Trang 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ KINH DOANHBÁO CÁO THỰC HÀNHTổng quan đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tạiCông ty Cổ phần Sữa Việt NamNhóm thực hiện : Nhóm 9Lớp
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
BÁO CÁO THỰC HÀNH
Tổng quan đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Nhóm thực hiện : Nhóm 9 Lớp : QTVP03 Giảng viên hướng dẫn : TS Phạm Thị Kiệm
Hà Nội - 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
ST
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
1
1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) 1
1.1.1. Giới thiệu chung 1
1.1.2. Lịch sử hình thành 1
1.1.3. Chiến lược phát triển 4
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh 6
1.3 Sơ đồ tổ chức: 7
1.4 Đặc điểm đào tạo và phát triển nhân lực tại Vinamilk 9
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC… 10
2.1 Cơ sở lý luận 10
2.1.1. Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực 10
2.1.2. Vai trò đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 10
2.2 Hình thức đào tạo và phát triển nhân lực 12
2.2.1. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực 12
2.2.1.1. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực phân theo đối tượng 12
2.2.1.2. Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực theo địa điểm 12
2.2.1.3. Đào tạo và phát triển nhân lực phân theo cách thức tổ chức 14
2.2.1.4. Đào tạo và phát triển nhân lực phân theo định hướng nội dung 15
2.2.1.5. Đào tạo lần dầu và đào tạo lại 16
2.2.2. Hình thức đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 16
2.3 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực 18
2.3.1. Các phương pháp đào tạo trong công việc 18
2.3.1.1. Phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn 19
2.3.1.2. Phương pháp sử dụng công cụ mô phỏng 19
Trang 42.3.1.3. Phương pháp đào tạo nghề 19
2.3.2. Các phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp 19
2.3.2.1. Phương pháp trò chơi kinh doanh 20
2.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu tình huống 20
2.3.2.3. Phương pháp luân phiên công việc 21
2.3.2.4. Phương pháp hội thảo 21
2.3.2.5. Phương pháp mô hình ứng xử 22
2.3.2.6. Phương pháp nhập vai 22
2.3.3. Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) 22
2.3.3.1. Phương pháp đào tạo trong công việc 23
2.3.3.2. Phương pháp đào tạo ngoài công việc 24
2.4 Nội dung đào tạo và phát triển nhân lực 26
2.4.1. Đào tạo và phát triển chuyên môn kỹ thuật 26
2.4.1.1. Mục đích đào tạo và phát triển chuyên môn Kỹ thuật 26
2.4.1.2. Nội dung đào tạo và phát triển chuyên môn kỹ thuật 26
2.4.2. Đào tạo và phát triển chính trị, lý luận 27
2.4.2.1. Mục đích đào tạo và phát triển chính trị, lý luận 28
2.4.2.2. Nội dung đào tạo và phát triển chính trị, lý luận 28
2.4.3. Đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp 28
2.4.3.1. Mục đích đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp 29
2.4.3.2. Nội dung đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp 29
2.4.4. Đào tạo và phát triển phương pháp công tác 29
2.4.4.1. Mục đích đào tạo và phát triển phương pháp công tác 29
2.4.4.2. Nội dung đào tạo và phát triển phương pháp công tác 30
2.5 Thực trạng về nội dung đào tạo và phát triển nhân lực tại Vinamilk 31
2.5.1. Đào tạo và phát triển chuyên môn kỹ thuật tại Vinamilk 31
2.5.1.1. Mục đích đào tạo và phát triển chuyên môn Kỹ thuật tại Vinamilk 31
2.5.1.2. Nội dung đào tạo và phát triển chuyên môn kĩ thuật tại Vinamilk 31
2.5.2. Đào tạo và phát triển chính trị, lý luận tại Vinamilk 33
2.5.2.1. Mục đích đào tạo và phát triển chính trị, lý luận tại Vinamilk 33
Trang 52.5.3. Đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk 35
2.5.3.1. Mục đích đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk 35
2.5.3.2. Nội dung đào tạo và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Vinamilk 35
2.5.4. Đào tạo và phát triển phương pháp công tác tại Vinamilk 36
2.5.4.1. Mục đích đào tạo và phát triển phương pháp công tác tại Vinamilk 36
2.5.4.2. Nội dung đào tạo và phát triển phương pháp công tác tại Vinamilk 37
2.6 Quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Vinamilk 37
2.6.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nhân lực tại công ty Vinamilk 38
2.6.1.1. Đánh giá nhu cầu đào tạo tại Vinamilk 38
2.6.1.2. Xác định nhu cầu cụ thể cho đào tạo tại Vinamilk 40
2.6.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển nhân lực tại Vinamilk 41
2.6.2.1. Xem xét nhu cầu cần đào tạo trước tại Vinamilk 41
2.6.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo và các điều kiện ràng buộc tại Vinamilk 41
2.6.2.3. Lập kế hoạch đào tạo theo nguyên tắc 5W-2H 41
2.6.3. Triển khai đào tạo và phát triển nhân lực tại Vinamilk 42
2.6.3.1. Triển khai đào tạo bên trong doanh nghiệp tại Vinamilk 42
2.6.3.2. Triển khai đào tạo bên ngoài doanh nghiệp tại Vinamilk 47
2.6.4. Đánh giá kết quả đào tạo tại Vinamilk 52
KẾT LUẬN 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Vinamilk 7
Hình 2.1 Hình ảnh phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp tại Vinamilk 23
Hình 2.2 Hình ảnh phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp tại Vinamilk 24
Hình 2.3 Lễ trao bằng tốt nghiệp 50
Hình 2.4 Biên bản ghi nhớ hợp tác 51
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng đánh giá cơ sở vật chất của Vinamilk 44
Trang 8LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Khi mà VN hội nhập sâuhơn vào nền kinh tế toàn cầu, thị trường không còn biên giới và môi trường kinhdoanh ngày càng khốc liệt hơn thì vấn đề nhân lực và quản lý nguồn nhân lực làmối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp Để có được chỗ đứng vững chắctrong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, đòi hỏi doanh nghiệp phải xâydựng cho mình một đội ngũ cán bộ, công nhân viên có chất lượng về nhiều mặtnhư: năng lực, phẩm chất, trình độ, để có thể đáp ứng cũng như theo kịp với tiến
bộ và trình độ khoa học-kỹ thuật hiện đại của thế giới Vì thế công tác đào tạo vàphát triển nguồn lực là điều rất quan trọng trong bất kỳ doanh nghiệp nào
Như vậy việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tầm quan trọng mangtính chất sống còn của tổ chức Đây là nguồn nội lực mạnh nhất đưa doanh nghiệp
đi đến nhiều mục tiêu lớn từ đó giúp doanh nghiệp thành công trong kinh doanh
Từ đó, nhóm chúng em đã sử dụng những kiến thức đã học từ môn “Đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực” vận dụng thực tiễn vào doanh nghiệp Với mongmuốn trên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài báo cáo “Tổng quan về đào tạo
và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk để có cái nhìn khái quát
về hình thức, phương pháp và quy trình đào tạo nhân lực của một doanh nghiệp cụthể
Với cách tiếp cận đó bài báo cáo được chia thành 2 phần:
Chương 1: Giới thiệu về công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
Chương 2: Tổng quan đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Cổphần Sữa Việt Nam
Chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Thị Kiệm - Giảng viên mônhọc, đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học trên lớp Trong quá trìnhlàm báo cáo, cô đã chỉ bảo, đưa ra các gợi ý một cách tận tình, bằng tất cả cái tâmvới nghề giáo viên để từ đó truyền đạt tốt nhất kiến thức tới chúng em
