Trong rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ thì đềnTaj Mahal để lại ấn tượng rất lớn trong lòng những người đã ghé thăm hay chỉ tình cờ biếtđến nó.. Không chỉ là một công tr
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HOÁ HỌC
BÀI THU HOẠCH GIỮA KỲ MÔN: VĂN HOÁ KIẾN TRÚC
ĐỀ TÀI:
TAJ MAHAL: KIỆT TÁC KIẾN TRÚC TÔN GIÁO ẤN ĐỘ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Vài nét về đền Taj Mahah 1
2 Lịch sử hình thành và phát triển 2
3 Nghệ thuật kiến trúc của Đền Taj Mahal 3
3.1 Không gian và cảnh quan 3
3.2 Cấu trúc của lăng Taj Mahal 4
4 Giá trị kiến trúc 6
4.1 Những con số đặc biệt 7
4.2 Sự kỳ diệu của đền Taj Mahal trong ngày 7
4.3 Thứ sáu khép mình 8
4.4 Biểu tượng trong đền 8
4.5 Mái vòm và bốn ngọn tháp xung quanh đền Taj Mahal 9
4.6 Vị trí của đền Taj Mahal trong tâm thức của người Ấn 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3MỞ ĐẦU
Ấn Độ là một quốc gia nằm ở phía Nam châu Á có nền văn hóa lâu đời và phát triển rực rỡ vào bậc nhất của thế giới Đây cũng là mảnh đất thu hút nhiều tôn giáo du nhập vào Kiến trúc và điêu khắc là một thành tựu vô cùng lớn trong kho tàng nghệ thuật Ấn Độ Nền văn minh phương Đông nói chung và Ấn Độ nói riêng luôn tự hào về những thành tựu kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ Từ khoảng 3000 năm trước công nguyên, kiến trúc Ấn Độ đã mang đậm nét đặc trưng của một thời kỳ hưng vượng Trong khoảng thời gian này, kiến trúc Ấn
Độ cổ đại đã thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tôn giáo trong từng kiến trúc xây dựng Nó không chỉ có kiến trúc độc đáo mà còn có ý nghĩa tâm linh trong cuộc sống Không khó để nhận thấy, so với kiến trúc của các nền văn minh khác, thì kiến trúc Ấn Độ cổ đại là kiến trúc thể hiện tôn giáo rõ nét Nghệ thuật kiến trúc phát triển với các công trình tiêu biểu như: cung điện, chùa, tháp, trụ đá, Trong rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ thì đền Taj Mahal để lại ấn tượng rất lớn trong lòng những người đã ghé thăm hay chỉ tình cờ biết đến nó Không chỉ là một công trình kiến trúc Hồi giáo vĩ đại được xây dựng hết sức lung linh tráng lệ mà nó còn được xây dựng với ý nghĩa là một món quà tình yêu gửi tặng đến hoàng hậu Mumtaz Mahal- người mà hoàng đế Shah Jahan yêu thương nhất Sự ra đời của ngôi đền bắt đầu bằng một câu chuyện tình mà ai đến cố đô Agra cũng phải nghe và có ấn tượng sâu sắc về nó Vào năm 1983 đền Taj Mahal đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới Chính vì vậy mà nhóm đã chọn đề tài này
NỘI DUNG
1 Vài nét về đền Taj Mahah
Đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ là một công trình kiến trúc kì vĩ và tráng lệ mà bất cứ ai chiêm ngưỡng cũng đều ngất ngây bởi vẻ đẹp của nó
Nổi tiếng là nơi thiêng liêng và kì vĩ, đền thờ Taj Mahal ở Ấn Độ còn được xem là biểu tượng tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal Ngôi đền được xây bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ diễm lệ và thanh khiết của nó Với kiến trúc Ấn Hồi đặc trưng, Taj Mahal lung linh trên bầu trời xanh như một viên ngọc quý làm ngây ngất bất cứ ai có dịp được chiêm ngưỡng
Trang 4(Để tìm hiểu rõ hơn vì sao ngôi đền này được xem là biểu tượng tình yêu bất diệt của hoàng
đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahal và để chiêm ngưỡng những nét độc đáo, đặc trưng trong kiến trúc Ấn Độ xưa, mời cô và các bạn cùng xem clip sau đây.)
