1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Truyện thơ nôm tày thị đan từ góc độ văn hóa tộc người

116 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyện Thơ Nôm Tày Thị Đan Từ Góc Độ Văn Hoá Tộc Người
Tác giả Lê Thị Lan Phương
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Thu Hằng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Văn Học Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,44 MB

Nội dung

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới người trực tiếp hướng dẫn là PGS.TS Dương Thu Hằng trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu đã dìu dắt, giúp đỡ với những chỉ dẫn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

LÊ THỊ LAN PHƯƠNG

TRUYỆN THƠ NÔM TÀY THỊ ĐAN

TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI

Ngành: Văn Học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HOÁ VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Thu Hằng

Thái Nguyên - 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa học: “Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hoá tộc người” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Thu

Hằng là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Lê Thị Lan Phương

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam đã được hoàn thành tại Đại học Khoa học Thái Nguyên Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới người trực tiếp hướng dẫn là PGS.TS Dương Thu Hằng trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu

đã dìu dắt, giúp đỡ với những chỉ dẫn khoa học quý báu để hoàn thành luận văn

"Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hoá tộc người"

Tôi xin chân thành cảm ơn sự tạo điều kiện, giúp đỡ tromng suốt quá trình học tập và nghiên cứu của Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Ngôn ngữ và Văn hoá, khoa sau đại học; Thư viện tỉnh Cao Bằng

Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành Văn học Việt Nam cho bản thân tôi trong suốt thời gian qua

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là một số người dân cao tuổi ở địa phươnmg Cao Bằng am hiểu về vốn văn hoá tộc người Tày đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ trong quá trình hoàn thành luận văn Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất song do còn nhiều hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tôi kính mongtiếp tục được đón nhận sự góp ý của quý Thầy, Cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày tháng 10 năm 2023

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 2

2.3 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Thị Đan 8

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Đóng góp của luận văn 12

7 Cấu trúc của luận văn 13

NỘI DUNG 14

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 14

1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa 14

1.1.1 Văn hóa và văn học 14

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 17

1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội ở Cao Bằng 19

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên 19

1.2.2 Văn hoá - xã hội 20

1.3 Khái quát đặc điểm tộc người Tày ở Cao Bằng 24

1.3.1 Nguồn gốc tộc người Tày 24

1.3.2 Bản sắc văn hoá tộc người Tày 28

1.3.3 Khái quát truyện Nôm Tày 38

1.3.3.3 Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật 41

1.3.4 Truyện Nôm Tày Thị Đan 46

Chương 2ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NÔM TÀY THỊ ĐAN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ TỘC NGƯỜI 49

2.1 Tục cưới xin và hôn nhân 50

2.2 Văn hóa sinh hoạt cộng đồng 56

2.3 Phẩm chất của người Tày 59

Trang 5

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC TRUYỆN NÔM TÀY THỊ ĐAN TỪ

GÓC ĐỘ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI 66

3.1 Biểu tượng trời 66

3.2 Ngôn ngữ 69

3.2.1 Phát âm 71

3.2.2 Sự giao thoa ngôn ngữ Tày - Kinh (Việt) 75

3.2.3 Sự giao thoa ngôn ngữ Tày - Hán 83

3.2.4 Ngữ nghĩa 86

3.2.5 Hệ thống từ ngữ mang đậm bản sắc văn hoá Tày 94

KẾT LUẬN 100

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

PHỤ LỤC 108

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Truyện thơ Nôm Tày là thể loại xuất hiện khá muộn trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Tày, nhưng lại chứa đựng những giá trị quan trọng cần được bảo lưu và trao truyền lại cho thế hệ sau Việc sưu tầm, phục dựng, công

bố và nghiên cứu, giới thiệu các truyện thơ Nôm Tày - nét đẹp văn hoá truyền thống, còn đang lưu truyền trong giai đoạn có nguy cơ bị mai một, thất lạc là việc làm ý nghĩa trong thời kì hội nhập hiện nay

Hoàng Triều Ân và Dương Nhật Thanh đã sưu tầm, ghi chép và biên

dịch truyện thơ Nôm Tày Thị Đan (Nhà xuất bản (NXB) Văn hoá dân tộc, Hà

Nội 2004) Đây là một trong những tác phẩm thể hiện được sự đam mê, yêu thích và trách nhiệm đối với vốn di sản truyền thống đặc sắc của các trí thức Tày hiện đại Để giới thiệu được tác phẩm đến với bạn đọc, các tác giả đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách với lòng quyết tâm hoàn thiện tác phẩm bằng mọi cách Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện thơ Nôm tiêu biểu này nếu được nghiên cứu thấu đáo sẽ góp phần khẳng định rõ hơn vị trí của thể loại độc đáo trong kho tàng văn học, văn hóa Tày Nhưng có lẽ bất ngờ và thú

vị hơn, nếu người đọc tiếp nhận truyện thơ Nôm Tày nói chung và truyện thơ

Nôm Tày Thị Đan nói riêng từ góc độ văn hoá đặc sắc của tộc người Ở đó,

bạn đọc không chỉ nhận thấy truyện thơ Nôm Tày hàm chứa nội dung lành mạnh, mang giá trị đạo đức, răn dạy đạo lí truyền thống, đề cao phẩm chất tốt đẹp và khát vọng sống mãnh liệt của người dân lao động mà còn ẩn chứa trong

đó là tấm gương phản chiếu diện mạo giá trị văn hóa của dân tộc thiểu số

May mắn là một người con dân tộc Tày của quê hương Cao Bằng - nơi

đã lưu truyền truyện thơ Nôm Tày Thị Đan, chúng tôi mong muốn thông qua

việc nghiên cứu, giới thiệu tác phẩm đến đông đảo bạn đọc để nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình Đặc biệt, chúng tôi hy vọng

có thể giới thiệu tác phẩm này tới giáo viên và học sinh các cơ sở giáo dục trên

Trang 7

địa bàn tỉnh Cao Bằng trong hoạt động giáo dục địa phương và gợi ý một cách tiếp cận các tác phẩm văn học từ góc độ văn hóa dân tộc

Từ những lý do nêu trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Truyện thơ

Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hóa tộc người”

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những công trình nghiên cứu chung về truyện thơ

Tác giả Võ Quang Nhơn đã cho ra mắt độc giả cuốn sách Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam vào năm 1983 [23] Trong bảy chương của

sách, có hẳn một chương viết về truyện thơ - thể loại được đánh giá là "một dấu nối giữ văn học truyền miệng và văn học thành văn" và "sự phân biệt giàu nghèo

và theo đó là sự xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp, là một trog những tiền

đề để truyện thơ ra đời" [23,tr.393] Tác giả đã cho rằng đề tài của truyện thơ vô cùng phong phú, "chúng đề cập đến nhiều mặt trong hiện thực xã hội của các dân tộc anh em: hoặc thân phận những đứa trẻ mồ côi; hoặc cuộc sống cực nhục của những người lao động nghèo khổ; hoặc khát vọng lập công cứu nước, trả thù nhà của các chàng trai; hoặc các mốc lịch sử lớn trong đời sống các dân tộc Đặc biệt là đề tài về cuộc đấu tranh cho tự do yêu đương, cho quyền sống của người phụ nữ trong lòng xã hội cũ là một đề tài khá phổ biến Đó là khát vọng dân chủ thiết tha, mãnh liệt của quần chúng trong lòng xã hội phong kiến mà quyền sống của con người bị chà đạp, bóp nghẹt nặng nề, được phản ánh vào trong nền văn học truyền thống các dân tộc anh em" [23,tr.395-396]

Lê Trường Phát cũng đã có bài viết Về mô hình cốt truyền của truyện thơ các dân tộc thiểu số đăng trên Tạp chí văn học, số 7, năm 1997 [27] Tác giả đã

viết: Ở truyện thơ Nôm của người Việt "mọi người hầu như đã nhất trí rằng phần lớn cốt truyện của thể loại này được xây dựng theo mô hình "kết thúc có hậu" gồm ba chặng: gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ Nhận định này đã đề cập đến đa số cốt truyện có đề tài là tình yêu đôi lứa Tuy nhiên, đây lại là đề tài chủ yếu, cơ bản của thể loại [27,tr.52] Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số, với 20 tác phẩm (Tày, Thái, Mường, Mông, Chăm) đã được dịch sang tiếng Việt tính đến năm 1997,

Trang 8

Lê Trường Phát nhận thấy loại tác phẩm thể hiện đề tài tình yêu có kết thúc bi kịch (không có hậu) có số lượng lớn Cụ thể có đến 13 tác phẩm có kiểu kết thúc

bi kịch trong số 20 truyện thơ Do đó, ông đã khẳng định: Ở truyện thơ các dân tộc thiểu số "kiểu kết thúc bi kịch mới phổ biến và tiêu biểu" [27,tr.54] Nhưng riêng ở nhóm truyện thơ Tày - Nùng, tình hình có chiều ngược lại: kiểu "kết thúc

có hậu" chiếm tỉ lệ lấn át" [27,tr.54] Nguyên nhân của hiện tượng "chính là do vai trò tham gia sáng tạo tác phẩm của các Nho sĩ, thầy đồ người Việt dưới miền xuôi lên; họ mang theo ảnh hưởng của truyện Nôm Việt vào truyện thơ Tày - Nùng Kiểu "Kết thúc có hậu" là một cách để dân gian tấn công (tất nhiên tấn công trong mơ ước) vào lễ giáo phong kiến (mà thực chất là tín điều Nho giáo) trong lĩnh vực tình yêu và hôn nhân" [27,tr.54]

Trong bài viết Truyện thơ của Phan Đăng Nhật [38] in trong cuốn Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại của Vũ Anh Tuấn

(năm 2004) đã đề cập đến các tiêu chí phân loại truyện thơ

Theo hai tiêu chí: hình thức diễn xướng và theo nguồn gốc tác phẩm sẽ có các nhóm truyện thơ như sau:

- Gắn với sinh hoạt nghi lễ dân gian

- Kế thừa truyền thống tự sự của truyện cổ dân gian các dân tộc

- Kế thừa truyền thống trữ tình thơ ca dân gian các dân tộc

- Thiên về khuynh hướng thuyết giáo đạo đức của truyện thơ Nôm Kinh Phân loại truyện thơ theo tiêu chí đề tài, được tác giả chia làm 03 loại:

- Truyện thơ về tình yêu

- Truyện thơ về người nghèo khổ

- Truyện thơ về chính nghĩa

Phan Đăng Nhật đã có nhận đình về vấn đề hình thành truyện thơ như sau:

"Truyện thơ ra đời do nhu cầu lịch sử - xã hội của thời đại lúc đó Lúc bấy giờ trong xã hội các dân tộc thiểu số đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa tình yêu chân chính của đôi lứa với đòi hỏi khắt khe, lạnh lùng nhiều khi tàn bạo

Trang 9

của gia đình và xã hội; mâu thuẫn giữa kẻ nghèo khó và kẻ giàu sang; mâu thuẫn giữa chính nghĩa và phi nghĩa Lúc này vấn đề thân phận của con người được đặt

ra và đòi hỏi phải đáp ứng thoả đáng" [45,tr.401]

2.2 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Tày

Trước hết, trong bài viết Mấy ý nghĩ về truyện thơ cổ Tày - Nùng, xuất bản

năm 1964 của tác giả Nông Quốc Chấn đã giới thiệu hai tập truyện thơ Tày - Nùng đã có cung cấp những thông tin rất hữu ích về 08 truyện thơ Nôm Tày