Trang 9Tập thể nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT
NAM (VINAMILK)1.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)
1.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP Hồ ChíMinh
Ngày thành lập: Ngày 20/08/1976
Website: https://www.vinamilk.com.vn/
Sản phẩm: Vinamilk luôn mang đến cho bạn những giải pháp dinh dưỡngchất lượng quốc tế, đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tiêu dùng với các sản phẩmthơm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe gắn liền với các nhãn hiệu dẫn đầu thịtrường hay được ưa chuộng như: Sữa nước Vinamilk, Sữa chua Vinamilk, Sữa đặcÔng Thọ và Ngôi Sao Phương Nam, Sữa bột Dielac, Nước ép trái cây Vfresh
Với hơn 45 năm phát triển bền vững, Vinamilk đã và đang góp phần vào sựphát triển của ngành sữa Việt Nam và hiện thực hóa mục tiêu đưa sữa Việt vươntầm thế giới Vinamilk vinh hạnh khi trở thành tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu tạiViệt Nam Vinamilk tự hào là Thương hiệu Quốc gia, thuộc “Top 10 thương hiệusữa giá trị nhất toàn cầu” và “Top 36 công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu”
1.1.2 Lịch sử hình thành
Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam DairyProducts Joint Stock Company) một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và các sảnphẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam Theo thống kê củaChương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, đây là công ty lớn thứ 15 tại Việt Namvào năm 2007
Trang 11Công ty là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiệnchiếm lĩnh 75% thị phần sữa tại Việt Nam Ngoài việc phân phối mạnh trong nướcvới mạng lưới 183 nhà phân phối và gần 94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnhthành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước Mỹ, Pháp, Canada,
Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á Sau hơn 47 năm ra mắt ngườitiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 13 nhà máy trên toàn quốc, với sự
đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa tiệt trùng, thanhtrùng và các sản phẩm được làm từ sữa
Thời bao cấp (1976-1986)
Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên làCông ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chínhphủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộcmột công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc Friesland), và Dielac (thuộc Nestle)
Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ côngnghiệp thực phẩm và đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I.Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
Nhà máy bánh kẹo Lubico
Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp)
Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)
Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chínhthức đổi tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệpnhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhàmáy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trựcthuộc lên 4 nhà máy Việc xây dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng,phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền Bắc Việt Nam
2
Trang 121996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập
Xí Nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định Liên doanh này tạo điều kiện cho Công tythâm nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam
2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc,Thành phố Cần Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùngtại đồng bằng sông Cửu Long Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng
Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32 Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ ChíMinh
Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành nhà máy sữa tại Cần Thơ
Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)
2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11) Mãgiao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM Cũng trong năm 2003, công tykhánh thành nhà máy sữa ở Bình Định và TP Hồ Chí Minh
2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn Tăng vốn điều lệ củaCông ty lên 1,590 tỷ đồng
2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liêndoanh Sữa Bình Định (sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánhthành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày 30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tạiKhu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An
Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH LiênDoanh SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 Sản phẩm đầu tiên của liêndoanh mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007
2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ ChíMinh vào ngày 19 tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư vàKinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty
Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm
2006 Đây là phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin
Trang 13điện tử Phòng khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa,
tư vấn nhi khoa và khám sức khỏe
Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trangtrại Bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bòsữa khoảng 1.400 con Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khiđược mua thâu tóm
2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9năm 2007, có trụ sở tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trangtrại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang
2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương vớitổng vốn đầu tư là 220 triệu USD
2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệuUSD
Các sản phẩm: Vinamilk cung cấp các sản phẩm gồm có sữa tươi, sữa chua,sữa đặc, sữa bột, bột dinh dưỡng, kem, các loại nước giải khát
Danh hiệu và Phần thưởng
Huân chương Lao Động hạng III (1985, 2005), hạng II (1991), hạng I (1996)Danh hiệu Anh hùng Lao Động (2000
Top 15 công ty tại Việt Nam (UNDP)
Top 200 Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ ở Châu Á do Forbes Asia bình chọn(2010)
Top 10 thương hiệu được người tiêu dùng yêu thích nhất Việt (NielsenSingapore 2010)
Top 5 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thị trường Việt Nam (VNR500)
4
Trang 141.1.3 Chiến lược phát triển
Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để địnhhướng các hoạt động sản xuất kinh doanh Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trườngViệt Nam và tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thếgiới về doanh thu, Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính đượcthực thi, bao gồm:
Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao
Tập trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngànhkinh doanh cốt lõi tạo nên thương hiệu Vinamilk
Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cáchtân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu vànhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trảinghiệm phong phú và tiện lợi
Trở thành công ty sữa tạo ra giá trị lớn nhất tại Đông Nam Á
Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan
hệ hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc
và kết hợp
Trang 15Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khácvới mục đích mở rộng thị trường và tăng doanh số.
Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến lược chuyển đổi
mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu với cácđối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh
Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm
dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
Sứ mệnh: “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng
và chất lượng cao cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệmcao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
Giá trị cốt lõi: “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản
phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “ Giá trị cốt lõi củaVinamilk bao gồm:
Chất lượng: Vinamilk cam kết cung cấp các sản phẩm chất lượng cao, đảmbảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho người tiêu dùng
Sáng tạo: Vinamilk luôn tìm kiếm và áp dụng các công nghệ mới nhất để cảitiến sản phẩm và dịch vụ của mình
Trách nhiệm: Vinamilk cam kết đóng góp tích cực vào sự phát triển củacộng đồng và bảo vệ môi trường
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chínhsách, quy định của Công ty
Triết lý kinh doanh: Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu
thích ở mọi khu vực, lãnh thổ Vì thế Vinamilk tâm niệm rằng chất lượng và sángtạo là người bạn đồng hành của công ty Vinamilk xem khách hàng là trung tâm vàcam kết đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
6
Trang 16Chính sách chất lượng: Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàngbằng cách không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, đảm bảo chấtlượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh, tôn trọng đạo đức kinhdoanh và tuân theo luật định.
1.3 Sơ đồ tổ chức:
Sơ đồ tổ chức của Vinamilk được thể hiện một cách chuyên nghiệp và phân
bổ phòng ban một cách khoa học và hợp lý, phân cấp cụ thể trách nhiệm của mỗithành viên và phòng ban trong công ty Sơ đồ tổ chức giúp cho Vinamilk hoạt độngmột cách hiệu quả nhất, giúp các phòng ban phối hợp nhau chặt chẽ để cùng tạonên một Vinamilk vững mạnh
(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính)
Đại hội đồng cổ đông
Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức Vinamilk
Trang 17Đại hội đồng cổ đông của cơ cấu tổ chức Vinamilk bao gồm tất cả cổ đông –những người có quyền biểu quyết từ cổ đông phổ thông đến cổ đông ưu đãi biểuquyết Đại hội đồng chính là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần.
Đại hội cổ đông sẽ có quyền quyết định phương án kinh doanh và nhiệm vụđảm bảo sản xuất dựa trên các định hướng phát triển của công ty Ngoài ra, đại hộiđồng cổ đông còn có thể quyết định sửa đổi hay bổ sung vào vốn điều lệ của côngty
Một số quyền hạn khác của hội đồng cổ đông là bầu hoặc miễn nhiệm, bãinhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát hay quyết định giải thể, tổchức lại công ty
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị chính là cơ quan quản lý cao nhất trong cơ cấu tổ chứcVinamilk Vị trí này có toàn quyền nhân danh doanh nghiệp quyết định tất cả cácvấn đề liên quan đến mục tiêu, quyền lợi công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyềncủa cấp đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị của Vinamilk do đại hội đồng cổđông bầu ra, bao gồm một chủ tịch hội đồng quản trị và 10 đại hội đồng cổ đông
Từ năm 2015, chức vụ cao nhất của Vinamilk do bà Lê Thị Băng Tâm nắmgiữ, tuy nhiên, tháng 4 năm 2022 vừa qua, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã chính thứctrở thành Chủ tịch hội đồng quản trị mới của nhiệm kỳ năm 2022 đến năm 2026thay cho bà Lê Thị Băng Tâm
Giám đốc, Tổng giám đốc công ty
Giám đốc hay Tổng giám đốc công ty trong cơ cấu tổ chức Vinamilk làngười điều hành các công việc kinh doanh của công ty Vị trí này sẽ do hội đồngquản trị chịu trách nhiệm bổ nhiệm một người trong số hội đồng hoặc tuyển dụngnhân sự mới
Hiện nay, Tổng giám đốc của Vinamilk là bà Mai Thị Kiều Liên Bà đượcxem là người đã giúp đưa thương hiệu Vinamilk lên bản đồ thế giới với nhiều đónggóp cho công ty và xã hội
8
Trang 18Những chiến lược và quyết định sáng suốt của bà đã giúp Vinamilk liên tụcđầu tư, cải tiến, đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng trongnước Đồng thời, mảng xuất khẩu, kinh doanh quốc tế của công ty cũng đạt đượcnhiều thành tựu ấn tượng.
