Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TRỊNH KIM CƢƠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Quản lý Giá
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Trọng Tuấn
THÁI NGUYÊN - 2022
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và đạt kết quả mức độ tương đồng % Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng đã nộp để bảo vệ trước hội đồng Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2022
TÁC GIẢ CỦA SẢN PHẨM HỌC THUẬT
Trịnh Kim Cương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lý dạy học ở Trung tâm
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” là
công trình nghiên cứu của riêng tôi và chưa được công bố ở bất kì công trình nào
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về bản luận văn này
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2022
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trịnh Kim Cương
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục tại khoa Tâm lý giáo dục - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình!
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lê Trọng Tuấn, người thầy đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban giám hiệu; các thầy cô trong Ban chủ nhiệm khoa; các thầy, cô giáo thuộc Khoa Tâm lý giáo dục; Phòng quản lý và Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và học sinh
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian học tập
Trong quá trình thực hiện luận văn, không thể không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè và đồng nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 20 tháng 7 năm 2022
Tác giả
Trịnh Kim Cương
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU v
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5 Giả thuyết khoa học 4
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp nghiên cứu 5
8 Cấu trúc luận văn 6
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN 7
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học và dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên 7
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý dạy học và quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên 8
1.1.3 Các công trình đi trước đã nghiên cứu về quản lý dạy học 14
1.2 Một số khái niệm công cụ 15
1.2.1 Quản lý 15
1.2.2 Hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 16
1.2.3 Quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 18
Trang 61.3 Một số vấn đề lý luận về dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp
trung học phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện 20
1.3.1 Khái quát về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 20
1.3.2 Mục tiêu dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 20
1.3.3 Nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 21
1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 25
1.3.5 Đánh giá kết quả dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 27
1.4 Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động ở trung tâm GDNN - GDTX 29
1.4.1 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện 29
1.4.2 Lập kế hoạch dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 31
1.4.3 Tổ chức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 32
1.4.4 Chỉ đạo dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 34
1.4.5 Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 35
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học ở trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện 36
1.5.1 Yếu tố chủ quan 36
1.5.2 Yếu tố khách quan 37
Kết luận chương 1 39
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 40
2.1 Khái quát về Trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 40
2.1.1 Thuận lợi 40
2.1.2 Khó khăn 40
2.1.3 Về cơ sở vật chất 41
Trang 72.1.4 Về đội ngũ giáo viên 42
2.1.5 Về học viên 43
2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 44
2.2.1 Mục đích khảo sát 44
2.2.2 Đối tượng khảo sát 44
2.2.3 Nội dung khảo sát 45
2.2.4 Phương pháp khảo sát 45
2.3 Thực trạng dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở Trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 46
2.3.1 Thực trạng việc thực hiện mục tiêu dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 46
2.3.2 Thực trạng việc thực hiện nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 47
2.3.3 Thực trạng việc thực hiện phương pháp, hình thức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 49
2.3.4 Thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 52
2.3.5 Thực trạng sự phối hợp trong hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 54
2.4 Thực trạng quản lý dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở Trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 56
2.4.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch dạy học học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 56
2.4.2 Thực trạng tổ chức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 59
2.4.3 Thực trạng chỉ đạo dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công 61
2.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá và giám sát dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công 64
2.4.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công 66
Trang 82.5 Đánh giá chung về thực trạng dạy học ở trung tâm GDTX Sông Công 67
2.5.1 M t mạnh 67
2.5.2 Hạn chế 68
2.5.3 Nguyên nhân 68
Kết luận chương 2 70
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GDTX CẤP THPT Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 71
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 71
3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 71
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính ph hợp 71
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực ti n và điều kiện vận dụng 71
3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 72
3.2 Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đối với các đơn vị liên kết 72
3.2.1 Thống nhất quan điểm quản lý trong tổ chức dạy học chương trình Giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông 72
3.2.2 Chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học chương trình GDTX cấp THPT 76
3.2.3 Đổi mới công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học chương trình GDTX cấp THPT cho giáo viên, đảm bảo thích ứng với các môi trường dạy học khác nhau 80
3.2.4 Đổi mới công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học chương trình GDTX cấp THPT ở các trường Cao đằng nghề, trung cấp nghề có học sinh đang theo học 82
3.2.5 Xây dựng môi trường dạy học có k cương, nền nếp và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học 84
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 88
3.4 Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 89
Trang 93.4.1 Mục đích khảo nghiệm 89
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 89
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 89
3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 90
Kết luận chương 3 95
K T LUẬN V KHUY N NGHỊ 96
T I LIỆU THAM KHẢO 99
PHỤ LỤC
Trang 10GDĐT : Giáo dục đào tạo
GDNN-GDTX : Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên GDTX : Giáo dục thường xuyên
TTCM : Tổ trưởng chuyên môn
THPT : Trung học phổ thông
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng
Bảng 2.1: Đội ngũ CBGV - CNV Trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh
Thái Nguyên 42
Bảng 2.2: Đội ngũ GV giáo viên thỉnh giảng 42
Bảng 2.3: Học viên học chương trình GDTX cấp THPT 43
Bảng 2.4: Học viên học chương trình hướng nghiệp, ở trung tâm GDTX - GDNN 43
Bảng 2.5: Học viên học chương trình sơ cấp 44