(Nam Kim - Thị Đan, Lưu Đài - Hán Xuân, Kim Quế, Chim Sáo, Trần Châu, Đính Quân, Quảng Tân - Ngọc Lương và Vượt Biển) [10] Giá trị nội dung của 08

truyện thơ nói trên đã được tác giả đưa ra những nhận xét quan trọng: là ngợi ca tính cách anh hùng, chí khí dũng cảm, tinh thần vượt qua mọi khó khăn gian khổ;

là tấm lòng thiết tha với quyền sống của con người lao động, yêu quý chính nghĩa

và điều thiện, căm thù phi nghĩa và tội ác Hình thức nghệ thuật đặc sắc của truyện thơ về cách kết cấu câu chuyện, về bút pháp miêu tả tài tình, về nghệ thuật

sử dụng thể thơ, lời thơ cũng được nhận xét một cách xác đáng trong bài viết

Bài viết "Truyện Nôm Tày" của tác giả Lục Văn Pảo đăng trên tạp chí Văn

hoá dân gian số 3, năm 1992 đã đưa ra một số nhận xét thuyết phục rằng truyện thơ Nôm Tày một mặt vừa là sản phẩm của một loại hình thức văn học dân tộc

ra đời, mặt khác vừa là sản phẩm được sinh ra bởi chữ Nôm Do đó, có thể khẳng định truyện thơ Nôm Tày là sản phẩm song trùng; không có chữ Nôm Tày thì sẽ không có truyện thơ Tày tồn tại như ngày nay Một danh mục thơ Nôm Tày gồm có 47 truyện đã được tác giả giới thiệu nhờ sự dày công sưu tầm trong nhiều năm (trong đó có 39 truyện thuộc nhóm truyện do người Tày sáng tác, 06 truyện bắt nguồn từ các truyện Nôm Kinh và 02 truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian Trung Quốc) Rõ ràng đây chính là kho tàng văn học với số lượng tác phẩm đồ sộ mà ít dân tộc thiểu số nào có thể sánh kịp Tuy nhiên, trong thời gian tới danh mục còn có thể tiếp tục được bổ sung Trong bài viết, tác giả đã khẳng định: "Xét về nội dung, những truyện thơ này phản ánh cuộc sống của người Tày khá phong phú, đa dạng Việc tìm hiểu tư tưởng xã hội của

Trang 10

người Tày trong lịch sử, nhất là bộ phận phong tục tập quán, nếp sống đã qua thì kho tàng này dường như chiếm địa vị độc tôn nếu không muốn nói là duy nhất [25,tr.20]

Trong cuốn sách Chữ Nôm Tày và truyện thơ của nhóm tác giả Triều Ân,

An Định, Hoàng Quyết, Hoàng Thị Cành (do Triều Ân chủ biên) xuất bản năm

2003 có đưa ra một số căn cứ thuyết phục nhằm giải thích cho câu hỏi “Truyện thơ xuất hiện từ bao giờ” Họ đã cho rằng: "Suy nghĩ tìm tòi truyện thơ Tày xuất hiện từ bao giờ, ta thấy có nét chung là xuất hiện từ sau khi có văn tự Nôm (thế kỉ thứ V); đi vào từng pho truyện cụ thể ta sẽ thấy sự xuất hiện khác nhau về thời điểm ta cần đọc để xem xét nội dung truyện cũng như bối cảnh lịch sử, trong quan

hệ lịch sử của truyện đó" [5,tr.32-33] Đồng thời, nhóm tác giả cũng phân loại truyên thơ Nôm Tày từ trước năm 1945 và khẳng định "truyện thơ Nôm Tày bắt

nguồn từ xã hội người Tày là chủ yếu (trừ truyện Sơn Bá - Chúc Anh Đài có

nguồn gốc từ Trung Quốc hoặc có vài truyện có vay mượn tích hoặc truyện của

người Việt để Tày hoá như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa) Trong

truyện Nôm Tày, dù có mượn tên nhân vật (như vua nước ngoài) mượn tên đất nước dưới miền xuôi hoặc dưới âm phủ, ta hãy quên những tên thật ấy đi để thấy giá trị hiện thực, nhân đạo của truyện Tên nhà vua, tên đất, lúc này chỉ có giá trị ước lệ, vay mượn "cho có chuyện" mà thôi" [5,tr.35-36] Các truyện thơ tiêu biểu,

rất được phổ biến và hâm mộ trong cộng đồng người Tày là Nàng Kim, Nàng Hán, Nàng Quyển, nàng Ngọc Long, Nàng Ngọc Dong cũng được nhóm tác giả

tập trung giới thiệu Đồng thời có những nhận xét, phân tích về nội dung và nghệ thuật rất xác đáng về 05 tác phẩm này dựa trên những am hiểu sâu sắc về truyện thơ Nôm Tày "Qua 05 truyện thơ về các "Nàng", ta dễ nhận thấy một điều là các nhân vật nữ thuộc tuyến chính nghĩa đều là những người phúc hậu, tốt bụng, hiền lành Dù tác giả (khuyết danh, dân gian) có xây dựng các nàng có nguồn gốc từ đâu, là người trần thế hay tiên nữ giáng trần, đều nhằm mục đích gây được cảm tình từ đầu cho người đọc, người nghe" và “thông qua các nhân vật "nàng" truyện thơ ca ngợi tự do luyến ái, tự do hôn nhân Ở họ tình yêu lúc nào cũng trong

Trang 11

sáng, thuỷ chung, tình phu thê lúc nào cũng trọn vẹn, tình mẫu tử lúc nào cũng thiết tha, sâu sắc Họ là những người có đạo đức, tôn trọng chính nghĩa, lễ nghĩa,

tu nhân tích đức " [5,tr.88-89]

Truyện thơ Tày và truyện thơ Thái cũng được so sánh trong báo cáo luận

văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn với đề tài Sự tương đồng và khác biệt về nội dung giữa truyện thơ Tày và truyện thơ Thái, năm 2009 của tác giả Triệu Thị Phượng

Theo kết quả nghiên cứu, truyện thơ của hai dân tộc này có điểm tương đồng và điểm khác biệt về đề tài, chủ đề, tư tưởng - tình cảm - thái độ của nhân vật Công trình nghiên cứu truyện thơ hai dân tộc đã phần nào cho chúng ta hiểu thêm mối quan hệ văn hoá giữa hai dân tộc Tày và Thái

Đỗ Thị Hùng Thuý cũng có ý kiến nhận định trong Luận văn thạc sĩ

Ngữ văn năm 2006 với nội dung đề tài Tìm hiểu truyện thơ Tày Nhân Lăng

về phương diện thi pháp kết cấu cốt truyện và nhân vật [38]: "Qua việc tìm

hiểu thi pháp kết cấu cốt truyện thơ Nhân Lăng chúng tôi nhận thấy: truyện

thơ Nhân Lăng là sự lựa chọn, lắp ghép các mô típ khác nhau từ những

truyện cổ khác nhau về người mồ côi của dân tộc Tày để tạo nên một kết cấu truyện mới " [38]

Trong công trình Truyện thơ Tày - nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại, năm 2004 [39]; tác giả Vũ Anh Tuấn đã có những đóng góp quan

trọng vào quá trình nghiên cứu truyện thơ Nôm Tày Tác giả đã nghiên cứu khái quát truyện thơ Tày từ nguồn gốc thể loại và quá trình phát triển cho đến việc tìm hiểu các phương diện của thi pháp thể loại như: cấu trúc, nhân vật và đặc điểm thi pháp lời văn nghệ thuật Về nguồn gốc của truyện thơ Tày, tác giả đã phân tích đồng thời cả nguồn gốc nội sinh trong quá trình phát triển văn hoá tộc người và nguồn gốc ngoại sinh trong quá trình tiếp biến văn hóc tộc người Tác giả đã nghiên cứu về quá trình phát triển và nêu lên ba thời kì như sau:

Thời kì đầu tiên có số lượng áp đảo của truyện thơ về đề tài tình yêu, trong đó

"số lượng truyện thơ tình yêu kiểu trữ tình - tự sự nghiêng về đặc điểm trữ tình giàu chất thơ biểu hiện tâm trạng tiêu biểu hơn cả là truyện thơ trữ tình nghiêng về đặc

Trang 12

điểm tự sự" [39,tr.71] Loại truyện thơ này kế thừa truyền thống trữ tình của dân ca Thời kì này khoảng trước thế kỉ thứ XVII [39,tr.110]

Thời kì tiếp theo là từ thế kỉ VXII trở đi [39,tr.114] chính là "sự hình thành và phát triển chủ yếu những truyện thơ về sự nghèo khổ Trong đó, phần lớn là những truyện cổ tích sinh hoạt được kể lại bằng thơ" [39,tr.72] Ở thời kì này, "truyện thơ tình yêu tiếp tục phát triển nâng cao, nhưng đây là thời điểm ý thức cá nhân về quyền sống đã trở thành khát vọng cháy bỏng trong một thời đại phong kiến toả chiết mạnh mẽ Do đó, màu sắc lãng mạn nhạt dần để thay vào

đó tính phản kháng quyết liệt đến mức không còn kết thúc có hậu ở những truyện mang đậm bản sắc tộc người" [39,tr.72]

Có lẽ từ giữa thế kỉ XVIII trở đi là thời kì thứ ba Đây là lúc "nở rộ khuynh hướng truyện thơ đề tài chính nghĩa có cách kết thúc thiên về thuyết giáo đạo đức Đây cũng là thời kì chữ Nôm Tày hoàn chỉnh, thời kì giao lưu Tày

- Kinh có đột biến và cũng là thời kì bùng nổ đấu tranh giai cấp, cả cộng đồng Tày trực tiếp tham gia vào làn sóng nông dân khởi nghĩa" [39,tr.72-73] Truyện thơ Tày lúc này "được mang một hình thức tồn tại mới: thành văn Người tiếp nhận truyện thơ Tày đã có thể hưởng thụ bằng những hình thức khác nhau: đọc, ngâm, kể, hát"; "truyện thơ Nôm Tày đã được hoàn thiện và thật sự trở thành điểm nối giữa văn học dân gian và văn học thành văn" [39,tr.73

Như vậy, có thể khẳng định Truyện thơ Tày, nguồn gốc, quá trình phát triển

và thi pháp thể loại của tác giả Vũ Anh Tuấn là chuyên khảo thể hiện sự nghiêm túc,

công phu khi nghiên cứu có hệ thống về truyện thơ Nôm Tày Song song với đó là kết quả nghiên cứu rất tâm huyết của tác giả Vũ Anh Tuấn về giá trị truyện thơ dân tộc Thái, Mường Kết quả nghiên cứu của tác giả đã cung cấp những thông tin hữu ích, thuyết phục, sâu sắc và khái quát về truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số

Sau đó, đến năm 1994, công trình Truyện thơ Nôm Tày (NXB Văn hoá

dân tộc) của hai tác giả Hoàng Quyết, Triều Ân ra đời cũng đã khẳng định sức hút của truyện thơ Nôm Tày Hai tác giả đã dày công sưu tầm, dịch thuật, chú thích, giới thiệu 05 truyện thơ Nôm Tày gồm cả phần tiếng Việt và tiếng Tày

