Đối với một quốc gia đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, truyền thông đã tích cực làm công cụ của Đảng để tuyên truyền, giáo dục và bảovệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô Trần Như Mai và thầy Đỗ Anh
Đức đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian môn học.
Nhờ vào những lời khuyên và chỉ bảo đúng lúc của quý thầy cô, em đã vượt qua những khó khăn khi thực hiện bài tiểu luận của mình
Tiếp đến, em xin gửi lời tri ân tới các thầy cô Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội - những người đã cùng góp sức
truyền đạt kiến thức để giúp em có được nền tảng tốt như ngày hôm nay Ngoài
ra, không thể không nhắc đến gia đình, bạn bè, người thân đã là hậu phương
vững chắc, là chỗ dựa tinh thần của em trong thời gian qua Sự thành công của bài luận không thể không kể đến công ơn của mọi người
Tuy nhiên, sau tất cả, em nhận thức rằng với lượng kiến thức và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu sót Kính mong quý thầy cô thông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn thiện hơn
Tác giả Nguyễn Quỳnh Anh
Trang 2MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC HÌNH……… 4
MỞ ĐẦU ……… 5
1 Lí do chọn đề tài ……… 5
2 Mục tiêu phân tích ……… 5
3 Đối tượng nghiên cứu ……… 5
NỘI DUNG ……… 7
1 Khái niệm truyền thông ……… 7
2 Vai trò của truyền thông ………
7 2.1 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực kinh tế ……… 8
2.2 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực chính trị ……… 2.3 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực văn hóa - giáo dục
2.3.1 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực văn hóa
2.3.2 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực giáo dục
3 Các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông
4 Chiến dịch “BAEMIN cảm ơn” mừng sinh nhật 3 tuổi của BAEMIN Việt Nam
4.1 Giới thiệu về thương hiệu BAEMIN
4.2 Bối cảnh diễn ra chiến dịch
4.3 Mục tiêu chiến dịch
4.4 Tổng quan chiến dịch
4.5 Thông điệp truyền thông
4.6 Thực thi chiến dịch
4.6.1 Bộ nhận diện
Trang 34.6.2 Kênh truyền thông
4.6.3 Vật phẩm quà tặng
4.7 Hiệu quả truyền thông
4.8 Nhận xét
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Giữa thời kì của kỉ nguyên số hội nhập và phát triển, mọi lĩnh vực trong đời sống từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội đều chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng Song song với sự đi lên của toàn xã hội, truyền thông trở thành công cụ quan trọng để thúc đẩy hơn nữa đà tăng trưởng của cuộc sống
Nó đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống bình dân, tác động đến nhiều khía cạnh và bình diện của xã hội Chính vì thế, những lớp hiểu biết cơ bản nhất về truyền thông sẽ là yêu cầu khách quan, cần thiết với nhiều đối tượng hiện nay Bài tiểu luận đề cập đến khái niệm truyền thông và một số vấn đề liên quan Thông qua đây, người viết thể hiện những quan điểm và tầm nhìn của mình về tương lai và hiệu quả của truyền thông trong đời sống thực tiễn nhiều biến động như hiện tại
2 Mục tiêu phân tích
Bài tiểu luận là sự tổng hợp của nhiều nguồn kiến thức khác nhau để hướng tới mục tiêu phân tích rõ một số khái niệm và một số vấn đề xoay quanh truyền thông: vai trò và các yếu tố cơ bản quá trình truyền thông Đồng thời, qua các phân tích dựa trên cơ sở thực tiễn về một chiến dịch truyền thông tiêu biểu ở Việt Nam, người viết mong muốn thể hiện được tính hiệu quả và cấp thiết của truyền thông trong đời sống thực tiễn, mà ở đây là lĩnh vực thương mại
và kinh doanh
Trang 63 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà người viết hướng tới là truyền thông và một chiến dịch truyền thông tiêu biểu ở Việt Nam, qua đó thấy được tính hiệu quả của truyền thông trong đời sống xã hội ngày nay
Trang 7NỘI DUNG
1 Khái niệm truyền thông
Xã hội loài người là một xã hội mang tính cộng đồng, đòi hỏi sự liên kết
và không ngừng trao đổi của các cá nhân trong cộng đồng ấy Sự tồn tại sẽ không thể duy trì nếu hoạt động giao tiếp và trao đổi thông tin giữa người với người bị đứt gãy Nhờ có sự giao tiếp đó mà con người tạo dựng và bồi dưỡng các mối quan hệ, tích lũy kinh nghiệm dựa trên cơ sở vừa học hỏi từ người khác vừa điều chỉnh hành vi của mình, hợp tác trong lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống Hoạt động giao tiếp ấy được gọi là truyền thông
Tùy góc độ tìm hiểu và nghiên cứu mà các học giả đưa ra các quan niệm
