1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giao lưu và tiếp biến văn hóa kinh – tày qua các truyện thơ có cùng cốt truyện

111 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao Lưu Và Tiếp Biến Văn Hóa Kinh – Tày Qua Các Truyện Thơ Có Cùng Cốt Truyện
Tác giả Nguyễn Thị Kim Phụng
Người hướng dẫn TS. Phạm Quốc Tuấn
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 1,88 MB

Cấu trúc

  • 1. Lí do chọn đề tài (6)
  • 2. Lịch sử vấn đề (7)
  • 3. Mục đích nghiên cứu (11)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (12)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
  • 6. Đóng góp của luận văn (13)
  • 7. Cấu trúc của luận văn (13)
  • Chương 3: GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH - TÀY TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (41)
  • Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (14)
    • 1.1. Khái quát về giao lưu, tiếp biến văn hóa (14)
      • 1.1.1. Thuật ngữ và khái niệm (14)
      • 1.1.2. Các con đường giao lưu, tiếp biến văn hóa (17)
      • 1.1.3. Các cấp độ và quy mô giao lưu, tiếp biến văn hóa (22)
    • 1.2. Nghiên cứu hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa bằng phương pháp so sánh văn học (23)
      • 1.2.1. Dữ liệu văn học phản chiếu quá trình giao lưu văn hóa (23)
      • 1.2.2. Tiếp cận văn hóa tộc người và hiện tượng giao lưu văn hóa thông (28)
    • 1.3. Truyện thơ Nôm Kinh và Truyện thơ Nôm Tày (29)
      • 1.2.1. Khái quát về truyện thơ (29)
      • 1.2.2. Truyện thơ Nôm Kinh (33)
    • 1.4. Hiện tượng cùng cốt truyện trong truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày (37)
      • 1.4.1. Khái quát về cốt truyện (37)
      • 1.4.2. Hiện tượng chung cốt truyện trong tác phẩm văn học tự sự và trường hợp chung cốt truyện giữa truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh (38)
  • CHƯƠNG 2: GIAO LƯU VĂN HÓA KINH – TÀY QUA NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TRUYỆN THƠ NÔM .................................................................... 36 2.1. Giao lưu, tiếp biến văn hóa là cơ sở nảy sinh hiện tượng truyện thơ Kinh – (0)
    • 2.1.1. Khái quát những cặp truyện thơ Kinh - Tày chung cốt truyện (41)
    • 2.1.2. Truyện thơ Kinh - Tày chung cốt truyện là sản phẩm của quá trình (49)
    • 2.1.3. Truyện thơ Kinh – Tày chung cốt truyện là sản phẩm của quá trình (51)
    • 2.2. Những biểu hiện của giao lưu, tiếp biến văn hóa trong nội dung thể hiện của truyện thơ Nôm (54)
      • 2.2.1. Những biểu hiện của sự giao thoa văn hóa (54)
      • 2.2.2. Những biểu hiện của tiếp biến văn hóa trong nội dung thể hiện của truyện thơ Nôm (Thạch Sanh) (66)
  • CHƯƠNG 3: GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH TÀY TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT (76)
    • 3.1. Giao thoa và tiếp biến văn hóa qua ngôn ngữ và giọng điệu (76)
      • 3.1.1. Bản sắc văn hóa trong ngôn ngữ truyện thơ Nôm (76)
      • 3.1.2. Sự giao thoa, tiếp biến qua giọng điệu nghệ thuật (82)
    • 3.2. Giao thoa và tiếp biến qua thể thơ và vần điệu (84)
      • 3.2.1. Thể thơ (84)
      • 3.2.2. Vần điệu (86)
    • 3.3. Giao thoa và tiếp biến qua bút pháp ước lệ tượng trưng (88)
      • 3.3.1. Ước lệ trong văn học nói chung (88)
      • 3.3.2. Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam (88)
      • 3.3.3. Ước lệ trong truyện thơ Nôm Tày (91)
    • 3.4. Cơ chế và sự lý giải (93)
      • 3.4.1. Cơ chế thứ nhất: sự tiếp xúc văn hóa Kinh – Tày trong chiều dài lịch sử (93)
        • 3.4.1.1. Giao lưu văn hóa Kinh - Tày xuất phát từ chế độ phiên thần thế tập (93)
        • 3.4.1.3. Giao lưu văn hóa Kinh – Tày do các yếu tố khác (98)
      • 3.4.2. Cơ chế thứ hai: cùng chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng và thi pháp (101)
  • KẾT LUẬN (106)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (108)

Nội dung

Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ KIM PHỤNG GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH – TÀY QUA CÁC TRUYỆN THƠ CÓ CÙNG CỐT TRUYỆN Ngành: Văn học Việt Nam Mã ngành : 8.22.01.21 LUẬN VĂN

Lịch sử vấn đề

2.1 Những nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số

Trong một nghiên cứu toàn diện về vấn đề Truyện thơ các dân tộc thiểu số, nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính đã khái quát lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, trong đó có truyện thơ Tày Ông khẳng định: “Trong lịch sử nghiên cứu truyện thơ các dân tộc thiểu số, GS.TSKH Phan Đăng Nhật, PGS TS.Võ Quang Nhơn, PGS TS Lê Trường Phát và PGS.TS Vũ Anh Tuấn là những người có công trình, bài viết khá sớm và họ có nhiều công trình đáng chú ý hoặc về cách tiếp cận, hoặc về chất lượng khoa học Họ không chỉ là những nhà nghiên cứu mà còn là những nhà giáo ở bậc đại học và sau đại học Họ đã truyền dạy không mệt mỏi về văn học dân gian các dân tộc thiểu số nói chung, truyện thơ các dân tộc ít người nói riêng cho rất nhiều thế hệ sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh”

Nhìn lại việc nghiên cứu truyện thơ các dân tộc ít người, Nguyễn Xuân Kính phân loại các công trình này thành các dạng sau: Thứ nhất là những bài giới thiệu, nghiên cứu in ở đầu các tác phẩm hoặc mở đầu các hợp tuyển, tuyển tập Thứ hai là những bài công bố trên các tạp chí Thứ ba là những cuốn sách viết về văn học dân gian các dân tộc ít người, trong đó có truyện thơ Thứ tư là sách chuyên khảo về truyện thơ Thứ năm là giáo trình đại học về văn học dân gian, trong đó có mục dành cho truyện thơ Thứ sáu là luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ viết về truyện thơ Nhà nghiên cứu khẳng định: “Trong sáu dạng kể trên, các dạng thứ nhất, thứ hai và thứ sáu chiếm số lượng nhiều hơn cả Những dạng còn lại chiếm số lượng ít hơn, thậm chí rất ít Cho đến nay chỉ có một cuốn sách chuyên khảo duy nhất về truyện thơ Tày của Vũ Anh Tuấn, như vậy là ở dạng tài liệu thứ tư chỉ có một đơn vị tài liệu Nếu gộp tất cả sáu dạng tài liệu nghiên cứu này rồi đem so sánh với số lượng công trình nghiên cứu về một số thể loại khác như truyện cổ tích, dân ca, sử thi, thì chúng ta sẽ thấy số lượng công trình nghiên cứu về ba thể loại vừa nêu phong phú hơn”

Như vậy, những vấn đề, phương diện nghiên cứu về truyện thơ các dân tộc thiểu số đã được đặt ra và giải quyết không ít Tuy nhiên, trong phạm vi luận văn này, chúng tôi xin chỉ giới thiệu sâu về lịch sử nghiên cứu vấn đề văn hóa trong truyện thơ và lịch sử nghiên cứu hiện tượng truyện thơ Nôm Kinh - Tày có chung cốt truyện

2.2 Những nghiên cứu về văn hóa trong truyện thơ Nôm

Văn hóa là một phạm trù có liên quan chặt chẽ đến văn học cũng như sáng tác văn chương, đặc biệt là ở những thể loại thuộc về văn học dân gian Với một thể loại vừa mang trong mình linh hồn của văn học dân gian, vừa có bản sắc của văn học viết như truyện thơ Nôm thì sự tác động và ảnh hưởng của văn hóa là một sự tất yếu

Trong những năm gần đây giới nghiên cứu văn học, văn hóa học ngày càng quan tâm đến các vấn đề văn hóa cũng như giao lưu và tiếp biến văn hóa trong văn học Khi nghiên cứu giao lưu tiếp biến văn hóa, các tác giả đã đứng trên góc độ khoa học để nghiên cứu và đánh giá, từ đó những công trình thường mang những giá trị khoa học

Các công trình nghiên cứu truyện thơ Nôm dưới góc nhìn văn hóa phải kể đến chuyên luận Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hóa của nhà nghiên cứu

Lê Nguyên Cẩn, được Nxb Giáo dục phát hành đầu tiên năm 2008 Chuyên luận này là cánh cửa mở ra để đi vào khai thác giá trị tinh thần mà kiệt tác của Nguyễn Du đã tạo ra Tuy công trình chỉ dừng lại ở mức độ khởi đầu khi khai thác và thu hoạch những giá trị mà Đoạn trường tân thanh mang lại từ góc nhìn văn hóa nhưng không thể phủ nhận vai trò và ý nghĩa của nó trong lĩnh vực nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa đến truyện Nôm sau này Ở lĩnh vực nghiên cứu phạm trù văn hóa trong truyện Nôm không thể không nhắc đến những luận văn, luận án đã được công bố Năm 2015, tiến sĩ

Trần Anh Tuấn công bố và bảo vệ thành công luận án Tiếp cận truyện thơ Nôm

Việt Nam thế kỷ XVIII – XIX dưới góc nhìn văn hóa tại Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh - Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận án đã đánh giá một cách tổng quan và nhấn mạnh vào ý nghĩa văn hóa trong các truyện Nôm, trong đó có ý nghĩa văn hóa qua dạng thức tính cách nhân vật, ý nghĩa văn hóa qua phương tiện, phương thức biểu đạt của thể loại truyện thơ Nôm Luận văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm, của thạc sĩ

Triệu Thùy Dương được công bố năm 2007 tại Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp cận truyện thơ Nôm Việt Nam từ góc độ văn hóa ứng xử góp thêm một phần giá trị khoa học vào thành tựu chung trong nghiên cứu văn hóa ở đối tượng truyện Nôm Nối tiếp mạch nghiên cứu văn hóa ứng xử, gần đây nhất năm 2020, thạc sĩ Hoàng Thị Mai công bố Luận văn Văn hóa ứng xử trong một số truyện thơ Nôm Tày và vấn đề giáo dục học sinh ở trường THCS Hoàng Văn Thụ huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn tại Trường Đại học Sư phạm

Liên quan đến việc giải mã văn hóa trong truyện thơ Tày, có bài nghiên cứu của tác giả Cao Thị Hảo, đăng trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 294, tháng 4 năm 2017 Đặt ra vấn đề: “Nét đặc trưng văn hóa trong truyện thơ Nôm Tày”, tác giả đã khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu như Lương Nhân, Nam Kinh Thị Đan, từ đó khẳng định rằng: “Một trong những đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm Tày là các tác phẩm thường thể hiện đậm đà bản sắc văn hóa tộc người Tày Không chỉ ở những tác phẩm được cho là có nguồn gốc bản địa như: Nhân Lăng, Bjoóc Lả, Chiêu Đức, Nho Hương, Nam Kim, Thị Đan… bản sắc văn hóa Tày mới in đậm dấu ấn, mà ngay cả những tác phẩm dựa trên cốt truyện có nguồn gốc cổ tích dân tộc Kinh hoặc vay mượn cốt truyện Trung Quốc cũng được Tày hóa đậm đặc.”

Nhìn chung khi nghiên cứu về lĩnh vực văn hóa trong truyện thơ Nôm Việt Nam, các nhà nghiên cứu đa số tập trung vào truyện thơ Nôm Kinh, hoặc thể hiện ở một khía cạnh nào đó của phạm trù văn hóa Hướng tiếp cận từ nguyên nhân cơ chế của giao lưu và tiếp biến văn hóa cơ bản còn hạn chế

2.3 Những nghiên cứu về truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện

Cho đến nay về cơ bản những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh được dịch sang tiếng Việt, tuy nhiên việc tiếp cận, nghiên cứu các tác phẩm này còn nhiều bất cập Có thể kể đến một số nhận định của các nhà nghiên cứu sau:

Năm 1971, nhà nghiên cứu Nông Quốc Chấn đã đề cập đến vấn đề Tính chất dân tộc của một nền văn học nhiều dân tộc Với nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến vấn đề giao lưu, tiếp xúc văn hóa giữa các dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, trên bình diện văn học Hai hai mươi năm sau, Lục Văn Pảo khảo sát 6 truyện Nôm Tổng Tân, Phạm Tử, Hoàng Trừu, Mạc Đĩnh Chi, Lưu Bình – Dương Lễ, Thạch Sanh để làm sáng tỏ cội nguồn và đặc trưng thể loại của những cặp truyện thơ Tày – Kinh có cùng cốt truyện Trong số đó, truyện Mạc Đĩnh Chi có thể coi là truyện Tày hoàn toàn

Chuyên luận Chữ Nôm Tày và thể loại truyện thơ của tác giả Hoàng Triều Ân đề cập đến nguồn gốc một bộ phận trong kho tàng truyện thơ Nôm Tày, đồng thời bước đầu nghiên cứu phương pháp sáng tác, thời điểm xuất hiện và lí giải con đường để một số tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh bị/được “Tày hóa”

Truyện thơ Tày – nguồn gốc quá trình phát triển và thi pháp thể loại của giáo sư Vũ Anh Tuấn là một trong những công trình nghiên cứu sâu về truyện thơ Tày, trong đó có đề cập đến yếu tố giao lưu văn hóa Kinh Tày và hiện tượng chung cốt truyện Trên cơ sở một hệ thống tài liệu phong phú, sự nghiên cứu, phân tích cặn kẽ, sự hiểu biết về dân tộc Tày sâu sắc, tác giả Vũ Anh Tuấn đã có những đóng góp mới quan trọng về nguồn gốc, qua trình phát triển, cấu trúc, phong cách nghệ thuật của truyện thơ dân tộc Tày Nguồn gốc bản tộc của truyện thơ Tày đã được làm sáng tỏ dưới góc độ loại hình

Mục đích nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

- Nghiên cứu sự giao lưu và tiếp biến văn hóa qua các truyện thơ Nôm Tày có cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ rút ra những tương đồng và dị biệt của văn hóa – văn học Kinh – Tày thông qua một hiện tượng: những truyện thơ có cùng cốt truyện

- Khẳng định ý nghĩa cũng như giá trị văn hóa trong truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thống kê, phân loại được sử dụng trong quá trình sưu tầm tác phẩm cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Tác phẩm văn học là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc Vì vậy, phương pháp hướng đến việc tìm hiểu về cả hoàn cảnh lịch sử xã hội, môi trường văn hoá, tư tưởng chung của thời đại, mối tương tác của chúng với các tác giả, yếu tố tâm linh, phong tục tập quán…

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: là phương pháp để tiếp cận các tác phẩm truyện thơ Nôm ở cả hai phương diện nội dung và hình thức thể hiện Giúp chúng tôi tiến hành phân tích các yếu tố văn hóa trong Truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện

- Phương pháp so sánh đối chiếu để chỉ ra những nét chung và nét riêng giữa các đối tượng nghiên cứu trong các tác phẩm.

Đóng góp của luận văn

Nghiên cứu hiện tượng giao lưu và tiếp biến văn hóa qua các truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh có cùng cốt truyện, chúng tôi hy vọng sẽ củng cố thêm những vấn đề lí luận về giao lưu văn hóa qua các tác phẩm văn chương, đồng thời đem đến một góc nhìn về văn hóa và văn học hai dân tộc Kinh, Tày Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình dạy học Ngữ văn và chương trình giáo dục địa phương ở THCS và THPT.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Chương 2 GIAO LƯU, TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH – TÀY NHÌN TỪ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TRUYỆN THƠ NÔM

Chương 3: GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH - TÀY TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Khái quát về giao lưu, tiếp biến văn hóa

1.1.1 Thuật ngữ và khái niệm

Trong nghiên cứu văn hóa, giao lưu – tiếp biến là những thuật ngữ quen thuộc, mô phỏng một trong những hiện tượng văn hóa đặc thù nhất, có ở tất cả các cộng đồng văn hóa Theo đó, bất cứ cộng đồng văn hóa nào, nếu tồn tại trong mối quan hệ với các cộng đồng khác, đều có xu hướng giao thoa và tiếp biến Hiện tượng này cũng xảy ra trong nội bộ của cộng đồng ấy, nếu có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn: “Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngoại trừ những xã hội hoang sơ khi con người còn chìm đắm trong những bản năng thấp kém, do ngăn cách bởi địa hình cư trú hiểm trở hoặc do sự bảo thủ, thiển cận của thế chế sắc tộc nghiệt ngã, không có nền văn hóa lớn nhỏ nào lại không xảy ra các bước giao lưu với nền văn hóa khác, nhằm mục đích bồi bổ, đa dạng hóa lẫn nhau theo nhiều cấp độ khác nhau” [22]

Từ góc nhìn lí luận văn hóa học, có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến hiện tượng giao lưu văn hóa, ví dụ như: giao lưu văn hoá; tiếp xúc văn hoá; giao tiếp văn hoá; giao thoa văn hoá; trao đổi văn hoá; tiếp biến văn hoá; biến đổi văn hoá; di chuyển văn hoá; hỗn dung văn hoá; toàn cầu hoá văn hoá; đối thoại văn hoá; sốc văn hoá; cưỡng bức văn hoá; tích hợp văn hoá; khúc xạ văn hoá; liên văn hoá; thích nghi văn hoá; hội nhập văn hoá… Sự đa dạng về mặt thuật ngữ ấy chứng minh rằng giao lưu và tiếp biến văn hoá là quy luật có tính phổ biến trong tiến trình lịch sử của nhân loại

Thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng như những nghiên cứu lí luận về nó đã sớm được đề cập đến trong những nghiên cứu lí luận kinh điển như lý thuyết “thiên di của Friedrich Ratzel; lý thuyết vòng văn hóa của

Leo Frobeunius (1873-1928); lý thuyết vòng văn hóa của Fritz Graebner (1877-1934)…

Kế thừa các thành tựu ấy, ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề lí thuyết liên quan đến hiện tượng giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến văn hóa Tác giả Lê Thị Kim Loan giới thuyết: “Các thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực văn hóa Xét về mặt từ ngữ, đây là các thuật ngữ Hán – Việt nhằm mô tả các hiện tượng trong một quá trình tương tác giữa chúng với nhau Thuật ngữ tiếp xúc văn hóa (cultural contests) được sử dụng để chỉ sự va chạm vào nhau của các nền văn hóa khi được đặt cạnh nhau Thuật ngữ giao lưu văn hóa (cultural exchanges) được sử dụng để chỉ sự trao đổi, đan xen, chia sẻ giữa các nền văn hóa sau khi tiếp xúc với nhau Thuật ngữ tiếp biến văn hóa là một thuật ngữ kép, được sử dụng để chỉ sự tiếp thu rồi biến đổi những yếu tố văn hóa trong quá trình tiếp xúc, giao lưu của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác

“Acculturation” là thuật ngữ được phương Tây sử dụng để mô tả hiện tượng này và nó được hiểu là tiếp biến văn hóa.” [22]

Nhìn nhận hiện tượng này trong bối cảnh mới, Nguyễn Thị Hương có bài viết: “Giao lưu và tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay” [18].Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã làm rõ thuật ngữ “giao lưu - tiếp biến văn hoá” từ nhiều nguồn tư liệu Đó là dữ liệu của các nhà nhân chủng học (Hoa Kỳ) khi sử dụng thuật ngữ “giao lưu, tiếp biến văn hóa” (Acculturation) nhằm mô phỏng hiện tượng những nhóm người có văn hoá khác nhau, gặp nhau, gây ra sự biến đổi về mô thức văn hoá so với ban đầu của một hay cả hai phía Trong ngôn ngữ của một số nước, các thuật ngữ chỉ hiện tượng này được hiểu là: trao đổi văn hoá (tiếng Anh); sự giao thoa, tiếp nhận giữa các nền văn minh (tiếng Pháp); di chuyển văn hoá (tiếng Tây Ban Nha)… Trong tiếng Việt, các thuật ngữ trên được dịch ra và hiểu: giao lưu, tiếp nhận, tương tác, tiếp biến, giao thoa, hội tụ, lắp ghép, tiếp xúc

Các quan niệm liên quan đến hàm nghĩa của giao lưu văn hoá đều chỉ ra: ít nhất có hai hoặc nhiều hơn văn hoá của các chủ thể khác nhau, tiếp xúc với nhau Trong quá trình đó có sự tiếp nhận, làm phong phú, hoặc có thể dẫn đến sự thay đổi bên trong (về cả mô hình và phương thức) văn hoá của mỗi bên tham gia (tự nguyện hay áp đặt)

Tóm lại, có thể hiểu: Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể (hoặc không) dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Tiếp biến văn hoá là quá trình mà trong đó các thành viên của cộng đồng văn hóa này chuyển từ lối sống riêng của mình để thích ứng với hoàn cảnh mới, dưới tác động của nhóm văn hóa khác Định nghĩa về “tiếp biến văn hoá” UNESCO bàn tới như sau: Tiếp biến văn hoá đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hoá (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở trong mỗi nhóm Tiếp biến văn hoá là quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hoá của nhóm này Hiện nay, khái niệm tiếp biến văn hoá được quan niệm đơn giản hơn: Tiếp biến văn hoá là quá trình một cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng đồng hay một cá nhân khác (có hoặc không có ý thức) hấp thụ nhiều hay ít nền văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân này Tiếp biến văn hoá có thể xảy ra theo con đường kinh tế, tôn giáo, tư tưởng, văn hoá nghệ thuật , trong bối cảnh hoà bình hay gắn với áp đặt về chính trị

Có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, phải dùng thuật ngữ kép là “giao lưu - tiếp biến văn hoá”, mới phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc, hỗn dung - cộng sinh văn hoá Giao lưu và tiếp biến không những tạo cơ sở phát triển của các nền văn hoá, mà quá trình đó cũng giúp các chủ thể nhận thức, hướng đến tinh thần khoan dung văn hoá, tôn trọng và chủ động hơn trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá của mình

Như vậy, giao lưu, tiếp biến văn hóa mặc dù được định nghĩa khác nhau, nhưng nó luôn song song tồn tại và có quan hệ chặt chẽ Tiếp biến văn hóa là sản phẩm của sự tiếp xúc và giao lưu Trong công trình của mình, chúng tôi sẽ không nghiên cứu tách bạch hai khái niệm này mà coi nó như một “thuật ngữ kép” – như cách diễn giải của tác giả Nguyễn Thị Hương Ở đó, yếu tố “giao lưu văn hóa” sẽ hiện ra rõ nét hơn trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, cách thức của sự tiếp xúc văn hóa Kinh – Tày, tạo ra những truyện thơ cùng cốt truyện Yếu tố “tiếp biến văn hóa” lại được thể hiện ở sự tương đồng trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của chúng

1.1.2 Các con đường giao lưu, tiếp biến văn hóa

Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà luôn được hình thành theo một con đường nhất định trong quá trình sinh tồn, phát triển, tương tác với các yếu tố ngoại sinh của một nền văn hóa Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu Lê Thị Kim Loan đã chỉ ra rằng: có 4 con đường hay chính là 4 phương thức làm biến đổi văn hóa của các cộng đồng/tộc người trong lịch sử nhân loại Chúng tôi xin được trích lược như sau:

Sự tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng/tộc người đã diễn ra ngay từ thời cổ đại Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của hoạt động này trong đó quan trọng nhất là các cuộc di dân tự nhiên xảy ra trong thời nguyên thủy và cổ trung đại Các cộng đồng/tộc người khác nhau, sau những cuộc di cư, đã đến với nhau, sống cạnh nhau, xen kẽ nhau, dẫn đến sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Trải qua hàng nghìn năm, mỗi cộng đồng một mặt bồi đắp nên bản sắc riêng của mình nhưng mặt khác góp phần cùng các cộng đồng lân bang tạo lập ra một vùng văn hóa với những đặc trưng riêng Phải kể đến đó là vùng văn hóa vùng Ả Rập, vùng Đông Nam Á, Nam Á, vùng Bắc Á ở phương Đông; vùng Nam Âu, Bắc Âu, Tây Âu, và Đông Âu ở phương Tây Sau thời kỳ trung cổ, có hai cuộc di dân lớn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã được xác lập Ngoài các cuộc thiên di vĩ đại lớn trong lịch sử nhân loại, cho đến nay, sự di dân vẫn không ngừng diễn ra theo hướng đi từ vùng đất nghèo khổ, chiến tranh, bất ổn đến với các vùng đất sung túc, hòa bình Ngay trong nội tại mỗi quốc gia cũng diễn ra các cuộc di dân theo nhiều nguyên nhân: tự phát hoặc điều động của chính phủ Ở nước ta, hiện tượng giao lưu, tiếp xúc văn hóa theo con con đường di dân được xác định từ thời sơ sử Quá trình di dân, đan xen các cộng đồng và tộc người trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam vẫn không ngừng diễn ra trong suốt quá trình lịch sử để tạo ra các vùng và tiểu vùng văn hóa Trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước, nhà nước chủ trương qui hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, kéo theo việc giải phóng mặt bằng xây dựng, di dân sang các vùng sinh sống mới, phát triển sản xuất theo mô hình nông nghiệp hiện đại, đô thị hóa nông thôn… Điều này một mặt cưỡng bức một bộ phận cư dân phải di chuyển sang vùng đất mới, buộc phải tiếp xúc và giao lưu với cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định; mặt khác, những chính sách mới của chính phủ cũng có những lợi thế nhằm thu hút một bộ phận dân cư từ các vùng đất khác tình nguyện di cư về vùng đất được qui hoạch để tham gia sản xuất và sinh nhai Các yếu tố văn hóa vùng, miền gần như được xóa nhòa và thay vào đó là sự hỗn dung, pha tạp các loại sắc thái văn hóa

Trong lịch sử văn minh nhân loại, nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh kéo dài nhất được xây dựng trên cơ sở vì sự sinh tồn của con người Hoạt động sản xuất nông nghiệp ban đầu chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực và thực phẩm Về sau, với phát triển kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp dư thừa của một vài nhóm người đã được tích trữ lại, có khả năng cung cấp cho các vùng thiếu thốn thông qua sự trao đổi hàng hóa Hoạt động thương mại sơ khai từ đó ra đời rồi dần dần giữ vai trò then chốt trong đời sống xã hội

Lịch sử văn minh thế giới đã chứng kiến những con đường thương mại vĩ đại, cũng là những con đường văn hóa huyền thoại Trong đó, con đường dài nhất, tồn tại lâu bền và nổi tiếng nhất là “con đường tơ lụa” đã từng được nhắc đến nhiều lần không chỉ trong tư liệu lịch sử mà còn trong cả các tác phẩm văn học nghệ thuật Đây là con đường tơ lụa huyền thoại đã kết nối Trung Hoa rộng lớn với Tây Á kỳ bí

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Khái quát về giao lưu, tiếp biến văn hóa

1.1.1 Thuật ngữ và khái niệm

Trong nghiên cứu văn hóa, giao lưu – tiếp biến là những thuật ngữ quen thuộc, mô phỏng một trong những hiện tượng văn hóa đặc thù nhất, có ở tất cả các cộng đồng văn hóa Theo đó, bất cứ cộng đồng văn hóa nào, nếu tồn tại trong mối quan hệ với các cộng đồng khác, đều có xu hướng giao thoa và tiếp biến Hiện tượng này cũng xảy ra trong nội bộ của cộng đồng ấy, nếu có thể chia thành những nhóm nhỏ hơn: “Trong lịch sử phát triển của nhân loại, ngoại trừ những xã hội hoang sơ khi con người còn chìm đắm trong những bản năng thấp kém, do ngăn cách bởi địa hình cư trú hiểm trở hoặc do sự bảo thủ, thiển cận của thế chế sắc tộc nghiệt ngã, không có nền văn hóa lớn nhỏ nào lại không xảy ra các bước giao lưu với nền văn hóa khác, nhằm mục đích bồi bổ, đa dạng hóa lẫn nhau theo nhiều cấp độ khác nhau” [22]

Từ góc nhìn lí luận văn hóa học, có rất nhiều thuật ngữ liên quan đến hiện tượng giao lưu văn hóa, ví dụ như: giao lưu văn hoá; tiếp xúc văn hoá; giao tiếp văn hoá; giao thoa văn hoá; trao đổi văn hoá; tiếp biến văn hoá; biến đổi văn hoá; di chuyển văn hoá; hỗn dung văn hoá; toàn cầu hoá văn hoá; đối thoại văn hoá; sốc văn hoá; cưỡng bức văn hoá; tích hợp văn hoá; khúc xạ văn hoá; liên văn hoá; thích nghi văn hoá; hội nhập văn hoá… Sự đa dạng về mặt thuật ngữ ấy chứng minh rằng giao lưu và tiếp biến văn hoá là quy luật có tính phổ biến trong tiến trình lịch sử của nhân loại

Thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa cũng như những nghiên cứu lí luận về nó đã sớm được đề cập đến trong những nghiên cứu lí luận kinh điển như lý thuyết “thiên di của Friedrich Ratzel; lý thuyết vòng văn hóa của

Leo Frobeunius (1873-1928); lý thuyết vòng văn hóa của Fritz Graebner (1877-1934)…

Kế thừa các thành tựu ấy, ở Việt Nam, có nhiều công trình nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề lí thuyết liên quan đến hiện tượng giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến văn hóa Tác giả Lê Thị Kim Loan giới thuyết: “Các thuật ngữ tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực văn hóa Xét về mặt từ ngữ, đây là các thuật ngữ Hán – Việt nhằm mô tả các hiện tượng trong một quá trình tương tác giữa chúng với nhau Thuật ngữ tiếp xúc văn hóa (cultural contests) được sử dụng để chỉ sự va chạm vào nhau của các nền văn hóa khi được đặt cạnh nhau Thuật ngữ giao lưu văn hóa (cultural exchanges) được sử dụng để chỉ sự trao đổi, đan xen, chia sẻ giữa các nền văn hóa sau khi tiếp xúc với nhau Thuật ngữ tiếp biến văn hóa là một thuật ngữ kép, được sử dụng để chỉ sự tiếp thu rồi biến đổi những yếu tố văn hóa trong quá trình tiếp xúc, giao lưu của một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác

“Acculturation” là thuật ngữ được phương Tây sử dụng để mô tả hiện tượng này và nó được hiểu là tiếp biến văn hóa.” [22]

Nhìn nhận hiện tượng này trong bối cảnh mới, Nguyễn Thị Hương có bài viết: “Giao lưu và tiếp biến văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay” [18].Trong nghiên cứu của mình, tác giả cũng đã làm rõ thuật ngữ “giao lưu - tiếp biến văn hoá” từ nhiều nguồn tư liệu Đó là dữ liệu của các nhà nhân chủng học (Hoa Kỳ) khi sử dụng thuật ngữ “giao lưu, tiếp biến văn hóa” (Acculturation) nhằm mô phỏng hiện tượng những nhóm người có văn hoá khác nhau, gặp nhau, gây ra sự biến đổi về mô thức văn hoá so với ban đầu của một hay cả hai phía Trong ngôn ngữ của một số nước, các thuật ngữ chỉ hiện tượng này được hiểu là: trao đổi văn hoá (tiếng Anh); sự giao thoa, tiếp nhận giữa các nền văn minh (tiếng Pháp); di chuyển văn hoá (tiếng Tây Ban Nha)… Trong tiếng Việt, các thuật ngữ trên được dịch ra và hiểu: giao lưu, tiếp nhận, tương tác, tiếp biến, giao thoa, hội tụ, lắp ghép, tiếp xúc

Các quan niệm liên quan đến hàm nghĩa của giao lưu văn hoá đều chỉ ra: ít nhất có hai hoặc nhiều hơn văn hoá của các chủ thể khác nhau, tiếp xúc với nhau Trong quá trình đó có sự tiếp nhận, làm phong phú, hoặc có thể dẫn đến sự thay đổi bên trong (về cả mô hình và phương thức) văn hoá của mỗi bên tham gia (tự nguyện hay áp đặt)

Tóm lại, có thể hiểu: Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi, lựa chọn, tiếp nhận và chuyển hóa các giá trị văn hóa khác nhau, có thể (hoặc không) dẫn đến sự biến đổi văn hóa của mỗi chủ thể trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể

Tiếp biến văn hoá là quá trình mà trong đó các thành viên của cộng đồng văn hóa này chuyển từ lối sống riêng của mình để thích ứng với hoàn cảnh mới, dưới tác động của nhóm văn hóa khác Định nghĩa về “tiếp biến văn hoá” UNESCO bàn tới như sau: Tiếp biến văn hoá đó là sự tiếp xúc giữa những nhóm người khác nhau về văn hóa, do đó sinh ra những sự thay đổi về văn hoá (ứng xử, giao tiếp, tư duy…) ở trong mỗi nhóm Tiếp biến văn hoá là quá trình một nhóm người hay một cá nhân qua tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một nhóm khác, tiếp thụ (tự nguyện hay bắt buộc, toàn bộ hay từng bộ phận) nền văn hoá của nhóm này Hiện nay, khái niệm tiếp biến văn hoá được quan niệm đơn giản hơn: Tiếp biến văn hoá là quá trình một cá nhân khi tiếp xúc trực tiếp và liên tục với một cộng đồng hay một cá nhân khác (có hoặc không có ý thức) hấp thụ nhiều hay ít nền văn hóa của cộng đồng hay các cá nhân này Tiếp biến văn hoá có thể xảy ra theo con đường kinh tế, tôn giáo, tư tưởng, văn hoá nghệ thuật , trong bối cảnh hoà bình hay gắn với áp đặt về chính trị

Có quan điểm cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, phải dùng thuật ngữ kép là “giao lưu - tiếp biến văn hoá”, mới phản ánh quá trình giao lưu, tiếp xúc, hỗn dung - cộng sinh văn hoá Giao lưu và tiếp biến không những tạo cơ sở phát triển của các nền văn hoá, mà quá trình đó cũng giúp các chủ thể nhận thức, hướng đến tinh thần khoan dung văn hoá, tôn trọng và chủ động hơn trong việc phát triển và giữ gìn bản sắc văn hoá của mình

Như vậy, giao lưu, tiếp biến văn hóa mặc dù được định nghĩa khác nhau, nhưng nó luôn song song tồn tại và có quan hệ chặt chẽ Tiếp biến văn hóa là sản phẩm của sự tiếp xúc và giao lưu Trong công trình của mình, chúng tôi sẽ không nghiên cứu tách bạch hai khái niệm này mà coi nó như một “thuật ngữ kép” – như cách diễn giải của tác giả Nguyễn Thị Hương Ở đó, yếu tố “giao lưu văn hóa” sẽ hiện ra rõ nét hơn trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, cách thức của sự tiếp xúc văn hóa Kinh – Tày, tạo ra những truyện thơ cùng cốt truyện Yếu tố “tiếp biến văn hóa” lại được thể hiện ở sự tương đồng trong nội dung phản ánh và hình thức thể hiện của chúng

1.1.2 Các con đường giao lưu, tiếp biến văn hóa

Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa không xảy ra một cách ngẫu nhiên mà luôn được hình thành theo một con đường nhất định trong quá trình sinh tồn, phát triển, tương tác với các yếu tố ngoại sinh của một nền văn hóa Tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, nhà nghiên cứu Lê Thị Kim Loan đã chỉ ra rằng: có 4 con đường hay chính là 4 phương thức làm biến đổi văn hóa của các cộng đồng/tộc người trong lịch sử nhân loại Chúng tôi xin được trích lược như sau:

Sự tiếp xúc, giao lưu và tiếp biến văn hóa giữa các cộng đồng/tộc người đã diễn ra ngay từ thời cổ đại Có nhiều yếu tố là nguyên nhân của hoạt động này trong đó quan trọng nhất là các cuộc di dân tự nhiên xảy ra trong thời nguyên thủy và cổ trung đại Các cộng đồng/tộc người khác nhau, sau những cuộc di cư, đã đến với nhau, sống cạnh nhau, xen kẽ nhau, dẫn đến sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa Trải qua hàng nghìn năm, mỗi cộng đồng một mặt bồi đắp nên bản sắc riêng của mình nhưng mặt khác góp phần cùng các cộng đồng lân bang tạo lập ra một vùng văn hóa với những đặc trưng riêng Phải kể đến đó là vùng văn hóa vùng Ả Rập, vùng Đông Nam Á, Nam Á, vùng Bắc Á ở phương Đông; vùng Nam Âu, Bắc Âu, Tây Âu, và Đông Âu ở phương Tây Sau thời kỳ trung cổ, có hai cuộc di dân lớn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại đã được xác lập Ngoài các cuộc thiên di vĩ đại lớn trong lịch sử nhân loại, cho đến nay, sự di dân vẫn không ngừng diễn ra theo hướng đi từ vùng đất nghèo khổ, chiến tranh, bất ổn đến với các vùng đất sung túc, hòa bình Ngay trong nội tại mỗi quốc gia cũng diễn ra các cuộc di dân theo nhiều nguyên nhân: tự phát hoặc điều động của chính phủ Ở nước ta, hiện tượng giao lưu, tiếp xúc văn hóa theo con con đường di dân được xác định từ thời sơ sử Quá trình di dân, đan xen các cộng đồng và tộc người trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam vẫn không ngừng diễn ra trong suốt quá trình lịch sử để tạo ra các vùng và tiểu vùng văn hóa Trong bối cảnh hiện đại hóa đất nước, nhà nước chủ trương qui hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, kéo theo việc giải phóng mặt bằng xây dựng, di dân sang các vùng sinh sống mới, phát triển sản xuất theo mô hình nông nghiệp hiện đại, đô thị hóa nông thôn… Điều này một mặt cưỡng bức một bộ phận cư dân phải di chuyển sang vùng đất mới, buộc phải tiếp xúc và giao lưu với cộng đồng dân cư đang sinh sống ổn định; mặt khác, những chính sách mới của chính phủ cũng có những lợi thế nhằm thu hút một bộ phận dân cư từ các vùng đất khác tình nguyện di cư về vùng đất được qui hoạch để tham gia sản xuất và sinh nhai Các yếu tố văn hóa vùng, miền gần như được xóa nhòa và thay vào đó là sự hỗn dung, pha tạp các loại sắc thái văn hóa