2 Lịch sử hình thành và phát triển
Đền thờ Taj Mahal tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ
Nó được vị hoàng đế thứ 5 của đế quốc Mughal là Shah Jahan cho xây dựng năm 1632 để tưởng nhớ và là nơi chôn cất người vợ thứ 3 của mình là Mumtaz Mahal Về sau, Taj Mahal cũng chính là nơi chôn cất hoàng đế Shah Jahan
Lịch sử xây dựng Taj Mahal gắn liền với câu chuyện về tình yêu bất diệt của hoàng đế Shah Jahan (lên ngôi năm 1627) với người vợ yêu quý là hoàng hậu Mumtaz Mahah Bà không may qua đời ở tuổi 39 sau khi sinh người con thứ 14 của họ (1631) Cái chết của hoàng hậu khiến hoàng đế vô cùng đau buồn, hoàng hậu Mumtaz trước khi nhắm mắt đã đề nghị với hoàng đế xây cho mình một lăng mộ để kỉ niệm tình yêu của họ Ngay sau đó, hoàng đế Shah Jahan đã tự mình theo dõi việc xây dựng Taj Mahal trong suốt 22 năm để có được một món quà tặng cho người vợ quá cố Ngôi đền hoàn thành và mang nét đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ
Để xây dựng công trình này, nhà vua đã chưng dụng những người thợ giỏi nhất trong toàn bộ các đế chế từ Trung Á và Iran trong nhiều lĩnh vực cùng với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao
Đền thờ Taj Mahal gồm có cổng chính, nhà thờ, vườn cây, lăng mộ và khu nghỉ Đền được xây dựng trên một khu đất rất rộng và ở giữa là một tòa lâu đài là lăng mộ của hoàng đế Shah Jahan và hoàng hậu Mumtaz Mahah Bốn góc đền là 4 tháp cao 40m, theo đạo Hồi số 4 tượng trưng cho sự bất diệt Xung quanh được chạm khắc tinh xảo bằng đá quý và được trang trí nhiều họa tiết trang nhã mang lại vẻ đẹp tráng lệ vô cùng
Bởi vẻ đẹp tráng lệ và câu chuyện tình yêu bất diệt, đền Taj Mahal được biết đến rộng rãi trên khắp thế giới Ngôi đền này hiện tại là một trong những di sản văn hóa nổi tiếng nhất của Ấn Độ và xứng đáng được xem là một trong những kiệt tác lớn đáng chiêm ngưỡng nhất mọi thời đại
Trang 5Câu chuyện ngoài lề chưa xác thực
Hướng về phía bên kia bờ sông Yamuna thì lại có một câu chuyện truyền miệng thú vị Đó là một Taj Mahal khác đã từng được lên ý tưởng nhưng chưa bao giờ ra đời Chuyện này hiện chưa ai rõ về tính xác thực của nó
Chúng ta vừa nhìn thấy một Taj Mahal màu trắng tráng lệ Những câu chuyện từ xa xưa kể lại rằng hoàng đế Shah Jahan từng muốn xây một Taj Mahal đen ở bên kia bờ sông, đối diện Taj Mahal và hai nơi này sẽ được nối với nhau bằng một cây cầu Taj Mahal đen được cho là nơi sẽ chôn cất Shah Jahan khi ông qua đời Tuy nhiên, công trình này chưa kịp xây dựng thì ông đã bị chính con trai mình là Aurangzeb lật đổ trong cuộc tranh giành ngôi báu sau khi bất đồng với vua cha về chuyện nối ngôi
Câu chuyện về Taj Mahal đen được lữ khách người Pháp Jean Baptiste Tavernier đề cập đến trong những ghi chép của mình Ông đã đến Agra vào năm 1665 Tuy nhiên, nhiều nhà khảo
cổ học hiện đại cho rằng đây là chuyện hoang đường
3 Nghệ thuật kiến trúc của Đền Taj Mahal
3.1 Không gian và cảnh quan
TRÍCH TỪ SÁCH “TRIỆU PHÚ KHU Ổ CHUỘT”, tác giả Vikas Swarup:
“Đó là một công trình kiến trúc trắng bóng nhô lên từ một cái nền hình vuông, giống như một mái vòm đang phình ra, với những ô cửa vòm đỉnh nhọn và các hốc tường Tòa kiến trúc được củng cố ở cả bốn mặt bởi những ngọn tháp trông như những cây giáo Nó lấp lánh trong ánh mặt trời, nổi bật trên nền trời màu ngọc lam như một trăng ngà.”