và định nghĩa khác nhau về truyền thông Theo nhà nghiên cứu truyền thông người Anh - Dean C Barnlund, ông cho rằng: “Truyền thông là quá trình liên tục nhằm làm giảm độ không rõ ràng để có thể có hành vi hiệu quả hơn.” Frank Dance - giáo sư về truyền thông học người Mỹ lại quan niệm: “Truyền thông là quá trình làm cho cái trước đây là độc quyền của một hoặc vài người trở thành
cái chung của hai hoặc nhiều người.” Như vậy, có thể hiểu truyền thông là việc
không ngừng thu nhận và truyền đạt ý nghĩa, thông tin, kiến thức, tình cảm từ một người hay một nhóm người sang một người hay một nhóm người bằng lời nói, hình ảnh, văn bản và tín hiệu Đây là quá trình phức tạp, đòi hỏi kết quả
không chỉ dừng lại ở sự hiểu biết lẫn nhau giữa các thực thể tham gia trong giai đoạn diễn ra truyền thông mà còn tiến tới sự thay đổi trong nhận thức và hành động
2 Vai trò của truyền thông
Trang 8Con người đang sống trong kỉ nguyên số hội nhập, chứng kiến sự biến hóa khôn lường của thời đại vì thế mà truyền thông trở thành công cụ hữu lực giúp đỡ ta trong đời sống thường ngày Truyền thông có thể được coi là thứ
“quyền lực mềm” bởi sức lan tỏa không chỉ rộng mà còn nhanh của nó Truyền thông hữu hiệu trong mọi mặt của đời sống, từ lĩnh vực chính trị, kinh tế đến văn hóa - giáo dục
2.1 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực kinh tế
Việt Nam đang được đánh giá là nền kinh tế trẻ với nhiều tiềm năng phát triển Để góp phần vào sự thịnh vượng chung của một nền kinh tế đang trên đà phát triển, truyền thông là yếu tố không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển bền vững của đất nước
Nhờ truyền thông, các doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phẩm của mình để hướng tới mục tiêu thu hút người tiêu dùng Cũng nhờ truyền thông, doanh nghiệp hiểu được thị hiếu, mong muốn của người dùng, từ đó, họ có sự điều chỉnh thích hợp và tạo ra các sản phẩm thuận theo nhu cầu ấy Đồng thời, doanh nghiệp còn kết nối được với các ứng viên, tạo cơ hội cho nhiều người lao động, đặc biệt là các bạn trẻ, tiếp cận thông tin tuyển dụng từ các nhà tuyển dụng
Chính truyền thông cũng là ngành kinh tế không thể thiếu đối với một quốc gia, giải quyết vấn đề việc làm, đào tạo nguồn lực lao động dồi dào cho nền kinh tế Trong những năm gần đây, các ngành học xoay quanh lĩnh vực truyền thông - báo chí luôn nằm trong số những ngành được quan tâm nhiều bởi các bạn học sinh, sinh viên, mức lương khởi điểm khá tốt được đưa ra từ các doanh nghiệp là minh chứng cho thấy rõ sức nặng của ngành truyền thông trong
cơ cấu việc làm ở nước ta
Cuối cùng, truyền thông là kênh thông tin hiệu quả nhất để quảng bá hình ảnh du lịch, thúc đẩy ngành dịch vụ của nước ta Thông qua các trang mạng nhà
Trang 9nước, mạng xã hội quốc tế, hình ảnh văn hóa, ẩm thực Việt Nam được lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của du lịch, tạo nguồn thu khổng lồ cho nền kinh tế quốc gia
2.2 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực chính trị
Chính trị bao hàm mọi mặt của đời sống Các vấn đề chính trị xoay quanh những chính sách pháp lý, quy định nhằm tạo đà cho các lĩnh vực khác hoạt động có trật tự, giải quyết mối quan hệ giữa các giai tầng trong xã hội và điều hòa lợi ích giữa các vùng miền Để hướng tới một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”, thì truyền thông phải trở thành cầu nối hữu hiệu để đưa những điều ấy đến gần dân, hỗ trợ lãnh đạo các cấp trong công cuộc kiến thiết đất nước
Đối với một quốc gia đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, truyền thông đã tích cực làm công cụ của Đảng để tuyên truyền, giáo dục và bảo
vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước; làm cho hệ tư tưởng của Đảng chiếm ưu thế trong đời sống xã hội Truyền thông còn phát hiện và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực nhất là tham nhũng; góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế - xã hội Đồng thời, truyền thông cũng đấu tranh chống các
tư tưởng thù địch, bảo thủ, lạc hậu và tạo lập môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh
2.3 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực văn hóa - giáo dục 2.3.1 Vai trò của truyền thông đối với lĩnh vực văn hóa
Văn hóa Việt Nam là tổng hòa tất cả những giá trị vật chất và tinh thần do nhân dân tạo ra suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử Trong thời đại hội nhập cùng phát triển, văn hóa Việt Nam vừa đứng trước cơ hội, thuận lợi vừa phải đối mặt với nhiều thách thức: “Làm thế nào để hòa nhập mà không hòa tan?”