Bảng 2.6: Đánh giá về thực hiện mục tiêu dạy học chương trình GDTX cấp THPT của trung tâm 46
Bảng 2.7: Đánh giá về thực hiện nội dung dạy học chương trình GDTX cấp THPT của trung tâm 47
Bảng 2.8a: Đánh giá về việc sử dụng các hình thức dạy học của giáo viên 50
Bảng 2.8b: Đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên 51
Bảng 2.9 Đánh giá thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 53
Bảng 2.10 Đánh giá sự phối hợp trong hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT 54
Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL về thực trạng lập kế hoạch dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 56
Bảng 2.12: Đánh giá của GVvề thực trạng lập kế hoạch dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 57
Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL về thực trạng tổ chức thực hiện dạy học chương trình GDTX cấp THPT 59
Bảng 2.14: Đánh giá của GV về thực trạng tổ chức thực hiện dạy học chương trình GDTX cấp THPT 60
Bảng 2.15: Đánh giá của CBQL về thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học chương trình GDTX cấp THPT 62
Bảng 2.16: Đánh giá của GV về thực trạng chỉ đạo thực hiện dạy học chương trình GDTX cấp THPT 62
Bảng 2.17: Đánh giá của CBQL về thực trạng kiểm tra, đánh giá và giám sát dạy học chương trình GDTX cấp THPT 64
Trang 12Bảng 2.18: Đánh giá của GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá và giám sát dạy
học chương trình GDTX cấp THPT 65 Bảng 2.19: Đánh giá của GV về thực trạng kiểm tra, đánh giá và giám sát dạy
học chương trình GDTX cấp THPT 66 Bảng 3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết của các biện pháp
quản lý dạy học ở trung tâm GDTX Sông Công 3124 90 Bảng 3.2 Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ khả thi của các biện pháp quản
lý dạy học ở trung tâm GDTX Sông Công 92
Biểu
Biểu đồ 2.1 So sánh kết quả đánh giá của CBQL và GV về thực trạng lập kế hoạch
dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 57 Biểu đồ 2.2 So sánh kết quả đánh giá của CBQL và GV về thực trạng tổ chức
thực hiện dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 60 Biểu đồ 2.3 So sánh kết quả đánh giá của CBQL và GV về thực trạng chỉ đạo
thực hiện dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 63 Biểu đồ 2.4 So sánh kết quả đánh giá của CBQL và GV về thực trạng kiểm
tra, đánh giá và giám sát dạy học ở trung tâm GDNN - GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 65
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, nó có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia dân tộc, v ng lãnh thổ Nhận thức rõ vai trò của giáo dục, đào tạo đối với sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng ta luôn quan tâm chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo lĩnh vực quan trọng này:
Đại hội XI của Đảng đề ra 12 nhiệm vụ tổng quát: Trong đó có nhiệm vụ “Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” [15] Đây là quan điểm tổng quát, bao tr m của Đảng về giáo dục, đào tạo Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện và sự lãnh đạo của Đảng; Sự quản lý nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học nhằm hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của người học [1]
Trong văn kiện đại hội XII của Đảng, lần đầu tiên Đảng đưa ra quan điểm
“Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hang đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước” [15] Nguồn nhân lực chất lượng cao là bộ phận quan trọng của nguồn nhân lực quốc gia, là nguồn nhân lực đáp ứng các tiêu chí về chất lượng cao và trình độ cao; đồng thời là nguồn lực con người được đào tạo và sử dụng
có chất lượng, hiệu quả cao với tổng hợp các phẩm chất và nhân cách, năng lực và thể lực con người
Đại hội XII xác định: “Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho đất nước, cho từng ngành, từng lĩnh vực, với những giải pháp đồng bộ”, “Thực hiện đồng
bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kinh tế- xã hội” [15]
Tại đại hội XIII của Đảng đề cập đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo “Giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển” [16]
M t khác “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng
Trang 14nguồn nhân lực, phát triển con người”[16] Phương hướng, nhiệm vụ được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII xác định là “Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo c ng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước” [16]
Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên ngày nay với các hình thức học tập đa dạng đã trở thành công cụ để mở rộng, tạo cơ hội học tập cho mọi người
và xây dựng xã hội học tập Việc coi Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
là một hệ thống thành phần của hệ thống giáo dục quốc dân cũng được ghi trong Quyết định 112/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 5 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ
về phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” “Xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập được dựa trên nền tảng phát triển đồng thời, gắn kết, liên thông của hai bộ phận cấu thành: Giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó giáo dục thường xuyên thực hiện các chương trình học tập nhằm tạo điều kiện tốt nhất đáp ứng mọi yêu cầu học tập suốt đời, học tập liên tục của mọi công dân sẽ là một bộ phận có chức năng quan trọng, làm tiền đề xây dựng xã hội học tập” [30]
Theo đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025” [31] có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; đối với các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội đ c biệt khó khăn đạt ít nhất 30%
Triển khai đề án trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 2857/BGDĐT-GDTX ngày 31/7/2020 về việc hướng dẫn tổ chức dạy học chương trình GDTX cấp THPT kết hợp với dạy nghề tại các cơ sở GDTX [4] và công văn số 2570/BGDĐT-GDTX về việc giảng dạy chương trình GDTX cấp THPT trong trường trung cấp, cao đẳng theo thông báo số 76/TB-VPCP ngày 08/4/2021 của Văn phòng Chính phủ
Ngày 17/7/2020, Giám đốc sở GD&ĐT Thái Nguyên có công văn số 1445/SGDĐT-GDNN-GDTX, về việc hướng dẫn tổ chức dạy học chương trình GDTX cấp THPT đối với học viên các trường Cao đẳng, trung cấp nghề tại tỉnh Thái Nguyên [37]
Trang 15Từ năm học 2020-2021, thực hiện theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Thái Nguyên Trung tâm GDNN-GDTX (gọi tắt là trung tâm) Sông Công thực hiện nhiệm
vụ phối hợp quản lý dạy học chương trình GDTX cấp THPT tại các trường Cao đẳng (CĐ), trung cấp (TC) trên địa bàn bao gồm: CĐ Công nghệ và Thương mại, CĐ Công nghiệp Việt Đức, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp, TC Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên (gọi chung là các trường CĐ, TC ho c trung cấp nghề) Việc thực hiện chương trình GDTX lấy bằng tốt nghiệp THPT do trung tâm chủ trì thực hiện trong các khâu: Lập danh sách học viên học chương trình GDTX cấp THPT để Sở GDĐT phê duyệt đầu vào; chọn cử và phân công giáo viên (GV) giảng dạy; tổ chức thực hiện chương trình; kiểm tra, đánh giá, xếp loại và phê học bạ của học viên; địa điểm
tổ chức lớp học có thể đ t tại trung tâm ho c các trường CĐ, TC
Trên thực tế triển khai còn có nhiều vấn đề bất cập nảy sinh cơ chế phối hợp với các trường CĐ, TC chưa được thông suốt, đồng bộ; do điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học còn thiếu; chất lượng đội ngũ chưa đồng đều; … Để tìm kiếm các biện pháp quản lý mang tính đồng bộ, huy động có hiệu quả các nguồn lực của trung tâm và các trường CĐ, TC, chúng tôi chọn nghiên cứu vấn đề:
“Quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Sông Công, tỉnh Thái Nguyên”
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ở các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện và đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đối với việc dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ở các trường CĐ, TC trên địa bàn, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và phân luồng học sinh trong giai đoạn hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT
ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Trang 164 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Đề xuất các biện pháp quản lý dạy học ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công tỉnh Thái Nguyên và tổ chức khảo nghiệm tính khả thi và tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
5 Giả thuyết khoa học
Thực hiện đề án phân luồng học sinh của Bộ GD&ĐT, các trung tâm GDTX được Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại các trường Cao đẳng, Trung cấp nghề trên địa bàn Quá trình thực hiện nhiệm vụ dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT của trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên tại các trường CĐ, TC có những thành công nhưng còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan Để quản lý tốt quá trình dạy học thì cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa Trung tâm và các trường CĐ, TC Chính vì vậy các biện pháp quản lý dạy học phải được bàn bạc
GDNN-và thống nhất giữa các bên, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu việc quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ở các Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện và đề xuất các biện pháp quản lý của Giám đốc Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên đối với việc dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT ở các trường CĐ, TC trên địa bàn
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tại Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên và các đơn vị liên kết sau: Trường CĐCN Việt Đức, Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại, Trường Cao đẳng Kinh tế công nghiệp, Trường Trung cấp DTNT tỉnh Thái Nguyên
- Khách thể khảo sát: Lãnh đạo, trưởng phòng đào tạo, trưởng khoa KHCB,
Giáo viên và học sinh tại các đơn vị liên kết
Trang 177 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả sử dụng nhóm phương pháp sau:
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Phương pháp phân tích và tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu lí luận ở trong và ngoài nước nhằm xác định các khái niệm và cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm của hoạt động giáo dục
Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến quản lý việc dạy học tại Trung tâm GDNN - GDTX Sông Công: Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, báo cáo tổng kết năm học, hồ sơ quản lý tổ chuyên môn,
7.2.2 Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi
Thiết kế phiếu hỏi dành cho Giám đốc, phó Giám đốc, tổ trưởng chuyên môn (TTCM) và một số GV tại Trung tâm GDNN-GDTX cấp huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên; Phiếu dành cho trưởng phòng Đào tạo, Trưởng khoa KHCB tại các đơn vị liên kết nhằm khảo sát thực trạng hoạt động của tổ chuyên môn (TCM), thực trạng công tác quản lý việc dạy học tại các đơn vị liên kết
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Nhằm bổ sung, làm rõ thêm những thông tin thu được thông qua phương pháp điều tra, làm căn cứ để nhận xét, đánh giá, khẳng định tính chính xác thực trạng các biện pháp quản lý của Ban giám hiệu, các phòng ban, tổ trưởng chuyên môn Đồng thời, những thông tin này cũng giúp người nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực và
độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
Đối tượng phỏng vấn gồm: Lãnh đạo nhà trường, lãnh đạo phòng ban, giáo viên
7.2.4 Phương pháp khảo nghiệm
Tiến hành khảo nghiệm về nhận thức các biện pháp quản lý đã đề xuất để khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đó
7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Sử dụng phương pháp thống kê trong toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được
Trang 188 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục
Nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học chương trình giáo dục thường
xuyên cấp THPT ở Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp
THPT ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Biện pháp quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên
cấp THPT ở Trung tâm GDNN-GDTX Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
Trang 19Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP - GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP HUYỆN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về dạy học và dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Dạy học và giáo dục là vấn dề cơ bản của xã hội, sự tồn tại xã hội cho nền trong khoa học nói chung và khoa học giáo dục nói riêng được nghiên cứu rất nhiều
và tập trung các nhà khoa học giáo dục thuộc các lĩnh vực khác nhau Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học tiêu biểu I.Ia Lecne, M I Macmutov, M
N Xcatkin, V Ô Kôn, Xavier Roegiers, X.I.Kixegof [24] đã nêu bật vai trò quan trọng của dạy học với việc phát triển cho người học năng lực nghề nghiệp cần thiết và
phát triển tính độc lập sáng tạo cho người học Như trong tác phẩm “Lí luận dạy học
của trường phổ thông trung học” (1982), các tác giả M I Macmutov, M N Xcatkin,
V Ô Kôn [27] đã nêu lên các “Nét đặc trưng của hoạt động sáng tạo như độc lập
chuyển các kiến thức và kĩ năng vào tình huống mới, khả năng nhìn thấy vấn đề mới trong tình huống mới, khả năng nhìn thấy cấu trúc của đối tượng, xây dựng được cách giải quyết mới về nguyên tắc khác với cách giải quyết đã biết và cũng không phải là tổ hợp các cách giải quyết đã biết Tất cả điều đó đều được hình thành trong quá trình tổ chức dạy học” [27]
Trong công trình nghiên cứu “Hình thành các kĩ năng và kĩ xảo sư phạm cho
sinh viên trong điều kiện nền giáo dục đại học” Kixegof và các cộng sự đã thiết kế
hơn 100 kĩ năng giảng dạy, trong đó có hơn 50 kĩ năng cần thiết để thiết kế bài giảng nhằm phát triển năng lực người học
Ở các nước phương Tây theo tư tưởng thực ti n, thực trạng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đã đề cập đến việc phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho người học trong quá trình tổ chức dạy học như các công trình nghiên cứu
Trang 20của các nhà khoa học ở trường Đại học Stan Forts (Hoa Kì) Trong công trình nghiên cứu của tiến sĩ giáo dục người Ấn Độ Raja RohSingh “Nền giáo dục cho thế kỉ 21: Những triển vọng của châu Á - Thái Bình Dương” đã khẳng định các mục đích mà tổ chức dạy học cần đạt được ở người học cũng như cách thức tổ chức dạy học như thế nào? [35]
Ngoài ra các nhà khoa học bàn rất nhiều về hình thức dạy học, nội dung dạy học, các điều kiện nguyên tắc dạy học qua các tác phẩm, công trình nghiên cứu của
Cômenxki, T.A.ILina, M I Kônđacốp (1985) Giáo dục học (1979) “Phương pháp dạy
học ở đại học” của Sharma, G D Shakti, R.Ahmed (2001), B.P.Exipốp (1997) “Những
cơ sở lí luận của dạy học” [19]
Bàn về dạy học trong nhà trường đại học, các cấp phổ thông về các nội hàm khác nhau của dạy học đã được nghiên cứu rất nhiều trong các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục Việt Nam ở các góc độ khoa học khác nhau Có thể kể
đến các công trình “Lí luận dạy học đại cương” của Nguy n ngọc Quang (1996), “Lí
