông Hùng nói “Việc Viettel cho rằng, trong suốt 5 năm qua, VNPT chỉ đáp ứng được trung bình 30 - 35% nhu cầu dung lượng của Viettel, theo ông Trần Mạnh Hùng: “Nói như thế không nắm được vấn đề Họ (Viettel) đã đấu nối mấy tỉnh rồi đấy chứ đâu có riêng gì Hà Nội và TP.HCM Viettel và VNPT đã có thỏa thuận kết nối rồi, nên đương nhiên là Viettel được đấu nối vào tất cả tổng đài nội hạt ở các địa phương.Hiện giờ họ cũng đã có tổng đài TOLL rồi thì còn đòi đầu tư sang tổng đài TOLL của VNPT làm gì Vấn đề là không phải là mang tiền đi dọa mà là quy trình đầu tư Đầu tư như vậy thì VNPT không thiếu tiền Tài sản của ai là của người đó chứ, chẳng lẽ anh có đất anh lại để người khác chở gạch ngói đến xây nhà trên mảnh đất của anh?”

Chủ tịch VNPT Trần Mạnh Hùng

Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc

Tập đoàn Viettel Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng

Nguồn: https://giaoduc.net.vn/tgd-vnpt-tranh-luan-nay-lua-nhung-gi-suot-5- nam-voi-viettel-post125928.gd

Nguyên nhân dẫn đến xung đột tại Viettel

Như bất kỳ tập đoàn lớn nào, Viettel cũng gặp phải những xung đột và tranh chấp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình Các xung đột thường xuất phát từ sự cạnh tranh trong ngành và về quyền sở hữu tài sản, quyền cấp phép và quyền sử dụng tài sản viễn thông.

Xung đột giữa Viettel và VNPT liên quan đến việc cung cấp dung lượng và kết nối mạng đã diễn ra trong một thời gian dài Nguyên nhân chính của xung đột này có thể được tổng kết như sau:

Không đủ dung lượng kết nối: Theo Viettel, họ đã báo cáo trước với VNPT về nhu cầu dung lượng kết nối giữa hai mạng và đề nghị VNPT cung cấp đủ dung lượng để đảm bảo kết nối mạng hiệu quả Tuy nhiên, Viettel cho rằng VNPT chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu kết nối của họ, trong khi nhu cầu ngày càng tăng. Ông Lê Đăng Dũng, Phó TGĐ Viettel cho biết theo quy định, Viettel đều báo cáo trước dung lượng cần đấu nối với VNPT trước cả năm trời Tuy nhiên, trong suốt 5 năm qua, VNPT chỉ đáp ứng được trung bình 30 - 35% nhu cầu dung lượng của Viettel Cụ thể, năm 2002 VNPT chỉ đáp ứng 38% nhu cầu dung lượng của Viettel, năm 2003 là 25%, năm 2004 là 25% và năm nay VNPT mới chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu dung lượng của Viettel Điều này, theo Phó TGĐ Viettel Dương Văn Tính, đã dẫn đến sự sụt giảm khách hàng nghiêm trọng của Viettel Vào tháng trước, số thuê bao đăng ký mới mạng Viettel là 160.000 thì tháng này chỉ còn 90.000 thuê bao Hiện tượng nghẽn chỉ xảy ra khi thuê bao của Viettel gọi sang mạng của VNPT do khó khăn trong việc kết nối giữa 2 mạng Theo tính toán, khoảng 80% số cuộc gọi từ mạng Viettel sang mạng

VNPT, chiếm khoảng 80% tổng số cuộc gọi của Viettel Theo tiết lộ của một đại diện Viettel (giấu tên), lượng khách hàng đăng ký mạng này hiện đã giảm từ

7.000 số/ngày xuống còn 2.000 số/ngày Viettel cho rằng việc nhiều thuê bao quân sự không liên lạc được với thuê bao mạng khác còn ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ an ninh quốc phòng Thậm chí, công văn của Bộ Quốc phòng gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị biện pháp can thiệp còn nhấn mạnh nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, Viettel sẽ đứng trước nguy cơ phá sản vì đơn vị này đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông

Theo báo cáo của Viettel, việc VNPT không đáp ứng đủ nhu cầu kết nối đã diễn ra trong suốt 5 năm qua đối với tất cả các dịch vụ và ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Trong khi đó trao đổi với Tiền phong, ông Trần Mạnh Hùng khi đó là Phó TGĐ VNPT khẳng định dung lượng tổng đài của VNPT đã hết nên không thể đáp ứng tất cả yêu cầu của Viettel “Ngay cả 9 tổng đài miền Trung cũng không có cổng để đấu nối hòa mạng VNPT còn chưa đủ dùng thì nói gì đến các doanh nghiệp khác?” - ông Hùng nói Việc Viettel cho rằng, trong suốt 5 năm qua, VNPT chỉ đáp ứng được trung bình 30 - 35% nhu cầu dung lượng của

Viettel, theo ông Trần Mạnh Hùng: “Nói như thế không nắm được vấn đề Họ (Viettel) đã đấu nối mấy tỉnh rồi đấy chứ đâu có riêng gì Hà Nội và TP.HCM Viettel và VNPT đã có thỏa thuận kết nối rồi, nên đương nhiên là Viettel được đấu nối vào tất cả tổng đài nội hạt ở các địa phương.”

Sự sụt giảm nghiêm trọng của khách hàng: Viettel cho rằng việc không đủ dung lượng kết nối đã dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng về khách hàng của họ Vào thời điểm đó, số lượng thuê bao đăng ký mạng Viettel đã giảm đáng kể Việc khách hàng gặp khó khăn trong việc gọi điện thoại đến mạng của VNPT cũng gây ra sự không hài lòng của họ.

Tình trạng nghẽn giao thông: Viettel cho rằng việc không đủ dung lượng kết nối đã dẫn đến tình trạng nghẽn giao thông mạng Khi khách hàng của Viettel gọi điện thoại đến mạng VNPT, mạng không đủ dung lượng để xử lý tất cả cuộc gọi, dẫn đến việc gọi bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện. Ảnh hưởng đến nhiệm vụ an ninh quốc phòng: Viettel cũng cho rằng tình trạng không thể liên lạc với khách hàng quân sự và khách hàng doanh nghiệp khác đang gây ra ảnh hưởng đến nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Kết nối và khả năng đáp ứng của VNPT: Từ phía VNPT, họ đã lên tiếng cho rằng tình trạng không đủ dung lượng kết nối không chỉ áp dụng cho Viettel mà còn cho nhiều doanh nghiệp khác VNPT cũng khẳng định rằng họ đã cung cấp các cổng đấu nối và dung lượng kết nối theo thỏa thuận đã đạt được với Viettel, và tình trạng không đủ dung lượng là do Viettel đã đấu nối tới nhiều tỉnh và địa phương khác.

Cuộc xung đột giữa Viettel và VNPT đã làm lộ rõ sự cạnh tranh và căng thẳng trong lĩnh vực viễn thông và Internet tại Việt Nam

Tác động của xung đột đến Viettel

2.3.1 Sụt giảm khách hàng và doanh số bán hàng

Xung đột và sự không thể kết nối mạng một cách hiệu quả có thể đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể trong lượng khách hàng đăng ký mạng Viettel

Sự gián đoạn trong dịch vụ và khó khăn khi gọi điện thoại đến mạng VNPT có thể đã làm mất lòng khách hàng và làm giảm doanh số bán hàng của Viettel trong giai đoạn này Trước bức xúc của khách hàng,06/10/2006, Viettel đã phải tổ chức họp báo tại Hà Nội và TP HCM xin lỗi khách hàng và chính thức thừa nhận đã không đủ sức cung cấp dịch vụ một cách có chất lượng ''Chúng tôi xin lỗi tất cả khách hàng của Viettel và của cả VNPT, chúng tôi đã không tính toán hết''

2.3.2 Thách thức trong phát triển và mở rộng mạng lưới

Sự cố trong việc kết nối với VNPT đã làm cho Viettel gặp khó khăn trong việc phát triển và mở rộng mạng lưới của họ Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dịch vụ cho nhiều khu vực, đặc biệt là các khu vực mà VNPT có sự hiện diện mạnh mẽ.