“Các bạn sẽ nhận thấy nền lăng hình chữ nhật chính là biểu trưng cho các mặt khác nhau mà
từ đó người ta ngắm nhìn một người phụ nữ đẹp Cổng chính giống như tấm mạng phủ trên mặt người phụ nữ, sẽ được vén lên một cách từ từ, thật nhẹ nhàng trong đêm tân hôn Giống như một món đồ trang sức, lăng Taj lấp lánh dưới ánh trăng khi những viên đá bán quý khảm trong đá cẩm thạch trắng ở lăng mộ chính tiếp xúc với ánh trăng Taj có màu hồng nhạt vào buổi sáng, màu trắng sữa vào chiều muộn và màu vàng ánh vào những đêm có trăng Những thay đổi này, như người ta nói, mô tả các tâm trạng khác nhau của người phụ nữ
Trang 6Quần thể kiến trúc này bao gồm 5 hạng mục: Darwaza (cổng chính), Bageecha (không gian vườn), Masjid (nhà thờ Hồi giáo), Naqqar Khana (nhà nghỉ) và Rauza (lăng Taj Mahal) Tất
cả được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m bằng đá cẩm thạch ở Rajasthan, ngọc thạch anh ở Punjab, ngọc bích và pha lê ở Trung Hoa và nhiều loại đá quý khác từ Tây Tạng, Sri Lanka, Afghanistan, Ả rập
Taj Mahal có chiều cao gần 80m, xung quanh là 4 vòm tròn nhỏ và bốn góc là 4 tháp nhọn cao 40m Số 4 trong Hồi giáo mang ý nghĩa rằng biểu trưng cho sự thiêng liêng và bất diệt Bao quanh tòa lâu đài này là những bức tường nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn, được chạm khắc tinh xảo bởi các loại đá quý khác nhau
Toàn bộ quần thể lăng mộ này được thiết kế một cách cân đối hoàn hảo Những yếu tố từ lớn đến nhỏ đều được xây theo cặp, đăng đối qua trục chính Trục này chạy từ cổng chính, qua khu vườn, và kết thúc ở lăng mộ hoàng hậu Thiết kế này cho thấy được sự cân bằng và hài hòa, đồng thời đại diện cho uy quyền của hoàng tộc Phần móng của lăng mộ cũng rất cân đối, năm căn phòng bát giác bên trong được kết nối với nhau Tất cả đều hoàn toàn đồng nhất Tuy nhiên, nổi bật nhất phải kể đến mái vòm khổng lồ dạng củ hành có phần chóp được trang trí hình bông sen Trên đỉnh còn có một chạm đầu mái mạ vàng theo phong cách
Ba Tư và Hindu Sáng và tối cũng được tính toán cẩn thận, thể hiện qua các mái vòm và cổng vòm Bốn ngọn tháp kiểu thánh đường Hồi giáo ở bốn góc mang lại chiều sâu cho công trình và để tạo sự so sánh, khiến cho đền Taj Mahal càng thêm vĩ đại Ngoài ra, những tòa tháp này được xây hơi nghiêng ra bên ngoài để không đổ vào lăng mộ trong trường hợp động đất Điểm duy nhất không cân xứng trong quần thể Taj Mahal là ngôi mộ của Mumtaz Mahal trong phòng chính Tuy được trang trí tuyệt đỉnh nhưng đây chỉ là mộ giả Mộ thật của Hoàng đế và Hoàng hậu được đặt ở một căn phòng bí mật dưới nền đá
3.2 Cấu trúc của lăng Taj Mahal
Taj Mahal - được mệnh danh là viên ngọc sáng giá nhất của Ấn Độ, đồng thời là một trong bảy kỳ quan hùng vĩ được công nhận bởi UNESCO Rabindranath Tagore - nhà thơ người