Trang 13

trong cuốn sách dày gần một nghìn trang (921 trang) Đó là các tác phẩm: Nhân Lăng, Bjoóc Lả, Chiêu Đức, Lý Thế Khanh và Nho Hương Công trình này chính

là minh chứng sống động cho di sản văn học quý giá của dân tộc Tày tiếp tục cần được nghiên cứu, tìm hiểu, kế thừa và phát huy Mặt khác, cuốn sách cũng khẳng định tâm huyết, tình yêu, sự trân quý của hai tác giả Hoàng Quyết và Triều Ân đối với truyện thơ Nôm Tày nói riêng và bản sắc văn hoá tộc người Tày nói chung

2.3 Những công trình sưu tầm, nghiên cứu về truyện thơ Thị Đan

Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan đã được tác giả Triều Ân sưu tầm văn bản

Nôm, Dương Nhật Thanh sao lục Từ bản Nôm Tày, Triều Ân phiên âm sang tiếng Tày và dịch từ nguyên bản tiếng Tày sang tiếng Việt (NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội 2004) Chưa có một công trình nào được tìm thấy về việc nghiên

cứu cụ thể truyện thơ Nôm Tày Thị Đan Cả ba bản bằng chữ Nôm, tiếng Tày, tiếng Việt đều đã được in trong cuốn sách Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại Tác giả Triều Ân đã khái quát những nét cơ bản về truyện Nôm Tày Thị Đan trong

cuốn sách này Thời điểm ra đời, phân loại nguồn gốc và một số đặc điểm nổi bật của truyện thơ Tày đã được tác giả giới thiệu khái quát Đặc biệt giới thiệu

thể loại của ba tác phẩm: Lượn cùng tác phẩm Hồng nhan tứ quý; khúc hát then

và tác phẩm Khảm hải; truyện thơ Nôm và tác phẩm Thị Đan Khi nghiên cứu truyện Nôm thơ Nôm Tày Thị Đan, tác giả Triều Ân đã tập trung đánh giá, nhận

xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật và giá trị nội dung đặc sắc của truyện:

"Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan có tính nhân dân lại có tính chiến đấu nữa Tác

phẩm đã nêu lên được quan niệm, ước vọng về luyến ái theo nhân sinh quan của nhân gian Truyện thơ mang nội dung tố cáo chế độ phong kiến hà khắc đã toả chiết tình cảm trai gái đồng thời mong muốn một luyến ái tự do, một hôn nhân nhân đạo" [6,tr.40] Sau đó, tác giả còn có những bình giá rất sâu sắc và khái quát về những nét chung về nội dung của ba áng thơ tiêu biểu của tộc người Tày Đó là nỗi đau đời của kiếp người xưa, là khát khao hạnh phúc gia đình bình

dị, đời thường khi bị ràng buộc bởi tập tục cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy Nét

Trang 14

chung thứ hai về nội dung chính là mơ ước và hy vọng của người xưa, "muốn có một tình yêu trong sáng, thuỷ chung trong một chế độ nào đó bênh vực, bảo vệ cuộc sống của con người với tất cả lòng nhân đạo, bênh vực tự do, luyến ái, hôn nhân" [6,tr.46] Nét chung thứ ba là những mặt tnội dung còn tiêu cực vì quan niệm về cuộc sống nhân sinh "mọi sự an bài đều do Bụt, do trời, do số phận" [6,tr.50]

Cuốn sách Văn học Hán Nôm dân tộc Tày, NXB Văn hóa dân tộc - Hà

Nội năm 2008 do tác giả Triều Ân nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch gồm ba phần: Văn tự dân tộc Tày, văn học chữ Nôm Tày, văn học chữ Hán Tày Đối với phần Văn học chữ Nôm Tày, Triều Ân đã tập trung nghiên cứu bốn nội dung quan trọng: Tình hình sưu tầm văn bản, Phân loại tác phẩm văn học chữ Nôm Tày, Về một số tác phẩm văn học chữ Nôm Tày, Những tác phẩm văn học chữ Nôm Tày

tiêu biểu Trong nội dung thứ ba Về một số tác phẩm văn học chữ Nôm Tày, tác giả đã dày công nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch hai truyện thơ Nôm Tày Nam Kim - Thị Đan (Thị Đan) và truyện Nàng Kim Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan

được Triều Ân giới thiệu, nhận xét như sau: “Đọc tác phẩm ta thấy phảng phất

như đọc tiểu thuyết Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, bởi kết cục của câu chuyện

Cốt truyện đơn giản nhưng gây nhiều ấn tượng” [10, tr.68] Tác giả tóm tắt cốt truyện, tập trung nghiên cứu giá trị nội dung của tác phẩm Trong đó, chủ yếu giới thiệu các nhân vật, câu chuyện tình yêu cảm động giữa Thị Đan và Nam Kim Họ

đã có một mối tình đẹp, trong sáng, thủy chung nhưng vì tập tục ép duyên mà không đến được với nhau Thị Đan đã nhớ mong, mòn mỏi và ốm chết ở nhà chồng là Thái Quan Về cuộc đời bất hạnh của Thị Đan, Triều Ân viết: “…truyện

thơ Nôm Nam Kim - Thị Đan có tính nhân văn, lại có tính chiến đấu Tác phẩm

nêu lên được quan niệm, ước vọng về luyến ái quan theo nhân sinh quan của nhân dân lao động, của dân gian quảng đại Truyện thơ mang nội dung tố cáo chế độ phong kiến cũ hà khắc toả chiết tình cảm trai gái, đồng thời mong muốn một luyến ái quan tự do, một cuộc hôn nhân nhân đạo" [6,tr.76]

Trang 15

Về tên gọi, trong bản sưu tầm, biên dịch đầu tiên vào năm 2004 do tác giả

Triều Ân thực hiện trong cuốn Ba áng thơ Nôm Tày và thể loại tác phẩm có nhan

đề là Truyện Thị Đan (Toẹn Thị Đan); trong cuốn Văn học Hán Nôm dân tộc Tày xuất bản năm 2008 Triều Ân dịch đầy đủ là Nam Kim - Thị Đan ở bài viết, nhưng trong bản sưu tầm, biên dịch vẫn tiếp tục sử dụng nhan đề là Truyện Thị Đan (Toẹn Thị Đan) Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài này, thống nhất sử dụng

tên gọi tác phẩm theo cuốn sách sưu tầm, biên dịch đầu tiên của Triều Ân -

Truyện Thị Đan Mặt khác, trong quá trình phát triển văn học giai đoạn trung đại

Việt Nam, thể loại truyện thơ gắn liền không thể tách rời với quá trình phát triển rực rỡ của chữ Nôm Vì vậy, có thể gọi truyện thơ Nôm là truyện Nôm Do vậy,

trong báo cáo luận văn này sẽ sử dụng tên tác phẩm là Truyện Nôm Tày Thị Đan

Do vậy, tổng quan lại các công trình nghiên cứu về truyện thơ Nôm Tày, chúng ta thấy đó là một kho tàng văn học dân tộc thiểu số có số lượng đồ sộ, nội dung khá sâu sắc và phong phú; nghệ thuật cũng khá độc đáo, đặc sắc Tuy nhiên, chưa có công trình hay cuốn sách nào tập trung nghiên cứu có hệ thống

về truyện Nôm Tày Thị Đan Đặc biệt hơn, cũng chưa có một tác giả nào quan

tâm nghiên cứu, tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa tộc người Do vậy đề tài là một vấn đề đáng được quan tâm và nghiên cứu, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu, thực hiện đề tài của luận văn; người viết mong muốn tìm hiểu một cách khoa học, có hệ thống về đặc điểm truyện thơ Nôm Tày nói chung và đi sâu nghiên cứu nhằm khằng định giá trị nổi bật về nội dung và nghệ

thuật của truyện Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hoá tộc người nói riêng Từ đó

có cơ sở giới thiệu đến đông đảo bạn đọc về tác phẩm Thị Đan - truyện thơ tiêu

biểu của tộc người Tày được lưu truyền ở tỉnh Cao Bằng; góp phần vào hành trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong thời kì hội nhập

Trang 16

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Luận giải những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến khái niệm truyện thơ Nôm Tày, quá trình hình thành và phát triển truyện Nôm Tày, giới thiệu

những vấn đề từ góc độ văn hóa về tác phẩm Thị Đan: văn bản, biên dịch, xuất

bản, biểu hiện đặc trưng văn hóa…

- Nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa tộc người Tày liên quan đến giá trị nội

dung, giá trị nghệ thuật của Truyện Nôm Tày Thị Đan

- Làm rõ những giá trị của tác phẩm trên phương diện nội dung và nghệ thuật từ góc độ văn hoá tộc người

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Truyện thơ Nôm Thị Đan từ góc độ văn hóa tộc người Tày trên hai

phương diện chủ yếu là giá trị nội dung đặc sắc và giá trị nghệ thuật độc đáo

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn này là truyện Nôm Tày Thị Đan (NXB

Văn hóa Dân tộc, 2004) Tìm hiểu một số nét văn hóa đặc sắc của tộc người Tày

trên địa bàn Cao Bằng để tiếp cận, lý giải giá trị của truyện Nôm Tày Thị Đan

Trong chừng mực có thể, luận văn sẽ đặt tác phẩm và văn hoá tộc người Tày trong tương quan so sánh với tác phẩm khác cùng thể loại truyện Nôm Tày, bản sắc văn hoá của dân tộc khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Người viết đã thực hiện đồng bộ các phương pháp sau đây khi nghiên cứu, thực hiện luận văn:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp tìm hiểu, nghiên cứu, nhận xét, đánh giá nhằm tiếp cận tác phẩm ở phương diện nội dung và nghệ thuật từ góc độ văn hóa tộc người Từ đó, những nhận định khái quát, khoa học sẽ được rút ra bởi phương pháp tổng hợp Sử dụng phương pháp này khi xử lí kết quả thống kê, phân tích để đi đến những đánh giá toàn diện, tạo chiều sâu cho luận văn

Trang 17

- Phương pháp liên ngành: Người viết sử dụng phương pháp này nhằm mục đích tìm hiểu các kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, chính trị… có mối quan hệ gần

gũi, có liên quan đến việc hiểu và lí giải giá trị của truyện Nôm Tày Thị Đan

- Phương pháp so sánh: đây là phương pháp được thực hiện khi cần so

sánh biểu hiện về mặt văn hoá trong truyện Nôm Tày Thị Đan với những nét đặc

sắc văn hóa của tộc người Tày để đồng thời tìm hiểu, đánh giá được giá trị của tác phẩm và đặc trưng văn hóa truyền thống của dân tộc Ngoài ra, người viết cũng đối chiếu, so sánh lời dịch giữa bản tiếng Tày với bản tiếng Việt để thấy được nét độc đáo về mặt ngôn ngữ dân tộc Tày về mặt ngữ nghĩa, phát âm, sự giao thoa ngôn ngữ Tày - Kinh (Việt) Từ đó có thể làm rõ hơn về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm và đặc điểm văn hóa tộc người

- Phương pháp điền dã: Phương pháp này được sử dụng khi chúng tôi tiến hành khảo sát thực tiễn việc sử dụng tiếng dân tộc Tày ở địa phương để phát hiện nét đặc sắc văn hóa từ góc độ ngôn ngữ của tộc người Từ đó lý giải một số trường hợp

sử dụng từ ngữ tiêu biểu trong truyện Nôm Tày Thị Đan

Ngoài ra, luận văn của chúng tôi còn sử dụng các thao tác nghiên cứu khác như: hệ thống, thống kê nhằm tổng hợp, liệt kê những câu thơ, những chi tiết được tác giả dân gian sử dụng trở đi trở lại trong tác phẩm; từ đó phát hiện,

lí giải nội dung và nghệ thuật từ góc độ văn hóa tộc người

6 Đóng góp của luận văn

- Truyện thơ Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hoá tộc người là công trình

nghiên cứu đầu tiên về giá trị nội dung và nghệ thuật từ góc độ văn hoá tộc

người về truyện thơ Nôm Tày Thị Đan Qua đó, cung cấp một số kiến thức hữu

ích về lịch sử, văn hóa, xã hội…của mảnh đất Cao Bằng; góp phần giải mã một

số đặc điểm về nội dung và nghệ thuật tác phẩm từ góc độ văn hóa, làm phong phú hơn thành tựu nghiên cứu về thể loại truyện Nôm Tày nói riêng, “túi khôn” của người Tày nói chung

Trang 18

- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp một tư liệu hữu ích giúp người đọc có được cái nhìn khái quát nhất khi tiếp cận với tác phẩm về phương diện văn hóa dân tộc thiểu số

7 Cấu trúc của luận văn

Luận văn của chúng tôi, ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Mục lục; phần Nội dung được trình bày trong ba chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2 Đặc điểm nội dung của truyện Nôm Tày Thị Đan từ góc độ

văn hoá tộc người

Chương 3 Đặc điểm hình thức của truyện Nôm Tày Thị Đan từ góc độ

văn hoá tộc người

Trang 19

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa

1.1.1 Văn hóa và văn học

Văn hoá là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong đời sống xã hội

Trong đó, cách hiểu về văn hoá sau đây được phổ biến rộng rãi hơn cả: những gì

do con người sáng tạo ra, để hình thành nên các giá trị, các chuẩn mực xã hội trong quá trình lao động và hoạt động thực tiễn thì được gọi là văn hoá Các chuẩn mực này đều có vai trò chi phối, điều chỉnh đời sống tâm lí, hành vi đạo đức và các hoạt động trên mọi lĩnh vực có sự hiện diện của con người

Văn hoá kết tinh từ quá trình lao động và hoạt động xã hội của con người,

vì vậy các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã khẳng định: “Văn hóa sản sinh ra

trong quá trình con người tác động vào tự nhiên và tiến hành đấu tranh xã hội”

[12, tr.257]

Đào Duy Anh đã khẳng định trong cuốn Việt Nam văn hoá sử cương như

sau: “Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ những học thuật tư tưởng của loài người, nhân thế mà xem văn hóa vốn có tính chất cao thượng đặc biệt Thực ra không phải như vậy Học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi của văn hóa nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội cũng hết thảy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải là ở trong phạm vi văn hóa hay sao? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa tức là sinh hoạt” [2, tr.13]

Đã có hơn 300 định nghĩa về văn hoá được tác giả Phan Ngọc tìm thấy Nhưng ông lại có định nghĩa dễ hiểu như sau: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay một tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới

Trang 20

hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc

người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác” [24, tr.18]

Định nghĩa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động

và sáng tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỉ, hoạt động sáng tạo ấy

đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [2, tr.78] Cách định nghĩa này đã tập trung vào hoạt động sáng tạo của con người gắn bó mật thiết với quá trình phát triển của lịch sử cộng đồng người Trải qua một thời gian dài phát triển, lịch

sử mỗi tộc người sẽ tạo ra một số giá trị có ý nghĩa phổ quát về tính nhân văn, đồng thời cũng thể hiện đặc thù riêng, bản sắc riêng của mỗi dân tộc

Trần Ngọc Thêm khẳng định về khái niệm văn hoá như sau: "Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với

môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [36, tr.25]

Như vậy, có thể hiểu văn hoá là một hệ thống các giá trị xã hội bao gồm giá trị vật chất và tinh thần cùng với phương thức tạo ra chúng, kĩ năng sử dụng các giá trị đó vì sự tiến bộ của con người và sự truyền thụ các giá trị đó từ thế hệ này sang thế hệ khác, từ địa phương này sang địa phương khác Những gì có đặc điểm chung trừu tượng, mọi thời kì, mọi dân tộc và mọi cộng đồng giống nhau

đều không phải là văn hoá Bởi văn hoá mang tính riêng biệt, đặc thù gắn với mỗi

cộng đồng dân tộc có đời sống xã hội riêng, một lịch sử hình thành và một hiện thực con người không đồng nhất với các cộng đồng khác [50, tr.1]

Từ cách hiều về văn hoá như trên, chúng ta thấy xuất hiện khái niệm Văn hoá tộc người Trước hết, một cộng đồng người được hình thành và phát triển

trong lịch sử, trên một lãnh thổ nhất định, có mối quan hệ về nguồn gốc, có đặc trưng chung ổn định về ngôn ngữ, có đặc điểm sinh hoạt văn hoá riêng biệt, có chung ý thức tự giác tộc người và tên tự gọi được gọi là tộc người Theo nghĩa rộng, tộc người được hiểu là một cộng đồng người có sự liên kết với nhau bởi một phức hợp các tính chất chung về các mặt: nhân chủng, ngôn ngữ và chính

Trang 21

trị Một một hệ thống riêng, một cấu trúc mang tính văn hoá chủ yếu - một nền văn hoá riêng biệt được tạo thành nhờ sự kết hợp các tính chất đó Hiểu một cách ngắn gọn, một tập thể hay đúng hơn, là một cộng đồng người tồn tại trên lãnh thổ của mình, được gắn bó với nhau bởi một nền văn hoá riêng biệt, độc đáo chính là tộc người Còn theo nghĩa hẹp, tộc người có thể được hiểu là một cộng đồng người có chung tiếng mẹ đẻ Theo đó, những cái "phi vật chất" bao gồm những di sản tinh thần của cộng đồng tộc người dưới tất cả các hình thức của nó, dựa trên cái giá đỡ đặc biệt là ngôn ngữ được hiểu là văn hoá của tộc người Bất cứ một thành viên nào của tộc người đều có thể hoàn thiện thế giới quan của mình thông qua sự thanh lọc văn hoá tộc người

Đặc trưng văn hoá riêng của từng tộc người đã tạo ra bởi quá trình sinh tồn, ứng xử của con người với tự nhiên xã hội và trở thành bản sắc tộc người Văn hoá tộc người thể hiện toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, mang cốt cách, bản sắc riêng, phân biệt với văn hoá các tộc người khác bởi các tiêu chí cụ thể Đặc trưng văn hoá truyền từ đời này sang đời khác tạo sự cố kết tộc người, là yếu tố phân biệt tộc người sâu sắc nhất nên văn hoá là tiêu chí quan trọng nhất để xác định tộc người [50, tr.2]

Văn học theo nghĩa rộng là thuật ngữ “gọi chung mọi hành vi ngôn ngữ

nói - viết và các tác phẩm ngôn ngữ Nó bao gồm các tác phẩm mà ngày nay có thể xếp vào loại chính trị, triết học, tôn giáo” [48, tr.2] Hiểu theo nghĩa hẹp, văn học là tác phẩm văn chương, bao gồm các sáng tác bằng ngôn từ, là sản phẩm hư cấu, tưởng tượng (trừ các tác phẩm chính trị, triết học, tôn giáo) thường quan tâm đến một con người kết tinh trong sự vật được nói đến chứ không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan, phổ quát của sự vật Văn học bắt nguồn và phản ánh đời sống, qua đó tác giả bày tỏ quan điểm, lập trường hay tư tưởng đối với đời sống

“Văn học là loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [20, tr.52] Phản

ánh đời sống xã hội, thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người chính là bản chất của văn học Mặt khác, với tư cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù được xác định bằng các khái niệm như: hiện thực, tính nhân loại, tính giai cấp,

Trang 22

tính tư tưởng, tính khuynh hướng, tính đảng, tính nhân dân; văn học lại mang bản chất xã hội lịch sử Văn học có những đặc trưng độc đáo của bộ môn nghệ thuật thể hiện ở đối tượng nhận thức, ở nội dung và phương thức biểu đạt hình tượng, ở chất liệu sáng tạo của nó, khác hẳn với các hình thái xã hội Con người chính là đối tượng nhận thức trung tâm của văn học Con người và toàn bộ tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú, phức tạp được văn học nhận thức trên phương diện thẩm mĩ Trong tác phẩm văn học, nhà văn vừa nhận thức chân lí khách quan vừa bộc lộ tư tưởng, tình cảm, ước

mơ và khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống

Trong quá trình phát triển, bối cảnh văn hóa đã ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành khoa học, trong đó cả văn học Giữa văn học và văn hóa có sự gắn kết không thể tách rời Chính vì vậy, trong quá trình phát triển lịch sử; nghiên cứu các ngành khoa học khác nhau, nghiên cứu văn học là góp phần to lớn trong việc nhận thức về vai trò của văn hoá trong sáng tạo và tiếp nhận văn học, cũng như trong đời sống xã hội

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

Trong tổng thể văn hóa, văn học là một bộ phận không thể thiếu Khi nghiên cứu văn học, phải luôn đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại Ngược lại, kết quả nghiên cứu văn học cũng góp phần biểu trưng ở các mức độ khác nhau cho diện mạo của một nền văn hoá Sự “tự ý thức văn hóa” chính là đặc trưng của văn học Một tác phẩm văn học luôn bộc lộ rõ nét bản chất văn hoá dân tộc - nơi mà tác phầm khởi nguồn Có nghĩa là dù người viết có hay không ý thức trong văn học cần phải truyền tải văn hóa vào sáng tác của mình nhưng luôn ẩn chứa trong nó những biểu hiện văn hóa đặc trưng của một vùng quê, một đất nước hay chỉ là một dân tộc Bởi văn học là sự hiển đạt văn hóa một cách hiển

nhiên Trần Lê Bảo đã khẳng định: “Văn học chẳng những là một bộ phận của

văn hóa, chịu sự chi phối ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa mà còn là một trong những phương tiện tồn tại và bảo lưu văn hóa Văn học chịu ảnh hưởng trực

Trang 23

tiếp từ môi trường văn hóa thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc Cùng với hệ thống giá trị văn hóa là những mô thức văn hóa riêng của một cộng đồng dân tộc, văn học đã tự giác tiếp nhận và thể hiện những

giá trị và mô thức mà cả cộng đồng tôn trọng và tuân thủ” [49, tr.5]

Trong bài viết Vai trò sáng tạo văn hóa của văn học, Trần Đình Sử cho rằng -

vai trò sáng tạo ấy thể hiện rõ nhất trên bốn phương diện: “Lấy việc sáng tạo, biểu hiện con người làm đối tượng trung tâm, văn học trước hết phát huy vai trò sáng tạo những mô hình nhân cách; văn học có vai trò “phê phán văn hóa”; văn học có vai trò lựa chọn văn hóa; văn học có vai trò sáng tạo văn hóa” [34, tr.891-894]

Trong các yếu tố cấu thành nên văn hoá, văn học nghệ thuật là bộ phận rất quan trọng Ngược lại, văn hóa là cơ sở, nền tảng, là chiếc nôi cho văn học ra đời và phát triển Mảnh đất màu mỡ, nguồn cảm hứng bất tận làm nảy sinh và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật chính là thực tiễn cuộc sống, là môi trường văn hoá Nhà văn luôn bị tác động tới nhận thức, tư tưởng bởi hiện thực đời sống - nơi tiềm tàng những giá trị văn hóa vô cùng phong phú Nói cách khác, những đứa con tinh thần, những tác phẩm văn chương được nhà văn sáng tạo đều dựa trên cơ sở kiếm tìm giá trị văn hóa từ hiện thực cuộc sống để tái hiện, tái tạo theo phong cách riêng, bằng tài năng nghệ thuật riêng Bởi vậy, khi nói tới nền văn học của một dân tộc, người ta không thể không nghĩ đến văn hóa của dân tộc đó