Trong lịch sử văn minh nhân loại, nền văn minh nông nghiệp là nền văn minh kéo dài nhất được xây dựng trên cơ sở vì sự sinh tồn của con người Hoạt động sản xuất nông nghiệp ban đầu chỉ đáp ứng nhu cầu về lương thực và thực phẩm Về sau, với phát triển kĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, các sản phẩm nông nghiệp dư thừa của một vài nhóm người đã được tích trữ lại, có khả năng cung cấp cho các vùng thiếu thốn thông qua sự trao đổi hàng hóa Hoạt động thương mại sơ khai từ đó ra đời rồi dần dần giữ vai trò then chốt trong đời sống xã hội

Lịch sử văn minh thế giới đã chứng kiến những con đường thương mại vĩ đại, cũng là những con đường văn hóa huyền thoại Trong đó, con đường dài nhất, tồn tại lâu bền và nổi tiếng nhất là “con đường tơ lụa” đã từng được nhắc đến nhiều lần không chỉ trong tư liệu lịch sử mà còn trong cả các tác phẩm văn học nghệ thuật Đây là con đường tơ lụa huyền thoại đã kết nối Trung Hoa rộng lớn với Tây Á kỳ bí

Là một dân tộc có văn hóa bản địa phong phú và đặc sắc này sinh từ cơ tầng văn hóa Đông Nam Á cổ đại nhưng Việt Nam đã có sự tiếp xúc và giao lưu văn hóa với Ấn Độ ngay từ những thế kỷ đầu tiên sau Công nguyên Đây không chỉ là sự giao lưu gián tiếp thông qua Trung Hoa mà còn là sự giao lưu trực tiếp thông qua các tăng sĩ và thương nhân Ấn Độ sang Việt Nam bằng đường biển

Nghiên cứu hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa bằng phương pháp so sánh văn học

1.2.1 Dữ liệu văn học phản chiếu quá trình giao lưu văn hóa

Trong nghiên cứu khoa học, dữ liệu (dữ kiện và số liệu) là những thông tin dùng là minh chứng để phục vụ cho những suy luận và kết luận của người nghiên cứu Các thông tin này thường được thể hiện dưới một hình thức nhất định mà người khai thác sử dụng dưới nhiều hình thức, phương diện khác nhau:

“Dữ liệu thường là những thông tin ban đầu của một ngành nhưng có thể được phục vụ cho việc suy xét, nghiên cứu các ngành khác Có thể là minh chứng lúc đầu phục vụ cho một mục đích, nhưng vẫn có thể được phục vụ cho những mục đích khác” [22] Dữ liệu rất quan trọng trọng hầu hết các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu liên ngành Trong đó, có dự liệu văn học – được hiểu là các thông tin ban đầu được hình thành trong văn học, sau đó được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu khác Dữ liệu văn học rất đa dạng, phong phú, dễ khai thác Với tư cách là một thành tố văn hóa, văn học cung cấp nhiều thông tin quý giá cho các ngành khoa học xã hội bởi nó là tấm gương phản chiếu chân thực và sinh động đời sống Thông qua dữ liệu văn học nghệ thuật, ta có thể phục dựng được bức tranh đời sống xã hội trong từng giai đoạn cụ thể Ca dao, tục ngữ, các loại hình tự sự dân gian, sân khấu dân gian hay các tác phẩm văn học hiện đại đều có thể minh họa cho tư tưởng, tình cảm, tính cách, tập quán sản xuất, phong tục, lễ hội của một cộng đồng Tất nhiên, muốn khai thác nguồn dữ liệu này, chắc chắn phải loại bỏ được sự khúc xạ tất yếu của chúng để tìm được nguồn thông tin khách quan Sự khúc xạ ở đây được hiểu là góc nhìn cá nhân của tác giả, của thời đại; tính đa nghĩa, biểu tượng hóa đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, hay nhiều lí do khách quan khác Bởi vậy, theo nhận xét của nhà nghiên cứu văn học dân gian Chu Xuân Diên thì những bằng chứng do ngành văn hóa và văn học dân gian cung cấp cho giới nghiên cứu luôn dè dặt hơn các lĩnh vực khác: “Thái độ dè dặt này cũng dễ hiểu, bởi các hiện tượng văn học, nghệ thuật dân gian là sự ánh xạ của các hiện tượng văn hóa vật chất và văn hóa xã hội, nếu coi là một thứ bằng chứng thì bản thân chúng cũng cần phải được xác minh bởi hai loại bằng chứng trên” [10, tr.149]

Sự giao lưu, tiếp biến văn hóa để lại dấu ấn trên mọi bình diện xã hội, từ cơ sở hạ tầng đến kiến trúc thượng tầng; từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần; từ yếu tố tâm lí xã hội đến những biểu hiện cụ thể nhất trong đời sống văn hóa Là một thành tố quan trọng trong cấu trúc văn hóa, văn học – nghệ thuật lưu lại những dấu ấn đậm nét quá trình và sản phẩm giao lưu văn hóa

1.2.1.1 Dấu ấn giao lưu văn hóa qua nội dung phán ánh của tác phẩm văn học

Trước hết, có thể tìm thấy dấu ấn của sự giao lưu văn hóa trong nội dung phản ánh của các tác phẩm văn học Văn học là tấm gương phản ánh thế giới

Qua các sản phẩm nghệ thuật ngôn từ này, ta có thể nhìn thấy một bức tranh tự nhiên và xã hội rộng lớn, bao gồm gần như tất cả các yếu tố trong cấu trúc văn hóa: thiên nhiên, tổ chức xã hội (thiết chế tổ chức, điều hành xã hội, các đơn vị tổ chức cộng đồng, từ gia đình, làng xóm đến quốc gia, dân tộc) , đời sống văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại…), đời sống văn hóa tinh thần (thế giới quan, nhân sinh quan, tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, văn học nghệ thuật…) Như vậy, dữ liệu văn học phản chiếu sinh động đời sống hữu hình lẫn vô hình của cộng đồng, theo suốt chiều dài lịch sử Bởi vậy, khi nghiên cứu văn hóa, các học giả vẫn luôn sử dụng nguồn dữ liệu văn học (gồm cả văn học dân gian và văn học thành văn), để có cái nhìn khái quát về một hiện tượng, không gian, giai đoạn văn hóa Mặt khác, khi nghiên cứu văn học, người ta cũng thường đặt ra các vấn đề văn hóa được thể hiện qua lăng kính văn chương

Giao lưu văn hóa là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nền văn hóa bởi không một cộng đồng nào có thể sống độc lập, khép kín mà không có sự tiếp xúc với yếu tố ngoại sinh Văn học phản ánh đậm nét sự giao lưu văn hóa, thể hiện qua nhiều khía cạnh:

- Văn học phản ánh quá trình xâm nhập nền văn hóa này vào nền văn hóa khác Ví dụ tiêu biểu là Tây Du Kí - một trong bốn tiểu thuyết chương hồi kinh điển Trung Quốc – đã miêu tả quá trình du nhập của Phật giáo Ấn Độ vào Trung Hoa dưới thời nhà Đường Các tác phẩm văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX cũng đánh dấu quá trình du nhập các yếu tố văn hóa phương Tây đến Việt Nam thông qua nhiều câu chuyện bi hài của những “Cô Kếu – gái tân thời” hay những Văn Minh chồng, Văn Minh vợ…

- Văn học phản ánh sự hiện diện và dần được “bản địa hóa” của các yếu tố văn hóa ngoại sinh trên một nền văn hóa Nếu như văn học trung đại Việt

Nam ghi dấu sự ảnh hưởng của “Nho – Phật – Đạo” đến thiết chế xã hội và đời sống văn hóa Việt Nam thì các tác phẩm văn học hiện đại lại lại minh chứng cho những luồng tư tưởng mới mẻ bắt nguồn từ đội ngũ trí thức có ảnh hưởng của Tây học mà “Thơ Mới” chính là một minh chứng

- Văn học ghi nhận những hiện tượng tương đồng giữa hai nền văn hóa, là sản phẩm của sự giao thoa và tiếp biến lẫn nhau Đó là sự tương đồng về tư tưởng, quan niệm, phong tục tập quán, tín ngưỡng… Trường hợp này khó xác định đâu là nền văn hóa ảnh hưởng và đâu là nền văn hóa chịu ảnh hưởng

1.2.1.2 Dấu ấn giao lưu văn hóa qua hình thức biểu hiện của tác phẩm văn học

Dấu ấn của giao lưu văn hóa không chỉ được tìm thấy trên bình diện nội dung, mà còn có thể được chứng minh qua bình diện nghệ thuật Nghĩa là, tư duy nghệ thuật, cách thức sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật… đều có thể được chuyển giao từ chủ thể văn hóa này đến chủ thể văn hóa khác, thông qua giao lưu tiếp xúc Khi đánh giá về hiện tượng này, các nhà nghiên cứu thường xem xét đến sự tương đồng và dị biệt trên các phương diện sau:

- Ngôn ngữ: Tương đồng ngôn ngữ là một trong những biểu hiện rõ nhất của tiếp xúc văn hóa Xem xét dấu ấn ngôn ngữ ngoại lai hoặc hình thức giao thoa ngôn ngữ là cơ sở để khẳng định yếu tố giao lưu văn hóa trong các văn bản nghệ thuật Chẳng hạn, trong công trình nghiên cứu mang tên: “Ảnh hưởng của văn hóa Kinh, Hán tới thi pháp lời thơ nghệ thuật của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày”, tác giả Hà Xuân Hương đã tiến hành khảo sát sự hiện diện của tiếng Việt cổ và tiếng Hán Việt trên lời thơ nghệ thuật của dân ca Tày như sau: “trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày có sự xuất hiện của tiếng Việt với hình thức ngữ âm cổ như: mủa xuân – mùa xuân, kiết bạn – kết bạn, vội vạng– vội vàng, hại – hãy, ẻn – én, tiểng – tiếng… Đặc biệt, không thể không kể đến sự xuất hiện của các từ Hán Việt Trong khuôn khổ một bài báo, chúng tôi chỉ xin lấy hai ví dụ nhỏ về sự đan xen ngôn ngữ như sau: Trong 10 lời dân ca đầu tiên được công bố trong cuốn Rọi (Vốn cổ văn học dân tộc Tày – Nùng), chúng tôi thấy có 11 đơn vị từ tiếng Việt cổ và 36 đơn vị từ Hán Việt Tương tự, khi xem xét 10 lời đầu trong cuốn Lượn Tày: Lượn Tày Lạng Sơn, lượn slương, chúng tôi thấy có 10 đơn vị từ tiếng Việt cổ và 39 đơn vị từ Hán – Việt” [17, tr.26]

- Cốt truyện: Trong quá trình tiếp xúc giữa các nền văn hóa, xảy ra sự học hỏi lẫn nhau về các tích truyện Vì thế, hiện tượng tác phẩm văn học của cộng đồng này có cốt truyện từ cộng đồng khác là vô cùng phổ biến (như Truyện Kiều có nguyên tác Kim Vân Kiều truyện; hiện tượng một loạt các truyện cổ tích dân gian nhiều quốc gia có chung cốt truyện kiểu Tấm Cám, Sọ Dừa…) Sự gặp giỡ cốt truyện thể hiện ở nhiều mức độ, có thể giống nhau hoàn toàn, nhưng cũng có thể chỉ cùng motip mà khác nhau khá nhiều về tình tiết

- Điển tích, điển cố: Điển tích điển cố là đặc trưng của văn học trung đại, và bản thân nó, đã thể hiện quá trình lưu truyền văn hóa bởi “điển tích, điển cố là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử, những câu thơ, văn kinh điển trong các tác phẩm văn học có trước” Hiện tượng tác phẩm văn học của nền văn hóa này sử dụng điển tích, điển cố của nền văn hóa khác, đánh dấu rõ nét sự giao lưu văn hóa trên phương diện tư tưởng lẫn nghệ thuật

- Thể thơ: Thể thơ là một trong những yếu tố thi pháp cơ bản Sự ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa trên bình diện văn học, tất yếu dẫn đến những cách tân biến đổi về thể thơ Trong lịch sử, dân tộc ta có những thể thơ được coi là truyền thống, phản ánh ngữ liệu tiếng Việt, tiêu biểu nhất là thể lục bát Tuy nhiên, chúng ta lại có một hệ thống các tác phẩm chịu ảnh hưởng đậm nét của Đường thi với Thất ngôn; Thất ngôn bát cú đường luật và Tứ tuyệt Đường luật Sự dung hòa giữa thể thơ truyền thống và thơ Đường luật tạo ra thể Song thất lục bát vừa sang trọng, vừa gần gũi với những “Chinh phụ ngâm”,

Truyện thơ Nôm Kinh và Truyện thơ Nôm Tày

1.2.1 Khái quát về truyện thơ

Truyện thơ là một loại hình tự sự, nhưng được diễn đạt bằng văn vần, bởi vậy, thường cho ta cảm giác về một loại hình đặc biệt với hình thức là thơ mà nội dung thì là truyện Truyện thơ có khả năng phản ánh hiện thực của xã hội và con người với một phạm vi tương đối rộng, vì vậy có người gọi truyện thơ là trung thiên tiểu thuyết (tiểu thuyết vừa) Nội dung của truyện thơ thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả và thường là miêu tả chi tiết, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật

Xét trên phạm vi khu vực, có thể khẳng định rằng, truyện thơ là thể loại nổi bật trong văn học Đông Nam Á, với nhiều đỉnh cao nghệ thuật Nó bắt nguồn từ truyền thống kể chuyện bằng văn vần của các tộc người nơi đây Người Lào đến nay vẫn tự hào về Thạo Hùng – Thạo Chương, Xỉn kay, Ka la kẹt, Xu li vông, Tèng On Người Thái Lan ai cũng từng nghe Khủn Cháng Khủn Phẻng; Pra Loo, Ramakian Còn dân dân Campuchia thì có Ca cây, Tum Tiêu, Cơrông Xôphe Mứt…

Truyện thơ tiêu biểu cho văn học cổ điển Việt Nam, nở rộ vào cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX Nó được coi là là một bộ phận văn học độc đáo và thể hiện nét thẩm mỹ của nền văn học trung đại Việt Nam Nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn trong cuốn “Truyện thơ Tày – nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại” đã nhận định: “Truyện thơ là một thể loại văn học dân gian Hiển nhiên, sự hình thành và phát triển của truyện thơ có nguồn gốc từ nhu cầu và đòi hỏi của thời đại truyện thơ trong tiến trình lịch sử văn học dân gian các dân tộc Nếu chúng ta tạm phân biệt truyện thơ thành hai loại là truyện thơ nói chung và truyện thơ Nôm, dù là Nôm Việt hay Nôm Tày thì hoàn toàn có thể nhận rằng, trong cái giới hạn phát triển tự nhiên của truyện thơ thì truyện thơ Nôm chỉ là một lát cắt đồng đại” [42, tr.31]

Vấn đề xác định truyện thơ trung đại vào nhóm văn học dân gian hay văn học thành văn đã được các nhà nghiên cứu bàn luận sôi nổi Trước hết phải nói đến yếu tố lực lượng sáng tác Theo quan niệm phổ biến, văn học dân gian ra đời trong lòng quần chúng nhân dân, nó có tính tập thể, được tạo bởi cộng đồng trong quá trình lao động sản xuất và đời sống tình cảm Xuất hiện khá muộn trong lịch sử, một bộ phận truyện thơ “được sáng tác bởi một nghệ sĩ tài danh, trong đó đầy ắp cá tính sáng tạo kết tinh trong lời văn nghệ thuật rất mực tài hoa và trong những hình tượng được xây dựng theo nguyên tắc điển hình hóa Những truyện Nôm như thế văn bản gốc của nó là văn học thành văn” [42, tr.32] Nhưng lại có rất nhiều văn bản khác đã được dân gian hóa “được làm đầy, làm mới một cách tự nhiên và luôn tươi xanh” Theo Vũ Anh Tuấn, trường hợp này, dẫu “các nhà lí luận có lên tiếng đòi trả lại nó cho văn học thành văn thì nó vẫn chỉ trở thành văn học thành văn bằng lí luận” Thứ hai, xét đến phương thức lưu truyền Có thể thấy, truyện thơ được lưu giữ thông qua cả hai cách thức: truyền khẩu và ghi chép bằng chữ Nôm, thông qua tầng lớp trí thức đương thời, vốn đã khá đông đảo Chính sự đan xen của cả hai hình thức này đã đem đến tranh cãi trong việc xác định truyện thơ là văn học dân gian hay thành văn Yếu tố sáng tạo bởi một đội ngũ tinh hoa, lưu trữ bằng văn bản khiến nó mang đặc trưng của văn học thành văn nhưng “trong truyện thơ, văn bản thành văn chỉ là một thành phần – một kiểu tồn tại của ngôn bản truyền miệng” [42, tr.89-90] Điều đó dẫn đến ý kiến “không vì thế ép tất cả truyện thơ vào bộ phận văn học thành văn”

Chúng tôi tán thành quan điểm của nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn trong việc trả lời câu hỏi: truyện thơ và văn học dân gian hay văn học thành văn “Thật ra văn học dân gian và văn học thành văn – hai bộ phận hợp thành văn học dân tộc từ khi song song tồn tại và phát triển đều đã có sự tương tác trên mọi phương diện để đáp ứng những thách thức không ngừng được coi là mới mẻ của lịch sử tư tưởng – văn hóa dân tộc” [42, tr.32] Truyện thơ là thành tựu đỉnh cao về mọi phương diện của truyện thơ nói chung và đó là điểm nối giữa văn học dân gian với văn học thành văn Trong đó, chữ Nôm đã có một vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy nhiều mặt của truyện thơ vào đời sống dân gian

Về cơ sở xã hội lịch sử và tiền đề văn hóa nghệ thuật cho sự ra đời của truyện Nôm, nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã đưa ra một số lí giải như sau: Thế kỉ XVI, bức tranh chính trị xã hội Việt Nam có rất nhiều biến động, trong đó đáng nói nhất là việc Nhà Lê đánh mất vai trò lịch sử của mình, các tập đoàn phong biến Trịnh, Mạc, Nguyễn kiểm soát những vùng rộng lớn và liên tục xảy ra phân tranh dẫn đến loạn Nam Bắc Triều (1540-1592), nội chiến Trịnh – Nguyễn (1627-1672) Họ Trịnh mặc dù đã giành quyền ở Thăng Long nhưng Lê – Mạc vẫn giằng co đến tận những năm 70 của thế kỉ XVII Cùng với đó là một loạt các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Sơn Tây (1511), ở Thanh Hóa (1512)… Tình trạng xã hội ngày càng rối ren u ám kéo dài đến gần hết thế kỉ XVIII Đời sống chính trị khiến người dân rơi vào tình cảnh khốn cùng, đồng thời cũng làm xuất hiện những luồng tư tưởng mới Đây là tiền đề lịch sử cho sự xuất hiện của các tác phẩm văn học mang tư tưởng nhân đạo, trong đó có truyện Nôm: “Cuộc đấu tranh như bão táp và liên tục như vậy của các phong trào nông dân chẳng những làm rung chuyển đến tận gốc rễ nền tảng tư tưởng, nền tảng đạo đức của chế độ phong kiến mà còn là cơ sở cho sự nảy sinh và phát triển tư tưởng nhân văn của thời đại, đồng thời cũng là cội nguồn tư tưởng nhân văn trong những truyện thơ Nôm” (Kiều Thu Hoạch, dẫn theo [42])

Cuối thế kỉ XVIII, sang thế kỉ XIX, nhà Tây Sơn và sau đó là nhà Nguyễn đã thống nhất lãnh thổ sau những giành giật đẫm máu Lịch sử tiếp tục ghi nhận một chặng đường loạn lạc, đau thương Ở các địa phương miền núi, còn có nạn thổ phỉ hoành hành dữ dội trước sự bất lực của triều đình Bên cạnh đó, sự mất ổn định còn đến từ những quấy nhiễu phía bên kia biên giới, của nạn giặc cờ đen hay những lần thực dân Pháp đánh ra miền Bắc Trước một loạt sự đè nén ấy đồng bào miền núi triền miên trong thời kì đen tối, nhiều người phải trốn vào rừng sâu, phiêu bạt, loạn ly Nhiều làng mạc bị thiêu trơ trụi, trai tráng bị bắt đi lính, đi phi, khắp nơi chìm trong cảnh sinh ly tử biệt:

“Bốn phương loạn lạc ở không yên

Giặc cướp khắp bản dưới bản trên

Già cõng trẻ chạy hết vào núi

Con trai con gái ở không nên

Giặc cướp hết gà và hết lợn

Lấy gì mà cưới hỡi em hiền”

Trong hoàn cảnh đó, tầng lớp thổ ty miền núi giữ vai trò quan trọng Thổ hào địa phương đã tập hợp dân chúng lại, đào hào đắp lũy, biến bản làng thành pháo đài vững chắc Tiêu biểu là khởi nghĩa của Nông Văn Vân – thổ thi Tri châu Bảo Lạc, người đã dấy binh thu hút rất nhiều phiên thần, thổ mục và nhân dân khắp vùng Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Yến Bái, Lào Cai, Phú Thọ… Các nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch, Vũ Anh Tuấn khẳng định, cuộc đấu tranh rộng lớn của phong trào nông dân từ đồng bằng đến miền núi là “nhân tố quyết định tạo ra những bước phát triển mới về kinh tế và văn hóa ở nước ta nói chung và trên địa bàn miền núi phía Bắc mà chủ thể là đồng bào Tày định cư lâu đời” [42, tr.40] Những biến động xã hội (như những trận đánh lớn) có thể đã được thể hiện lại trong các truyện thơ Tày, trong đó có cả những truyện thơ cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh

Một cơ sở quan trọng nữa góp phần thúc đẩy sự phát triển của truyện thơ Trung đại là chữ Nôm – bộ công cụ ghi tiếng nói của người Việt dựa trên cơ sở phát triển chữ Hán: “Có thể biết chắc chắn Hàn Thuyên là người đầu tiên ở nước ta đã vận dụng thơ Đường Luật để sáng tác thơ Nôm và ông đã làm khá nhiều thơ Nôm” [KTH, tr.74] Điều đó đồng nghĩa với việc chữ Nôm Việt xuất hiện vào thời nhà Trần, khoảng thế kỉ XIII Chữ Nôm góp phần lưu giữ, bảo tồn truyện thơ, đồng thời cũng mang đến cho thể loại này những tác phẩm kiệt tác, như Phạm Quỳnh đã vinh danh: “Truyện Kiều còn thì tiếng ta còn, tiếng ta còn thì nước ta còn”

Thông thường, khi nhắc đến truyện thơ Nôm, người ta sẽ mặc định đó là truyện thơ Nôm Kinh – truyện viết bằng ngôn ngữ thuần Việt, được văn bản hóa bằng bộ văn tự sáng tạo từ chữ Hán Ra đời từ thời kì trung đại, truyện thơ Nôm Kinh nhanh chóng phát triển nở rộ với nhiều tinh hoa, khi nó đáp ứng được nhu cầu tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong bánh cảnh xã hội đầy biến cố Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:

- Truyện thơ sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại ) vốn lưu hành trong dân gian như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Âm Thị Kính, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi

- Truyện thơ lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện

- Truyện thơ lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo) như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng…

Về phân loại, có nhiều cách phân loại truyện thơ Nôm theo các tiêu chí khác nhau, cụ thể như sau:

- Dựa trên thể thơ, truyện thơ Nôm được chia thành hai loại là truyện thơ Nôm lục bát và truyện thơ Nôm Đường luật Truyện thơ Nôm Đường luật đến này không còn nhiều, do ngay từ đầu đã ít, cũng như bị thất truyền Hiện chỉ còn một số tác phẩm như: Tô Công phụng sứ, Lâm tuyền kì ngộ, Chiêu Quân cống hồ Ngược lại, truyện thơ Nôm viết bằng thể thơ dân tộc (lục bát) chiếm ưu thế về số lượng cũng như đạt thành tựu lớn Những tác phẩm thuộc thể loại này có thể được xem là đại diện cho truyện thơ Nôm nói chung: Truyện Kiều, Hoa tiên,

Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân – Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa

- Cách phân loại thứ hai, dựa trên đối tượng sáng tác Theo đó, các nhà nghiên cứu xác định truyện thơ Nôm bao gồm hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học Truyện thơ Nôm bình dân thường là khuyết danh tác giả, sáng tác trong đời sống cộng đồng, được truyền miệng hoặc qua ghi chép thô sơ trong dân gian Đề tài, chủ đề, nội dung của các tác phẩm này thường phản ánh khát vọng của người dân tầng lớp dưới như: công bằng xã hội, ước mơ ấm no, hòa bình, hạnh phúc Về mặt chất lượng nghệ thuật, nhóm truyện loại này thường có ngôn ngữ bình dân gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, ít có các biện pháp tu từ Truyện thơ Nôm bác học thường được cho là có chất lượng thẩm mĩ cao hơn, do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa Nội dung của chúng thường phản ánh nhu cầu của giới trí thức lớp trên (giải phóng tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh) Chất lượng nghệ thuật của truyện thơ Nôm bác học khá cao Nhóm này có những tác phẩm như: Truyện Kiều, Chinh Phụ Ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tản trang, Truyện Lục Vân Tiên

- Phân loại theo nội dung, người ta chia truyện thơ thành nhiều nhóm như sau: Thứ nhất là nhóm truyện Nôm tài tử giai nhân (Truyện Kiều, Truyện Lục

Hiện tượng cùng cốt truyện trong truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày

1.4.1 Khái quát về cốt truyện

“Cốt truyện” là một trong những yếu tố nghệ thuật cơ bản nhất, gắn với các tác phẩm tự sự Theo nhà nghiên cứu Hà Minh Đức, đó là “một hệ thống các tình tiết, sự kiện, biến cố phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các nhân vật, các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tự tưởng tác phẩm” [12]

Có thể nói chính sức lôi cuốn, hấp dẫn của cốt truyện sẽ góp phần tạo nên sức thuyết phục của chủ đề và tư tưởng tác phẩm Ngược lại, nếu cốt truyện sơ lược, nhạt nhẽo, nhàm chán thì chủ đề và tư tưởng tác phẩm sẽ trở thành một thứ thuyết lí suông, hoàn toàn áp đặt đối với người đọc

Cốt truyện tồn tại song song cùng một khái niệm gần giống với nó là sườn truyện Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã thể hiện sự trăn trở của mình về việc phân biệt hai thuật ngữ này Theo ông, khái niệm “sườn truyện” (hay “sườn cốt truyện”) thường được hiểu với một phạm vi hẹp hơn khái niệm “cốt truyện”, nó chỉ là “cái khung bao gồm các sự kiện, các biến cố chính cắm mốc cho sự phát triển của cốt truyện, chứ không bao gồm cả các tình tiết cụ thể như cốt truyện”

Nó “bao gồm một số sự kiện chính cắm mốc cho một cốt truyện Nó có thể ở bên ngoài tác phẩm cụ thể như một câu chuyện kể”

Do tính phổ biến của cách dùng thuật ngữ “cốt truyện” và “chung cốt truyện”, nên ở luận văn này, chúng tôi vẫn dùng thuật ngữ “cốt truyện” và

“chung cốt truyện” giống như các nhà nghiên cứu tiền bối để chỉ hiện tượng hai tác phẩm truyện thơ Nôm Kinh và truyện thơ Nôm Tày có “cái khung” giống nhau được làm nên từ các tình tiết, biến cố tương tự

1.4.2 Hiện tượng chung cốt truyện trong tác phẩm văn học tự sự và trường hợp chung cốt truyện giữa truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh

Nếu như văn học hiện đại đề cao yếu tố bản quyền sáng tác khiến mỗi cốt truyện đều gắn với “sở hữu trí tuệ” của một tác giả cụ thể thì hiện tượng chung cốt truyện lại tương đối phổ biến ở tác phẩm dân gian và trung đại Đó là hiện tượng hai hay nhiều tác phẩm có nội dung giống nhau theo nhiều mức độ, từ nhân vật, biến cố, xung đột, chi tiết Giả sử, truyện cổ tích Tấm Cám của người Việt Nam có ít nhất 5 “phiên bản” trên thế giới, bao gồm truyện cổ tích về nàng Tây An mồ côi sống với dì ghẻ (Trung Quốc); Cô bé Lọ Lem (Pháp); Cô bé áo rách Tattercoats (Anh), Cô gái xấu xí (Bắc Mĩ), Cô gái Chinye (Châu Phi)…

Hiện tượng chung cốt truyện có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân Đó có thể là sự phát triển của những mô tip phổ biến trong tư duy và tưởng tượng của nhiều cộng đồng Đó cũng có thể là việc hai hay nhiều nhà văn cùng phát triển một tích truyện gốc (hiện tượng vay mượn cốt truyện, viết lại tích truyện dân gian rất phổ biến thời trung đại) Yếu tố giao lưu, tiếp xúc giữa các nền văn hóa đóng vai trò quan trọng vào việc hình thành các tác phẩm chung cốt truyện

Dĩ nhiên, sự mô phỏng sườn truyện không có nghĩa là sao chép của người khác mà vẫn có một khoảng rộng rãi cho sáng tạo của người nghệ sĩ Việc Nguyễn Du vay mượn sườn truyện Kim vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân là một ví dụ cụ thể Sự sáng tạo ấy được thể hiện trên nhiều phương diện, từ thể hiện, kết cấu, ngôn ngữ, đến việc xây dựng nhân vật và chủ đề tư tưởng của tác phẩm Cũng có thể nói như vậy giữa Lơxít của De Catro và Lơxít của Cornây Hay hài kịch Lão hà tiện không phải hoàn toàn của do Môlie dựng lên

Nó mượn đề tài từ vở Cái nồi của Plôt, nhà hài kịch lớn của La Mã cổ đại (250 –

184 Tr.CN) Môlie đã dựa vào cốt truyện của Cái nồi, sửa đổi đi nhiều và làm cho vở kịch mang một diện mạo mới

Trong kho tàng văn học Nôm Tày với khoảng 60 đầu sách Truyện thơ Nôm khuyết danh Tày, thì có 5 truyện có cốt truyện gần giống hoặc giống hoàn toàn truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (truyện Nôm Kinh) Đó là các truyện Nôm được sưu tầm từ các tỉnh khu vực Việt Bắc như Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên

Quang xưa (bao gồm cả Hà Giang và huyện Bảo Lạc, Cao Bằng) Nhà nghiên cứu văn học Hoàng Triều Ân thống kê cụ thể 5 tác phẩm truyện thơ Nôm Tày giống cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh, cụ thể như sau:

- Phạm Tử Ngọc Hoa (giống Phạm Tải Ngọc Hoa) sưu tầm ở Hòa An, Bảo Lạc, Bạch Thông, Chợ Rã, Chợ Đồn)

- Tống Trân – Cúc Hoa (có bản phiên âm trở lại là Tổng Trân – Cúc Hoa) sưu tầm ở Hòa Quảng, Hòa An, Bảo Lạc, Bạch Thông, Chợ Rã

- Thạch Sanh (có bản phiên âm là Thạch Sêng) sưu tầm ở Hòa An, Chợ Đồn, Trùng Khánh

- Hoàng Trửu sưu tầm ở Bảo Lạc, Hòa An

- Lưu Bình, Dương Lễ cổ truyện, sưu tâm ở Vị Xuyên, Hà Giang hiện nay Hoàng Triều Ân gọi các tác phẩm này theo nhiều các khác nhau: “Truyện thơ Nôm khuyết danh Việt Nam viết bằng chữ Tày” hoặc ngắn gọn hơn là

Căn cứ vào lịch sử phát triển của truyện thơ Nôm Tày có thể khẳng định rằng, các tác phẩm truyện thơ Nôm Tày cốt truyện giống với truyện thơ Nôm Kinh ra đời vào giai đoạn muộn, khi truyện thơ Nôm của người Tày đã đạt tới đỉnh cao của nó và sự giao lưu văn hóa Kinh – Tày cũng đạt tới độ chín muồi Theo nhà nghiên cứu Triều Ân, kiểu loại thơ này xuất hiện khoảng thế kỉ VII gắn chặt với sự kiện nhà Mạc lập phiên triều và tồn tại suốt 80 năm Hiện tượng này cũng xuất phát từ sự kết hợp hai vùng văn hóa, văn học Kinh Tày với những yếu tố lịch sử, chính trị, xã hội, tư tưởng, tâm lý được gắn kết một cách hài hòa Điều kiện nảy sinh các truyện thơ Nôm Tày bao gồm cả nhân tố Theo nhà nghiên của Phạm Quốc Tuấn thì: Điều kiện cơ sở có tính chất tiền đề cho sự ra đời của các truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh là truyền thống kể chuyện bằng thơ của các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt là các dân tộc Bách Việt, nơi từ thời cổ đại đã có những áng sử thi bằng văn vần kéo dài nhiều đêm không dứt Điều này không phổ biến ở Trung Hoa Thứ 2 là sự phát triển của lực lượng sáng tác là các Nho sĩ có chữ nghĩa Họ có thể là Nho sĩ người Tày hoặc người gốc Kinh nhưng sinh sống lâu năm ở vùng núi Họ là sản phẩm của lịch sử với chế độ thổ ty, lưu quan trong các triều đại phong kiến Quan trọng hơn, sự phát triển của Nhà Mạc ở vùng đất Cao Bằng trở thành điều kiện lịch sử quan trọng nhất đem đến sự giao lưu văn hóa Kinh – Tày và thúc đẩy sự ra đời của hiện tượng truyện thơ Nôm chung cốt truyện Điều này chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn ở chương 2 của luận văn

Trong chương 1, chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề chung có liên quan đến đề tài luận văn, làm khung lí thuyết cho nghiên cứu Trước hết, phải khẳng định rằng, giao lưu, tiếp biến văn hóa là quy luật tất yếu trong sự phát triển của xã hội bởi văn hóa luôn trong trạng thái vận động Nó thường xuyên biến đổi theo hướng thích nghi với hoàn cảnh và chịu sự tác động của các yếu tố khách quan Quá trình di cư tự nhiên, chiến tranh, thượng mại và điện tử viễn thông chính là những con đường giao lưu, tiếp biến văn hóa phổ biến nhất Trong các nguồn tư liệu nghiên cứu nghiên cứu hiện tượng giao lưu tiếp biến văn hóa, có dữ liệu văn học Tác phẩm văn học vừa phản ánh quá trình du nhập văn hóa, vừa phản ánh sản phẩm của hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa

Truyện thơ Nôm Tày và Truyện thơ Nôm Kinh ra đời và phát triển mạnh mẽ trong thời kì trung đại, dưới sự tác động của yếu tố lịch sử, xã hội Với những nỗ lực tuyệt vời, các học giả đi trước đã sưu tầm được một hệ thống các truyện thơ Nôm trong dân gian Đáng quý nhất là các truyện thơ dân tộc thiểu số vốn được ghi trên những trang giấy dó mong manh đi qua bao thăng trầm lịch sử Điều đặc biệt là, giữa truyện thơ Nôm của người Kinh và truyện thơ Nôm của người Tày có những tác phẩm có chung cốt truyện Sự trùng lặp đó không đơn giản là quá trình sao chép mà là một sự giao lưu, tiếp biến theo những cách thức khác nhau Giải mã hiện tượng giao lưu, tiếp biến văn hóa qua hiện tượng truyện thơ Nôm Tày và Nôm Kinh chung cốt truyện là việc làm ý nghĩa, thú vị song cũng đầy thử thách.

GIAO LƯU VĂN HÓA KINH – TÀY QUA NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TRUYỆN THƠ NÔM 36 2.1 Giao lưu, tiếp biến văn hóa là cơ sở nảy sinh hiện tượng truyện thơ Kinh –

Khái quát những cặp truyện thơ Kinh - Tày chung cốt truyện

Khảo sát hiện tượng chung cốt truyện giữa truyện thơ Nôm Tày và truyện thơ Nôm Kinh, chúng tôi lựa chọn bốn cặp tác phẩm truyện tiêu biểu, mà đại diện cho truyện thơ Nôm Tày là Phạm Tử - Ngọc Hoa , Thạch Seng , Tổng Tân

- Cúc Hoa và Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện Các tác phẩm này cơ bản giống với truyện thơ Nôm của người Kinh tương ứng (Phạm Tải – Ngọc Hoa, Thạch Sanh, Tống Trân - Cúc Hoa và Lưu Bình Dương Lễ) song khác về nghệ thuật thể hiện Dễ nhìn thấy nhất là sự khác nhau về thể thơ: truyện thơ của người Việt dùng thể thơ lục bát trong khi truyện thơ của người Tày dùng thể thơ thất ngôn Trong 4 cặp truyện thơ, có những truyện cốt truyện, nhân vật, chi tiết, số câu thơ, kết thúc gần như giống nhau hoàn toàn; lại có những cặp ghi nhận nhiều khác biệt Bên cạnh đó, đặc trưng văn hóa vật chất và tinh thần của hai tộc người còn thể hiện khá rõ nét trong tác phẩm bởi trong quá trình chuyển ngữ, tác giả khuyết danh đã đồng sáng tạo theo mong muốn cá nhân và phông văn hóa cộng đồng Để tiện cho việc theo dõi, luận văn tóm tắt nội dung của truyện thơ Nôm Tày, sau đó chỉ ra sự khác biệt của tác phẩm chung cốt truyện tương ứng của người Kinh

* Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa – Truyện thơ Nôm Kinh

Truyện thơ Nôm Tày Tổng Tân - Cúc Hoa chung cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh Tống Trân - Cúc Hoa và được cho là bản vay mượn Đây là thiên truyện tiêu biểu cho sự giao lưu văn hóa Kinh – Tày, cũng là tiêu biểu cho nội dung nhân đạo của tác phẩm văn học Mặc dù việc bản Nôm Tày vay mượn từ cốt truyện của người Kinh là rõ ràng (tên nhân vật, địa danh giữ nguyên hoặc chỉ đọc chệch đi do phiên âm, các tình tiết cơ bản không thay đổi); tuy nhiên không thể coi đây là sự chuyển ngữ đơn thuần bởi bản Nôm Việt có 1695 câu, trong khi bản Nôm Tày có tới 2995 câu (chênh nhau hơn một nghìn câu), được viết bằng chữ Nôm Tày với thể thơ thất ngôn trường thiên và được chia thành mười bảy đoạn Cốt truyện Nôm Tày như sau:

Tổng Tân người Tày, sinh ra trong một gia đình nghèo và muộn con Khi vừa lớn lên, chàng đã phải chịu cảnh mồ côi cha Gia cảnh sa sút, phải cùng mẹ đi khắp nơi hành khất Trong một lần đến gõ cửa nhà trưởng giả, Tổng Tân tình cờ gặp nàng Cúc Hoa, là con gái út Cúc Hoa chẳng những không khen ghét, xua đuổi mẹ con Tổng Tân, mà còn lắng nghe câu chuyện, động lòng thương xót và đem cho chàng bốn bát gạo Trưởng giả chứng kiến điều đó, cho rằng con gái làm mất thể diện gia đình, bèn ép nàng gả cho Tổng Tân Không dám cãi lời cha, nàng Cúc Hoa đành lòng theo mẹ con Tổng Tân trở về quê, bắt đầu cuộc sống mới trong vai trò người vợ của kẻ hành khất Vì được mẹ đẻ lén giấu cho bạc vàng phòng thân nên Cúc Hoa không phải sống trong cảnh ăn mày Nàng còn đón thầy về dạy cho chồng chữ nghĩa Tổng Tân thông minh, sáng dạ nên học nhanh và chẳng bao lâu đã “đủ tinh tường thông cả vũ văn” Đến ngày Vua mở khoa thi, chàng từ biệt mẹ già và hiền thê để lên đường vào kinh ứng thí nhưng đến lúc này thì trong nhà cũng hết sạch gạo tiền Thương chồng, Cúc Hoa định đem dải yếm của mình bán đi để chồng có lộ phí lên đường, nhưng Tổng Tân khuyên can Hai vợ chồng về nhà cha nàng để xin tiền lộ phí nhưng bị từ chối thẳng thừng Bất chấp gian khó, Tổng Tân lên kinh dự thi, vượt qua bao khó khăn, xấu hổ, cuối cùng chàng đỗ Trạng nguyên

Chưa kịp hưởng niềm vui đoàn tụ, Tổng Tân được lệnh phải đi sứ nước Tần 10 năm Nguyên nhân bởi Tổng Tân vì chung thủy với vợ nên đã từ chối không kết duyên với công chúa khiến nàng ấm ức mà đòi vua cha ép chàng đi sứ Cúc Hoa tội nghiệp một lần nữa lại phải gạt nước mắt chia tay chồng và ở nhà chăm lo cho mẹ chồng Bên nước bạn, sau khi vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Tổng Tân và phái đoàn rất được lòng vua Tần Chàng còn bộc lộ tài năng khi xử các vụ án thiếu phụ giết chồng, án kiện cành đa, thu phục Sơn Tinh Lý Vì

Vì thế chàng được tin tưởng giao phó nhiều việc quan trọng và được cùng nhà Vua lo việc chính sự Ở nhà, sau nhiều năm xa cách, Cúc Hoa bị cha mình ép gả cho Trương Đình là một người giàu có, bất chấp nàng đã có chồng và đang phụng dưỡng mẹ già Cúc Hoa một mực từ chối và tìm đến cái chết để bảo toàn tiết hạnh nhưng Sơn Tinh Lý Vì đã ngăn nàng làm điều dại dột đó Được Lý Vì báo tin, Tổng Tân nóng ruột vô cùng nhưng không thể trở về khi niên hạn chưa hết Sau đó Lý

Vì cùng sơn thần đã khuyên chàng vượt qua tất cả để trở về bảo vệ hạnh phúc gia đình Nghe lời khuyên, Tổng Tân quyết định trở về, đúng vào ngày Cúc Hoa bị gả cưới Chàng hóa trang thành người ăn mày vào xin ăn ở đám cưới, được hai chị vợ là Cảnh Nữ và Thị Tây giúp đỡ Lắng nghe kể về những ngày Cúc Hoa ở nhà, Tổng Tân vô cùng xúc động và đặt trọn niềm tin vào người vợ đức hạnh, thủy chung Cuối cùng chàng đã ra tay trừng phạt những kẻ tham lam, tàn ác là trưởng giả và Trương Đình, trở về đoàn tụ với Cúc Hoa

Về cơ bản cốt truyện của Tổng Tân - Cúc Hoa không khác nhiều so với truyện thơ Nôm Kinh Sự sáng tạo của tác giả người Tày thể hiện ở việc thêm bớt, chỉnh sửa và bổ sung một số chi tiết, nhân vật Kết thúc tác phẩm ở hai bản tương tự nhau, đều là những kết thúc có hậu, viên mãn và theo đúng motip dân gian Ở bản Nôm Kinh, truyện khép lại với sự việc Tống Trân trở về được vua Việt ban thưởng, được chọn làm Phò mã, nhưng Hoàng hậu bị lao, cần ăn thịt hươu để chữa bệnh Tống Trân đi săn, giữa rừng thì gặp công chúa Bạch Hoa, con gái vua Tần, đang trên đường từ Tần quốc sang nước Việt tìm chồng bị bão dạt vào rừng hoang Tống Trân rước Bạch Hoa về nhà Nhưng vì ở nhà chàng đã có vợ là Cúc Hoa, nên phải tổ chức một cuộc thi để chọn chính thê Cúc Hoa đã giành phần thắng nhờ gợi ý của chồng và cả sự ý tứ nhường bước của Bạch Hoa

Cả gia đình sống sum vầy hạnh phúc Đó cũng là ước mơ của bao thế hệ người Việt về một cuộc sống gia đình đoàn viên, hạnh phúc

Trong phần kết của bản Nôm Tày, quan Trạng Tổng Tân trở về kinh đô bản quốc, được vua trọng dụng Chàng đoàn tụ với hiền thê Cúc Hoa sau bao năm xa cách Cuộc sống viên mãn sum vầy:

Vợ chồng vạn đại được bình an, Lưu truyền truyện thế gian cùng biết

Về nhân vật, trong khi bản Nôm Tày cụ thể hóa tên tuổi, tính cách, lí lịch, hành động của các nhân vật Trương Đình, Mai Hương, Lý Vì thì bản Nôm Kinh chỉ gọi chung chung là người thương lái, người đình trưởng, sơn tinh So sánh hai bản truyện thơ, nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân nhận xét: “Tư tưởng hai tác phẩm giống nhau Xây dựng nhân vật có nhiều tình tiết khác nhau, cho nên hai bản truyện Nôm không phải là sự sao chép, sự dịch thuật mà là sự sáng tạo phù hợp với như cầu thẩm mĩ của từng dân tộc” [Tổng tập Truyện thơ Nôm, tr.10]

* Truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa và truyện thơ Nôm Kinh

Trong lịch sử văn học Việt Nam, Phạm Tải – Ngọc Hoa là tác phẩm truyện thơ Nôm khuyết danh nổi tiếng, để lại dấu ấn sâu đậm trong dân gian (được ngâm thơ, kể chuyện, diễn chèo ) Trong khi đó, truyện Phạm Tử Ngọc Hoa bản Nôm Tày cổ nhất tìm được (hiện đang được lưu giữ tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam) có ghi thông tin năm ghi lại là 1948 (không ghi chủ nhân hoặc tác giả) Như vậy, văn bản truyện thơ Nôm Tày Phạm Tử - Ngọc Hoa , được coi là sự vay mượn của truyện thơ Nôm Kinh Phạm Tải – Ngọc Hoa Truyện dài 927 câu thơ, được chia làm 5 đoạn, viết bằng chữ Nôm

Tày theo thể thơ thất ngôn trường thiên Cốt truyện khá sát với truyện thơ Nôm Kinh Phạm Tải - Ngọc Hoa nhưng cũng như trường hợp truyện thơ Tổng Tân

Cúc Hoa, đây không phải là sự dịch thuật đơn thuần So với bản Kinh, bản của người Tày thể hiện sự sáng tạo của người bản xứ, đặc biệt là trong những đoạn miêu tả thiên nhiên và diễn biến tâm lí nhân vật Nội dung của Phạm Tử - Ngọc

Hoa cho thấy được dấu vết của các phong tục tập quán, quan niệm về thế giới của người Tày Cốt truyện như sau:

Tướng công họ Trần ở huyện Thanh Hà đã đứng tuổi mới có một cô con gái Ông quý hóa ái nữ, đặt tên là Ngọc Hoa Phạm Tử là người xứ Sơn Tây, mồ côi từ nhỏ, phải xin ăn nhưng hết sức ham học Một lần chàng đến nhà Trần công hành khất thì tình cờ gặp nàng Ngọc Hoa Thấy chàng trai khôi ngô, đĩnh đạc, dù ăn mày nhưng nhã nhặn, hiền lành nên Ngọc Hoa đem lòng thương yêu Phạm

Tử Vợ chồng tướng công họ Trần ít nhiều lo lắng nhưng vốn yêu chiều con gái, lại không tham bạc vàng nên đồng ý cho Phạm Tải và Ngọc Hoa kết duyên Trong làng gã nhà giàu tên là Biện Điền vốn tính vô lại, từng hỏi cưới Ngọc Hoa không được, đem lòng oán ghét, nay thấy nàng lấy chồng thì lòng thù oán lại tăng lên Hắn cho người tạc tượng Ngọc Hoa xinh đẹp đem dâng lên vua Trang Vương Vốn mê nhan sắc, lại thấy dung nhan Ngọc Hoa xinh đẹp tuyệt trần nên Trang Vương liền sai quan quân đến bắt nàng về cung Giữa triều đình, Trang Vương bị Ngọc Hoa cự tuyệt Không thuyết phục được cả Phạm Tử lẫn Ngọc Hoa, Trang Vương tàn nhẫn đầu độc Phạm Tử, bức ép Ngọc Hoa Ngọc Hoa đau khổ lấy lí do để tang chồng để xin về quê cũ, hẹn sau ba năm mới nói chuyện tái giá Sợ động lòng dân, nhà vua đành chấp thuận dù trong lòng đầy hậm hực

Truyện thơ Kinh - Tày chung cốt truyện là sản phẩm của quá trình

Trong 4 cặp truyện thơ mà luận văn khảo sỏt, cú ắ tỏc phẩm được cho là kết quả của quá trình du nhập văn hóa Kinh vào đời sống xã hội của người Tày: Tổng Tân – Cúc Hoa; Phạm Tử - Ngọc Hoa; Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện Như chúng tôi đã trình bày, hiện tượng chung cốt truyện này không phải sự tình cờ bởi hai tác phẩm đặt cạnh nhau sẽ thấy rõ sự gặp gỡ về diễn biến, nhân vật (tên tuổi, quê quán), chi tiết nghệ thuật… Không có sự trùng hợp bào trùng khít đến vậy Mặt khác, đây cũng không phải văn bản chuyển ngữ bởi bản Nôm Tày có nhiều chi tiết sáng tạo khiến tổng thể tác phẩm có những nét khác biệt so với nguyên mẫu (đã được luận văn chỉ rõ bên trên) Đó có thể là sự thay đổi kết thúc như truyện Tổng Tân – Cúc Hoa, thay đổi không gian nghệ thuật như truyện Phạm Tử - Ngọc Hoa (truyện tô đậm không gian miền núi) cho phù hợp với văn hóa dân tộc Tày Xem xét cơ chế ra đời của các truyện thơ Nôm Tày có nguồn gốc là truyện thơ Nôm của người Kinh ở miền núi, có thể khẳng định, sự giao lưu giữa người Tày và người Kinh là yếu tố cơ bản: “Nhưng với bối cảnh nào, với cái cớ nào, các tác phẩm đó (mà không phải tác phẩm khác) đi vào vùng người Tày? Điều đó gợi ta suy nghĩ đến sự giao lưu văn hóa giữa các vùng miền của Đất nước thống nhất Việt Nam, văn học của một dân tộc chủ thể du nhập vào các vùng sắc tộc nhỏ bé là điều gần như đương nhiên” [46, tr.8] Chính sự giao lưu này tạo ra một lực lượng sáng tác đặc biệt Lực lượng sáng tác ấy không thể là người dân lao động đơn thuần bởi họ bắt buộc phải biết chữ Nôm Tày, phải am hiểu cả truyện thơ Nôm Kinh (không chỉ là cốt truyện khái quát mà từng chi tiết trong mấy ngàn câu thơ) Bên cạnh đó, họ cũng cần am tường văn hóa và tiếng nói người Tày, để đưa cái hồn văn hóa dân tộc vào cốt truyện của người miền xuôi Tìm hiểu về lực lượng sáng tác truyện thơ Nôm Tày, nhà nghiên cứu Vũ Anh Tuấn nhấn mạnh: Không thể phủ nhận vai trò tham gia sáng tạo truyện thơ Tày của các trí thức Tày nhưng sự tham gia đó không phải thường xuyên và không đủ sức để tạo nên những đột biến Vai trò tham gia sáng tạo của các Nho sĩ, thầy đồ miền xuôi đương nhiên là có và để lại những dấu hiệu đổi mới và phát triển truyện thơ Tày, nhưng không có tính quyết định bằng sự phát triển tự thân của văn hóa tộc người” [42, tr.105]

Xem xét các khía cạnh, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, lực lượng sáng tác truyện Nôm Tày trước hết là tầng lớp trí thức dân gian người Kinh sống ở miền núi, biết tiếng Tày, hiểu văn hóa Tày, có khả năng sáng tạo lại tác phẩm văn hóa gốc Kinh thành tác phẩm Nôm Tày Giữa bao nhiêu truyện thơ của người Kinh, họ chọn “Lưu Bình Dương Lễ”, “Phạm Tải Ngọc Hoa”, “Tống Trân Cúc Hoa” là có nguyên do liên quan đến hoàn cảnh của mình Dễ thấy, cả ba truyện đều ca ngợi tình yêu thủy chung, tình vợ chồng tào khang bền chặt, tình bạn bè trong sáng… Nó hoàn toàn phù hợp với tâm tư của những người lính thú, những viên quan, nho sinh từ miền xuôi lên miền núi mà trong lòng vẫn vương vấn quê hương: “Trong buổi chia tay của vợ chồng anh lính miền xuôi lên miền ngược tại bờ sông Thương (Bắc Giang), bài ca dao cổ đã nói lên được tình cảm của họ: Con cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non/ Nàng về nuôi cái cùng con/ Để anh đi trảy nước non Cao Bằng Trong buổi chia tay thiêng liêng ấy, tình yêu nào lại không nghĩ đến hai chữ thủy chung? Tác phẩm văn học nào đã nêu cao lòng chung thủy trong hoàn cảnh xa cách ấy? Vậy thì trong hành trang của các anh “đi trảy nước non Cao Bằng” chắc là có thiên tình sử Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa” [46, tr.8]

Cũng không ngoại trừ khả năng lực lượng sáng tác truyện Nôm Tày là những trí thức bản địa Trong bối cảnh vùng đất Cao Bằng, Tuyên Quang trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của triều đình nhà Mạc; trường học, chợ búa được xây dựng, trí thức người Tày hoàn toàn có khả năng sáng tạo một thiên truyện thơ bằng tiếng nói của dân tộc mình, trên chất liệu văn học tiếp thu từ quan lại, nho sĩ, thầy đồ, sách vở người Kinh.

Truyện thơ Kinh – Tày chung cốt truyện là sản phẩm của quá trình

Xem xét yếu tố giao lưu văn hóa Kinh – Tày qua truyện thơ Nôm, không chỉ thấy sự ảnh hưởng của người Kinh đến người Tày mà còn thấy chiều ảnh hưởng ngược lại, dù không phổ biến bằng Truyện Nôm Thạch Sanh được xem là ví dụ Các nhà nghiên cứu đã phân tích để khẳng định nhiều khả năng truyện Thạch Sanh vốn ra đời từ không gian văn hóa Tày, nhưng được các nhà Nho người Kinh v và iết lại, phổ biến bằng chữ Nôm Kinh, sau đó mới dịch lại sang bản Nôm Tày Theo tư liệu của Hoàng Triều Ân, khi so sánh Truyện Thạch Sanh (Truyện Nôm khuyết danh Việt Nam) với Toẹn Thạch Seng viết bằng

Nôm Tày (các bản sưu tầm ở Hòa An (Cao Bằng), Trùng Khánh (Cao Bằng), Chợ Đồn (Bắc Kạn) thì thấy: về cơ bản cốt truyện và các nhân vật giống nhau, song giới nghiên cứu đặt ra câu hỏi: Nguồn gốc Truyện Thạch Sanh phải chăng bắt nguồn từ Cao Bằng, bởi những căn cứ sau:

- Địa danh Cao Bình trong câu mở đầu: “Nhớ xưa ở quận Cao Bình” Theo khảo sát, tên “Cao Bình” ngoài Cao Bằng ra, không thấy xuất hiện ở các địa phương khác Trong khi đó, đây lại là tên đất có thật, nay thuộc huyện Hòa

An, xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất văn vật, là thủ phủ của đất Nam Cương, Thục Phán Thêm vào đó, địa danh đơn vị “quận” vốn cũng dùng để gọi những vùng đất ở Cao Bằng, như lời thơ Hoàng Đức Triều:

“Thênh thênh chín quận hẹp nào con

Làm dậu phên cho góc núi non

Ba mặt tam giang trôi cuồn cuộn

Bốn bề tứ trụ đứng chon von”

- Theo lời người dân địa phương (khảo sát điền dã của Hoàng Triều Ân), thì ở vùng đất Cao Bình xưa, có một cây đa cổ thụ, được gọi là cây đa Thạch Sanh

- Không gian nghệ thuật trong truyện tương đồng với không gian miền núi nói chung và vùng Cao Bằng nói riêng:

“Bèn vào trong rừng núi làm nhà

Cùng cây cỏ rừng già làm bạn Đêm nghe tiếng hươu hoẵng gọi vang

Ngày nghe tiếng chim rừng khỉ vượn

Tiếng ve rừng kêu gọi nỉ non”

( Truyện Thạch Seng ) Ở Cao Bằng có địa hình núi đá vôi đồ sộ, nhiều hang động, nổi tiếng là động Ngườm Bốc “rộng, sâu, đi vào trong cùng có một hố sâu thăm thẳm, người ta đến tham quan quăng thử hòn đá xuống, chờ một phút sau ở trên miệng hố mới nghe tiếng hồi âm “um” vọng lên” [46, tr.160] Có thể với địa hình đó, cổ nhân đã tưởng tượng ra cảnh cung đình thủy phủ được tái hiện trong truyện Thạch Sanh Thêm vào đó, quang cảnh câu chuyện phải là vùng đất có rừng cây, vùng quê ấy vốn có một tầng lớp tiều phu đốn củi như một nghề sinh nhai Điều này tương thích với Cao Bình, nơi cho đến giờ, vẫn còn phố chợ Háng Sén với cảnh bán mua củi đốt diễn ra mỗi ngày Hoàng Triều Ân khẳng định: Khung cảnh ấy không thể phù hợp với một kinh đô cổ nào của nước ta

- Đất Cao Bình là nơi đồng bào Tày tập trung sầm uất mà trung tâm là Bản Phủ, nay còn di tích thành quách của một kinh thành vua chúa: “Truyền thuyết Chín chúa tranh ngôi kể rằng nơi đó là kinh đô của Thục Phán…Có thể khung cảnh đó đã gợi cho nhà sáng tác tạo ra nhân vật công chúa dạo chơi ở vườn hoa đã bị đại bàng bay qua cắp đi vào động Ngườn Bốc, cách đó chừng năm dặm” [46, tr.160] Suy luận nói trên có lí của nó, bởi nếu ở không gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, việc một công chúa giữa chốn kinh thành mà bị chim lạ cắp đi, thả vào hang sâu giữa rừng, có vẻ như khó thuyết phục hơn

- Nói về trằn tinh và chim đại bàng từ lưng trời sà xuống bắt người, trong Cao Bằng phong thổ phú, tác giả là bố chính Nguyễn Thuận có câu: “Họ Phù xưa có hai người bỉnh chính, ruổi gan vàng cố thủ nhất tâm; họ Trần xưa có hai kẻ cứu dân, tuốt gươm bạc tảo trừ tam quái” Tam quái ở đây là mụ yêu tinh, mãng xà và chim đại bàng trong truyền thuyết dân gian vùng Cao Bằng Như vậy, những hoang thú, dã điểu trong Thạch Sanh tương đồng với hình tượng yêu quái trong tư duy người dân miền núi nói chung và người Cao Bằng nói riêng

- Ở Cao Bằng xưa vốn có họ Thạch, nay ở Trùng Khánh, Quảng Uyên, có mối liên quan với gia đình Thạch Sinh, Thạch Sanh trong truyện

Những phân tích trên đây có thể được xem là căn cứ để giới nghiên cứu đặt niềm tin rằng Truyện Thạch Sanh ra đời trong môi trường văn hóa của người Tày, bởi “cuộc sống đi vào tác phẩm văn học do sáng tạo của nhà văn, nhưng nhà văn đó phải đứng trên mảnh đất nào để sáng tạo, chứ không thể không có thực tế mà nhà văn tưởng tượng hoàn toàn để có tác phẩm” [46, tr.161] Vấn đề đặt ra là mối liên hệ giữa bản Nôm Kinh và bản Nôm Tày ra sao? Chủ thể sáng tạo nghệ thuật là ai? Truyện Thạch Sanh từ Cao Bằng đi ra toàn quốc hay ngược lại từ miền xuôi, cùng các vùng khác đi vào đất Cao Bằng? Từ việc nghiên cứu văn bản, kết hợp với khảo sát thực tế vùng đất, nghề nghiệp, điều kiện sống, dòng họ…, nhà nghiên cứu Hoàng Triều Ân đặt ra giả thuyết và khẳng định sự tin cậy trong lập luận của mình: Truyện Thạch Sanh xuất phát từ Cao Bằng Người sáng tác có thể là nhà Nho người Kinh, hoặc thầy đồ vùng xuôi lên Cao Bằng dạy học, đứng trước khung cảnh sơn thanh thủy tú của vùng đất kinh thành cổ xưa Cao Bình mà sáng tạo Vì vậy, ta được tiếp xúc đầu tiên là Truyện Thạch Sanh viết bằng tiếng Việt Truyện Thạch Sanh viết bằng chữ Nôm Tày xuất hiện sau, dù không gian văn hóa của người Tày chính là quê hương đích thực của nó

Như vậy, hiện tượng chung cốt truyện giữa “ Truyện Thạch Sanh ” Nôm Kinh và “ Truyện Thạch Seng ” Nôm Tày là một minh chứng cho quá trình giao lưu văn hóa Kinh Tày với sự tham gia của các nhà Nho, thầy đồ dạy học – những người đã đem văn hóa Kinh đến với cộng đồng người Tày và lấy chất liệu đời sống của người Tày để tạo nên những sản phẩm văn hóa cho người Kinh.

Những biểu hiện của giao lưu, tiếp biến văn hóa trong nội dung thể hiện của truyện thơ Nôm

Nghiên cứu vấn đề “Giao lưu tiếp biến văn hóa Kinh – Tày qua truyện thơ Nôm có chung cốt truyện”, luận văn không chỉ chứng minh rằng, chính sự giao lưu văn hóa đã tạo cơ sở cho sự ra đời của những truyện thơ Nôm Tày cùng cốt truyện với truyện thơ Nôm Kinh mà còn chỉ ra những biểu hiện của sự giao thoa cũng như tiếp biến văn hóa trong đời sống hai tộc người, trên chất liệu nghiên cứu là truyện thơ Nôm Cũng cần cần mạnh rằng, mặc dù truyện Nôm Tày ra đời sau, dựa trên cốt truyện gốc của người Kinh (ngoại trừ trường hợp Truyện Thạnh Seng/ Thạch Sanh), tên nhân vật và quê hương bản quán của họ gần như giữ nguyên yếu tố văn hóa Kinh, song trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã gửi vào tác phẩm yếu tố văn hóa Tày Vì vậy, có thể coi thế giới nghệ thuật trong truyện Nôm Tày là xã hội miền núi Điều này giống với việc chúng ta phân tích bức tranh xã hội phong kiến Việt Nam trong Truyện Kiều mặc dù Nguyễn Du lấy bối cảnh: “Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh/ Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng/ Có nhà viên ngoại họ Vương…”

2.2.1 Những biểu hiện của sự giao thoa văn hóa

2.2.1.1 Sự gặp gỡ trong bức tranh xã hội

Với hàng ngàn câu lục bát (đối với truyện Nôm Kinh) và thất ngôn trường thiên (đối với truyện Nôm Tày), các tác phẩm truyện Nôm chung cốt truyện mà luận văn nghiên cứu đã khắc họa bức tranh xã hội rộng lớn, kéo dài trên từ nông thôn, miền núi đến kinh thành sa hoa; từ nước Nam sang nước Ngô, nước Tần; từ dương gian đến cõi âm ti địa phủ Ở đó, cả truyện thơ Kinh và truyện thơ Tày đều nhấn mạnh sự khác biệt, thậm chí là đối lập giữa các không gian, đi kèm với nó là sự đối nghịch về thân phận con người Đề cập đến tình tiết triều đình mở khoa thi, cả truyện “Lưu Bình Dương lễ”, “Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện” và “Tống Trân Cúc Hoa”, “Tổng Tân Cúc Hoa” đều tái hiện bức tranh kinh thành tập nập:

“Kinh đô trông nhan nhản những nhà

Tấp nập người lại qua kinh xứ Nam thanh cùng nữ tú như tiên Ngựa xe kéo liên miên đi lại Phố đông như ong bận mải mùa xuân Phố xá rộn những người mua bán Trai gái khéo thi nhau ăn mặc Xem ra nào màu sắc thiếu chi”

( Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện )

Cảnh phố phường Tràng An được tác giả “Tổng Tân – Cúc Hoa” miêu tả thật tấp nập, sầm uất trước đôi mắt của chàng sĩ tử nghèo đi thi mà phải vừa đi vừa xin ăn nuôi miệng:

“Đường xa ba tháng trời mới tới

Cũng phải về đô hội kinh đô Ngày lại ngày xin ăn nuôi miệng Một mình chịu đói khát trên đường Thôi cũng đến Trường An kẻ chợ Đông nam bắc gặp gỡ sĩ Nho Kéo về hội kinh đô thi phú Hơn ba nghìn sĩ tử phân vân”

Trong con mắt những chàng trai thôn quê và miền núi, sức hút của Kinh thành trước hết được làm nên từ những rộn ràng ấy Nó là động lực để họ cố gắng dùi mài kinh sử để có ngày bái tổ vinh quy bởi đỗ đạt là tiền đề để họ thay đổi cuộc đời, giống như Dương Lễ, từ một chàng trai nghèo “Quê quán ở mãi xứ

Sơn Tây” nhờ “Thiết tha về đế đô học tập/ Ngày đêm gắng luyện tập văn chương” mà trở thành Quan trạng, ở nơi lầu son gác tía chốn kinh kì:

“Nhà người thực lầu gác phong ba

Cảnh liễu nở la cà lãng uyển Hai bên toàn voi ngựa đế đô Tán quạt thêm dù tiên che bóng”

( Lưu Bình Dương lễ cổ truyện )

Bức tranh xã hội trong truyện Nôm còn được phản ánh qua khung cảnh thôn dã Đó là cảnh núi rừng vượn hót chim kêu, nơi Thạch Sanh một mình lủi thủi:

“Gia tài còn cái búa thế thôi

Ngày bán củi chợ ngoài nuôi miệng Bèn vào trong rừng núi dựng nhà Cùng cây cỏ rừng già làm bạn Đêm nghe tiếng huơu hoẵng gọi vang Ngày nghe tiếng chim rừng khỉ vượn”

Cảnh biên thùy xa xôi trên đường Trạng quan đi sứ:

“Ong ve cứ râm ran ca xướng

Buồn quá quan ngồi xuống nghỉ chân Khảm khắc hót xa gần ngàn dã

Trạng Nguyên quan nhớ mẹ, nhớ nàng”

Hay cảnh thôn bản hân hoan cờ hoa đón Trạng hồi hương:

“Đón mẹ về đến các trung gia

Thân họ cùng mọi nhà mừng chúc Mười ngày ăn yến ẩm xướng ca Bàn chiếu trải khắp nhà ăn uống”

Cũng như người Kinh, người Tày đề cao tính cộng đồng Vì vậy, có thể thấy nét chung trong bức tranh xã hội gợi ra từ truyện thơ Nôm là những không gian mang đậm yếu tố cộng đồng Cảnh láng giềng, bản làng ăn uống xuất hiện trong rất nhiều chi tiết, ở hầu hết các cặp truyện: ăn để mừng đám cưới; ăn để đón quan trạng; ăn trong ngày tang ma, ăn mừng ngày hội… Tương tự như vậy là những cảnh hội hè, rước kiệu nơi “ngựa xe như nước áo quần như nêm” Nó gợi ra không khí rất Việt Nam mà cả người Việt và người Tày đều thấy quen thuộc

2.2.1.2 Sự gặp gỡ trong cái nhìn về thân phận con người

Khi miêu tả bức tranh xã hội, tác giả dân gian còn nhằm mục đích tô đậm vấn đề thân phận con người Có thể thấy, dù ở truyện thơ Kinh hay truyện thơ Tày, câu chuyện về thân phận con người cũng được xoáy sâu với tất cả sự nhức nhối Tất nhiên, bởi cốt truyện giống nhau nên nội dung phản ánh phải giống nhau Nhưng chắc chắn, phải xuất phát từ những tương đồng văn hóa nên cả nguyên tác và bản phái sinh đều viết về vấn đề này với nhiều cảm xúc

Vấn đề thân phận con người trước hết nằm ở sự phân tầng xã hội tạo nên đối lập giàu nghèo: Tống Trân – Tổng Tân; Phạm Tải – Phạm Tử; Thạch Sanh – Thạch Seng đều có hoàn cảnh éo le, nghèo khó, vì thế mà bị coi thường, bị ức hiếp, bị lừa gạt Tổng Trân – Tổng Tân đi xin ăn, được Cúc Hoa thương xót, đồng cảm, nhưng lại bị Trưởng giả chế nhạo, khinh khi, gọi bằng những từ đay nghiến: “thằng cùng khổ”, “thằng bần nhân”, “thằng côi cút” Đám cưới Tổng Tân – Cúc Hoa bên ngoài thì rộn ràng: “Họ hàng khắp xa gần kéo tới/ Dự ba ngày tiệc cưới thật vui” nhưng đằng sau vinh hoa chứa đầy tủi cực:

“Cha nàng dặn kế sự oan gia

Lốt hết của Cúc Hoa kim xuyến Cha nàng thu trọn vẹn sạch không Ép gả cho Tổng Tân tùy sống Cúc Hoa nước mắt chảy ròng ròng Không còn áo che thân, còn mắng Mày lấy chồng khốn khó, mặc mày”

Phạm Tải/ Phạm Tử may mắn hơn Tống Trân/ Tổng Tân vì có cha mẹ vợ hiền từ thông cảm bất chấp sự đối lập trong gia cảnh hai nhà, nhưng cũng vì nghèo hèn mà chàng không bảo vệ được vợ, được cuộc hôn nhân của mình, bị kẻ ác hãm hại, vua hèn uy hiếp để rồi phải chết trong đớn đau Thạch Sanh côi cút, ngây ngô, tứ cố vô thân nên hết lần này đến lần khác bị lừa gạt Tất cả những bất hạnh ấy suy cho cùng đều liên quan đến sự “thấp cổ bé họng” của những người nghèo Ngược lại, những người giàu sang, quyền thế trong xã hội thì có cuộc sống sung sướng, có nhiều đặc lợi đặc quyền, có khả năng bẻ lái cuộc sống theo ý muốn của mình Đó là “Thằng Trương Đình gần nhà phú túc/

Cửa nhà cùng mấy chục ngựa lừa/ Nếp tẻ ruộng cùng ao vạn khoảnh” (Tổng

Vấn đề thân phận con người còn được gửi gắm qua những nỗi oan khuất mà người lành chẳng thể tự bảo vệ cho mình Tác giả truyện Nôm Kinh và truyện Nôm Tày đều dành những dòng thơ nghẹn ngào để viết về nỗi ấm ức ấy Tống Trân – Tổng Tân thủy chung với vợ, không ham phú quý vinh hoa, từ chối kết duyên với công chúa Chương Đài mà bị nàng xúc xiểm: “Coi thường đức hoàng thiên trị vì”, “Tâu xin vua đế cương xem lại”, “Quân Nho giả sống tại nhà quê”, “Bắt đi đày viễn châu viễn xứ” Thạch Sanh hiền lành mà bị tinh quái vu oan, bị đày vào ngục tối, để rồi phải nghẹn ngào tấu khúc đàn ai oán, oan khiên: “Đàn kêu tích tịch tình tang/ Ai mang công chúa dưới hang trở về”

GIAO LƯU VÀ TIẾP BIẾN VĂN HÓA KINH TÀY TỪ PHƯƠNG DIỆN HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT

Giao thoa và tiếp biến văn hóa qua ngôn ngữ và giọng điệu

3.1.1 Bản sắc văn hóa trong ngôn ngữ truyện thơ Nôm

Ngôn ngữ là chất liệu quan trọng nhất của nghệ thuật văn chương Ngôn ngữ của mỗi dân tộc, về bản thể, đã mang những yếu tố đặc trưng đại diện cho văn hóa của dân tộc đó Do vậy, khi được sử dụng trong sáng tác văn học, ngôn ngữ thể hiện hết những tinh hoa vốn có trong nội tại tạo nên sự thành công và giá trị cho tác phẩm Trong quá trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa Kinh đến thơ ca dân tộc Tày, TS.Hà Xuân Hương cũng bắt đầu từ việc đối chiếu trên phương diện ngôn ngữ: “Sự ảnh hưởng về mặt ngôn ngữ tới dân ca trữ tình sinh hoạt Tày không chỉ thể hiện ở việc người Tày sử dụng chữ Nôm Tày để sáng tác dân ca – một loại văn tự tượng hình được kế tục và phát triển dựa trên chữ Hán mà còn thể hiện ở sự đan xen về mặt ngôn ngữ trong lời thơ nghệ thuật của dân ca trữ tình sinh hoạt Tày Điều dễ nhận thấy là lời thơ có sự đan xen của tiếng Tày, tiếng Việt với hình thức ngữ âm cổ và từ Hán Việt Cụ thể, trong dân ca trữ tình sinh hoạt Tày có sự xuất hiện của tiếng Việt với hình thức ngữ âm cổ như: mủa xuân – mùa xuân, kiết bạn – kết bạn, vội vạng– vội vàng, hại – hãy, ẻn – én, tiểng – tiếng…” [17.tr27]

Cũng bằng phương pháp phân tích nguồn gốc ngôn ngữ nói trên, ta có thể chỉ ra rõ sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Kinh đến ngôn ngữ Tày thông qua hệ thống các các từ có hình thức ngữ âm cổ và từ Hán Việt:

Dảo mùa tuyện bjoóc mạ phông lương

Cạ mừa tuyện Tây Dương Lưu Tú Xưa nay ý ná rụ chắc tin

Tặt tuyện sle hết tin ngòi ngải Bút mực au mà mãi chang nghiên Thư bút cất chép biến tức slí Hiền nhân dú luận lý từ lương Chép sle tuyện Tây Dương Lưu Tú Đại Nam vương khửn ngự tị dân Quân chính lẻ thần trung phụ tá Lưu Bình tị thiên hạ slí phương

Mì cần nâng họ Dương danh Lẹ Qué quán lẻ dú xứ Sơn Tây Cừn vằn muổn xo pây thụ giáo Văn chương quý Khổng đạo vu môn Chặp chí tím pây lson slư xéc Lưu Bình noọng giao kết hợp hoan Que quán dú Bắc Nam tó ổ

Sloong cần toọng thụ mộ thi văn Kết bạn pây đuổi căn học hánh (Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện)

Lựa chọn ngẫu nhiên 20 dòng thơ đầu tiên của truyện Nôm Tày Lưu Bình

Dương Lễ cổ truyện , chúng tôi nhận thấy, có 04 đơn vị từ tiếng Việt giữ nguyên cách phát âm trong bản Nôm Tày là: kết bạn, bút mực, xưa nay, chép; 03 từ tiếng Việt cổ: học hánh, qué quán, tuyện và rất nhiều từ Hán Việt: Lưu Bình, Bắc Nam, thụ mộ, thi văn, văn chương, quý, Khổng đạo, vu môn, hiền nhân, luận lí… Như vậy, xét về phương diện nguồn gốc ngôn ngữ, sự giao thoa văn hóa nằm ở việc đan xen từ ngữ gốc ngoại tộc, đặc biệt là từ Hán Việt Cũng giống như trường hợp ảnh hưởng của văn hóa Kinh đến dân ca Tày, những từ ngữ giao thoa này “là những từ khá gần gũi với tiếng Việt hiện đại về phương diện ngữ âm và ngữ nghĩa, chỉ khác về cách ghép từ do có sự chi phối của tư duy ngôn ngữ dân tộc Tày” [17, tr.27] Nguyên nhân bởi trong quá trình ghi chép, không phải lúc nào tác giả dân gian cũng sử dụng hoặc chuyển ngữ được đầy đủ tiếng Việt sang tiếng Tày Hơn nữa, do truyện thơ Nôm ra đời ở giai đoạn muộn, khi người Kinh và người Tày đã có nhiều tiếp xúc về ngôn ngữ và văn hóa, nên sự giao thoa trong ngôn ngữ thường ngày đã nhiều, sự giao thoa trong ngôn ngữ văn học lại càng rõ hơn

Liên quan đến những tương đồng và dị biệt, còn có yếu tố đặc điểm, tính chất của ngôn ngữ Trong truyện thơ Nôm Tày, ngôn ngữ của người kể chuyện tương đối giản dị, mộc mạc, trong sáng, dễ hiểu, không giống với so với sự bóng bẩy, trau chuốt, cầu kì và nhiều điển tích điển cố thường thấy trong truyện thơ Nôm Kinh, đặc biệt là những truyện Nôm bác học Có thể lấy phần mở đầu Phạm Tải Ngọc Hoa và Phạm Tử Ngọc Hoa để đối sánh:

“Hay mừng vận mở thái hoà,

Thông reo trúc hoá mai già khoe tươi

Khang cù kích nhưỡng đòi nơi,

Mở Chu kỳ, thấy có đòi Trang Vương

Hội quân minh, họp thần lương

Trang vượng ngự trị bốn phương thái thuần

Bát thiên thu, bát thiên xuân,

Muôn dân cũng phục thánh quân trùng trùng”

“Đặt nên truyện Hoa lạ

Nói đến truyện Hoa vàng

Lại thấy truyện Trang Vương trị vị

Thiên hạ thủy chầu về một chốn

Dân thái binh ca xướng hát vui

Không nhiều nhương không nơi giặc gia

Trị nước dẫn bốn phương giàu có”

Mặc dù ý tứ trong phần mở đầu gần như tương ứng, nhưng dễ thấy, cách diễn giải trong bản Nôm Kinh mang tính chất cầu kì, ước lệ, biền ngẫu đăng đối thể hiện rõ ràng hơn trong bản Nôm Tày (tất nhiên, sự nhịp nhàng đăng đối vốn là đặc trưng của truyện Nôm trung đại khó có thể biểu hiện ở bản Nôm Tày đã được chuyển ngữ lần hai) Điều này phần nào có thể được lí giải từ tính cách thẳng thắn, bộc trực vốn là đặc trưng của con người miền núi Một ví dụ khác là đoạn văn miêu tả diễn biến tâm lí của nàng Châu Long (bản Tày) trong những ngày nhớ chồng đằng đẵng mà vẫn phải tròn vai kẻ tri kỉ của chàng Lưu Bình:

“Ngàn năm chẳng quên nghĩa vợ chồng Đêm ngày lệ tuôn dòng ướt má

Bạn thầm thương vất vả thân ta

Bạn lại ở cùng nhà ngại quá

Ngày đêm chịu tiếng chả giữ thân

Mình ta chịu khó khăn ai biết

Thầm nghĩ nam tưởng bắc buồn phiền

…Thấm thoắt tháng lại năm buồn quá”

( Lưu Bình Dương Lễ cổ truyện ) Trong đoạn thơ trên, người kể chuyện và nàng Châu Long như hòa vào làm một, lời kể giản dị như lời nói hàng ngày, duy chỉ có cụm từ “nghĩ nam tưởng bắc” là có phần biểu tượng Trong khi đó, nàng Châu Long trong bản Nôm Kinh hay nàng chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm) bày tỏ cảm xúc nhớ thương một cách gián tiếp thông qua những hình ảnh hiểu tượng, ước lệ:

“Thuở lâm hoành oanh chưa bén liễu

Hẹn ngày về ước nẻo quyên ca Nay quyên đã giục oanh già Ý nghi lại gáy trước nhà líu lo”

( Chinh phụ ngâm , Đặng Trần Côn)

Về đặc điểm của ngôn ngữ miêu tả nhân vật, truyện Thơ Nôm Tày thương miêu tả chi tiết, cụ thể hơn truyện thơ Nôm Kinh – vốn thiên về tượng trưng, chấm phá Đó cũng là lí do mà cùng cốt truyện nhưng bản truyện Nôm Tày có khi dài hơn bản Nôm Kinh tới hàng ngàn dòng Có thể lấy truyện thơ Phạm Tử, Ngọc Hoa làm ví dụ: “Để khắc sâu hình tượng nhân vật chính của tác phẩm – nàng Ngọc Hoa – một biểu tượng cho người phụ nữ dân tộc Tày với nhiều phẩm chất đáng quý, các tác giả đã thêm nhiều đoạn mà trong nguyên tác ít hoặc không có Chẳng hạn, họ đã dành nhiều câu thơ để miêu tả nhan sắc của nàng Ngọc Hoa - điều mà các tác giả người Kinh ít để ý tới hoặc nếu có thì đó chỉ là những hình ảnh mang tính chất ước lệ, tượng trưng Trái lại, các tác giả người Tày lại miêu tả vẻ đẹp của nàng rất tỉ mỉ và sinh động” [43] Từ lúc mới sinh, nàng Ngọc Hoa đã có vẻ đẹp lạ thường: “Mãn nguyệt sinh thiếu nữ như hoa / Dung nhan tựa sao trời toả sáng” Lên mười ba tuổi, nàng đã trở thành trang tuyệt thế giai nhân: “Nhan sắc ngòi nết na yểu điệu/ Lên mười ba xảo diệu khôn ngoan” Vì thế, khi mới chỉ trông thấy pho tượng tạc nàng, Trang Vương đã phải trầm trồ, thán phục: “Trông người này mặt sáng như tiên/ Càng trông càng thấy duyên đẹp quá”

Trong kho tàng truyện thơ Nôm Tày, ngôn ngữ nhân vật cũng mang những đặc trưng riêng của thể loại với tính khu biệt rất cao Ngôn ngữ mà các nhân vật sử dụng rất gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày Lớp từ thường xuyên có mặt trong tác phẩm bởi thế khá bình dị, chân thực, gắn với cách cảm, cách nghĩ của người miền núi Ngôn ngữ một phần thể hiện tính cách nên với sự thẳng thắn, bộc trực, cách nói của nhân vật thường là trực tiếp vào thẳng vấn đề, không dùng lời lẽ hoa văn, bay bổng Điều đó mặc nhiên tạo cho tác phẩm người

Tày nét hay riêng nhưng đôi chỗ lại không tránh khỏi sự thô ráp, vụng về nhất là trong ngôn ngữ của các nhân vật nam giới:

“Tôi là người hàn sĩ bần nhân Đã định đi xin ăn mọi bản Còn biết đâu quê quán bản hương

Cô chiêu con nhà quan công hầu Thiếu gì bát cơm thí, đồng xu” Đó là những lời nói không chút màu mè của Phạm Tử lúc xin ăn Nhưng ngay cả Quan Trạng Lưu Bình khi kể về nàng Châu Long thì lời ăn, tiếng nói cũng chẳng mấy cầu kì:

“Ngày trước chịu muôn vàn đói rét Ơn trời gặp em đẹp xinh tươi Công nuôi thầy nuôi tôi vẹn đức

…Về chẳng thấy nữ nhi mới khổ Làm sao mà ăn ngủ cho yên Chẳng chịu nổi buồn phiền đau đớn Ngày đêm những chép miệng tương tư Sớm chiều ăn qua loa tí chút”

Theo TS Phạm Quốc Tuấn “Sử dụng lối phô diễn của người miền núi là một đặc trưng quan trọng của ngôn ngữ đối thoại trong truyện thơ Nôm Tày” [43; tr.138] Mặc dù, trong tiếng Tày có khá nhiều đại từ nhân xưng có thể được dùng ở ngôi thứ nhất số ít (cũng giống như tiếng Việt) nhưng khi viết các truyện thơ Nôm Tày, có thể nhằm mục đích nhấn mạnh lối phô diễn của người miền núi nên lớp từ khẩu ngữ với lối xưng hô: “câu (tiếng Tày): tao - mầư (tiếng Tày): mày” cũng xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm Đó có thể là lời nói từ miệng của những ông vua: “Đức vua ngự giường cao nói rõ/ Tao làm vua thiên hạ mênh mông/ Mà cướp vợ mày không, có lỗi/ Vàng bạc tao xin đổi năm cân/ Cho năm mươi mỹ nhân thay ả/ Sắc phong cho chức cả quận công/ Tao phong cho cai dân ba xứ/ Hai hàng đủ thầy tớ một lòng” (câu 400 - 407, Phạm Tử - Ngọc Hoa)

Nhìn chung, trong sự giao thoa trên phương diện ngôn ngữ, bản sắc văn hóa của hai dân tộc Kinh – Tày vẫn ít nhiều được thể hiện Nếu như người Kinh dùng lời lẽ văn hoa, từ ngữ sang trọng, điển cố, điển tích nhiều thì người Tày đại bộ phận đều dùng những lời lẽ bình dân, gần với khẩu ngữ của người bản địa Đây là nét đặc trưng cần được bảo tồn vì nó góp phần gìn giữ được văn hóa người bản địa

3.1.2 Sự giao thoa, tiếp biến qua giọng điệu nghệ thuật

Theo các nhà nghiên cứu trước đây, truyện thơ Nôm Tày có một đặc điểm riêng biệt trong kết cấu, đó là kết cấu tự sự - trữ tình Kết cấu này cho phép truyện thơ Nôm Tày thể hiện được một phần đặc trưng của giọng điệu Nếu như truyện thơ của người Kinh có kết cấu cốt truyện mang khuynh hướng tự sự là chủ yếu, mạch truyện là sự tiếp nối của những sự kiện, tình tiết thì truyện thơ Nôm Tày khi phát triển đến đỉnh cao (ở giai đoạn sau) lại có kết cấu mang khuynh hướng tự sự - trữ tình Kết cấu cốt truyện kiểu tự sự - trữ tình cho thấy đan xen giữa các tình tiết sự kiện là những phân đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Sự kiện liên tục phát triển làm cho câu chuyện diễn biến khá căng thẳng thì những đoạn trữ tình lại làm cho nó chùng xuống, lắng đọng với những cảm xúc suy tư Giọng điệu tâm tình giúp cho cốt truyện phát triển uyển chuyển Để phù hợp với cốt truyện này thì thể thơ thất ngôn trường thiên là phù hợp nhất

Giao thoa và tiếp biến qua thể thơ và vần điệu

Truyện thơ Nôm Tày mang nhiều giá trị về nội dung và nghệ thuật đặc sắc Cốt truyện cơ bản giống với truyện thơ Nôm Kinh song khác nhau về hình thức thể hiện Riêng về thể thơ, truyện thơ Nôm Kinh sử dụng thể thơ lục bát còn truyện thơ Nôm Tày dùng thể thơ thất ngôn trường thiên Lý giải hiện tượng này có thể viện dẫn nhiều nguyên nhân, theo chúng tôi, để giải thích cho hiện tượng này có thể dựa vào một số yếu tố sau:

Thứ nhất, do đặc trưng kết cấu cốt truyện Nếu như truyện thơ Nôm của người Kinh chủ yếu có khuyng hướng tự sự, các sự kiện tiếp nối nhau, đan cài vào nhau, có đôi lúc xen lẫn với một vài yếu tố trữ tình thì truyện thơ Nôm của người Tày lại được tác giả thể hiện kết cấu bằng sự lồng ghép yếu tố tự sự và trữ tình Kết cấu cốt truyện kiểu tự sự - trữ tình cho thấy đan xen giữa các tình tiết sự kiện là những phân đoạn miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Sự kiện liên tục phát triển làm cho câu chuyện diễn biến khá dàn trải, thậm chí có lúc còn rơi vào trạng thái triền miên dẫn đến căng thẳng thì những đoạn trữ tình lại làm cho mạch diễn biến trầm xuống, lắng đọng qua cảm xúc suy tư của nhân vật Giọng điệu tâm tình giúp cho cốt truyện phát triển một cách uyển chuyển, mềm mại Để phù hợp với cốt truyện này thì thể thơ thất ngôn trường thiên là tương đối phù hợp Vì vậy, trong đại đa số truyện thơ Nôm Tày, đại biểu là ba tác phẩm được chúng tôi tập trung nghiên cứu trong luận văn, đều dùng thể thơ này để thể hiện Thơ thất ngôn trường thiên trong truyện Nôm Tày dùng cả vần chân (cước vận, tức vần ở cuối câu) và vần lưng (yêu vận, tức vần ở giữa câu) để gieo Khi vận dụng thể thơ thất ngôn trường thiên gieo cả vần lưng và vần chân, người Tày tuyệt đối tuân thủ cách gieo vần của thể thơ này Chẳng hạn:

Lại gạ đoạn Phạm Tử Sơn Tây/ Lại kể đoạn Phạm Tử Sơn Tây

Vỏ mẻ lểu thai pây hoẻng tả/ Cha mẹ đều chết rồi bỏ mặc

Dẳng vừa đảy síp hả pi gần/ Tuổi chàng vừa mới được mười lăm

Quan vần vạy cô thân một mỉnh/ Đã mồ côi cô thân một mình

(Phạm Tử - Ngọc Hoa, câu 59 - 62) Xét về hiệu quả âm luật của lối thơ thất ngôn trường thiên có thể thấy rõ trong cách gieo vần chân và vần lưng, tuy nhiên nhiều khi vì tác giả dân gian người Tày quá chú ý đến cách gieo vần để tránh không bị thất vận, dẫn đến một số câu thơ rườm rà, tối nghĩa, thậm chí rất khó hiểu Các sự kiện, tình tiết đan cài vào nhau một cách khó hiểu, chẳng hạn:

Hồ Vương vùa miện duyên khỉn tỏi/ Vua Hồ còn mến thương đòi tới

Phua mìa phuối luận hội xiết xa/ Vợ chồng cùng bàn luật thiết tha

Chiêu Quân pyảc Hán gia nàng hảy/ Chiêu Quân biệt Hán gia nàng khóc

Y như là tự nẩy soong duyên/ Giờ này ta chẳng khác hai duyên

Khất bút quan tạng nguyên liển chép/ Cầm bút quan Trạng nguyên liền chép

Mộ niên khởi nhật nguyệt giao thư/ Mỗ niên khởi nhật nguyệt giao thư Nam quốc nhậm Ngô châu sứ sự/ Nam quốc nhận Ngô châu việc sứ

Ngò kết duyên công chúa Tần Vương/ Ngộ kết duyên công chúa Tần vương

Lộ đồ quân dùa căn nhật dạ/ Lộ đồ xa cho gần nhật dạ

Xuất tốc rườn Bắc Hà Sơn Tây/ Về Bắc Hà xuất tốc Sơn Tây

Chắc kỷ dậm xẩư quây dẳng lót/ Biết bao dặm đường xa mới lọt

Tạng nguyên quan lo xót buồn thân/ Trạng nguyên quan lo xót buồn thân

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 2235 - 2246 ) Nếu như truyện thơ Nôm Kinh đa phần dùng để kể, thì truyện thơ Nôm Tày còn được dùng để hát Người Tày kể và hát truyện Nôm của họ theo những làn điệu của sli, lượn đặc trưng của dân tộc họ Do đó, nhiều khi truyện thơ Nôm Tày được chia thành các phân đoạn rõ ràng Những phân đoạn đó thường bắt đầu bằng cụm từ : “Lại gạ đoạn” (lại kể đoạn) ví như: Lại kể đoạn thượng các tiến công/ Sai Lý Tĩnh xuống vùng dương thế (Thạch Seng, câu 214 - 215); Lại kể đoạn Phạm Tử Sơn Tây/ Cha mẹ đều chết rồi bỏ mặc (Phạm Tử - Ngọc Hoa, câu

59 - 60); Lại kể đoạn Tổng Tân hành lộ/ Một thân chàng đơn độc bước chân

(Tổng Tân - Cúc Hoa, câu 432 - 433 ) Và vì lý do để hát nên thể thơ thất ngôn trường thiên được người Tày sử dụng là phù hợp hơn cả trong sáng tác truyện thơ Đó đồng thời cũng là lý do tại sao truyện thơ Nôm Tày có một sức sống mãnh liệt và trường cửu trong đời sống tinh thần của đồng bào vùng núi rừng Bắc bộ

Sự khác nhau giữa các thể thơ thể hiện truyện Nôm đã nói lên đặc trưng văn hóa của các dân tộc Nếu như thể thơ lục bát, vốn quen thuộc trong ca dao, được người Kinh sử dụng để kể truyện thơ Nôm thì thể thơ thất ngôn trường thiên được người Tày vận dụng vừa để kể vừa để hát truyện thơ

Nếu như thơ Nôm Kinh viết bằng thể thơ lục bát thì thơ Nôm Tày lại sử dụng thể thơ song thất lục bát là chủ yếu Phân tích đặc điểm thể thơ song thất lục bát trong thơ Nôm Tày có thể thấy những ảnh hưởng nhất định của nghệ thuật gieo vần, ngắt nhịp trong cách làm thơ song thất lục bát của người Kinh Trước hết, cần giải thích đôi nét về thể song thất lục bát – một thể thơ dường như mang sẵn trong lòng nó yếu tố giao thoa Đây là thể thơ gồm từ một (chỉ thấy ở trong ca dao, dân ca) đến nhiều khổ Mỗi một khổ gồm bốn dòng (hai dòng 7 tiếng + một dòng 6 tiếng + một dòng 8 tiếng) là đơn vị tế bào của thể thơ này Ví dụ:

Trong cung quế, âm thầm chiếc bóng Đêm năm canh, trông ngóng lần lần

Khoảnh làm chi bấy, chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhị dần lại thôi!

(Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều)

Về vần, đây là khuôn hình sau khi thể thơ này đã hình thành trọn vẹn: Ở thể thơ bảy tiếng của người Tày, tiếng thứ bảy của dòng đầu vần với tiếng thứ năm của dòng sau Dưới đây là tám dòng mở đầu truyện thơ Nam Kim

Dú đai rà lấn tuyện khao sâư

Mảc bút căm chang mừ liển chép

Chép ăn tuyện hoa nguyệt tuyên se

Rầư dằng định phua mìa gỏi chứ

Nhà giáo Hoàng Quyết (người Tày) dịch theo thể song thất lục bát:

Thảnh thơi chép truyện đời lưu lại

Suốt canh chày mãi mãi bút nghiên Tình yêu truyện ấy lưu truyền

Kể cho những bạn nhân duyên lỡ làng

Có mối tình Thị Đan đời cổ Thành câu chuyện lưu để ngàn năm Ất Mùi kết với Thị Đan Nam Kim thầm nhớ chứa chan trong lòng

Chúng ta thấy có một số trường hợp cách hiệp vần ở hai câu song thất (của người Việt) giống hệt với cách hiệp vần của thơ bảy tiếng người Tày: tiếng thứ bảy của dòng đầu vần trắc vần với tiếng thứ năm của dòng sau Cũng có trường hợp ở thể thơ của người Tày, tiếng thứ bảy của dòng đầu vần bằng vần với tiếng thứ năm của dòng sau:

Cừn vằn giá thán vọng răng lai

Cẩu bươn pà mẻ khai rừ phuối

Trường hợp này chỉ giống hai dòng song thất Việt ở chỗ: tiếng thứ bảy của dòng đầu vần với tiếng thứ năm của dòng sau Còn sự khác nhau thể hiện ở chỗ thơ Việt hiệp vần trắc, thơ Tày hiệp vần bằng Ở loại thơ Đường (tiểu loại thất ngôn) của người Hán, toàn bộ các trường hợp hiệp vần đều theo vần chân Ví dụ, trong bài bài Phong Kiều dạ bạc, tác giả Trương Kế viết:

Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên Giang phong ngư hoả đối sầu miên

Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Qua sự so sánh ở trên, chúng ta thấy hai câu bảy của thể song thất lục bát của người Việt và thể thơ bảy tiếng của người Tày có khi rất giống nhau về cách hiệp vần (ở vị trí tiếng và hiệp vần trắc), có khi giống nhau một phần (ở vị trí tiếng gieo vần) Sự giống nhau vừa nêu là do ngẫu nhiên hay là do mối quan hệ ảnh hưởng? Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, truyện thơ Nôm Tày chịu ảnh hưởng của thơ Nôm Việt, chứ không ai phân tích thơ bảy tiếng của người Tày chịu ảnh hưởng của thể thơ song thất lục bát Việt.

Giao thoa và tiếp biến qua bút pháp ước lệ tượng trưng

3.3.1 Ước lệ trong văn học nói chung

Trong đời sống xã hội, ước lệ là một quy ước có tính cộng đồng Ước lệ là một tín hiệu riêng của một cộng đồng khi cảm nhận thực tại, làm cho sự vật và hiện tượng hiện lên đúng với chiều kích quy ước và đúng với cách hiểu của cả cộng đồng Văn học nghệ thuật mọi thời, mọi dân tộc bao giờ cũng có tính ước lệ Bởi lẽ, văn học không là phiên bản thu nhỏ của hiện thực đời sống, nhưng bắt nguồn từ mảnh đất thực tại, thanh lọc thực tại qua cái nhìn nghệ thuật của nhà văn, lăng kính thẩm mỹ của thời đại Có điều, ước lệ trong văn học là ước lệ thẩm mỹ có tính qui ước của các nhà văn trong một thời đại, một dòng văn học nhất định

3.3.2 Ước lệ trong văn học trung đại Việt Nam

Trong văn học trung đại, ước lệ được nhà văn sử dụng triệt để, nghiêm túc và phổ biến Các nhà văn bao giờ cũng cảm thụ và diễn đạt thế giới bằng hệ thống nghệ thuật ước lệ Ước lệ đã trở thành một đặc trưng thi pháp của văn học Đặc trưng thi pháp này hình thành từ bối cảnh lịch sử xã hội phong kiến và cảm quan thẩm mỹ của tầng lớp nghệ sĩ Hán học Ước lệ bao gồm ba tính chất: Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ; tính sùng cổ; tính phi ngã

Tính uyên bác và cách điệu hóa cao độ

Không phải ngẫu nhiên văn học chính thống thời phong kiến được mênh danh là văn chương bác học (Văn học dân gian gọi là văn học bình dân) Gọi như thế, văn chương mang trong mình nó tính bác học Người sáng tác phải bác học và người tiếp nhận cũng rất bác học Văn chưong chính thống thời phong kiến mang tính quy phạm từ góc độ sáng tác đến thưởng thức Giới văn học hẹp, chỉ quanh quẩn trong tầng lớp trí thức Hán học tài hoa, tao nhân mặc khách Trường hợp Nguyễn Khuyến và Dương Khuê là một thí dụ tiêu biểu Độc giả của Nguyễn Khuyến là Dương Khuê, nên khi bạn văn mất, nhà thơ như muốn gác bút:

Thơ muốn viết đắn đo chẳng viết Viết đưa ai, ai biết mà đưa?

(Khóc Dương Khuê) Sáng tác trong môi trường ấy, tất nhiên uyên bác có ý nghĩa thẩm mỹ Người sáng tác cũng như người tiếp nhận đều phải thông thuộc kinh sử, điển cố, điển tích; phải có vốn thi liệu, văn liệu phong phú học tập được từ những áng văn bất hủ của người xưa Văn chương càng uyên bác càng có sức hấp dẫn lớn, có tính nghệ thuật cao

Trước sau nào thấy bóng người Hoa đào năm ngóai còn cười gió Đông

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương

Văn chương của tao nhân mặc khách có khuynh hướng lý tưởng hóa, “văn chương hóa” Các nhà văn thời ấy muốn tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng khác với thế giới đời thường Cho nên, thế giới nghệ thuật của các trang văn thời này luôn được các nhà văn cách điệu hóa cao độ Hình tượng nghệ thuật càng cách điệu hóa càng đẹp

Quan niệm này đã làm nảy sinh thái độ xem thường văn xuôi, trong thơ ca Trong cái nhìn của các nhà văn và độc giả văn học thời phong kiến, văn xuôi gần với đời sống thực tại, ít được cách điệu hóa; thơ mới là thứ ngôn ngữ giàu tính cách điệu Con người trong văn chương phải đẹp một cách lý tưởng: tóc mây, mày liễu, mặt hoa, tay tiên, gót sen, vóc hạc, Cử chỉ, đi đứng, ăn nói tựa như đang sống trong thế giới của nghệ thuật sân khấu:

Hài văn lần bước dặm xanh Một vùng như thể cây quỳnh cành dao Chàng Vương quen mặt ra chào Hai Kiều e lệ nép vào dưới hoa

Tạo vật thiên nhiên đi vào văn chương cũng phải thật sang quý và đẹp như mai, cúc, tùng, bách, liễu,

Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn

Nhìn chung, văn chương thời trung đại không chú ý tả thực Tả thực nếu có, chỉ dùng cho những nhân vật phản diện phàm tục như Mã giám sinh, Sở Khanh, Tú bà; Bùi Kiệm, Trịnh Hâm:

Thoắt trông nhờn nhợt màu da Ăn chi cao lớn đẫy đà lám sao?

Người ta quan niệm con người không hòan thiện, hòan mỹ bằng tạo hóa, không tài hoa bằng hóa công Vì thế, những gì cần lý tưởng hóa đều phải được so sánh với thiên nhiên, thiên nhiên trở thành chuẩn mực cho cái đẹp của con người Con những tiểu nhân chỉ có thể so sánh với xác của chúng, mới tả thực

Do quan niệm thời gian phi tuyến tính, nên trong văn chương cổ của dân tộc ta, các nhà văn luôn có xu hướng tìm về quá khứ Họ lấy quá khứ làm chuẩn mực cho cái đẹp, lẽ phải, đạo đức Chân lý quá khứ là chân lý có sức sáng tỏa muôn đời Vì thế, văn chương thường lấy tiền đề là lý lẽ và kinh nghiệm của cổ nhân, của lịch sử xa xưa Văn học vì vậy mà đầy rẫy những điển tích, điển cố Mẫu mực của văn chương cũng như vậy Thơ ca không ai có thể vượt qua những thi thánh, thi thần như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,

Chính vì vậy, các nhà văn đời sau thường “tập cổ” vay mượn văn liệu, thi tứ, hình ảnh nghệ thuật của các nhà thơ, nhà văn đời trước mà không bị đanh giá là “đạo văn” Ngược lại, họ được đánh giá là một cây bút đạo đức, sang trọng; tác phẩm của họ rất giàu gía trị

Như trên đã trình bày, tính phi ngã là một trong những đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam, đặc biệt là trong việc xây dựng hình tượng nhân vật Thời phong kiến, ý thức cá nhân chưa có điều kiện phát triển Hầu hết ý thức cá nhân thuộc về cái phi ngã, thậm chí vong ngã, phản ngã Chính điều kiện xã hội ấy đã sinh ra hệ thống ước lệ trong văn chương, một ước lệ nghệ thuật có tính phi ngã Nhà văn cảm thụ và diễn tả thiên nhiên không bằng cái nhìn hữu ngã và bằng ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu do cá nhân mình sáng tạo

3.3.3 Ước lệ trong truyện thơ Nôm Tày

Trong phạm vi nội dung luận văn, chúng tôi tập trung vào tính cách điệu hóa của văn học trung đại Việt Nam, từ đó quy chiếu sang truyện thơ Nôm Tày để thấy được sự giao thoa cũng như tiếp biến của hai nền văn học dân tộc Nếu như tính uyên bác đại đa số tập trung ở những tác phẩm văn học viết, có tác giả là những danh sĩ uyên thâm Hán học thì tính cách điệu hóa lại linh động hơn Nó có thể xuất hiện nhiều cả ở văn truyền miệng cũng như văn học viết

Trong truyện thơ Nôm Tày sự ảnh hưởng của chất ước lệ tượng trưng được thể hiện ở việc xây dựng hình tượng nhân vật Người Tày có một tín ngưỡng tôn thờ hoa, đặc biệt là những loài hoa linh thiêng như hoa vặc viền, hoa ban chủ… Và hoa đã trở thành một biểu tượng đại diện cho nhan sắc của người con gái Qua ba hình tượng nhân vật nữ chính Cúc Hoa, Ngọc Hoa, Quỳnh Nga có thể thấy rõ điều này

Một mĩ nữ mãn nguyệt chào đời Dung nhan tựa sao trời tỏa sáng

Vợ chồng vui cùng ngắm bông hoa Trông đẹp tựa ngọc ngà đáng yêu

(Phạm Tử - Ngọc Hoa, câu 20 - 24)

Chân nàng xỏ đôi hài đẹp đẽ Tai đeo khuyên vàng chóe một đôi Thắt lưng ong, trên người yếm thắm Trên mình mặc áo gấm thật sang Ngực căng đầy như bông hoa nở

Quỳnh Nga da nõn trắng như tiên Trắng muốt như vặc viền vách núi

( Thạch Seng) Biểu tượng hoa vặc viền (loài hoa chúa) tượng trưng cho vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết và linh thiêng của thiên nhiên miền núi cũng chính là vẻ đẹp con người Đó là sự kết tinh cái đẹp, là cái đẹp của cái đẹp trong tư tưởng, quan niệm của con người miền núi, được cụ thể hóa qua hình ảnh dung nhan người phụ nữ trong truyện thơ mà ở đây, chúng ta khó có thể phân tích, tách biệt rạch ròi đâu là hình ảnh thiên nhiên, đâu là hình ảnh con người Đó cũng chính là sự ước lệ trong miêu tả, khắc họa hình tượng nhân vật.

Cơ chế và sự lý giải

3.4.1 Cơ chế thứ nhất: sự tiếp xúc văn hóa Kinh – Tày trong chiều dài lịch sử

Không chỉ trên bình diện văn học, mà ở nhiều bình diện văn hóa, xã hội khác, luôn có sự giao thoa, tiếp xúc văn hóa Kinh – Tày trong suốt chiều dài lịch sử Điều này đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến trong những công trình viết về lịch sử tộc người nói chung hoặc lịch sử tộc người và giao lưu văn hóa ở các địa phương nói riêng Từ những tài liệu ấy, chúng tôi khái quái được cơ chế đầu tiên tạo ra sự gặp gỡ văn hóa Kinh – Tày qua truyện thơ Nôm: sự tiếp xúc văn hóa giữa hai dân tộc

3.4.1.1 Giao lưu văn hóa Kinh - Tày xuất phát từ chế độ phiên thần thế tập

* Khái quát về chế độ phiên thần thế tập trong lịch sử

Trong suốt chiều dài lịch sử, các vương triều phong kiến cũng như chính quyền nhà nước sau này, luôn nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của khu vực miền núi, đặc biệt là những vùng biên viễn Đồng bào các dân tộc miền núi không chỉ là một bộ phận trong khối dân tộc thống nhất mà còn giữ vai trò củng cố toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia trong mối quan hệ nhiều nhạy cảm với các nước láng giềng Chính vì thế, ngay từ những triều đại phong kiến đầu tiên, chính quyền phong kiến đã quan tâm đến các chính sách trấn an vùng dân tộc thiểu số Sự “trấn an” ở đây vừa mang ý nghĩa quan tâm, chăm lo đời sống, nhưng còn có ý nghĩa “đề phòng”, “kiểm soát” các cuộc nổi dậy bởi “đã có những lúc ở nơi này hay nơi khác, một số tộc người nào đó đã nổi dậy chống lại chính quyền trung ương, mong tách khỏi cộng đồng, cát cứ, thậm chí muốn thành lập một “tiểu vương quốc” riêng của mình” [Thổ ty Lạng Sơn, tr.16] Vì thế, ngay từ khi giành được độc lập, thoát khỏi chế độ Bắc thuộc, từ thế kỉ thứ

X, vấn đề dân tộc đã được đặt ra bức thiết Tùy vào từng thời điểm, người ta gọi chính sách này với những cái tên khác nhau như chế độ phiên thần thế tập, lưu quan hay thổ ty

Nhà dân tộc học Lã Văn Lô khái quát: “Thế độ thổ ty, còn gọi là chế độ thế tập phiên thần, đã có từ thời Lí – Trần (thế kỉ XI đến thế kỉ XIV) và hoàn thành dưới triều Lê (thế kỉ XV) Đó là chế độ cai trị của chế độ phong kiến ở vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là vùng biên giới phía Bắc Triều đình phái những công thần hay con cháu của họ, chọn những phần tử trung kiên nhất lên miền núi chiêu dân lập ấp đời đời làm nhiệm vụ cai trị địa phương, đồng thời làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương Tổ Quốc” (Dẫn theo Nguyễn Quang Huynh [16])

Theo sách Việt điện u linh, từ thế kỉ VI, dưới triều đại Lí Bí, tướng quân

Lý Phục Man đã được giao nhiệm vụ trấn áp Di Lão (tức các nhóm dân tộc thiểu số vùng phía Tây, chưa quy phục chính quyền mới) Theo các nhà nghiên cứu Phan Hữu Dật và Lâm Bá Nam thì đó là chính sách đầu tiên mà chính quyền nhà nước áp dụng với các dân tộc thiểu số và tộc người láng giềng [9, tr.11]

Thời Bắc thuộc, nhà Đường áp dụng phương châm “lấy Man trị Man, lấy

Di trị Di”, chia các vùng dân tộc thiểu số phía Nam thành các châu “ky mi” để ràng buộc các dân tộc ít người với nguyên tắc quyền lực vẫn nằm trong tay các vị tù trưởng thế tập (cha truyền con nối) nhưng phải thực hiện cống nạp cho chính quyền trung ương

Trong thời kì đầu giành được nền độc lập tự chủ, nhà Lê đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm “đè bẹp nạn cát cứ” như “trân phong” cho các con đi trấn giữ địa phương

Khác với nhà Lí, nhà Trần không ràng buộc các thủ lĩnh miền núi thông qua hôn nhân mà tăng cường chính sách ưu đãi với họ, đồng thời “thường xuyên cử những quý tộc, quan lại có năng lực, danh tiếng, am hiểu phong tục tập quán các dân tộc thiểu số lên trấn trị, phủ dụ dân chúng” [9, tr.35] Các danh tướng

Trần Nhật Duật, Trần Quốc Khang, Đoàn Nhữ Hài, Trần Khánh Dư… đều từng được nhận những nhiệm vụ như thế

Sau sự nghiệp bình Ngô thắng lợi, nhà Hậu Lê bắt đầu thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số: một mặt thu phục để nắm lấy các tù trưởng, thủ lĩnh, mặt khác dùng vũ lực để trấn áp các hành động phản kháng nhà hậu

Lê…đồng thời tăng cường cử các phiên thần, lưu quan đi trấn giữa vùng biên viễn Gia phả một số dòng họ thổ ty ở Lạng Sơn có chép: “Vào năm Thuận

Thiên thứ ba (1431), thủy tổ các các dòng họ này là những tướng lĩnh phò vua đi diệt giặc ở Thái Nguyên, Cao Bằng Sau khi dẹp giặc xong, họ được nhà vua cử ở lại gìn giữ vùng biên cương Thái Nguyên, Lạng Sơn, được phong đất, lập ấp, làm tịch quán, không về quê cũ nữa Họ là những phiên thần thế tập cha truyền con nối làm quan cai trị địa phương Nhiều người được phong đến tước quận công Con cái lâu đời của họ đã Tày hóa và trở thành những dòng họ thổ ty ở Lạng Sơn” [16, tr.48]

Thời Nguyễn, để tránh nguy cơ cát cứ phân quyền, Minh Mạng đã đặt chế độ “lưu quan” theo hình thức bổ nhiệm thay thế độ “thổ quan” Năm Minh Mạng thứ 9, đổi “phiên thần” thành “thổ ty” (theo Quốc sử quán thời Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, Nxb Thuận Hóa, 1992, tr.369)

Như vậy, chế độ phiên thần thế lập, thổ ty lưu quan có nhiều thay đổi vào triều Nguyễn, qua thời Pháp thuộc thì tan ra dần, thay bằng tầng lớp mới thường gọi là thổ hào Chế độ ấy đã đi vào lịch sử, những những dấu ấn với nhiều công trạng và bài học của nó còn có những ý nghĩa rất thiết thực trong lịch sử và các nghiên cứu liên ngành

* Dấu ấn của tầng lớp thổ ty, phiên thần thế tập đã để lại lên tư tưởng và tập quán bản địa

Là những người trực tiếp quản lí dân binh, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân vùng biên viễn, các phiên thần thổ ty có vai trò to lớn đối với vệc dạy dân học tập, mở mang kiến thức, cung cấp sách vở, phát triển đời sống văn hóa Bằng cách đó, họ đã mang văn hóa của người Việt ở miền xuôi, một phần Hán Văn học thuật đến địa bàn mình cai quản, tạo ra sự giao lưu văn hóa Trong sách Thổ ty Lạng Sơn, tác giả đã liệt kê thành tựu của một số phiên thần thuộc bảy họ phiên thần thổ ty ở xứ Lạng như: Phiên thần họ Nguyễn Công, Nguyễn Khắc (Tràng Định, Lạng Sơn) “bên cạnh việc khéo vỗ về, dạy dân làm ăn, còn có công lập chợ chiêu dân, dạy văn học Châu Thất Khê có văn là nhờ công ông khai phá” [16] Phiên thần Nguyễn Đức Minh được giao lên Lạng Sơn

(1431) trong hoàn cảnh dân bản địa phiêu tán đi gần hết, ông đã dùng cách vỗ về để chiêu tập dân Mán, dân Nùng về, lập nhiều trại để dân làm ăn, có sáng kiến thành lập các trại Thổ thuộc: “cứ hai phần dân Thổ (Tày) thì có một phần dân Nùng xen kẽ”

Ngày đăng: 22/03/2024, 11:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w