Ấn đã ví von ngôi đền chẳng khác gì “một giọt nước mắt trên má thời gian” Taj Mahal là tổng thể hài hòa từ nhiều phong cách kiến trúc khác nhau (gồm Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ
Trang 7& Hồi Giáo) Toàn bộ quần thể là một sự cân đối hoàn hảo giữa các công trình bên trong Đi sâu vào bên trong sẽ là những viên cẩm thạch cùng với vô số đá quý khác được chạm khắc tinh xảo Cùng với đó là các họa tiết hình khối và hoa lá bộc lộ lên được tinh thần của Hồi giáo Trong gian phòng chính có một tấm rèm ôm trọn lấy hai ngôi mộ, và tấm rèm này cũng được thiết kế rất khéo léo, cho thấy rằng vị Hoàng đế năm xưa đã tâm huyết hết mình cho ngôi đền này Thậm chí, những đường xoắn ốc cũng được khắc lên ngay dưới phần chân tường - nơi lẽ ra thường không được để ý tới Dưới đây sẽ là những miêu tả chuyên sâu về từng phần cấu tạo thành một Taj Mahal đã, đang và sẽ sống mãi với thời gian
Móng và sàn lăng
Lăng mộ đứng trên một bệ hình vuông Phòng chính là nơi đặt bia kỷ niệm Shah Jahan và Mumtaz (mộ ở dưới một cấp) Nền chủ yếu là hình khối với các cạnh xoi khoảng 55m, mỗi cạnh được thiết kế hoàn toàn đồng nhất ở mọi phía tòa nhà Bốn tháp ở mỗi góc chân cột đối diện với các góc xoi tạo thành khung bao mộ
Điểm nổi bật nhất là sàn nhà được lót bằng đá cẩm thạch chia ô bàn cờ đen và trắng đan xen thể hiện sự đối xứng Dưới tác động của ánh trăng, từ màu trắng nguyên thủy của đá cẩm thạch sẽ được chuyển thành sắc tím nhạt lung linh huyền bí
Vòm
Hòn đá marble trên mộ là điểm đáng chú ý nhất Nó cao bằng với nền tòa nhà khoảng 35m Chiều cao của nó nổi bật nhờ được đặt trên một cấu trúc hình trụ cao khoảng 7m Vì hình dạng của nó vòm từng được gọi là vòm củ hành Đỉnh vòm được trang trí bằng một bông hoa sen với vai trò nhấn mạnh chiều cao Đỉnh cao nhất là một hình chạm mạ vàng theo phong cách pha trộn Ba Tư truyền thống ở các yếu tố Hindu
Hình dạng vòm được nhấn mạnh bởi 4 Chattris (buồng) nhỏ hơn đặt ở bốn góc Chattris vòm tuân theo hình dạng củ hành của vòm chính Đáy hình cột của chúng mở qua mái mộ, và dẫn ánh sáng vào bên trong Chattris cũng có đỉnh là các hình chạm đầu mái mạ vàng Các đường xoắn ốc trang trí (Guldastas) kéo dài từ cách cách đáy Tường, và là điểm nhấn quang học cho chiều cao vòm Motip hoa sen được gặp lại trên cả Chattris và Guldastas Nhờ có
Trang 8chất liệu là đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ mà tùy vào cường độ ánh sáng mặt trời, mỗi một khung giờ, lăng mộ lại có một màu sắc riêng
Hình chạm mái đầu
Đỉnh của mái vòm chính có một chóp nhọn (hay hình chạm) dát vàng Cho tới những năm đầu 1800 đỉnh chóp được làm bằng vàng, ngày nay nó được làm từ đồng Hình chóp chính là bằng chứng rõ ràng cho thấy có sự hòa nhập giữa truyền thống Ba Tư và những yếu tố trang trí Hindu