Như vậy, văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội và sáng tạo, còn văn học nghệ thuật là một bộ phận quan trọng, là nòng cốt của văn hoá Giữa văn học và văn hoá luôn luôn có mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau Có thể khẳng định: tác phẩm văn học, nhà văn hay người đọc văn đều là sản phẩm văn hoá, nhà hoạt động văn hoá và là người hưởng thụ văn hoá

Văn bản văn học được xem như tư liệu lịch sử, như chứng nhân của thời đại, bằng chứng của đời sống nhân dân, như kí ức văn hóa, kinh nghiệm của các thế hệ đi trước Văn bản văn học thành sợi chỉ nối liền kinh nghiệm xã hội - lịch

Trang 24

sử, kinh nghiệm thẩm mĩ nghệ thuật, đảm bảo sự phát triển văn hóa loài người trong không gian văn học Lịch sử văn hóa loài người trong không gian văn học thể hiện như quá trình bảo lưu và sinh sôi các văn bản văn học mới Như vậy văn bản nghệ thuật được nhìn nhận như hiện tượng văn hóa, trong đó thể hiện sáng rõ nhất đặc tính đa dạng của ngôn ngữ và văn hóa, thông tin lịch sử, bức tranh được biểu đạt của thế giới Không có một công thức chung cho cách thức tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ văn hoá nhưng có thể căn cứ trên các bình diện sau đây: ngôn ngữ, tôn giáo - triết học; phong tục, tập quán; tâm thức văn học; tư duy nghệ thuật; biểu tượng văn hoá…

Có thể nói, nghiên cứu văn học trong mối liên hệ mật thiết với văn hoá đang là vấn đề được quan tâm Văn học phản ánh đời sống, thực chất cũng là một phán đoán về văn hoá Chúng ta đều tìm thấy ít nhiều những biểu hiện văn hoá ẩn giấu bên trong khi đọc bất kì tác phẩm văn học nào Văn hoá và văn học đều có điểm tương đồng là phản ánh đời sống con người trên mọi lĩnh vực Đối tượng của văn hoá - văn học chính là các phương diện đời sống, trong đó con người là chủ thể

1.2 Khái quát đặc điểm tự nhiên, văn hóa - xã hội ở Cao Bằng

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới phía đông bắc của Tổ Quốc Trong lịch sử, Cao Bằng tự hào được coi là phên dậu quan trọng chở che cho bờ cõi biên thuỳ của Tổ quốc

Địa hình Cao Bằng chiếm tới hơn 90% diện tích toàn tỉnh là đồi núi, thấp dần từ tây - tây bắc xuống đông - đông nam, dù độ cao không lớn nhưng địa hình lại bị chia cắt phức tạp với các dãy núi đá vôi và núi đất xen kẽ các sông suối, thung lũng hẹp Điều kiện tự nhiên ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp tác động đến các thành tố cấu thành đặc trưng văn hóa của cộng đồng các tộc người, trong đó có tộc người Tày (quan hệ xã hội, văn hoá vật chất, văn hoá tinh thần )

Trang 25

1.2.2 Văn hoá - xã hội

Cao Bằng là vùng đất nổi tiếng với văn hoá đa dạng, phong phú, có sự giao hoà của nhiều dân tộc anh em Các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng bao gồm Tày, Nùng chủ yếu sống ở các thung lũng; người Dao ở lưng chừng núi; người Mông sinh sống trên đỉnh núi cao và các dân tộc Kinh, Hoa, Sán Chỉ sống đan xen; dân tộc thiểu số đặc biệt ít người Lô Lô, Ngái sinh sống ở vùng sâu, vùng xa Mỗi dân tộc trên mảnh đất "gạo trắng nước trong" này đều có những di sản văn hóa truyền thống của riêng

mình để góp phần tạo nên những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc

Hàng chục di tích thời đại đá cũ, qua đá mới đến thời đại kim khí ở Cao Bằng đã được các nhà khảo cổ phát hiện từ những năm đầu của thế kỷ

XX Một số di tích đã được thám sát, khai quật và đã thu được hàng nghìn hiện vật quan trọng đang lưu giữ ở Bảo tàng Cao Bằng Điều đó chứng tỏ rằng Cao Bằng là một trong những cái nôi của người tiền sử, là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời và liên tục

Về trang phục: chất liệu truyền thống của trang phục các dân tộc thiểu số

ở Cao Bằng chủ yếu là vải chàm, vải lanh tự dệt, tự nhuộm từ thảo mộc quê hương; trang phục được may, thêu theo hình khối, hoạ tiết, sắc màu khác nhau tuỳ thuộc vào bản sắc từng dân tộc; trong đó lộng lẫy, cầu kỳ, nhiều màu sắc là trang phục của phụ nữ dân tộc Dao, Lô Lô, Mông; mộc mạc, chân phương mà đằm thắm, duyên dáng là trang phục dân tộc Tày, Nùng, Sán Chỉ Gắn liền với những bộ trang phục dân tộc là bộ vòng bạc, xà tích tinh xảo… được dùng quấn quanh cổ, tay cùng với thắt lưng luôn tạo ra âm thanh mỗi khi di chuyển

Về lễ hội: Cao Bằng có nhiều lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Hàng năm, lễ hội được tổ chức đều nhằm thể hiện văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, mong ước về cuộc sống tốt đẹp, cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc; cầu trời phật ban điều an lành cho dân bản, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu; lễ hội còn nhằm tưởng nhớ ông bà, tổ tiên Lễ hội là một trong những hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu của người dân từ lâu đời thể hiện bản sắc văn hoá từng địa phương và những nét độc đáo riêng của họ (tiêu

Trang 26

biểu như tục thờ Mẹ Trăng và các nàng tiên con gái Mẹ Trăng - như những vị thần bảo trợ cho cuộc sống, của người Tày) Từ mùng 6 đến 15 tháng giêng âm lịch hàng năm, hội đền chùa được tổ chức hầu hết ở các đền, chùa ở địa phương như: Thành phố Cao Bằng có hội đền Vua Lê, hội chùa Đà Quận, hội đền Kì Sầm, huyện Hạ Lang nổi tiếng với chùa Sùng Phúc; người Tày, Nùng, Dao, Sán Chỉ có lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) để mở mùa gieo trồng mới; người Nùng

An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hoà có hội Thanh Minh được tổ chức vào ngày 06 tháng 3 âm lịch; ở huyện Thạch An và Quảng Hoà có hội Nàng Hai - tục cầu mùa ; huyện Quảng Hoà có hội Pháo hoa tổ chức vào ngày 02 tháng 02 âm lịch hằng năm

Từ thế kỉ XI - XVI trên địa bàn tỉnh Cao Bằng các làng nghề đã được hình thành và thường tập trung theo từng nhóm dân tộc đến nay vẫn tiếp tục được duy trì, phát triển Các nghề thủ công rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu vẫn chỉ là nghề phụ của gia đình Hoạt động của nghề vẫn mang tính tự cung tự cấp

và chưa tách khỏi sản xuất nông nghiệp Việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và đáp ứng việc bảo tồn các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số, miền núi Trong đó, phải kể đến một

số nghề độc đáo như: nghề rèn, nghề làm hương, nghề làm giấy dó (giấy bản), nghề làm ngói máng và nghề dệt vải thổ cẩm…

Một vùng đất tươi đẹp, trù phú cùng sự sáng tạo, khéo léo của người dân

đã tạo ra những món ăn vừa độc đáo, vừa tinh tế, nghệ thuật mà lại đậm đà dấu

ấn non nước Cao Bằng Nơi đây còn được coi là vùng đất của một nền ẩm thực phong phú với những món ăn mang hương vị đậm đà của núi rừng, của tình người nồng ấm mà chỉ một lần thưởng thức mùi vị của hương đất hoa rừng là không thể nào quên, như: Bánh cuốn, Coóng phù (Bánh trôi), Bánh áp chao, Pẻng rày (Bánh trứng kiến ), Phở chua…

Các loại hình văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng rất nổi tiếng bởi bởi sự đa dạng, đặc sắc và có những nét đặc trưng riêng không thể trộn lẫn Văn học dân gian có số lượng lớn, văn nghệ cổ truyền phong phú, các

Trang 27

làn điệu dân ca phát triển và phổ biến nhất phải kể đến là hát lượn, hát đám cưới, hát ru con

Về dân ca: Lượn, Lượn slương, Lượn Cọi, Lượn Ngạn, hát Then - Đàn tính là các làn điệu tiêu biểu của người Tày; Lượn Phủ, Lượn Tại, Lượn Hèo phơn Nùng An, Sli giang, Nàng ới là các làn điệu nổi tiếng của người Nùng; Páo Dung là làn điệu của người Dao Sự đặc sắc của các làn điệu dân ca dân tộc thiểu số ở Cao Bằng đã níu chân biết bao du khách đến với non nước Cao Bằng chính là âm hưởng chung với giai điệu mượt mà, sâu lắng; ca từ mộc mạc mà ý nghĩa, sâu sắc

Về sân khấu: người Tày có Phường lỵ, người Nùng có xướng Dá Hai - là một dạng tuồng cổ có lịch sử hơn 3000 năm

Về múa: người Tày có múa Sluông, múa Chầu; người Nùng có múa quạt, múa khăn; người Dao có múa chuông, múa trống và người Mông có múa ô, múa khèn

Về nhạc cụ biểu diễn: mỗi dân tộc đều có nhạc cụ biểu diễn đặc trưng, tiêu biểu là cây đàn tính của người Tày; cây đàn nhị và bộ xóc đồng lục lạc của người Nùng; khèn ống trúc bè ngang, khèn lá, khèn môi của người Mông; trống đồng của người Lô lô

Về truyền thuyết, sự tích, cổ tích: đồng bào dân tộc thiểu số trên mảnh đất

Cao Bằng vẫn lưu truyền đến nay huyền thoại Báo luông - Slao Cải, truyền thuyết Cẩu chùa cheng vùa (Chín chúa tranh vua), cổ tích Thạch Sanh - Lý Thông… Các tác phẩm dân gian này đều gắn với khởi nguồn của vũ trụ, các hiện tượng tự nhiên, xã hội, khởi nguyên của tộc người (Báo Luông - Sao Cải), quá trình hình thành nhà nước Nam Cương đến thời Âu Lạc (Cẩu chùa tranh vùa) và

phản ánh nhận thức về địa hình, địa vật tự nhiên; khát vọng chinh phục thiên tai,

chiến thắng ngoại xâm, diệt cái xấu, cái ác (Thạch Sanh - Lý Thông) Mặt khác,

những tích truyện này còn có ý nghĩa sâu sắc đối với đời sống tinh thần của đồng bào bởi sự tái hiện chân thực, sinh động, hấp dẫn mà gần gũi, thân thuộc các khung cảnh thiên nhiên núi non trùng điệp bao quanh một vùng đất bằng

Trang 28

phẳng thường được coi là trung tâm của miền đất Cao Bằng Qua những câu chuyện cổ, người bình dân xưa đã bộc lộ những hiểu biết, sự cảm nhận về đặc điểm, sự vật tự nhiên gắn với sự cố gắng nỗ lực để vượt qua thử thách Đằng sau

