Tiếp tục vận dụng sáng tạo Nghị quyết số 29NQTW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vào thực tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhà trường. Đồng thời, để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả thì bên cạnh các hoạt động học tập, tiết sinh hoạt lớp được xem là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực, phẩm chất, rèn các kĩ năng cho học sinh như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên. Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp.
TRƯỜNG TIỂU HỌC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BÁO CÁO CÁCH THỨC TỔ CHỨC MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TĂNG TÍNH HẤP DẪN, HIỆU QUẢ TRONG TIẾT SINH HOẠT LỚP 5+4 I SƠ LƯỢC BẢN THÂN - Họ và tên: - Năm sinh: - Chủ nhiệm lớp/Dạy môn: - Trình độ chuyên môn: - Đơn vị công tác: II NỘI DUNG: 1 Đặt vấn đề Tiếp tục vận dụng sáng tạo Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo vào thực tế Tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện nhà trường Đồng thời, để nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh đạt hiệu quả thì bên cạnh các hoạt động học tập, tiết sinh hoạt lớp được xem là một tiết học đóng vai trò vô cùng quan trọng Đây là tiết học quan trọng góp phần làm phong phú thêm chương trình giảng dạy và nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh Thông qua tiết sinh hoạt lớp sẽ phát triển được các năng lực, phẩm chất, rèn các kĩ năng cho học sinh như: Năng lực giao tiếp, hợp tác, tính tự giác, tinh thần giúp đỡ, kĩ năng tự đánh giá mình và đánh giá bạn, khả năng nhìn nhận lại sự tiến bộ của bản thân với các bạn để từ đó có ý thức phấn đấu vươn lên Đồng thời bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu thương, gắn bó, sự chia sẻ cảm thông với bạn bè, sẵn sàng tham gia công việc chung của trường của lớp Vậy làm thế nào để hoạt động của tiết sinh hoạt lớp trở nên hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao? Làm sao để các tiết sinh hoạt lớp có thể tích hợp nhiều nội dung để giáo dục học sinh về đức, trí, thể, mĩ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm trong sáng và rèn luyện những kĩ năng sống cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện học sinh Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giáo viên chúng tôi Xuất phát từ thực tế đó, với cương vị giáo viên chủ nhiệm lớp 5+4, cá nhân tôi cũng muốn góp thêm những ý kiến, suy nghĩ để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh thông qua báo cáo biện pháp: “Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm” 2 Thực trạng 2.1 Thực trạng của công tác dạy học trước khi áp dụng biện pháp: Tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không phải là điều mới mẻ đối với giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm Thông thường, giờ sinh hoạt lớp diễn ra ba hoạt động cơ bản: Tổng kết đánh giá hoạt động trong tuần, xây dựng kế hoạch tuần tiếp theo và tổ chức sinh hoạt vui chơi, ca hát, kể chuyện,… Tuy nhiên, trên thực tế, các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần thường chưa thực sự có hiệu quả và đạt mục tiêu như mong muốn Trong phương pháp sinh hoạt lớp truyền thống, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu nhận xét, nhắc nhở, xử phạt những học sinh vi phạm trong tuần và triển khai nội dung kế hoạch tuần tới Nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, thiếu đa dạng làm không khí tiết học nặng nề, không đáp ứng được nhu cầu thực tế của học sinh Hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp thì đơn điệu, nhàm chán chưa tạo được môi trường vui chơi, giải trí thoải mái cho học sinh, chưa tạo điều kiện để học sinh có cơ hội được mở rộng, củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng sống cần thiết Học sinh chỉ là người nghe, thụ động tiếp thu những nội dung giáo viên chủ nhiệm truyền đạt Học sinh không có cơ hội cùng nhau tổ chức, tham gia điều hành giờ sinh hoạt lớp Đôi khi giáo viên quá nghiêm khắc, không gần gũi, thân thiện với học sinh Đó là những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với giờ sinh hoạt lớp Vì vậy, để có giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì quan trọng nhất là người giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp Từ thực trạng trên, là một giáo viên chủ nhiệm - bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra cách thức tổ chức một số hoạt động nhằm xây dựng nên các tiết sinh hoạt lớp có ý nghĩa, hấp dẫn và mang đến tác dụng thiết thực cho học sinh 2.2 Vai trò của biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học: Qua quá trình thực hiện, sáng kiến đã có những đóng góp: - Mang đến những tiết sinh hoạt lớp hấp dẫn, hiệu quả được đông đảo học sinh tham gia tích cực, giúp các em phát huy hết khả năng, sở trường của mình - Học sinh cảm nhận được giá trị hữu ích từ nội dung và phương pháp tổ chức các hoạt động của tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm - Tổ chức những hoạt động phù hợp nhằm góp phần giáo dục kĩ năng sống tích cực cho học sinh 3 Nội dung của biện pháp: 3.1 Nội dung biện pháp Thực hiện đề tài này, tôi nhằm đề xuất cách thức tổ chức một số hoạt động đã thực hiện thành công trong việc tổ chức tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm cuối tuần nhẹ nhàng, thoải mái, hấp dẫn nhưng đạt hiệu quả cao Mặt khác, mục tiêu của đề tài này còn tạo ra một sân chơi gần gũi, thiết thực và hữu ích để cho các em học sinh được thể hiện năng khiếu của mình, phát triển các kĩ năng sống về xây dựng tập thể, khả năng tự quản, kĩ năng tổ chức, 3.2 Quy trình, cách thức thực hiện biện pháp Tổ chức hoạt động trải nghiệm cảm xúc Tôi đã đổi mới cách thức tiến hành giờ sinh hoạt lớp bằng cách: Nội dung tổng kết, đánh giá lại các hoạt động trong tuần và triển khai kế hoạch tuần tới giáo viên chủ nhiệm cố gắng thực hiện khoảng một phần hai thời gian của tiết học Thời gian còn lại dành cho việc để học sinh điều hành, tổ chức các hoạt động tập thể nhằm hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực quan trọng hoàn thiện nhân cách của người học sinh Đặc biệt chú trọng việc tổ chức các hoạt động cho học sinh được trải nghiệm cảm xúc Đối với hoạt động này giáo viên tạo cho học sinh có những giây phút lặng, phút “sống chậm” để các em “ngẫm” và “chạm” vào tâm hồn mình, nhìn nhận mọi điều liên quan đến cuộc sống của mình để các em hiểu rõ bản thân, hiểu hơn về những người xung quanh Giáo viên sẽ tạo tình huống có vấn đề và cho các em thời gian để các em học sinh được chia sẻ, tâm sự với giáo viên chủ nhiệm, với bố mẹ, với bạn bè và với chính bản thân mình Từ đó, giúp các em lấy lại niềm tin, động lực và phương hướng phấn đấu, bồi dưỡng lý tưởng, khát vọng sống cao đẹp cho các em Xuất phát từ ý tưởng đó, giáo viên có thể tiến hành như sau: Cách một: Giáo viên cho học sinh xem một số trích đoạn của các bộ phim mang tính giáo dục như: Bước ngoặt đáng nhớ, Bệnh nhân người Anh, Bậc thầy của những ước mơ, hay những video truyền động lực như Gương thầy cô giáo, Những khoảnh khắc đẹp,… Từ đó, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về chi tiết em thích nhất từ trích đoạn bộ phim hoặc video, bài học ý nghĩa nhất mà em rút ra được sau khi xem trích đoạn bộ phim hoặc video Cách hai: Giáo viên cho các em tự viết những dòng tâm sự về cuộc sống, về những người xung quanh (bố mẹ, thầy cô, bạn bè) về những gì đang diễn ra, về ước mơ, về tương lai của bản thân Về hình thức viết, các em có thể ghi vào tờ note, mỗi học sinh sẽ ghi ba điều ước về mục tiêu của bản thân trong năm học, ba điều ước về bố mẹ, ba điều ước về thầy cô, sau đó các em trang trí theo từng nhóm và bỏ vào trong chiếc lọ điều ước của lớp Bên cạnh đó, học sinh có