Trên cùng của hình chóp là một mặt trăng theo mô típ Hồi giáo truyền thống, có hai đầu nhọn hướng lên trời Do vị trí của nó là ở trên đầu máI, hai đầu nhọn của mặt trăng và đỉnh chóp tạo thành một hình đinh ba - gợi lại một biểu tượng truyền thống Hindu là Shiva Những đỉnh tháp đều có dạng củ hành tương tự như nhau Đỉnh tháp trung tâm giống hệt như một chén đựng nước thánh của người Hindu
Tháp
Tại mỗi góc của mặt nền lăng mộ là các ngọn tháp theo kiểu giáo đường Hồi giáo: bốn ngọn tháp lớn cao hơn 40m Một lần nữa các ngọn tháp để thể hiện xu hướng chủ đạo cơ bản của Taj Mahal là sự đối xứng và thiết kế lặp lại Các ngọn tháp được thiết kế với công năng tương tự như các ngọn tháp truyền thống ở giáo đường
Hồi giáo, đó là nơi các Muezzin (thầy tu) kêu gọi những tín đồ sùng đạo cầu nguyện Mỗi ngọn tháp được chia làm 3 phần bằng nhau rõ rệt bởi hai ban công, dùng để rung chuông cho Tháp Trên đỉnh mỗi ngọn tháp là ban công cao nhất với một Chhatri trên cùng, phản chiếu lại những thiết kế trên hầm mộ Chhatri của các ngọn tháp đều có những chi tiết hoàn thiện giống nhau Thiết kế hình hoa sen trên cùng là hình chạm đầu mái
4 Giá trị kiến trúc
Ấn Độ là một quốc gia hội tụ nhiều sắc màu từ văn hóa, tôn giáo, tộc người thêm vào đó là một tiến trình lịch sử dài và xuyên suốt khiến cho Ấn Độ khoác lên một vẻ đẹp vừa màu sắc của văn hóa, diễm lệ của những kiến trúc đồ sộ nguy nga và bí ẩn của sắc màu tôn giáo Những yếu tố trên, đã tác động rất lớn vào hệ sinh thái kiến trúc cảnh quan và nhà ở tại đây
và đền Taj Mahal cũng không ngoại lệ
Trang 9Ngoài vẻ đẹp mang đậm dấu ấn Hồi Giáo thì kiến trúc đền Taj Mahal còn có sự dung hòa của nhiều tôn giáo khác như: Ba Tư, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ Tất cả đều tổng hợp, dung hòa vào nhau tạo nên thời kỳ kiến trúc đỉnh cao – kiến trúc Mogul Taj Mahal còn là nền tảng cho hàng loạt các kiến trúc đỉnh cao về sau ở Ấn Độ Không chỉ dừng lại, là hình mẫu tuyệt vời nhất của thời đại kiến trúc Mogul mà Taj Mahal còn được công nhận là một trong bảy kỳ quan trong thời đại thế giới mới
Những đặc điểm đặc biệt tạo nên giá trị độc đáo của đền Taj Mahal:
4.1 Những con số đặc biệt
Để tạo ra được một kiệt tác mang tầm vóc ảnh hưởng lớn không chỉ trong một quốc gia mà còn vươn ra thế giới, việc xây dựng công trình Taj Mahal trải qua một quá trình dài và tiêu tốn rất nhiều nguyên liệu, sức người và sức của
Đầu tiên, là về chi phí xây dựng đền Theo nhiều nguồn chi phí xây dựng đền Taj Mahal rơi vào khoảng 32 triệu rupee (khoảng 1 tỷ đô vào thời điểm lúc đó) Hiện tại, một tỷ đô đã có giá trị rất lớn nhưng do quá trình lạm phát nếu quay về thời điểm đền được xây xong thì số tiền này có giá trị nhiều lần hơn so với bây giờ
