Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 Trang 3 LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn "Dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất lớp 11 góp phần giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng Phổ t
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LƢƠNG PHƢƠNG THÖY DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP - XÁC SUẤT LỚP 11 GÓP PHẦN GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÖ TỈNH CAO BẰNG Ngành: Lí luận và Phƣơng pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 8140111 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Trinh THÁI NGUYÊN - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Lương Phương Thúy, học viên cao học chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, Trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, khóa học 2019 - 2021 Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Thị Trinh Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực, chưa từng được ai công bố trước đây Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 Tác giả luận văn Lƣơng Phƣơng Thúy i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành đề tài luận văn "Dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất lớp 11 góp phần giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trƣờng Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng", bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý Thầy Cô, sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn Lời cảm ơn trân trọng đầu tiên tôi xin được gửi tới TS Đỗ Thị Trinh, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Toán, Phòng sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên và các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Trường Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh Dù đã cố gắng nhiều, song vì những lý do khách quan và chủ quan, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được sự góp ý, chỉ dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô giáo, và các bạn đồng nghiệp Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 10 năm 2021 Tác giả Lƣơng Phƣơng Thúy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ v MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 3 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4 5 Giả thuyết khoa học 4 7 Cấu trúc luận văn 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1.1 Tích hợp 6 1.1.1 Khái niệm tích hợp 6 1.1.2 Khái niệm dạy học tích hợp 6 1.1.3 Mục tiêu của dạy học tích hợp 7 1.1.4 Các quan điểm và mức độ tích hợp trong dạy học 8 1.2 Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp 12 1.2.1 Hướng nghiệp 12 1.2.2 Giáo dục hướng nghiệp 13 1.2.3 Các giai đoạn của giáo dục hướng nghiệp 13 1.3 Dạy học tích hợp trong giáo dục hướng nghiệp 16 1.3.1 Dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp trên thế giới 16 1.3.2 Dạy học tích hợp giáo dục hướng nghiệp ở Việt Nam 20 1.4 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất 22 1.4.1 Nội dung chủ đề Tổ hợp và xác suất lớp 11 22 1.4.2 Nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp lớp 10, 11 24 1.4.3 Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất 27 iii 1.4.4 Quy trình tích hợp giữa nội dung Tổ hợp - Xác suất và giáo dục hướng nghiệp 30 1.5 Đặc điểm tâm sinh lý, học tập và định hướng nghề nghiệp của học sinh lớp 11 trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng 34 1.6 Thực trạng dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất tại trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng 36 1.6.1 Mục đích khảo sát 36 1.6.2 Đối tượng và thời gian khảo sát 36 1.6.3 Phương pháp khảo sát 36 1.6.4 Nội dung và kết quả khảo sát 36 1.7 Kết luận chương 1 41 Chƣơng 2: BIỆN PHÁP TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ TỔ HỢP - XÁC SUẤT CHO HỌC SINH LỚP 11 TRƢỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC NỘI TRÖ TỈNH CAO BẰNG 42 2.1 Nguyên tắc đối với việc tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất 42 2.2 Biện pháp tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất cho học sinh lớp 11 43 2.2.1 Biện pháp 1: Thông qua việc dạy học kiến thức Tổ hợp - Xác suất lớp 11 giúp học sinh tìm hiểu các tri thức nghề nghiệp trong xã hội đặc biệt là các nghề có trong nội dung Giáo dục hướng nghiệp THPT 44 2.2.2 Biện pháp 2: Vận dụng linh hoạt các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tích hợp Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất lớp 11 56 2.2.3 Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong việc tích hợp Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp và xác suất lớp 11 72 2.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giảng dạy tích hợp Giáo dục hướng nghiệp trong dạy học chủ đề Tổ hợp và xác suất lớp 11 78 2.3 Kết luận Chương 2 84 iv Chƣơng 3: THỬ NGHIỆM SƢ PHẠM 85 3.1 Mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc thử nghiệm sư phạm 85 3.1.1 Mục đích thử nghiệm 85 3.1.2 Nhiệm vụ thử nghiệm 85 3.1.3 Nguyên tắc thử nghiệm 85 3.2 Tổ chức thử nghiệm 85 3.2.1 Thời gian và đối tượng thử nghiệm 85 3.2.2 Nội dung thử nghiệm 86 3.2.3 Phương pháp thử nghiệm 87 3.3 Đánh giá thực nghiệm sư phạm 87 3.3.1 Kết quả định lượng 87 3.3.2 Kết quả định tính 88 3.3.3 Kết luận thử nghiệm 89 3.4 Kết luận chương 3 89 KẾT LUẬN 91 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 PHỤ LỤC v CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN Thứ tự Chữ viết tắt Đọc là 1 2 CNTT Công nghệ thông tin 3 4 DTTS Dân tộc thiểu số 5 6 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 7 8 GDHN Giáo dục hướng nghiệp 9 10 GV Giáo viên 11 12 HS Học sinh 13 14 KTDH Kĩ thuật dạy học 15 16 Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PT Phổ thông PT DTNT Phổ thông Dân tộc nội trú SGK Sách giáo khoa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm iv Bảng DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Bảng 1.1 Bảng 1.2 Nội dung chủ đề Tổ hợp - Xác suất lớp 11 23 Bảng 1.3 Nội dung chương trình GDHN lớp 10 .25 Bảng 1.4 Nội dung chương trình GDHN lớp 11 .26 Bảng 1.5 Năng lực cần đạt ở HS sau DGHN 26 Bảng 1.6 Cơ hội tích hợp GDHN trong dạy học chủ đề Tổ hợp - Xác suất 28 Cấu trúc kế hoạch bài học tích hợp GDHN trong chủ đề Tổ hợp - Xác Bảng 1.7 suất lớp 11 31 Bảng 3.1: Bảng số lượng HS chia theo khối và theo dân tộc năm học 2020 - 2021 34 Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của HS 87 Biểu đồ Mức độ tổ chức dạy học tích hợp chủ đề Tổ hợp - Xác suất với Biểu đồ 1.1 các môn học khác 37 Mức độ hiểu bài của giờ học chủ đề Tổ hợp - Xác suất có tích hợp Biểu đồ 1.2 và giờ học chủ đề Tổ hợp - Xác suất truyền thống 37 Mức độ hiểu bài của giờ học chủ đề Tổ hợp - Xác suất có tích hợp Biểu đồ 1.3 và giờ học chủ đề Tổ hợp - Xác suất truyền thống 38 Mức độ quan tâm của GV đối với việc tích hợp chủ đề Tổ hợp - Biểu đồ 1.4 Xác suất với GDHN 38 Mức độ yêu thích của HS đối với chủ đề Tổ hợp - Xác suất 39 Biểu đồ 1.5 Mức độ tìm hiểu và giải bài toán Tổ hợp - Xác suất có nội dung Biểu đồ 1.6 liên môn của HS 39 Việc tích hợp nội dung Tổ hợp - Xác suất với các môn học và với GDHN 39 Biểu đồ 1.7 Nguồn cung cấp thông tin nghề nghiệp cho HS 40 Biểu đồ 1.8 So sánh kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm của HS 88 Biểu đồ 3.1 Sơ đồ Các mức độ dạy học tích hợp 9 Quy trình tổ chức dạy học tích hợp của Nguyễn Văn Biên 11 Sơ đồ 1.1 Ba giai đoạn của GDHN 13 Sơ đồ 1.2 Vòng nghề nghiệp 15 Sơ đồ 1.3 Quy trình hướng nghiệp 16 Sơ đồ 1.4 Quy trình tích hợp giữa nội dung Tổ hợp - Xác suất và GDHN 30 Sơ đồ 1.5 Sơ đồ 1.6 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài * Xuất phát từ xu thế chung của giáo dục phổ thông các nƣớc Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, cùng với sự bùng nổ thông tin, lượng tri thức của nhân loại phát minh ngày càng nhiều, kiến thức giữa các lĩnh vực có liên quan mật thiết với nhau Đồng thời, do yêu cầu của xã hội, do nhu cầu thực tế đang đòi hỏi con người phải giải quyết rất nhiều tình huống trong cuộc sống Khi giải quyết các vấn đề đó, kiến thức của một lĩnh vực chuyên môn sẽ không thể thực hiện được mà cần phải vận dụng kiến thức liên ngành một cách sáng tạo Từ thực tế đó đã đặt ra cho giáo dục và đào tạo một vấn đề là phải thay đổi quan điểm về giáo dục mà dạy học tích hợp là một định hướng mang tính đột phá để đổi mới căn bản, toàn diện về nội dung, phương pháp giáo dục Dạy học tích hợp là xu thế chung của giáo dục phổ thông các nước trên thế giới Trên thế giới, tư tưởng tích hợp giáo dục xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX và đã được áp dụng rộng rãi Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên - xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5 Còn ở chương trình cấp trung học thì chủ yếu mới thực hiện tích hợp ở mức thấp * Xuất phát từ đặc điểm môn Toán Chương trình Giáo dục phổ thông nêu rõ: “Giáo dục toán học góp phần hình thành và phát triển cho học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học… Giáo dục toán học tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học và hoạt động giáo dục khác… Giáo dục toán học được thực hiện ở nhiều môn học, hoạt động giáo dục như Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ, Tin học, Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp Chương trình môn Toán được thiết kế theo cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và Một số yếu tố giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất Nội dung giáo dục toán học được phân chia theo hai giai đoạn, trong đó giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp môn Toán giúp cho học sinh có cái nhìn 1 tương đối tổng quát về toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến Toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có khả năng tự mình tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến Toán học trong suốt cuộc đời” [14] Như vậy, Thống kê và Xác suất là một thành phần bắt buộc của giáo dục toán học trong nhà trường, góp phần tăng cường tính ứng dụng và giá trị thiết thực của giáo dục toán học Thống kê và Xác suất tạo cho HS khả năng nhận thức và phân tích các thông tin được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ đó nâng cao sự hiểu biết và phương pháp nghiên cứu thế giới hiện đại cho HS * Xuất phát từ thực tiễn vấn đề giáo dục hƣớng nghiệp trong các trƣờng phổ thông hiện nay GDHN là bước đi đầu tiên để HS hình dung cơ hội các việc làm sau này, các đặc trưng của những nghề phù hợp và chỉ ra cho các em những gì phải chuẩn bị để sau này có thể gắn bó với nghề đó Giáo dục THPT là giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, giai đoạn quan trọng đối với HS trong việc tiếp nhận, khám phá các tri thức khoa học và ảnh hưởng quyết định nghề nghiệp trong tương lai Chính vì tầm quan trọng của các công tác GDHN nên Bộ GD&ĐT đã xây dựng chương trình hoạt động GDHN cho 3 năm THPT và đưa vào giảng dạy ngay từ lớp 10 kể từ năm 2006 [7] Tuy nhiên, thực tế ở các trường phổ thông cho thấy GV giảng dạy GDHN chủ yếu là GV chủ nhiệm hoặc GV dạy chưa đủ số tiết cần thiết Vì thế mà chưa mấy ai đầu tư tâm huyết cho bộ môn này Đồng thời, các GV bộ môn cũng chưa chú trọng nhiều đến việc tích hợp GDHN trong dạy học, trong đó có môn Toán Dẫn đễn tình trạng nhiều HS chưa rõ ràng về các ngành nghề đang phát triển tại địa phương và trong xã hội, thiếu cơ sở khoa học trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai * Xuất phát từ đặc điểm loại hình trƣờng PT DTNT Trường PT DTNT được Nhà nước thành lập cho con em DTTS, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho 2