1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh trường phổ thông dân tộc thái nguyên về chủ đề kiến thức địa phương

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG THỊ HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC THÁI NGUYÊN VỀ CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG Ng

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC ĐẶNG THỊ HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC THÁI NGUYÊN VỀ CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG Ngành: Khoa học quản lý Mã số: 8340401 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHẠM HỒNG QUANG THÁI NGUYÊN - 2023 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 3 3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 9 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9 5 Câu hỏi nghiên cứu 10 6 Giả thuyết nghiên cứu 10 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11 8 Phương pháp nghiên cứu 11 9 Cấu trúc luận văn 12 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC NGOẠI KHOÁ CHO HỌC SINH TẬP 13 1.1 Một số khái niệm cơ bản 13 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của quản lý trường học 13 1.1.2 Hoạt động học tập ngoại khóa 14 1.1.3 Kiến thức địa phương 15 1.1.4 Quản lý HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 17 1.2 Lý luận về HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 18 1.2.1 Mục tiêu HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 18 1.2.2 Nội dung HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 18 1.2.3 Phương pháp học tập ngoại khóa cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 19 1.2.4 Hình thức học tập ngoại khóa cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 20 1.3 Lý luận về quản lý HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 21 1.3.1 Lập kế hoạch HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương21 1.3.2 Tổ chức HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 21 1.3.3 Chỉ đạo HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 22 1.3.4 Kiểm tra, đánh giá HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 23 i 1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 23 1.4.1 Yếu tố khách quan 23 1.4.2 Yếu tố chủ quan 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH THÁI NGUYÊN VỀ CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG 27 2.1 Khái quát về vị trí địa lý, tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội và giáo dục của tỉnh Thái Nguyên 27 2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 27 2.1.2 Tình hình kinh tế, văn hoá - xã hội 27 2.1.3 Khái quát về Trường phổ thông dân tộc nội trú Thái Nguyên 28 2.2 Thực trạng hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 31 2.2.1 Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động học tập ngoại khóa và quản lý HĐHTNK cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 31 2.2.2 Khảo sát thực trạng hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh về chủ đề kiến thức địa phương 32 2.3 Thực trạng quản lý hoạt động học tập ngoại khóa cho học sinh PTDTNT Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 45 2.3.1 Nội dung quản lý HĐHTNK về kiến thứ địa phương 45 2.3.2 Phương pháp quản lý 48 2.3.3 Quy trình quản lý HĐHTNK về chủ đề kiến thức đia phương 50 2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng quản lý HĐHTNK cho học sinh phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 57 2.4.1 Các yếu tố khách quan 57 2.4.2 Các yếu tố chủ quan 59 2.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐHTNK cho học sinh phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 60 2.5.1 Những ưu điểm 60 ii 2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61 CHƯƠNG 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP NGOẠI KHÓA CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG DÂN TỘC THÁI NGUYÊN VỀ CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC ĐỊA PHƯƠNG 65 3.1 Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp 65 3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu và tính pháp lý 65 3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất 66 3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66 3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 67 3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết 67 3.2 Các biện pháp quản lý HĐHTNK cho học sinh phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 67 3.2.1 Nâng cao nhận thức về vai trò của HĐHTNK về kiến thức địa phương cho CBQL, giáo viên và học sinh 67 3.2.2 Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch HĐHTNK về kiến thức địa phương cho cán bộ quản lý trong nhà trường 72 3.2.3 Bồi dưỡng năng lực tổ chức, quản lý HĐHTNK về kiến thức địa phương80 3.2.4 Huy động các nguồn lực để quản lý HĐHTNK về kiến thức địa phương 84 3.2.5 Thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện HĐHTNK về kiến thức địa phương 88 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤC LỤC 99 iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nghĩa đầy đủ Cán bộ quản lý CBQL Hoạt động ngoại khóa HĐNK Hoạt động học tập ngoại khóa HĐHTNK Trung học phổ thông THPT Phổ thông dân tộc nội trú PTDTNT Dân tộc thiểu số DTTS iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2 1 Nhận thức của CBQL, GV về mục tiêu HĐHTNK về kiến thức địa phương 33 Bảng 2 2 Nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa và tác dụng của HĐHTNK về kiến thức địa phương 35 Bảng 2 3 Nội dung HĐHTNK về chủ đề kiến thức địa phương 38 Bảng 2 4 Phương pháp dạy học trong học tập ngoại khóa 41 Bảng 2 5 Hình thức tổ chức các HĐHTNK về chủ đề kiến thức địa phương 44 Bảng 2 6 Nội dung quản lý HĐHTNK về chủ đề kiến thức địa phương 45 Bảng 2 7 Phương pháp quản lý HĐHTNK về kiến thức địa phương 49 Bảng 2 8 Xây dựng kế hoạch cho HĐHTNK về chủ đề kiến thức địa phương 51 Bảng 2 9 Thực trạng chỉ đạo HĐHTNK về kiến thức địa phương 54 Bảng 2.10 Thực trạng về công tác kiểm tra, đánh giá HĐNK về chủ đề kiến thức địa phương 56 Bảng 2.11 Các yếu tố khách quan động đến quản lý HĐHTNK cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 58 Bảng 2.12 Các yếu tố chủ quan động đến quản lý HĐHTNK cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương 59 Bảng 3.1 Thiết bị dạy học khi xây dựng kế hoạch HĐHTNK về chủ đề kiến thức địa phương 74 Bảng 3.2 Xây dựng kế hoạch dạy học môn giáo dục địa phương 75 v MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Để triển kinh tế, xã hội một cách bền vững, ngoài những yếu tố về cần các nguồn lực như cơ sở hạ tầng, công nghệ, môi trường pháp lý, môi trường thể chế chính trị xã hội thì nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng nhằm đảm bảo cho việc thực hiện những bước phát triển bền vững và rút ngắn khoảng cách tụt hậu về kinh tế, khoa học công nghệ so với các nước trên thế giới, đồng thời đảm bảo mục tiêu phát triển cũng như động lực của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Trong bối toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt thì việc đào tạo, sử dung nguồn nhân lực có vai tro quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, các vấn đề về môi trường và sự tiến bộ của xã hội Nứớc ta đang đứng trước cơ hội và thách thức to lớn để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Xu thế phát triển của thời đại và công cuộc xây dựng đất nước đòi hỏi chúng ta phải đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương đảng đã nêu rõ: "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm chưa đúng Đổi mới phải bảo đảm tính hệ thống, tầm nhìn dài hạn, phù hợp với từng loại đối tượng và cấp học; các giải pháp phải đồng bộ, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình, bước đi phù hợp" Quán triệt nguyên tắc cơ bản trên hoạt động dạy học cần đảm bảo cân đối giữa việc học lý thuyết và thực hành HĐHTNK có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với học sinh, qua đó giúp học sinh có cái nhìn trực quan về những vấn đề xã 1 hội, phát triển được năng lực bản thân và thích ứng tốt hơn trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn Thông qua HĐHTNK học sinh có môi trường học tập thuận lợi để hiểu biết về những kiến thức của địa phương gắn trên cơ sở thực tiễn, được cọ sát với thực tế, qua đó học sinh có thể rèn luyện và phát triển bản thân dựa vào những hiểu biết về chính trị, văn hóa của địa phương Đồng thời thông qua HĐHTNK với chủ đề kiến thức địa phương học sinh sẽ có khả năng thích ứng tốt hơn với thay đổi cuộc sống thông qua sự hiểu biết về văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ của từng địa phương Qua đó học sinh có phương pháp học tập mới thông qua tự trau dồi, tăng cường tính chủ động và hình thành các kỹ năng, tăng cường khả năng thích ứng với các điều kiện xã hội và tham gia ngay vào thị trường lao động trong tương lai Nghị quyết số 29 nhấn mạnh "Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời" [3] Thực tế cho thấy trong những năm qua, giáo dục phổ thông nói chung, giáo dục học sinh phổ thông dân tộc nói riêng chủ yếu qua tâm đến hoạt động dạy học, ít quan tâm đến các HĐHTNK của học sinh Do đó làm thế nào để học sinh có thể kết hợp giữa việc học trên lớp với việc học thực tế nhằm tăng cường những kiến thức địa phương cho học sinh, giúp giảm bớt sự mệt mỏi, căng thẳng, tạo hứng thú trong học tập, tăng cường tư duy và tính sáng tạo, rèn luyện và phát triển thể chất, tinh thần cho học sinh Trường phổ thông Dân tộc Thái Nguyên là cơ sở đào tạo học sinh người DTTS khu vực miền núi phía Bắc Học sinh là người DTTS phần lớn là có hoàn cảnh xuất thân, điều