Ban kiểm soát
Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức bao gồm 4 thành viên do đại hội đồng cổđông bầu ra Nhiệm kỳ của ban kiểm soát được bầu là 5 năm Các thành viên sẽđược bầu lại và số nhiệm kỳ không hạn chế
Ban kiểm soát có chức năng và nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý,tính trung thực, mức độ cẩn trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạtđộng kinh doanh Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm công tác kế toán,thống kê và lập báo cáo tài chính nhằm đảm bảo lợi ích của các cổ đông một cáchhợp pháp Đặc biệt, đơn vị này sẽ hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và bangiám đốc
1.4 Đặc điểm đào tạo và phát triển nhân lực tại Vinamilk
Vinamilk quan niệm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là chiến lược đầu
tư cho sự thành công trong tương lai của công ty Vì thế, nhân viên của Vinamilk
sẽ có cơ hội được đào tạo nhằm hoàn thiện các kỹ năng, kiến thức đáp ứng đượcyêu cầu và thách thức trong công việc Các khóa đào tạo về chuyên môn và kỹnăng cũng như các buổi tham gia huấn luyện thực tế được Vinamilk tổ chứcthường xuyên trong và ngoài nước
Vinamilk vạch ra con đường phát triển nghề nghiệp cụ thể cho nhân viên vàcông ty mang đến các chương trình đào tạo phù hợp nhất giúp nhân viên nâng caohiệu quả làm việc Một khi hiệu quả làm việc của nhân viên được nâng cao, họ sẽđược giao phó những công việc thử thách hơn và cùng với sự hỗ trợ tích cực từđồng nghiệp và cấp trên, mục tiêu nghề nghiệp của họ chắc chắn sẽ thành hiệnthực
Trang 19Vinamilk đã và đang triển khai chương trình như: Học bổng du học tại Ngatoàn phần dành cho các sinh viên xuất sắc, Quản trị viên tập sự, gửi các công nhân,nhân viên, cán bộ có nhu cầu tham gia đào tạo tại các trường đại học trong nước….
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC 2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Khái niệm về đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển nhân lực được hiểu là quá trình liên quan đến việc hoànthiện và nâng cao các kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và kinh nghiệm nghề nghiệpcủa người lao động nhằm đáp ứng yêu cầu trong quá trình thực hiện công việc ở cảhiện tại và tương lai, từ đó góp phân thực hiện mục tiêu đã xác định của doanhnghiệp
2.1.2 Vai trò đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Vai trò của đào tạo và phát triển nhân lực đối người lao động
Giúp cho người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp thực hiện công việc tốthơn (cụ thể đối với nhân viên mới, đối với nhân viên đang làm việc, đối với cácnhà quản trị ), tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động trong quá trình làmviệc Từ đó họ có điều kiện chăm lo cho bản thân và gia đỉnh
Góp phần thỏa mãn nhu cầu thành đạt của người lao động, qua đó kích thích
họ vươn lên những đỉnh cao nghề nghiệp Thông qua hoạt động đào tạo và pháttriển doanh nghiệp cũng thể hiện hoạt động trả công cho những nỗ lực và thànhtích của người lao động
Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động với công việc hiện tại cũng nhưtương lai
10
Trang 20Tạo cho người lao động có cách nhìn, có cách tư duy mới trong công việc của
họ để khai thác và phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.Tạo ra sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức, doanh nghiệp
Vai trò của đào tạo và phát triển nhân lực đối với doanh nghiệp
Góp phần thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp;
Tạo ra sự chủ động thích ứng với các biến động và nhu cầu tương lai củadoanh nghiệp;
Làm tăng sự ổn định và năng động của các tổ chức, doanh nghiệp, đảm bảogiữ vững hiệu quả hoạt động kinh doanh vì chúng được bảo đảm có hiệu quả ngay
cả khi thiếu những người chủ chốt do có nguồn nhân lực dự trữ để thay thế;
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc, từ đó nâng caohiệu quả kinh tế của doanh nghiệp;
Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, từ đỏ nâng cao chấtlượng thực hiện công việc, tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp;
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý hiện đạitrong tổ chức hoạt động kinh doanh;
Giảm bớt được sự giám sát, vì đối với người lao động được đào tạo, họ làngười có thể tự giám sát;
Giảm bớt những tai nạn, do những hạn chế của con người hơn là do những
hạn chế của trang bị
Vai trò của đào tạo và phát triển đối với xã hội
Là cơ sở để xã hội có được nguồn lực con người có chất lượng cao;
Góp phần tạo ra những công dân tốt cho xã hội, tránh các tai tệ nạn xã hội;Thúc đẩy sự phát triển và hợp tác trong xã hội, tạo ra một xã hội học tập;Góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục và đào tạo quốc dân;
Trang 21Góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thôngqua hoạt động đào tạo và phát triển
2.2 Hình thức đào tạo và phát triển nhân lực
2.2.1 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực
2.2.1.1 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực phân theo đối tượng
Đào tạo và phát triển nhân viên
Đối tượng đào tạo và phát triển là các nhân viên thuộc tất cả các bộ phận, cáclĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp;
Giúp cho nhân viên có trình độ tay nghề và các kỹ năng phù hợp để thực hiệncông việc theo yêu cầu hiện tại và tương lai
Đào tạo và phát triển nhà quản trị
Sử dụng cho các nhà quản trị hoặc sẽ đảm nhận công việc quản trị thuộc tất cảcác cấp quản trị, ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp;
Giúp nhà quản trị nâng cao kỹ năng thực hành quản trị, làm quen với cácphương pháp quản lý mới, hiện đại và có hiệu quả, phát triển năng lực quản trị
2.2.1.2 Các hình thức đào tạo và phát triển nhân lực theo địa điểm
Đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp
Là hình thức đào tạo và phát triển nhân lực được thực hiện ngay trong doanhnghiệp và do các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thực hiện Bao gồm:Đào tạo lần đầu: Được áp dụng đối với các nhân viên mới, nằm trong chươngtrình hội nhập nhân viên về chuyên môn và môi trường làm việc của doanh nghiệp;Đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc: Được áp dụng đối với các nhânviên hay nhà quản trị đang làm việc trong doanh nghiệp, với mục đích bổ sungkiến thức, kỹ năng phẩm chất và kinh nghiệm nghề nghiệp để họ có thể thực hiệntốt hơn trong công việc trong hiện tại hoặc tương lai
12
Trang 22Công tác đào tạo và phát triển nhân lực tại doanh nghiệp được triển khai ngaytại doanh nghiệp thông qua các phương pháp đào tạo, huấn luyện trực tiếp củanhững người có trình độ kiến thức, chuyên môn và tay nghề cao hơn cho nhữngngười có trình độ thấp hơn Hình thức này thường do các bộ phận chức năng trongdoanh nghiệp thực hiện mà trực tiếp là các nhà quản trị, các chuyên gia kỹ thuật,các nhân viên có tay nghề cao… của doanh nghiệp hoặc mời từ bên ngoài đảmnhận thực hiện trong doanh nghiệp.
