Phân biệt bán hàng cá nhân và bán hàng nói chung? Đối tượng của quản trị bán hàng là gì? 1.1 Phân biệt bán hàng cá nhân và bán hàng nói chung Bán hàng là hoạt động làm cho sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng để mọi người có thể mua chúng Bán hàng cá nhân có thể coi là một phần của bán hàng. Theo định nghĩa, bán hàng cá nhân là một quá trình trong đó người bán cần tìm hiểu, khám phá, gợi tạo nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu, ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng lâu dài của cả hai bên.
1) Phân biệt bán hàng cá nhân và bán hàng nói chung? Đối tượng của quản trị bán hàng là gì? 1.1 Phân biệt bán hàng cá nhân và bán hàng nói chung Bán hàng là hoạt động làm cho sản phẩm và dịch vụ sẵn sàng để mọi người có thể mua chúng Bán hàng cá nhân có thể coi là một phần của bán hàng Theo định nghĩa, bán hàng cá nhân là một quá trình trong đó người bán cần tìm hiểu, khám phá, gợi tạo nhu cầu của khách hàng và đáp ứng các nhu cầu, ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng lâu dài của cả hai bên Bán hàng cá nhân có sự liên lạc trực tiếp giữa người bán và người mua, và sự tiếp xúc trực tiếp Sự tương tác này cho phép người bán linh hoạt trong việc truyền thông, giao tiếp, người bán hàng có thể nhìn hoặc nghe những phản hồi của khách hàng tiềm năng và điều chỉnh thông điệp cho phù hợp với mong muốn của họ Bán hàng cá nhân cho phép xử lý các phản hồi của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác, bởi vì tác động của việc bán hàng có thể đo lường được qua phản hồi của khách hàng Nếu phản hồi là không tích cực, người bán hàng có thể điều chỉnh thông điệp Tất nhiên, nỗ lực bán hàng cá nhân thường phụ thuộc vào loại thị trường và khách hàng tiềm năng của sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể Khi bán hàng cá nhân thì tính độc lập, khả năng ứng biến linh hoạt của người bán cao hơn Người bán khi đó có thể coi như là đại diện cho doanh nghiệp và thương hiệu Đồng thời các sản phẩm của bán hàng cá nhân là các sản phẩm có giá trị cao, hoặc khách hàng tổ chức, Khách hàng mua các loại sản phẩm này cần sự tư vấn cá nhân của người bán 1.2 Đối tượng của quản trị bán hàng Quản trị bán hàng là toàn bộ những hoạt động mà một doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo cho hoạt động bán hàng cá nhân đạt được những mục tiêu mong muốn Đối tượng của quản trị bán hàng bao gồm: Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp - với vai trò chủ yếu là thực hiện marketing và chào bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Bộ phận quản trị bán hàng có trách nhiệm chính trong việc hoạch định chiến lược, lên kế hoạch các hoạt động bán hàng cũng như tổ chức thực hiện hướng dẫn và giám sát kiểm tra hoạt động của lực lượng bán hàng mà họ phụ trách Hoạt động bán hàng cá nhân: hoạt động quản lý toàn diện chiến lược và kế hoạch bán hàng giúp đạt được mục tiêu bán hàng và quá trình bán hàng được thực hiện bởi lực lượng bán hàng của doanh nghiệp 2) Trình bày mối quan hệ giữa quản trị bán hàng và quản trị marketing của doanh nghiệp Quản trị bán hàng là một phần trong việc quản trị Marketing Có thể nói hoạt động bán hàng là một nghệ thuật, trong đó, nhân viên bán hàng phải giao tiếp và tác động tới từng người mua cụ thể dựa trên những hiểu biết về đặc điểm cá nhân của người mua hàng Về cơ bản, bán hàng là hoạt động marketing tập trung vào từng người mua của thị trường mục tiêu, sau đó khuyến khích và gây ảnh hưởng giúp người mua chuyển từ nhận thức sang hành động Trong hoạt động bán hàng, tự vị trí nhân viên bán, hoạt động bán hàng là sự cụ thể hóa và hiện thực hóa các hoạt động marketing thích ứng với từng người mua cụ thể → mục đích bán hàng Từ vị trí quản trị bán hàng, bán hàng là sự cụ thể hóa của các chiến lược và kế hoạch marketing tới khách hàng Do đó, các nhân viên bán hàng và các nhà quản trị bán hàng chính là những người làm Marketing và nhà quản trị marketing biết linh hoạt, sáng tạo trong từng trường hợp cụ thể Như vậy, quản trị bán hàng chính là hoạt động quản trị marketing tới từng khách hàng mục tiêu cụ thể Từ góc độ khác có thể thấy quản trị bán hàng là một chức năng trong quản trị marketing, giữa quản trị bán hàng và quản trị marketing có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Trên phương diện quản trị marketing, các thông tin từ hoạt động bán hàng hàng là một trong trong các yếu tố đầu vào quan trọng trọng, là cơ sở để nhà quản trị marketing cân nhắc và đưa ra quyết định tổng thể như lựa chọn chọn thị trường mục tiêu và các quyết định về các yếu tố cụ thể của hỗn hợp marketing Ngược lại, xuất phát từ vị trí của nhà quản trị bán hàng, các thông tin về hoạt động marketing của doanh nghiệp là một trong những yếu tố đầu vào để nhà quản trị bán hàng cân nhắc đưa ra các thiết bị về hoạt động bán hàng