Việc không thể tận dụng dung lượng mạng của VNPT có thể đã đặt áp lực tài chính lên Viettel, đặc biệt là trong việc đầu tư vào hạ tầng và mở rộng mạng lưới Công ty có thể phải đầu tư nhiều hơn để xây dựng cơ sở hạ tầng riêng, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và tài chính của họ.

Cạnh tranh và vị thế trên thị trường: Xung đột với VNPT có thể đã làm cho

Viettel phải đối mặt với sự cạnh tranh và khó khăn trong việc duy trì và mở rộng vị thế trên thị trường viễn thông Sự cạnh tranh có thể trở nên khốc liệt và có thể đòi hỏi sự cân nhắc và đầu tư lớn hơn để duy trì vị thế của họ trong lĩnh vực này.

QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL

Xây dựng quy trình giải quyết xung đột

Viettel là một công ty viễn thông hàng đầu tại Việt Nam và đã tiến hành nhiều biện pháp để giải quyết xung đột giữa Viettel và VNPT Dưới đây là một số quy trình mà Viettel đã thực hiện để giải quyết vấn đề này:

Viettel đã tiến hành các cuộc đàm phán và thỏa thuận hợp tác với VNPT nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp, đảm bảo quyền lợi và tạo điều kiện cho hai bên hợp tác phát triển.

Lãnh đạo Bộ Bưu chính Viễn thông phê bình Viettel đã có những động thái nóng vội, chưa bàn bạc kỹ để tìm biện pháp tháo gỡ, đã vội vàng có những văn bản đệ trình Thủ tướng nhằm gây áp lực đối với Bộ và gây phản ứng không tốt cho dư luận Đồng thời, Bộ cũng yêu cầu VNPT có báo cáo thường xuyên về tình hình kết nối giữa các doanh nghiệp.

Theo ông, trước mắt, các doanh nghiệp cần bình tĩnh tìm các giải pháp khắc phục kịp thời khó khăn về nghẽn mạng cho các mạng Giải pháp được Thứ trưởng đưa ra là, trước mắt 2 doanh nghiệp ngồi lại với nhau để giải quyết các vấn đề kỹ thuật Trên cơ sở Viettel đang gặp nghẽn tại đâu, VNPT sẽ cố gắng định tuyến, phân tải lưu lượng từ các “vùng ven” vào đó để hỗ trợ Chẳng hạn, một số tổng đài VNPT vừa mới bổ sung, nâng cấp phục vụ mạng lưới ở Cần Thơ có thể được định tuyến đến để giải quyết tắc nghẽn cho Viettel ở TP HCM.

Về lâu dài, VNPT tiếp tục hỗ trợ Viettel khẩn trương triển khai mạng trục theo giấy phép đã được Chính phủ cấp từ năm 2003, để Viettel có thể chủ động được dung lượng và phát triển thuê bao của mình Về phía Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ có sự hỗ trợ tích cực về tháo gỡ thủ tục, sửa đổi quy chế, thỏa thuận để đẩy nhanh các tiến trình.

Theo thỏa thuận giữa VNPT và Viettel, giai đoạn 1, 2 doanh nghiệp này kết nối vào tổng đài Toll Theo đó, Viettel chỉ được kết nối ở Hà Nội và TP HCM "Khi chúng tôi muốn kết nối thẳng với VinaPhone và MobiFone thì họ nói là hết cổng Hiện chúng tôi đang triển khai các tổng đài nội hạt ở các tỉnh, nhưng có một điều nếu chúng tôi kết nối với tổng đài của các bưu điện tỉnh thì cũng giống như 178, nếu để kết nối được với 1 bưu điện tỉnh bình quân phải mất 5-6 tháng

Và để kết nối hết 64 tỉnh thành sẽ mất khoảng 25 năm", ông Tính nói.

Nhiều ý kiến trong cuộc họp cho rằng, VNPT chỉ thỏa thuận với các doanh nghiệp cấp kênh theo thực tế lưu lượng sử dụng của mạng (chứ không phải cấp theo con số dự phòng của các doanh nghiệp) Điều này góp phần đầu tư hiệu quả và tránh gây lãng phí tiền của Nhà nước, song nó không phù hợp với tốc độ phát triển thuê bao của Viettel. Ông Trần Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc VNPT khẳng định: "Chúng tôi đã cung cấp đường truyền đúng theo yêu cầu thực tế của Viettel Chúng tôi cũng đã có báo cáo gửi lên Bộ về tổng đài Toll của VNPT, với số liệu minh chứng về tổng đài Toll ở Hà Nội và một số nơi khác đều gặp khó khăn".

Theo ông Hùng, mấu chốt của vấn đề là, thời gian qua Viettel phát triển thuê bao quá nhanh, dẫn đến việc mạng lưới không đáp ứng kịp Còn với VNPT, khó khăn là dung lượng tổng đài đang được đầu tư, chưa kịp mở rộng "Tôi hy vọng sau cuộc gặp này, Viettel sẽ thông cảm hơn với VNPT hơn", ông Hùng nói.

3.1.2 Tìm kiếm thông tin và làm việc chung

Viettel đã nỗ lực tìm hiểu thông tin, làm việc chung với VNPT để hiện thực hóa việc giải quyết xung đột, đồng thời tạo ra môi trường làm việc tích cực và hợp tác.

Một số nguồn thông tin mà Viettel có thể tìm kiếm để làm việc chung với

Trang web chính thức của VNPT: Viettel có thể truy cập vào trang web chính thức của VNPT để tìm hiểu về các sản phẩm, dịch vụ, chính sách cũng như thông tin công ty của VNPT.

Tin tức trên báo chí: Viettel có thể đọc các bài báo, tin tức liên quan đến VNPT trên các tờ báo, trang web tin tức để cập nhật về các công trình, dự án, sự kiện mà VNPT đang triển khai.

Hợp tác và giao lưu công nghệ: Viettel tìm kiếm thông tin về các chương trình hợp tác giữa Viettel và VNPT trong lĩnh vực công nghệ, nghiên cứu phát triển hoặc các dự án chung để tìm hiểu về cơ hội hợp tác.

Mạng xã hội và diễn đàn: Viettel có thể tham gia các diễn đàn, nhóm trên mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Zalo để tìm kiếm thông tin về VNPT và tham gia vào các nhóm thảo luận, trao đổi kiến thức liên quan đến công nghệ và viễn thông.

Hội nghị, triển lãm: Viettel đã tham gia các hội nghị, triển lãm trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin để tương tác trực tiếp với đại diện của VNPT và cập nhật thông tin mới nhất về công ty này.

Viettel đã cân nhắc phân công nguồn lực và kỹ thuật để xử lý các vấn đề xung đột, đảm bảo sự hiệu quả và khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Đề xuất xây dựng quy trình

Việc xây dựng một quy trình giải quyết xung đột giữa Viettel và VNPT là một phần quan trọng trong việc duy trì sự hợp tác và tránh xảy ra các mối xung đột gây ảnh hưởng đến khách hàng và ngành viễn thông nói chung Dưới đây là một đề xuất về quy trình giải quyết xung đột giữa Viettel và VNPT: Đàm phán và ký kết hiệp định hợp tác: Viettel và VNPT có thể thỏa thuận về việc chia sẻ khối lượng dữ liệu hoặc hạ tầng mạng để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng của cả hai công ty Bằng cách này, cả hai bên có thể tận dụng được lợi thế của mình để phát triển và cạnh tranh trên thị trường.

Tổ chức cuộc thi/ chương trình khuyến mãi: Viettel và VNPT có thể hợp tác tổ chức các cuộc thi hoặc chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng và gia tăng doanh số bán hàng Bằng cách này, cả hai bên có thể tận dụng được sức mạnh của cả hai thương hiệu để tạo ra giá trị cho khách hàng và tăng trưởng doanh thu.

Phân chia thị trường: Viettel và VNPT có thể thỏa thuận phân chia thị trường để tránh cạnh tranh trực tiếp trong một số khu vực hoặc ngành công nghiệp cụ thể Bằng cách này, cả hai bên có thể tập trung đầu tư và phát triển các dịch vụ hoặc sản phẩm mà mình có lợi thế cạnh tranh, mà không cần phải đối mặt trực tiếp với nhau.

Hợp tác đầu tư chung: Viettel và VNPT có thể hình thành một liên minh hoặc hợp tác đầu tư chung để tiếp cận các dự án lớn, đầu tư vào các công nghệ mới, hoặc mở rộng quy mô kinh doanh Bằng cách này, cả hai bên có thể chia sẻ rủi ro và tận dụng được tài nguyên của nhau để tăng cường sức mạnh cạnh tranh và tạo ra giá trị cho khách hàng. Đưa ra các quy định và thỏa thuận rõ ràng: Các bên có thể đưa ra các quy định và thỏa thuận rõ ràng để đảm bảo rằng mối quan hệ giữa họ được thực hiện trong một môi trường công bằng và minh bạch Các thỏa thuận này có thể liên quan đến việc chia sẻ cơ sở hạ tầng, quy định về cạnh tranh và các vấn đề khác liên quan.

GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TẠI VIETTEL

Nguyên tắc giải quyết xung đột

Tại Viettel, có một số nguyên tắc cơ bản khi giải quyết xung đột Thông qua việc áp dụng các nguyên tắc vào việc giải quyết xung đột, Viettel và VNPT có thể đưa ra được giải pháp tốt nhất, mang lại lợi ích cùng phát triển cho cả hai bên và tránh được những hậu quả không đáng có.

Một số nguyên tắc cơ bản khi giải quyết xung đột tại Viettel:

4.1.1 Xác định nguyên nhân mâu thuẫn

Nguyên nhân mâu thuẫn giữa VNPT và Viettel có thể được xác định như sau:

- Viettel không có chiến lược: Thiếu chiến lược, thiếu định hướng, Viettel sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn, không phương hướng và tốn kém - cả về thời gian, tiền bạc, sức lực và uy tín của các nhà quản lý Sự thiếu định hướng này chính là nguyên nhân của sự rời rạc, thiếu tập trung, thiếu gắn kết và tình trạng không thể kiểm soát nổi, đây là môi trường lý tưởng cho xung đột nảy sinh Điều này xảy ra ngay cả trong trường hợp Viettel có đầy đủ cả chiến lược và kế hoạch nhưng chỉ là hình thức chứ không có hiệu lực thực tiễn.

- Sự không tương thích giữa trách nhiệm và thẩm quyền: Khi các nhân viên trong Viettel được phân công trách nhiệm, họ sẽ có thẩm quyền tương ứng, bao gồm sự hỗ trợ về tinh thần và vật chất như sự phối hợp của đồng nghiệp, trang thiết bị, cũng như kinh phí tương ứng để thực thi Tuy nhiên, Viettel chưa đáp ứng được đầy đủ những điều kiện trên, trong trường hợp tồi tệ nhất, các nhân viên sẽ bị bất lực trước những yêu cầu của nhiệm vụ Xung đột xảy ra giữa không chỉ các nhân viên liên quan trong nhóm hành động mà còn xảy ra trực tiếp giữa họ và các người quản lý của Viettel.

- Cách thức ra quyết định không hợp lý của các nhà quản lý: Viettel đã từng có những sai lầm trong cách ra quyết định của các nhà quản lý cấp cao Hệ lụy của phong cách ra quyết định kiểu độc đoán, chuyển quyền đối với việc nảy sinh và bùng phát các xung đột là đã quá rõ ràng Khi áp dụng thái quá phương pháp dân chủ, người quản lý Viettel không chịu trách nhiệm cuối cùng mà viện cớ tập thể đã quyết định, xung đột về quyền lợi và cách tiếp cận đối với công việc sẽ nảy sinh giữa các nhóm và các phe phái, trong đó bản thân người quản lý thuộc về một phe hoặc tệ hơn, không phe nào muốn dung nạp họ cả.