Trang 10Chính vì thế, truyền thông trở thành cánh tay phải đắc lực hỗ trợ bộ máy chính quyền trong việc giải quyết những vướng mắc ấy
Một là, truyền thông góp phần nâng cao trình độ hiểu biết chung của nhân
dân, khẳng định và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp, phê phán, gạt bỏ tàn
dư lạc hậu, phản động, phi văn hóa, hình thành và không ngừng hoàn thiện lối sống tích cực trong xã hội
Hai là, truyền thông là công cụ giao lưu văn hóa Nhờ lợi thế lan tỏa
nhanh và rộng của mình, truyền thông đã chiếm ưu thế lớn trong việc thúc đẩy trao đổi văn hóa
2.3.2 Vai trò của truyền thông đối với giáo dục
Giáo dục là chìa khóa cốt lõi cho sự phát triển bền vững của mọi dân tộc Đứng trước sự phát triển như vũ bão của thời đại, giáo dục càng phải cho thấy tốc độ thay đổi nhanh chóng của mình Vậy truyền thông đang đứng ở vị trí nào
để hỗ trợ giáo dục vừa bắt kịp xu hướng, vừa bảo toàn được các giá trị đạo đức dạy người, trồng người?
Một là, truyền thông góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Nhiều
trường học ở Việt Nam đã áp dụng các phương pháp học tập mới có sự hỗ trợ của phương tiện truyền thông đại chúng Chính phủ Việt Nam cũng tỏ ra rất quan tâm đến vai trò của truyền thông tác động đến môi trường học tập trong các cơ sở giáo dục, thể hiện ở việc Chính phủ đã phê duyệt Đề án xây dựng xã hội học tập giai đoạn I (2005-2010) và giai đoạn II (2012-2020), theo đó khẳng định tầm quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng đối với hoạt động học tập suốt đời
Hai là, truyền thông góp phần giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh,
sinh viên Truyền thông giữ vai trò vừa là tiếng nói phản ánh đời sống xã hội đã
có những biểu hiện xem nhẹ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy
Trang 11theo thị hiếu không lành mạnh vừa là phương tiện cần thiết và hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên
3 Các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông
Trong một quá trình truyền thông diễn ra theo trình tự thời gian, cần có các yếu tố tham dự bắt buộc sau:
Một là, nguồn phát (source) hoặc người gửi cung cấp (sender) là yếu tố
mang thông tin tiềm năng và khởi xướng quá trình truyền thông Đối tượng đó
có thể là 1 người hay một nhóm người mang nội dung thông tin được trao đổi, tạo ra thông điệp rõ ràng
Hai là, thông điệp (message) là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn
phát đến đối tượng tiếp nhận Trên thực tế, thông điệp là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, hiểu biết, ý kiến, tri thức khoa học được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu như: tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo giao thông, v.v
Thông điệp phải cùng được người phát và người nhận chấp nhận, cùng có chung cách hiểu
Ba là, kênh truyền thông (channel) là sự cách thức hay phương tiện để
truyền tải thông điệp từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Đó có thể là cuốn sách, bức thư, bản tin, v.v
Bốn là, đối tượng tiếp nhận (receiver) là cá nhân hay tập thể tiếp nhận
thông điệp trong tiến trình truyền thông Hiệu quả của truyền thông được thể hiện trên cơ sở những biến đổi về tâm lý, nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng tiếp nhận Từ đây, có thể nói rằng các cá nhân hay nhóm người tiếp nhận thông tin chính là đối tượng tác động của truyền thông
Nguồn phát → Thông điệp → Kênh truyền thông → Đối tượng tiếp nhận
Trang 12Mục đích của truyền thông là giúp đối tượng tiếp nhận thấu hiểu thông điệp và có những hành động tương tự Chu kì: Nguồn phát Thông điệp ⇔ ⇔ Đối tượng tiếp nhận được gọi là quá trình phản hồi (feedback) - yếu tố quan trọng trong quá trình truyền thông Nếu người nhận trả lại câu trả lời một cách tích cực, điều đó nghĩa là truyền thông có hiệu quả và ngược lại Trong quá trình truyền thông, nguồn phát và đối tượng tiếp nhận có thể luân phiên cho nhau nhưng theo trình tự thời gian, nguồn phát luôn thực hiện hành vi truyền thông trước
4 Chiến dịch truyền thông “BAEMIN cảm ơn” mừng sinh nhật 3 tuổi của BAEMIN Việt Nam
4.1 Giới thiệu về thương hiệu BAEMIN
BAEMIN là ứng dụng giao đồ ăn thuộc Woowa Brothers - công ty giao thực phẩm có giá trị tỉ USD với nền tảng giao đồ ăn Baedal Minjok đang dẫn đầu thị trường Hàn Quốc Vào tháng 6.2019, để tiếp nối thành công của thương hiệu tại thị trường nội địa, BAEMIN đã ra mắt ứng dụng giao đồ ăn BAEMIN tại Việt Nam, hoạt động đầu tiên ở thị trường Thành phố Hồ Chí Minh Năm
2023, thương hiệu quyết định rút khỏi Việt Nam và để lại nhiều nuối tiếc với nhiều người yêu mến thông điệp ý nghĩa của hãng: “Giúp mọi người ăn ngon mọi lúc mọi nơi”
Là “kẻ đến sau” trong miếng mồi béo bở với sự cạnh tranh của nhiều
thương hiệu đã quá thành công trước đó như GrabFood, ShopeeFood, v.v , BAEMIN nhận thức được rõ bản thân phải hoạch định chiến lược rõ ràng khi tấn công vào Việt Nam Trong suốt bốn năm thăng trầm, thương hiệu luôn gây
ấn tượng với khách hàng bởi các chiến dịch sáng tạo, linh động và mới mẻ, đặc biệt là chiến dịch truyền thông “BAEMIN cảm ơn” mừng sinh nhật 3 tuổi của mình tại thị trường Việt Nam
Trang 13
4.2 Bối cảnh diễn ra chiến dịch
2022 là cột mốc đánh dấu 3 năm chặng đường xây dựng và phát triển của BAEMIN tại Việt Nam Để kỉ niệm con số “3” đó, BAEMIN đã triển khai một chiến dịch truyền thông trên quy mô diện rộng, từ giao diện các ứng dụng
online, các trang mạng xã hội lớn đến những đoạn quảng cáo, tấm áp-phích được trưng bày trên những vị trí hút mắt tại các giao lộ lớn ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Khác với cách mà các thương hiệu khác kỷ niệm sinh nhật của mình, BAEMIN không đơn thuần chỉ dùng tiền để tung ra các gói khuyến mại cho người tiêu dùng mà cái họ chú trọng đến là việc tri ân tình cảm, sự tin tưởng của khách hàng dù chỉ là nhỏ nhất đã dành cho hãng Chiến dịch đã
chứng tỏ sức lan tỏa mạnh mẽ của mình, gây tiếng vang lớn trong thị trường truyền thông 2022 của Việt Nam
4.3 Mục tiêu chiến dịch
Như bao chiến dịch truyền thông trước của hãng, BAEMIN vẫn luôn chú trọng tới trải nghiệm và niềm tin lâu dài của khách hàng Thông qua “BAEMIN cảm ơn”, thương hiệu mong muốn gửi gắm sự trân trọng, tin yêu của khách hàng đã dành cho hãng trong suốt 3 năm hoạt động tại Việt Nam Từ đây,
thương hiệu càng củng cố được niềm tin của quý khách, tăng độ nhận diện của mình đến các đối tượng tiềm năng khác
4.4 Tổng quan chiến dịch
BAEMIN sử dụng chiến dịch 360 ०Media Hijack để hiện thực hóa những
ý tưởng của mình về một năm sinh nhật mãn nhãn 360 ०Media Hijack được hiểu như một chiến dịch truyền thông được trải rộng trên nhiều “điểm tiếp xúc” với khách hàng nhưng luôn gắn liền với thông điệp xuyên suốt Ở đó, các sản