kiện và môi trường sống khác nhau Trong quá trình dạy học của nhà trường, HĐHTNK của học sinh chưa được quan tâm và tổ chức thường xuyên, HĐHTNK về kiến thức địa phương chưa có sự phân biệt tường 2 minh với hoạt đọng ngoại khóa nói chung Chính vì vậy việc xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức kiểm tra, đánh giá đối với HĐHTNK còn chưa được nhà trường quan tâm đúng mức, vì vậy hiệu quả của HĐHTNK là chưa cao, chưa đáp ứng được việc củng cố và bổ sung kiến thức địa phương cho học sinh Vấn đề này chưa được giáo viên, các cấp quản lý trong nhà trường ý thức một cách đầy đủ về vai trò và tác dụng của HĐHTNK về kiến thức địa phương Chưa cố kế hoạch và các biện pháp đồng bộ cần thiết để tổ chức HĐHTNK cho học sinh về kiến thức địa phương Chính vì vậy, việc tổ chức tốt HĐHTNK về kiến thức địa phương cho học sinh Dân tộc nội trú là hết sức cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục Đồng thời tạo ra mội trường học tập bổ ích và lí thú giúp học sinh hiểu biết về nhưgnx kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý đã học trên lớp Xuất phát từ những lý do trên, em đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý HĐHTNK cho học sinh ở trường phổ thông dân tộc Thái Nguyên về chủ đề kiến thức địa phương” làm đề tài Luận văn thạc sĩ Khoa học quản lý văn hóa giáo dục 2 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 2.1 Nghiên cứu nước ngoài Trong chương trình giáo dục của nhiều nước trên thế giới, HĐNK môn học là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng trong chương trình giáo dục ở các bậc học Hoạt động này mang lại những lợi ích to lớn để học sinh không chỉ hiểu biết về thực tế xã hội mà còn là yếu tố quan trọng để hình thành phát triển nhân cách Ở nước Anh, theo thống kê khoảng gần 6 triệu học sinh được tham gia vào các HĐNK hàng năm, học sinh không chỉ học tập trên lớp mà tham gia nhiều vào các hoạt động bên ngoài lớp học như tham quan du lịch, tham gia vào các câu lạc bộ học tập trong nhà trường Chính phủ Anh khẳng định HĐHTNK là một phần quan trọng trong giáo dục thế hệ trẻ, chính vì vậy, Chính phủ Anh đã đưa ra các quy định về trách nhiệm của CBQL, giáo viên trong nhà trường đối với HĐHTNK, đồng thời tăng cường các nguồn lực, điều kiện cho việc tổ chức các HĐNK Bà Ruth Kelly, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh nhận xét: "các hoạt 3 động ngoại khoá đã làm giàu chương trình học, tạo dựng niềm tin và củng cố kỹ năng cho học sinh đặc biệt là học sinh phổ thông" [26, tr.19] Giáo dục ở Anh quy đinh các cơ sở giáo dục phải thực hiện cam kết về chất lượng giáo dục đối với học sinh trên lớp và đồng thời học sinh phải được tham gia vào các hoạt động xã hội một cách thường xuyên để tích lũy kinh nghiệm sống Khuyến khích các trường có sự liên kết với nhau để tổ chức các HĐNK nhằm trao đổi kinh nghiệm, khai thác các nguồn lực nhằm tăng cường HĐNK Hệ thống giáo dục ở Nhật Bản luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của HĐNK đối với giáo dục học sinh Chính vì vậy học sinh ở Nhật đã dành nhiều thời gian cho HĐNK, quản lý đối với HĐNK được các nhà quản lý giáo dục rất quan tâm bởi vì hầu hết các trường học ở Nhật là các trường bán trú HĐNK là một phần không thể thiếu trong việc phát triển kỹ năng và giáo dục toàn diện cho học sinh Các hoạt động này có thể bao gồm các câu lạc bộ, đội thể thao, hoạt động văn hóa, hoạt động xã hội và các hoạt động hỗ trợ học tập Các hoạt động ngoại khóa còn được xem như một cách để phát triển kỹ năng xã hội và tạo ra mối quan hệ giữa các học sinh Hầu hết các trường sẽ yêu cầu học sinh tham gia ít nhất một HĐNK Tuy nhiên, điều này không bắt buộc và học sinh có thể tự do chọn tham gia hoặc không tham gia các hoạt động này Chương trình cải cách giáo dục của Nhật Bản giảm bớt thời lượng các giờ trên lớp để tăng cường nhiều hơn các HĐNK cho học sinh Đồng thời đánh giá học sinh qua khả năng giải quyết các vấn đề của thực tiễn, khả năng làm chủ bản thân trong tự nhiên và xã hội [35] Cairôp - nhà giáo dục học người Nga khi bàn về công tác quản lý của hiệu trưởng, đã viết: “Khi lập kế hoạch công tác giảng dạy chung cho cả năm học mới, người hiệu trưởng phải xét kết quả hoạt động ngoại khoá môn học năm học trước và nhằm mục đích nâng cao thành tích của học sinh, củng cố kỷ luật và nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường, mà định nhiệm vụ hoạt động ngoại khoá môn học cho năm học sắp tới Trong kế hoạch công tác của nhà trường có dành một mục riêng cho hoạt động ngoại khoá Mục đích đó gồm mấy yếu tố sau: Xây dựng điều kiện và cơ sở vật chất cho hoạt động ngoài lớp năm tới, phân phối lực lượng và định kỳ hạn cho kế hoạch Về kế hoạch tỷ mỉ, cụ thể 4

Ngày đăng: 22/03/2024, 15:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w