thể viết thư chia sẻ với bố mẹ, thầy cô những tâm sự thầm kín nhất mà trong thực tế hàng ngày tiếp xúc trực tiếp, các em khó chia sẻ, khó bộc lộ với bố mẹ, thầy cô Hoặc đó là những bức thư các em gửi cho bản thân sau này, những bức thư được viết xong các em bỏ vào phong bì hoặc xếp máy bay và ghi họ tên, lớp học ở bên ngoài chiếc phong bì Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người lưu giữ những bức thư này đến cuối năm trao lại cho các em để các em lưu giữ làm kỉ niệm Đối với hoạt động này học sinh được hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, các em tâm sự tất cả những điều bản thân mình đang ấp ủ Hình thành nên ý thức trách nhiệm và lòng nhân ái, học sinh thấy được trách nhiệm đối với xã hội, với gia đình, thầy cô, bạn bè và với chính bản thân mình, cảm thấy yêu thương gia đình, thầy cô, bạn bè, lớp học và chính bản thân Bên cạnh đó còn hình thành nên phẩm chất chăm chỉ, học sinh tự nhận ra những điều bản thân phải nỗ lực hoàn thiện về học tập, về kinh nghiệm cuộc sống Bên cạnh đó, học sinh được hình thành và phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác như kỹ năng trao đổi, hợp tác khi chia sẻ Phát triển năng lực ngôn ngữ như năng lực diễn đạt để nói lên tất cả tâm tư của bản thân, năng lực thẩm mỹ khi học sinh nhận biết các yếu tố về cái đẹp trong cuộc sống, ở những người xung quanh và chính mình,… Các phẩm chất và năng lực được hình thành, phát triển thông qua những giây phút trải nghiệm cảm xúc như đã trình bày ở trên thực sự sẽ thấm sâu và tạo nên sự chuyển biến về chất trong tâm hồn, nhân cách mỗi người học sinh Tổ chức sinh hoạt thảo luận theo chủ đề Với quan điểm lấy học sinh làm trung tâm trong nhiều hoạt động, nhiều mô hình đã được thực hiện Giáo viên chủ nhiệm tổ chức sinh hoạt tập thể thông qua các hoạt động như trình diễn văn nghệ, chơi mini game hoặc tổ chức cho tập thể lớp sinh hoạt thảo luận theo chủ đề, Dưới đây là một số chủ đề có thể thực hiện trong tiết sinh hoạt lớp: Minh họa một số chủ đề theo tháng TT Chủ đề Thời gian thực hiện 1 Em yêu trường em Tháng 9 2 Mẹ và cô giáo Tháng 10 3 Biết ơn thầy cô Tháng 11 4 Uống nước nhớ nguồn Tháng 12 5 Mùa xuân của em Tháng 1 6 Mừng Đảng mừng xuân Tháng 2 7 Tiến bước lên Đoàn Tháng 3 8 Chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam Tháng 4 9 Bác Hồ kính yêu Tháng 5 - Cách thức thực hiện: + Sau khi lựa chọn được chủ đề, giáo viên thông báo cho học sinh chủ đề sẽ thực hiện để học sinh chuẩn bị trước một tuần Giáo viên chủ nhiệm định hướng cho học sinh trong việc chuẩn bị nội dung và cách thức thực hiện nhằm phát huy tối đa sự sáng tạo, tích cực ở học sinh + Các thành viên trong tổ đảm nhận việc thực hiện chủ đề trong tháng lên kế hoạch, phân công công việc nhóm, tổ chức cho học sinh sinh hoạt văn nghệ với các hoạt động cụ thể như: múa hát, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, vẽ tranh, Hay tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí như đố vui để học theo chủ đề, trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”, “Ô chữ bí mật”, “Ai nhanh hơn”, “Thi ghép tranh, bình tranh”, Căn cứ vào chủ đề từng tháng mà giáo viên tổ chức các hoạt động văn nghệ, trò chơi tập thể với nội dung phong phú, hình thức đa dạng và cách tiến hành phù hợp với năng lực học sinh + Chuẩn bị không gian lớp học: Không gian lớp học có thể được trang trí, bàn ghế có thể thay đổi, sắp xếp lại cho phù hợp với mục đích và nội dung hoạt động Vị trí ngồi của học sinh có thể linh hoạt theo hoạt động, không nhất thiết phải theo tổ (nhóm) như các em vẫn ngồi hàng ngày + Học sinh đóng vai trò là chủ thể của hoạt động sinh hoạt lớp, chủ động tiếp nhận và thực hiện các hoạt động Giáo viên chủ nhiệm là người định hướng, giám sát, tư vấn cho học sinh và đánh giá, nhận xét kết quả báo cáo của tổ (nhóm) cũng như hiệu quả của chủ đề mang lại - Hiệu quả của việc tổ chức sinh hoạt theo chủ đề: + Hình thành nên phẩm chất yêu nước: Thông qua chủ đề, học sinh có ý thức và hành động tích cực nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước + Hình thành nên lòng nhân ái: Yêu quý mọi người, đồng cảm, thấu hiểu, yêu thương mọi người thể hiện cụ thể bằng lời nói, hành động + Hình thành nên phẩm chất ý thức trách nhiệm: Tích cực tự giác hoàn thiện bản thân về trí tuệ, tâm hồn và thể chất Sẵn sàng chịu trách nhiệm về lời nói, hành động của bản thân; có ý thức học tập rèn luyện và tham gia tích cực các phong trào trường lớp, + Hình thành năng lực tự học: Học sinh tự xác định nhiệm vụ, mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp + Ngoài ra còn hình thành năng lực giao tiếp, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề: Trong quá trình thực hiện các hoạt động của từng chủ đề học sinh thảo luận nhóm, sấn khấu hoá, sắm vai, biết phát hiện đưa ra cách thức giải quyết vấn đề đạt hiệu quả, đồng thời đưa ra những ý tưởng mới phù hợp với vấn đề cần giải quyết Hoạt động này sẽ giúp các em giải tỏa những căng thẳng trong quá trình học tập, là sợi dây gắn kết tình cảm của lứa tuổi học trò Mặt khác khi các em học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự các em phát hiện được năng lực, nguyện vọng của bản thân Đồng thời qua hoạt động này, các em được rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng, kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được để phát triển một cách toàn diện 4 Kết quả đạt được 4.1 Kết quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp Để khảo sát mức độ hấp dẫn, hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp, tôi tiến hành lập phiếu điều tra, khảo sát gồm một số câu hỏi tại lớp 5+4 (14 học sinh) Sau khi thu thập số liệu tôi kết luận rằng: - Trước khi áp dụng một số cách thức tổ chức hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm: Thống kê kết quả khảo sát Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá 2 - Không đồng ý 1 - Đồng ý 9- 64,3% 1 Học sinh thể hiện khả năng tổ 5HS- 35,7% chức, tự quản, kĩ năng giao tiếp, năng khiếu văn nghệ 7HS- 50% 7HS- 50% 2 Bầu không khí thoải mái, 7HS- 50% gắn kết giữa thầy và trò 7HS- 50% 2- 14,3 % 12HS- 85,7 % 3 HS thể hiện được tâm tư, 14HS- 100% tình cảm của mình 4 Tiết sinh hoạt lớp tẻ nhạt, căng thẳng, áp lực 5 Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể rất cần thiết trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 6 HS tham gia tích cực vào các 5HS- 35,7% 9- 64,3% hoạt động sinh hoạt lớp - Qua kết quả khảo sát tôi đưa ra một số kết luận như sau: + Học sinh chưa hứng thú, chưa thấy sự hấp dẫn và chưa hiệu quả đối với tiết sinh hoạt lớp theo hình thức cũ Học sinh có tâm lí chán nản, căng thẳng, áp lực khi đến tiết sinh sinh hoạt lớp + Tiết sinh hoạt lớp đơn điệu, nội dung lặp đi lặp lại, hình thức tổ chức không phong phú đa dạng + Các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp chưa tạo điều kiện cho học sinh thể hiện khả năng tổ chức, tự quản, kĩ năng giao tiếp, năng khiếu văn nghệ, - Sau khi áp dụng cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm, tôi nhận thấy kết quả giờ sinh hoạt lớp có chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích cực Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát như sau: Thống kê kết quả khảo sát Nội dung khảo sát Mức độ đánh giá 1 - Đồng ý 2 – Không đồng ý 1 Học sinh thể hiện khả năng 14HS- 100% tổ chức, tự quản, kĩ năng giao tiếp, năng khiếu văn nghệ 2 Tiết sinh hoạt lớp mang đến 14 HS- 100% bầu không khí thoải mái, gắn kết giữa thầy và trò 3 GVCN tiếp thu ý kiến, lắng 12HS- 85,7 % 2- 14,3 % nghe tâm tư, tình cảm của học sinh trong tiết sinh hoạt lớp 4 Tiết sinh hoạt lớp tẻ nhạt, 14 HS- 100% căng thẳng, áp lực 5 Tổ chức các hoạt động sinh 14 HS- 100% hoạt tập thể rất cần thiết trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm 6 HS tham gia tích cực vào các 12HS- 85,7 % 2- 14,3 % hoạt động sinh hoạt lớp Qua kết quả khảo sát tôi đưa ra một số kết luận như sau: + Ở những giờ sinh hoạt có đổi mới về hình thức tổ chức và nội dung, các em học sinh tỏ ra hết sức hào hứng Với những nội dung tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện nội quy nền nếp, học tập trong tuần và triển khai các nội dung trong kế hoạch tuần sau, các em lắng nghe nghiêm túc để rút kinh nghiệm sửa chữa khuyết điểm kịp thời Đến nội dung thứ hai trong giờ sinh hoạt học sinh tham gia tích cực, sôi nổi, nhiệt tình vào các hoạt động tập thể như văn nghệ, thảo luận theo chủ đề, trải nghiệm cảm xúc, + Qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, nhiều học sinh thể hiện rõ khả năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giao tiếp, năng khiếu văn nghệ Những vấn đề khúc mắc trong học tập, trong tình cảm hay trong sinh hoạt hàng ngày của học sinh đã được tháo gỡ, giải đáp trong những buổi sinh hoạt thân thiện, gần gũi, vui tươi này 4.2 Phạm vi áp dụng, khả năng phổ biến của biện pháp: Đề tài “Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm” không chỉ áp dụng cho HS khối lớp 4, 5 mà còn có thể áp dụng cho tất cả các khối lớp, vì khả năng ứng dụng của đề tài vô cùng rộng rãi và thiết thực cho tiết sinh hoạt lớp 5 Kết luận, kiến nghị 5.1 Kết luận Trên đây là cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm mà tôi đúc kết được trong quá trình tổ chức tiết sinh hoạt lớp cuối tuần Tôi nhận thấy chúng có hiệu quả cao trong việc phát triển phẩm chất, thái độ, kĩ năng của học sinh Điều kiện là phải biết căn cứ vào tình hình thực tế lớp học, đối tượng dạy học, năng lực bản thân… mà tiến hành tổ chức các hoạt động cho hợp lí để đạt hiệu quả giáo dục cao nhất Bên cạnh đó, các hoạt động này không tồn tại một cách độc lập, tách rời nhau mà có sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau Thế nên, có thể kết hợp khéo léo các hoạt động để thực hiện được mục tiêu cần đạt một cách tốt nhất Đổi mới tiết sinh hoạt lớp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh là một việc làm cần thiết đối với mỗi giáo viên làm công tác chủ nhiệm để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục Vì vậy, để có giờ sinh hoạt lớp hiệu quả thì quan trọng nhất là người giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt, sáng tạo tìm những giải pháp phù hợp với yêu cầu giáo dục Giáo viên phải tạo được hứng thú cho học sinh, không làm cho giờ sinh hoạt bị căng thẳng hoặc nhàm chán, biết lôi cuốn học sinh vào những hoạt động tích cực trong giờ sinh hoạt lớp Thông qua các hoạt động được sử dụng trong những tiết sinh hoạt lớp, giúp học sinh hoàn thiện về nhân cách và trang bị cho các em những kĩ năng tốt giúp ích cho việc học tập, trong cuộc sống hiện tại và mai sau 5.2 Kiến nghị * Đối với giáo viên: Cần vận dụng có ý thức, tránh tình trạng quá tham lam, lựa chọn nhiều hoạt động cho một tiết sinh hoạt lớp Điều này dễ dẫn đến tình trạng phức tạp hóa các hoạt động trong tiết sinh hoạt, làm học sinh rối rắm, nặng nề còn giáo viên cũng rất vất vả trong vấn đề triển khai * Đối với các cấp quản lí chuyên môn: Tổ chức các buổi chuyên đề về tổ chức sinh hoạt lớp cho giáo viên chủ nhiệm học hỏi, tư vấn công tác chủ nhiệm lớp Trên đây là những Cách thức tổ chức một số hoạt động tăng tính hấp dẫn, hiệu quả trong tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm Tuy nhiên do trình độ của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót mang tính chủ quan Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học Nhà trường cũng như các đồng chí đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hoàn thiện và có tính khả thi hơn XÁC NHẬN CỦA ……………ngày tháng năm 202 HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO