1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thu hoạch lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc quan hệ dân tộc và tôn giáo ở việt nam hiện nay

11 37 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

MỞ ĐẦU

Vấn đề dân tộc là những nội dung quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đốivới các quốc gia trên thế giới và Việt Nam Giải quyết những vấn đề có liênquan đến dân tộc ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị, trật tựan toàn xã hội của đất nước và uy tín, vị thế quốc gia trên trường quốc tế.Việc nhận thức đúng đắn, linh hoạt vấn đề dân tộc cũng như thực hiện đúngchính sách dân tộc là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng vàNhà nước ta Điều này chẳng những góp phần xây dựng, củng cố khối đạiđoàn kết các dân tộc vững mạnh mà còn nâng cao sức mạnh quốc phòng, anninh của đất nước.

Tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội lần thứ XII của Đảng cộng

sản Việt Nam đã khẳng định: “Đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dàitrong sự nghiệp cách mạng nước ta” Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam

bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng, bảo vệtổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở kiến thức được trang bị của môn học Lý luận dân tộc và quan hệdân tộc ở Việt Nam trong chương trình hoàn thiện kiến thức để cấp bằng Caocấp lý luận chính trị, em xin được thực hiện bài thu hoạch với nội dung

“Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở việt nam hiện nay” Đây là một chủ đề lớn,

đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu, nên trong phạm vi bài thu hoạch củamình, em chỉ xin được khái quát, tổng hợp nhằm củng cố kiến thức, nâng caotrình độ lý luận chính trị về vấn đề dân tộc, quan điểm, chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay.

Trang 2

NỘI DUNG

I ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, TÌNH HÌNH DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM1 Đặc điểm cơ bản

Về khái niệm “dân tộc” đến nay vẫn còn tồn tại những ý kiến khác nhau.

Theo nghĩa rộng, dân tộc là quốc gia - dân tộc, chỉ một cộng đồng người ổnđịnh làm thành dân một nước, có lãnh thổ quốc gia, quốc ngữ chung và nềnkinh tế, văn hóa thống nhất gắn bó với nhau bởi các lợi ích chính trị, kinh tế,văn hóa Theo nghĩa hẹp, dân tộc là tộc người, chỉ một cộng đồng người cómối liên hệ chặt chẽ, bền vững, phương thức sinh hoạt kinh tế chung, văn hóavà ngôn ngữ riêng, xuất hiện sau bộ tộc Với nghĩa hẹp, dân tộc - tộc người sẽlà một bộ phận của dân tộc - quốc gia.

Nghiên cứu vấn đề dân tộc, thực chất là nghiên cứu và giải quyết mốiquan hệ giữa các dân tộc (quốc gia) với nhau, các dân tộc (tộc người) với nhauvà mối quan hệ giữa dân tộc - quốc gia và tộc người Bài viết này đề cập đếnquan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội Đảng lần thứ XII) về vấn đềdân tộc (tộc người) trong giai đoạn cách mạng hiện nay Trên thực tế hiện nay,ở những quốc gia đa dân tộc (tộc người) luôn có sự phát triển không đồng đều,chênh lệch về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các tộc người Do đó, muốn pháttriển ổn định và bền vững, các quốc gia đa dân tộc phải quan tâm đến chínhsách dân tộc.

2 Tình hình dân tộc tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (trong đó 53 dân tộcthiểu số chiếm khoảng 14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùngsâu vùng xa, vùng biên giới) cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổViệt Nam, đã sớm hình thành các đặc điểm cơ bản như sau:

1- Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp.Ngay từ thuở khai sinh, các dân tộc phải cố kết, chung sức, chung lòng chốngchọi với thiên nhiên, bão lũ; tinh thần đoàn kết càng được phát huy hơn tronglịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giải phóng dân tộc Trong sự nghiệp

Trang 3

cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thốngđoàn kết, thống nhất dân tộc không ngừng được củng cố và phát triển, tạo nênsức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến thắng thù trong, giặc ngoàiđem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

2- Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hộikhông đồng đều, nhưng không có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hộiriêng Hình thái cư trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệđoàn kết, thống nhất của cộng đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia.Những năm gần đây, gắn liền với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tínhchất đan xen đó càng tăng lên Hiện nay, ở miền núi hầu như không có tỉnh,huyện nào chỉ có một cồng đồng hai dân tộc sinh sống, như: Lai Châu, LàoCai, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, LâmĐồng… Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dântộc, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền dân tộc khôngđồng đều Một số dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế -xã hội còn gặp khó khăn, như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu…

3- Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Namđa dạng, phong phú, thống nhất Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâmlý, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc tháivăn hóa riêng của từng dân tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng vàthống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam.

4- Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệtquan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vàbảo vệ bền vững môi trường sinh thái Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biêngiới phía Bắc, Tây và Tây Nam, có nhiều cửa ngõ thông thương giữa nước tavới các nước trong khu vực và trên thế giới Đây là địa bàn có nguồn tàinguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phòng hộ, rừng đặc dụng phục vụcho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Trang 4

Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang tính chiến lược,cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

5- Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tìnhtrạng du canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp Kết cấu hạ tầng(điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cáchmạng vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.

6- Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so vớibình quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độphát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng;chất lượng, hiệu quả về giáo dục đào tạo còn thấp, công tác chăm sóc sức khỏecho đồng bào dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trongvăn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mêtín dị đoan có xu hướng phát triển.

7- Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núicòn yếu, tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp Năng lực, trình độ cánbộ xã, phường còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp,vẫn còn thôn bản chưa có đảng viên Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặttrận và đoàn thể ở nhiều nơi chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.

8- Các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng những khó khăn về đờisống, trình độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, cácngành trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kíchđộng tư tưởng ly khai, tự trị, phá hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất củacộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây mất ổn định chính trị, nhất là trên cácđịa bàn chiến lược, trọng điểm.

II VẤN ĐỀ DÂN TỘC QUA CÁC VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẢNGLẦN THỨ XII

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (tháng 01/2016), trên cơ

sở tổng kết thực tiễn 30 năm đổi mới, Đại hội XII khẳng định: “Đoàn kết cácdân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta” Các

Trang 5

dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡnhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1 Đoàn kết các dân tộc luôn là một bộ phận quan trọng trong đạiđoàn kết toàn dân tộc.

Về mặt khái niệm, đại đoàn kết toàn dân tộc được hiểu là đoàn kết mọitầng lớp nhân dân, giai cấp, dân tộc, tôn giáo…, bao gồm cả bộ phận định cư

ở nước ngoài Đoàn kết các dân tộc là đoàn kết các thành phần dân tộc trong

quốc gia đa dân tộc Việt Nam Mục tiêu của đoàn kết các dân tộc trong giaiđoạn mới là nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các dân tộc, thực hiệnthắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảovệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xãhội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đại hội XII khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiếnlược của cách mạng Việt Nam, là động lực, nguồn lực to lớn trong xây dựng vàbảo vệ tổ quốc”.

Đại hội XII cũng khẳng định, muốn xây dựng được khối đại đoàn kếttoàn dân tộc, phải: “Phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sángtạo của nhân dân để xây dựng và bảo vệ tổ quốc; lấy mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu,nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tôn trọngnhững điểm khác biệt không trái với lợi ích của quốc gia - dân tộc; đề cao tinhthần dân tộc, truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, khoan dung để tập hợp,đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, tăng cường quan hệ mậtthiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoànkết dân tộc”.

Đại hội XII nêu yêu cầu: “Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, đảmbảo các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệgiữa các dân tộc giúp cùng nhau phát triển, tạo chuyển biến rõ rệt trong phát

Trang 6

triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng có đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là cácvùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, Tây duyên hải miền Trung”.

So với Đại hội XI, điểm mới của Đại hội XII là: “phát huy mạnh mẽmọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân”; “tôn trọng nhữngđiểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc”.

Để thực hiện được phương châm trên, Văn kiện Đại hội XII đã kế thừanhững nhiệm vụ, giải pháp của Đại hội XI, có bổ sung một số nhiệm vụ, giảipháp mới Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc Hoàn thiện và thựchiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trongviệc quyết định những vấn đề lớn của đất nước Khắc phục những hạn chế,bảo đảm tác dụng, hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hộicủa Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Đại đoàn kết toàn dântộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viêntrong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo đảmmỗi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của công cuộc đổi mới.Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc Các cấp uỷ đảng và chính quyền phải thường xuyên đốithoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến, giải quyết các khó khăn, vướng mắcvà yêu cầu chính đáng của nhân dân; tin dân, tôn trọng, lắng nghe những ýkiến khác; có hình thức, cơ chế, biện pháp cụ thể, thích hợp để nhân dân bàytỏ chính kiến, nguyện vọng và thực hiện quyền làm chủ của mình thông quaMặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; trân trọng, tôn vinh những đónggóp, cống hiến của nhân dân.

2 Giải quyết vấn đề dân tộc về thực chất là giải quyết các mối quanhệ dân tộc, suy cho đến cùng là quan hệ lợi ích giữa các dân tộc.

Các dân tộc tại Việt Nam cùng chung sống đan xen trên một lãnh thổquốc gia thống nhất Tính chất cư trú đó đã tạo điều kiện thuận lợi để các dân

Trang 7

tộc tăng cường hiểu biết, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau cùng pháttriển Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống đoàn kết các dân tộc ngàycàng được củng cố và phát triển, trở thành nhân tố quyết định mọi thắng lợicủa cách mạng Việt Nam.

Về văn hóa, mỗi một dân tộc có một bản sắc riêng (ngôn ngữ, phongtục, tập quán, trang phục…), góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóaViệt Nam thống nhất Bản sắc văn hóa của các dân tộc đều được chú trọngbảo tồn và phát triển trong quá trình giao lưu, hội nhập chung của cả nước Vềlãnh thổ cư trú, đa số các dân tộc thiểu số ở nước ta sống chủ yếu ở miền núi,vùng sâu, vùng xa và có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinhtế, quốc phòng Do đó, họ cũng tích cực tham gia vào việc bảo vệ lợi ích kinhtế và chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

Về kinh tế - xã hội, các dân tộc có trình độ phát triển không đồng đều.Một số dân tộc ở đồng bằng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội tương đốicao, nhưng còn nhiều dân tộc ở khu vực vùng sâu và núi cao vẫn còn trongtình trạng lạc hậu, chậm phát triển, mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậmphát triển hơn so với dân tộc đa số Một số dân tộc vẫn còn sống tự cung tựcấp, du canh du cư Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạngkhông đồng đều về kinh tế - xã hội, chủ yếu là điều kiện địa lý, tự nhiên khắcnghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc và do lịch sử để lại Nhữngchênh lệch đó đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc thực hiện chính sáchđoàn kết giữa các dân tộc.

Trong suốt quá trình cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luônquan tâm đến việc giải quyết hài hòa các quan hệ dân tộc, xây dựng cácnguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc Trong các văn kiện Đại hội Đảngtừ lần thứ II đến lần thứ V đều nhấn mạnh: đoàn kết, bình đẳng giữa các dântộc Từ Đại hội VI trở đi, các nguyên tắc này đã được xác định là đoàn kết,bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau Và đến Đại hội XI là: “Các dân tộc trong đại giađình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, thương yêu, tôn trọng và giúp nhau cùng

Trang 8

tiến bộ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xâydựng và bảo vệ tổ quốc vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và vănminh” Đại hội XII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế,chính sách, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyếtquan hệ hài hòa giữa các dân tộc, giúp nhau cùng phát triển ” Việc thực hiệnnguyên tắc cơ bản của các dân tộc, chính là giải quyết đúng đắn mối quan hệgiữa các dân tộc.

3 Bình đẳng giữa các dân tộc là nguyên tắc cơ bản của chính sáchdân tộc.

Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển caohay thấp đều ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạtđộng của đời sống xã hội Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được bảo đảmbằng pháp luật Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là về chính trị,chống mọi biểu hiện chia rẽ kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan,tự ti dân tộc… Quyền bình đẳng về kinh tế đảm bảo sự bình đẳng trong quanhệ lợi ích giữa các dân tộc Nhà nước có trách nhiệm giúp các dân tộc có kinhtế chậm phát triển để cùng đạt trình độ phát triển chung với các dân tộc khác.Bình đẳng về văn hóa, xã hội đảm bảo cho việc giữ gìn và phát huy bản sắcvăn hóa của các dân tộc, làm phong phú, đa dạng nền văn hóa Việt Nam Dophần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp,nên bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, cần tạo điều kiện thuận lợi để cho họ có cơ hội phát triểnbình đẳng với các dân tộc khác

Đại hội XII khẳng định: “Trong xây dựng và thực hiện các chính sáchphát triển kinh tế - xã hội, quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếuthế trong xã hội, đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa,khắc phục xu hướng gia tăng phân hóa giàu nghèo, bảo đảm sự ổn định vàphát triển bền vững” Như vậy, để thực hiện bình đẳng dân tộc thì phải tiến tớitừng bước xóa bỏ khoảng cách giữa các dân tộc, mang lại ấm no hạnh phúc

Trang 9

cho nhân dân Đẩy mạnh công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sốngcủa đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu,vùng xa Giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như: tình trạng thiếu lươngthực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, dụng cụsinh hoạt tối thiểu

4 Nguyên tắc đoàn kết các dân tộc.

Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhànước ta Nguyên tắc này xuất phát từ truyền thống lịch sử đấu tranh dựngnước và giữ nước của các dân tộc Việt Nam Truyền thống đoàn kết được gìngiữ và phát triển trong suốt tiến trình hàng ngàn năm lịch sử, gắn kết các dântộc chung sức xây dựng tổ quốc Việt Nam thống nhất Mẫu số chung để quytụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc chính là nền độc lập, thống nhấtcủa tổ quốc, hạnh phúc, tự do của nhân dân cần phải được xây dựng Đại hộiXII xác định về chính trị: “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòabình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ,công bằng, văn minh làm điểm tương đồng” để gắn bó đồng bào các dân tộc,các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cưở nước ngoài Về kinh tế, là sự phát triển hài hòa các lợi ích (cá nhân, tập thể,cộng đồng, xã hội ) vì sự phát triển chung của đất nước Về tư tưởng, là chủnghĩa yêu nước chân chính của mọi tầng lớp nhân dân Về văn hóa, tínngưỡng tâm linh là sự hướng thiện, tôn trọng những giá trị văn hóa đạo đức,giữ gìn, phát huy truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh, nhớ ơn đối vớinhững người có công với tổ quốc, dân tộc, cộng đồng, tôn trọng tự do tínngưỡng và không tín ngưỡng Đoàn kết dân tộc được quán triệt xuyên suốttrong các giai đoạn cách mạng Việt Nam Ngày nay, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết tốt đẹp, cùng nhauxây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh và tiến bộ.

5 Nguyên tắc tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Trang 10

Do lịch sử để lại, hiện nay giữa các dân tộc ở nước ta vẫn còn tình trạngphát triển không đều Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển là tất yếukhách quan trong một quốc gia đa dân tộc Đảng và Nhà nước ta đã coi đây lànguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xãhội Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn có trách nhiệmgiúp đỡ các dân tộc khó khăn hơn Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉgiúp đỡ một chiều, mà ngược lại, chính sự phát triển của dân tộc này là điềukiện để cho dân tộc khác càng phát triển Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùngphát triển thể hiện trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để không ngừng nâng cao đời sống vật chất vàtinh thần của đồng bào các dân tộc, nhằm thực hiện đầy đủ quyền bình đẳngvà củng cố khối đoàn kết dân tộc.

Ngày đăng: 14/12/2022, 10:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w