luận dạy học hiện đại” của Lưu Xuân Mới (2000) [28], Hà Thế Ngữ (1980) với “Quá trình sư phạm: Bản chất, cấu trúc và tính qui luật”, Đ ng Vũ Hoạt - Hà Thị Đức
(2010) “Lí luận dạy học hiện đại” [20], Vũ Trọng Rỹ (1994) “Phươngtiện dạy học với
việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường phổ thông” [36], Thái Duy Tuyên (2005)
với “Tổ chức dạy học trên lớp để giúp sinh viên tự học” [40]
1.1.2 Các công trình nghiên cứu về quản lý dạy học và quản lý dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Quản lý dạy học được hình thành và phát triển c ng với lịch sử hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội Khổng Tử (551 - 479 trước CN) đã có
quan điểm về phương pháp dạy học: “dùng cách gợi mở, đi từ gần đến xa, từ đơn
giản đến phức tạp, nhưng vẫn đòi hỏi người học phải tích cực suy nghĩ”, “đòi hỏi học trò phải tập luyện, phải hình thành nề nếp, thói quen trong học tập” [1438]
Một số nhà giáo dục ở cả phương Tây đã có những tư tưởng về quản lý dạy học như Môngtênhơ, J.Rutxô, J.A.Komenski, Usinxki…đã đưa ra các vấn đề về dạy học và quản lý dạy học Cômenxki (1592 - 1670) đã đưa ra các nguyên tắc về dạy học
Trang 21như: trực quan, nhất quán, đảm bảo tính khoa học và tính hệ thống…và tác giả đã đưa
ra các nguyên tắc dạy học gợi ý cho chủ thể quản lý dạy học thấy rằng hiệu quả dạy học phụ thuộc vào trình độ vận dụng các nguyên tắc dạy học [14]
Trong công trình nghiên cứu về vấn đề quản lý trường học của tập thể các tác giả dưới sự chủ biên của P.V.Zimi, M.I.Konđakốp, N.I.Xaxerđôtốp đã xây dựng cơ
sở lí luận khoa học quản lý giáo dục Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ
về quản lý dạy học [23]
Năm 1990, Ramsay W và Clark E E đã viết cuốn “New Ideas for Effective
School Improvement”(Những ý tưởng mới về nhà trường hiệu quả) [46] Các tác giả
đã nêu nhiều tiêu chí định tính về hiệu quả nhà trường và các ý tưởng nhằm mang lại hiệu quả quản lý trường học, hiệu quả dạy học…
Wily H (1991) trong cuốn “Management and its Linkages with School
Effectiveness”(Quản lý và những kết nối của nó với hiệu quả trường học) [49] Tác
giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa quản lý với các yếu tố mang lại hiệu quả giáo dục: Mục đích giáo dục, thiết chế giáo dục, trình độ giáo viên, tính tích cực của học sinh,
cơ sở vật chất và môi trường giáo dục
Trong lĩnh vực nghiên cứu về quản lý chất lượng dạy học có các tác giả:
West-Burnham(1992) với nghiên cứu “Management Quality in schools” (Quản lý chất
lượng trong nhà trường) [48]; Dorothy Myers và Robert Stonihill(1993)
“School-based management” (Quản lý chất lượng lấy nhà trường làm cơ sở) [43]; Taylor A,
F Hill (1997) “Quality management in education”(Quản lý chất lượng trong giáo
dục) [47] Các nghiên cứu này tập trung các quan điểm và các phương pháp vận dung
nội dung quản lý chất lượng trong sản xuất vào đổi mới quản lý chất lượng trong lĩnh vực giáo dục
Ngoài ra còn có các nghiên cứu khác như: Tác giả Cooper King (2008), với
nghiên cứu “Managing teaching and learning”(Quản lý dạy và học) đã chỉ ra quản lý
dạy và học là chức năng quan trọng của lãnh đạo nhà trường, đó là tạo điều kiện và môi trường hỗ trợ tốt nhất cho việc dạy và học [42]; nghiên cứu thực nghiệm kết quả học tập của học sinh của các tác giả Norbert Michel, John Cater, Otmar Varela (2009)
Trang 22với nghiên cứu “Active versus passive teaching styles: an impirical study of student learning outcomes” đã chỉ ra ý nghĩa của của các nguyên tắc học tập và giảng dạy tích cực có thể đem lại thành tích học tập cao và nhận định rằng để có được những tác động tích cực đến học sinh thì quản lý hoạt động giảng dạy phải áp dụng các nguyên tắc tích cực khi thực hiện các hoạt động sư phạm trong lớp học, thể hiện qua bốn khía cạnh: bối cảnh học tập, chuẩn bị bài, thể hiện trong khi giảng và nâng cao dần (tìm kiếm và sử dụng các ý kiến phản hồi) [45]; Nghiên cứu về vai trò của giáo viên trong quản lý tình huống dạy và học “Role of Teachers in Managing teaching Learning Situation” của các tác giả Dr Ali Murtaza, Dr Abdul Majeed Khan, nghiên cứu này xem xét lại vai trò của giáo viên trong các tình huống dạy và học, đánh giá vai trò của giáo viên trong quản lý tình huống dạy và học [44]
Ở Việt nam, quản lý dạy học là nhiệm vụ trọng tâm trong giáo dục nói chung
và là quản lý giáo dục nhà trường nói riêng Quản lý dạy học trong nhà trường là quản lý trực tiếp các hoạt động giáo dục di n ra ở trường, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nguyên lý giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII của
Đảng cộng sản Việt Nam “Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện đức dục,
trí dục, thể dục, mỹ dục ở tất cả các bậc học Hết sức coi trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nhân cách, khả năng tư duy sáng tạo, năng lực thực hành” [15]
Khi nghiên cứu về quản lý dạy học có các nghiên cứu của các tác giả: Tác giả
Nguy n Ngọc H ng (2006) với nghiên cứu “Các biện pháp đổi mới quản lý dạy học
thực hành theo tiếp cận năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”, đã bàn
về đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới quản lý theo hướng phương tiện dạy học thực hành cho đội ngũ giáo viên các chuyên ngành kĩ thuật…[21]
Bàn về quản lý về hình thức dạy học, tác giả Lê Hoàng Hà (2012), với nghiên
cứu “Quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hoá ở trường THPT Việt Nam
hiện nay” Trên cơ sở kế thừa các thành tựu lý luận, tác giả đã đi sâu phân tích và hệ
thống hoá một số khái niệm chủ yếu có liên quan đến đề tài Đó là: Quản lý, quản lý nhà trường, quản lý dạy học; quản lý dạy học theo quan điểm phân hóa; đ c điểm người quản lý; dạy học phân hoá; các cơ sở của dạy học theo quan điểm dạy học phân
Trang 23hóa Tác giả đã cụ thể hóa, làm rõ hơn quan điểm về dạy học phân hóa và quản lý dạy
học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THPT: “Quản lý dạy học theo quan
điểm dạy học phân hóa là khơi dậy, phát huy nội lực tự học của người học và khơi dậy, phát huy được lòng yêu nghề, trách nhiệm với nghề nghiệp của người dạy để dạy tốt, học tốt, tạo ra khát vọng và năng lực tự học suốt đời của người học Nội dung quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa cần bám sát vào bốn chức năng quản lý và tập trung vào nâng cao nhận thức về dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa; quản lý việc thực hiện chương trình dạy học; quản lý hoạt động dạy của giáo viên; quản lý hoạt động học của HS và quản lý các khâu hỗ trợ hoạt động dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa” [17] Để quản lý dạy học theo quan điểm dạy
học phân hóa đạt kết quả, trong quản lý cần khơi dậy, phát huy nội lực tự học của người học và khơi dậy, phát huy được lòng yêu nghề, trách nhiệm với nghề nghiệp của người dạy để dạy tốt, học tốt, hình thành khả năng tự học và học suốt đời của người học Đồng thời tác giả chỉ ra được những bất cập trong quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở các trường THPT hiện nay Đồng thời phát hiện được nguyên nhân của những bất cập đó là sự hạn chế về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên đối với việc đổi mới dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa; đó là nội dung chương trình của một số môn đôi chỗ chưa ph hợp ho c còn quá tải với trình
độ của học sinh; đó là tổ bộ môn chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm của mình và giáo viên chưa được bồi dưỡng một cách có hệ thống về quy trình dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa; đó là cơ sở vật chất trường học chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh… Tác giả đã đề xuất được các biện pháp có tính khoa học và tính thực ti n về quản lý dạy học theo quan điểm dạy học phân hóa ở trường THPT Việt Nam hiện nay (ở cấp vi mô), góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT nói riêng và góp phần thực hiện thành công mô hình dạy học phân hóa hiện tại và trong tương lai