- Sự khác biệt về quan điểm và kỳ vọng vào công việc, tổ chức và người phối hợp: Tại Viettel có xu hướng là các người quản lý cho xung đột dạng này là kết quả của các vấn đề cá nhân Giải pháp của họ là thuyên chuyển, điều động những người này, những mầm mống của mâu thuẫn này sang các bộ phận khác Đây không hẳn là một giải pháp không khôn ngoan vi tính thiếu triệt hoặc thiếu bản lĩnh trong giải quyết xung đột nội bộ.

Xung đột giữa Viettel và VNPT liên quan đến việc cung cấp dung lượng và kết nối mạng đã diễn ra trong một thời gian dài Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa VNPT và Viettel Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

- Cạnh tranh trực tiếp: VNPT và Viettel đều là hai tập đoàn viễn thông lớn tại Việt Nam, hoạt động trong cùng một ngành công nghiệp Sự cạnh tranh giữa hai công ty này là không thể tránh khỏi, đặc biệt khi cả hai cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tương tự nhau Cạnh tranh gay gắt này có thể dẫn đến mâu thuẫn và xung đột.

- Quyền lợi kinh tế: Vì cùng hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, VNPT và

Viettel thường tranh giành quyền lợi kinh tế từ các dự án, hợp đồng và thị trường Các vấn đề liên quan đến chia sẻ cơ sở hạ tầng, phân phối quyền truy cập khách hàng, hay các vấn đề giá cả có thể gây ra xung đột giữa hai bên.

- Chiến lược phát triển: VNPT và Viettel có chiến lược phát triển riêng, và mỗi công ty đang cố gắng tăng cường và mở rộng thị phần của mình Đôi khi, những bước tiến này có thể xâm phạm vào lĩnh vực hoạt động của đối thủ, gây ra sự cạnh tranh đáng kể và xung đột giữa hai công ty.

- Vấn đề chính sách: Công ty viễn thông là một ngành công nghiệp quan trọng và được quy định nghiêm ngặt bởi các chính sách của Chính phủ Một số chính sách mới hoặc sửa đổi có thể ảnh hưởng đến VNPT và Viettel theo cách khác nhau, dẫn đến sự mâu thuẫn và xung đột trong việc thích ứng và tuân thủ các quy định mới.

Tuy nhiên, điều quan trọng là để hai công ty này tìm cách giải quyết xung đột một cách hợp tác và xây dựng mối quan hệ lành mạnh và cạnh tranh trên mặt trận công nghiệp viễn thông của Việt Nam.

4.1.2 Đưa ra nhiều giải pháp

Xung đột giữa VNPT và Viettel có thể liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, thị trường dịch vụ di động, mạng internet và các dịch vụ khác Để giải quyết xung đột này, dưới đây là một số giải pháp có thể được áp dụng:

- Đàm phán và hợp tác: Hai bên có thể bắt đầu từ việc tổ chức cuộc họp hoặc đàm phán trực tiếp để trao đổi thông tin, hiểu rõ các vấn đề và lắng nghe nhau Qua việc thiết lập một diễn đàn giao tiếp, hai công ty có thể tìm kiếm những điểm chung và nỗ lực để giải quyết xung đột VNPT và Viettel có thể tiếp cận nhau để thương lượng các vấn đề liên quan và tìm kiếm giải pháp thông qua các cuộc đàm phán Bằng cách này, hai bên có thể tìm hiểu nguyên nhân của xung đột và tìm cách đưa ra các cam kết và điều chỉnh cho lợi ích chung Đàm phán và tìm kiếm các điểm chung sẽ khiến cho hai bên có thể tìm ra giải pháp mà cả hai đều hài lòng.

- Trọng tâm vào lợi ích chung: Thay vì tập trung vào sự khác biệt và tranh luận, hai công ty có thể nghiên cứu các khía cạnh trong cuộc xung đột mà có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên Bằng cách tạo ra những ưu đãi hoặc hợp tác trong khuôn khổ dự án hoặc sản phẩm chung, VNPT và Viettel có thể thu hút được sự quan tâm của nhau.

- Phân chia thị trường: Công ty có thể đồng ý phân chia thị trường và các khu vực hoạt động của mình Bằng cách này, sẽ giảm thiểu sự cạnh tranh trực tiếp và tạo ra sự cân bằng giữa hai công ty.

Ngày đăng: 22/03/2024, 22:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w