đó, vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của đồng bào luôn được bộc lộ và toả sáng Ví

dụ như các tình tiết về việc sử dụng hang động với Thuỷ Cung hay truyện cây đàn thần có khả năng diễn đạt nội tâm, mê hoặc lòng người - lại được cho là cây đàn Tính của người Tày ở Cao Bằng Đó đều là những tác phẩm tiêu biểu về huyền thoại, sự tích gắn liền với quá trình hình thành và phát triển về mọi mặt đời sống của người xưa trên mảnh đất Cao Bằng

Sự tích Cây đàn Tính hay Tính tẩu (tính = đàn, tẩu = bầu) cũng được cho

là một tích truyện gắn liền với đời sống tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Cao Bằng Đồng bào Thái ở Tây Bắc và đồng bào Tày, Nùng ở vùng Đông Bắc Việt

Nam đều có nhạc cụ truyền thống là Tính tẩu Âm thanh của loại nhạc cụ đặc biệt

này vô cùng hấp dẫn, là vật bất li thân của các chàng trai mỗi khi tỏ tình, giao duyên

Từ xa xưa hát Then, đàn Tính đã không thể thiếu trong đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Nhà Mạc khi chạy loạn và lên đóng đô ở Cao Bằng trong khoảng thời gian 80 năm (1592 - 1677) đã coi đàn Tính - hát Then như một loại nhà nhạc cung đình Trải qua thăng trầm, qua lịch sử, gắn bó với đời sống văn hoá; hát Then - đàn Tính ngày càng được nâng tầm vị trí trong tâm hồn của đồng bào Tày nơi đây

Mặc dù có nhiều dị bản về cây đàn Tính, nhưng một điều dễ nhận thấy trong các dị bản đều có điểm tương đồng là đều gắn bó mật thiết với đời sống lao động của người bình dân, đều nhằm miêu tả, thể hiện cảm nhận của con người trước thiên nhiên, tình cảm đối với non sông, đất nước, con người Để kết nối giữa con người với những yếu tố tự nhiên rất phổ quát như hồ nước, dòng sông, ngọn thác, thậm chí cả thiên tai; đồng bào đã thông qua cây đàn Tính Hơn nữa, cây đàn Tính trở nên quen thuộc, gần gũi với đồng bào còn bởi vật liệu kết tạo nên đều từ cuộc sống sinh hoạt đời thường như: gỗ mộc hương để làm cần đàn, quả bầu để làm bầu đàn, sợi tơ/sợi cước để làm dây đàn Bên cạnh sự tích

Trang 29

về cây đàn Tính, người Tày, Nùng còn có sự tích khác về nguồn gốc các dân tộc cùng chui ra từ một quả bầu, điều đó cũng gợi đến mối quan hệ keo sơn giữa các dân tộc trên dải đất nước Việt Nam

Như vậy, có thể nhận thấy trong bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng, đặc sắc của các thiểu số ở địa bàn Cao Bằng, đặc trưng văn hóa của tộc người Tày có biểu hiện rõ nét và phong phú hơn cả Họ gửi gắm vốn sống khéo léo, giàu kinh nghiệm, sự gắn bó với làng bản quê hương, lòng tự hào với truyền thống lịch sử bằng sự sáng tạo nghệ thuật, bằng tinh thần vượt khó qua lễ hội, nghề truyền thống, các loại hình văn nghệ dân gian và đặc biệt là văn học truyền khẩu

1.3 Khái quát đặc điểm tộc người Tày ở Cao Bằng

1.3.1 Nguồn gốc tộc người Tày

Cao Bằng có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, thuộc các nhóm ngôn ngữ khác nhau, như: Tày - Thái, Mông - Dao, Việt Mường, Hán Trong các tộc người đang sinh sống trên địa bàn, người Tày có số lượng dân cư đông nhất Theo thống kê năm 2019, người Tày ở Cao Bằng có 207.805 người, chiếm 41% tổng dân số toàn tỉnh, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái cư trú hầu hết ở các huyện, thành phố

Trên cơ sở tư liệu lịch sử, truyền thuyết và khảo sát thực tế tại các làng bản trên địa bàn các huyện, thành phố cho biết khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc của tộc người Tày ở Cao Bằng có đặc điểm riêng biệt Dân tộc Tày còn có tên gọi là Tày Đeng hoặc Thổ Tư liệu lịch sử có ghi “từ thời thượng cổ,

họ là người bản địa ở đây, tên gọi là người Tày” Tuy nhiên, theo tâm thức của

cư dân địa phương, người Tày ở Quảng Hòa (Quảng Uyên, Phục Hòa) được chia làm bốn loại: Tày Thổ trước, Tày Phụ đạo, Tày Thổ ty và người Biến thổ

Tày Thổ trước là tên gọi người Tày ở địa phương đã định cư từ rất lâu đời Tày Phụ đạo (Pò Thào) là người Tày bản địa Tương truyền vào thế kỉ XV

theo vua Lê mở nước, họ có công trong công cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược Sau cuộc chiến tranh giải phóng thắng lợi, họ đã được vua Lê

Trang 30

phong cho làm phụ đạo ở địa phương, cho hưởng chế độ miễn phu dịch [43.tr21-22]

Tày Thổ Ty (theo tên gọi của nhà Nguyễn) hay Tày Phiên Thần là con

cháu các công thần triều Lê, được điều đến trấn ải biên cương sau đó được phân công thế tập cai quản địa phương và nối đời giữ đất Cao Bằng, một số người từ miền xuôi lên về sau đã được Tày hoá Có 11 dòng họ: Bế Nguyễn (tức dòng dõi công tộc bản triều), Bế Kim, Hoàng Ích, Nông Công, Nông Trí, Nông Hữu, Nguyễn, Tống Đình, Lương Đình, Đàm Vũ Nhà Nguyễn đổi làm thổ ty, bãi bỏ

lệ thế tập cai quản nhưng cho hưởng chế độ miễn trừ lao dịch Con cháu đến tuổi

có đơn xin làm việc thì chuẩn cho, cấp học bổng cho họ học tập nghề văn võ rồi tuỳ tài mà bổ dụng Lệ này được áp dụng từ thời Lê Sơ đến thời nhà Nguyễn Trong số các dòng họ Tày kể trên, có "ba họ phiên thần" là Bế Nguyễn, Bế Kim, Hoàng Ích gốc tích là người tỉnh Thanh Hoá, từ thời Lê Sơ di cư đến đó Dưới thời Nguyễn, đã thực hiện chính sách “cải Thổ quy lưu” bằng việc phái cử những phần tử trung kiên lên trấn giữ ở khu vực biên giới Việt - Trung Tiêu biểu là trường hợp ông tổ họ Nguyễn ở đất Phiêng Coọn (tức Bình Quận, xã Tiên Thành, huyện Quảng Hòa) là Nguyễn Khánh Vinh vào năm 1802 - 1803, phụng lệnh vua Gia Long lên trấn giữ ải phía bắc (gồm thị xã Cao bằng và các huyện Hạ Lang, Trùng Khánh, Quảng Hòa) Trong gia phả họ Nguyễn đã ghi rõ quê quán của ông tổ Nguyễn Khánh Vinh:

“Tại Đình Bảng thành bắc cố hương Phụng hoàng chiếu Gia Long tiến xuất Thụ kiếm kì trấn Bắc phòng biên

Tiền đạo đất Thái Sơn quan chí”

Khi tiếp quản đất Phiêng Coọn, họ Nguyễn đời đời làm quan chốn rừng núi biên cương làm nhiệm vụ

“Trấn Bắc phòng biên giữ cõi bờ Thành xây dựng đá còn trơ trơ

Trang 31

Lê lập, Nguyễn kế quân lưu thù Ngựa hồng voi bạch sức còn dư Kiếm đề bút chấp minh thiên hạ Khí tiết anh hùng mãi không mờ

Cờ bay trống trận nghiên trời đất Rừng núi vươn cao chống giặc thù”

Vào năm 1835, Nhà Nguyễn cử lưu quan lên vùng đất Cao Bằng cùng Thổ quan cai trị địa phương vì "ở miền thượng du tình hình chính trị thường không ổn định, nên các vua nhà Nguyễn đặt một chế độ kèm cặp và kiểm soát các quan chức người địa phương do các quan lại người Kinh từ trung ương cử

về thực hiện, có nhiệm vụ chủ yếu là đốc suất việc thu thuế, do thám và đàn áp

âm mưu phản loạn Một số tù trưởng trung thành và tin cậy ở các địa phương xa xôi và hiểm yếu được triều đình dựa vào và trao cho quyền hạn đặc biệt, phong làm ngự sứ Bên cạnh phòng ngự sứ thường đặt một viên quan người Kinh gọi là chiêu thảo sứ hoặc man phủ sứ Các chức này gọi là lưu quan" [43,tr.42-43]

Người biến Thổ là tên gọi chỉ những người vì nhiều lí do khác nhau đều

tìm đất sinh nhai, lập nghiệp, quyết định làm ăn sinh sống với người Tày ở Cao Bằng, như: những người có nguồn gốc ở miền xuôi lên Cao Bằng vì việc vua, con cháu của bề tôi nhà Mạc và những người phò giúp Tây Sơn, hoặc những người đi dạy học đã trải qua nhiều đời

Ngoài ra, người Tày ở Cao Bằng còn có nhóm địa phương là Ngạn Về nguồn gốc, người Ngạn từ tỉnh Quý Châu bên Trung Quốc di chuyển tới Tương truyền khi thời Mạc chiếm cứ Cao Bằng có một viên án sát sứ tỉnh Quý Châu bất mãn với triều đình nhà Thanh thông đồng với nhà Mạc, đem người bản tộc chạy sang Cao Bằng nương nhờ nhà Mạc rồi theo làm dân nước Nam Họ ở tản mạn trong một số xã Đồn Ca, Quá Thoát, Ngọc Quản, Thạch Bình, Đa Tôn… thuộc châu Quảng Uyên Nguyên nhân của việc di cư sang Cao Bằng còn có thể liên quan đến các cuộc khởi nghĩa của nhóm tộc người này nổi dậy chống lại ách

Trang 32

áp bức bóc lột của vương triều phong kiến Trung Quốc thất bại, bị đàn áp dã

man…phải di cư vào nước ta Trong bài ca Phướn quyền (Lượn quyền) và Phướn sặc (Lượn đánh giặc) có đoạn mưu thuật cuộc di cư của người Ngạn gắn

liền với các trận giao chiến kéo dài từ năm này qua năm khác:

“Đất mường đồn xao xác Đồn tới chợ Nhọc Vạc Người Hoa đánh dấy lên Cầu chiều phà sắp loạn Năm nay là năm gì?

