Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN XUÂN QUỲNHNGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN CHO MỤC ĐÍCH PHÁT TRIỂN NƠNG - LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG LUẬN VĂN T
Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển bền vững (PTBV) là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang tính cấp thiết đối với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ Ở nước ta, cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, tài nguyên thiên nhiên được sử dụng ngày càng đa dạng với quy mô ngày càng lớn Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi còn gặp nhiều khó khăn nên gây cản trở cho việc phát triển bền vững Một trong những nguyên tắc để tránh làm suy thoái và cạn kiệt tài nguyên đó là việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên luôn phải đảm bảo dựa trên sự phù hợp với quy luật địa sinh thái lãnh thổ, nếu không sẽ gây ảnh hưởng xấu tới xu thế phát triển kinh tế xã hội và trực tiếp chi phối đến đời sống cộng đồng Để duy trì sự phát triển, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn tài nguyên hiện là một trong những yếu tố hết sức cần thiết Nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra từ các địa phương trong cả nước cho thấy nếu khai thác tài nguyên không hợp lý, không chú ý tới các quy luật tự nhiên thì sẽ không những làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên mà còn gây ảnh hưởng tới môi trường và có những hậu quả xấu cho chính bản thân con người, đi ngược lại với mục tiêu phát triển bền vững Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá cảnh quan của một khu vực nhằm mục đích phát triển các ngành kinh tế là nhiệm vụ quan trọng và có ý nghĩa to lớn
Trong những năm gần đây, để giải quyết những vấn đề thực tế mang tính tổng hợp cao, hướng nghiên cứu cảnh quan, đánh giá cảnh quan đã trở thành hướng nghiên cứu quan trọng, đáp ứng được nhiều vấn đề thực tế đặt ra và là cơ sở khoa học của việc lựa chọn các mục tiêu sử dụng thích hợp lãnh thổ Dựa vào kết quả nghiên cứu, đánh giá đặc điểm các thành phần tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên; phân tích tính đa dạng của cảnh quan trên cơ sở làm rõ cấu trúc, chức năng và động lực phát triển cảnh quan có xem xét đến yếu tố nhân tác là những cơ sở khoa học đầy đủ và đáng tin cậy để hoạch định phát triển kinh tế cho các vùng lãnh thổ khác nhau, đặc biệt là ở các vùng lãnh thổ cấp huyện
Chợ Mới là một huyện nằm ở phía cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn, có tổng diện tích tự nhiên khoảng 603 km 2 , gồm 14 đơn vị hành chính (13 xã và 01 thị trấn) [26, 29] Huyện có vị trí địa lý tương đối thuận lợi vì có quốc lộ 3 chạy qua giữa huyện và giáp với phía bắc của tỉnh Thái Nguyên, một trong những tỉnh có ngành công nghiệp tiên tiến của cả nước, là đầu tàu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của cả vùng Trung du miền núi phía Bắc Không chỉ vậy, Chợ Mới cũng là huyện có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi để phát triển công nông nghiệp so với các huyện khác trong tỉnh Bắc Kạn Trong những năm qua, huyện đã đạt một số thành tựu như kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm một cách đáng kể, góp phần ổn định an ninh chính trị, an toàn xã hội Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, so với các huyện khác trong cả nước Chợ Mới hiện nay vẫn là một huyện nghèo, sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là những thế mạnh của huyện về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lí, nguồn lao động,…chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả
Xuất phát từ những vấn đề và yêu cầu thực tiễn nêu trên, cùng với mong muốn góp phần giúp địa phương phát triển theo hướng bền vững, nhất là trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho mục đích phát triển nông - lâm nghiệp bền vững” để làm luận văn Thạc sĩ của mình.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu về tiềm năng và thực trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dưới dạng phân chia và phân tích các đơn vị cảnh quan lãnh thổ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Trên cơ sở đó tiến hành đánh giá và định hướng cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp bền vững huyện Chợ Mới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận và phương pháp nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho định hướng phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Chợ Mới
- Phân tích đặc điểm các nhân tố thành tạo cảnh quan lãnh thổ huyện Chợ Mới
- Xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và bản đồ cảnh quan huyện Chợ Mới
- Phân tích đặc điểm các đơn vị cảnh quan và đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Chợ Mới trên cơ sở xây dựng chỉ tiêu đánh giá
- Đề xuất một số định hướng và các giải pháp phát triển nông lâm nghiệp nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững huyện Chợ Mới.
Lịch sử nghiên cứu đề tài
Cùng với sự phát triển của khoa học địa lí, các công trình nghiên cứu địa lí tự nhiên tổng hợp trên thế giới có từ lâu đời Từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu đến trường phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ Mỗi trường phái đều có những đặc trưng nghiên cứu riêng, với nhiều công trình khoa học có giá trị cao, là kim chỉ nam cho các thế hệ nhà khoa học kế tiếp Đối với lĩnh vực nghiên cứu cảnh quan và phân tích, đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội phải nói đến là những công trình của các nhà cảnh quan học Nga và một số nước thuộc Liên Xô trước đây Năm 1913, L.S Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong khoa học địa lí và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí Đến năm 1931, L.S Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan Năm 1963, Annhenxkaia và những tác giả khác đã trình bày rõ về cách phân chia các đơn vị cảnh quan trong tuyển tập “Cảnh quan học” F.N Milkov vào năm 1967 đã đề cập đến các tổng thể thiên nhiên trên Trái Đất với tên gọi là các “tổng thể cộng sinh” mà sau đó D.L Armand gọi là “địa hệ” trong công trình “Khoa học về cảnh quan” (1975) “Khoa học về cảnh quan” là một loạt tiểu luận về các đề tài lí thuyết và phương pháp được sắp xếp theo một trình tự logic rõ ràng
Một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga là A.G Isachenko với nhiều công trình có giá trị Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1/4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan” Năm 1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lí tự nhiên”, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên, 5 năm sau (1974), ông cùng với A.A Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lí” Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn
“Cảnh quan học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học Những năm sau, một loạt các công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như:
“Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M Rakovskaia, I.R Dorphman - 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M Ruzichka, M Miklas - 1980) Ở Tây Âu và Bắc Mĩ, các nghiên cứu quan tâm nhiều đến việc ứng dụng nghiên cứu cảnh quan cho việc bảo vệ và quy hoạch các vườn quốc gia (VQG), các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN), quy hoạch du lịch, đô thị và môi trường, Hướng nghiên cứu này đã được G Cabaussel và G Bertrand sử dụng để xây dựng phương pháp phân kiểu cảnh quan ở Pháp Mỗi kiểu cảnh quan tương ứng với một kiểu thích nghi của thảm thực vật tự nhiên hay nhân tác và được đúc kết thành một triết lí trong công trình của Tricarst và Kilian (1979): “Cơ sở cho quy hoạch, giải quyết mối quan hệ giữa địa mạo động lực và phát sinh thổ nhưỡng” Ở Mĩ, nghiên cứu cảnh quan ứng dụng lại chú trọng nhiều đến sự thay đổi cấu trúc, chức năng, động lực của các đơn vị cảnh quan để tìm ra biện pháp sử dụng, bảo vệ chúng đạt hiệu quả tốt nhất Tiêu biểu có công trình của Brown W.P và Schulte A.L (2011) nghiên cứu về sự thay đổi cảnh quan trong nông nghiệp ở ba thị trấn của tiểu bang Iowa - Mĩ; Jinki Kim, Christopher D Ellis (2009) nghiên cứu và so sánh sự thay đổi cấu trúc cảnh quan giữa hai khu vực Woodlands và Bắc Houston để thấy được sự ảnh hưởng của chính sách phát triển vùng đã làm thay đổi cảnh quan như thế nào, từ đó đề ra biện pháp quy hoạch không làm ảnh hưởng tới sự bền vững của các hệ sinh thái, Ở các nước châu Á, số lượng các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng cũng tăng nhanh do sự phát triển không ngừng của dân số và nền kinh tế đã làm thay đổi mạnh mẽ tự nhiên, gây cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường, đòi hỏi phải có những căn cứ khoa học để đề xuất các định hướng sử dụng và bảo vệ tài nguyên hợp lí, hướng tới sự phát triển lâu bền Ở Nhật Bản, có thể kể đến các công trình nghiên cứu như công trình của Fujihara M Và Kikuchi T (2005) nghiên cứu cấu trúc cảnh quan lưu vực sông Nagara, Matsushita B (2006) nghiên cứu cấu trúc hồ Kusumigaura Ở Trung Quốc, hướng nghiên cứu ứng dụng tập trung nhiều vào việc đề xuất không gian sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở các khu vực tự nhiên khác nhau, như công trình của Jun-Xi Wu (2006) nghiên cứu cảnh quan nông nghiệp đồng bằng sông Dương Tử; Zaizhi Zhou (2000) nghiên cứu cảnh quan nông trường Nam Hoa ở miền nam Trung Quốc; Lubo G và nnk (2011) nghiên cứu cảnh quan đồi Gully ở cao nguyên hoàng thổ,
Các công trình nghiên cứu cảnh quan ứng dụng xuất hiện ngày càng nhiều, xuất hiện ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển Mặc dù chúng phục vụ cho các mục đích thực tiễn khác nhau, có nội dung, cách thức tiếp cận khác nhau song các công trình nghiên cứu cảnh quan là hướng đi quan trọng của địa lí tự nhiên hiện đại, là cơ sở khoa học tin cậy để giải quyết vấn đề sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường
Có thể khẳng định rằng, tất cả các công trình nghiên cứu cảnh quan ở nước ta chủ yếu đều dựa trên nền tảng lý luận khoa học cảnh quan của trường phái nước Nga
Xô Viết, chỉ có một số ít là dựa trên quan điểm và nền tảng lý luận cảnh quan học của Bắc Mĩ và Tây Âu
Quá trình nghiên cứu về cảnh quan của nước ta tuy mới chỉ diễn ra trong hơn nửa thập kỷ gần đây nhưng cũng đã có các tác giả để lại nhiều công trình giá trị Năm
1963, Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập đã công bố tác phẩm “Địa lí tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng địa lí tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lí tự nhiên” (Nguyễn Đức Chính, V.G Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉ các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lí tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác nhau” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận và phương pháp phân vùng địa lí tổng hợp tỉ lệ trung bình” (V.G Zavrie, Nguyễn Đức
Chính, Nguyễn Văn Nhưng) Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M Murzaev và V.G Zavriev đã hoàn thành công trình “Cảnh quan địa lí miền Bắc Việt
Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại
Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh các hướng nghiên cứu cảnh quan có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu cảnh quan Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và nhiều người khác với công trình “Xây dựng bản đồ cảnh quan sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1: 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm
Vân với “Thành lập bản đồ cảnh quan đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1: 250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992)
Một trong những hướng nghiên cứu nổi bật là hướng nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển bền vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải Năm 1988, ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ” Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nhiều người khác đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm” Năm
1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng đã thực hiện đề tài “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên” Vào năm 1997, Nhà xuất bản
Giáo dục đã công bố tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng với Nguyễn
Thượng Hùng và Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc điểm đặc trưng các cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng cảnh quan riêng biệt; đồng thời công trình cũng đã đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và cảnh quan nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường
Ngoài ra còn có thể kể đến một số công trình khác được thực hiện ở các vùng, miền của đất nước và đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển chung của khoa học cảnh quan, ví dụ như: Đoàn Ngọc Nam với “Các thể tổng hợp địa lí tự nhiên trong cấu trúc cảnh quan ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh và hướng cải tạo chúng, phục vụ phát triển nông nghiệp” (1991); Nguyễn Thế Thôn với “Tổng luận phân tích nghiên cứu và đánh giá cảnh quan cho việc quy hoạch và phát triển kinh tế” (1993) và “Tổng luận phân tích những vấn đề cảnh quan sinh thái ứng dụng trong quy hoạch và quản lí môi trường” (1995); Trần Văn Thành với “Phân vùng địa sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười” (1993); Hà Văn Hành với "Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho công tác phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở huyện vùng cao A Lưới", Luận án Tiến sĩ (2001); Phạm Thế Vĩnh với “Nghiên cứu cảnh quan sinh thái dải ven đồng bằng sông Hồng phục vụ cho việc sử dụng hợp lý lãnh thổ”, Luận án Tiến sĩ Địa lý (2004); Trương Quang Hải với “Nghiên cứu và xác lập cơ sở khoa học cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững vùng núi đá vôi Ninh Bình”, đề tài trọng điểm cấp ĐHQG Hà Nội (2008),
Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Quan điểm hệ thống là một quan điểm khoa học chung, một trong những quan điểm đặc trưng của Địa lý học và là quan điểm cơ bản quyết định phương pháp tư duy, tiếp cận mọi vấn đề Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn có tác động qua lại và liên hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống động lực mở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động
Trong nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Chợ Mới, việc vận dụng quan điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì mỗi một đơn vị cảnh quan đều có cấu trúc, chức năng hoạt động riêng, đều là một bộ phận của đơn vị cấp lớn hơn và nó lại bao gồm nhiều đơn vị cấp thấp hơn Quan điểm hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, xác định được vị trí của đối tượng trong tổng thể, đánh giá đầy đủ các thành phần và các mối quan hệ của lãnh thổ nghiên cứu
5.1.2 Quan điểm tổng hợp Đây là quan điểm đặc thù trong nghiên cứu địa lý, đặc biệt trong đánh giá cảnh quan tự nhiên một khu vực Mỗi hệ thống tự nhiên là một tập hợp gồm nhiều thành phần, các thành phần trong hệ thống và giữa các hệ thống khác nhau luôn có mối quan hệ, tác động qua lại trong phạm vi lãnh thổ nhất định, trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể theo những quy luật phát triển riêng Sự tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên nào đó có thể kéo theo sự thay đổi của hàng loạt các yếu tố khác mà nhiều khi hậu quả của nó không dừng lại ở phạm vi khu vực tác động đó xảy ra
Vận dụng quan điểm tổng hợp trong việc đánh giá cảnh quan một lãnh thổ, cho thấy sự cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện, tổng hợp tất cả các yếu tố cũng như các mối quan hệ tương tác giữa các hợp phần trong tổng thể đó, phân tích tổng hợp các nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá cảnh quan cũng như tác động tổng hợp của tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, môi trường Đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá quy hoạch lãnh thổ, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường
Bất kỳ một đối tượng địa lí nào đều gắn với một không gian cụ thể Mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại và phát triển trong một không gian nhất định Các sự vật hiện tượng địa lý cũng không nằm ngoài quy luật tự nhiên này Ở đó có sự phân hóa và thống nhất nội tại nhưng đồng thời lại có mối quan hệ lãnh thổ với các vùng xung quanh cả về đặc điểm địa lí tự nhiên và kinh tế -xã hội
Trong nghiên cứu địa lý, bất kỳ một sự vật hiện tượng nào cũng đều phải gắn với một không gian lãnh thổ nhất định Mỗi cảnh quan đều được phát sinh, hình thành, phát triển trên một vùng cụ thể Trong nghiên cứu, phân tích không gian và mô hình hoá không gian được nhấn mạnh, vì rằng sự phân hoá cảnh quan khu vực nghiên cứu được thể hiện qua bản đồ cảnh quan Trên cơ sở phân tích bản đồ, đưa ra ý kiến đánh giá, kiến nghị việc khai thác sử dụng hợp lý đối với từng loại cảnh quan cho các mục đích cụ thể của từng vùng và trên toàn lãnh thổ
5.1.4 Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Mỗi một thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là một thể thống nhất hoàn chỉnh, có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phải dựa trên quan điểm lịch sử - viễn cảnh bởi các cảnh quan hiện tại hầu như đã bị biến đổi, nhất là trong điều kiện nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam Vì vậy, quan điểm lịch sử - viễn cảnh được vận dụng trong nghiên cứu đề tài khi tiến hành nghiên cứu sự biến đổi CQ do tác động của con người theo thời gian, liên quan đến sự biến động khai thác sử dụng tài nguyên trên lãnh thổ và thể hiện rõ nhất là sự biến đổi sử dụng đất theo từng thời kì Đây là các căn cứ quan trọng để đánh giá cảnh quan một cách đúng đắn về nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân của những biến đổi hiện tại và dự báo xu thế phát triển trong tương lai của các loại cảnh quan
5.1.5 Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững Đây là quan điểm chỉ đạo trong nghiên cứu bảo vệ môi trường Địa lý học đã vận dụng quan điểm này vào việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp các nhân tố điều kiện địa lí tự nhiên và kinh tế - xã hội Mặt khác, việc đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho mọi hoạt động phát triển kinh tế đều phải tuân thủ theo nguyên tắc phát triển bền vững Sử dụng hợp lý tài nguyên không phải chỉ khai thác, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên trên lãnh thổ phục vụ phát triển kinh tế mà còn phải đảm bảo sự cân bằng về sinh thái và bền vững về môi trường Nếu tác động con người dưới mức cho phép thì đó là động lực tạo cơ sở cho sự phát triển của hệ địa sinh thái theo chiều hướng ổn định trong trạng thái cân bằng và phát triển của toàn hệ thống Nếu tác động quá mức cho phép sẽ làm cho hệ địa sinh thái bị đảo lộn và phát triển theo chiều hướng xấu, gây mất cân bằng sinh thái và gây ra nhiều hậu quả Sự suy giảm diện tích rừng gây xói mòn đất, hạ thấp mực nước ngầm, làm biến đổi khí hậu; biện pháp canh tác không đúng kỹ thuật làm đất đai bị bạc màu, diện tích đất hoang hoá gia tăng
Cân bằng sinh thái và phát triển bền vững là mục tiêu không thể thiếu trong việc khai thác sử dụng nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời nó cũng được coi là tiêu chí ưu tiên hàng đầu trong hoạt động đánh giá cảnh quan cho các mục đích cụ thể Vận dụng quan điểm này trong đề tài khi tiến hành định hướng và kiến nghị sử dụng các loại cảnh quan trong khu vực nghiên cứu cho mục đích thực tiễn đã đặt ra từ đầu
5.2.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu
Quá trình thực hiện đề tài, các tài liệu, số liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu được thu thập có chọn lọc, bao gồm các thông tin về tự nhiên (đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên), thông tin kinh tế xã hội (tình hình phát triển, tốc độ chuyển dịch kinh tế, cơ cấu và mức sống của người dân trong huyện) Do các tài liệu thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần phải chọn lọc, chuẩn hóa để đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán về mặt không gian, thời gian, nội dung theo mục đích của đề tài đã đặt ra Sau đó, được phân tích, tổng hợp, nhận xét, đánh giá để nhằm làm sáng rõ thực trạng và tiềm năng của các nguồn TNTN, đặc điểm đặc trưng của cảnh quan lãnh thổ nghiên cứu, cũng như sự phân hóa đa dạng và phức tạp của chúng
5.2.2 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống, rất quan trọng với tất cả các ngành nghiên cứu thiên nhiên, nhất là đối với địa lí tự nhiên tổng hợp Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đến khảo sát theo tuyến và theo điểm, tìm hiểu, chụp ảnh những đối tượng và địa điểm cần thiết Quá trình khảo sát chủ yếu nghiên cứu các đặc điểm địa lí tự nhiên, sự phân hoá không gian lãnh thổ Kết hợp với các phương pháp khác, so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu trong phòng để nắm vững đặc trưng cơ bản của lãnh thổ nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đi thực tế địa bàn nghiên cứu theo 2 tuyến, đồng thời tìm hiểu, chụp ảnh, phân tích sơ bộ về các hợp phần và đơn vị CQ ở một số điểm chìa khóa của mỗi tuyến:
- Tuyến thứ nhất: khảo sát theo hướng từ Tây sang Đông của lãnh thổ, bắt đầu từ xã Thanh Thịnh, qua xã Nông Hạ, đến xã Yên Cư
- Tuyến thứ hai: khảo sát theo hướng từ Bắc xuống Nam lãnh thổ, bắt đầu từ xã Hòa Mục, qua xã Nông Hạ, đến xã Quảng Chu
Quá trình khảo sát nhằm tập trung làm rõ các đặc điểm địa lí tự nhiên đặc trưng và sự phân hoá không gian lãnh thổ nghiên cứu Kết hợp các phương pháp với nhau nhằm bổ sung, chỉnh sửa các thông tin cho đồng nhất, giúp việc nghiên cứu, đánh giá CQ lãnh thổ có tính khách quan, chính xác
5.2.3 Phương pháp Bản đồ và Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù trong nghiên cứu địa lí Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, bắt đầu từ việc thu thập số liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề và các bản đồ tổng hợp Thể hiện sự phân bố không gian của các đối tượng, đặc trưng các số liệu trên các bản đồ, biểu đồ thống kê, hệ thống các bảng biểu Phương pháp chồng xếp bản đồ được sử dụng khi đã có các bản đồ phân loại các thành phần tự nhiên (như địa mạo, thổ nhưỡng, kiểu thảm thực vật, kiểu khí hậu, thuỷ văn) Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi chồng xếp lên nhau, tiến hành phân tích liên hợp các thành phần để xác định ranh giới của các đơn vị cảnh quan
5.2.4 Phương pháp chuyên gia Đánh giá cảnh quan cho bất kì mục đích nào, trong đó có mục đích phát triển kinh tế nông lâm nghiệp đòi hỏi có sự hỗ trợ kiến thức của các chuyên gia ở các lĩnh vực khoa học khác nhau có liên quan Việc lấy ý kiến của chuyên gia trong đánh giá cảnh quan cho các mục đích thực tiễn cụ thể sẽ đảm bảo tính khách quan, khoa học và chính xác hơn Vì vậy, đề tài đã sử dụng phương pháp chuyên gia để tiến hành lựa chọn và phân cấp các chỉ tiêu đánh giá CQ cho 2 loại rừng là rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng sản xuất, 2 loại cây trồng là cây hàng năm và nhóm cây lâu năm
5.2.5 Phương pháp đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan
Những đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần:
- Đã nghiên cứu phân loại, phân tích được đặc điểm các đơn vị cảnh quan và đánh giá mức độ thích nghi sinh thái của các đơn vị cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
- Đưa ra được một số định hướng và giải pháp phát triển nông lâm nghiệp bền vững cho huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn dựa trên kết quả nghiên cứu, phân tích cảnh quan lãnh thổ, cũng như thực trạng và các chủ trương, chính sách phát triển của ngành này trên địa bàn huyện và tỉnh
- Kết quả nghiên cứu đạt được sẽ góp phần giúp các nhà quản lí, hoạch định chiến lược của địa phương có thêm cơ sở khoa học cho việc đề ra định hướng phát triển, quy hoạch và tổ chức lãnh thổ không gian sản xuất nông - lâm nghiệp bền vững, đồng thời khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Chương 2 Đặc điểm cảnh quan huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Chương 3 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp bền vững ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN CHO PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG Ở HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
Cơ sở lí luận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan
1.1.1 Lí luận chung về nghiên cứu cảnh quan
1.1.1.1 Quan niệm về cảnh quan
“Cảnh quan” là thuật ngữ bắt nguồn từ ngôn ngữ Đức - “landschaft”, được hiểu là nước, miền, địa phương, khu vực, đã bắt đầu được sử dụng trong các sách vở địa lí từ năm 1805 Tuy nhiên, nền móng của cảnh quan học chính thức được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
Trong quá trình phát triển của cảnh quan học, đã có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm, học thuyết khác nhau về cảnh quan Các quan niệm đó được xếp vào ba quan niệm chủ yếu:
* Quan niệm coi “Cảnh quan là một khái niệm chung đồng nghĩa với tổng thể thiên nhiên ở các cấp phân vị khác nhau”
Các nhà khoa học như S.S Neustruev, D.L Armand, Y.K Eftromov, là những người đầu tiên đưa ra khái niệm cảnh quan theo nghĩa này và ủng hộ quan điểm này
Theo S.S Neustruev “Cảnh quan là tổng thể gồm có những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng thể tổng hợp địa lí ở các cấp phân vị khác nhau, có lịch sử hình thành khác nhau và có quá trình phát triển không ngừng” [1, 19]
* Quan niệm coi “Cảnh quan là một đơn vị cá thể trong hệ phân vị tổng thể tự nhiên, trong đó cảnh quan là đơn vị chủ yếu được xem xét về những biến đổi do tác động của con người”
Theo S.V Kalesnik quan niệm “Cảnh quan địa lí là một bộ phận nhỏ của bề mặt định tính khác hẳn với các bộ phận khác được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và một sự tập hợp có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lí” Ủng hộ quan điểm và theo xu hướng này có A.A Grygoryev, Vũ
Theo Vũ Tự Lập trên cơ sở tiếp cận khoa học cảnh quan Liên Xô (cũ) có chọn lọc đã định nghĩa:“Cảnh quan địa lí là một địa tổng thể được phân bố ra trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao gồm một tập hợp có quy luật của những dạng địa lí và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [19, 6]
* Quan niệm coi “Cảnh quan là một khái niệm có tính chất kiểu của những tổng thể địa lí tự nhiên” [17]
Quan niệm này đã được B.B Polưnov, I.M Knasenkov đưa ra và các tác giả đã kết luận rằng cần phải chia ra các cảnh quan yếu tố Với quan điểm này, ông phân biệt cảnh quan yếu tố với các đại cảnh quan
Các cảnh quan yếu tố tương ứng với các kiểu cảnh khu và phần nào với cảnh diện Còn đại cảnh quan là những tập hợp có quy luật của những cảnh quan yếu tố
1.1.1.2 Hướng nghiên cứu cảnh quan phục vụ mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững
Ngày nay, con người không ngừng tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội Tuy nhiên, những tác động đó đã dẫn đến hậu quả to lớn là sự suy thoái của môi trường tự nhiên, đe doạ ngay chính cuộc sống của chúng ta
Xuất phát từ thực tế đó, trong những thập niên vừa qua, có nhiều tác giả với nhiều cách tiếp cận nghiên cứu tự nhiên khác nhau đã tiến hành các công trình nghiên cứu ứng dụng và bước đầu đã đem lại những kết quả rất có ý nghĩa
Việc nghiên cứu, định hướng và quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, bảo vệ môi trường hiện nay là một nhu cầu hết sức cấp thiết của bất kỳ một địa phương nào
Tuy nhiên, việc đánh giá cho sử dụng hợp lý lãnh thổ nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững cần phải dựa trên các kết quả nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên một cách tổng hợp
Ngày nay, hướng tiếp cận nghiên cứu, đánh giá cảnh quan được coi là công cụ hữu hiệu trong quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ bởi đây là hướng nghiên cứu vừa mang tính tổng hợp vừa mang tính cụ thể trên mỗi lãnh thổ nghiên cứu
Cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp bao gồm nhiều yếu tố tạo thành và có sự phân hoá không gian thành các đơn vị cảnh quan Mỗi một đơn vị cảnh quan có sự đồng nhất về nguồn gốc thành tạo, về cấu trúc bên trong và biểu hiện bên ngoài của chúng
Tính đồng nhất của mỗi đơn vị cảnh quan không phụ thuộc vào quy mô diện tích của đơn vị cảnh quan đó, điều này có ý nghĩa quan trọng khi xác định tiềm năng tự nhiên cũng như khả năng khai thác kinh tế của từng đơn vị cảnh quan
Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.2.1 Thực trạng sử dụng cảnh quan đi đôi với việc sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ môi trường ở vùng Trung du - miền núi phía Bắc nước ta
Trung du và miền núi Bắc bộ có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế
- xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước, có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của cả vùng Bắc bộ; là vùng kinh tế tổng hợp gồm: kinh tế cửa khẩu, thuỷ điện, công nghiệp khai khoáng, công nghiệp đa ngành, nông - lâm nghiệp, du lịch là chủ đạo; là vùng có đông đồng bào dân tộc sinh sống, gắn bó lâu đời với bản sắc văn hoá độc đáo, phong phú [40]
Những năm qua, vùng trung du, miền núi Bắc bộ luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm Ngày 01/7/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 37-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng
Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, đã hình thành được một số vùng sản xuất hàng hoá, vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến và đảm bảo an ninh lương thực
Ngày 8/7/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 5497/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020 Trong đó, phương hướng phát triển, sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: “Phát triển các vùng chuyên canh tập trung, quy mô thích hợp như: cây chè, cao su, cà phê, cây ăn quả, dược liệu, hoa, rau màu… Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, hình thành các khu chăn nuôi gia súc ăn cỏ như trâu, bò thịt, bò sữa, dê, lợn với quy mô trang trại gắn với công nghiệp chế biến thực phẩm nhằm tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp Chăm sóc, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng; khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, trồng cây đặc sản, cây dược liệu dưới tán rừng… Hoàn thành giao đất, giao rừng gắn với định canh, định cư, chấm dứt tình trạng phá rừng làm nương rẫy, bảo vệ nghiêm ngặt hệ thống vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,… Phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại các hồ lớn và một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao” [37, 38, 39]
Về lĩnh vực nông nghiệp, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên cơ sở đánh giá lợi thế và nhu cầu thị trường, trong giai đoạn 2017 - 2020, các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đã chuyển đổi khoảng 54 nghìn ha đất gieo trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây hàng năm cho giá trị kinh tế cao hơn từ 3 - 8 lần [38, 39] Đến nay, đã hình thành được một số vùng lúa đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh, có thương hiệu sản phẩm, có thể kể đến như: nếp
Tú Lệ, gạo Séng Cù, tẻ nương Mộc Châu, nếp Cẩm,…
Ngày 20/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ký Quyết định số 495/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 [39, 40]
Quan điểm lập quy hoạch là thực hiện tái cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường của vùng
Thực hiện thí điểm các công cụ chính sách mới, dựa vào thị trường để huy động sự tham gia của toàn xã hội trong bảo vệ môi trường, bảo tồn, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên và đa dạng sinh học của từng tiểu vùng, từng địa phương trong vùng [39, 40]
1.2.2 Thực trạng sử dụng cảnh quan đi đôi với việc sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ môi trường ở tỉnh Bắc Kạn
Bắc Kạn là tỉnh có diện tích rừng, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm và các loài cây thuốc có giá trị
Những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu, các hoạt động của người dân đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên
Năm 2019, diện tích thực hiện trồng lại rừng sau khai thác, trồng cây phân tán trồng vượt 17,9% chỉ tiêu kế hoạch được giao; chất lượng rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt qua đó thúc đẩy kinh tế phát triển [31, 36, 37]
Giải pháp ưu tiên được tỉnh triển khai trong thời gian tới là trồng mới trên những khu vực trảng cỏ không có tái sinh bằng cây bản địa ở vùng phục hồi sinh thái; tăng cường công tác tái sinh phục hồi rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng rừng, chỉ đạo lựa chọn trồng các loài cây phù hợp từng điều kiện lập địa, trong đó ưu tiên trồng các loài cây gỗ lớn đa mục đích, cây bản địa nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng; đồng thời thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp hàng hóa theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển lâm nghiệp bền vững Để đẩy mạnh phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng xanh và bền vững trong thời gian tới, tỉnh Bắc Kạn xác định tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, đưa kinh tế của tỉnh từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên đặc điểm tự nhiên của tỉnh, cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh, của vùng và Việt Nam [31, 36, 37]
Trong đó, tập trung phát triển mạnh kinh tế về rừng; sử dụng năng lượng tái tạo; tham gia thị trường các bon, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, tài nguyên thiên nhiên
Theo đó, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao năng lực, nhận thức của cán bộ, Nhân dân về phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; nâng cao năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, đặc biệt là năng lực của cấp huyện và xã/phường
ĐẶC ĐIỂM CẢNH QUAN HUYỆN CHỢ MỚI
Các nhân tố thành tạo cảnh quan
Huyện Chợ Mới được thành lập trên cơ sở chia tách 16 xã, thị trấn phía Nam của huyện Bạch Thông và chính thức công bố đi vào hoạt động từ ngày 02/9/1998 Huyện Chợ Mới có tọa độ 21 0 53’B; 105 0 47’Đ, huyện nằm ở cửa ngõ phía nam của tỉnh Bắc Kạn, huyện lỵ của huyện là thị trấn Đồng Tâm, nằm cách thành phố Bắc Kạn khoảng 40 km về phía nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 142 km về phía bắc, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp huyện Na Rì và huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
- Phía tây giáp huyện Chợ Đồn và huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên
- Phía nam giáp huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ thuộc tỉnh Thái Nguyên
- Phía bắc giáp thành phố Bắc Kạn và huyện Bạch Thông
Chợ Mới có các tuyến đường giao thông như: Quốc lộ 3, 3B, đường Thái Nguyên - Chợ Mới chạy qua Với vị trí địa lí như vậy, Chợ Mới có nhiều thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế, góp phần khai thác tối đa các lợi thế của huyện [29, 27, 35]
Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
2.1.2 Các nhân tố tự nhiên
* Về lịch sử phát triển: lãnh thổ huyện Chợ Mới có một lịch sử phát triển địa chất phức tạp và lâu dài
Chu kì tạo núi Hecxini trong vận động kiến tạo Cổ sinh đã hình thành nên những nét cơ bản về hình dạng của huyện Chợ Mới như ngày nay, đó là sự nâng cao địa hình của huyện Khu vực Tây Bắc huyện Chợ Mới có lịch sử hình thành sớm nhất, sau đó đến khu vực đông và nam huyện được hình thành muộn hơn
* Về thành phần thạch học: Đá phiến sét, cát, bột kết, đá vôi là những loại đá phân bố nhiều ở huyện Chợ Mới
* Về đặc điểm kiến tạo: Chợ Mới nằm trong miền uốn nếp Bắc Bộ, hệ nếp uốn
Việt Bắc, trong phức nếp lồi Bắc Thái, là một vùng thuộc kiểu kiến tạo hoạt hoá Vì vậy hoạt động đứt gãy diễn ra khá mạnh và phát triển theo nhiều phương khác nhau Lãnh thổ Chợ Mới nằm trong hệ thống đứt gãy phương vĩ tuyến - á vĩ tuyến: Hệ thống đứt gãy Chợ Rã, đứt gãy Nà Bản - Nà Mồ (Chợ Mới) [7, 32]
Huyện Chợ Mới chủ yếu là các dạng địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối, núi trung bình chiếm tỉ lệ nhỏ Độ dốc trung bình từ 15 - 25 0 , thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp [32, 35]
Hình 2.2 Bản đồ địa hình huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Chợ Mới có khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt độ trung bình năm khoảng
21 0 C Nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, 7, 8 (27 0 C - 27,5 0 C), nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850 0 C
Khí hậu của huyện có sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các mùa trong năm và có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối
Lượng mưa trung bình năm từ 1500 - 2000 mm Mùa mưa kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm
Mùa hạ có gió mùa đông nam, mưa nhiều, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây ưa lạnh như cây gừng, hồi, quế,… [29, 7, 32, 35]
Hình 2.3 Bản đồ sinh khí hậu huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Huyện Chợ Mới có sông Cầu chảy qua, chiều dài tuyến sông trên địa phận huyện Chợ Mới khoảng 40 km với lưu vực trên 510 km 2 cùng hàng chục con suối lớn nhỏ Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống của người dân cũng như mang tới nguồn nước dồi dào Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông lâm nghiệp [29, 7, 32, 35]
Huyện Chợ Mới có có 3 nhóm đất chủ yếu:
+ Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp như chè, hồi, quế
+ Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp
+ Đất phù sa độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, phân bổ dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp [30, 29, 27, 32, 35]
Hình 2.4 Bản đồ đất huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Kiểu thảm thực vật phổ biến ở Chợ Mới là kiểu rừng kín thường xanh nhiệt đới ẩm mưa mùa [29, 27, 7, 35]
Bảng 2.1 Các kiểu thảm thực vật của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn năm 2021
Hình 2.5 Bản đồ thảm thực vật huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
2.1.3 Dân cư và kinh tế - xã hội
2.1.3.1 Dân cư, nguồn lao động
- Dân số: Theo số liệu thống kê, dân số năm 2019 của huyện Chợ Mới là 39.186 người Mật độ dân số khoảng 65 người/km 2 Tỷ lệ tăng dân số: 0,9%
Huyện Chợ Mới có các dân tộc sinh sống là: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Mông, Hoa, Sán chay Người Kinh chiếm khoảng 20% dân số, chủ yếu tập trung ở vùng thấp và thị trấn Người Tày chiếm khoảng 56,9% phân bố hầu khắp các địa bàn trong huyện Đây là lớp dân cư bản địa, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao trong vùng
Người Nùng chiếm khoảng 3,26% dân số; người Dao chiếm khoảng trên 17%; người Mông, Hoa, Sán chay có mặt muộn hơn chiếm khoảng trên 2%
Mỗi dân tộc ở Chợ Mới dù trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, số lượng nhiều ít khác nhau, nhưng mỗi dân tộc đều có sắc thái văn hóa độc đáo, phong tục tập quán riêng tạo nên bức tranh nhiều màu sắc, nhiều giá trị văn hóa vật thể vẫn còn bảo lưu
Năm 2022 tỷ lệ hộ nghèo giảm 2% so với năm 2019 Tỷ lệ lao động được qua đào tạo ngày càng cao (>34%) Quan tâm chú trọng tạo việc làm cho người lao động
Tỷ lệ lao động chưa có việc làm thường xuyên ở thành thị đã giảm xuống dưới 11%
Huyện đã triển khai tích cực, đồng bộ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đưa ra các giải pháp giảm nghèo lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế
2.1.3.2 Hiện trạng phát triển kinh tế a Tình hình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,7 triệu đồng/người/năm Đời sống nhân dân cơ bản được ổn định, an ninh quốc phòng được củng cố vững chắc
Cơ cấu kinh tế năm 2022 của huyện Chợ Mới có sự thay đổi tích cực [5, 27]
Hình 2.6 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Chợ Mới năm 2022 b Trồng trọt, chăn nuôi
Năm 2021, cây trồng vụ xuân, vụ mùa và vụ hè thu đạt từ 100% KH được giao trở lên, cao nhất là diện tích trồng cây thuốc lá 49,9/40 ha, đạt 120% kế hoạch được giao
Tổng đàn trâu, bò, ngựa 5.896/5.454 con, đạt 108,1% KH, đàn lợn hiện có 12.250/15.125 con, đạt 81% KH, đàn dê hiện có 3.850/3.838 con, đạt 100,3% KH, đàn gia cầm hiện có 319.200/316.200 con, đạt 100,9% KH [5, 25, 27] c Lâm nghiệp
Công tác trồng và phát triển rừng được quan tâm chỉ đạo Tính đến năm 2022, nhân dân đã trồng được 980/830 ha, đạt 118,07% kế hoạch; trong đó: Trồng rừng phân tán 250/150 ha, đạt 166% kế hoạch; trồng rừng sau khai thác 650/650 ha, đạt 100% kế hoạch; trồng theo Dự án của Lâm trường 80/30 ha, đạt 266% kế hoạch Trồng cây chủ lực (cây quế) được 100 ha Duy trì tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 77,09%
[5, 25, 27] d Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Đặc điểm cảnh quan huyện Chợ Mới
2.2.1 Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Chợ Mới
Qua tìm hiểu và nghiên cứu các hệ thống phân loại của nhiều tác giả, dựa trên quá trình nghiên cứu, phân tích các nhân tố thành tạo cảnh quan, đề tài đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan cho huyện Chợ Mới gồm 6 cấp
Trong đó cấp loại cảnh quan là đơn vị cơ bản dùng để đánh giá cho các mục đích thực tiễn
Bảng 2.2 Hệ thống chỉ tiêu phân loại CQ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Phân vị Các chỉ tiêu phân vị Tên gọi các cấp trong hệ thống phân loại
Do tính đới quyết định và đặc trưng bởi chế độ nhiệt - ẩm, kết hợp với hệ thống hoàn lưu cỡ châu lục và nền bức xạ mặt trời
Hệ CQ nhiệt đới ẩm, gió mùa
2 Phụ hệ cảnh quan Được phân chia dựa vào đặc trưng các diều kiện khí hậu quyết định bởi hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt ẩm do hoạt động tương tác giữa hệ thống hoàn lưu và bề mặt địa hình
Phụ hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm, gió mùa có mùa đông lạnh
Thể hiện quy luật phân hóa theo tính phi địa đới của tự nhiên, được xác định bằng sự phân dị lãnh thổ dựa trên đặc điểm phát sinh hình thái của địa hình lãnh thổ
Phân hóa trong phạm vi lớp theo sự phân hóa đai cao địa hình
- Phụ lớp CQ đồi thấp
- Phụ lớp CQ đồi cao
- Phụ lớp CQ núi thấp
- Phụ lớp CQ núi trung bình
Quyết định sự hình thành các thảm thực vật theo nguồn gốc phát sinh, được đặc trưng bởi chỉ tiêu sinh khí hậu trong mối tương quan nhiệt ẩm của lãnh thổ
Kiểu CQ nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, mưa mùa hè
6 Loại CQ Đặc trưng bởi sự kết hợp giữa thảm thực vật và thổ nhưỡng
- Loại cảnh quan rừng trồng phát triển trên đất đỏ vàng, a Hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa
Lãnh thổ huyện Chợ Mới nằm trong hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến Đông Nam Á
Có nền nhiệt độ cao, tổng nhiệt độ hoạt động trên 7000 0 C, tổng bức xạ lớn từ
100 - 120 kcal/cm 2 /năm Hàng năm có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh Hoạt động của gió mùa gây nên tính phân mùa rõ rệt [5, 25, 27] b Phụ hệ cảnh quan
Phụ hệ CQ được phân chia trong khuôn khổ của hệ và được xác định bởi những đặc trưng định lượng của các điều kiện khí hậu đặc thù, có ảnh hưởng đến tính chất địa đới của CQ
Lãnh thổ huyện Chợ Mới nằm trong phụ hệ cảnh quan nhiệt đới ẩm gió mùa có một mùa đông lạnh Mùa đông chịu ảnh hưởng sâu sắc của gió mùa Đông Bắc và mùa hè là gió mùa Tây Nam c Lớp cảnh quan
Lãnh thổ huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn Với đặc điểm địa hình chủ yếu là núi thấp, toàn bộ lãnh thổ huyện Chợ Mới thuộc 01 lớp cảnh quan núi d Phụ lớp cảnh quan
Phụ lớp cảnh quan huyện Chợ Mới được phân chia trong phạm vi của lớp cảnh quan dựa trên đặc trưng chính là trắc lượng hình thái của địa hình thể hiện qua sự phân hóa đai cao
Bảng 2.3 Các phụ lớp cảnh quan huyện Chợ Mới
STT Phụ lớp cảnh quan Độ cao tuyệt đối
5 Thung lũng 15 0
- Nhóm các loại đất khác nhau và đất ở địa hình đồng bằng như- ng xói mòn trơ xỏi đá
- Nhóm các kiểu địa hình đồi, núi thấp hay núi trung bình
- Mức độ chia cắt địa hình từ nhỏ đến trung bình
- Thảm thực vật hiện tại là rừng giàu, rừng trung bình
- Rừng phân bố ở xa khu vực sinh thuỷ, trị thuỷ, hay phòng hộ nông nghiệp
- Độ dài mùa lạnh nhỏ hơn 4 tháng
- Độ dài mùa khô nhỏ hơn 6 tháng
- Tổng lượng mưa năm lớn 1200mm
Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp bền vững huyện Chợ Mới
3.2.1 Đối với sản xuất nông nghiệp
Căn cứ vào các nghiên cứu đề tài đã lựa chọn 2 loại cây trồng: cây hàng năm và cây lâu năm làm nội dung đánh giá
3.2.1.1 Phân cấp tiêu chí, chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá
Các tiêu chí đánh giá thích nghi các loại cảnh quan đối với loại cây trồng này gồm [2, 3, 7, 12, 15]:
- Loại đất: cây hàng năm thích hợp nhất với các loại đất phù sa, đất dốc tụ Đây là những loại đất có tầng dày lớn, giàu dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ trung bình cho đến nhẹ Ngoài ra, nó cũng có thể sống trên các loại đất feralit đỏ vàng nhưng tầng đất phải tương đối dày, thành phần cơ giới trung bình và độ dốc thấp
- Tầng dày đất: cây hàng năm phát triển tốt ở đất có tầng dày từ trên 50cm, tốt nhất là trên 100cm, còn cây sẽ phát triển kém nếu tầng dày nhỏ hơn 50cm
- Dạng địa hình: cây hàng năm ưa sống ở các khu vực có địa hình bằng phẳng, gần nguồn nước, do vậy đồng bằng và thung lũng là những nơi phù hợp nhất để trồng các loại cây này Càng lên các địa hình cao, cây càng kém phát triển
- Độ dốc: cây hàng năm sinh trưởng mạnh ở các khu vực có độ dốc nhỏ, từ 8 0 trở xuống, nơi có độ dốc >15 0 thường xuyên bị xói mòn nên cây sinh trưởng yếu hơn
- Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình năm >22 0 C, độ dài mùa lạnh < 3 tháng
- Lượng mưa: > 1500mm/năm là điều kiện thuận lợi nhất để cây hàng năm phát triển, nếu nhỏ hơn 1500mm/năm cây sẽ phát triển kém hơn
Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho loại cây trồng hàng năm được xác định bằng phương pháp ma trận tam giác kết hợp với hỏi ý kiến chuyên gia Trên lãnh thổ huyện Chợ Mới, các yếu tố khí hậu (như nhiệt độ và lượng mưa) không có sự phân hóa sâu sắc nên chiếm trọng số không lớn, chủ yếu là sự phân hóa về loại đất, tầng dày, địa hình và độ dốc Theo đó, trọng số của các chỉ tiêu đánh giá như sau: loại đất và tầng dày đất có trọng số là 3; địa hình, độ dốc có trọng số là 2; nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm có trọng số là 1
Bảng 3.2 Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan cho phát triển cây hàng năm của huyện Chợ Mới
Loại đất Py, Pc, D Fs, Fv, Fq Fk, Fp Các loại đất khác
Tầng dày đất >100cm 50 - 100 cm 22 0 20 - 22 0 18 - 20 0 25 0 , núi đá, mặt nước, đất ở - chuyên dùng Không đánh giá các cảnh quan: NTB1, NTB2, NTB3, NTB4, NTB5, NTB6, NTB7, NT22, NT23, NT24, đất dân cư - chuyên dùng Như vậy số cảnh quan được đánh giá là 33/44 (Phụ lục 1)
Hình 3.1 Bản đồ đánh giá cảnh quan cho phát triển cây hàng năm ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
* Kết quả đánh giá cây lâu năm
Không đánh giá các cảnh quan không thuận lợi cho phát triển cây lâu năm như: độ dốc >25 0 , núi đá, mặt nước, đất dân cư - chuyên dùng Không đánh giá các cảnh quan: NTB1, NTB2, NTB3, NTB4, NTB5, NTB6, NTB7, NT22, NT23, NT24, dân cư - chuyên dùng Như vậy số cảnh quan được đánh giá là 33/44 (Phụ lục 2)
Hình 3.2 Bản đồ đánh giá cảnh quan cho phát triển cây lâu năm ở huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
3.2.1.3 Phân hạng mức độ thuận lợi các cảnh quan cho phát triển nông nghiệp
* Đối với cây hàng năm
Kết quả đánh giá xác định mức điểm cao nhất đạt 32 điểm, mức điểm thấp nhất là 15 điểm
Kết quả tính được khoảng cách giữa các mức độ thuận lợi là 6 điểm Tổng điểm giữa các mức độ thuận lợi như sau:
Bậc H1 - rất thích hợp: từ 27 - 32 điểm
Bậc H2 - thích hợp: từ 21 - 26 điểm
Bậc H3 - kém thích hợp: từ 15 - 20 điểm
Như vậy, dựa trên các kết quả tính toán, có thể phân loại mức độ thích hợp của các loại cảnh quan huyện Chợ Mới đối với cây hàng năm như sau:
+ Có 04 cảnh quan rất thích hợp cho phát triển cây hàng năm là loại cảnh quan: TL1, TL2, TL3, TL4
+ Có 25 cảnh quan thích hợp cho phát triển cây hàng năm là loại cảnh quan: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8, NT9, NT10, NT11, NT12, NT13, NT14, NT15, NT16, NT17, NT21, DC1, DC2, DC3, DT1, DT2, DT3, DT4
+ Cảnh quan kém thích hợp cho phát triển cây hàng năm là 4 cảnh quan: NT18, NT19, NT20, DC4
* Đối với cây lâu năm
Kết quả đánh giá mức điểm cao nhất đạt 35 điểm, mức điểm thấp nhất là 18 điểm Kết quả tính được khoảng cách giữa các mức độ thuận lợi là 6 điểm Tổng điểm giữa các mức độ thuận lợi như sau:
Bậc L1 - rất thích hợp: từ 30 - 35 điểm
Bậc L2 - thích hợp: từ 24 - 29 điểm
Bậc L3 - kém thích hợp: từ 18 - 23 điểm
Như vậy, có thể phân loại mức độ thích hợp của các loại cảnh quan huyện Chợ Mới đối với cây lâu năm như sau:
+ Có 08 cảnh quan rất thích hợp cho phát triển cây lâu năm là loại cảnh quan: DC1, DC2, DC3, DC4, DT1, DT2, DT3, DT4
+ Có 18 cảnh quan thích hợp cho phát triển cây lâu năm là loại cảnh quan: NT1, NT2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT7, NT8, NT9, NT10, NT11, NT12, NT13, NT14, NT15, NT16, NT17, NT21
+ Có 7 cảnh quan kém thích hợp cho phát triển cây lâu năm là các cảnh quan: NT18, NT19, NT20, TL1, TL2, TL3, TL4
3.2.2 Đối với sản xuất lâm nghiệp
Dựa vào hiện trạng và quy hoạch phát triển lâm nghiệp của huyện, tác giả đã lựa chọn 2 loại rừng: rừng phòng hộ và rừng sản xuất để đánh giá
3.2.1.1 Phân cấp tiêu chí, chỉ tiêu, thang điểm, bậc trọng số trong đánh giá
Kết quả đánh giá các loại cảnh quan cho phát triển các ngành sản xuất
Tổng hợp kết quả đánh giá từng loại cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp của huyện Chợ Mới như sau (cảnh quan NT22, NT23, NT24, đất dân cư và chuyên dùng không đưa vào đánh giá):
Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp huyện Chợ Mới
(Ghi chú: N - không đánh giá)
Định hướng giải pháp phát triển bền vững nông lâm nghiệp huyện Chợ Mới
3.4.1 Cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị, định hướng
* Quan điểm phát triển bền vững
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta”, Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED-World Commission on Environment and Development) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa là “Sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương khả năng cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” [38]
Trên cơ sở đó, huyện đã đề ra mục tiêu: “Đến năm 2025 kinh tế của huyện được phát triển theo hướng bền vững.Trong đó, tập trung phát triển, nâng cao giá trị kinh tế nông - lâm nghiệp theo chuỗi giá trị một số sản phẩm nông sản chủ lực của huyện; từng bước phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hoá” [25, 31]
* Quan điểm “canh tác bền vững trên đất dốc”
Với huyện Chợ Mới, vấn đề canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề quan trọng hàng đầu Các hoạt động canh tác đáp ứng được nhu cầu của người dân nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường Trong điều kiện độ dốc địa hình khá lớn, để nâng cao hiệu quả kinh tế và năng suất nông nghiệp thì tính bền vững được giải quyết trong mối quan hệ với thích nghi cảnh quan Các biện pháp canh tác trên đất dốc có thể kết hợp nhiều biện pháp như: xây dựng công trình, đa dạng hóa cây trồng,
* Quan điểm “mô hình kinh tế sinh thái canh tác nông - lâm kết hợp” Đây là một giải pháp hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường Mô hình kết hợp giữa phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp nhằm đạt hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường Cần phải đa dạng hóa các loại cây trồng, các loại cây trồng kết hợp với nhau một cách hợp lí trong không gian và luôn có tác động qua lại lẫn nhau về kinh tế và sinh thái
* Quan điểm “phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa”
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện, Chợ Mới đã tập trung phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, đây được xác định là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong giai đoạn 2020 - 2025
Huyện cũng thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy lợi thế, điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng, như vùng phía Đông, vùng phía Tây và vùng trung tâm của huyện Các địa phương trên địa bàn huyện đã tích cực triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, tập trung phát triển các cây trồng chủ lực như chè, hồi, quế, cây ăn quả [25, 31]
3.4.2 Một số định hướng sử dụng hợp lý tài nguyên
Từ việc nghiên cứu, đánh giá cảnh quan huyện Chợ Mới Mỗi cảnh quan có một chức năng, vai trò riêng, phù hợp với từng mục đích Qua đó đề tài đưa ra một số định hướng phát triển như sau:
* Chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Thực tế đối với một số cảnh quan hiện nay, việc sử dụng đất có hiệu quả chưa cao, vì vậy tác giả kiến nghị định hướng chuyển đổi mục đích sử dụng đất để mang lại hiệu quả cao đối với việc khai thác và sử dụng tài nguyên
+ Đối với các cảnh quan NT1, NT2, NT6, NT12, DT2: cần chuyển đổi mục đích sang trồng rừng sản xuất cho phù hợp
+ Đối với các cảnh quan trảng cây bụi ở núi trung bình, núi thấp, đồi: NTB4, NTB7, NT4, NT9, NT15, DC3, DT3 cần chuyển sang phát triển lâm nghiệp hoặc mô hình nông lâm kết hợp
+ Đối với cảnh quan trảng cây bụi (TL2), cây lâu năm (TL3): Cần chuyển đổi sang sản xuất cây hàng năm cho phù hợp
+ Đối với một số loại cảnh quan rất thích hợp cho nhiều mục đích và nhiều loại cây trồng thì ưu tiên các mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường, phải phù hợp với hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất của huyện, cũng như quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp của huyện Chợ Mới đến năm 2025 [25, 31]
+ Đối với các loại cảnh quan có mức độ kém thích hợp hoặc không thích hợp với một trong số các loại cây trồng và loại rừng được lựa chọn đánh giá, cần định hướng chuyển đổi chúng sang mục đích khác phù hợp hơn
+ Huyện cần tập trung và đẩy mạnh việc phát triển rừng trên cơ sở khai thác hợp lí, đảm bảo lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường Đối với các cảnh quan NTB1, NTB2, NTB5, NTB6, NTB7 tiếp tục ưu tiên và bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ Không chuyển đổi mục đích sử dụng để đảm bảo vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường
* Tập trung “phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá”
Trong thời gian tới, huyện cần đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến, đặc biệt là công nghệ cao Phát triển nông, lâm nghiệp dựa trên phát triển chuỗi giá trị của các ngành hàng có lợi thế, các sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực của địa phương phù hợp với cơ chế thị trường [25, 31]
3.4.3 Những kiến nghị, định hướng phát triển nông, lâm nghiệp bền vững
Qua kết quả đánh giá tổng hợp các loại cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, mỗi loại cảnh quan có những đặc điểm phù hợp với từng ngành sản xuất, từng loại cây trồng Có những loại cảnh quan chỉ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hoặc lâm nghiệp, tuy nhiên cũng có những cảnh quan thuận lợi cho phát triển cả nông - lâm nghiệp nhưng với các mức độ khác nhau
Trong trường hợp một số cảnh quan có điểm đánh giá đều rất thuận lợi cho phát triển hai hoặc nhiều ngành, đề tài căn cứ vào tổng hợp chỉ tiêu, so sánh lợi thế phát triển từng ngành và lựa chọn ưu tiên cho ngành nào có lợi thế hơn
Kết luận
Qua quá trình nghiên cứu và phân tích các nội dung, đề tài có thể đưa ra một số kết luận chính sau:
1 Đề tài đã đưa ra cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu để đánh giá cảnh quan lãnh thổ huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn cho các mục đích thực tiễn
2 Các nhân tố thành tạo cảnh quan của huyện Chợ Mới là những yếu tố rất quan trọng trong việc thành tạo cảnh quan khu vực nghiên cứu Hệ thống phân loại cảnh quan huyện Chợ Mới bao gồm 6 cấp
3 Kết quả đánh giá mức độ thích nghi sinh thái các đơn vị cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp của huyện Chợ Mới cho thấy:
- Đối với ngành nông nghiệp:
+ Cây hàng năm: có 13 loại cảnh quan rất thích hợp và thích hợp
+ Cây lâu năm: có 11 loại cảnh quan rất thích hợp và thích hợp
+ Rừng phòng hộ: có 12 loại cảnh quan cần ưu tiên cao và ưu tiên trung bình
+ Rừng sản xuất: có 10 loại cảnh quan rất thích hợp và thích hợp
4 Các không gian phát triển sản xuất nông lâm nghiệp cho huyện được định hướng như sau:
- Đối với mục đích phát triển nông nghiệp: có 21 loại cảnh quan, trong đó có 10 loại cảnh quan (chiếm 10,73% diện tích của huyện) cần ưu tiên để phát triển các loại cây hàng năm, 11 loại cảnh quan (chiếm 12,23% diện tích của huyện) ưu tiên để phát triển các loại cây lâu năm
- Đối với mục đích phát triển lâm nghiệp: có 19 loại cảnh quan, trong đó có 7 loại cảnh quan (chiếm 13,89% diện tích của huyện) cần ưu tiên bảo tồn và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, 12 loại cảnh quan (chiếm 58,91% diện tích của huyện) ưu tiên cho mục đích phát triển rừng sản xuất.
Khuyến nghị
1 Cần có những nghiên cứu ở tỉ lệ bản đồ lớn hơn (1/10.000) cho những lãnh thổ cấp xã, nhằm xác định rõ hơn không gian phát triển nông lâm nghiệp cụ thể ở huyện Chợ Mới
2 Kết quả nghiên cứu đánh giá cảnh quan là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên Vì vậy, việc sử dụng đơn vị lãnh thổ vào các mục đích khác nhau, cần phải nghiên cứu kĩ nhằm đem lại hiệu quả kinh tế, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động bất lợi đến môi trường, phải có biện pháp bảo vệ môi trường lãnh thổ hướng đến phát triển bền vững cho địa phương
1 Armand L (1983), Khoa học về cảnh quan (Người dịch: Nguyễn Ngọc Sinh và
Nguyễn Xuân Mậu), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Cẩm nang ngành lâm nghiệp,
Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác
3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Cẩm nang sử dụng đất nông nghiệp (Tập 2: Phân hạng đánh giá đất đai)
4 Nguyễn Trần Cầu (1992), Cảnh quan học - sinh thái học và việc nghiên cứu thành lập bản đồ cảnh quan sinh thái, Hội thảo về sinh thái cảnh quan, tr.8 - 13, Hà Nội
5 Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn 2021, NXB Thống kê,
6 Trần Thế Định, Nguyễn Hồ (2012), Đánh giá cảnh quan phục vụ mục đích phát triển bền vững ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh An Giang, Kỉ yếu
Hội nghị khoa học Địa lý Toàn Quốc lần thứ 6, Huế
7 Phạm Hương Giang (2016), Nghiên cứu, xác lập cơ sở địa lí học cho sử dụng hợp lí TNTN và bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
8 Dương Thị Nguyên Hà (2013), Nghiên cứu, đánh giá cảnh quan cho mục đích sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, Luận án Tiến sĩ Địa lí, Viện Địa lí
9 Phạm Hoàng Hải (1990), Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nhiệt đới ẩm gió mùa dải ven biển Việt Nam cho mục đích phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và bảo vệ môi trường, Tài liệu lưu trữ Viện Địa lý, Trung tâm KH và CN Quốc gia, Hà Nội
10 Phạm Hoàng Hải (2000), Phân vùng cảnh quan Việt Nam - nguyên tắc và hệ thống các đơn vị, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Địa lí - Địa chính, tr.40-46
11 Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Ngọc Khánh (1998), "Quy hoạch và tổ chức lãnh thổ trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá cảnh quan", Tạp chí các Khoa học về Trái Đất
12 Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội
13 Hà Văn Hành (2002), Nghiên cứu và đánh giá tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững ở huyện vùng cao A Lưới (Thừa Thiên Huế),
Luận án Tiến sĩ Địa lí, Hà Nội
14 Hà Ngọc Hiến (2015), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến chất lượng nước khu vực thượng du lưu vực sông Cầu thuộc 2 tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên,
Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
15 Nguyễn Ánh Hoàng, Phạm Hoàng Hải, Lê Văn Hương (2010), Tích hợp mô hình phân tích thứ bậc - AHP và phương pháp chuyên gia để xác định trọng số trong đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan, Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý Toàn
Quốc lần thứ 5, Hà Nội
16 Nguyễn Hồ, Hoàng Bắc (2010), Xây dựng hệ thống phân loại và bản đồ cảnh quan tỉnh Đồng Tháp phục vụ sử dụng hợp lí tài nguyên và phát triển bền vững,
Kỉ yếu Hội nghị khoa học Địa lý Toàn Quốc lần thứ 5, Hà Nội
17 Nguyễn Cao Huần, Nguyễn An Thịnh và nnk (2004), "Mô hình tích hợp ALES- GIS trong đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển cây trồng nông, lâm nghiệp huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai", Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Số 4, tr.45-50
18 Đặng Thị Huệ (2014), “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan phục vụ phát triển nông, lâm nghiệp và du lịch bền vững tỉnh Phú Thọ”, Luận án Tiến sĩ Địa lí, trường ĐHSP Hà Nội