Hình thức đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp có ưu nhượcđiểm như sau:
Ưu điểm: Các kiến thức được bổ sung kịp thời và sát với yêu cầu công việc;
Hình thức tổ chức linh hoạt, tiết kiệm chi phí đào tạo và phát triển…;
Nhược điểm: Kiến thức được đào tạo ít có tính hệ thống; tầm bao quát bị hạn
chế; Đội ngũ cán bộ đào tạo có thể không có khả năng sư phạm…
Đào tạo và phát triển nhân lực bên ngoài doanh nghiệp
Là hình thức đào tạo và phát triển nhân lực được thực hiện ở các tổ chức bênngoài doanh nghiệp (các trường học, học viện, trung tâm đào tạo, cơ sở huấnluyện…)
Mục đích của việc đào tạo và phát triển nhân lực bên ngoài doanh nghiệp cóthể để nâng cao trình độ; Chuyển hướng nghề nghiệp; Chuẩn bị nguồn để pháttriển nhân lực…
Nội dung đào tạo và phát triển khá phong phú tùy theo yêu cầu đào tạo vàphát triển của doanh nghiệp, phương pháp đào tạo và phát triển đa dạng và có tínhchuyên nghiệp cao
Ưu điểm, nhược điểm:
Ưu điểm: Kiến thức có tính hệ thống và tầm bao quát lớn, cách tiếp cận mới
mẻ, điều kiện hoặc tập thuận lợi, tập trung;
Trang 23Hạn chế: Người được đào tạo và phát triển phải tách rời công việc đang đảm
nhận, làm ảnh hưởng đến hoạt động chung của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến thunhập của người lao động, nội dung đào tạo và phát triển có thể không sát với thực
tế công việc và mục tiêu đào tạo và phát triển, chi phí đào tạo và phát triển thườngcao, khó kiểm soát thường xuyên, liên tục
2.2.1.3 Đào tạo và phát triển nhân lực phân theo cách thức tổ chức
Để thực hiện mục đích đào tạo và phát triển nhân lực, doanh nghiệp có thể ápdụng các cách thức tổ chức khác nhau như đào tạo và phát triển trực tiếp, đào tạo
và phát triển từ xa, đào tạo và phát triển qua mạng Internet
Đào tạo và phát triển trực tiếp
Là hình thức người đào tạo hướng dẫn, huấn luyện trực tiếp cho người laođộng trong doanh nghiệp theo mục đích, yêu cầu nội dung công việc
Ví dụ: Doanh nghiệp phân công những người có kinh nghiệm, trình độchuyên môn nghiệp vụ hoặc tay nghề cao để huấn luyện những người có trình độhoặc tay nghề thấp hơn, hoặc những người mới vào nghề…
Trong quá trình đào tạo và phát triển, có thể sử dụng các trang thiết bị, kỹthuật, hệ thống tài liệu… để giảng dạy tùy theo các phương pháp và đối tượng đàotạo và phát triển khác nhau
Đây là hình thức đào tạo và phát triển khá phổ biến trong các doanh nghiệphiện nay, có ý nghĩa thực tiễn và hiệu quả cao, nhất là đối với các doanh nghiệpnhỏ và vừa
Đào tạo và phát triển từ xa
Là hình thức đào tạo và phát triển thông qua các phương tiện thông tin, truyềntin mang tính đại chúng như vô tuyến truyền hình, đài phát thanh, các ấn phẩm,báo, tạp chí, bằng hình…
Nội dung đào tạo và phát triển thường theo chương trình đã được hoạch địnhtrước với những khoảng thời gian nhất định
14
Trang 24Ví dụ: Đào tạo ngoại ngữ trên các kênh truyền hình, hướng dẫn sửa chữa xemáy, ô tô qua các băng hình video…
Hình thức đào tạo và phát triển càng ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại
và công nghệ thông tin phát triển, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau, tiếtkiệm được thời gian
Đào tạo và phát triển qua mạng Internet
Là hình thức đào tạo và phát triển mà việc tổ chức các khóa học được thựchiện qua mạng Internet
Nội dung đào tạo và phát triển được các chuyên gia đào tạo và phát triểntrong và ngoài doanh nghiệp đưa lên mạng (website của doanh nghiệp hay mạngnội bộ), người tham gia đào tạo và phát triển sẽ tự tải các nội dung về nghiên cứu,học tập Người đào tạo và phát triển và người được đào tạo có thể trao đổi thôngtin qua mạng Internet để triển khai hoạt động dạy và học
Đây là hình thức hiện đại và đang được áp dụng khá phổ biến trong các doanhnghiệp, các tập đoàn kinh doanh lớn, cho phép doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vàthời gian trong khâu tổ chức quá trình đào tạo và phát triển
2.2.1.4 Đào tạo và phát triển nhân lực phân theo định hướng nội dung
Đào tạo và phát triển định hướng công việc
Đây là hình thức đào tạo và phát triển về các kỹ năng thực hiện một loại côngviệc nhất định như: Kỹ năng bán hàng, kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bị để mộtloại sản phẩm nào đó, nghiệp vụ kế toán…
Các nhân viên có thể sử dụng kỹ năng này để làm việc trong những doanhnghiệp khác nhau Nghĩa là, với kỹ năng được đào tạo và phát triển, họ có thể làmviệc ở bất kỳ doanh nghiệp nào có những công việc được thực hiện theo các kỹnăng đó
Đào tạo và phát triển định hướng doanh nghiệp
Trang 25Đây là hình thức đào tạo và phát triển về các kỹ năng, cách thức, phươngpháp làm việc điển hình trong doanh nghiệp Ví dụ như kỹ năng chế biến thủy sản,may mặc…
Khi nhân viên chuyển sang doanh nghiệp khác, các kỹ năng đào tạo và pháttriển có thể không áp dụng được nữa
2.2.1.5 Đào tạo lần dầu và đào tạo lại
Đào tạo lần đầu: Áp dụng với những người lao động phổ thông, chưa qua
đào tạo, kiến thức kỹ năng nghề nghiệp Ví dụ: Đào tạo kỹ năng may cho lao độngphổ thông được tuyển dụng vào các xí nghiệp may mặc
Đào tạo lại: Áp dụng cho những lao động đã có khả năng, trình độ lành nghề
nhưng cân đối nghề do yêu cầu của doanh nghiệp Ví dụ: Nhân viên hành chínhvăn phòng chuyển đổi sang làm kế toán theo yêu cầu của doanh nghiệp
Tóm lại, việc lựa chọn hình thức đào tạo nào để mang lại hiệu quả cao nhấtphụ thuộc vào các yêu cầu về nội dung đào tạo, quy mô đào tạo, mức độ phức tạp,các điều kiện trang bị kỹ thuật, ngân sách đào tạo… của từng doanh nghiệp trongtừng giai đoạn cụ thể
2.2.2 Hình thức đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Hàng năm, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tiến hành lập danhsách những đối tượng nhằm đào tạo, nâng cao trình độ, kiến thức và các kỹ năngchuyên môn đối với các nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, nhân viên tại các
bộ phận cũng như các nhà quản trị ở các cấp quản trị, ở các lĩnh vực hoạt động củacông ty
Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk đã có những hình thức đào tạo vàphát triển nhân lực như: Đào tạo và phát triển theo địa điểm; theo định hướng nộidung và đào tạo lần đầu, đào tạo lại
Đầu tiên, đối với đào tạo theo địa điểm: Vinamilk đã tổ chức nhiều khóa đàotạo tại doanh nghiệp, do các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp thực hiện Đối
16
Trang 26với các nhân viên kỹ thuật, họ được hướng dẫn trực tiếp tại các phòng kỹ thuật,máy móc được đảm bảo về an toàn và có hệ thống Ngoài ra, việc đào tạo còn đượctriển khai tại doanh nghiệp thông qua các phương pháp, huấn luyện trực tiếp củanhững người có trình độ cao hơn, chủ yếu do các bộ phận chức năng trong doanhnghiệp thực hiện trực tiếp hoặc mời từ bên ngoài đảm nhận thực hiện trong doanhnghiệp
Đối với đào tạo bên ngoài doanh nghiệp, hiện nay Vinamilk đã có nhiều sựliên kết hợp tác với các tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như trường học, học viện,trung tâm đào tạo… mục đích nâng cao trình độ, chuẩn bị nguồn nhân lực Hìnhthức này sẽ giúp cho nhân viên có kiến thức một cách bao quát lớn, có những sựtiếp cận mới, tuy nhiên, người đào tạo sẽ phải tách rời với công việc hiện tại đangđảm nhận, ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động
Ví dụ: Công ty cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk ký kết hợp tác với TrườngĐại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM năm 2010…
Đối với đào tạo theo định hướng nội dung: Hiện nay, Vinamilk cũng đã sửdụng hình thức này để đào tạo nhân viên để họ phát triển về kỹ năng thực hiện mộtloại công việc nhất định Khi định hướng công việc, các hoạt động, chương trìnhphát triển nhân tài, đào tạo đội ngũ kế thừa cũng được Vinamilk chú trọng đầu tư
để bảo đảm sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai
Các chương trình tiêu biểu có thể kể đến là chương trình quản trị viên tập sự,chương trình đài thọ cho sinh viên có thành tích học tập tốt du học tại Nga đượcthực hiện trong suốt những năm vừa qua đã thu hút được hàng nghìn viên tham giađăng ký và ứng tuyển
Đối với đào tạo lần đầu và đào tạo lại: Công ty cổ phần sữa Việt Nam –Vinamilk đã tiến hành lập danh sách số lượng nhân viên mới, những người laođộng phổ thông, chưa qua đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
Chẳng hạn nhân viên bán hàng tại các cửa hàng đại lý, cần đảm bảo các yếu
Trang 27Kỹ năng về quản lý công việc hiệu quả;
Kỹ năng quản lý các hoạt động liên quan đến vận hành bán hàng kênh siêuthị/cửa hàng tiện lợi (CVS);
Kỹ năng phân tích và xử lý dữ liệu;
Kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng;
Kỹ năng giải quyết vấn đề;
Kỹ năng quản lý đội nhóm
Ngoài ra, Vinamilk còn có hình thức đào tạo lại áp dụng đối với những ngườilao động có khả năng, trình độ lành nghề nhưng cần đổi nghề do yêu cầu của côngviệc
Hiện nay, Vinamilk không ngừng phát triển và có thêm các hình thức đào tạo
và phát triển nhân viên cũng như những chính sách đãi ngộ tốt nhằm thu hút nhữngnguồn nhân lực tài giỏi
2.3 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực
2.3.1 Các phương pháp đào tạo trong công việc
Đối tượng đào tạo và phát triển chủ yếu là các nhân viên, bao gồm nhân viên
kỹ thuật và nhân viên quản lý trong doanh nghiệp
Nhân viên được đào tạo và phát triển một cách trực tiếp qua sự kèm cặp,hướng dẫn, dạy nghề và các dụng cụ mô phỏng
Nội dung đào tạo và phát triển bao gồm kiến thức, trình độ chuyên môn, taynghề và phẩm chất nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc
+ Liên quan trực tiếp đến công
việc
+ Không yêu cầu không gian lớp
học
+ Học được kiến thức, kỹ năng cần
+ Rủi ro khi mắc lỗi trong quá trình làmviệc
+ Khó cho tổ chức đánh giá được mức độthành thạo của một nhân viên nhận từ tổchức khác đến
18
Trang 28thiết qua thực tế công việc.
+ Học viên có thể có thu nhập trong
quá trình học
+ Tốn kém ít chi phí
+ Lý thuyết được trang bị không hệ thống.+ Học viên có thể bắt chước kinh nghiệm,thao tác của người dạy
2.3.1.1 Phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn
Cấp trên hoặc những người có kinh nghiệm kèm cặp nhân viên mới hoặcnhững nhân viên thiếu kinh nghiệm
+ Đơn giản, dễ tổ chức, đào tạo
được nhiều người cùng lúc
+ Tiết kiệm chi phí, học viên có
thể nắm bắt được ngay các yêu
cầu của thực tế công việc
+ Lý thuyết thiếu hệ thống
+ Khó tiếp thu, thời gian học kéo dài do ngườidạy thiếu kỹ năng sư phạm, học viên có thể tiếpthu cả thói quen xấu của người huấn luyện
2.3.1.2 Phương pháp sử dụng công cụ mô phỏng
Dụng cụ có thể là mô phỏng trên giấy hoặc mô hình được tin học hóa
+ Giúp học viên dễ dàng hình dung
vấn đề để tìm phương án ứng xử
+ Gây hứng thú cho người học, phát
triển khả năng tư duy, sáng tạo
+ Dễ diễn tả kiến thức thông qua công
cụ
+ Chi phí xây dựng mô hình cao
+ Mô hình không phải là thực tiễn nên
có thể gây sự nhầm tưởng
+ Sự phát triển của công nghệ giúp làmgiảm chi phí xây dựng mô hình
2.3.1.3 Phương pháp đào tạo nghề
Là phương pháp kết hợp học lý thuyết với kèm cặp tại nơi làm việc
+ Đào tạo công nhân kỹ thuật
trong doanh nghiệp sản xuất,
Trang 292.3.2 Các phương pháp đào tạo ngoài doanh nghiệp
Đối tượng chủ yếu là các nhà quản trị ở các cấp, các lĩnh vực hoạt động của
tổ chức doanh nghiệp
Đào tạo và phát triển trực tiếp hoặc từ xa, hoặc qua mạng Internet
Nội dung đào tạo và phát triển chủ yếu là các kiến thức, kỹ năng quản lý vàkinh nghiệm làm việc có liên quan đến công việc hiện tại hoặc tương lai cho cácnhà quản trị
+ Không bị gián đoạn đào tạo
+ Tập trung học tập hơn
+ Nỗ lực và sáng tạo
+ Lý thuyết cung cấp hệ thống, bài bản
hơn
+ Học được nhiều kinh nghiệm thông
qua các tình huống, các sự kiện
+ Lớp học không gắn với quá trình làmviệc
+ Đôi khi người lao động coi đi học làlúc để nghỉ ngơi
+ Sự chuyển giao kỹ năng thực tế bị hạnchế hơn đào tạo trong công việc
+ Chi phí cao
2.3.2.1 Phương pháp trò chơi kinh doanh
Là phương pháp mô phỏng các tình huống kinh doanh điển hình hay đặc biệt
để rèn luyện và nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm quản lý cho cácnhà quản trị thông qua các trò chơi quản trị
+ Sinh động, hấp dẫn các nhóm tham gia,
mang tính cạnh tranh
+ Học viên biết phán đoán sự ảnh hưởng của
môi trường kinh doanh đến hoạt động của
doanh nghiệp
+ Phát triển kiến thức, kỹ năng ra quyết định,
giải quyết vấn đề, tính thực tiễn cao
+ Phát triển khả năng lãnh đạo, điều hành, hợp
tác và làm việc tập thể
+ Đòi hỏi sự đầu tư cao về trítuệ, kiến thức, chi phí
+ Mang tính máy móc, cứngnhắc do các phương án đượclập sẵn
20
Trang 302.3.2.2 Phương pháp nghiên cứu tình huống
Là phương pháp được áp dụng để đào tạo và phát triển, nâng cao năng lựcquản trị cho các nhà quản trị, thông qua việc nghiên cứu, phân tích, xử lý các thôngtin và đưa ra các phương án để giải quyết tình huống kinh doanh thực hoặc giảđịnh
+ Thu hút, hấp dẫn người tham gia
+ Mang tính thực tiễn, tình huống thật từ
hoạt động của doanh nghiệp hoặc môi
trường tương tự
+ Tìm hiểu được nhiều cách tiếp cận,
quan điểm và cách giải quyết vấn đề
+ Đòi hỏi sự tư duy, phân tích dữkiện đưa ra giải pháp xử lý tìnhhuống phù hợp nhất
2.3.2.3 Phương pháp luân phiên công việc
Các nhà quản trị được luân phiên chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác,nhằm giúp nhà quản trị có kiến thức rộng hơn và có điều kiện tiếp xúc với hoàncảnh thực tế, nắm được kỹ năng thực hiện công việc, phối hợp thực hiện giữa các
bộ phận khác nhau
+ Học viên được đào tạo và phát triển
đa kỹ năng
+ Linh hoạt trong việc bố trí, phối hợp
hoạt động của các bộ phận
+ Có khả năng thăng tiến cao hơn
+ Phát hiện điểm mạnh, điểm yếu và có
kế hoạch phát triển phù hợp
+ Yêu cầu người học phải thích ứngvới các công việc khác nhau
2.3.2.4 Phương pháp hội thảo
Đào tạo và phát triển nhà quản trị thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảokhoa học nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng quản trị cho họ
Trang 31Ưu điểm Nhược điểm
+ Phát triển khả năng lãnh đạo, giao
tiếp, thảo luận và ra quyết định cho nhà
quản trị
+ Đánh giá được hiệu quả thông qua
khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức
của người tham gia
+ Rút ra được kinh nghiệm thực tế
+ Cần xác định rõ đề tài thảo luận, chuẩn bị kỹ lưỡng, kiểm soát chặtchẽ
+ Người tham gia phải có sự tựgiác, ý thức cao
+ Chi phí cao
2.3.2.5 Phương pháp mô hình ứng xử
Là phương pháp được sử dụng chủ yếu đề nâng cao, phát triển kỹ năng giaotiếp cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp thông qua mô hình ứng xử
+ Phát triển kỹ năng giao tiếp cho nhà quản
trị
+ Người học biết tiếp thu, rút kinh nghiệm từ
các mô hình ứng xử
+ Áp dụng vào thực tiễn giải quyết, xử lý
công việc hàng ngày
+ Đòi hỏi ý thức tự giác tiếp thucủa người học
2.3.2.6 Phương pháp nhập vai
Là phương pháp đưa ra một tình huống giống thực tế với các diễn biến khácnhau liên quan đến công tác quản trị doanh nghiệp, người học đóng vai nhân vậttrong tình huống để phân tích, giải quyết vấn đề
+ Phát huy tính sáng tạo, chủ
động của người tham gia
+ Hấp dẫn người tham gia
+ Chi phí không cao
+ Phát triển các kỹ năng quản
trị, hình thành phẩm chất của
nhà quản trị
- Việc lên kịch bản phải gắn với mục tiêu, nộidung cần đào tạo dựa trên tình huống giốngthực tế của doanh nghiệp
22
Trang 322.3.3 Phương pháp đào tạo và phát triển nhân lực tại Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk)
Vì là một doanh nghiệp lớn, thuộc loại doanh nghiệp cổ phần, hoạt độngtrong một lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt nên Vinamilk chú trọng nhiều đến công tácđào tạo và phát triển nguồn nhân lực Trong báo cáo phát triển bền vững của Công
ty năm 2016, Vinamilk đã đưa yếu tố con người là yếu tố hàng đầu trong sự thànhcông của Công ty, với Slogan: “Con người – bệ phóng thành công”, do vậy nuôidưỡng, hoàn thiện nguồn lực con người nội tại, chú trọng vào đào tạo đội ngũ cán
bộ, nhân viên một cách quyết liệt nhất Các phương pháp đào tạo và phát triểnnguồn nhân lực được áp dụng tại Vinamilk có:
2.3.3.1 Phương pháp đào tạo trong công việc
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Tại Vinamilk, việc áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu kèm cặp, chỉ dẫn
và phương pháp đào tạo nghề được áp dụng ở hầu hết các công, nhân viên
Đào tạo tại chỗ thông qua các công việc cụ thể, cán bộ giàu kinh nghiệm,thành thạo quy trình hỗ trợ đào tạo các cán bộ mới Đây được coi là một phươngpháp phù hợp và giải quyết nhu cầu trước mắt về cán bộ sau khi tuyển dụng Kể cảcác cán bộ đã có kinh nghiệm làm việc ở doanh nghiệp hay đơn vị khác nhưng dođặc thù công việc tại Vinamilk nên vẫn cần phải đào tạo theo yêu cầu công việc cụthể ở đây
Có các chương trình đào tạo ngắn hạn, các lớp đào tạo tập huấn, tham giahuấn luyện thực tế nhằm hoàn thiện kỹ năng, kiến thức đáp ứng nhu cầu công việc,nâng cao trình độ và nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong công ty Tổ chức các
Hình 2.2 Hình ảnh phương pháp đào tạo trong doanh nghiệp tại Vinamilk