Phương pháp dạy học là một thành tố quan trọng trong dạy học, đổi mới phương pháp dạy học là một trọng tâm của đổi mới giáo dục Bàn về quản lý phương pháp dạy học tác giả Đ ng Quốc Bảo (2011) đã chỉ ra vấn đề đổi mới
Trang 24phương pháp dạy học cần tập trung vào: Phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học trong quá trình lĩnh hội tri thức; kết hợp một cách nhuần nhuy n và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau; phát triển khả năng tự học của người học; kết hợp cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng của cá nhân; tăng cường kỹ năng thực hành; đổi mới cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học; đổi mới cách soạn giáo án, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học [2]
Khi bàn về công tác quản lý của giám đốc, tác giả Nguy n Văn Châu (2011)
trong nghiên cứu “Những biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động dạy
học của giám đốc trường trung học phổ thông” bàn về tăng cường quản lý hoạt
động dạy học qua tiếp cận mối quan hệ biện chứng mục đích - phương tiện, góp phần làm phong phú thêm cơ sở lý luận và thực ti n về quản lý hoạt động dạy học nhờ cách tiếp cận hoạt động dạy học bằng mối quan hệ biện chứng của c p phạm tr
mục đích và phương tiện; Tác giả cũng đã chỉ ra rằng: “Một trong những mục đích phát triển giáo dục của nước nhà trong giai đoạn hiện nay là phải nâng cao rõ rệt hiệu quả giáo dục; Dạy học là con đường giáo dục cơ bản nhất, chuẩn tắc nhất để thực hiện mục đích giáo dục Quản lý dạy học là một bộ phận của quá trình quản lý giáo dục tổng thể và là tiền đề để mang lại hiệu quả giáo dục và dạy học” [10]
Ngoài ra, tác giả cũng đưa ra quan điểm và phương thức đánh giá hiệu quả quản lý dạy học của giám đốc trường THPT trong giai đoạn hiện nay; khái quát hóa được thực trạng hoạt động dạy học, thực trạng các biện pháp quản lý dạy học, thực trạng hiệu quả quản lý dạy học và đề xuất 4 biện pháp tăng cường hiệu quả quản lý dạy
học của giám đốc trường THPT: (1) nâng cao hiệu lực của chế định Giáo dục và Đào tạo trong quản lý hoạt động dạy học; (2) tạo động lực cho bộ máy tổ chức và nhân lực dạy học của trường hoạt động có hiệu quả hơn; (3) huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài lực và vật lực dạy học; (4) nâng cao chất lượng của hệ thống
thông tin và môi trường dạy học
Với các nghiên cứu về quản lý dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên, các tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên như:
Trang 25Tác giả Ninh Văn Bình (2008) trong nghiên cứu về “Biện pháp quản lý hoạt
động dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng dạy học”, đã góp phần làm phong phú lý luận về quản lý trung tâm giáo dục thường
xuyên bằng cách bổ sung các phạm trù: - Bản chất trung tâm giáo dục thường xuyên, xem bản chất là nội dung bên trong của một sự vật, quá trình , bao gồm: vị trí, chức năng, nhiệm vụ, thuộc tính, cấu trúc ; - Quản lý trung tâm giáo dục thường xuyên trong kinh tế thị trường qua việc trình bày: đ c điểm của giáo dục, dạy học trong điều kện hiện đại, các dạng quản lý dạy học theo chức năng, theo phương tiện và theo quá trình, yêu cầu người giám đốc trung tâm trong điều kiện kinh tế thị trường Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra: Trong mỗi trường học hoạt động dạy học là trọng tâm, là hoạt động quan trọng nhất Hoạt động này chiếm hầu hết thời gian trong các hoạt động giáo dục, chi phối các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường Quản lý dạy
học chính là quản lý quá trình dạy học: “Quá trình dạy học là tập hợp những hành
động liên tiếp của giáo viên và của học sinh được giáo viên hướng dẫn, những hành động này nhằm làm cho học sinh tự giác nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng và kỹ xảo, và trong quá trình đó, phát triển được năng lực nhận thức, nắm được các yếu tố văn hóa của lao động trí óc và chân tay, hình thành những cơ sở thế giới quan khoa học” [13]
Năm 2013, với nghiên cứu “Một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng
hoạt động dạy học cấp trung học phổ thông ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên Đống Đa, Hà Nội” tác giả Nguy n Thị Tuyết đã chỉ ra thực trạng họat động dạy - học
tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Quận Đống Đa - Hà Nội vẫn còn những hạn chế về cơ sở vật chất, về đổi mới phương pháp dạy học, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi…Từ đó tác giả đã đưa ra được một số biện pháp quản lí hoạt động học tập của học sinh ở Trung tâm GTDX Đống Đa đó là: Xây dựng và quản lí nề nếp học tập cho học sinh; bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém; phối hợp với phụ huynh trong việc quản lí hoạt động học tập của HS [41]
Tác giả Trần Thị Quỳnh Loan (2013) với nghiên cứu “Biện pháp tăng cường
quản lý hoạt động dạy ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Việt Trì, tỉnh
Trang 26Phú Thọ”, đã đưa ra 7 biện pháp đó là: (1) nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ
quản lý và giáo viên về vai trò của quản lý dạy học trong việc nâng cao chất lượng
đào tạo, xây dựng một xã hội học tập; (2) phát triển đội ngũ giáo viên của trung tâm giáo dục thường xuyên mạnh về chất lượng; (3) thực hiện nghiêm túc việc chỉ đạo tuân thủ lịch trình lên lớp và lập kế hoạch dạy học của cá nhân; (4) bảo đảm chất
lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn và bồi dưỡng năng lực quản lý của tổ trưởng
chuyên môn; (5) tăng cường cải tiến và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học viên; (6) đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, xếp loại chuyên môn của giáo viên; (7) quản lý ch t chẽ thường xuyên, nề nếp học
tập, rèn luyện năng lực tự học, kỹ năng thực hành cho học viên [25]
1.1.3 Các công trình đi trước đã nghiên cứu về quản lý dạy học
Trong lĩnh vực quản lý giáo dục và giáo dục học, các công trình nghiên cứu về dạy học trong nhà trường phổ thông và đại học được tập trung nghiên cứu nhiều, còn nghiên cứu dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên còn
ít được nghiên cứu Các nghiên cứu đi theo các hướng về dạy học tập trung về vai trò của dạy học, hình thức, nội dung, phương pháp dạy học và bàn đến vấn đề người dạy
và người học
Các đề tài về quản lý dạy học tập trung ở cấp độ thạc sĩ và tập trung ở các các cấp học phổ thông, đại học, ít được nghiên cứu ở quản lý dạy học ở trung tâm giáo dục thường xuyên Cách tiếp cận trong quản lý dạy học trong các nhà trường thường
đi theo tiếp cận quá trình (quản lý mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, hình thức dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, người dạy và người học) hoặc theo tiếp cận chức năng (lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra dạy học)
Các nghiên cứu về xã hội học tập cũng được đề cập nhiều trong các công trình nghiên cứu theo các hướng nghiên cứu lí luận và thực tiễn về khái niệm, bản chất, đặc trưng, mô hình và các con đường xây dựng xã hội học tập
Vấn đề QLDH ở Trung tâm GDNN-GDTX là một vấn đề khó khăn, phức tạp nhưng có ý nghĩa đ c biệt quan trọng trong việc nâng cao chất lượng DH và GD
Trang 27trong nhà trường Để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLDH tại các Trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện cần có một nghiên cứu hệ thống và cụ thể
1.2 Một số khái niệm công cụ
1.2.1 Quản lý
Quản lý là một dạng lao động đ c biệt phát sinh từ tính chất xã hội hoá lao động, điều khiển các hoạt động lao động, nó có tính khoa học và nghệ thuật cao nhưng đồng thời nó cũng là sản phẩm mang tính lịch sử, tính đ c th của xã hội Có nhiều quan niệm khác nhau về QL Dưới đây là một số quan niệm chủ yếu
C.Mac đã viết: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào
tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều đều cần đến một sự chỉ đạo điều hành những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể, khác với sự vận động của các khí quan độc lập với nó Một người độc tấu vĩ cầm thì tự điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải
có nhạc trưởng” [7]
H Koontz thì lại khẳng định: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm
bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [18]
Theo tác giả Nguy n Quốc Chí và Nguy n Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá trình
đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [12]
Theo tác giả Nguy n Ngọc Quang: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” [29]
Những định nghĩa trên đây khác nhau về cách di n đạt, nhưng đều g p nhau ở những nội dung cơ bản, QL phải bao gồm năm yếu tố sau:
- Phải có ít nhất một chủ thể QL là tác nhân tạo ra các tác động
- Khách thể QL (ít nhất có thể là một đối tượng bị QL tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể QL)
Trang 28- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đ t ra cho cả đối tượng và chủ thể, mục tiêu này là căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động cần thiết
- Phải có hệ thống công cụ QL cần thiết (hệ thống các văn bản qui phạm pháp luật về GD và các công cụ khác, )
- Tác động của chủ thể phải ph hợp với khách thể, hoàn cảnh và điều kiện tự lực của mỗi đơn vị ho c tổ chức Tác động của chủ thể có thể chỉ là một lần mà cũng
có thể là liên tục nhiều lần
Bất luận một tổ chức có mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có
sự QL và có người QL để tổ chức hoạt động và đạt được mục đích của mình Lý luận
và thực tế cho thấy QL là một môn khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và xã hội nhân văn khác nhau như: Hành chính học, toán học, thống kê, kinh tế, tâm lý và xã hội học, Nó còn là một “nghệ thuật” đòi hỏi sự vận dụng tinh
tế, khôn khéo để đạt tới mục đích
Như vậy, có thể khái quát: QL là sự tác động điều hành, hướng dẫn và điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu
đã đề ra Sự tác động của QL phải bằng cách nào đó để người bị QL luôn hồ hởi, phấn khởi đem hết năng lực và trí tuệ để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, cho tổ chức
và cho cả xã hội
QL được quan niệm như sau: QL là một quá trình tác động có mục đích, có kế
hoạch của chủ thể QL đến khách thể QL (đối tượng QL) thông qua việc thực hiện các chức năng QL, nhằm đạt được mục đích của QL
1.2.2 Hoạt động dạy học chương trình giáo dục thường xuyên ở trung tâm GDTX cấp huyện
GDNN-Luật giáo dục 2019 ghi rõ: “Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi
người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng
xã hội học tập”
Dạy học là một quá trình sư phạm, với nội dung khoa học, được thực hiện theo một phương pháp sư phạm đ c biệt do nhà trường tổ chức, giáo viên thực hiện nhằm giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức khoa học và hình thành hệ thống kiến
Trang 29thức, kỹ năng, nâng cao trình độ học vấn, phát triển phẩm chất, năng lực và hoàn thiện nhân cách
Nhìn từ cách tiếp cận hệ thống thì quá trình dạy học là một hệ thống tương tác
ch t chẽ với nhau giữa các thành tố cơ bản: mục đích, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức, người dạy và người học Các thành tố này tương tác với nhau, thâm nhập và đan xen vào nhau để thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học
Dạy học được xem như một hoạt động gắn liền với hoạt động giáo dục Mục tiêu của hoạt động dạy học là phát triển toàn diện nhân cách người học Bản chất của hoạt động dạy học là thể hiện sự thống nhất của hoạt động dạy và hoạt động học, có
sự thống nhất biện chứng giữa các thành tố của hoạt động “dạy” và hoạt động “học” trong quá trình triển khai hoạt động dạy học Đó là quá trình tương tác, cộng tác giữa thầy và trò, chủ thể hoạt động dạy là giáo viên, chủ thể hoạt động học là học sinh Quá trình vận động tích cực, sáng tạo cụ thể này làm cho chủ thể kia phát triển, hoàn thiện về phẩm chất, năng lực, đồng thời chính chủ thể này cũng hoàn thiện mình hơn thông qua việc soi mình vào chủ thể kia, tiếp nhận phản hồi từ chủ thể kia để điều chỉnh Hoạt dộng dạy và học của thầy và trò nếu phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh, giúp họ trưởng thành hơn qua quá trình học Sứ mệnh của người thầy trong hoạt động dạy là khơi dậy, phát huy tối đa tiềm năng của học sinh bằng cách thiết kế, tổ chức các hoạt động học một cách hợp lý
và luôn quan sát, thu nhận thông tin phản hồi từ người học để có sự điều chỉnh hoạt động dạy cho ph hợp
Như vậy, có thể hiểu: “Hoạt động dạy học là quá trình tương tác có tính thống
nhất giữa hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh Trong đó dưới
sự hướng dẫn của giáo viên (hoạt động dạy), học sinh thực hiện hoạt động học một cách tích cực, chủ động, sáng tạo”
“Dạy học ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên là hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm cung cấp cho học viên những tri thức phổ thông,
kĩ năng cơ bản giúp học viên có khả năng thích ứng với những đòi hỏi khác nhau của
Trang 30xã hội, cũng như của bản thân trong điều kiện nhất định của tiến bộ xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ”
1.2.3 Quản lý dạy học chương trình giáo dục thường xuyên ở trung tâm GDTX cấp huyện
GDNN-Quản lý dạy chương trình GDTX cấp THPT là quản lý hoạt động dạy của thầy
và hoạt động học của trò Vì thế, quản lý hoạt động dạy học cũng là quản lý quá trình dạy học vì mục đích, nhiệm vụ dạy học được thực hiện đồng thời, thống nhất với nhau trong quá trình dạy của thầy và quá trình học của trò
Quản lý hoạt động dạy học nói chung và quản lý dạy văn hóa là quản lý việc chấp hành các quy định (điều lệ, quy chế, nội quy,…) về hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học tập của học sinh, đảm bảo cho các hoạt động đó được tiến hành một cách tự giác, có nề nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao
Theo tác giả Nguy n Phúc Châu: “Quản lý hoạt động dạy học là những tác
động có chủ đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý dạy học (giám đốc) đến khách thể quản lý dạy học (đội ngũ giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác) nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực của nhà trường, của cộng đồng và xã hội
để đưa hoạt động dạy học đến mục tiêu (xây dựng và phát triển nhân cách người học)” [8], [9]
Quản lý hoạt động dạy học là một hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong quá trình giảng dạy nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học là phải quản lý các thành tố của quá trình dạy học Các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ đúng nguyên tắc dạy học Cho nên quản lý hoạt động dạy học thực chất là quản lý một số thành tố của quá trình dạy học bao gồm: hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập của học sinh Một cách
cụ thể hơn, quản lý hoạt động dạy học bao gồm các nội dung sau:
+ Quản lý việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học
+ Quản lý sinh hoạt của tổ chuyên môn
+ Quản lý kế hoạch bài dạy
Trang 31+ Quản lý giờ lên lớp của giáo viên
+ Quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học
+ Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên
+ Quản lý cơ sở vật chất, các phương tiện dạy học
Các nội dung quản lý đã nêu có vai trò như nhau trong quá trình quản lý Nếu thiếu một nội dung sẽ làm sai lệch cả quá trình Để quản lý hoạt động dạy học có hiệu quả, nhà quản lý phải biết phát huy tốt các nguồn lực của nhà trường, kết hợp nhuần nhuy n hoạt động dạy và học, xác định đúng mục tiêu, lựa chọn nội dung chương trình thích hợp, thực hiện đúng kế hoạch, áp dụng linh hoạt các phương pháp, tận dụng hết các phương tiện và điều kiện đang có, tổ chức linh hoạt các hình thức giảng dạy, tìm ra cách thức KT-ĐG kết quả, chất lượng giảng dạy Tóm lại, quản lý hoạt động dạy học là biết quản lý đồng bộ, thích hợp các nội dung của quá trình đã nêu
Quản lý hoạt động dạy học phải đồng thời quản lý hoạt động dạy của giáo viên
và quản lý hoạt động học của học sinh Yêu cầu của quản lý hoạt động dạy học là phải quản lý các thành tố của quá trình dạy học, trước hết các thành tố đó sẽ phát huy tác dụng thông qua quy trình hoạt động của người dạy một cách đồng bộ, hài hòa, hợp quy luật, đúng nguyên tắc dạy học
Như vậy, quản lý hoạt động dạy học là nội dung trọng tâm trong hệ thống nội dung quản lý nhà trường, là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường, do đó phải được tiến hành đồng bộ từ quản lý CSVC, TBDH, quản lý đội ngũ sư phạm, quản lý điều kiện và môi trường làm việc đến cơ chế hoạt động, tổ chức và điều hành, KT -
ĐG, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường
Theo giới hạn của đề tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học chương trình GDTX cấp THPT trong trung tâm GDNN-GDTX với chủ thể quản lý Giám đốc trung tâm Để quản lý tốt hoạt động dạy học, Giám đốc phải xác định rõ các thành tố của quá trình dạy học chương trình GDTX cấp THPT
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên, đã chỉ rõ: Giám đốc là người đứng đầu trung tâm, đại diện cho trung tâm trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành
Trang 32các hoạt động của trung tâm, có nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định tại khoản 3 Điều 13 Luật Giáo dục nghề nghiệp, khoản 5 Điều 13 Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan Theo quy chế về tổ chức và hoạt dộng của Trung tâm GDTX [33]
1.3 Một số vấn đề lý luận về dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông ở trung tâm GDNN - GDTX cấp huyện
1.3.1 Khái quát về chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
Chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
- Chương trình xóa m chữ;
- Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học; cập nhật kiến thức,
kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
- Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp;
Chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (Bổ túc trung học phổ thông) thực hiện từ lớp 10 đến lớp 12 Thời gian đào tạo 3 năm, học viên vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở ho c bổ túc trung học cơ sở (trước đây) [34]
1.3.2 Mục tiêu dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
- Mục tiêu của Giáo dục thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho mọi người vừa làm vừa học, học liên tục, học tập suốt đời nhằm phát huy năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách, mở rộng hiểu biết, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp
vụ để tìm việc làm, tự tạo việc làm và thích nghi với đời sống xã hội; góp phần xây dựng xã hội học tập [3410]
- Mục tiêu của chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông (GDTX cấp THPT) nhằm giúp học viên củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông; có những hiểu biết về tiếng Việt, toán,
Trang 33khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; giúp học viên làm tốt hơn những công việc đang làm ho c có thể tiếp tục học nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học [34]
- Mục tiêu chương trình GDTX 2018 cấp THPT:
Chương trình Giáo dục thường xuyên (GDTX) cấp trung học phổ thông (THPT) 2018 nhằm tạo cơ hội học tập cho người học có nhu cầu để đạt được trình độ giáo dục THPT theo hình thức GDTX, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực của địa phương và nhu cầu học tập suốt đời, góp phần xây dựng xã hội học tập
+ Mục tiêu chung của Chương trình GDTX 2018 cấp THPT nhằm giúp học viên (HV) tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, hoàn thiện học vấn THPT và định hướng nghề nghiệp ph hợp với năng lực, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân, đáp ứng yêu cầu có thể tham gia vào thị trường lao động, nâng cao chất lượng việc làm, tìm kiếm việc làm ho c tiếp tục học lên trình độ cao hơn
+ Chương trình GDTX cấp THPT nhằm cụ thể hoá mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 cấp THPT đối với GDTX, giúp HV làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp ph hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại
1.3.3 Nội dung dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
- Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này phải bảo đảm tính thiết thực, giúp người học nâng cao khả năng lao động, sản xuất, công tác và chất lượng cuộc sống
Nội dung chương trình giáo dục thường xuyên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này nhằm đạt một trình độ trong Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân, Khung trình độ quốc gia Việt Nam, phải bảo đảm yêu cầu về nội dung của chương trình giáo dục c ng cấp học, trình độ đào tạo [34]
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định:
Trang 341 Kế hoạch giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
a) Các số số tiết học của môn học trong một tuần được quy định:
đ c điểm đối tượng người học và điều kiện cụ thể của địa phương
- Phần kiến thức nâng cao dành cho học viên tự chọn thuộc 8 môn Toán, Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Tiếng Anh Học viên nào có nhu cầu nâng cao trình độ, có thể tự chọn học phần kiến thức nâng cao của một số môn trong
số 8 môn nói trên nhưng không bắt buộc
2 Yêu cầu đối với nội dung giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
a) Giáo dục thường xuyên cấp THPT bảo đảm các yêu cầu về nội dung của giáo dục trung học phổ thông là củng cố, phát triển những kết quả của giáo dục trung
Trang 35học cơ sở, bảo đảm cho học viên có những hiểu biết phổ thông, cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên;
b) Giáo dục thường xuyên cấp THPT cung cấp cho học viên những hiểu biết cần thiết về pháp luật, tin học, ngoại ngữ ph hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương
- Nội dung chương trình GDTX 2018 cấp THPT:
Chương trình GDTX cấp THPT được thực hiện từ lớp 10, lớp 11 và lớp 12
HV vào học lớp 10 phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) theo hình thức chính quy ho c GDTX
1 Nội dung giáo dục
- Các môn học bắt buộc gồm 7 môn học: Ngữ văn, Toán và 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn theo nguyên tắc mỗi nhóm môn lựa chọn ít nhất 1 môn học:
Nhóm môn Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật; Nhóm môn Khoa học tự nhiên: Vật lí, Hóa học, Sinh học;
Nhóm môn Công nghệ: Tin học, Công nghệ
- Các môn học tự chọn gồm: Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số
+ Nội dung Chương trình môn tiếng Anh được quy định tại Thông tư này Các chương trình ngoại ngữ khác thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 cấp THPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT)
+ Nội dung dạy học Tiếng dân tộc thiểu số thực hiện theo Chương trình GDPT môn học tiếng Bahnar, tiếng Chăm, tiếng Êđê, tiếng Jrai, Tiếng Khmer, tiếng Mông, tiếng Mnông, tiếng Thái ban hành kèm theo Thông tư số 34/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
- Hoạt động bắt buộc: Hoạt động tập thể
- Hoạt động tự chọn: Nội dung giáo dục địa phương
Nội dung giáo dục địa phương là những vấn đề cơ bản ho c thời sự về văn hoá, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp, của địa phương bổ sung cho nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất trong cả nước, nhằm trang bị cho HV những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho HV tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương
Trang 36Nội dung giáo dục địa phương thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với Chương trình GDPT ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT
- Các chuyên đề học tập: Mỗi môn học Ngữ văn, Toán, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Công nghệ và Tin học có một số chuyên đề học tập tạo thành cụm chuyên đề học tập của môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp HV tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực ti n, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp Thời lượng dành cho mỗi chuyên đề học tập là 10 tiết ho c 15 tiết; tổng thời lượng dành cho cụm chuyên đề học tập của một môn học là 35 tiết/năm học Ở mỗi lớp 10, 11, 12, HV chọn 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học ph hợp với nguyện vọng của bản thân và khả năng tổ chức của trung tâm GDTX Đối với các môn học lựa chọn và môn học tự chọn: Giao quyền cho Giám đốc trung tâm GDTX, trung tâm GDNNGDTX (gọi chung là trung tâm GDTX) xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học, chuyên đề học tập nói trên và quyết định việc lựa chọn các môn học Ngoại ngữ, Tiếng dân tộc thiểu số trên cơ sở bảo đảm yêu cầu về giáo dục, đáp ứng nguyện vọng của người học và ph hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên,
cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thực tế của trung tâm GDTX
Thời gian học của mỗi năm học từ 32 tuần đến 35 tuần Mỗi ngày học 1 buổi, mỗi buổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút Mỗi tuần bố trí 2 tiết của hoạt động tập thể để sinh hoạt lớp, sinh hoạt toàn trung tâm ho c tổ chức các hoạt động tập thể giáo dục theo các chủ đề do các trung tâm GDTX xây dựng
Thời lượng và số tiết của các môn học thực hiện theo quy định của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT
Trang 37Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục Chương trình GDTX cấp THPT
(số tiết)
Lớp 11 (số tiết)
Lớp 12 (số tiết)
Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105
Hoạt động giáo dục bắt buộc Hoạt động tập thể 70 70 70
Hoạt động giáo dục tự chọn Nội dung giáo dục địa
Tổng số tiết học/năm học (Không kể môn học tự chọn) 735 735 735
Số tiết học trung bình/tuần (Không cả môn học tự chọn) 21 21 21
Tổng số tiết học/năm học (Kể môn học tự chọn) 980 980 980
Số tiết học trung bình/tuần (Kể cả môn học tự chọn) 30 30 30
1.3.4 Phương pháp, hình thức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
Hình thức thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm:
+ Vừa làm vừa học;
+ Học từ xa;
Trang 38+ Tự học, tự học có hướng dẫn;
+ Hình thức học khác theo nhu cầu của người học
Hình thức dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông được
- Hình thức trực tuyến và trải nghiệm
Nhưng hình thức Lớp - bài là hình thức được d ng phổ biến hiện nay, vì nó một số ưu điểm:
- Tổ chức dạy học trên số đông học sinh, đáp ứng được việc thực hiện các mục tiêu giáo dục về nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực;
- Đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo một cách
có kế hoạch, có hệ thống ph hợp với những yêu cầu của tâm lý học, giáo dục học, vệ sinh học đường
- Đảm bảo được sự thống nhất trong phạm vi toàn quốc về kế hoạch, chương trình và nội dung dạy học
- Tạo cơ hội để bồi dưỡng tinh thần tập thể cũng như những phẩm chất khác cho học sinh
- Đảm bảo tính kinh tế trong dạy học (kinh tế về các nguồn lực dạy học và kết quả dạy học)
Phương pháp giáo dục thường xuyên phải phát huy tính chủ động của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học; sử dụng phương tiện và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học [3410]
Phương pháp giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông phải phát huy vai trò chủ động, khai thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học, sử dụng các phương tiện hiện đại và công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học [34]
Trang 39Phương pháp dạy học mang tính mục đích và định hướng hoạt động dạy học, hoạt động dạy học được thiết kế, lựa chọn phương pháp theo mục đích dạy học
Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò trong đó phương pháp dạy của giáo viên hướng dẫn, chỉ đạo phương pháp học của học sinh
Phương pháp DH phụ thuộc vào phương tiện và hình thức tổ chức dạy học Các phương pháp trong dạy học chương trình GDTX cấp THPT:
- Phương pháp thuyết trình,
- Phương pháp vấn đáp
- Sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu học tập khác
- Các phương pháp dạy học trực quan
- Các phương pháp dạy học thực hành, thực ti n
- Phương pháp Ôn tập , Luyện tập
- Các phương pháp dạy học khác: Tổ chức trò chơi; Động não; Phương pháp đóng vai; Phương pháp thảo luận nhóm; Phương pháp kể chuyện; Phương pháp dự án; Phương pháp tổ chức điều tra
1.3.5 Đánh giá kết quả dạy học chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông
- Việc đánh giá và công nhận kết quả học tập dựa vào các tiêu chí:
1 Học viên tham gia chương trình xóa m chữ, đủ điều kiện theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được công nhận hoàn thành chương trình xóa
Trang 40thông; trường hợp không dự thi ho c thi không đạt yêu cầu thì được người đứng đầu trung tâm giáo dục thường xuyên cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông
4 Học viên hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của một trình
độ đào tạo theo quy định của Khung trình độ quốc gia Việt Nam thì được cấp bằng tương ứng với trình độ đào tạo
5 Học viên học các khóa bồi dưỡng theo các hình thức khác nhau được dự thi, nếu đạt yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này thì được cấp chứng chỉ tương ứng với chương trình học [32]
- Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đánh giá kết quả học tập chương trình giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông thông qua các tiêu chí:
1 Đánh giá kết quả học tập của học viên đối với mỗi môn học, mỗi lớp và cuối cấp học THPT nhằm xác định mức độ đạt được mục tiêu chương trình GDTX cấp THPT, làm căn cứ để điều chỉnh quá trình dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
2 Đánh giá kết quả học tập đối với mỗi môn học, mỗi lớp và cuối cấp học THPT phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Bảo đảm tính khách quan, toàn diện, khoa học và trung thực;
b) Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và đối với từng môn học ở từng lớp, cấp học;
c) Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ, giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học viên và đánh giá của bạn học
d) Kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan, tự luận và các hình thức đánh giá khác; [32]
đ) Sử dụng công cụ đánh giá thích hợp
- Việc đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông gồm:
+ Kiểm tra, đánh giá thường xuyên Tính hệ số 1
Môn học có từ 32 tiết trở xuống/năm học: 2 điểm
Môn học có từ 32 tiết đến 64 tiết/năm học: 3 điểm