Tiếp theo, sức lao động của người và động vật Để xây dựng đúng theo tiến độ của nhà vua thì đền Taj Mahal đã phải tuyển dụng hơn 20.000 công nhân trải dài khắp châu Á để đóng góp vào công cuộc xây dựng đền, hơn 1000 con voi được sử dụng để vận chuyển nguyên – vật liệu xây dựng
Cuối cùng, nguyên – vật liệu xây dựng Tổng cộng có 28 loại đá quý được sử dụng trang trí tại đền Taj Mahal Ngoài ra, ngọc lam được vận chuyển từ Tây Tạng, ngọc bích đến từ Trung Quốc và đá cẩm thạch trắng loại nặng, vật liệu xây dựng chính, thì được vận chuyển đến từ vùng đất Rajasthan, tây bắc Ấn Độ
4.2 Sự kỳ diệu của đền Taj Mahal trong ngày
Vì được sử dụng đến hơn 28 loại đá quý khiến cho đền Taj Mahal có “hiệu ứng ánh sáng” vô cùng đặc biệt trong ngày do phần lớn sử dụng đá hoa cương trắng nên ban ngày sẽ có màu
Trang 10hồng nhạt, buổi trưa có màu trắng chói, buổi tối sẽ có màu trắng sữa và vàng vào ban đêm khi được ánh trăng chiếu sáng
4.3 Thứ sáu khép mình
Điều đặc biệt ở đền Taj Mahal chính là việc du khách có thể tham quan vào tất cả các ngày trong tuần nhưng ngoại trừ thứ 6 Đây là ngày các tín đồ Muslim thực hiện các nghi thức tín ngưỡng và tôn giáo trong đạo Hồi Như vậy, ngoài chức năng là giá trị thẩm mỹ của Ấn Độ thì đền Taj Mahal còn có chức năng phục vụ nhu cầu về tâm linh, tín ngưỡng cho cộng đồng người Hồi tại đây
Trong các kiến trúc đền, thánh đường Hồi Giáo bao gồm 2 loại: một loại phục vụ việc cầu nguyện hằng ngày được gọi là Masjid, loại thứ hai phục vụ nhu cầu tín ngưỡng và tôn giáo vào trưa thứ sáu hàng tuần còn được gọi là jami Và đền Taj Mahal nằm trong loại số 2, nên khi xét về không gian sẽ rộng hơn để chứa được toàn bộ cộng đồng Muslim trong thành phố Agra
4.4 Biểu tượng trong đền
Khác với những kiến trúc của những quốc gia và tôn giáo khác, thường sử dụng các biểu tượng hay hình tượng chạm khắc của động vật thì trong kiến trúc Hồi Giáo hay tiêu biểu là đền Taj Mahal được xem là cấm kỵ Trong văn hóa Islam, không được sử dụng các hình ảnh động vật và con người để chạm khác bởi vì các tín đồ Islam cho rằng đó là một sự xúc phạm đến vị thần, vị thánh tối cao của họ Cũng như trên, trong Hồi giáo cũng không có tranh thờ
để các tín đồ tiến hành các nghi lễ Họ cho rằng vị thần, vị thành mà họ tôn sùng nằm ở trái tim của mỗi người và cách suy nghĩ về hình ảnh vị thần, vị thánh đó cũng tùy thuộc vào mỗi
cá nhân khác nhau
Hình ảnh động vật và con người được gọi là “ngẫu tượng” Ngẫu tượng bị nghiêm cấm sử dụng trong việc chạm khắc ở các ngôi đền, thánh của tín đồ Hồi Giáo Vì vậy, hình ảnh hay biểu về thánh không được cụ thể hóa, mà chỉ hiện hữu khác nhau trong tâm thức và niềm tin của mỗi tín đồ
Ngoài ra, sử dụng họa tiết thực vật thì đền Taj Mahal còn được trang trí chữ thư pháp Arab,
là hình thức cơ bản nhưng được đánh giá cao nhất trong nghệ thuật Islam giáo Nét chữ thư