Lúa đồng ra von hết

Thầy vác gươm lên đường Mường Quảng Đông sắp loạn

Ta tra dao vào vỏ

Vỏ dao trở đầu đuôi Than cho kiếp số người

Đi ngày nào trở lại Tay cắp nón liền vòng

Ra bờ sông bái tổ Hai tay hai nén nhang Vái trời rồi vái đất »

Kết thúc cuộc chiến tranh, những người sống sót còn rất ít Họ trở về trong sự thất bại :

“Ta đánh giặc trở về Được đôi chân trần bụi Được một đôi hài bùn

Để em cùng chiêm ngưỡng”

Trang 33

Ngày nay, người Ngạn ở Cao Bằng thường phân cư theo từng bản riêng thuộc các xã Phi Hải, Quảng Hưng (Quảng Hòa), xã Nguyễn Huệ (Hòa An)…

Họ vẫn sử dụng một loại thổ ngữ gọi là tiếng Ngạn trong nội bộ gia đình và làng xóm của mình

Như vậy, trong quá trình hình thành tộc người, bộ phận tộc người Tày ở Cao Bằng đã tiếp nhận thêm các thành phần tộc người khác nhau (người Kinh, người Nùng, người Ngạn) Quá trình cố kết tộc người diễn ra mạnh mẽ đã hình thành nên tộc người Tày thống nhất như ngày nay Sự cộng cư đã tác động đến

sự ảnh hưởng, giao lưu về văn hoá và góp phần lí giải cho sự phát triển đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc của tộc người Tày [43,tr.25-27]

1.3.2 Bản sắc văn hoá tộc người Tày

Trong lịch sử hình thành và phát triển, người Tày ở Cao Bằng luôn có ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc, như: phong tục tập quán, tín ngưỡng, quy ước về ăn ở, lối sống, phẩm chất, sinh hoạt cộng đồng, văn học, chữ viết

Phong tục tập quán là những hiện tượng tất yếu không thể thiếu được trong sinh hoạt cộng đồng tộc người, là yếu tố cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của bất kì một hình thái xã hội nào trong lịch sử Những tập quán ăn sâu trong tiềm thức, tâm lí trở thành những mô thức ổn định, lâu dài trong đời sống được gọi là phong tục hay tục lệ của tộc người Phong tục mang tính văn hóa tộc người rõ rệt nhất, bền vững nhất Theo đó, phong tục của người Tày ở Cao Bằng cũng nằm trong quy luật ấy Phong tục tập quán của người Tày ở Cao Bằng rất phong phú Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập một số phong tục, tập quán chủ yếu trong chu kì đời người nhằm tiếp cận truyện

Nôm Tày Thị Đan từ góc độ văn hóa tộc người

Tục cưới xin, hôn nhân của người Tày khá đặc biệt Họ có quan niệm về hôn nhân rõ ràng Hôn nhân ngoài dòng họ chính là nguyên tắc cơ bản Những người thuộc tộc hệ 09 đời được coi là gia tộc gần, tuyệt đối không được lấy nhau Người Tày có câu tục ngữ:

Trang 34

“Lục pả lục nả, au căn đảy kin Lục lùng lục áo, au căn thai rả/khả”

(Con dì con già lấy nhau được ăn Con chú con bác lấy nhau chế chém) Người Tày còn có một tập tục hôn nhân phổ biến là thuận chiều giữa ba thị tộc, ngày nay còn tồn tại nhưng không phổ biến (con trai họ Hoàng lấy vợ họ Nông, con trai họ Nông lấy vợ họ Lục… chứ không được tiến hành ngược lại) Đây là tập tục ra đời từ thời kì bộ lạc phát triển, có tác dụng tăng cường sức mạnh cho các bộ lạc với nhau

Người Tày ở Cao Bằng có những khuôn mẫu lý tưởng trong hôn nhân Xuất phát từ những đặc điểm tâm lí dân tộc, cũng như quan điểm cá nhân của từng người mà việc chọn dâu, rể thường có những tiêu chí riêng; đã có những yếu tố tâm lí đã mang tính chủ đạo, trở thành khuôn mẫu và chi phối việc lựa

chọn Người Tày kén dâu, rể qua khả năng lao động (Chiêm lùa chiêm bươn lạp/Chiêm khươi chiêm slạp phjưa - Kén dâu kén tháng chạp/Kén rể nhìn đường

bừa) Đặc biệt, việc lựa chọn con dâu của người Tày là kĩ kưỡng hơn cả và có tiêu chí riêng như: hoàn cảnh gia đình, nữ công gia chánh, ngoại hình khỏe mạnh, tính nết, lối sống, cách ăn nói, ứng xử…Thanh niên nam nữ Tày gặp gỡ, hẹn hò, trao duyên trong những dịp hội hè, tết lễ, chợ phiên, ngày cưới của bạn bè Họ biểu lộ tình cảm bằng những bài lượn để trao đổi tâm tình, qua phong shư (thư tình) để bày tỏ niềm thương, nỗi nhớ, ước hẹn Tuy nhiên, việc lựa chọn dâu rể của người Tày chủ yếu do cha mẹ xếp đặt vẫn là hình thức hôn nhân chủ đạo Trong đó, việc được cân nhắc, xem xét cẩn thận là xem "lộc mệnh" (so tuổi), dòng họ có "ma gà" không? kinh tế có khá giả không? Theo phong tục của người Tày, việc cưới xin cũng có những nghi lễ riêng, khá cầu kì và đậm đà bản sắc văn hoá tộc người như: dạm hỏi, hợp số, ăn hỏi, sêu tết, báo cưới, cưới, lại mặt Hình thức cư trú sau hôn nhân là cư trú bên nhà chồng Tuy vậy, sau khi cưới các cô dâu người Tày chưa về ở hẳn nhà chồng mà vẫn ở nhà bố mẹ đẻ, chỉ

về nhà chồng vào lúc mùa màng bận rộn hay có công việc cần đến công sức của

Trang 35

người con dâu Chỉ đến khi có con thì mới về ở hẳn nhà chồng Ngoài ra, người Tày ở Cao Bằng có tập quán "Khươi chượng tạo" (ở rể tạm) và "Khươi nạp tế" hay "Khươi thờ phj" (ở rể đời)

“Mạy phjấy tang mạy mười Lủc khươi tang lủc oóc”

(Thân tre như thân mai Con rể như con đẻ)

Ở người Tày, chế độ phụ quyền cũng được thể hiện khá rõ nét Họ có tục lệ đứng đầu gia đình là người chồng Người đàn ông trong gia đình có quyền quyết định mọi vấn đề, sau đó là người vợ quản lí gia tài, tiền nong Nền nếp gia đình của người Tày là: con theo cha, con gái lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con Nghĩa là con gái lấy chồng rồi thì biến thành ma nhà chồng, sống chết không được quay lại nhà bố mẹ đẻ Họ rất kiêng kị việc con gái lấy chồng lại bỏ về nhà bố mẹ Người Tày Cao Bằng theo chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, vấn đề quan hệ nam

nữ theo luật tục khắt khe "nam nữ thụ thụ bất thân", "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy" Việc trai gái lấy nhau thường do cha mẹ, họ hàng mai mối, quyết định; tảo hôn còn khá phổ biến Nhất là việc hôn nhân của con gái thường do cha mẹ sắp đặt là chủ yếu [43, tr35-44]

Bên cạnh tục cưới xin và hôn nhân, người Tày có những quy ước truyền thống về nếp sống gia đình khá đặc sắc và độc đáo thể hiện nét riêng về văn hoá như về ăn ở, lối sống, sinh hoạt cộng đồng, tín ngưỡng Về ăn ở (kin dú) thể hiện ở cách cư xử giữa con người với con người (trong gia đình, họ tộc, xã hội) con người với thiên nhiên, con người với siêu nhiên Trong gia đình, đối với việc xưng hô không được lẫn lộn (ông bà, bác bá, chú thím, dì dượng ) Vợ chồng ít trao đổi trực tiếp những việc quan trọng mà phải nhờ đến người thứ ba (em chú hoặc con cái ), vợ chồng thường xưng hô trống không, thậm chí mày - tao (câu, mầư = ông, tôi) nhưng lại không có ý khinh thường, thô tục mà thể hiện sự giản dị, chân thành Người chồng mang tư tưởng gia trưởng khá rõ rệt [31, tr62-63]

Trang 36

Về lối sống, người Tày dựng vợ gả chồng cho con cái từ sớm (thậm chí có thói quen tảo hôn) Con trai lấy vợ ra ở riêng, con gái lấy chồng theo chồng, không có con thì nhận con nuôi (thường là cháu trong họ - được thừa kế như con đẻ) Người Tày có quy định vợ chồng có mâu thuẫn, nếu vợ bỏ về nhà ngoại; sau đó bố mẹ cô gái tìm hiểu và đưa con về nhà chồng, tìm gặp thông gia để tháo gỡ và giải quyết Khi người chồng li hôn vợ (hoặc đánh đuổi vợ) không có

lí do chính đáng thì phải chu cấp một con trâu cái, một số ruộng đất có diện tích tương đương 100 cân giống (khoảng 02 heta) Việc phân chia tài sản, người Tày thường chú ý dành một phần đất và của cải để dưỡng già, phần còn lại phân chia cho con trai (con gái không được chia tài sản hay quyền thừa kế) [31.tr60-61]

Quy ước về ăn, người Tày cũng có quan niệm riêng "kin lẹo lai, dú bấu lẹo lai" (Ăn mới hết nhiều, ở chẳng hết mấy) Do vậy, người Tày ứng xử trong

ăn uống có tính văn hoá cao, có nhiều món ăn đặc sắc, chế biến cầu kì, mang đậm hương vị của quê hương như: xôi ngũ sắc, xôi trứng kiến, cơm lam, xôi nghệ, xôi trám, bánh khảo, pẻng rày (bánh trứng kiến), khẩu shi, bánh coóng phù (phù noòng), chè Lam, bánh cuốn, vịt quay 7 vị, thịt chua, lạp xường, thịt quay lợn sữa Sự hiếu khách của người Tày được thể hiện đặc biệt trong ăn uống ("mời rượu cả chum, mời quả cả cây" hoặc "Tết tháng giêng hẹn từ tháng bảy")

Người Tày cũng có nhiều bữa ăn trong ngày: kin lèng dạu (ăn sáng sớm), kin lèng giải đửa (bữa ăn phụ có thêm sức khoẻ), kin ngài (ăn trưa), kin lèng oằn (ăn phụ giữa buổi chiều), kin khẩu (ăn tối), xíu dẹ (ăn khuya) Nơi ăn và cách ăn uống của người Tày cũng rất đặc biệt: kin ngài, kin khẩu (bữa chính) tập trung trong không gian tầng sàn (tầng giữa), kin lèng dạu ở ngày gần bếp hoặc chạn bát hoặc nơi sơ chế thức ăn; kin lèng oằn ở trước hiên nhà; xíu dẹ là ngồi nhâm

nhi vài món ăn nhẹ quanh bếp lửa với chén rượu nồng Người Tày có quy định

số người ăn trong mâm "Bâm khẩu cẩu gần" (mỗi mâm có 09 người ăn) Ứng xử trong ăn uống của người Tày là "kin ám cải gà gò" (ăn miếng to mắc họng) Họ thể hiện bản tính khiêm tốn, chân thành khi nhà có khách: "bấu kỉ hò đảy mà, tọ rườn bấu răng phyác nhả tỏn rẳp; xỉnh kin tón khẩu chẳm phyác khiêu, tón khẩu

Trang 37

cưa tăng đai dá" (Chẳng mấy khi có dịp đến chơi, nhân lúc nhà chẳng có món gì quý giá để đón khách; hãy ở lại ăn bữa cơm với rau xanh, muối trắng) và tỏ lòng hiếu khách bằng cách thường xuyên gắp thức ăn, mời rượu [31, tr.144-147]

Về lời ăn tiếng nói, người Tày có quan niệm "Mảy tứn cón mảy khâm (măng mọc trước măng đắng); kiêng nói trong lúc ăn, lúc ngủ; không nói xấu sau lưng, không cãi cọ, chê bai nên bản tính của người Tày là hiền lành, e dè trong tiếp xúc với người ngoài; luôn giữ gìn, thận trọng trong giao tiếp Trong quan hệ với người lớn tuổi thì quy ước phải luôn tôn kính, lễ phép, giúp đỡ, không cãi lời (lủc eng đá gần ké lẻ tha bót" (trẻ nhỏ mà hỗn láo với người lớn thì mắt mù) Trong quan hệ gia đình, người Tày kính trọng người già, con cái phải nghe lời cha mẹ Con trai cả ở với bố mẹ, ông bà và có trách nhiệm phụng dưỡng, thờ cúng tổ tiên, chăm lo mồ mả Con trai thường được ưu tiên học hành, đứng tên chủ hộ, quyết định mọi việc chi tiêu trong gia đình

Phẩm chất của người Tày được bộc lộ thông qua lao động, qua cộng đồng Trải qua nhiều đời một số việc của cá thể được cộng đồng chấp nhận là hay, là tốt đẹp cần được phổ biến trong tộc người học tập, làm theo, đồng thời có

ý thức giữ gìn những triết lí nhân sinh ấy từ đời này sang đời khác, tồn tại mãi với thời gian và trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống của người Tày ở Cao Bằng Khi có một họ nào đó có việc là tất cả họ hàng, làng bản đều xúm vào giúp đỡ không cần có lời mời, lời nhờ vả như việc làm nhà cửa, đến khi nhà hoàn thành mới trở về nhà làm việc khác Ngoài ra, họ còn giúp nhau gạo, rượu, tiền, cùng các vật liệu khác, nhiều thứ không cần hoàn trả Khi có người ốm đau mọi người đến thăm hỏi, giúp thuốc thang, chạy chữa; ở qua đêm để động viên, góp gà, bánh, xôi để được dự bữa cơm tụ vía hay họp vía (Tón khẩu thom khoăn) Phẩm chất đoàn kết, chân tình của người Tày thể hiện rõ hơn cả là trong việc hôn nhân, nhất là tổ chức đám cưới cho con trai Họ hàng vay mượn gạo, tiền, rượu, lợn đến giúp trong ngày cưới việc nấu nướng, tiếp khách đến khi xong đám cưới mới trở về nhà Vì thế mà đám cưới của người Tày thường tổ chức ăn uống trong ba ngày liền (áp phiên, tiệc cưới, gặp mặt cảm ơn) Đối với việc tang,

Trang 38

họ còn giúp đỡ cả việc gặt hái, lấy củi, chăn nuôi chăm sóc gia đình như việc nhà mình Đối với việc sinh đẻ, họ rất quan tâm, chăm lo cho người phụ nữ từ lúc mang thai đến khi sinh nở, từ việc giữ gìn, chăm sóc sức khoẻ, nhắc nhở những kinh nghiệm quý báu về nuôi dạy, chăm bẵm con cái đến việc tổ chức lễ vía cầu Hoa Vương thánh mẫu phù hộ độ trì bào thai an toàn (khoăn thuốn) Khi sinh, họ hàng bên nội, bên ngoại đều mang gạo nếp, gà, rượu đến mừng và nhiều thứ vật chất khác để bồi dưỡng (mật ong rừng ) Người phụ nữ sau khi sinh được chăm chút, kiêng kị kĩ lưỡng từ việc ăn ở, trang phục đến thuốc thang, sinh hoạt Trong quan hệ xã hội, tính cộng đồng của người Tày thể hiện rất rõ trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày Họ đối đãi với nhau bằng cả sự chân tình, mộc mạc mà không cần cao sang Ăn uống chỉ cần cơm muối, rau rừng hoặc củ khoai củ sắn, bắp ngô

Họ chia nhau khi nhà mổ con gà, câu được con cá, cất được mẻ rượu ngô Cuộc sống của người Tày nói chung do tích luỹ, trao truyền lại, dần trở thành thói quen, nền nếp trong gia đình rồi lan toả thành lệ làng, quy ước Tất cả những điều đó đều thể hiện tính nhân văn cao cả và góp phần thúc đẩy cuộc sống phát triển hơn

Về sinh hoạt cộng đồng, chợ phiên vùng cao ở Cao Bằng được coi là một nét văn hoá độc đáo Từ lâu, ngoài mục đích mua bán, trao đổi hàng hoá; chợ phiên còn

là nơi giao lưu văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số Đối với người vùng cao, mỗi dịp chợ phiên là một kì hội Trong tiềm thức của họ, chợ phiên được xem như ngày tết sau chuỗi ngày vất vả, cực nhọc trên nương, trên rẫy Ngày chợ họp (thường cách nhau năm ngày một phiên, một tháng khoảng sáu phiên) dù cách nhau "nhiều con dao quăng", cách nhau nhiều trái núi, ngọn đồi; họ cũng cố công tìm về chỉ đơn giản là muốn đến, để góp vui, để gặp gỡ, để tâm tình, hò hẹn Dù nhịp sống hiện đại

có thâm nhập mạnh mẽ nhưng sự hồn hậu, chất phác, nét cũ hồn xưa của con người vùng cao vẫn hiển hiện rộn ràng mỗi dịp chợ phiên

Tín ngưỡng là một phương diện văn hoá có những nét đặc sắc riêng bởi

sự phản ánh niềm tin và ước vọng của con người ở muôn đời Người Tày nói chung và người Tày ở Cao Bằng nói riêng đã tích hợp nên vốn đời sống tín ngưỡng đa dạng, phong phú qua bao thăng trầm và sự vận động, biến thiên của

Trang 39

lịch sử, của tự nhiên Đối với họ, vũ trụ và trái đất luôn tồn tại ba cõi (ba tầng) bao gồm: cõi trời, cõi đời (người) và cõi âm phủ (quan niệm này tương đồng với một số tộc người khác) Cõi trời về cơ bản được xem như xứ sở hào quang của một tầng chân, thiện, mĩ đầy cuốn hút và ngưỡng vọng của dân gian Cõi người

là đời thực trên thế gian với sự đa dạng của đời sống xã hội, ở đó mỗi người là một thực thể có đời sống riêng Đời sống xã hội tồn tại cái thiện và cái ác đối lập nhau và không ngừng đấu tranh với nhau để tiến thới chân lí, con người hằng mong cái thiện sẽ luôn chiến thắng Còn tầng âm là nơi Diêm Vương trị vì với bao quỷ dữ; đó là nơi răn đe, xử phạt những ai sống ở đời thất tín, tham lam, độc

ác Đồng bào Tày coi mọi vật đều có linh hồn, người chết về cõi bên kia vẫn theo dõi mọi hoạt động của người trần nên họ có quan niệm "vạn vật hữu linh" Còn trời là đấng thần linh tối thượng có thể soi chiếu mọi tâm tư, ước vọng và nỗi khổ đau của dương gian [43,tr.117-120]

Văn học dân gian của Tộc người Tày khá phát triển (đã trình bày ở trên trong phần tổng thể văn hoá dân gian của các dân tộc thiểu số trên địa bàn Cao Bằng) như truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ Bên cạnh đó, văn học viết của người Tày ở Cao Bằng cũng có dấu ấn độc đáo, đặc sắc trong quá trình phát triển văn hoá nói chung Đặc biệt, văn học viết của họ có liên quan chặt chẽ đến văn tự của người Tày Do vị trí địa vực cư trú, dân tộc Tày có quan hệ giao thoa nhiều mặt với các dân tộc anh em sinh sống trong cộng đồng người Việt Nam Có thể nhận thấy sơ bộ, văn tự dân tộc Tày hình thành, phát triển có nhiều liên quan đến dân tộc Kinh Nếu người Kinh có các dạng thức văn tự: chữ Khoa đẩu, chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ thì người Tày cũng có các dạng tự ấy [7,tr.11-19]

Chữ Khoa đẩu của tộc người Tày chưa có nghiên cứu nào phát hiện Chữ Hán du nhập vào dân tộc Tày khoảng từ thế kỉ II trước công nguyên (cùng với người Kinh) Người Tày dùng chữ Hán trước hết trong việc thờ cúng tổ tiên (trên bàn thờ người dân tộc Tày thường viết vào giấy chữ Kính, chữ Tổ hoặc chữ Phụng hai bên đại tự là câu đối Những bộ thẻ trong chùa chiền hoặc trong đám cưới, nhà mới, chúc thọ người Tày cũng làm câu đối để mừng)

Trang 40

Khi trình độ Nho học đã được nâng cao thì văn thơ chữ Hán có điều kiện phát triển Hán tự là công cụ ghi chép những tác phẩm văn học chữ Hán Theo

cuốn Văn học chữ Hán dân tộc Tày của tác giả Triều Ân nghiên cứu có thể kể

tên các tác giả văn học chữ Hán của thế kì XIX trở về trước: Lê Thế Khanh (389

- 460), Bế Văn Phụng (1567 - 1637), Nông Quỳnh Vân (1565 - 1640), Bế Hựu Cung (1757 - 1820), Hoàng Ích Ngọ (1766 - 1826), Hoàng Ích Viêng (1764 - 1829), Hoàng Ích Thặng (1783 - 1853), Lý Thái Hanh (1820 - 1892), Hà Vũ Bằng (1828 - 1893), Hoàng Ích Uyển (1821 - 1894) [7,tr.12-13]

Chữ Nôm Tày xuất hiện khá sớm (cùng với chữ Nôm của người Kinh) do nhu cầu cấp thiết của chính trị, cai trị và quá trình sử dụng Người Tày có những tên người, tên đất khó có thể dùng chữ Hán để biểu đạt, như: Lioòng Tắc Mần,

Rư Coọc Nhình, Đoỏng Có, Pác Cáy cho nên từ thế kỉ II (vào thời Bắc thuộc lần thứ II) chữ Nôm Tày đã xuất hiện Tộc người Tày đã dùng vỏ văn tự vuông của chữ Hán để ghi âm và đọc ra tiếng Tày Có các nguyên tắc cơ bản sáng tạo

ra chữ Nôm Tày như sau:

Tiếng Tày nào đã có chữ Hán đọc được nguyên tiếng ấy thì dùng ngay chữ Hán đó để ghi âm (VD: Hán tự có chữ "Đông" chỉ phương hướng, văn tự Nôm Tày dùng chữ "Đông" đó trong các trường hợp "đông gần" - nhiều người,

"đông mạy" - rừng cây, "bưởng đông" -phía đông)

Dùng chữ Hán gần âm Tày để ghi âm Tày (VD: Hán tự có chữ "Thốn" - một tấc, "Thái" - cao lớn thì văn tự chữ Nôm Tày dùng chữ "Thốn thái" để ghi

âm "Thuổn thảy" - tất cả)

Ghép chữ Hán theo phép hội ý để ghi âm Tày (VD: chữ viết Nôm tày "Phông" - trong nở hoa sẽ ghép chữ "Phong" - gió cộng thêm bộ thảo đầu để chỉ cây cỏ)

Từ khi xuất hiện, trong các văn bản hành chính hoặc khế ước, gia phả đã xuất hiện chữ Nôm Tày xen lẫn trong đó để thể hiện địa danh, tính danh trong

đó cho đúng tiếng Tày vốn có Trong cúng bái, văn bản lời hát Then Tày, các cuốn sách thuốc, nông lịch, tục ngữ đã ghi chép nhiều pho sách, nhiều văn bản bằng chữ Nôm Tày Bên cạnh đó, trong các bài thơ đám cưới chữ Nôm Tày còn

Ngày đăng: 21/03/2024, 15:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN